câu hỏi phỏng vấn thường gặp

55 880 1
câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tuyển tập tất tần tật câu hỏi trong phỏng vấn và cách trả lời hiệu quả,thiện cảm với người tuyển dụng

NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CƠ BẢN 1 Câu 1: "Anh/chị hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình" Đây là cơ hội để bạn thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình, hãy nắm bắt nó bằng cách Mẫu câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng, súc tích và có thứ tự. Bởi vì đây không phải là một câu hỏi đúng sai nên điều quan trọng là bạn cần tỏ ra thân thiện Mẫu câu trả lời ngắn: " Tôi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành Kỹ sư điện. Sở thích của tôi là chơi bóng đá, đọc sách và leo núi" " Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và theo học chuyên ngành kế toán. Tôi đã có kinh nghiệm làm việc ở 1 công ty kiểm toán trong vòng 2 năm. Tôi thích đạp xe đạp và đi bộ". " Tôi là một người khá dễ tính, có thể nhanh chóng hòa đồng và làm việc chung với những người mới gặp. Tôi thích gặp gỡ với nhiều người và luôn có mong muốn được thử thách bản thân để phát triển hơn trong những gì mà tôi làm". Tôi là một người làm việc chăm chỉ và thích đương đầu với những thử thách mới. Tôi thích nuôi thú cưng, và khi rảnh rỗi, tôi thường thư giãn và đọc báo". " Tôi luôn thích cân bằng mọi thứ. Khi tôi làm việc, tôi sẽ làm việc thật sự chăm chỉ. Còn khi rời khỏi công việc, tôi thích tham gia các hoạt động mang tính cá nhân như chơi golf hay đi câu cá." Mẫu câu trả lời dài: "Tôi tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, chuyên ngành Văn học. 4 năm trong trường thật sự là khoảng thời gian tuyệt vời, vì tôi được học bằng tất cả niềm đam mê của mình. Sau đó, tôi bắt đầu công việc là một người biên tập nội dung web ở YouthNet. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã làm việc ở đó được gần 3 năm Cho dù điểm mạnh của tôi là viết lách, nhưng tôi cũng rất thích được làm việc với những con số. Tôi nghĩ việc giải quyết những câu đố hay những vấn đề có tính logic thực sự rất thú vị. Ngoài công việc, sở thích của tôi là đi bộ, đọc sách và xem phim". Hãy nhớ đây không phải câu hỏi đúng sai, nên điều quan trong nhất mà bạn cần phải làm là cố gắng truyền tải tốt nhất được những gì bạn muốn nói tới người tuyển dụng. Từ ví dụ 1 trên cho thấy, những câu Mẫu câu trả lời ngắn chỉ thể hiện được rất ít về người trả lời. Trong khi đó câu Mẫu câu trả lời dài với những thông tin từ việc bạn học ở đâu, làm việc ở đâu, và sau cùng là sở thích cá nhân được đưa ra một cách trôi chảy, rõ ràng là tốt hơn rất nhiều. Nó đã cho phép người tuyển dụng có một cái nhìn thông suốt hơn về con người bạn Câu 2: "Điểm mạnh của anh/chị là gì?" Đây là một câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Họ muốn biết bạn nghĩ gì về bản thân mình. Cho dù đây là một câu hỏi chung chung, nhưng câu trả lời cũng có thể chia làm 2 dạng đúng và sai. Câu trả lời sai là một câu trả lời chung chung, kiểu như bạn là một người thân thiện và làm việc có tổ chức. Cho dù nó không ảnh hưởng quá lớn tới bạn trong suốt cuộc phỏng vấn, nhưng nó cũng không giúp bạn thể hiện được gì. Để trả lời câu hỏi này, bạn phải dựa trên tính chất công việc bạn ứng tuyển. Mẫu câu trả lời ngắn: " Tôi tin rằng điểm mạnh nhất của tôi là khả năng chú ý đến các tiểu tiết. Điều này đã giúp tôi rất nhiều trong công việc của mình". " Tôi là một người mạnh trong làm việc nhóm. Tôi có khả năng duy trì đội nhóm và tạo ra một môi trường làm việc nhóm có hiệu suất cao." "Sau một vài năm đi làm, tôi nhận ra điểm mạnh của mình là có thể hoàn thành được một lượng lớn công việc chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi luôn hoàn thành mọi thứ đúng tiến độ và quản lí của tôi đánh giá rất cao điều ấy". " Điểm mạnh nhất của tôi là lĩnh vực dịch vu chăm sóc khác hang. Tôi có khả năng lắng nghe, chú ý đến nhu cầu của khách hàng và tôi luôn đảm bảo rằng họ sẽ hài lòng nhất có thể" Mẫu câu trả lời dài Giả sử bạn đang được phỏng vấn cho vị trí quản lý. Bạn nên lưu ý đến các đặc điểm quan trọng đối với một nhà quản lý. " Các điểm mạnh của tôi là khả năng lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và làm việc nhóm với mọi người. Tôi tự đánh giá mình làm rất tốt việc lên chi tiết các bước trong kế hoạch. Ngay khi ở trường Đại học, tôi dành nhiều thời gian để sắp xếp thời gian biểu trong tuần và 2 lên kế hoạch để tham gia được tất cả các lớp và vượt qua các bài kiểm tra. Việc triển khai các kế hoạch cũng không có gì khó đối với tôi. Tôi tin đó là do việc chuẩn bị được kế hoạch phù hợp ngay từ đầu. Tôi cũng làm việc với mọi người rất tốt, bằng cách khai thác điểm mạnh của từng cá nhân để đội nhóm để đạt được những kết quả tốt nhất. Tôi tự nhận xét mình là một người khá dễ tính, và nhiều đồng nghiệp cũng nhận xét rằng tôi khá hòa đồng" Nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí kế toán, bạn nên đề cập đến điểm mạnh của một kế toán nên có và khẳng định đó cũng chính là những ưu điểm của bạn. " Tôi là một người rất cầu toàn, luôn chú ý đến các tiểu tiết, có khả năng sắp xếp thời gian và thích sự trung thực. Tôi là người quản lý thời gian rất chi tiết. Và vì bản chất tôi là một con người cầu toàn, vì thế đôi lúc tôi dành quá nhiều thời gian cho một công việc hơn những người khác. Sau đó tôi học được kỹ năng quản lý thời gian, và tôi nhận ra rằng công việc và hiệu quả làm việc tăng lên đáng kể. Tôi có những kế hoạch tốt hơn và hoàn thành công việc với chất lượng tốt hơn trong cùng một thời gian như trước. Cuối cùng, tôi là một người vô cùng trung thực. Có một câu chuyện nhỏ thời đại học, khi tôi đang làm công việc thu đổi ngoại tệ, một người phụ nữ đã đưa nhầm cho tôi 1 tờ 20 đôla để trả cho khoản phí lẽ ra chỉ có 3 đôla. Cô ấy gần như đã lái xe đi khỏi, nhưng tôi đã ngăn cô ấy lại và trả cho cô ấy số tiền thừa. Người bạn làm cùng nói tôi nên coi số tiền thừa ấy như một phần hoa hồng, nhưng tôi biết rằng những gì tôi làm là trung thực và đúng đắn. Bạn có thể lừa được người khác chứ không thể lừa dối chính bản thân mình. Đó là những gì mà tôi tin tưởng" Ví dụ thứ 2 có vẻ hơi dài dòng, nhưng sự nhiệt thành từ ví dụ này sinh động hơn bất kì một từ ngữ hoa mỹ nào. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng khẳng định rằng họ trung thực, nhưng với một ví dụ, điều ấy đáng tin hơn rất nhiều. Câu 3: Điểm yếu của anh/chị là gì? Với câu hỏi này, bạn nên trình bày điểm yếu của bản thân mà người nghe có thể hiểu thành điểm mạnh. Có rất nhiều cách trả lời hiệu quả cho câu hỏi như thế này. Có những câu trả lời sẽ phù hợp cho một loại công việc nhất định, nhưng sẽ lại là một câu trả lời tồi cho một công việc nào đó khác. Vì thế hãy lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là một vài ví dụ Mẫu câu trả lời ngắn: 3 "Điều này nói ra có vẻ khá xấu hổ, nhưng khi còn là sinh viên, tôi cảm thấy mình mắc phải tính chần chừ rất lớn. Rất may là tôi nhận ra vấn đề này của mình và giải quyết nó bằng cách luôn cố gắng hoàn thành công việc trước thời hạn được giao" "Tôi cảm thấy điểm yếu của mình là chưa thực sự chú tâm tới các tiểu tiết. Tôi luôn muốn hoàn thành cách nhiều việc càng tốt. Nhưng tôi đã nhận ra rằng điều này có thể sẽ gây hại tới kết quả, nên hiện giờ, tôi đang tìm mọi cách để cân bằng giữa chất lượng và số lượng công việc" " Tôi cảm thấy rằng khả năng Tiếng anh của tôi là một điểm yếu. Nhưng tôi biết đó chỉ là vấn đề tạm thời. Tôi đang rất cô gắng học tiếng anh thật chăm chỉ để có thể giao tiếp hiệu quả hơn" " Điểm yếu lớn nhất của tôi là luôn muốn cố gắng hoàn thành công việc, tự giải quyết vấn đề của mình mà không cần phải nhờ vả đến sự giúp đỡ từ bất cứ người nào. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu việc nhờ đồng nghiệp giúp một tay sẽ giúp tôi tiết kiệm nhiều thời gian hơn và có thêm kinh nghiệm từ người đi trước. Do vậy, tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc theo tính cách của mình, nhưng cũng sẽ sẵn sàng nhờ ai đó giúp đỡ vào đúng thời điểm" Mẫu câu trả lời dài "Tôi nghĩ điểm yếu lớn nhất của tôi là tính thiếu kiên nhẫn. Bất cứ khi nào tôi làm việc trong một đội và một thành viên trong nhóm không hành động đáp ứng được kì vọng của mình, tôi có thể trở nên thiếu kiên nhẫn và rất khó tính. Tôi hiểu rằng họ đang làm việc rất chăm chỉ và phần việc cũng khá là khó, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những người không hoàn thành công việc chỉ vì thiếu năng lực hay lười biếng. Có những lúc tôi sẽ trở thành người khó chịu và hay phàn nàn, nhưng tôi cũng nhận ra rằng mình hoàn toàn có thể giúp đỡ họ bằng cách hướng dẫn một số người và động viên những người lười biếng bằng cách nhắc nhở họ về hạn cuối của công việc. Tôi biết việc thiếu kiên nhẫn là không tốt, nhưng thật sự tôi là người như vậy và vẫn sẽ như vậy" "Tôi là người quá chú trọng vào tiểu tiết và không muốn bỏ qua bất cứ thứ gì. Tôi muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Điều này có vẻ vô cùng tồi tệ vì nó làm chậm tốc độ công việc của tôi. Ban đầu, tôi cố gắng làm việc nhanh để bù đắp lại, nhưng điều đó chỉ khiến tôi trở nên thiếu thận trọng hơn. Do đó, tôi quyết định chú trọng vào những việc được ưu tiên và được lên kế hoạch sẵn. Nhờ vậy, tôi mong rằng tôi có thể đưa ra quyết định đúng đắn về những gì cần làm và những gì cần phải loại bỏ" Cả hai ví dụ trên là những câu trả lời có thể chấp nhận được. Tuy việc thiếu kiên nhẫn không hề tốt, nhưng nó cho thấy bạn là một người có thể học hỏi nhanh nhạy và bạn thích sự hiệu quả. Câu trả lời thứ hai cho thấy một con người chú trọng tới các chi tiết nhỏ và 4 đó là một đức tính tốt. Tóm lại, cả hai câu trả lời đều đã trình bày được khuyết điểm và hành động cần thiết của ứng viên nhằm sửa chữa các khuyết điểm đó. Câu 4: " Mục tiêu ngắn hạn của anh/chị là gì?" Câu hỏi này cơ bản dựa trên vị trị của bạn trong nghề nghiệp hiện nay của bạn. Một người với 5 năm kinh nghiệm sẽ có những mục tiêu ngắn hạn khác với người không có chút kinh nghiệm nào. Dưới đây là một số ví dụ cho cả 2 tình huống này Mẫu câu trả lời ngắn "Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm kiếm một vị trí công việc mà tôi có thể sử dụng kiến thức và điểm mạnh của chính mình. Tôi muốn cùng góp mình vào sự phát triển và thành công của công ty mà tôi sẽ làm việc" "Tôi đã học được các kiến thức và kỹ năng marketing cơ bản trong suốt hai năm đầu đi làm. Tôi muốn tiến thêm bước nữa bằng cách thực hiện các dự án mang nhiều tính thử thách hơn. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành một chuyên gia phân tích marketing" "Với vị trí giám đốc tổ chức chương trình, việc hiểu được các phần khác nhau của dự án là vô cùng quan trọng. Mặc dù tôi có khả năng về mặt kĩ thuật, nhưng tôi vẫn muốn học hỏi thêm về các ứng dụng phần mềm khác mà có thể giúp ích cho hiệu quả công việc sau này" "Mục tiêu của tôi luôn là được làm việc ở một vị trí cấp cao. Nhưng mục tiêu ngắn hạn mà tôi đặt ra cho bản thân mình là hoàn thành một khóa huấn luyện nâng cao hiệu suất công việc" Mẫu câu trả lời dài "Mục tiêu ngắn hạn của tôi là học hỏi tất cả mọi thứ có thể về marketing. Tôi muốn tìm một vị trí mà ở đó, tôi có thể đóng góp những gì tôi đã học được và có thể thu về các trải nghiệm thực tế. Tôi tin rằng, 2 năm tiếp theo này sẽ vô cùng quan trọng với tôi và mục tiêu ngay lúc này của tôi là học hỏi và trở nên chuyên nghiệp trong bất cứ khía cạnh nào của lĩnh vực marketing" "Mục tiêu ngắn hạn của tôi là được nhận vào vị trí quản lý. 5 năm cuối khi làm công việc trước, tôi đã tập trung học hỏi và trau dồi tất cả các kĩ năng để có thể đảm nhận vị trí đó một 5 cách tốt nhất. Gần đây, tôi có trách nhiệm hơn rất nhiều khi tham gia quản lý, vì tôi thực sự mong muốn được trở thành một giám đốc bán hàng. Tôi rất hào hứng với những nhiệm vụ cuối cùng mà tôi đã hoàn thành, vì khi đó tôi đã được quản lý một nhóm nhỏ nhân viên, làm việc cùng với các nhà bán lẻ cũng như các đồng sự đồng cấp. Vì vậy, tôi mong muốn được nhận vị trí quản lý trong vòng 1 hoặc 2 năm tới; và để đạt được điều đó, tôi vẫn đang tận tâm tình nguyện làm thêm các công việc khác để có thêm nhiều kinh nghiệm hơn" Ví dụ đầu tiên là một người vừa mới rời khỏi giảng đường đại học. Việc học hỏi là mục tiêu ngắn hạn vì nó cho thấy bạn đang cố gắng hết mình trong công việc. Ví dụ thứ hai chi tiết hơn vì người này có vài năm kinh nghiệm. Bất cứ ai có thể nói rằng họ muốn vị trí quản lý, nhưng ứng viên này đang bước một bước xa hơn bằng cách đưa ra bằng chứng về bước tiến anh ta đang cố gắng đạt được để vươn tới mục tiêu ngắn hạn của mình. Do vậy, câu trả lời này sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng Câu 5: Mục tiêu dài hạn của anh/chị là gì? Câu hỏi này đưa ra nhằm xác định người đang tham gia phỏng vấn có thực sự coi trọng vấn đề nghề nghiệp của anh/chị ta hay không. Một số người có thể đưa ra câu trả lời rằng họ không đặt ra mục tiêu dài hạn cho mình, một số người khác lại nói họ muốn trở nên giàu có hoặc được nghỉ hưu sớm. Những cách trả lời đó đều không đánh trúng vào mục đích của câu hỏi. Bạn cần đưa ra một câu trả lời đầy hoài bão để có thể thể hiện được rằng bạn thực sự là một người rất yêu và có niềm đam mê nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng tài ba sẽ nhanh chóng tìm ra đâu là người sẽ làm việc chăm chỉ và đâu là người chỉ gắn bó ở mức duy trì công việc. Mô tả về mục tiêu lớn mà bạn đề đã đặt ra cho mình là những điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe từ bạn. Mẫu câu trả lời ngắn: " Tôi muốn trở thành một giám đốc hoặc cao hơn thế. Nghe có vẻ hơi tham vọng, nhưng tôi biết rằng mình thông minh và làm việc chăm chỉ" "Sau một số thành công mà tôi đã đạt được trong nghề nghiệp của mình, tôi muốn viết một cuốn sách về làm việc hiệu quả trong văn phòng. Tôi nghĩ rằng làm việc một cách thông minh là một kỹ năng vô cùng quan trọng và tôi có khá nhiều ý tưởng về vấn đề này. Vì vậy, sau khi tự tích cóp được kha khá kinh nghiệm làm việc, tôi đang cố gắng để có thể hoàn thành cuốn sách của mình." "Tôi muốn trở thành một nhân viên tài năng của công ty. Tôi muốn làm nên một sự khác biệt 6 và tôi sẽ làm việc thật chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Tôi không muốn một nghề nghiệp thông thường, tôi muốn một công việc đặc biệt có thể khiến tôi cảm thấy tự hào." Mẫu câu trả lời dài "Mục tiêu dài hạn của tôi là trở thành cố đông lớn của một công ty cổ phần. Tôi hiểu rằng để đạt được mục tiêu đó thì cần phải có một nỗ lực rất lớn, và tôi cũng biết rằng rất nhiều người đã không thể làm được điều đó. Nhưng những khó khăn ấy không thể khiến tôi ngừng làm việc chăm chỉ, ngừng học tập và ngừng việc từng bước xây dựng một công ty nơi mà tôi sẽ trở thành một cổ đông lớn. Tôi biết chẳng có gì đảm bảo cả nhưng đó là ước mơ của tôi và tôi sẽ làm việc hết mình vì ước mơ đó." Ví dụ này cho thấy đây là một ứng viên với một ước mơ lớn. Những người như thế thường xác định rõ ràng khó khăn của mục tiêu và đưa ra từng bứớc để có thể vươn tới mục tiêu đó. Các ứng viên như này sẽ không nản lòng và bỏ cuộc vào những thời điểm khó khăn. Đó thực sự là một câu Mẫu câu trả lời ngắn nhưng đạt được hiệu quả cao, gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng Câu 6: "Anh/chị muốn làm gì sau năm năm nữa ?" hay "Anh/chị nghĩ mình sẽ đứng ở vị trí nào trong 5 năm tới?" Đây là một câu hỏi tương tự với câu hỏi ngắn hạn, nhưng bạn nên trả lời nó khác đi một chút. Mẫu câu trả lời ngắn "Sau 5 năm, tôi muốn mình sẽ trở thành một nhân viên xuất sắc của công ty, trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình theo đuổi và bắt đầu rèn luyện về mọi mặt để có thể trở thành quản lý" "Trong 5 năm, tôi muốn trở thành nhà phân tích cấp cao. Mặc dù không phải ai cũng có thể đạt được đến trình độ ấy nhưng tôi tin rằng tôi có thể chạm tới mục tiêu của mình bằng cách làm việc chăm chỉ" "Mặc dù tôi thực sự muốn trở thành một kỹ sư cơ khí, nhưng cuối cùng tôi sẽ trở thành một người quản lý. Tôi muốn tiếp tục trau dồi kinh nghiệm và sau đó học hỏi ở nhiều lĩnh vực khác, tôi có thể chắc rằng mình sẽ là một nhà quản lý tốt" Mẫu câu trả lời dài 7 "5 năm tới đây, tôi muốn mình có thể lên được vị trí quản lý. Tôi sẽ học hỏi và trau dồi thật nhiều kinh nghiệm trong thời gian đó, để có thể thực hiện mong muốn trở thành một nhà quản trị marketing. Tôi biết có rất nhiều điều cần phải học, nhưng tôi sẽ làm việc chăm chỉ trong 5 năm tới. Tôi tin rằng cơ hội sẽ đến với những nhân viên tốt và tôi đang cố gắng để trở thành một trong số đó" "5 năm tới đây, tôi muốn trở thành một nhà quản lý sales cấp cao. Hiện tại tôi đang rèn luyện để trở thành một quản lý và nếu tôi tiếp tục làm việc chăm chỉ, tôi nghĩ rằng mình sẽ sớm đạt được vị trí quản lý. Sau khi có được kinh nghiệm lâu năm trong ngành, tôi mong muốn được trở thành cố vấn để có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình đối với những quản lý sales mới vào nghề" Cả hai câu trả lời trên đều mang đặc thù của việc làm việc chăm chỉ. Ví dụ thứ 2 cũng nhắc đến việc anh ta hoặc cô ta muốn được giúp ỡ huấn luyện những nhà quản lý mới. Đây là một câu trả lời thông minh vì nó hướng đến một nét tính cách về những người lãnh đạo cấp cao, đó là khả năng huấn luyện cho những nhà quản lý cấp thấp hơn. Câu 7. " Nếu bạn có thể thay đổi một điều trong tính cách của mình, anh/chị sẽ thay đổi điều gì và tại sao?" Câu hỏi này là một biến thể khác của loại câu hỏi về điểm yếu của bản thân. Bạn có thể đề nghị một câu hỏi tương tự nhưng đừng làm thế nếu chỉ có một người phỏng vấn bạn. Để trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ về một người mà bạn kính trọng và điều mà bạn ngưỡng mộ từ người đó. Ví dụ người quản lý của tôi trước đây là một người vô cùng kiên nhẫn và có thể giải thích cẩn thận, cặn kẽ các vấn đề, tôi rất thích tính cách đó. Vì vậy, tôi đã dùng tính cách đó để trả lời nhà tuyển dụng bằng một bài trình bày dài, tuy nhiên, trước tiên hãy thử xem với một câu Mẫu câu trả lời ngắn thì bạn có thể nói gì. Mẫu câu trả lời ngắn "Đối với tôi, những người không chăm chỉ làm việc thật đáng thất vọng. Tuy nhiên, tôi biết mỗi người có phong cách và môi trường làm việc khác nhau nên nếu tôi có thể thay đổi điều gì đó, tôi sẽ muốn biến mình trở thành người biết thấu hiểu hơn." "Bản thân tôi là một người rất cầu tiến và cũng kì vọng rất cao vào người khác. Tôi nghĩ nếu tôi biết thấu hiểu hơn thì tôi đã có thể giúp nhân viên của mình cải thiện trong công việc, thay vì thất vọng về họ." "Tôi rất muốn mình trở thành một người ưa rủi ro hơn. Tôi là người luôn hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể, nhưng tôi nghĩ đôi khi mạo hiểm một chút thậm chí có thể giúp kết quả công việc tốt hơn nữa. Hiện tôi đang xem xét vấn đề này trên phương 8 diện phân tích các ưu, nhược điểm của nó." "Tôi rất muốn trở thành một người hướng ngoại hơn. Tôi hơi trầm lặng và khép kín, sống khá nội tâm và rất muốn thay đổi mình, trở nên thân thiện hơn với mọi người." 9 Mẫu câu trả lời dài "Tôi ước tôi có thể kiên nhẫn hơn với mọi người. Vài năm trước tôi có một người quản lý có khả năng kiên nhẫn với tất cả mọi người kể cả với những nhân viên không thông minh cho lắm, không thể hiểu nổi những kiến thức nền tảng cho công việc. Tôi nhớ khi đó tôi đã nghĩ chắc chắn người nhân viên đó không thể tiếp tục được làm việc trong công ty, nhưng quản lý của tôi lại có cách nghĩ khác. Ông ấy hiểu anh nhân viên này đang thấy bế tắc và dùng một cách khác để giải thích nội dung công việc cho anh ta, thậm chí ông ấy còn chỉ ra cách nhìn nhận vấn đề từ các quan điểm khác nhau. Sự kiên nhẫn đó không chỉ giúp anh nhân viên hiểu được công việc mà còn giúp anh ta trở thành người có đóng góp lớn cho công ty. Vì vậy, tôi nghĩ, nếu tôi có thể thay đổi một điều ở bản thân, tôi sẽ thay đổi mình theo hướng trở thành một người kiên nhẫn và thấu hiểu hơn. Thực tế, tôi đang từng bước thay đổi bản thân bằng cách ghi nhớ các cách xử lý tình huống của người quản lý cũ và vận dụng bất kỳ khi nào gặp tình huống tương tự." Câu trả lời này hơi dài một chút, nhưng bạn có thể trả lời một cách trôi chảy, thể hiện cả kỹ năng giao tiếp của bản thân nữa. Hơn nữa, nội dung của câu trả lời này khá tốt. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có vấn đề gì trong tính cách của bản thân thì câu trả lời này vừa cho họ biết bạn hơi thiếu kiên nhẫn một chút vừa chỉ ra rằng bạn hiểu vấn đề, hiểu họ đang đề cập đến điểm yếu của bạn. Ngoài ra bạn còn cho họ thấy bạn đang nỗ lực để thay đổi bản thân cho tốt hơn. Câu 8: "Anh/chị định nghĩa thành công là gì ?" Với câu hỏi này, có khá nhiều đất cho bạn bày tỏ quan điểm. Và đã là quan điểm cá nhân thì không có đúng hay sai, mọi câu trả lời đều được cho là đúng. Nhà tuyển dụng phân loại ứng viên dựa vào cách xem xem bạn trình bày câu trả lời của mình tốt đến đâu. Nếu bạn chỉ trả lời thành công là những việc như việc hoàn thành dự án hoặc công việc đúng hạn thì câu trả lời của bạn thật không có gì nổi bật, thật xoàng. Tất nhiên bạn có thể nói vậy, nhưng hãy trình bày hoa mỹ một chút để được đánh giá tốt hơn. Sau đây là một ví dụ. Mẫu câu trả lời ngắn "Đối với tôi, thành công nghĩa là đạt được mục tiêu, lên kế hoạch từng bước để đạt mục tiêu đó, thực hiện từng bước, và cuối cùng là giành lấy thành quả." "Thành công nghĩa là đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra." "Thành công nghĩa là thực hiện thật tốt công việc và hoàn thành trước hạn." "Thành công đối với tôi là những cống hiến của bản thân có tác động tích cực tới công ty 10 . giờ được hỏi câu hỏi này, cũng chưa bao giờ hỏi câu hỏi này đối với các cuộc phỏng vấn tôi tham gia. Nhưng trên thực tế có rất nhiều người hỏi câu hỏi này,. loại câu hỏi về điểm yếu của bản thân. Bạn có thể đề nghị một câu hỏi tương tự nhưng đừng làm thế nếu chỉ có một người phỏng vấn bạn. Để trả lời câu hỏi

Ngày đăng: 04/10/2013, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan