TRƯỜNG HỌC
Câu 1: "Anh/chị đã tham gia những hoạt động ngoại khóa nào ? "
Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc, thì công ty tuyển dụng sẽ muốn biết hoạt động ngoại khóa của bạn khi còn ở trường để xem bạn có năng động hay ko. Cách tốt nhất là nên làm 1 danh sách mô tả các nhóm và công việc của bạn đã tham gia. Nếu mà bạn quá đụt, ko tham gia đội nhóm nào thì việc bịa 1 câu chuyện là hoàn toàn có thể hiểu được . Các công ty khó có khả năng kiểm tra tính chân thực của câu chuyện của bạn nên hoàn toàn có thể yên tâm. Nhưng nên chú ý là người phỏng vấn bạn có thể biết được nhóm, CLB bạn nói tới và nghi ngờ tính xác thực câu chuyện của bạn.
Mẫu câu trả lời ngắn
"Tôi có tham gia vào tờ báo trường và viết bài ở đó được 3 năm. Tôi cũng hoạt động rất nhiều ở các hoạt động của Đoàn trường và đến năm thứ 4, tôi đã được trở thành chủ tịch hội sinh viên ở Trường ĐH. Bên cạnh việc học, tôi cũng tham gia đội bóng chày của trường, vì tôi nhận thức rõ việc cân bằng giữa học tập và các hoạt động thể thao để giữ sức khỏe. Bên cạnh đó, tôi cũng tham gia 1 nhóm tình nguyện giúp nâng cao nhận thức
về môi trường cho cộng đồng. Tôi có nhiệm vụ giáo dục mọi người đi xe bus hoặc chung xe để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. "
Mẫu câu trả lời dài
"Tôi là thành viên của tạp chí trường đại học trong vòng 4 năm liền. Tôi giúp viết những bài phóng sự về các sự kiện diễn ra ở trường. Vào năm thứ 4, tôi chuyển sang công việc biên tập, tuy phải viết ít hơn nhưng lại tập trung hơn vào việc quản lí cho tờ tạp chí như
là thêm mục nào, phân chia công việc cho mọi người. Tôi thực sự hài lòng với nhưng kinh nghiệm mà mình có được trong thời gian đó, tôi đã học được rất nhiều trong việc
làm việc nhóm để đưa ra những tờ tạp chí chất lượng. "
Nếu bạn ko có kinh nghiệm làm việc, thì bạn cần nói ra những điều bạn học được như là kĩ năng làm việc nhóm. Tôi khuyên các bạn nên dựa vào những gì bạn làm khi còn ở trường và tạo 1 danh sách nhưng điều bạn đã học được.
Câu 2: " Tại sao anh/chị lại chọn chuyên ngành học này ? " "Tại sao anh/chị lại chọn chuyên ngành sử học? " "Tại sao anh/chị lại chọn chuyên ngành sử học? "
Nếu chuyên môn của bạn là về khoa học máy tính và muốn được phỏng vấn cho bộ phận phụ trách máy tính, thì có thể họ sẽ không hỏi bạn câu hỏi này. Nhưng nếu chuyên môn của bạn là về Ngoại Văn và lại đang phỏng vấn cho vị trí phụ trách máy tính, thì họ có
thể muốn biết lý do tại sao bạn chọn chuyên môn về Ngoại Văn. Để có một câu trả lời tốt trong tình huống này, bạn có thể nêu ra những điều đã học được giúp bạn trở thành một người giao tiếp tốt hơn, có khả năng đọc hiểu tốt hơn, và giải thích cách mà những kỹ
năng học được từ Ngoại Văn có thể áp dụng được đối với nhiều lĩnh vực. Nhưng một cái gì đó như Sử học lại là một vấn đề khác. Trừ khi bạn muốn trở thành một Sử gia, còn thật khó để biện minh cho cách mà chuyên ngành đó sẽ giúp được gì trong công việc của bạn.
Mẫu câu trả lời ngắn
"Tôi chọn chuyên ngành lịch sử bởi vì tôi rất thích tìm hiểu về quá khứ. Tôi luôn luôn cố gắng tìm cách áp dụng kiến thức lịch sử của mình trong nhiều công việc. Kiến thức này cho phép tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm khác nhau . "
"Tôi chọn chuyên ngành tiếng Anh bởi vì nó là một chuyên ngành mà có thể cung cấp cho tôi nhiều kỹ năng về đọc, viết và giao tiếp. Tôi hiểu rằng tiếng Anh là một công cụ được sử dụng ở khắp mọi nơi, vì vậy tôi nghĩ rằng nó là chuyên môn thích hợp nhất đối
với bản thân. "
"Tôi chọn chuyên ngành Tâm lý học bởi vì tôi quan tâm tới cách vận động của tư duy. Tôi cũng thấy nó hữu ích vì nó đã giúp tôi làm việc với mọi người tốt hơn bởi khả năng thấu hiểu sự khác biệt giữa các cá nhân."
đã quyết định không muốn đến đó nữa nhưng tôi vẫn muốn hoàn thành tấm bằng cử nhân của mình. "
Mẫu câu trả lời dài
"Tôi chọn chuyên ngành Sử học bởi tôi luôn luôn có một sự quan tâm mạnh mẽ với những sự kiện lịch sử. Tôi lớn lên trong sự gần gũi với lịch sử và lí do cho việc chọn lĩnh vực này là bởi tôi thật sự rất thích chúng. Tôi đã lên kế hoạch trở thành một giáo viên
lịch sử trung học hoặc thậm chí là một giáo sư, nhưng sau đó tôi lại bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực máy tính. Nó hoàn toàn khác so với ngành sử học nhưng thực sự nó đã cuốn hút tôi. Bây giờ, thay vì tìm hiểu quá khứ , tôi luôn luôn hướng tới tương lai thông qua tất cả
sự phát triển của công nghệ . "
Nó không kết nối chuyên ngành của bạn đến công việc nhưng ít nhất nó mang lại cho một lời giải thích. Thật không phải là xấu khi nói rằng bạn chọn chuyên ngành nào đó đơn giản bởi vì bạn thích chúng. Câu trả lời chỉ xấu khi nói rằng bạn không biết làm những việc khác và bạn không thể được nhận vào một bộ phận tốt hơn .
Câu 3: " Nếu bạn được chọn lại chuyên ngành học đại học, anh/chị sẽ chọn chuyên ngành nào ? " chuyên ngành nào ? "
Tôi đã giải thích điều này một phần trong một câu hỏi khác về việc bắt đầu lại sự nghiệp. Bạn có thể sử dụng các câu trả lời tương tự ở đây nếu bạn muốn, nhưng tôi sẽ cung cấp cho một ví dụ nữa mà vẫn không thay đổi chuyên ngành của bạn trong lựa chọn câu trả lời dài.
Mẫu câu trả lời ngắn
"Tôi đã không nhận ra rằng tôi rất quan tâm đến máy tính cho đến khi tôi tốt nghiệp đại học. Vì vậy, nếu có thể được chọn lại một chuyên ngành khác, tôi sẽ chọn ngành khoa học máy tính. "
"Tôi thích một sự thật là tôi đã hoàn thành tấm bằng tiếng Anh. Nhưng nếu có thể được lựa chọn lại một lần nữa, tôi muốn cùng lúc được học cả hai chuyên ngành tiếng Anh và
Kinh doanh. "
"Tôi từng thích theo học chuyên ngành kỹ thuật. Tôi có sự quan tâm mạnh mẽ đến phần cứng và vì vậy tôi tin rằng ngành kỹ thuật sẽ giúp được mình. "
"Tôi sẽ chọn ngành Marketing tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi thực sự thích công việc này và việc có nền tảng vững trãi sẽ giúp tôi vượt trội hơn. "
Mẫu câu trả lời dài
" Nếu tôi được chọn lại chuyên ngành học đại học, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ thay đổi chuyên ngành của mình. Tôi thực sự rất vui vì mình đã từng chọn chuyên ngành Kinh
doanh và tôi tin rằng nó sẽ giúp ích cho sự nghiệp của tôi. Tôi hiểu biết khá nhiều về máy tính, nhưng tôi muốn được tham gia các lớp học máy tính nhiều hơn bởi công nghệ đang phát triển quá nhanh. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ được hưởng lợi từ việc có một sự hiểu biết sâu
sắc hơn trong lĩnh vực này. "
Câu trả lời này giải thích cho một sự lựa chọn tốt ban đầu. Tôi đã bao hàm cả sự lựa chọn về máy tính bởi vì họ muốn nhìn thấy một cái gì đó mà bạn đã có thể làm khác đi. Và tạo ra bình luận về máy tính sẽ để người phỏng vấn thấy được hiểu biết của bạn về công nghệ ở mức độ nào. Nhưng đừng đưa ra câu trả lời mà bỏ qua thành phần rằng bạn hiểu biết khá nhiều về máy tính.
Câu 4: "Trong những khóa học đã tham gia, anh/chị thích khóa nào nhất? " "Môn học ưa thích của anh/chị ở trường là gì?" "Môn học ưa thích của anh/chị ở trường là gì?"
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên nói về môn học mà giúp bạn tốt hơn hay có ích cho công việc của bạn hơn. Mặc dù loại câu hỏi này đang hỏi về quan điểm của bạn và cũng chẳng
có câu trả lời nào là sai, nhưng bạn nên tận dụng câu hỏi này để thể hiện những điểm mạnh của mình.
Mẫu câu trả lời ngắn
" Tôi vô cùng yêu thích một khóa học viết tiếng anh mà tôi đã từng tham gia. Lớp học này đã giúp tôi viết rõ ràng và chính xác hơn"
"Môn học ưa thích của tôi ở trường là môn Vật lý. Nó đã giúp tôi về khả năng suy nghĩ logic, tôi sử dụng điều ấy để giải quyết các vấn đề theo nhiều cách khác nhau"
"Tôi đã từng tham gia một lớp học diễn xuất, và thực sự rất yêu thích nó. Lớp học ấy đã giúp tôi có thể tự tin trước đám đông và khả năng nói chuyên nghiệp hơn khi đứng trước
khán giả"
"Môn học ưa thích của tôi là khoa học ứng dụng. Tôi thực sự rất thích học về nhiều cách ứng dụng khác nhau trong khoa học vào những sự vật đời thường"
Mẫu câu trả lời dài
"Tôi rất yêu thích chuyên ngành kỹ thuật điện và nó là môn học giúp tôi chuẩn bị cho công việc tương lai của mình. Tuy nhiên lớp học mà tôi thích nhất có lẽ lại là một vài lớp học tâm lý tôi đã tham gia. Cho dù nó không giúp tôi theo một phương diện nào đó, tôi đã học được chút ít về cách cư xử của con người và hiểu được cách bộ não làm việc. Tôi đã bắt đầu hiểu nguyên nhân sâu xa của những điểm mạnh, điểm yếu của tôi chứ không đơn thuần chỉ là biết vậy. Ngoài ra, nó còn giúp tôi hiểu về cả người khác chứ không chỉ hiểu bản thân mình."
Đây là một ví dụ đơn giản nhưng lại rất tốt. Một kĩ sư thông thường hơi máy móc và họ có thể thiếu những kỹ năng về giao tiếp với mọi người. Vì vậy khi một người
về khóa học yêu thích là lớp học tâm lí thì đã chứng minh rằng con người này có cả
những kỹ năng chuyên môn và khả năng làm việc tốt với những người khác. Ví dụ ấy đã liệt kê ra được một số điểm nổi bật như hiểu cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của mình cũng như với người khác.