Những gì anh/chị thể hiện ở lớp học đó có ảnh hưởng thế nào đến công việc này? "

Một phần của tài liệu câu hỏi phỏng vấn thường gặp (Trang 40 - 47)

này? "

Câu hỏi này là một cơ hội khác để chứng tỏ những điểm mạnh của bạn. Bạn có thể thể hiện những điểm này như sự bền bỉ trong công việc, nỗ lực, và sự hài lòng đối với công việc trong những việc mà bạn không thích. Điều này với rất quan trọng bởi vì trong suốt

quá trình làm việc, bạn sẽ phải làm rất nhiều điều buồn chán. Câu trả lời này sẽ chỉ ra rằng bạn là một người mà sẽ làm tốt ở bất kì nhiệm vụ nào

Mẫu câu trả lời ngắn

"Cho dù nếu tôi thích lớp học đó hay không, tôi vẫn luôn luôn cố gắng hết sức mình. Và kết quả là, điểm thấp nhất tôi đã từng có là điểm B. Vì vậy tôi có thể tự tin rằng tôi có thể làm tốt được mọi việc"

" Tôi có một lớp học nơi mà tôi gặp rất nhiều trở ngại. Tôi đã hỏi nhiều câu hỏi hơn và học nhiều hơn. Và kết quả là tôi đã làm rất tốt. Cho dù thậm chí tôi gặp khó khăn, nhưng tôi vẫn tìm ra cách để làm tốt công việc của mình bằng cách cố gắng thật nhiều"

"Những gì tôi thể hiện ở trong lớp học chán nhất với tôi lại có sự ảnh hưởng tích cực tới công việc này. Tôi gặp rất nhiều khó khăn trong lớp suy nghĩ logic, nhưng tôi đã cố gắng

rát nhiều, nghiên cứu rất nhiều thông tin và tôi đã không bỏ cuộc"

Mẫu câu trả lời dài

"Tôi nhớ rất rõ mình đã học tệ thế nào trong lớp thiên văn học. Tôi không có nhiều hứng thú với môn này và biết chắc chắn mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn với nó. Đã có lúc tôi nghĩ rằng mình chỉ cần cố học đủ để không bị trượt, nhưng cuối cùng tôi quyết định sẽ nỗ lực nhiều hơn với môn này. Tôi cố gắng đặt thật nhiều câu hỏi và học nhiều hơn trong lớp thiên văn, hơn cả đối với những môn học khác.

Cuối cùng tôi cũng chỉ đạt điểm B cho tất cả sự nỗ lực ấy, nhưng ít nhất tôi đã không từ bỏ mà tiếp tục động viên mình cố gắng. Vì vậy, giờ đây tôi nhận ra rằng cho dù có thích hay không, tôi vẫn sẽ cố gắng hết sức mình bởi đó là trách nhiệm của bản thân tôi"

Câu trả lời này chỉ ra sự chín chắn, có trách nhiệm và điều này sẽ làm hài lòng những nhà tuyển dụng.

Câu 7. "Người bạn thân nhất sẽ mô tả về anh/chị như thế nào?"

Câu trả lời này cần ngắn gọn. Sử dụng các từ khóa thích hợp để mô tả bản thân sao cho phù hợp với vị trí này. Nếu vị trí đó là một nhân viên bán hàng, chúng ta có thể đề cập

đến các khía cạnh như một người dễ nói chuyện, trung thực, và đáng tin cậy. Nhưng nếu đó là vị trí quản lý, bạn có thể sử dụng các từ khác như có tính tổ chức, chu đáo, và thông minh. Vì vậy, tất cả phụ thuộc vào vị trí công việc yêu cầu. Hầu hết mọi người sẽ trả lời thành thực tất cả những gì người bạn thân miêu tả, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu lựa chọn các từ liên quan đến công việc. Dưới đây là một số ví dụ.

"Ồ, để tôi xem ... Tôi nghĩ rằng người bạn thân nhất của tôi sẽ mô tả tôi với các từ như trung thực, chi tiết, và có tính tổ chức."

"Tôi nghĩ rằng người bạn thân nhất của tôi sẽ nói rằng tôi rất có trách nhiệm. Bất cứ khi nào nhóm của chúng tôi phối hợp để cùng làm một việc, họ luôn luôn dựa vào tôi." "Người bạn tốt nhất của tôi có lẽ sẽ nói rằng tôi ấm áp, thân thiện và hiểu biết."

nghĩ. Hãy trả lời một cách tự nhiên, thoải mái chứ đừng trả lời theo một khuôn mẫu nhất định nào đó.

Câu 8. "Giáo sư đại học của anh/chị sẽ mô tả anh/chị là người như thế nào?"

Cũng tương tự như trên, bạn không nên nói ra tất cả. Bạn phải chọn trong số đó liên quan những từ liên quan đến việc học ở trường. Chọn từ mà để mô tả bản thân được áp dụng cho hầu hết các loại công việc.

"Tôi nghĩ rằng giáo sư của tôi sẽ mô tả tôi như một thành viên quan trọng trong nhóm và có tính độc lập trong việc học và nghiên cứu ở trường."

Điều này là tốt vì đã thể hiện bạn đã từng làm việc theo nhóm. Nó cho thấy kinh nghiệm làm việc theo nhóm và nó cũng đề cập đến tính tự lập của bạn.

"Giáo sư của tôi nói với tôi trong một thời gian dài rằng tôi giống như một quả cầu lửa. Tôi luôn luôn có một thái độ tốt và tích cực truyền cảm hứng đến những bạn khác trong nhóm."

"Giáo sư của tôi luôn luôn nói với tôi rằng tôi là người rất sáng tạo. Ông thích các bài viết tay của tôi bởi vì nó cho thấy rằng tôi thực sự tìm hiểu các vấn đề một cách toàn diện và giải quyết nó theo một cách mới lạ."

Câu 9. "Mẹ của anh/chị sẽ miêu tả anh/chị là người như thế nào? "

Tôi nghĩ mẹ tôi sẽ nói rằng tôi rất thân thiện vì tô có rất nhiều bạn, và rằng tôi rất tập trung vì tôi luôn hoàn thành công việc được giao.

" Câu trả lời này nói lên hai phần tính cách của bạn. Một thiên về tính cá nhân và một tính cách tốt cho công việc. Cả hai đều có giải thích rõ ràng khi đi cùng chữ "vì". Nói

chung, loại câu hỏi này thường không quan trọng lắm, và chỉ cần một câu trả lời ngắn và tốt là đủ.

"Vì tôi là anh cả trong gia đình có 3 anh em, tôi nghĩ mẹ tôi sẽ nói rằng tôi có trách nhiệm và lanh lợi khi đáp ứng được những yêu cầu của mọi người."

"Mẹ tôi luôn nói rằng tôi thông minh. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thấy ngạc nhiên khi tôi đạt điểm A. Nhưng về sau, mẹ chỉ ngạc nhiên khi điểm tôi thấp hơn A."

Câu 10. " Tại sao bạn lại nộp đơn xin việc vào một công việc nằm ngoài chuyên ngành của bản thân?" chuyên ngành của bản thân?"

"Tại sao bạn không theo đuổi công việc liên quan đến chuyên ngành của bạn?

Tại Mỹ, tỷ lệ lao động làm việc trái ngành nghề rất cao, để dễ hiểu các bạn có thể hình dung trung bình mỗi người Mỹ thay đổi ngành làm việc 5 lần trong đời. Nhảy việc là một chuyện, chuyển ngành lại là một vấn đề to tát. Nhưng câu hỏi này không hẳn là khó trả lời đến thế. Đối với những người đang làm đúng chuyên ngành của họ và phải chuyển ngành thì có thể hơi khó trả lời một chút nhưng nói chung, hiện nay mọi người chuyển nghề liên tục, nên câu hỏi này không đáng lo ngại lắm. Bạn chỉ cần tận dụng cơ hội này thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn rất quan tâm và mong muốn thử sức với công việc mà bạn đang theo đuổi tại cuộc tuyển dụng.

Mẫu câu trả lời ngắn

"Chuyên ngành của tôi là văn học, tôi rất thích viết. Trước đây tôi chưa xác định được chính xác mình muốn làm gì, vậy nên tôi đã chọn chuyên ngành mà lúc đó tôi quan tâm

nhất để theo học. Sau 1 năm làm công việc liên quan đến marketing tôi mới nhận ra rằng đây mới chính là thứ tôi muốn làm."

"Tôi theo học chuyên ngành lịch sử học nhưng trong năm cuối đại học, tôi lại tình cờ có được một cơ hội làm việc trong ngành kế toán. Kể từ lần được làm quen với công việc kế

toán, tôi nhận ra rằng thật sự mình rất hợp với công việc này và muốn trở thành một kế toán viên."

"Tôi đã lên kế hoạch thi vào trường Y nên đã chọn theo học chuyên ngành Sinh học. Sau khi làm việc liên quan tới công nghệ thông tin tôi lại nhận thấy rằng ngành này thật thú vị và nhiều thử thách, vì thế đã chọn học thêm về công nghệ thông tin để tìm kiếm cơ hội làm việc chuyên sâu trong ngành."

Mẫu câu trả lời dài

"Tôi đam mê chuyên ngành tâm lý học. tuy nhiên trước đây tôi chưa từng muốn trở thành một nhà tâm lý học. Tôi chỉ cảm thấy thích thú với nó, khi mà tâm lý học giúp tôi thấu hiểu được rất nhiều điều trong cuộc sống. Còn trong công việc, tôi mong muốn được làm những việc mà mình thích, nhưng cũng thực sự là thế mạnh của bản thân. Tôi đã có cơ hội làm việc trong một công ty cung cấp dịch vụ logistics với vai trò là trợ lý giám đốc. Thời kỳ đó công ty tôi đang rất thiếu nhân sự nên thực tế công việc của trợ lý giám đốc như tôi rất nặng, phải lập kế hoạch và tổ chức cho các đối tác. Tôi không đóng vai trò

lãnh đạo nhưng thực sự yêu thích công việc lập kế hoạch và triển khai tổ chức, vì thế nên từ giai đoạn đó, tôi đã đầu tư theo học về lập kế hoạch, logistics và kinh doanh."

Ví dụ trên đây đã nói lên được 3 điều về bạn. Trước hết là giải thích tại sao bạn lại không làm việc theo chuyên ngành, tại sao bạn chuyển sang làm logistics, cuối cùng là cho thấy

đam mê của bạn trong ngành mới này, sẵn sàng học hỏi. Bởi vì bạn sẽ phải cạnh tranh

khốc liệt với những người học tập bài bản nên bạn phải biến câu trả lời của mình trở nên thật ấn tượng, nên kèm theo sự nhiệt huyết của bản thân nữa.

Câu 11. "Khi còn học đại học, anh/chị thường làm gì trong các kì nghỉ hè?"

Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi phỏng vấn này là nói cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã dùng thời gian nghỉ hè vào những việc đầy hữu ích ví dụ như đi làm thêm hay đi thực tập.

Thậm chí, nếu bạn chỉ đi thực tập thôi, nhà tuyển dụng cũng vẫn hài lòng. Đừng trả lời rằng bạn chỉ tận hưởng kì nghỉ hè không thôi, đó là câu trả lời tệ nhất, cũng đừng trả lời

bạn làm thêm ở siêu thị để kiếm tiền tiêu vặt, đi tiệc v.v.., rất dễ mất điểm. Hãy nghĩ về điều gì đó hữu ích bạn đã làm, nếu không có, hãy nói rằng bạn đã dùng kì nghỉ hè của mình để học những điều mới mẻ

"Tôi đã dùng hai kì nghỉ hè cuối cùng của tôi tại trường Đại học để thực tập cho một công ty tư vấn, tại đó tôi đã thu nhận được rất nhiều kinh nghiệm làm việc tại văn phòng ở một công ty lớn"

"Tôi cực kì thích đi du lịch nên đã dùng kì nghỉ hè để đi châu Âu, châu Úc, Brasil và Trung Quốc"

"Kì nghỉ hè nào cũng vậy, tôi đăng ký cho mình một lớp học Tiếng Anh nâng cao, cũng có thể là một lớp học vẽ vì đó là một trong những sở thích của tôi, nói chung, tôi thích

học những điều mới mẻ trong kì nghỉ hè."

"Hai kì nghỉ hè đầu tiên, tôi phải đi làm thêm để trả tiền học phí tại trường. Sau khi tiết kiệm đủ tiền, nghỉ hè tôi không phải đi làm thêm nữa, tôi nghĩ đến việc đăng kí học 1 lớp

tin học để chuẩn bị cho công việc sau này, vì ngày nay kĩ năng tin học là vô cùng quan trọng."

Mặc dù tôi đã đề cập rằng đừng nhắc đến những công việc vô bổ, nhưng trong trường hợp này là dành cho việc đóng học phí, điều đó chấp nhận được, thậm chí còn cho thấy bạn là người có trách nhiệm với tài chính của bản thân. Cuối cùng, theo học các khóa tin học là cách chuẩn bị rất tốt cho kỹ năng công việc sau này cũng như bạn đã sử dụng mùa

hè hiệu quả, nhớ là bạn phải thể hiện được tính hữu dụng trong câu trả lời đấy nhé?

Câu 12. "Anh/chị đã học được gì trong thời gian thực tập?"

Nếu bạn đã từng thực tập ở một công ty, hãy trình bày những gì bạn học được trong thời gian đấy ngay trong đơn xin việc. Khi được hỏi, bạn cũng có thể dùng chính những nội dung đó để trả lời nhà tuyển dụng, và tốt nhất là diễn đạt lại ý cho đầy đủ và rõ ràng hơn

"Vào mùa hè cuối cùng trong đời sinh viên, tôi đã được thực tập tại một công ty kế toán. Thời gian thực tập tại đó chỉ có 3 tháng nhưng tôi đã học được rất nhiều điều về các dịch vụ tính thuế theo quý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi cũng đã học được cách vượt áp lực thời gian, sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên và thực thi chúng một cách hiệu quả. Đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời cho sự nghiệp trong tương lai của tôi."

Câu 13. "Anh/chị đã từng thực tập ở đâu chưa ?"

Bạn có thể sẽ bị hỏi cậu này nếu như trong CV không hề có ghi chút kinh nghiệm thực tập nào, hoặc biết đâu đấy, rất có thể người tuyển dụng còn chưa thèm xem qua cái CV của bạn. Nếu bạn đã có kinh nghiệm, hãy cứ trả lời bình thường, như bạn đã thực tập ở đâu và học được những gì trong thời gian ấy. Còn nếu bạn chưa có, hãy cứ trả lời thành

thật rằng tôi chưa có cơ hội đó, nhưng tốt nhất là nên đi kèm 1 lý do tốt giải thích cho việc đó.

"Vâng. Tôi đã có cơ hội thực tập ở 2 nơi. Vị trí đầu tiên là trong nhóm phân phối của Johnson and Johnson. Còn ở nơi thứ 2, Starbuck, tôi đã có cơ hội được làm việc trong một công ty liên doanh với nước ngoài"

"Tôi đã thực tập tại IBM, với vị trí là thành viên của đội phát triển ứng dụng cho các giải pháp kinh doanh"

"Đam mê du lịch, tôi đã sớm nhận ra rằng khi bắt đầu phải đi làm, tôi sẽ khó có thể có những chuyến du lịch dài ngày như mong ước. Vì vậy, tôi đã sử dụng các kỳ nghỉ hè để thỏa mãn sở thích của mình. Tôi đã trải qua một mùa hè ở châu Âu trong vòng 2 tháng, có một mùa hè khác lang thang giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á , và vào

mùa hè cuối cùng của đời sinh viên, tôi đã có một chuyến đi tới thẳng Hoa Kỳ."

Đi du lịch không phải là một lựa chọn tồi. Nó không tốt như việc đi thực tập, nhưng rõ ràng tốt hơn rất nhiều việc bạn chả có gì để nói về cái mùa hè lãng phí đã qua. Thậm chí, nếu công việc thực tập chỉ vô ích và chung chung, thì rõ ràng câu trả lời về những chuyến

đi du lịch sẽ gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. Ở đâu cũng vậy, một thứ gì đó khác biệt chắc chắn cũng sẽ nổi bật hơn cả

Một phần của tài liệu câu hỏi phỏng vấn thường gặp (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w