NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC

Một phần của tài liệu câu hỏi phỏng vấn thường gặp (Trang 47 - 50)

CÔNG VIỆC I

Câu 1. "Nếu có một cơ hội bắt đầu lại sự nghiệp của mình, anh/chị sẽ làm gì để nó khác đi?" để nó khác đi?"

Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố. Nếu chuyên ngành bạn học trong trường đại học khác xa với lựa chọn nghề nghiệp của bạn, bạn có thể trả lời rằng bạn sẽ lựa chọn một ngành học khác để chuẩn bị cho sự lựa chọn mới trong nghề nghiệp sau này. Hoặc nếu bạn đã khởi nghiệp bằng một công ty nhỏ và không có quá nhiều cơ hội khác, bạn có thể nói rằng bạn sẽ bắt đầu lại từ đầu ở một công ty khác có quy mô lớn hơn. Đây không phải là một câu hỏi mang nhiều ý nghĩa, vì thế, bạn chỉ cần một câu trả lời bình thường là đủ!

Mẫu câu trả lời ngắn

"Khi bắt đầu đi làm, tôi làm việc tại một công ty nhỏ. Tôi cảm thấy nếu có cơ hội bắt đầu ở một công ty lớn hơn, có lẽ tôi sẽ thu được nhiều thứ hơn. Một công ty lớn thường cung cấp dịch vụ đào tạo cho nhân viên mà công ty nhỏ của tôi không hề có, vì vậy tôi mong muốn được bắt đầu mọi thứ ở một công ty có tầm vóc lớn hơn"

"Tôi không biết tôi thích làm việc với máy tính nhiều tới mức nào cho đến khi tôi kết thúc việc học đại học. Nếu tôi biết điều này sớm hơn, có lẽ tôi đã muốn làm việc với máy tính

sớm hơn trong con đường sự nghiệp của mình"

Mẫu câu trả lời dài

"Tôi học chuyên ngành hóa học và hiện đang làm việc trong phòng marketing của một công ty viễn thông. Tôi có rất nhiều thứ để học ngay từ những ngày đầu tiên của công

việc, nhưng tôi nhanh chóng học hỏi được những gì cần thiết để trở thành một nhân viên giỏi của đội ngũ marketing. Tuy nhiên, tôi cảm thấy nếu lúc trước, tôi học chuyên sâu về kinh doanh hay marketing, có lẽ tôi sẽ có một khởi đầu tốt hơn. Đối với mỗi việc tôi làm, tôi lúc nào cũng thể hiện một cách xuất sắc, tuy vậy, nếu được lựa chọn bắt đầu lại từ đầu, có lẽ tôi sẽ chọn việc học chuyên ngành về marketing hoặc về kinh doanh."

Câu trả lời này có thể chấp nhận được, vì nó không làm bạn "lộ" ra bất cứ vấn đề nào trong quá khứ công việc của bạn. Rất nhiều người đã thay đổi công việc hoặc dấn thân vào một lĩnh vực không hề liên quan đến chuyên ngành mà họ nghiên cứu. Điều này rất bình thường, đồng nghĩa với việc trả lời suôn sẻ câu hỏi này bằng cách sử dụng các câu

thông thường như tôi đã gợi ý, hãy thử nghĩ về một tình huống trước đây bạn gặp phải

trong công việc và bạn đã hành động để tạo sự khác biệt và khiến công việc trở nên hiệu quả hơn trước xem sao!

Câu 2. "Anh/chị đã phải đối mặt với lời phê bình nào nhiều nhất trong các buổi họp của công ty?" buổi họp của công ty?"

Câu hỏi này khá cơ bản đối với tất cả những ai đã từng có kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn là sinh viên "chân ướt chân ráo" bước ra khỏi cổng trường đại học, có lẽ bạn sẽ không bị hỏi câu này. Câu trả lời cho câu hỏi này nhất thiết không được để lộ bất cứ sai sót thực tế nào. Thay vào đó, bạn hãy thử nghĩ về một vấn đề không quá xấu xí. Dưới đây là những

gì tôi được nghe từ những buổi nhận xét về công việc đã làm, và đây là những cách tôi trả lời cho câu hỏi phía trên

Mẫu câu trả lời ngắn

"Tôi được nhận xét rằng nên chủ động dự phòng hơn cho mọi việc. Tôi luôn làm việc ở mức độ xuất sắc nhất có thể, nhưng lại không sẵn sàng làm thêm bất cứ việc gì ngoài

công việc được giao. Tôi không quen với việc đó lắm, vì thế tôi không cảm thấy quá khó chịu khi nhận được lời nhận xét ở phía trên. Hiện giờ, tôi đang luyện tập cách để mắt tới

các dự án được giao phó thêm mà tôi có khả năng thực hiện được"

"Trong suốt quá trình nhận xét, giám đốc của tôi muốn tôi đưa ra nhiều ý kiến cá nhân hơn nữa. Giám đốc tỏ ra rất thích thú với các đề nghị tôi trực tiếp đưa ra với ông, nhưng những lúc họp nhóm, tôi lại thường để giám đốc phát biểu những đề nghị đó. Hiện tại, tôi đã cảm thấy tự tin hơn với việc đưa ra các ý kiến trong các buổi họp"

"Quản lý của tôi đã từng nói với tôi rằng tôi nên cập nhật với ông nhiều hơn về tiến độ công việc tôi thực hiện. Ông ta khen ngợi cách làm việc của tôi trong dự án, rằng tôi chưa bao giờ để lỡ các deadline cả. Tuy nhiên, quản lý lại muốn cập nhật nhiều hơn về tiến trình công việc để báo lại với cấp trên của ông"

Mẫu câu trả lời dài

"Tôi thật sự rất thích nhận được các lời nhận xét vì nó giúp tôi biết được những điều chưa tốt để cải thiện vấn đề. Nhưng lời phê bình thường xuyên nhất mà tôi được nhận, đối với tôi mà nói, không dễ sửa chữa chút nào. Họ nói với tôi rằng tôi nên làm nổi bật bản thân hơn trong khi làm việc nhóm. Họ bảo tôi rằng tôi đã hoàn thành công việc rất

tốt và tôi còn làm được rất nhiều việc khác nữa, nhưng trong một tập thể lớn, việc thể hiện bản thân cũng không kém phần quan trọng. Tôi không phải là người thích thú với

việc bị biệt lập trong văn phòng. Tôi rất thích làm việc và cộng tác với mọi người, tôi còn mail lại các thông tin hữu ích cho đồng nghiệp. Tôi không đồng ý với lời phê bình này, nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để khiến mình nổi bật hơn nữa"

Trong thực tế, lời nhận xét phê bình trên rất hay được sử dụng bởi các nhà quản lý trong trường hợp họ không biết nên nhận xét bạn tốt hay xấu. Trong một tập thể lớn, bạn sẽ bị đánh giá so sánh với đồng nghiệp; tức là nếu bạn làm tốt, bận vẫn có thể bị phê bình vì mọi người còn làm tốt hơn bạn. Tương tự. nếu bạn chỉ đạt tới mức trung bình và mọi người khác còn tồi tệ hơn bạn, bạn sẽ được khen ngợi. Chính vì thước đo này xảy ra, tôi luôn được đề nghị nên làm nổi bật bản thân hơn nữa. Vì thế, khi trả lời câu hỏi này, tôi thường chắc chắn sẽ dự phòng cho bất đồng với ví dụ về việc thể hiện bản thân

Câu 3. "Anh/chị hãy kể cho tôi nghe về ba vị trí công việc cuối cùng mà anh/chị đảm nhiệm" anh/chị đảm nhiệm"

Loại câu hỏi này thường được hỏi bởi nhà tuyển dụng "lười" chỉ muốn nghe bạn nói trong khoảng thời gian ngắn. Câu hỏi nghe thú vị hơn sẽ về việc bạn có thể kể chi tiết từng vị trí một. Nhưng một vài nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi câu hỏi này nên bạn nên

chuẩn bị cẩn thận cho nó. Bạn có thể sứ dụng nó như một điểm mạnh. Nếu bạn không có nhiều thứ hay để nói về vị trí thứ hai chẳng hạn, hãy chỉ nói qua về nói và dành thời gian nói kỹ hơn về hai vị trí còn lại. Tôi sẽ giúp bạn một ví dụ trong phần mẫu trả lời dài, nhưng hãy bắt đầu với mẫu ngắn trước

Mẫu câu trả lời ngắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Trước đó, tôi chỉ đảm nhiệm một vị trí công việc. Đó là chuyên viên phân tích marketing cho thị trường Nam Mỹ. Đồng nghiệp của tôi tới từ Chile và Argentina"

"Tôi chỉ mới giữ hai vị trí công việc khác nhau. Công việc thứ nhất là quản lý phòng lab cho công ty phần mềm ABC. Tôi điều khiển 50 chiếc máy tính và vận hành việc kiểm tra

rất thường xuyên. Công việc thứ hai là kĩ sư mạng, chuyên sửa chữa lỗi mạng và hiện tượng "thắt cổ chai mạng"

"Tôi đã từng là biên dịch cho trụ sở tòa án King County. Sau đó, tôi làm biên dịch cho các bệnh viện. Công việc cuối cùng của tôi là dịch giả cho các tài liệu của một công ty

phần mềm"

Mẫu câu trả lời dài

"Công việc đầu tiên mà tôi từng làm là làm nhân viên bán hàng tại Radio Shack. Tôi học được rất nhiều thứ về các cửa hàng bán lẻ, về cách bán hàng và làm việc với khách hàng, cà

việc trở nên dạn dĩ độc lập hơn. Tôi nghĩ tôi đã học hỏi được rất nhiều và thích công việc này, nhưng sau đó tôi lại muốn

trải nghiệm các loại công việc khác nữa. Vậy nên tôi bắt đầu làm việc cho Verizon. Tôi làm văn phòng và thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như lập kế hoạch, nhập dữ liệu và tổ chức dự án. Tôi đã học được một ít về quản lý văn phòng nhưng ngay lúc đó, tôi lại muốn quay về với công việc bán hàng.

Vì vậy tôi đã được nhận vào làm việc bán điện thoại di động cho Verizon ở một cửa hàng bán lẻ. Tôi đã sử dụng kinh nghiệm bán hàng trong quá khứ, làm việc cật lực và trở thành một trong các nhân viên xuất sắc của năm. Tôi đã làm công việc đó từ đó đến nay"

Tôi chưa từng làm đến 3 việc khác nhau, nên tôi bịa ra một chút. Câu hỏi khá chung chung, vì thế câu trả lời cũng không ngoại lệ. Nó nhấn mạnh kĩ năng bán hàng và việc quay lại với loại hình công việc mà người này yêu thích. Tuy nhiên bạn nên nghĩ về một thứ gì đó có liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển. Chỉ những thứ bạn nên quan tâm một cách rõ ràng mới giải thích được 3 vị trí công việc mà bạn đã từng làm, những gì bạn đã học được và nếu bạn giành được phần thường gì đó, hãy kể ngay nó ra cho nhà tuyển dụng nghe!

Câu 4. "Anh/chị hãy kể cho tôi nghe về vị trí công việc cuối cùng mà anh chị đã từng làm? Anh/chị đã làm gì và làm như thế nào? đã từng làm? Anh/chị đã làm gì và làm như thế nào?

Một phần của tài liệu câu hỏi phỏng vấn thường gặp (Trang 47 - 50)