Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp ngành kiểm toán tại công ty TNHH tư vấn kiểm toán Trung Tín Đức
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiểm toán độc lập đang là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm, nó đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về quy mô và hình thức tại Việt Nam, và nó trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường Kiểm toán độc lập càng quan trọng hơn với nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới WHO.
Với nhu cầu kiểm toán ngày càng cao của các tập đoàn kinh tế, của các doanh nghiệp và của tổ chức quản lý đòi hỏi hoạt động kiểm toán không ngừng hoàn thiện, đổi mới và phát triển về phương pháp tiếp cận đối tượng, kỹ thuật - nghiệp vụ chuyên môn của các Kiểm toán viên cũng như nội dung chương trình kiểm toán để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Việc hội nhập kinh tế thế giới của nước ta hiện nay có thể xem là cơ hội tốt để các công ty kiểm toán độc lập được tiếp cận với phương pháp, cách thức hoạt động của các công ty kiểm toán có quy mô lớn trên thế giới như: PWC, E&Y, KPMG, Deloitd,…
Qua quá trình nghiên cứu kết hợp lý thuyết được học và thực tế thực tập tại Công Ty TNHH Tư Vấn - Kiểm Toán Trung Tín Đức là một trong những công ty kiểm toán độc lập đang trong giai đoạn hội nhập, phát triển và hoàn thiện Nhận thấy sự đa dạng của dịch vụ, tầm quan trọng của việc ghi nhận đánh giá doanh thu từ các dịch vụ mang lại, và hơn nữa là tầm quan trọng của quá trình kiểm toán doanh thu tại các công ty kiểm toán Đó là lý do khiến em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Quy trình kiểm toán doanh thu – Các sai phạm và cách xử lý của Kiểm toán viên khi kiểm toán doanh thu tại Công ty TNHH Tư Vấn - Kiểm Toán Trung Tín Đức”
Trang 2NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………
Trang 3………
Trang 41.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Công Ty TNHH Tư Vấn - Kiểm Toán Trung Tín ĐứcTên giao dịch: Trung Tin Duc auditing – consulting.Ltd.Tên viết tắt: TAC Co,.Ltd
Trang 5Địa chỉ: 848/16 Hậu Giang, P12, Q6, TPHCM.Mã số thuế: 0303152604
Điện thoại: 08.7518937 Fax: 08.7518739Email: trungtinduc@hcm.vnn.vn
Website: http//www.trungtinduc
1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công Ty TNHH Tư Vấn - Kiểm Toán Trung Tín Đức thành lập vàongày 05 tháng 01 năm 2004 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TPHCM cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019610 Công ty được thành lập dựatrên nhu cầu tất yếu phát triển ngành kế toán - kiểm toán và của nền kinh tế.Công ty đang từng bước phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng dịch vụcủa mình
1.2.1 Thuận lợi:
Địa bàn hoạt động của Công ty ngay tại trung tâm Thành Phố Hồ ChíMinh là một trong những điều thuận lợi để quan hệ giao dịch với đối tác đượcthuận lợi hơn.
Sự uy tín trong quá trình hoạt động kinh doanh đã giúp Công ty huyđộng được nhiều nguồn vốn đầu tư, vì thế Công ty ngày một mở rộng quy môhoạt động của mình và nhận được nhiều hợp đồng có giá trị lớn.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty còn khá trẻ do đó rấtnăng động, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc Sự kết hợp giữa những cánbộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành, có trình độ kỹthuật, đoàn kết cùng nhau xây dựng Công ty ngày càng tiến bộ
Đội ngũ nhân viên luôn ý thức được tầm quan trọng trong công việc,đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác được giao nhằm nâng cao hiệu quả côngviệc của Công ty cũng như góp phần làm giàu đẹp đất nước.
1.2.2 Khó khăn:
Hiện nay có khá nhiều công ty kiểm toán hoạt động cùng một lĩnh vựcnên việc cạnh tranh ngày càng gay gắt Vì thế Công ty gặp nhiều khó khăntrong việc thu hút sự chú ý của khách hàng nên ảnh hưởng đến việc kinhdoanh của Công ty.
1.3 CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Công ty kinh doanh các lĩnh vực sau: Dịch vụ kiểm toán; tư vấn đầu tưvà chuyển giao công nghệ; tư vấn tài chính - kế toán Tư vấn, khảo sát thiếtkế, tư vấn giám sát công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông.thiết kế công trình giao thông ( cầu, đường bộ) Tư vấn cổ phần hóa Thẩm trathiết kế công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông Thí nghiệmvật liệu xây dựng, kiểm tra đánh giá chất lượng công trình xây dựng và côngtrình giao thông cầu đường bộ Sản xuất, mua bán phần mềm tin học Thi công
Trang 6xây lắp các công trình thông tin – bưu chính - viễn thông, thi công lắp đặt hệthống chống sét Mua bán, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành cácthiết bị chuyên ngành viễn thông, tin học Lập dự án đầu tư, tư vấn thuế,…
Hoạt động trong lĩnh vực: kiểm toán Báo cáo tài chính, tư vấn, thẩm tra.chất lượng,….
1.4 PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 1.4.1 Tư vấn xây dựng:
- Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ
- Tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát công trình xây dựng dândụng, công nghiệp và giao thông.
- Thiết kế công trình giao thông ( cầu, hầm, đường bộ…)
- Thẩm tra thiết kế công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và giaothông.
1.4.2 Dịch vụ Kế toán - Kiểm toán :
- Dịch vụ Kiểm toán- Tư vấn tài chính kế toán
- Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp.
- Siêu âm cọc khoan nhồi, siêu âm bê tông, thép, hàn…
1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ 1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của đơn vị:
Trang 71.5.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban1.5.2.1 Phòng kiểm toán
Phòng kiểm toán đảm nhiệm thực hiện các dịch vụ liên quan đến kiểmtoán như: Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán doanh thu,dịch vụ kiểm toán chi phí, dịch vụ kiểm toán tiền mặt,…
1.5.2.2 Phòng kế toán
Phòng kế toán đảm nhiệm thực hiện việc hạch toán kế toán của Công tyđể báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó báo cáo choTổng giám đốc và Hội đồng quản trị để hoạch định chiến lược phát triển, đồngthời đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời những mặt yếu kém.
1.5.2.3 Phòng thiết kế - giám sát
Chủ tịch Hội Đồng quản trị
Tổng giám đốc
Giám đốc
kiểm toán Giám đốc thiết kế kiểm địnhGiám đốc
Phòng kế toán –
kiểm toán Phòng thiết kế - giám sát Phòng thí nghiêm – kiểm định
Các phòng ban khác có liên quan
Trang 8Phòng tư vấn thiết kế - giám sát đảm nhiệm thực hiện dịch vụ thẩm trathiết kế, giám sát các công trình xây dựng công nghiệp, các công trình dândụng và các công trình giao thông
1.5.2.4 Phòng thí nghiệm – kiểm định
Phòng thí nghiệm – kiểm định đảm nhiệm thực hiện thí nghiệm vật liệuxây dựng; kiểm định cầu đường giao thông; kiểm tra đánh giá chất lượng côngtrình giao thông xây dựng dân dụng, công nghiệp; siêu âm cọc khoan nhồi,siêu âm bêtông, thép, hàn
1.6 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ TRONG TƯƠNGLAI
- Tổ chức:
+ Hoàn thiện hơn bộ máy hoạt động của Công ty;
+ Tổ chức hệ thống quản trị Công ty, đảm bảo tính năng hoạt động,trách nhiệm và hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động;
+ Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, kinhdoanh và phát triển nghề nghiệp…
+ Thiết kế - giám sát, thí nghiệm – kiểm định: mở rộng quy mô hơnnữa cho mảng này bằng cách tăng cường đầu tư máy móc trang thiết bị, kỹthuật, mở thêm các phòng thí nghiệm hiện trường…
Trang 9CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 CÁCH XÁC ĐỊNH DOANH THU
2.1.1 Nhận định giao dịch tạo ra doanh thu:
Để có thể xác định một cách đúng đắn loại hình doanh thu và giá trị hợplý được ghi nhận thì việc nhận biết giao dịch là rất quan trọng Do đó tiêuchuẩn nhận biết giao dịch trong doanh thu được áp dụng riêng biệt cho từnggiao dịch.
Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần ápdụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch để có thể phản ánh chínhxác đầy đủ bản chất của giao dịch đó.
2.1.2 Giá trị doanh thu được xác định:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trongkỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Theo quy định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được phản ánhtrên tài khoản 511 và doanh thu nội bộ tài khoản 512 phải được theo dõi riêngbiệt theo từng loại Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng doanhthu như doanh thu bán hàng có thể chi tiết theo doanh thu bán hàng từng loạisản phẩm, hàng hóa nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kếtquả kinh doanh theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Giá trị doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thuhoặc sẽ thu được Cụ thể: Doanh thu phát sinh từ giao dịch sẽ được xác địnhthỏa thuận giữa bên bán và bên mua hoặc bên mua sử dụng tài khoản Nóđược xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được saukhi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàngbán tài sản bị trả lại Giá trị hợp lý ở đây được hiểu là giá trị tài sản có thể traođổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện của các bêncó đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Nguyên tắc hạch toán:
Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chính
Trang 102.2 PHÂN LOẠI DOANH THU 2.2.1 Doanh thu bán hàng
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng phương pháp khấu trừthuế GTGT, giá bán là giá chưa có thuế Ngoài ra còn một số doanh nghiệp áp
3333 511 111, 112Thuế xuất khẩu, TTĐB Bán hàng thu tiền ngay
phải nộp ( nếu có)
Cuối kỳ kết chuyển giá
Thuế GTGT đầu ra trị hàng bán bị trả lại
Cuối kỳ kết chuyển giá
trị giảm giá hàng bán Bán hàng thu tiền sau
Cuối kỳ kết chuyển 334Chiết khấu thương mại
911 Trả lương công nhânCuối ký kết chuyển viên bằng sản phẩm
Trang 11dụng phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán,tương tự cho trường hợp sản phẩm, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vàthuế xuất khẩu.
2.2.1.2 Điều kiện ghi nhận
2.2.1.2.1 Thời điểm ghi nhận: theo đoạn 10 – Chuẩn mực kế toán số 14
“Doanh thu và thu nhập khác” Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏamãn đồng thời cả năm điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhưngười sở hữu hàng hóa hay quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giaodịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
2.2.1.2.2 Giá trị ghi nhận: Đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ thông thường doanh thu được ghi nhận theo số tiền ghi trên hóa đơn.Riêng trong một số lĩnh vực kinh doanh, doanh thu cần được xác định dựa trênnhững cơ sở khác theo quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán.
2.2.1.3 Đặc điểm của doanh thu bán hàng
- Vấn đề có thể xem là quan trọng nhất khi ghi phần doanh thu bán hànglà việc xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Tronghầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thờiđiểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyềnkiểm soát hàng hóa cho người mua.
- Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần nhỏ rủi ro và lợi ích gắnliền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch được xem là hoạt động bán hàngvà doanh thu được phép ghi nhận.
- Trường hợp doanh nghiệp còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyềnsở hữu hàng hóa thì giao dịch chưa được xem là hoạt động bán hàng và doanhthu chưa được phép ghi nhận
+ Ngoài các điều khoản thông thường doanh nghiệp còn phải chịutrách nhiệm đảm bảo cho tài sản hoạt động bình thường.
+ Việc thanh toán tiền hàng còn chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vàongười mua hàng đó.
+ Hàng được giao còn chờ lắp đặt mới có thể đưa vào sử dụng (có nêutrong hợp đồng mua bán)
+ Người mua có quyền hủy bỏ giao dịch và doanh nghiệp không chắchàng bán có bị trả lại hay không.
Trang 12- Không được ghi nhận vào doanh thu bán hàng các khoản thu nhậpkhác
- Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệpnhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch, nếu có điều không chắc chắn về việcthu được lợi ích kinh tế thì doanh thu chỉ được ghi nhận khi điều không chắcchắn đó đã được xử lý xong.
- Doanh thu chỉ được ghi nhận khi doanh thu và chi phí liên quan đếncùng một giao dịch được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.
2.2.1.4 Thể hiện trên Báo cáo tài chính
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản mục trọng yếutrên Báo cáo tài chính, là cơ sở để người sử dụng đánh giá tình hình hoạt độngvà quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp phải trình bàychính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng được phản ánh ở chỉ tiêu thứ nhất trên Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh theo Quyết định 15/2006 – QĐ/BTC ban hành vàongày 20 tháng 03 năm 2006 Trong đó phản ánh tổng doanh thu từ hoạt độngbán hàng hóa, thành phẩm trong năm báo cáo của doanh nghiệp Các khoảngiảm trừ doanh thu không được ghi chung ở chỉ tiêu này mà phải ghi ở chỉ tiêuthứ hai, từ đó xác định doanh thu thuần của hoạt động bán hàng.
2.2.2 Doanh thu cung cấp dịch vụ 2.2.2.1 Khái niệm
Doanh thu cung cấp dịch vụ là giá trị phần dịch vụ doanh nghiệp đãcung cấp trong kỳ
Dịch vụ cung cấp theo phần công việc đã thỏa thuận theo hợp đồngtrong một hay nhiều kỳ kế toán như: cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, chothuê tài sản…
- Đối với dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ, doanh thu cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.- Đối với dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc chịu thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu cung cấp dịch vụ làtổng giá thanh toán.
- Đối với dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuếxuất khẩu thì doanh thu cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
2.2.2.2 Điều kiện ghi nhận
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đóđược xác định một cách đáng tin cậy Nếu giao dịch cung cấp dịch vụ đó liênquan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phầncông việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán cùng kỳ.
2.2.2.2.1 Thời điểm ghi nhận: Theo đoạn 16 – Chuẩn mực kế toán số 14
“ Doanh thu và thu nhập khác” kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ đượcxác định khi thỏa mãn đồng thời những điều kiện sau:
Trang 13- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cânđối kế toán.
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thànhgiao dịch cung cấp dịch vụ đó.
2.2.2.2.2 Giá trị ghi nhận:
- Trường hợp giao dịch cung cấp dịch vụ đó chỉ liên quan đến một kỳ kếtoán thì doanh thu ghi nhận là phần giá trị dịch vụ doanh nghiệp đã cung cấptrong kỳ.
- Trường hợp giao dịch cung cấp dịch vụ đó liên quan đến nhiều kỳ kếtoán thì được ghi nhận phần kết quả công việc đã hoàn thành trong kỳ, xácđịnh theo một trong ba phương pháp sau tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ:
+ Đánh giá phần công việc đã hoàn thành.
+ So sánh tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng công việc đã hoàn thànhvới tổng khối lượng công việc phải hoàn thành.
+ Tỷ lệ phần trăm chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính đểhoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ Tuy nhiên phần công việc đãhoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh lý định kỳ hay các khoảnứng trước của khách hàng.
2.2.2.3 Đặc điểm của doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanhnghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Doanh nghiệp có thể ước tínhdoanh thu cung cấp dịch vụ khi đạt được thỏa thuận với đối tác những điềukiện sau:
- Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp nhận nhiệm vụ- Giá thanh toán
- Thời hạn và phương thức thanh toán
Trong quá trình cung cấp dịch vụ doanh nghiệp có quyền xem xét vàsửa đổi các ước tính doanh thu khi cần thiết.
- Trường hợp dịch vụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau không táchbiệt được và thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì doanh thu từng kỳ sẽ đượcghi nhận theo phương pháp bình quân.
- Khi không thể xác định chắc chắn kết quả giao dịch thì doanh thuđược ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi.
2.2.2.4 Thể hiện trên Báo cáo tài chính
Trên Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải trình bày chính sách kế toánđược áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm cả phương pháp xácđịnh phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch vụ.
Trang 14Cùng với doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ được phảnánh ở chỉ tiêu thứ nhất trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo Quyết định15/2006 – QĐ/BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.
2.2.3 Các hình thức tạo ra doanh thu khác 2.2.3.1 Làm đại lý – ký gửi
Trường hợp một doanh nghiệp nhận làm đại lý bán hàng cho doanhnghiệp thì chỉ được ghi nhận doanh thu là khoản tiền hoa hồng được hưởng.Vì theo đoạn 4 – VSA 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”: “…các khoản thuhộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu…”
2.2.3.2 Trao đổi hàng hóa dịch vụ
- Trao đổi tương tự: Khi hàng hóa, dịch vụ được trao đổi để lấy hànghóa, dịch vụ tương tự về bản chất hoặc giá trị thì việc trao đổi đó không đượcxem là một giao dịch tạo ra doanh thu.
- Trao đổi không tương tự: Khi hàng hóa, dịch vụ được trao đổi để lấyhàng hóa, dịch vụ không tương tự về bản chất hoặc giá trị thì việc trao đổi đóđược xem là một giao dịch tạo ra doanh thu Khi đó doanh thu được xác địnhbằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh cáckhoản tiền hoặc tương đương tiền phải trả hay phải thu thêm do chênh lệch vềgiá trị Nếu không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hay dịch vụ nhậnvề thi doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hay dịch vụđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản chênh lệch tương tự.
2.2.3.3 Bán hàng kèm cung cấp dịch vụ
- Tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên mua bán mà việc bán hàng đượcthực hiện trước hay cùng lúc với việc cung cấp dịch vụ, và cũng tùy vào cáchthức mua bán mà thời điểm cũng như giá trị doanh thu được ghi nhận khácnhau.
- Thông thường doanh thu được ghi nhận khi người mua chấp nhận sựgiao hàng và quá trình lắp đặt, kiểm tra hoàn tất Khi đó doanh thu bán hàng sẽđược ghi nhận khi đã giao hàng kèm theo những lắp đặt ban đầu để đưa vào sửdụng dưới sự đồng ý của khách hàng Phần dịch vụ theo sau kỳ nào sẽ đượctính cho kỳ kế toán đó.
- Các trường hợp còn lại khi sự lắp đặt là không đáng kể thì doanh thuđược ghi nhận khi hoàn tất việc giao hàng.
2.2.3.4 Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
- Khi bán hàng và doanh thu đã được ghi nhận, xảy ra trường hợp kháchhàng phát hiện một số hàng sai quy cách hay kém phẩm chất nên đề nghị trảlại số hàng đó hoặc giảm giá hàng bán.
Trang 15- Khi chấp nhận và tiến hành nhận lại hàng, doanh nghiệp sẽ không ghigiảm doanh thu mà sẽ theo dõi giá trị số hàng trả lại hoặc giảm giá hàng bántrên các tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” và 532 “ Giảm giá hàng bán”, đếncuối kỳ kế toán doanh nghiệp mới tiến hành kết chuyển sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần củakhối lượng sản phẩm, hàng hóa thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán.
2.2.3.5 Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ được ghi nhận theo giá bántrả tiền ngay, phần tiền lãi phát sinh phải ghi vào tài khoản 3387 “ Doanh thuchưa thực hiện”, định kỳ kết chuyển qua tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt độngtài chính”.
2.2.3.6 Bán hàng chưa giao hàng đã lập hóa đơn và thu tiền
Nếu trong kỳ doanh nghiệp đã lập hóa đơn bán hàng và thu tiền đủnhưng đến cuối kỳ hàng vẫn chưa giao cho người mua thì giá trị số hàng nàykhông được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi nhận doanh thu Chỉđược ghi khoản tiền này là khoản tiền khách hàng trả trước và sẽ kết chuyểnvào doanh thu khi hàng thực giao, và thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện ghi nhậndoanh thu.
2.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU: 2.3.1 Chuẩn bị kiểm toán:
Công việc này diễn ra vào khoảng giữa năm tài chính Ví dụ, nếu côngty cần “khóa sổ” kế toán vào ngày 31 tháng 12 thì quá trình kiểm toán sẽ bắtđầu khoảng tháng sáu năm đó.
Ở bước này Kiểm toán viên phải thực hiện những công việc sau:
- Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tàichính cũng như các thông tin khác có liên quan đến đơn vị được kiểm toán;tiếp cận làm quen với hình thức kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, cácsản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ chính;
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các thông tin đã thu thậpđược về đơn vị được kiểm toán, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung vàphạm vi kiểm toán;
- Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán Mục đích của công việc này là nhằm:
- Tìm ra các nguy cơ rủi ro có thể đe dọa đến hoạt động công ty xét từcách nhìn của Kiểm toán Điều này có nghĩa rằng, các Kiểm toán viên phải tìmra các lỗ hổng mà có thể do vô tình hay hữu ý, khách hàng đã phạm phải.Chẳng hạn, nếu thu nhập của các đại diện bán hàng có liên quan trực tiếp đếndoanh số bán hàng mà họ thực hiện được, doanh số có thể sẽ bị họ đội lên vàđiều này dẫn đến một thực tế là thu nhập của họ cũng được đội lên một cáchbất bình thường.
Trang 16- Xác định các quy trình kiểm soát nội bộ trong công ty khách hàng đểtạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm toán sau này.
2.3.2 Thực hiện kiểm toán:
Đây là bước quan trọng trong quá trình kiểm toán mà theo đó, Kiểmtoán viên dùng kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ kiểm toán để hoànthành công việc của mình trước thời hạn khóa sổ chính thức của khách hàng.
- Thu thập và đánh giá các số liệu, dữ liệu, các bằng chứng kiểm toánđồng thời ghi sổ nhật ký kiểm toán phản ánh tất cả các công việc thực hiệntrong ngày;
- Quản lý bằng chứng kiểm toán, tài liệu liên quan, bảo mật thông tinthu nhập được trong quá trình kiểm toán;
- Tiến hành kiểm tra, đối chiếu, điều tra đối chiếu với các tổ chức, cơquan hay cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để từ đó đưa ra đượccác kết luận, đánh giá mang tính khách quan hơn về những nội dung đã kiểmtoán.
2.3.3 Hoàn thành kiểm toán ( lập và gửi báo cáo kiểm toán):
Về nguyên tắc, đây có thể là khâu cuối cùng của một hợp đồng kiểmtoán Đây là kết quả chính thức của quá trình kiểm toán được thể hiện dướidạng văn bản
2.4 CÁC SAI PHẠM VÀ CÁCH XỬ LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 2.4.1 Các dạng sai phạm
2.4.1.1 Gian lận
Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mụcđích tư lợi Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận có thể là sự trình bày sailệch có chủ đích các thông tin trên Báo cáo tài chính do một hay nhiều ngườitrong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hay các bên thứ ba thựchiện làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính Có thể biểu hiện dưới các hìnhthức:
- Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến Báo cáo tàichính.
- Sửa đổi tài liệu, chứng từ kế toán làm sai lệch Báo cáo tài chính.- Biển thủ tài sản.
- Che giấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh
tế làm sai lệch Báo cáo tài chính.
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật.
- Cố ý áp dụng áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp
và chế độ kế toán, chính sách tài chính.
- Cố ý tính toán sai về số học.
Trang 172.4.1.2 Sai sót
Sai sót là những lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sóthay do yếu kém về năng lực nên gây ra sai phạm ảnh hưởng đến Báo cáo tàichính Có thể biểu hiện dưới các hình thức:
- Lỗi về tính toán và số học hoặc ghi chép sai.
- Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế.- Áp dụng sai các Chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế
toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý.
2.4.1.3 Không tuân thủ
Theo VSA 250 “ Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trongkiểm toán Báo cáo tài chính” thì không tuân thủ là những hành vi thực hiệnsai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện phápluật và các quy định dù là vô tình hay cố ý của đơn vị Tuy nhiên những viphạm cá nhân của nhà quản lý hay của nhân viên mà không liên quan đến hoạtđộng kinh doanh của đơn vị.
2.4.2 Cách xử lý của Kiểm toán viên 2.4.2.1 Đánh giá mức độ sai phạm
- Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro và các thủ tục kiểm toán cần thiết,các thủ tục này cung cấp bằng chứng cho thấy khả năng xảy ra sai sót và gianlận, Kiểm toán viên phải tiến hành xem xét mức độ ảnh hưởng đến Báo cáo tàichính.
+ Xét mức độ ảnh hưởng là không trọng yếu: Kiểm toán viên thườngphải thông báo cho nhà quản lý khi nghi ngờ sai phạm là có thực dù nó chưaảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính.
+ Xét mức độ ảnh hưởng là trọng yếu: Kiểm toán viên phải thực hiệncác thủ tục điều chỉnh, bổ sung, thay thế thích hợp và phải xem xét ảnh hưởngcủa sai phạm trong mối quan hệ với những khía cạnh khác của cuộc kiểmtoán, đặc biệt là trong thư giải trình Giám đốc.
- Dựa trên những hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liênquan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán viên cần tiến hànhcác thủ tục cần thiết để phát hiện các hành vi không tuân thủ:
+ Yêu cầu đơn vị cung cấp và giải trình về những quy định và thủ tụcnội bộ của đơn vị liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định.
+ Phải thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc khôngtuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị làm ảnh hưởng trọng yếu đếnBáo cáo tài chính.
+ Phải xem xét hậu quả về tài chính do các hành vi đó gây ra, sự cầnthiết phải giải trình hậu quả về tài chính trong phần thuyết minh Báo cáo tàichính, mức độ ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính.
+ Trao đổi với Ban giám đốc hay người đứng đầu đơn vị và lưu hồ sơkiểm toán về những phát hiện của mình.
Trang 182.4.2.2 Cách xử lý của Kiểm toán viên
- Thông báo cho Giám đốc hay người điều hành của công ty kháchhàng;
- Tiến hành đề nghị kế toán của công ty khách hàng điều chỉnh cho đúngđối với các sai phạm mà công ty khách hàng vi phạm.
2.4.3 Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Thông báo về gian lận và sai sót:
- Thông báo cho Giám đốc hay người đứng đầu công ty khách hàng:Kiểm toán viên phải thông báo kịp thời những phát hiện của mìnhcho Giám đốc trong thời hạn nhanh nhất trước ngày phát hành Báocáo tài chính, hoặc trước ngày phát hành Báo cáo tài chính, trướcngày phát hành Báo cáo kiểm toán khi phát hiện có gian lận hay saisót Kiểm toán viên phải cân nhắc tất cả các tình huống xem cầnthông báo cho cấp quản lý nào Trong hầu hết các trường hợp xảy ragian lận thường Kiểm toán viên sẽ báo cho cấp quản lý cao hơn cấpcó khả năng liên quan đến gian lận gây ra Nếu gian lận có khả năngliên quan đến những người lãnh đạo cao nhất thì Kiểm toán viênphải tham khảo ý kiến của chuyên gia để xác định các thủ tục cầntiến hành.
- Thông báo cho người sử dụng Báo cáo kiểm toán: Thông qua việcphát hành Báo cáo kiểm toán mà Kiểm toán viên sẽ thông báo cácgian lận và sai sót của công ty khách hàng Trường hợp có gian lậnvà sai sót trọng yếu đến Báo cáo tài chính và không được sửa chữahay phản ánh đầy đủ trong Báo cáo tài chính thì Kiểm toán viên sẽđưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận trong Báocáo kiểm toán của mình Dù các gian lận và sai sót trọng yếu đãđược phản ánh đầy đủ trong Báo cáo tài chính nhưng Kiểm toán viênvẫn phải ghi rõ trong Báo cáo kiểm toán Trường hợp Kiểm toánviên bị giới hạn phạm vi dẫn đến việc không thu thập được đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá gian lận và sai sót xảyra làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính thì Kiểm toánviên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối ra ý kiến.Trường hợp không xác định được gian lận và sai sót đã xảy ra dohạn chế khách quan thì Kiểm toán viên phải xem xét tới ảnh hưởngcủa sai phạm đến Báo cáo kiểm toán.
- Thông báo cho các cơ quan chức năng: Theo đạo đức nghề nghiệpKiểm toán viên phải giữ bí mật về thông tin cũng như số liệu củakhách hàng, nhưng trong trường hợp theo quy định của pháp luậtKiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thông báo gian lận và saisót cho các cơ quan chức năng có liên quan Tuy nhiên Kiểm toánviên có thể trao đổi trước với chuyên gia.
Trang 19 Thông báo về hành vi không tuân thủ:
- Thông báo cho Giám đốc: Tương tự như trường hợp gian lận và saisót trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải thông báo choGiám đốc về hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định liênquan phát hiện được Kiểm toán viên phải thông báo bằng văn bảnnếu hành vi không tuân thủ cố ý và có ảnh hưởng trọng yếu đến Báocáo tài chính Nếu Giám đốc hay người đứng đầu của công ty kháchhàng có liên quan đến hành vi không tuân thủ gây ảnh hưởng trọngyếu đến Báo cáo tài chính thì Kiểm toán viên phải tham khảo ý kiếnchuyên gia pháp luật.
- Thông báo cho người sử dụng Báo cáo kiểm toán: Những hành vikhông tuân thủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính màKiểm toán viên đã đề nghị sửa đổi, điều chỉnh nhưng vẫn khôngphản ánh trong Báo cáo tài chính thì Kiểm toán viên phải đưa ra ýkiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận Trường hợp phạmvi kiểm toán bị giới hạn do đơn vị không tạo điều kiện cho việc thuthập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thì Kiểm toán viên phải đưa ra ýkiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối ra ý kiến Nếu không thể thuthập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán về hành vi không tuân thủpháp luật đã xảy ra thì Kiểm toán viên phải xem xét đến mức độ ảnhhưởng đến Báo cáo kiểm toán.
- Thông báo cho các cơ quan chức năng: Nếu công ty khách hàng cóhành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định thì tùy theo yêucầu của pháp luật, Kiểm toán viên phải thông báo hành vi đó cho cơquan chức năng có liên quan Trường hợp này Kiểm toán viên đượcphép trao đổi trước với chuyên gia tư vấn pháp luật.
Trang 20CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANHTHU – CÁC SAI PHẠM VÀ CÁCH XỬ LÝ SAI
PHẠM KHI KIỂM TOÁN DOANH THU CỦAKIỂM TOÁN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHHTƯ VẤN – KIỂM TOÁN TRUNG TÍN ĐỨC
3.1 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU3.1.1 Chuẩn bị kiểm toán:
3.1.1.1 Tiền kế hoạch
3.1.1.1.1 Tiếp nhận khách hàng
Khi khách hàng có yêu cầu kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ thực hiện khảosát khách hàng để thu thập được những thông tin cơ bản, những yêu cầu củakhách hàng Sau đó tiến hành phân tích sơ bộ về mức độ trọng yếu, rủi rokiểm toán, ước tính về thời gian và chi phí thực hiện kiểm toán; xem xét cóthể tiến hành kiểm toán cho khách hàng hay không; thương lượng để đạt đượccác thỏa thuận và ký hợp đồng kiểm toán Việc phải làm sau cùng trong khâuchuẩn bị kiểm toán là lên kế hoạch và chương trình kiểm toán, công việc nàydo Trưởng phòng đảm nhiệm, cụ thể là:
Tìm hiểu khách hàng:
Đối với khách hàng mới, sau khi tiếp nhận yêu cầu kiểm toán của kháchhàng ( bằng điện thoại, thư, fax…), Công ty sẽ cử người xuống khảo sáttrước khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng Công việckhảo sát được tiến hành như sau: Kiểm toán viên sẽ thu thập các thôngtin cơ sở theo mẫu khảo sát chung của Công ty Mẫu phiếu khảo sát nàyđược Công ty lập chung và thống nhất cho tất cả các cuộc kiểm toán.Tùy theo tình hình từng doanh nghiệp, khi khảo sát Kiểm toán viên sẽthu thập thêm những thông tin bổ sung khác Ngoài ra, Kiểm toán viêncòn tìm hiểu các thông tin có ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanhnghiệp như: khách hàng đang bị kiện tụng, đang có tranh chấp, mâuthuẫn nội bộ hoặc đang có dấu hiệu chuẩn bị phá sản, lý do kiểm toán…Còn đối với khách hàng cũ, thường thì Công ty sẽ liên hệ với kháchhàng trước để có thể ký kết hợp đồng kiểm toán cho năm hiện hành Sauđó, Công ty sẽ cử người đại diện đến công ty khách hàng để khảo sát sựbiến động, cập nhật và đánh giá lại những thông tin nền tảng đã thu thậptrước đây, đặc biệt chú ý đến những vấn đề còn tồn tại năm trước, nhằmgiúp Kiểm toán viên quyết định có tiếp tục kiểm toán hay không và thayđổi kế hoạch, chương trình kiểm toán cho phù hợp với năm hiện hành.
3.1.1.1.2 Ký hợp đồng kiểm toán
Ký hợp đồng kiểm toán: Nếu đồng ý tiếp nhận khách hàng thì căn cứ
Trang 21trên kết quả tìm hiểu khách hàng, Công ty sẽ xác định khối lượng côngviệc và phạm vi kiểm toán và xác định giá phí kiểm toán và tiến hành kýkết hợp đồng kiểm toán.
3.1.1.2 Chuẩn bị kiểm toán
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng, Công ty lập kếhoạch kiểm toán Để xây dựng và thực hiện kế hoạch và chương trình kiểmtoán hữu hiệu, Công ty tiến hành tìm hiểu khách hàng như sau:
3.1.1.2.1 Hiểu biết về tình hình kinh doanh
Việc tìm hiểu này thường được thực hiện đối với khách hàng mới, cònvới khách hàng cũ đã có hồ sơ lưu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thìchỉ cần cập nhật nếu có sự thay đổi trong hệ thống này.
- Hiểu biết chung về nền kinh tế: Thực trạng nền kinh tế ( nền kinh tếđang ở trong giai đoạn nào, tăng trưởng hay suy thoái…); tỷ lệ lãi suấtvà khả năng tài chính của nền kinh tế; mức độ lạm phát, thất nghiệp, tỷgiá hối đoái; các chính sách của chính phủ, chính sách tiền tệ ngân hàng,thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, những quy định của pháp luật; sựảnh hưởng của các nhân tố kinh tế khu vực và thế giới.
- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng: Tìm hiểu tìnhhình thị trường và cạnh tranh các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh,các chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.
- Nhân tố nội tại của khách hàng: Các đặc điểm về quan trọng về sởhữu và quản lý Về Hội đồng quản trị (số lượng thành viên cũng như uytín và kinh nghiệm của từng cá nhân, tính độc lập đối với giám đốc vàkiểm soát hoạt động của giám đốc, sự tồn tại và tác động của quy chếhoạt động của khách hàng); về Giám đốc và bộ máy điều hành (thay đổinhân sự, kinh nghiệm và uy tín, kế toán trưởng và nhân viên kế toán,phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong bộ máy điều hành, sử dụngcác ước tính kế toán và dự toán); về loại hình doanh nghiệp (cơ cấu tổchức, sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh và quản lý của kháchhàng)
- Tình hình kinh doanh của khách hàng: Tìm hiểu chiến lược kinhdoanh của khách hàng; liệt kê các loại mặt hàng, loại dịch vụ, các đốitác, nhà cung cấp chính, các đại lý và chi nhánh của khách hàng; tìmhiểu về chính sách ghi nhận doanh thu ( có hợp lý hay không)
- Ghi nhận về hệ thống kế toán và chu trình kinh doanh của kháchhàng: Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng, ghi lại chính sách bánhàng của khách hàng ( bán sỉ, lẻ hay qua đại lý; bán nội địa hay xuấtkhẩu; chính sách bán chịu; chính sách giá cả…)
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: Bằng cách sử dụng lưu đồ hoặc ghilại bằng lời chu kỳ kinh doanh của đơn vị đối với các vấn đề sau: Nhậnđơn đặt hàng; kiểm tra hàng trong kho có đủ để bán không, duyệt đơnđặt hàng và quyết định bán chịu, lập đơn đặt hàng; lập lệnh bán hàng,
Trang 22lập phiếu xuất kho và phiếu gửi hàng; lập hóa đơn và kiểm tra hóa đơn;cấp có thẩm quyền phê duyệt; gửi hàng và ghi sổ; đối chiếu sổ chi tiếtvà tổng hợp; thu tiền, đòi nợ, đối chiếu công nợ; xử lý giảm giá, hàngbán bị trả lại, nợ khó đòi.
+ Đối với doanh nghiệp dịch vụ: Nhận đơn đặt hàng hay phiếu đặt tạichỗ; ghi nhận doanh thu các dịch vụ liên quan và hồ sơ khách hàng dựavào hóa đơn các bộ phận chuyển về; lập và kiểm tra hóa đơn; giao hóađơn và ghi chép vào sổ sách kế toán; đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổnghợp; thu tiền đòi nợ, đối chiếu công nợ; xử lý giảm giá, nợ khó đòi.
3.1.1.2.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bô
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là một khâu quan trọng nhất trongquá trình kiểm toán vì nó giúp cho Kiểm toán viên xác định nội dungthời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
3.1.1.2.3 Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu:
Trước khi chấp nhận hay ký kết hợp đồng kiểm toán, Kiểm toán viêndựa vào những thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát và từnhững nguồn khác để đánh giá mức độ rủi ro của sự thành bại trongkinh doanh của khách hàng đánh giá rủi ro gian lận và sai sót, rủi ro đốivới Công ty Sau khi xem xét và chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợpđồng kiểm toán, Kiểm toán viên tiến hành đánh giá tình hình kinhdoanh, tình hình chứng từ sổ sách, những biến động trong các tài khoảntrọng yếu để làm cơ sở cho việc lên kế hoạch kiểm toán gồm kế hoạchtổng thể và chiến lược kiểm toán.
Bên cạnh việc đánh giá rủi ro, để lập được kế hoạch kiểm toán Kiểmtoán viên còn tiến hành xác định mức trọng yếu chung cho toàn Báo cáotài chính Thông thường trưởng nhóm sẽ dựa trên kinh nghiệm, sự xétđoán và một số thông tin tài chính cơ bản như: tổng tài sản, tổng nguồnvốn tự có, công nợ, các khoản vay, lãi (lỗ) trước thuế, tổng doanh thu…Tùy theo đặc điểm kinh doanh của đơn vị để xác định mức trọng yếu vềmặt lượng, ước lượng khả năng sai sót chấp nhận được
Mức trọng yếu được xác định sau đợt khảo sát sơ bộ tại công ty kháchhàng để làm cơ sở cho việc xác định tính chất, thời gian và phạm vi củacác thủ tục kiểm toán, cũng như việc đánh giá ảnh hưởng của những saisót đến Báo cáo tài chính Tuy nhiên, mức trọng yếu cũng có thể đượcđiều chỉnh lại trong quá trình kiểm toán, cho đến khi đưa ra Báo cáokiểm toán chính thức.
3.1.1.2.4 Kế hoạch kiểm toán:
Trước khi thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạchkiểm toán tổng thể và chiến lược kiểm toán Trong đó bao gồm cả kếhoạch kiểm toán và chiến lược kiểm toán cho khoản mục doanh thu.
Trang 23Trên cơ sở phân tích, đánh giá sơ bộ các thông tin nền tảng thu thậpđược từ khách hàng trong cuộc khảo sát, nhóm trưởng tiến hành lậpchiến lược kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán được lập sau khi Công ty khảo sát tình hình kháchhàng và chấp nhận kiểm toán; giữa khách hàng và Công ty đạt được sựthống nhất về tất cả các mặt như: thời gian, địa điểm, giá phí, đối tượngkiểm toán, thời gian cần hoàn thành Báo cáo kiểm toán…Kế hoạchkiểm toán tổng thể là một bảng kế hoạch về thời gian và nhân sự cầnthiết để thực hiện cuộc kiểm toán Trong đó, Trưởng nhóm kiểm toán sẽchỉ định những phần việc cho từng thành viên tùy theo trình độ chuyênmôn sâu về lĩnh vực kiểm toán; các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽthực hiện kế hoạch đã được lập Trưởng nhóm kiểm toán là người ràsoát, thực hiện rà soát lại các công việc trước khi trình kết quả kiểmtoán đã thực hiện được trong cuộc kiểm toán cho Giám đốc kiểm toánxét duyệt.
MÔ TẢ BƯỚC CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN CỤ THỂ KHI KIỂM TOÁNKHÁCH HÀNG KZTA.
* Chính sách kế toán áp dụng:
Áp dụng chế độ kế toán Việt NamHình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chungĐơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam
Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01/01/2006, kết thúc ngày 31/12/2006.
* Chu trình doanh thu:
Nhận đơn đặt hàng, thông báo cho bộ phận kinh doanh kiểm tra lượng hàngtồn kho, lập hợp đồng, thông báo cho bộ phận giao nhận hàng Chính sách thunợ 45 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Trang 243.1.2 Thực hiện kiểm toán:
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm hai công việc chính là tìmhiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các thử nghiệm cơbản.
Thứ nhất: Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Trong chu trình doanh thu, Kiểm toán viên của Công ty thực hiện tìmhiểu về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thể thức kiểmsoát thông qua việc xem xét các văn bản, quy chế, quy định liên quanđến chu trình doanh thu; trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và kế toántrưởng của khách hàng để hiểu rõ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ vàtìm hiểu và nhận thức, thái độ cũng như hành động của người quản lýtrong đơn vị đối với kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soátnội bộ Kiểm toán tiến hành quan sát thực tế quy trình doanh thu, vềcách thức thực hiện nghiệp vụ và xử lý chứng từ kế toán
Đánh giá hệ thống kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát:Sau khi xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên so sánh vớinhững yếu tố cần thiết đối với một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệuphù hợp với điều kiện của khách hàng để đánh giá rủi ro kiểm soát NếuKiểm toán viên nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ không được thiếtlập hoặc còn nhiều yếu kém thì sẽ tiến hành ngay vào việc thực hiện cácthử nghiệm cơ bản mà không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.Ngược lại, nếu cơ chế kiểm soát nội bộ được xác định là có đủ các yếutố cần thiết thì Kiểm toán viên sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đểsự hiểu biết chính xác về hoạt động kiểm soát của đơn vị.
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát :
Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được Kiểm toán viên thực hiệnsong song với các thử nghiệm cơ bản trên cơ sở các mẫu đã được lựachọn nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán.
Đối với những khách hàng cũ, trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểmsoát nội bộ, nếu Kiểm toán viên nhận thấy không có những biến độngmạnh làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thì Kiểm toán viênthực hiện ngay vào các bước thử nghiệm cơ bản, đồng thời kết hợp vớimột số thử nghiệm kiểm soát để điều chỉnh kích cỡ mẫu cho phù hợp.Kiểm toán viên không chú trọng và thực hiện nhiều các thử nghiệmkiểm soát trong trường hợp này Riêng đối với khách hàng mới thì việcthực hiện các thử nghiệm kiểm soát được chú trọng hơn nhằm thu thậpbằng chứng về rủi ro kiểm soát trên từng mục tiêu kiểm toán.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là kiểm tra sổ sách, chứng từ,phương pháp làm lại và phương pháp phỏng vấn, còn phương pháp quansát ít được sử dụng do bị hạn chế về mặt thời gian.
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản :
Trang 25Do việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được tiến hành song songvới việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản, nên Kiểm toán viên kết hợpthực hiện kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ với các mụctiêu kiểm toán như: sự hiện hữu, tính chính xác, đầy đủ,…của khoảnmục doanh thu Trong quá trình kiểm toán, nếu nhận thấy có nhiều thiếusót, rủi ro cao thì Kiểm toán viên sẽ mở rộng hợp lý các thử nghiệm chitiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cho nhận xét của mìnhtrên Báo cáo kiểm toán
Thứ hai: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Trong khâu thực hiện các thử nghiệm cơ bản, trước khi thực hiện cácthử nghiệm chi tiết, Kiểm toán viên của Công ty cũng thực hiện các thủtục phân tích để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu.
Thực hiện các thủ tục phân tích:
Thử nghiệm 1: So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nayso với năm trước và so sánh giữa các tháng trong năm, tìm lời giải thíchcho những biến động bất thường Thông thường tỷ lệ lãi gộp trên doanhthu ít biến động Nếu có sự biến đổi bất thường có thể do doanh thutrong kỳ bị khai khống so với năm trước hoặc giá vốn hàng bán bị khaithiếu nhằm làm cho người đọc Báo cáo tài chính có cái nhìn tốt hơn vềhoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lãi gộp giảm bất thường thì cóthể do doanh thu trong lỳ không được ghi nhận đầy đủ hoặc do giá vốnhàng bán bị thổi phồng nhằm mục đích chốn thuế Tuy nhiên, cũng cóthể tỷ lệ này biến động là do sự tác động của các nhân tố như: giá bán,giá thành, số lượng bán,…Kiểm toán viên kết hợp với các thủ tục khácvà trao đổi với kế toán trưởng để tìm ra nguyên nhân.
Thử nghiệm 2: So sánh doanh thu của năm nay so với doanh thucủa năm trước và với số kế hoạch cả về số lượng tổng cộng lẫn từngtháng nhằm kiểm tra sự hợp lý của doanh thu trong kỳ Nếu doanhnghiệp có nhiều cửa hàng hay đại lý tiêu thụ sản phẩm, hoặc đơn vị kinhdoanh nhiều mặt hàng thì so sánh doanh thu của từng cửa hàng, củatừng mặt hàng năm nay so với năm trước.
Thử nghiệm 3: Thực hiện thủ tục phân tích “Ước tính doanh thubán hàng” Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp liệt kê số lượng, đơn giábán của các loại sản phẩm khác nhau của từng tháng trong năm kiểmtoán, từ đó tính ra giá trị hàng bán trong tháng và trong năm kiểm toán.Với số lượng hàng bán của các tháng trong kỳ được lấy từ bảng kê chitiết nhập – xuất – tồn kho thành phẩm, hàng hóa; đơn giá được lấy trongbảng giá được phê duyệt trong từng giai đoạn.
Thực hiện các thử nghiệm chi tiết
Sau khi đưa ra các kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiệnmột số thủ tục phân tích, Kiểm toán viên sẽ quyết định sử dụng thửnghiệm chi tiết nào và phạm vi áp dụng để có được những bằng chứngđáng tin cậy nhất.
Trang 26Sau đây là những thử nghiệm chi tiết đối với khoản mục doanh thu màCông ty thường áp dụng:
Thử nghiệm 1: Từ sổ chi tiết, lập bảng biến động doanh thu vàbảng báo cáo doanh thu theo từng mặt hàng trong một năm Tiến hànhđối chiếu theo doanh thu theo tháng và số tổng cộng với Bảng cân đốisố phát sinh, sổ cái, và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đồngthời tham chiếu với các tài khoản có liên quan nhằm đảm bảo số liệuđược tập hợp chính xác trên sổ chi tiết và khớp với sổ cái cũng nhưkhớp với Báo cáo tài chính.
Thử nghiệm 2: Chọn mẫu để kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nhằmđảm bảo việc ghi chép doanh thu là chính xác về số liệu, đúng vớinghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và đảm bảo mọi khoản doanh thutrong kỳ đều được ghi nhận Kiểm tra sự liên tục của việc ghi chép sốliệu nhằm phát hiện một số chứng từ chưa được ghi chép lên tài khoảndoanh thu hay phát hiện một số chứng từ bị hủy…Có thể kết hợp việcvận dụng xem bảng kê khai doanh thu và bảng kê khai hóa đơn sử dụng.Chọn mẫu trong một số tháng trong năm có doanh thu cao trên sổ chitiết, kiểm tra lại chứng từ gốc ở những mặt sau:
- Xem xét nội dung trên hóa đơn ( tên người bán, tên người mua, mãsố thuế, số tiền trên hóa đơn, số thuế, số sêri, số hóa đơn, ngày hóa đơn,sự phê duyệt);
- Đối chiếu số tiền trên hóa đơn với số tiền trên sổ sách, kiểm tra sựtính toán số tiền;
- Kiểm tra đơn giá trên hóa đơn phải phù hợp với hợp đồng thỏathuận hay bảng giá của đơn vị, xem sự phê duyệt của người có thẩmquyền;
- Số liệu trên hóa đơn phải khớp với số liệu trên các báo cáo khácnhư: Báo cáo nhập – xuất – tồn, bảng tính giá vốn hàng bán;
- Xem xét sự phù hợp giữa hóa đơn, phiếu xuất kho và các hồ sơkhác có liên quan.
Thử nghiệm 3: Đối chiếu giữa số liệu xuất kho và số lượng bán,nếu có chênh lệch thì phải tìm hiểu và xem xét sự hợp lý, hợp lệ.
Thử nghiệm 4: Kiểm tra các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bánvà hàng bán bị trả lại để đảm bảo các khoản này là thực sự phát sinhtrong kỳ, được ghi chép đầy đủ và chính xác Tiến hành đối chiếu giữasổ chi tiết theo dõi các khoản ghi giảm doanh thu với chứng từ gốc.Tính toán lại, kiểm tra sự chính xác Xem xét việc chấp thuận chiếtkhấu, kiểm tra biên bản hàng hóa bị trả lại, và cách hạch toán các khoảngiảm trừ này.
Thử nghiệm 5: Kiểm tra sự phân chia niên độ bán hàng, tìm ranhững khoản doanh thu ghi nhận không đúng kỳ Chọn một số hóa đơntrước ngày báo sổ và một số hóa đơn sau ngày báo sổ để xem chúng cóđược hạch toán đúng niên độ hay không Kiểm toán viên tiến hành đối