1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quản trị danh mục đầu tư

101 2,4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Danh Mục Đầu Tư
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Quản trị danh mục đầu tư

Trang 1

CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VĨ MÔ VIỆT NAM

1.Môi trường kinh tế

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Nguồn: MHBS tổng hợp

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2010 tăng trưởng 6,52% so với chín tháng năm 2009,và dự kiến cả năm sẽ đạt 6.7%, vượt qua mục tiêu 6.5% của chính phủ trong đó quý I tăng 5,83%; quý II tăng 6,4% và quý III tăng 7,16% Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 4,62% của cùng kỳ năm trước

Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế chín tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,24%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm Trong tổng sản phẩm trong nước chín tháng, khu vực nông, lâm nghiệp

và thủy sản chiếm 21,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,85%; khu vực dịch

vụ chiếm 38,06%

Tốc đọ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng 2009 so với 9 tháng 2010

Tốc đọ tăng trưởng so với 9tháng năm trước Đóng góp của các khuvực vào tăng trưởng 9

tháng năm 2010(%)

9 tháng năm 2009(%) 9 tháng năm 2010(%)

Trang 2

Nông,lâm nghiệp thủy sản 1.58 2.89 0.49

Nguồn:Tổng cục thống kê

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 7.5%, đây là mức trung bình trong hơn 10 năm qua Trong một báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6.5% trong năm nay và đạt mức 7% trong năm 2011.Như vậy, các dự báo về triển vọng của kinh tế Việt Nam đều khá lạc quan Điều này cũngđược minh chứng bằng các con số khác như tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng trưởng bán lẻ và tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu được duy trì khá cao Đặc biệt trong đó tăng trưởng xuất nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đều vượt mức chỉ tiêu đặt ra.Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng thấp của nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện Đầu tư quá mức đã gây sức ép lên lạm phát và những rủi ro vĩ mô khác Mức tăng đầu tư này lại chủ yếu đến từ khu vực nhà nước, nơi có hiệu quả đầu tư rất thấp Sự kiện Vinashin mất khả năng trả nợ, hàng loạt dự án trọng điểm chậm tiến độ hoặc không hiệu quả là một minh chứng sát thực cho điều này

Tổng số vốn đầu tư trong nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 bằng 44.19% GDP, hệ số ICOR 9 tháng lên tới 7.17 Vốn đầu tư của khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất với 37.6% và tăng đến 30.2% so với cùng kỳ năm trước Đầu tư khu vực ngoài nhà nước và nước ngoài lần lượt 36.8% và 25.8%, tăng trưởng vốn đầu tư chỉ là 17% và 10.7%

Qua phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy kinh

tế Việt Nam vẫn có thể đạt được mức tăng

trưởng 6.7% trong năm 2010 Dù đạt được mục tiêu tăng trưởng nhưng con số dường như không phải là vấn đề trọng tâm hiện tại của nền kinh tế Việt Nam Một số vấn đề thuộc về cơ cấu như hiệu quả của đầu tư công, năng lực thực sự của các tập đoàn nhà nước đã bộ lộ sớm hơn mong đợi Trong ngắn hạn, với những lợi thế hiện có,

Trang 3

Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 6 đến 7% Về dài hạn, đà tăng trưởng

sẽ gặp nhiều thách thức nếu không có cải thiện trong việc tái cấu trúc nền kinh tế

1.2 Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện chín tháng năm 2010 ước tính đạt 602,8 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 226,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 30,2%; khu vực ngoài Nhà nước 222 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,8% và tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 154 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% và tăng 10,7%

Vốn đầu tư xã hội thực hiện 9 tháng năm

2010

Nghìn tỷđồng

Cơcấu (%)

So với cùng

kỳ năm trước(%)

Khu vực ngoài Nhà nước 220,0 36,8 117,0

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài

154,0 25,6 110,7Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ngày càng gia tăng trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đang có xu hướng chậm lại Đây là một dấu hiệu không mấy tích cực đối với chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam Nguyên nhân là do sự ưu tiên phát triển kinh tế theo chiều rộng và hiệu quả đầu tư khá thấp của khu vực kinh tế nhà nước so với khu vực tư nhân và vốn đầu

tư nước ngoài Chúng tôi kì vọng trong thời gian tới, chính sách định hướng phát triển kinh tế sẽ có thay đổi theo hướng tập trung vào chiều sâu và có hiệu quả hơn

1.3 Nợ công

Trang 4

Theo báo cáo mới nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phiên họp với Uỷ ban thường

vụ quốc hội, tính đến 31/12/2009 tổng số dư nợ công bằng 52,6%GDP – cao hơn rất nhiều so với lần công bố trước và ước tính đến cuối năm 2010 nợ công sẽ bằng 56,7% GDP Vấn đề nợ công đang gây nhiều lo lắng trong các nhà điều hành chính sách Theo chúng tôi việc nợ công bằng bao nhiêu % so với GDP không quan trọng bằng việc sử dụng đồng vốn đi vay có hiệu quả hay không? Nếu như những dự án này hiệu quả và có mức sinh lợi cao hơn so với lãi vay, đồng

vốn đi vay sẽ đem lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế Một điểm đáng lưu y là các khoản nợ nước ngoài trong bối cảnh dự trữ ngoại hối được dự báo tiếp tục giảm, đặc biệt là các khoản vay thương mại

1.4 Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 tăng 1,31% so với tháng trước Đây là mức tăng cao nhấttrong sáu tháng qua kể từ tháng 3/2010 với mức tăng trên 1% Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín tăng cao là do thực hiện lộ trình tăng học phí từ năm học 2010-2011 theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ở hầu hết các địa phương trên cả nước, yếu tố này đóng góp 0,68% vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng cả nước Mặt khác, việc điều chỉnh tăng giá xăng, dầu từ ngày

09/8/2010 tiếp tục ảnh hưởng làm tăng giá hàng hoá và dịch vụ trong tháng Chín

Chỉ số giá tháng Chín năm 2010 của hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ đều tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 12,02%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,08% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức 1% gồm: Giao thông tăng 0,91%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,79% (lương thực tăng 2,32%; thực phẩm tăng 0,39%); văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,48%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,44%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,35%; hai nhóm may mặc, mũ nón, giày dép và thiết bị và đồ dùng gia đình đều tăng 0,34% Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,07%

Thị trường giá cả hàng hoá trong nước và thế giới những tháng cuối năm còn diễn biến phức tạp Đặc biệt trong nước, một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ là nguyên nhân gây áp lực đến mặt bằng giá nói chung, đó là:

(1) Việc tăng giá một số hàng hoá, dịch vụ sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá cả của những hàng hoá và dịch vụ khác;

(2) Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho sản xuất cũng như nhu cầu các dịch vụ và tiêu dùng hàng hoá trong dân cư thường tăng lên vào dịp cuối năm;

(3) Nhiều công trình, dự án tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân để hoàn thành kế hoạch năm.Trong khi đó,giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 9,82% kể từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng tăng 1,05% - 1.1% Việc điều tiết giá cả các mặt hàng nhóm này tương đối khó khăn do nó phụ thuộc vào giá cả trên thị trường thế giới

(4) Tỷ giá giữa VNĐ và USD được điều chỉnh tăng, ảnh hưởng đến giá hàng nhập khẩu làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất hàng hoá.Từ đầu năm đến nay, NHNN đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhằm bình ổn thị trường ngoại hối Tuy nhiên,trước tình hình nhập siêu, thâm hụt ngân sách nhà nước, lạm phát cuối tháng 9/2010, tỷ

Trang 5

giá VND/USD giao dịch trên thị trường tự do có lúc lên 19.700, cảnh báo về áp lực mới

có thể diễn ra trên thị trường ngoại hối

(5) Nguy cơ thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi còn tiềm ẩn, nếu xảy ra trên quy mô lớn cũng sẽ tác động đến nguồn cung lương thực và thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đây là nhóm hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng của dân cư

Diễn biến CPI

(Nguồn: NHNN và tổng hợp của Ocean Securities)

Dự báo CPI năm 2010 có thể được kiểm soát quanh mức 8.7% đến 9% Đây thực sự không phải là tín hiệu khả quan vì mức này cao hơn rất nhiều so với hầu hết các nền kinh tế khác Mặc

dù vậy, mức tăng này có thể chấp nhận được

trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và nằm trong kỳ vọng của nhiều người

1.5 Lãi suất

So với những tháng đầu năm, lãi suất trên thị trường hiện nay đã giảm nhiều Việc NHNNcho phép các ngân hàng được huy động và cho vay với lãi suất thỏa thuận đã tạo ra nhữnghiệu ứng tích cực, khi không xuất hiện một cuộc đua lãi suất nào và thực tế lãi suất đã

Trang 6

giảm mạnh so với trước đó Ngoài ra, thị trường tài chính đã được vận hành một cách minh bạch và linh hoạt hơn

Trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng ở mức khá thấp (6 tháng 10.5%) và chủ yếu là đến từ tín dụng bằng ngoại tệ Tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu mạnh lên trong

3 tháng trở lại đây và tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng đã đạt 19.5%, cung tiền cũng đã đạt mức tương đương Như vậy, theo mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 25% cho năm nay thì tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng còn lại bị khống chế trong

khoảng 4.6%

Để hỗ trợ cho việc giảm lãi suất trên thị trường, trong 9 tháng vừa qua NHNN cũng đã bơm một lượng tiền ròng khá lớn qua thị trường mở Tổng cộng 9 tháng đầu năm, số tiền được bơm qua thị trường mở đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng Với lãi suất chiết khấu thấp hơn khá nhiều so với lãi suất trên thị trường, số tiền này đã hỗ trợ tích cực cho việc giảm lãi suất

Thị trường tài chính trong tháng 10 cũng chịu sức ép lớn khi một loạt các chính sách mới quy định có hiệu lực Áp lực này bao gồm việc 23 ngân hàng phải gấp rút tăng vốn để đápứng được mức vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 Chi phí vốn của cácngân hàng cũng tăng theo khi từ năm 2010 buộc phải trích lập đầy đủ dự phòng chung 0.75% trên dư nợ tín dụng phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4

Ngoài việc chịu tác động của việc trích lập dự phòng chung, các ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi một số quy định của Thông tư 13 Tuy một số điều trong Thông tư 13 đã được chỉnh sửa trong Thông tư 19, nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng đã chịu tác động mạnh từ những quy định mới này Về dài hạn, Thông tư 13 có thể giúp cho hệ thống tài chính vững mạnh và an toàn hơn; tuy nhiên trong ngắn hạn quy định mới này ”gây sốc” cho không ít ngân hàng

Một điểm đáng lưu ý khác là trong những tháng vừa qua, lượng trái phiếu chính phủ phát hành ra thị trường khá lớn Tổng giá trị phát hành thành công được đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tính từ đầu năm đến 15/10/2010 đạt 26,315 tỷ đồng, bằng 48.37% tổng giá trị gọi thầu

Tuy số tiền huy động được còn thấp so với mục tiêu 56,000 tỷ đồng của năm nay, nhưng lại lớn hơn rất nhiều so với con số 2,385 tỷ thu được của năm 2009 Việc Chính phủ phát hành quá nhiều trái phiếu huy động vốn đã lấn át dòng vốn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lãi suất thị trường

Trang 7

Nhận định: Việc giảm lãi suất vẫn chưa hoàn toàn như kỳ vọng của người dân cũng như Chính phủ Với việc ”room” tín dụng còn lại cho 3 tháng chỉ là 4.6%, lãi suất trên thị trường trong thời gian tới rất khó để tiếp tục giảm xuống mạnh mẽ Ngoài ra, hệ thống ngân hàng cũng phải chịu một loạt sức ép như việc tăng vốn, quy định tại Thông tư 13, chi phí từ trích lập dự phòng Những sức ép đó cũng làm cho mục tiêu giảm lãi suất càng thêm khó thực hiện.

Những biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất dường như không mang lại hiệu quảthực tế Trong khi đó các giải pháp có tính chất thị trường như việc tiếp tục bơm tiền để kích thích tăng trưởng tín dụng không còn nhiều không gian để áp dụng, khi mà sức ép vềlạm phát đang khá lớn Như vậy, khả năng lãi suất tiếp tục giảm mạnh là khó xảy ra Chúng tôi cho rằng lãi suất có thể giảm thêm với điều kiện là lạm phát được không chế ở mức dưới 7% trong năm 2011 Về dài hạn để lãi suất vừa thấp mà không nhiều sức ép lên lạm phát chỉ có con đường tái cấu trúc nền kinh tế để tăng hiệu quả đầu tư

1.6 Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mại

Xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2010 ước tính đạt 6.1 tỷ USD, giảm hơn 10% so với tháng trước nhưng lại chủ yếu là do sự chênh lệch từ xuất khẩu vàng Tính chung trong 9 tháng xuất khẩu đạt 51.5 tỷ đồng, tăng 23.2% so với cùng

kỳ, vượt xa mục tiêu 10% của năm nay

Trong các mặt hàng xuất khẩu thì nhóm hàng Dệt may, Giày dép, Đồ gỗ, Thủy sản vẫn là nhóm đứng đầu và đạt được sự tăng trưởng ấn tượng Trong khi đó, dù kim ngạch xuất khẩu dầu thô khá lớn nhưng đã giảm nhiều so với năm trước do phải dành một phần dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất Động lực cho tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng vừa qua có sự đóng góp khá quan trọng của doanh nghiệp khu vực FDI

Nhập khẩu tăng chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp FDI Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2010 đạt 7.15 tỷ USD, giảm nhẹ so với tháng trước nhưng đã tăng gần 10% so với cùng

kỳ năm 2009 Trong 9 tháng đầu năm, nhập khẩu đạt 60.08 tỷ USD, tăng 22.7% Trong các mặt hàng nhập khẩu, máy móc, thiết bị vẫn đứng đầu tiếp đến là xăng dầu, sắt thép, vải Các doanh nghiệp FDI đứng đầu trong tăng trưởng nhập khẩu với mức tăng 42.4%,

Trang 8

khu vực trong nước chỉ tăng được 11.2% Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 12.5 tỷ USD (bằng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu).

Nhập siêu thấp nhờ xuất khẩu vàng Với số liệu về xuất nhập khẩu trên, nhập siêu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm ước đạt 8.6 tỷ USD, tăng 19.8% so với cùng kỳ và bằng 16.7%kim ngạch nhập khẩu (thấp hơn mức mục tiêu 20% của Chính phủ) Mặc dù vậy, nếu không tính đến 2.78 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu ròng hàng hóa đặc biệt là vàng thì nhập siêu đạt 11.38 tỷ USD, một mức rất cao so với quy mô nền kinh tế

Nguồn: GSO và Tổng hợp của Chứng khoán Rồng Việt

Như vậy,trong những tháng vừa qua tăng trưởng xuất nhập khẩu đều ở mức khá cao Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy sự chuyển biến đáng kể nào trong xu hướng xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng thô và nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị linh kiện

Trong những tháng tới, xuất nhập khẩu có thể sẽ tăng mạnh do nhu cầu cao vào những tháng cuối năm Thông thường tăng trưởng nhập khẩu sẽ lớn hơn xuất khẩu, do vậy nhập siêu cũng có thể sẽ tăng mạnh

1.7 Tỷ giá

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, NHNN đã hai lần phải nới rộng tỷ giá liên ngân hàng thêm tổng cộng 5.27% Nếu tính cả lần tăng tỷ giá ngày 25/11/2009 thì VND đã có 3 lần bị giảm giá trong vòng chưa đến 10 tháng

Thị trường thường phản ứng một cách khá tích cực sau các đợt điều chỉnh tỷ giá thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường tự do giảm xuống, nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn Tuy nhiên, dường như sự ổn định chỉ diễn ra trong ngắn hạn Trong khi đó, xu thế mất giá của tiền đồng trong trung và dài hạn luôn phải chịu nhiều áp lực Nhà đầu tư và người dân cũng có tâm lý luôn kỳ vọng đồng nội tệ sẽ mất giá

Tỷ giá liên ngân hàng hiện nay đang được ấn định là 18,932 VND/USD, tỷ giá trần là19,500 VND/USD Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do hiện tại đang giao dịch

Trang 9

quanh mức 19,900 VND/USD Giao dịch chính thức tại các ngân hàng vẫn ở mức trần, nhưng thực tế người mua ngoại tệ phải đóng thêm các khoản phí 100–300 VND/USD.

Nguyên nhân của việc tiền đồng nội tệ luôn chịu áp lực mất giá là do sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế và sự giảm sút lòng tin của người dân vào đồng nội tệ Với bản chất là một nền kinh tế luôn nhập siêu rất lớn, cán cân tài khoản vãng lai (current account) luôn chênh lệch hàng chục tỷ USD

Trong khi đó, cán cân tài khoản vốn trong năm nay gồm vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI), vốn vay (ODA, vay thương mại của Chính phủ và doanh nghiệp) lại thường chịu sức ép bởi tình hình kinh tế toàn cầu

Theo số liệu của IMF, dự trữ ngoại tệ tính đến cuối tháng 6/2010 của Việt Nam chỉ còn 13.9 tỷ USD, tức là giảm 10 tỷ USD so với mức đỉnh điểm của dự trữ ngoại hối vào năm

2008 Tuy nhiên, theo số liệu của WB thì năm 2009 khoản mục sai số trong bảng tính cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đến 9.4 tỷ USD Nếu loại trừ các khoản sai số này thì thặng dự cán cân thanh toán quốc tế lên tới 2.7 tỷ USD Nhiều người cho rằng nó chủ yếu nằm dưới dạng dự trữ của người dân và một phần ngoại tệ thất thoát bất hợp pháp ra bên ngoài

Vào trung tuần tháng 7 vừa qua, NHNN công bố báo cáo trong đó khẳng định tổng cán cân tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam vẫn thặng dư 3.4 tỷ USD Tuy nhiên, trong báo cáo trình Quốc hội mới đây thì dự trữ ngoại tệ hiện tại của Việt Nam cònkhoảng 13.9 tỷ USD, giảm mạnh so với hồi đầu năm Như vậy, có thể thấy khoản mục sai

số trong tính toán cán cân thanh toán tiếp tục bị âm ở mức khá lớn Điều này đồng nghĩa với một lượng ngoại tệ khá lớn có thể đang trôi nổi trong nền kinh tế hoặc được chuyển ranước ngoài mà không được thống kê

Trang 10

Qua những phân tích trên chúng tôi cho rằng, áp lực về tăng tỷ giá tiếp tục ở mức khá caotrong thời gian tới Nguyên nhân quan trọng xuất phát từ sự đô la hóa của nền kinh tế và tâm lý tích trữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp Sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong nước khiến nhu cầu tích trữ USD tăng lên, làm tăng khoản mục sai số dẫn đến mất cân đối cán cân thanh toán tổng thể Trong khi đó, tổng cán cân tài khoản vãng lai và tài khoản vốn vẫn dương.

Theo ước tính của chúng tôi, tổng cán cân thành toán và cán cân tài khoản vãng lai năm

2010 vẫn dương 4 tỷ USD Điều này cho thấy có thể có một lượng ngoại tệ khá lớn đang được ”cất giữ” trong nền kinh tế Ngoài ra, tỷ giá hối đoái thực của VND cũng khôngcòn quá cao sau khi đã mất giá khá mạnh so với các đồng tiền khác Do đó, chúng tôi cho rằng rất có thể sẽ không có thêm việc nới rộng tỷ giá trong năm 2010, dù điều này có thể diễn ra vào đầu năm 2011

1.8 Thâm hụt ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2010 ước đạt 360,9 nghìn tỷ đồng, bằng78,2% dự toán năm, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ đạt 70,4%).Trong đó các khoản thu nội địa bằng 77,2%; thu từ dầu thô bằng 66,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 89,8% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 77% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 68,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 71,3%; thuế thu nhập cá nhân bằng 85,9%; thu phí xăng dầu bằng 75%; thu phí, lệ phí bằng 66,9%

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2010 ước tính bằng 69,7% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 69,6%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 70,8%; chi trả nợ và viện trợ bằng 79%

Trang 11

Như vậy,chi ngân sách hiện vẫn theo kế hoạch trong khi thu ngân sách vượt chỉ tiêu so với tiến độ Điều này khiến thâm hụt ngân sách trong 9 tháng đầu năm chỉ khoảng 3,3% GDP so với 6,2% GDP trong dự toán ngân sách năm 2010 và mức 5,95% theo đề xuất gần đây của chính phủ

1.9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Giải ngân FDI đạt 800 triệu USD trong T9/2010, tăng 4.8% so với cùng kỳ năm ngoái

Bộ Kế hoạch đầu tư vừa công bố số liệu ước tính cho FDI tháng 9 và 9 tháng đầu năm vớidiễn biến không mấy khả quan Cả thu hút và giải ngân FDI đều tăng chậm lại trong khi vốn cấp mới thậm chí còn sụt giảm so với tháng 8 Tổng số vốn đăng ký đạt 616 triệu USD với 62 dự án trong tháng 9, giảm 10 dự án so với tháng 8 Tính chung 9 tháng đầu năm, với 720 dự án, tổng số vốn mà Việt Nam đã thu hút được là 11.4 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2009 Mặc dù có thêm 4 dự án tăng vốn trong tháng 9, song vốn FDI tăng thêm lại giảm 4 triệu USD, đưa con số này của 9T2010 đạt 783 triệu USD, chỉ bằng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái Như vậy, tổng số vốn FDI cấp mới và tăng thêm 9T2010 là 12.19 tỷ USD, chỉ bằng 87.3% so với cùng kỳ năm 2009, mới chỉ đạt khoảng một nửa kế hoạch thu hút từ 22 – 25 tỷ USD cả năm Mặc dù chỉ tiêu duy trì khả năng thuhút FDI là quan trọng, việc hiện thực hóa các cam kết này còn đóng vai trò quan trọng hơn

Vốn FDI giải ngân trong tháng 9 đạt 800 triệu USD, thấp hơn 50 triệu so tháng trước, tổng số vốn giải ngân đạt 8.05 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009 Như đã đề cập trong bản tin tháng trước, chúng tôi vẫn chưa tìm được số liệu thống kê cho con số thực tế bao nhiêu là giải ngân từ nước ngoài (chủ đầu tư) và bao nhiêu là huy động từ nguồn vay trong nước để từ đó có thể tính toán thiếu hụt trong giải ngân FDI sẽ gây áp lực như thế nào đến cán cân thanh toán tổng thể

Nguồn: GSO và Tổng hợp của Sacombank Securities

2 Môi trường pháp lý

Cải cách thủ tục hành chính đạt được những bước tiến mới với việc Chính phủ công bố cơ

sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên mạng internet.Các Bộ, ngành, tỉnh, thành

Trang 12

phố đã công khai bộ thủ tục hành chính của Bộ, ngành, địa phương mình.Đề án 30 với nội dung cắt giảm 30% quy định hiện hành về thủ tục hành chínhđược triển khai đã giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính phát sinh trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, Mô hình một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin và tiêu chuẩn ISO trong giải quyết thủ tục hành chính đang được tích cực triển khai tại các cơ quan hành chính nhà nước Các cuộc họp, đối thoại trực tuyến đã góp phần nắm bắt nhanh tình hình, tháo gỡ kịp thời hơn các vướng mắc và tiết kiệm chi phí Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện tiếp tục được rà soát, kiện toàn.

Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phòng chống tham nhũng và đạt được những kết quả thiết thực trên cả 2 mặt phòng và chống Các hoạt động thanh tra, kiểm tra

và điều tra, xử lý các vụ tham nhũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Chính quyền các cấp giải quyết được khoảng 84% các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó có những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai tích cực gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong tương lai,Việt Nam tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách để thúc đẩy hình thành nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị

trường; hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

3.Môi trường chính trị

Công tác quốc phòng và an ninh luôn được coi trọng; bảo đảm chủ quyền quốc gia và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố và tăng cường; xã hội đồng thuận; thực hiện tốt hơn dân chủ, tiến bộ công bằng

xã hội và chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước

Việt Nam đã xử lý đúng pháp luật các hành vi lợi dụng dân chủ, nhân quyền, chính sách tôn giáo, dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết và gây mất trật tự an toàn xã hội Công tácphòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được quan tâm chỉ đạo và đã có những kết quảthiết thực.Nhờ đó,Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị

ổn định nhất trên thế giới,là điểm đến hấp dẫn và an toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài

Chính sự ổn định chính trị này là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khuvực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán

Trang 13

4.Môi trường công nghệ

Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm cho việc đầu tư khoa hoac công nghệ.Trong 10 năm qua, nguồn ngân sách nhà nước chi cho KHCN được Quốc hội duy trì ở mức 2% tổng chi.Bên cạnh đó,nhà nước cũng đã có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư nghiên cứu - phát triển để nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm với quy định cho phép doanh nghiệp được trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ phát triển KH - CN

Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT.Đề án này đặt ra một loạt mục tiêu đầy tham vọng với ngành CNTT-TT từ nay đến năm 2015 và 2020 Một trong những mụctiêu chủ đạo là đưa ngành CNTT-TT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng hàng năm cao gấp 2-3 lần tăng trưởng GDP, đồng thời phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc tế và thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước

5.Môi trường xã hội

Dân số

Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số quốc gia năm 2009 thì dân số Việt Nam có 85.846.997 người.Trong đó nam giới có 42.413.143 người, chiếm 49,4% Tính từ cuộc Tổng điều tra trước đó, số dân Việt Nam tăng thêm 9.523 nghìn người (bình quân mỗi năm tăng 952 nghìn người)

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực Sau 10 năm, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% (năm

1999) xuống còn 24,5% Ngược lại, tỷ trọng dân số nhóm tuổi 15 - 64 (là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ 61,1% lên 69,1% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên tăng từ 5,8% lên 6,4%

Cơ quan này cho rằng, đây là thời kỳ dân số nước ta có ưu thế về lực lượng lao động, còn được gọi là thời kỳ của “cơ cấu dân số vàng” Thời kỳ “vàng” bắt đầu từ năm 2003 và có thể kéo dài từ 30 đến 50 năm Điều này được đánh giá là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nếu tận dụng được tính ưu việt về lực lượng lao động

Lao động và việc làm

Theo kết quả tổng hợp về tình hình lao động việc làm 9 tháng năm 2010 của Tổng cục Thống kê,hiện cả nước có 77,3% người từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị là 69,4%; khu vực nông thôn 80,8%

Trang 14

Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 14,6%, chủ yếu là ở khu vực thành thị, chiếm khoảng 30%; khu vực nông thôn chỉ 8,6%

Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng năm 2010 của cơ quan này cũng cho thấy,

tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi hiện là 4,31%, trong đó khu vực thành thị

là 1,95%; khu vực nông thôn là 5,24% Tỷ lệ lao động nữ thiếu việc làm cao hơn lao độngnam

Trong khi đó, theo một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước đã giải quyết được gần 1,2 triệu việc làm trong 9 tháng đầu năm, song tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi vẫn ở mức khá cao

Cụ thể, trong tháng 9, cả nước ước giải quyết việc làm cho khoảng 141.500 người, trong

đó xuất khẩu lao động ước đạt trên 6.500 người

Tính chung 9 tháng đầu năm 2010, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt1.186,1 nghìn lượt người, đạt 74,13% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động ước đạt 58.075 người, đạt trên 68,3% kế hoạch năm

Việt Nam là điểm đến đầu tư tốt

Theo báo cáo mới công bố trong tháng 9 của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Anh quốc

và Trung tâm Thông tin kinh tế thuộc tập đoàn Economist, thì các nhà đầu tư trên thế giới

đã xác định Việt Nam là một trong những thị trường hàng đầu.Đây là năm thứ ba liên tiếpViệt Nam được các nhà đầu tư quốc tế chọn là thị trường hàng đầu nằm ngoài các nước BRIC (tức Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).Theo khảo sát này, trên cả các nước BRIC, Việt Nam được bình chọn là điểm đầu tư số một trong ba năm qua.Vẫn theo khảo sát này, ba thị trường hàng đầu cho các nhà đầu tư trong vòng hai năm tới là Trung Quốc (20%), Việt Nam (19%), và Ấn Độ (18%)

10 mục tiêu đầu tư

Trang 15

Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần lớn vào quá trình phát triển của loài người.

Kể từ khi công nghệ luyện thép đạt đến tầm cao mới là lúc kết cấu của thép trở nênvững chắc hơn, thép đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng cầuđường, nhà cửa và dần thay thế các nguyên liệu xây dựng khác như đá và gỗ bởi đặc tínhvững chắc và dễ tạo hình của thép Hơn nữa, thép cũng là nguyên vật liệu chính chocác ngành công nghiệp khác như đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà máy

và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ đờisống con người

Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia đã dànhnhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép Bởi thép được coi là nguyên vật liệulõi cho các ngành công nghiệp khác Với mục tiêu đưa đất nước trở thành nước côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam đã coi ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp trụcột của nền kinh tế, đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngànhcông nghiệp khác và tăng cường xuất khẩu Bên cạnh đó, Chính phủ dành nhiều

Trang 16

chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhằm tậndụng tối đa nguồn vốn và nhân lực còn rỗi của các ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảmbảo công ăn việc làm cho người lao động.

1.1.2 Ngành thép thế giới

Trong 5 tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng thép thô sản xuất trên thế giới đạt447,8 triệu tấn, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó, Trung Quốc vẫn đóngvai trò quan trọng nhất trong ngành công nghiệp thép thế giới Tổng sản lượng thépthô Trung Quốc sản xuất trong 5 tháng đầu năm nay đạt 216,6 triệu tấn, tăng 0,4% so vớicùng kỳ và chiếm đến 48,4% tổng sản lượng toàn cầu Trái với xu hướng giảm giá và nhucầu tiêu thụ khá thấp trong quý 1, thị trường thép thế giới bắt đầu khởi sắc từ cuối tháng04-2009 Hiện nay giá phôi thép trên thị trường thế giới đạt 450 USD/tấn, tăng 15,4%

so với mức 390 USD/tấn trung bình trong quý 1 Nhìn chung, giá thép ở hầu hết các nướctrên thế giới thời gian qua đều theo xu hướng tăng, do nhu cầu tiêu thụ bắt đầu được cảithiện phần nào, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất ôtô Bên cạnh đó, giá cácnguyên liệu đầu vào như thép phế, quặng sắt, dầu và than cốc cũng tăng lại trong thờigian qua, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thép tăng giá Ngoài ra, giá tăng còn dohoạt động dự trữ nguyên liệu và thép bán thành phẩm của các doanh nghiệp trước dựđoán giá thép sẽ còn khả năng tăng thêm trong thời gian tới Tốc độ tăng trưởng GDP

2009 của Trung Quốc gần đây được đánh giá lại khá lạc quan khi tăng từ 6% lên 8%nhờ vào các chính sách kích cầu của chính phủ là cơ sở quan trọng cho tăng trưởng nhucầu tiêu thụ thép ở Trung Quốc trong năm nay Dự kiến với tốc độ tăng trưởng này,tổng nhu cầu tiêu thụ thép nội địa của Trung Quốc sẽ hơn 510 triệu tấn thép thô, tăng7,4% so với mức 475 triệu tấn trong năm ngoái Khi tiêu thụ nội địa có xu hướng tăngmạnh trong nửa cuối năm 2009, các lo ngại về tình trạng dư cung thép Trung Quốc sẽphần nào được giảm bớt Xuất khẩu thép của Trung Quốc ra thế giới cũng sẽ không tăngmạnh, là một nhân tố tích cực làm giảm áp lực cạnh tranh trực tiếp cho các nước khác

Dự đoán nhu cầu tiêu thụ thép thế giới trong năm 2009 sẽ vào khoảng 1,21 tỷ tấn,giảm 10,2% so với năm 2008 Tuy nhiên, giá thép thế giới được dự đoán sẽ giảm nhẹtrong quý 3 và sẽ hồi phục lại vào cuối năm do nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh

Trang 17

trong khi xuất khẩu của nước này giảm Đồng thời, tiêu thụ ở các nước Châu Á, Châu Âu

và Mỹcũng sẽ tiếp tục hồi phục nhẹ trong nửa cuối 2009

1.1.3.Lịch sử ngành thép Việt Nam

Trước khi đi vào tìm hiểu thực trạng ngành thép Việt Nam Chúng tôi xinđược sơ lược qua về lịch sử ngành thép, quá trình hình thành và phát triển, để nhàđầu tư thấy rõ được cơ hội cũng như thách thức đối với ngành thép Việt Nam hiện tại vàtrong tương lai

Ngành thép Việt Nam manh nha từ đầu những năm 60 của thế kỷ thứ XX với

mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, do phía Trung Quốctrợ giúp Mặc dù năm 1963 mẻ gang đầu tiên được ra đời nhưng mãi đến năm 1975 ViệtNam mới có được sản phẩm thép cán Sau đó, thời kỳ 1976 – 1989 là thời gian màngành thép không có bước tiến đáng kể, chỉ phát triển ở mức độ cầm chừng Nguyênnhân của sự phát triển cầm chừng này phải kể đến tình hình khó khăn của nền kinh tế, đấtnước rơi vào khủng hoảng, nền nông nghiệp được ưu tiên trước nhất Bên cạnh đó, ViệtNam là nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, được ưu tiên nhập khẩu thép với giá rẻ từLiên Xô cũ và các nước XHCN khác Do thép nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với sản xuấttrong nước nên Việt Nam chọn phương án nhập khẩu thép để đáp ứng cho nhu cầu trongnước, vì vậy mà ngành thép không phát triển Sản lượng chỉ duy trì ở mức 40.000 –85.000 tấn/năm Do thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa củaChính phủ, thời kỳ 1989 – 1995, ngành thép bắt đầu có bước tăng trưởng đáng kể, sảnlượng thép sản xuất trong nước vượt ngưỡng 100.000 tấn/năm Đánh dấu sự phát triểnvượt bậc của ngành thép Việt Nam là sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam vàonăm 1990 Tổng công ty được thành lập với mục đính thống nhất quản lý ngành thép quốcdoanh trong cả nước Thời kỳ này, ngành thép Việt Nam như được thay da đổi thịt, xuấthiện nhiều dự án đầu tư theo chiều sâu và liên doanh với đối tác nước ngoài được thựchiện Ngành thép Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm từ các ngành trọng điểm kháccủa nền kinh tế như ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng… tham gia đầu tư dự án nhỏ sảnxuất thép để phục vụ sự phát triển của chính ngành mình Sản lượng thép cán của ngànhThép năm 1995 đạt 450.000 tấn/năm, tương đương tăng gấp 4 lần so với năm 1990

Trang 18

Theo mô hình Tổng công ty 91, tháng 4/1995, Tổng công ty Thép Việt Nam đượcthành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty kimkhí.

Giai đoạn 1996 – 2000, ngành thép Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và cónhiều dự án đầu tư mới theo chiều sâu, có thêm 13 dự án liên doanh, trong đó có 12nhà máy liên doanh cán thép và gia công chế biến sau cán Năm 2000, ngành Thép

đạt sản lượng 1,57 triệu tấn Từ năm 2000 trở đi, do tác động của chính sách mở cửa

và hội nhập nền kinh tế, Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ tiềm năng thuhút nhiều dự án đầu tư từ phía đối tác nước ngoài Theo đó, nhu cầu về thép xâydựng cũng như thép dung trong các ngành công nghiệp khác tăng Các doanh nghiệp ViệtNam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự

án nhằm đáp ứng tối đa cho sự phát triển kinh tế đất nước Trong một vài năm qua,nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm Đáp ứng mức tăng ấy,sản lượng sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước tăng mạnh theo từng năm.Tuy nhiên, thực trạng gần đây cho thấy, ngành Thép cung vẫn chưa đủ cầu, sảnxuất thép trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước, với ngành đóngtàu dường như phải nhập thép nguyên liệu hoàn toàn do trình độ kỹ thuật trong nướckhông đáp được nhu cầu về chất lượng

1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THÉP VIỆT NAM

1.2.1 Thực trạng phát triển ngành thép Việt Nam

Cũng giống với các nước đang phát triển khác, sự phát triển của ngành Thép ViệtNam bị coi là đi theo chiều ngược khi công nghiệp cán có trước công nghiệp luyện,phần lớn do hạn chế về vốn đầu tư, do chính sách phát triển ngành Ý kiến khác lại chorằng ngành Thép sở dĩ phát triển ngược là do Việt Nam không có chính sách bảo hộđúng mức cho phần gốc là luyện phôi thép, cho nên mặc dù thời gian gần đây ngànhThép phát triển được là nhờ nguồn phôi nhập khẩu, không tận dụng được lợi

thế giàu tài nguyên của Việt Nam

Trang 19

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2010, ban hành năm 2001,đặt ra năm 2005 ngành Thép đạt sản lượng sản xuất 1,2 – 1,4 tấn phôi thép; 2,5 – 3,0tấn thép cán các loại; 0,6 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán Kế hoạch đếnnăm 2010 ngành Thép sẽ đạt sản lượng sản xuất 1,8 triệu tấn phôi thép; 4,5 – 5,0triệu tấn thép cán các loại và 1,2 – 1,5 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán Tính đếnhết 2007, về căn bản ngành thép Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu so với kế hoạch đề

ra Sản lượng phôi thép năm 2007 đạt 782.000 tấn, thép cán đạt 2,2 triệu tấn thấp hơn sovới quy hoạch phát triển ngành phải đạt đến năm 2005 Tuy rằng sản lượng mụctiêu chưa đạt được nhưng sản lượng thép tiêu thụ trong nước năm 2007 đã tăng từ 10 –14% so với mức tiêu thụ năm 2006 Năm 2007, mức bình quân tiêu thụ thép của ViệtNam đạt xấp xỉ 100 kg/người/năm, mức được coi là điểm khởi đầu giai đoạn phát triểncông nghiệp các quốc gia Mức tiêu thụ này đã vượt xa dự báo về mặt tăng trưởng, đưaViệt Nam trở thành thị trường có mức tiêu thụ thép cao nhất thế giới

Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do bùng nổ của xây dựng, thị trường Thép thếgiới tăng nhanh chóng Tại Việt Nam, giá thép thời gian này tăng gấp 4 lần so với thờigian trước đó và có lúc lên đến 18 triệu VND/tấn Giá Thép tăng đã đẩy giá nhà thầu xâydựng và người tiêu dùng khốn đốn, ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Tuy có bướcchuyển biến đáng kể trong phát triển ngành Thép, nhưng ngành Thép Việt Nam lại lệthuộc 60% vào phôi thép thế giới Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận dụng được, cácsản phẩm Thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu Việt Nam chưa thể sản xuấtđược và phải nhập khẩu từ nước ngoài Đóng góp phần lớn vào sự phát triển ngànhThép Việt Nam phần nhiều do công sức đóng góp của doanh nghiệp ngoài nhà nướcnhư Hòa Phát, Thép Việt Ý, Thép Đình Vũ… Các doanh nghiệp này phải tự bươn chảitìm hướng ra trong điều kiện nguồn phôi thép phải nhập khẩu phần lớn, giá thành phụthuộc vào sự biến động của giá phôi thép thế giới Hạn chế sự phụ thuộc vào phôi

thép thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam dùng tới biện pháp là nhập phế liệu từnước ngoài về và sử dụng phế liệu cũ để tạo phôi thép Chính vì vậy mà công nghệ cán

có trước công nghệ luyện Đây là hướng đi tích cực trong khi nhà nước chưa có

Trang 20

nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy công nghệ sản xuất phôi thép Ngành thép ViệtNam vẫn ở tình trạng phân tán, thiếu bền vững Sản phẩm các doanh nghiệp làm ra dùng

để tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp đã không hợp tác với nhau để cùng phát triển,

có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khiến Thép lậu giá rẻ tràn vào chiếmthị phần của Thép Việt

Quy hoạch phát triển ngành Thép giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025 đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt ra mục tiêu sản xuất 15 – 18 triệu tấn Từnăm 2007 đến nay đã có nhiều dự án của nước ngoài đầu tư vào ngành Thép Việt

Nam, đã có một số dự án liên hợp thép được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trong

đó có 2 dự án đã khởi công như Nhà máy liên hợp Thép Formasa-Sunco tại Vũng Áng(Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm, và Tycoon-E.United tại Dung Quất (QuảngNgãi) vốn đầu tư trê 3 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm Như vậy chỉtính sơ qua 2 dự án này đã có thể đáp ứng được toàn bộ mục tiêu sản lượng củangành Thép Việt Nam theo quy hoạch phát triển 2007 – 2015 Trong khi đó, còn

nhiều dự án do phía Việt Nam lập ra và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cùng vớicác nhà máy sản xuất đã hoạt động Tình trạng dư thừa thép tại thị trường Việt Nam

là điều không thể tránh khỏi, lo ngại về tác động xấu đến môi trường từ các dự án

ngành Thép hình thành.Do kinh tế thế giới và thị trường bất động sản chữnglại, mặt khác do sức tiêu thụ thép trong nước thời gian gần đây giảm, giá thép xâydựng giảm khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép gặp rất nhiều khókhăn trong tiêu thụ sản phẩm.Phôi thép và thép thành phẩm tồn kho nhiều, các doanhnghiệp

gặp khó khăn khi không huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cónguy cơ phá sản Ngược lại với quy luật cung cầu, khi giá thép giảm đáng ra sức cầungành thép phải được cải thiện Đứng trước tình trạng này, các doanh nghiệp ngànhthép mong muốn Chính phủ nên thành lập quỹ dự trữ phôi thép nhằm bình ổn giá théptrong nước khi giá thép thế giới có biến động

1.2.2 Năng lực sản xuất ,sản phẩm ngành thép

Dây chuyền công nghệ ngành Thép được chia ra thành các loại sau

Trang 21

- Dây chuyền công nghệ hiện đại: Gồm các dây chuyền cán liên tục của các công

ty nước ngoài và một số nhỏ công ty Việt Nam;

- Dây chuyền công nghệ loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền công nghệcán bán liên tục như Tây Đô, NatsteelVina, Vinausteel và các công ty tư nhân cổ phầnkhác;

- Dây chuyền lạc hậu gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy Thép

Đà Nẵng, thép Miền Trung và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam;

- Loại cán rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ(<20,000T/n) và các nhà máy cán của các hộ gia đình, làng nghề

1.2.3 Nguyên vật liệu

Để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụThép trong nước, ngành Thép Việt Nam hiện tại phải nhập 60% phôi thép từ nướcngoài, 40% là do trong nước tự chủ động được Việt Nam được coi là nước có

Trang 22

thuận lợi hơn so với một số nước trong khối ASEAN khi có nguồn quặng sắt, trữlượng than

antraxit lớn Tuy nhiên, do cơ chế chính sách ưu đãi thúc đẩy xây dựng nhà máyphôi còn hạn chế và do vốn đầu tư xây dựng nhà máy luyện phôi luôn cao hơnnhiều lần so với cán thép Các doanh nghiệp chọn giải pháp dùng phế liệu trongnước và cộng với nhập phế liệu từ nước ngoài về Có hai doanh nghiệp nhà nướcđược giao trách nhiệm luyện phôi là Gang thép Thái Nguyên và Thép Miền Nam,gần đây có Tập đoàn Hòa Phát đầu tư nhà máy luyện phôi 60% phôi cung cấp cho quátrình sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài Các doanh nghiệp không thể chủ độngđược nguồn nguyên vật liệu, khi giá phôi thế giới biến động nhiều, doanh nghiệp sẽ gặpkhó

- Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong môi trườngkinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành côngnghiệp Việt Nam nói chung và ngành Thép nói riêng

- Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc.Hoạt động nhập thép phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô nhiễm cao với môi trường sống,các chính sách hạn chế nhập thép phế liệu được áp dụng Khó khăn cho các doanh nghiệp

Trang 23

hoạt động ngành thép khi muốn nhập phế liệu thép về tái chế trong nước để tiết kiệmchi phí và tăng cường tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh

càng hơn, nhu cầu tiêu thụ thép bị đình trệ

- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là cókhả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới Nguồn vốn đầu tưchảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sảnxuất Nhu cầu về tiêu thụ thép trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành côngnghiệp Tuy nhiên, dòng vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại vềnguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn trở cho cácdoanh nghiệp ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh củamình

- Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và chính sáchthắt chặt tiền tệ Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuấtkinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng,

do đó làm giảm lợi nhuận;

- Khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành Thép phải nhập từ nước ngoài.Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công cụ ngăn ngừa rủi ro vềmặt tỉ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của cácdoanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá hối đoái đi theo chiều hướng xấu

* Nhân tố xã hội

- Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ởlớn;

Trang 24

- Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận đượcnhiều dự án đầu tư dovậy dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng

1.3.2 Mô hình PORTER

Đối thủ tiềm ẩn

- Dự án ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ

- Chính phủ xem xét dành nhiều ưu đãi cho DN tham gia luyện phôi Khả năngkhan hiếm phôi trong nước dần đựoc tháo bỏ

- DN mới dễ dàng tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài

- Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế Khi kinh

tế đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra

- Hiện tại ngành Thép Việt Nam có sự tham gia của nhiều NĐT nước ngoài vớicông suất hiện đại, vốn lớn Tình trạng dư thừa thép cao

- Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp

- Sản phẩm ngành Thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự pháttriển ngànhkhác, khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dung

Trang 25

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

- Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệptrong ngành Dẫn đến uy tín và thị phần của các DN khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

- Rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nhiều DN vẫn hoạt động trong khi hiệu quả sảnxuất yếu kém

- Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận

Trang 26

1.4.CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

Các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên hai sàn HOSE và HASTC có mứcvốn tương đương như nhau (ngoại trừ SMC có thấp hơn một chút) Đặc thù doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và phân phối thép nên doanh thu củaSMC và HMC lớn hơn cả với thị trường khắp khu vực Tp Hồ Chí Minh Doanh thucủa NVC thì chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc (chiếm 70%), miền Trung và

Trang 27

Miền Nam còn khá ít Nguyên nhân là do trong những năm qua, Công ty chủ yếu tậptrung phát triển thị trường và khách hàng ở các tỉnh phía Bắc, nơi có các các nhà máy phacắt và định hình thép, chi nhánh lớn của Nam Vang Trong khi đó thì khách hàngchủ yếu của VIS là các công ty thuộc Tổng công ty Sông Đà, có mặt trong các côngtrình thủy điện: thủy điện Cần Đơn, Bản Vẽ, Nậm chiến…

Giá phôi thép và thép trên thị trường thế giới biến động liên tục, không ngừng

từ đầu năm đến cuối năm như vậy Đầu năm 2007, giá thép chỉ ở mức 8,5 triệu đồng/tấnthì đến cuối năm tăng vọt lên ở mức 13-14 triệu đồng/tấn, Giá thép trên thị trường thếgiới

tăng mạnh, đã tác động đến thị trường thép trong nước, trong khi đó nhu cầu về théptrong nước vẫn tăng mạnh từ 17%-19% Mức tăng trưởng của các công ty niêm yết làtương đối cao trong năm 2007, trung bình là 84,82% Phần lớn nguồn lợi nhuận đemlại cho các công ty là từ sản phẩm thép xây dựng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là théphình thép tấm như: sản phẩm thép cán nóng chiếm tỷ trọng hơn 50% lợi nhuận củaNVC, với VIS và SMC là 90%

Trang 28

Tuy nhiên những biến động của nền kinh tế nói chung cũng ảnh hưởng tới kết quảsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: tình hình tiêu thụ thép trong nướckhông thuận lợi do việc trì hoãn xây dựng các dự án lớn trên cả nước theo chủ trươngkiềm chế lạm phát Doanh nghiệp thép không bán được hàng nên lượng tồn kho lớngánh thêm chi phí vay vốn ngân hàng, đây lại là lượng hàng được nhập vào với giácao từ những tháng trước Tuy nhiên, doanh nghiệp có bị ảnh hưởng hay không sẽ phụthuộc vào khả năng tính toán trong thu mua nguyên vật liệu đầu vào Nếu tránh đượcthời điểm nhập giá cao, dự trữ nguyên liệu lớn lúc giá thấp thì các doanh nghiệpngành thép vẫn có được mức lợi nhuận kì vọng Vì vậy, tốc độ tăng trưởng

mà các công ty đề ra từ 10-15% trong năm 2008 là hợp lý

Trong những chỉ tiêu được nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào một cổ phiếu,

đó là chỉ tiêu ROE (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu) Mức ROE trung bình của cácdoanh nghiệp nhựa đang niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay là 15,75% Tức

là nếu đầu tư 100 đồng vào các doanh nghiệp thép đang niêm yết trên thì trung bìnhnhà đầu tư có thể thu được 15,75 đồng lợi nhuận Đây không phải là mức cao so vớicác ngành

khác trên thị trường Trong khi đó thì ROA, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũngthấp (ngoại trừ SMC)

Trang 29

Các mã chứng khoán thuộc ngành thép cũng là nhóm cổ phiếu nhận được sự chú ýcủa các nhà đầu tư với khoảng 57.350 cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiên Như vậy,đây là các mã thuộc nhóm có tính thanh khoản trung bình trên thị trường.

Trong đó, NVC là cổ phiếu lên sàn muộn nhất nhưng lại có tính thanh khoản caonhất nhóm (trung bình 113.366 cổ phiếu /phiên) và VIS là cổ phiếu có lượng giaodịch ít nhất (trung bình 21.905 cổ phiếu/phiên)

Biểu đồ biến động giá của các doanh nghiệp niêm yết ngành thép trên sàn chothấy: HMC ít có dao động còn cổ phiếu VIS có sự thay đổi nhiều nhất, cả khi thị trường

đi lên cũng như khi suy giảm Trong khi đó, hai mã SMC và NVC nhiều điểmtương đồng trong khoảng thời gian cuối tháng 4/2008 đến 9/2008 Mức giá của 4 mãnày đều khá thấp từ 20.000 đến 40.000 đồng

Triển vọng ngành

Theo quyết định số 145/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ký duyệt “Quyhoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025”,quan điểm phát triển ngành Thép Việt Nam là một ngành công nghiệp quan trọng, đảmbảo

phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu mất cân đối cung cầu giữa sản xuất gang,phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, thép dài và thép dẹt

Trang 30

Theo định hướng phát triển ngành thì ngành Thép Việt Nam dự kiến đến năm 2010đạt khoảng 10 – 11 triệu tấn, năm 2015 đạt khoảng 15 – 16 triệu tấn, năm 2020 khoảng

20 – 21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24 – 25 triệu tấn Trong vòng 1 năm qua, đã có 5

dự án lien hiệp luyện kim thép được cấp phép đầu tư, tương lai còn nhiều dự án FDI đổvào ngành này Trong số 5 dự án kể trên, có 2 dự án đã khởi công xây dựng là nhàmáy Thép Formosa- Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm vàTycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi), vốn đầu tư trên 3 tỷ USD với công suất

3 triệu tấn/năm ở giai đoạn 1 Các dự án khác đang chuẩn bị triển khai như Dự áncủa Tổng công ty Xi măng Việt Nam và tập đoàn sản xuất thép hàng đầu của thế giới làTata của Ấn Độ với mức đầu tư 5 tỷ USD, dự án Liên hợp thép của Tập đoàn Posco(Hàn Quốc) với công suất 5 triệu tấn/năm… Nếu như chỉ điểm qua các dự án trên thì cóthể thấy rằng các doanh nghiệp này sẽ cho ra đời thép thành phẩm vượt xa cả quy hoạchphát triển ngành mà chính phủ đề ra Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân và công

ty cổ phần đang tham gia hoạt động sản xuất thép và còn nhiều các doanh nghiệp đangxem xét và xin phép đầu tư vào ngành Thép Khả năng dư thừa ngành Thép là khácao Hơn nữa, nếu tính đến phương án xuất khẩu sản phẩm Thép, sản phẩm ThépViệt Nam ít có lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của các nước đã có nền sản xuấtthép lâu đời, công nghệ hiện đại Vì vậy, khi đầu tư vào ngành Thép, các doanh nghiệpcần tính toán dự đoán kỹ càng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép để có bứơc đi thích hợptrong thời gian tới

2 PHÂN TÍCH NGÀNH SỮA

2.1 Sức hấp dẫn của ngành sữa trên thế giới :

Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởngnhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trungbình trong giai đoạn 2005-2009 đạt 18%/ năm (EMI 2009) Với mộtđất nước đang pháttriển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếptục tăng trong những năm tới Trước khi tìm hiểu về ngành sữa Việt Nam, cần có cái nhìntổng quát về thị trường sữa thế giới,đặc biệt là cung-cầu và giá cả nguyên liệu sữa bột, vìhơn 70% nguyên liệu sữa tại Việt Nam đến từ nhập khẩu

Trang 31

Sản xuất sữa thế giới trong năm 2009 ước đạt 701 triệu tấn, tăng 1% so với nămngoái Tốc độ tăng trưởng sản xuất ởcác nước đang phát triển nhanh hơn các nước pháttriển, và rõ nét hơn vào năm 2010, với dự kiến là tăng trưởng ở các nước đang phát triển

sẽ là 4% so với sản lượng không mấy thay đổi ở các nước phát triển Sản xuất sữa năm

2010 sẽ tăng khoảng 2% lên 714 triệu tấn (Bảng 1) Tổng thương mại sữa thế giới năm

2009 sụt giảm 4,6% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc suythoái kinh tế Tuy nhiên, dự báo năm 2010, tổng thương mại sữa thế giới có thể bằng mứccủa năm 2008, đạt khoảng 40.6 triệu tấn (Bảng 1) Chính nhu cầu về các sản phẩm về sữatăng nhanh ở các nước đang phát triển là động lực chính cho tăng trưởng thương mại sữathế giới trong năm tới, do nhu cầu này ở các nước phát triển đã ở trong giai đoạn bão hoà

Cung-cầu và giá cả sữa bột nguyên liệu thế giới.

Đầu vào cho ngành chế biến sữa bao gồm sữa tươi và sữa bột, trong đó thương mạigiữa các nước về sữa bột chiếmchủ đạo Sữa bột nguyên liệu bao gồm sữa bột gày và sữabột nguyên kem, có những biến động mạnh từ năm 2007trở lại đây (Biểu đồ 1)

Trang 32

Sự phục hồi của giá sữa thế giới từ giữa năm 2009 ban đầu được coi là hiện tượngngắn hạn, song được củng cố khi giá sữa bột giữ mức trên 3.000 USD/ tấn FOB từ cảngchâu Úc Xu thế tăng giá của sự bột được dự đoán là sẽ tiếp tục trong năm 2010 donhu cầu gia tăng, khi GDP các nước phát triển và đang phát triển đạt lần lượt là 1,7%

và 5,5% trong năm 2010 Nhà nhập khẩu chính là Trung Quốc có thể đạt

mức tăng GDP 9,3% trong năm tới Nguồn cung xuất khẩu được dự báo là sẽhạn chế Bên cạnh cầu nhập khẩu nguyên liệu sữa tăng lên do sự phục hồi của nền kinh

tế, các nguồn cung xuất khẩu được dự báo sẽ bị hạn chế vì sản lượng sữa nội địa của Mĩ

và Châu Âu có thể sẽ giảm vào năm 2010, trong khi dự báo sản lượng ở Châu Úc cònchưa thực sự rõ ràng (USDA, 2009) Dựa trên những dự báo trên, giá sữa năm 2010 sẽtăng so với năm 2009 Theo dự báo của USDA, giá trung bình cho các loại sữa năm

Trang 33

Nằm trong xu thế chung của các nước đang pháttriển trên thế giới, nhu cầu

về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngàycàng tăng lên Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sảnxuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm Năm

2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.500 tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so vớinăm 2008 (Biểu đồ 2) Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừaqua không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam

Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10%dân số cả nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa(Somers, 2009) Bình quân mức tiêu thụ hàng năm hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn cònthấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc(25 lít/ người/ năm); do đó, theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam

sẽ tăng lên cùng với GDP (VINAMILK 2010) Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữangày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa,

cả trong nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú

Trang 34

2.2.1 Các sản phẩm sữa ở Việt Nam

Sữa bột là mảng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sản xuất Cạnhtranh trong ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở mảng sữa bột (bao gồm cả sữa bột công thức

và các loại sữa bột khác) Mảng sữa bột, đặc biệt là các loại sữa bột thuộc phânkhúc cao cấp sẽ là đối tượng cạnh tranh của các hãng, do lợi nhuận của nhà sản xuất/giá bán lẻ ở mức rất cao, đạt 40%; và đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất

Trang 35

trong tổng doanh thu các mặt hàng sữa (Somers 2009) Cạnh tranh sẽ diễn ra gaygắt nhất bởi mảng sản phẩm này bởi có sự tham gia của rất nhiều hãng sữa cả trongnước và nước ngoài.

a.Ssữa bột công thức

Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệtthay thế sữa mẹ hoặc được bổ sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng đặcbiệt; thường là trẻ em dưới 3 tuổi

Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩm đónggói, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 20,8% cho giai đoạn 2004-2009.Năm 2009, tổng doanh thu sữa bột công thức đạt hơn 6.590 tỉ VNĐ, chiếm 35,6%doanh thu toàn ngành sữa, tăng mạnh về cả nhu cầu và nguồn cung sản phẩm đa dạng(EMI 2009) Các điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở

Trang 36

Việt Nam ngày càng có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình Đặcbiệt ở các thành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để chăm sóc con mình, sữa bột trẻ

em được sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và đem lại nguồn dinh dưỡng tốt Chấtlượng là yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua sản phẩm này, nhất là khi các cha mẹ cẩnthận hơn với các loại sữa có thể bị nhiễm melamine hoặc có hàm lượng protein thấp Cácloại sữa bột công thức được chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến là các lứa tuổi: 0-6 tháng,6-12 tháng, 1-2-3 tuổi, và lớn hơn 3 tuổi Sữa bột công thức được phân cấp rõ ràng giữacác sản phẩm cao cấp và cấp thấp hơn

2008, so với 26,6% của Dutch Lady Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43%doanh thu toàn ngành sữa (EMI, 2009) Năm 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị doanhthu so với năm 2008 là 15%, chủ yếu là do giá tăng ở hầu hết các mặt hàng, đạt gần8.000 tỉ VNĐ trong năm 2009 (EMI, 2009)

Trang 37

c Các loại sữa còn lại

Sữa đặc có đường Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79% thịphần thuộc về VINAMILK và 21% thị phần thuộc về Dutch Lady (Somers, 2009) Tuynhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố, bắt đầu nhận thức được sữa đặc có đườngkhông tốt cho sức khỏe, và hiện nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối với ngườitiêu dùng ở nông thôn Theo EMI, nhu cầu về các sản phẩm sữa đặc ở Việt Nam hiệnđang

đến giai đoạn bão hòa

Sữa chua Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ các thànhphần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe Hiện nay, phần lớn sữa chua được sản xuất bởi cáccông ty sữa như VINAMILK, Dutchlady, Ba Vì, Mộc Châu… Trong năm 2009, doanhthu sữa chua toàn thị trường tăng 11% so với năm 2008, đạt 2.000 tỉ đồng Sữa chua gồm

có 2 loại, sữa chua ăn và sữa chua uống VINAMILK đứng đầu thị trường về doanh thusữa chua (khoảng 60% thị phần), chủ yếu ở mảng sữa chua ăn Tiếp theo sau làDutchlady, với ưu thế ở mảng sữa chua uống; còn lại là sữa chua do hộ gia đình và các

Trang 38

nhà máy nhỏ sản xuất (EMI 2009) Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thị trường sữachua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi tăng trưởng mạnh 10 năm qua (EMI 2009).

2.2.2 Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối trong ngành sữa rất quan trọng đến quyết định doanh thu của cáccông ty Hiện các công ty phân phối qua các kênh:

- Từ đại lý lớn tới các tạp hóa nhỏ

- Qua các siêu thị: ngày càng chiếm tỷ trọng lớn do thay đổi trong thói quen tiêudùng của người dân

- Qua các trung tâm dinh dưỡng, giới thiệu sản phẩm: phối hợp với các bệnh viện(Viện nhi, Viện phụ sản…), các quầy thuốc tại bệnh viện, các trung tâm tư vấn dinhdưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng TP Hồ ChíMinh…): kết hợp trực tiếp giới thiệu sản phẩm và tư vấn thông qua các chuyên gia dinhdưỡng tại đây

Trong năm 2009, các cửa hàng tạp hóa nhỏ và siêu thị tiếp tục là hai kênh phân phốichính các sản phẩm sữa bột trẻ em Lợi thế chính của các cửa hàng tạp hóa nhỏ độc lập làkhả năng bao phủ toàn quốc Trong khi đó, điểm mạnh của kênh phân phối siêu thị là cóthể cung cấp các chủng loại hàng hóa đa dạng với giá cả cạnh tranh Các điểm bánlẻbệnh viện/ quầy thuốc… mất dần tầm quan trọng, vì khả năng bao phủ hẹp, chủ yếu là ởcác thành phố lớn Tuy nhiên, đó vẫn là kênh phân phối quan trọng, với 33% thị phần,

vì thị trường thành phố hiện tiêu thụ hơn 70% các sản phẩm sữa

Các công ty trong nước VINAMILK hay Dutch Lady có hệ thống phân phối riêngcủa mình VINAMILK hiện có hệ thống phân phối riêng với 135.000 điểm bán lẻ trêntoàn quốc (VINAMILK, 2010) Dutch Lady Việt Nam hiện phân phối sản phẩm của mìnhthông qua hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ (Dutch Lady, 2009)

Trang 39

Các công ty nước ngoài Các công ty sữa nước ngoài khi bán hàng tại Việt Namphải phân phối qua các đại lý ủy quyền, từ đó phân phối ra các kênh khác Các công tysữa ở nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam phải qua 1 đại lý, để kiểm tra kiểm dịch chấtlượng sản phẩm, đóng gói lại theo tiêu chuẩn Việt Nam Ngoài ra, các sản phẩm sữa nhậpkhẩu tại Việt Nam còn qua một kênh phân phối không chính thức là nguồn hàng xách tay

từ Mĩ hoặc Châu Âu Tuy nhiên, số lượng là không đáng kể

2.2.3 Nguồn nguyên liệu

Đối với các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứngđược 30% nhu cầu sản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu (Somers, 2009)

a.Nguồn nguyên liệu trong nước

Nguồn nguyên liệu trong nước phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của ngành chănnuôi bò sữa

Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập trung chủ yếu ởmiền Nam Miền Bắc chỉ chiếm từ 15-25% tổng số bò sữa tại Việt Nam trong giai đoạnnày Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là vùng nuôi nhiều bò sữa nhất, với hơn 69nghìn con vào năm 2008 Mặc dù qui mô đàn bò sụt giảm vào năm 2007 và 2008 so vớinăm 2006, sản lượng sữa cả nước vẫn tăng đều qua các năm, với tốc độ trung bình 23%/năm Tương ứng với qui mô đàn bò, miền Nam sản xuất hơn 85% lượng sữa tươi cảnước Trong năm 2009, sản lượng sữa cả nước là 278.190 tấn, tăng 6,11% so với năm

2008 Đây là mức tăng thấp nhất trong thời gian qua, do năng suất sữa toàn ngành trongnăm 2009 sụt giảm nhẹ; với nguyên nhân chính là cơ cấu lại quy mô đàn bò, do đó cómột số lượng bò sữa nhất định chưa có khả năng khai

thác sữa

Các công ty sản xuất sữa lớn trong nước như VINAMILK hoặc FrieslandCampinaViệt Nam (Dutch Lady), tuy đã bắt đầu phát triển vùng nguyên liệu riêng của mình Điểnhình là VINAMILK, ngoài việc thu mua sữa ở các trang trại nhỏ lẻ của nông dân, đã xâydựng 5 trang trại nuôi bò, với Nghệ An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiệnnay

Trang 40

Song nhìn chung, Việt Nam không có các điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa,

do khí hậu nhiệt đới và quĩ đất chật hẹp Do đó, tuy nhà nước và các công ty sữa đã chútrọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nhưng hiện hơn 70% đầu vào sản xuấtcủa các công ty sữa Việt Nam đến từ nhập khẩu

b.Nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Cùng với sự phát triển của ngành sữa về cả sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩucác sản phẩm từ sữa tăng lên nhanh chóng qua các năm

Năm 2009, tổng nhập khẩu sữa được thống kê dự báo sẽ sụt giảm, với mức thống

kê cho 11 tháng đầu năm chỉ đạt 287 triệu USD, về số lượng giảm 116,8 triệu tấn so vớicùng kì năm 2008 (Agromonitor, 2010) Các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảmgiá trị nhập khẩu là do các nước chính mà Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu sữanhư New Zealand, Australia… giảm sản lượng xuất khẩu

Ngày đăng: 27/10/2012, 10:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Quản trị danh mục đầu tư
Bảng t ỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w