Phân tích tình hình tài sản:

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục đầu tư (Trang 55 - 65)

c Sữa đặ ó đường Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79% thị phần thuộ về VINAMILK và 21% thị phần thuộ về Duth Lady (Somers, 2009) Tuy

1.2.2- Phân tích tình hình tài sản:

Sang năm 2010, tài sản dài hạn của VISCO có tăng nhưng không lớn lắm. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định của công ty đã gia tăng qua các năm.Điều này có thể được lí giải là do năng 2010 tình hình kinh tế trong nước và thế giới đã bắt đầu ổn định nên công ty đã đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới nhằm gop phần tăng sản lượng đầu ra do đó làm cho tài sản cố định hữu hình cua công ty tăng lên.

Tài sản ngắn hạn của Công ty trong quý II tăng nhẹ theo quy mô sản xuất và tiêu thụ trong từng giai đoạn. Tại thời điểm cuối quý II/2010, lượng dự trữ phôi của VIS là tương đối thấp, chỉ khoảng 20,000 tấn do giá phôi trước đó biến động phức tạp. Thay vào đó, Công ty để lượng dư tiền mặt khá lớn, cộng với giá trị hàng trong kho đã chiếm tới 73% giá trị tài sản ngắn hạn của quý II. Nhìn chung, việc quản lý nguyên liệu và thành phẩm tồn kho được VIS thực hiện khá tốt khi luôn chuẩn bị cho mình cơ hội mua vào dự trữ nguyên liệu phôi lớn trong những giai đoạn giá thấp. Chính sách này đã giúp VIS có kết quả kinh doanh đột biến trong năm 2008 và 2009, giai đoạn giá phôi chào bán trong khoảng 300 USD/tấn và lượng hàng tồn kho của VIS cao gấp 3 – 4 lần bình thường.

Nguồn:WWW.wss.com.vn

1.2.3-Phân tích các tỷ số tài chính

Để nhìn nhận hoạt động của VIS trong quá khứ được rõ nét hơn, chúng tôi tiến hành phân tích các tỷ số tài chính của VIS dựa trên một số các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau:

a-Nhóm các chỉ số phản ảnh khả năng thanh toán:

Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Chỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ,tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Công thức tính:Chỉ số thanh toán nhanh=( tiền mặt+ chứng khoán khả mại+ các khoản phải thu)/nợ ngắn hạn.

Nhìn chung, khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của VIS tương đồi ổn định qua các năm và ở mức chấp nhận được vì đều lớn hơn 1.Qua hai chỉ tiêu thanh toán có thể thấy hàng tồn kho của VIS giảm so với cuối năm 2008 và hiện đang thấp hơn so với trung bình ngành. Trong đó, giảm nhiều nhất là lượng nguyên, vật liệu tồn kho. Đó là do theo dự kiến vào quý III/2009, Công ty Cổ phần luyện thép Sông Đà sẽ chính thức đi vào hoạt động, cung cấp nguồn phôi ổn định cho VIS, do vậy VIS không cần dự trữ hàng tồn kho quá lớn.Mặt khác,một đặc thù của các doanh nghiệp thép là hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Đối với VIS, các hệ số thanh toán thường ở mức tương đối cao do công ty linh hoạt trong việc quản lý và cân đối các khoản tiền mặt, phải thu và hàng tồn kho. Thông thường, 2 khoản phải thu và hàng tồn kho của VIS tăng mạnh vào cuối quý I và III, thời điểm chuẩn bị bước vào mùa xây dựng.

Nguồn: cophieu68.com/

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bình

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng

hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình

Ta thấy,vòng quay các khoản phải thu của VIS qua các năm lần lượt là 3.9;7.42;5.0 ; 3.05 và 7.82.Như vậy trong 1 năm khoản phải thu quay vòng hơn 3 lần và tăng vượt bậc vào năm 2007,6 tháng đầu năm 2010.Nhìn chung,vòng quay các khoản phải thu của công ty thường xuyên biến động.Năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh.Trong năm 2009 kinh tế nước ta có đã trong giai đoạn phục hồi nên vòng quay khoản phải thu vẫn giảm nhưng sang năm 2010 thì tăng vượt bậc.Điều này cho thấy tốc độ chuyển hóa khoản phải thu của công ty đang phát triển tương đối tốt, khoản phải thu được chuyển thành tiền của công ty đang ngày càng được rút ngắn nên chứng tỏ chính sách thu hồi nợ của công ty đang thực hiện là hiệu quả, hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng và phần nào góp phần tích cực trong thanh toán nợ của công ty.Bên cạnh đó,vòng quay hàng tồn kho của công ty lại có xu hướng giảm qua các năm.Điều này cho thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty khá thấp vì vậy thời gian tồn kho hàng hoá của công ty khá cao nên hiệu quả hoạt động tồn kho của công ty không tốt,tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp không cao, doanh nghiệp chưa tận dụng

được tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho.

Được phản ánh rõ nét qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(NPM),tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Công thức tính: NPM=Lợi nhuận / doanh thu

Nhìn chung,chỉ số NPM của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Lợi nhuận của VIS đến từ ba nguồn chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường (đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản và thanh lý tài sản cố định).Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua là tương đối hiệu quả.Trong năm 2007,nước ta đã gia nhập vào WTO làm thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng,tăng cường quan hê quốc tế tuy nhiên cũng gặp thách thức không nhỏ từ các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Công thức tính

ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không

Nhìn chung,chỉ số ROE của công ty qua các năm đều có xu hướng gia tăng từ 14,23% năm 2006 lên 59,75% năm 2009.Nguyên nhân là do trong những năm qua,VIS đã quản lý chi phí tốt, làm tỷ suất lợi nhuận biên quý II/2009 tăng gấp 9 lần năm 2007. Bên cạnh đó, tận dụng chính sách hỗ trợ lãi suất, VIS cũng đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính vào hai quý đầu 2009 VIS luôn duy trì đòn bẩy tài chính cao có tác dụng làm gia tăng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông. Mặt khác tình hình kinh doanh của công ty thờikỳ này đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt đã làm khuất đại ROE.

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

Công thức tính:

ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản.

-ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets), đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

-ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

-Ta thấy chỉ số ROA qua các năm lần lượt là 2.1;3.2;14.8;17.4 cho thấy khả năng sinh lời của công ty là tương đối cao.Điều này rất tốt bởi công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.Do lợi nhuận của công ty tăng trưởng tương đối ổn định mặt khác chi phí lãi vay của công ty không cao nên làm cho ROA tăng lên qua các năm.

Như vậy,chiếm tới 90% giá thành sản xuất thép, sự biến động trong giá phôi thép năm 2009 đã giúp không chỉ riêng VIS, nhiều DN thép như HSG, DNY, TLH đều có mức hiệu suất sinh lời cao. Ngoài ra,việc hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ cũng đóng góp giúp gia tăng chỉ tiêu sinh lời khoảng 2 - 3%. Sang năm 2010, các DN thép đương đầu với việc giá phôi tăng đến 50%. Bài toán tăng giá còn đặt ra cho cả các yếu tố đầu vào khác gồm than, điện, chi phí lãi suất (khi không còn hỗ trợ) kéo các chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm cả tương đối và tuyệt đối xuống thấp. Đơn cử, tỷ lệ lãi ròng trung bình cả năm 2010 của VIS ước đạt 4%, thấp hơn nhiều so với mức 11% của năm 2009 và 8% của năm 2008.

Ta thấy,với việc quản lý khá tốt chi phí nên chi phí giá vốn đã giảm dần làm cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tài sản. Dẫn tới, ROA không những không giảm mà còn tăng nhanh từ 2,12% năm 2006 lên 14,82% năm 2008 và 17,37% năm 2009.Sự thiếu ổn định trong tỷ suất sinh lời đối với các DN thép như VIS là điều khó tránh khỏi do 70% nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. So với các DN cùng ngành, VIS được đánh giá là khả năng kiểm soát chi phí và sử dụng nguồn vốn tốt.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục đầu tư (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w