Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục đầu tư (Trang 38 - 40)

c Sữa đặ ó đường Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79% thị phần thuộ về VINAMILK và 21% thị phần thuộ về Duth Lady (Somers, 2009) Tuy

2.2.3 Nguồn nguyên liệu

Đối với các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu (Somers, 2009).

a.Nguồn nguyên liệu trong nước

Nguồn nguyên liệu trong nước phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa.

Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập trung chủ yếu ở miền Nam. Miền Bắc chỉ chiếm từ 15-25% tổng số bò sữa tại Việt Nam trong giai đoạn này. Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là vùng nuôi nhiều bò sữa nhất, với hơn 69 nghìn con vào năm 2008 . Mặc dù qui mô đàn bò sụt giảm vào năm 2007 và 2008 so với năm 2006, sản lượng sữa cả nước vẫn tăng đều qua các năm, với tốc độ trung bình 23%/ năm . Tương ứng với qui mô đàn bò, miền Nam sản xuất hơn 85% lượng sữa tươi cả nước. Trong năm 2009, sản lượng sữa cả nước là 278.190 tấn, tăng 6,11% so với năm 2008. Đây là mức tăng thấp nhất trong thời gian qua, do năng suất sữa toàn ngành trong năm 2009 sụt giảm nhẹ; với nguyên nhân chính là cơ cấu lại quy mô đàn bò, do đó có một số lượng bò sữa nhất định chưa có khả năng khai

thác sữa.

Các công ty sản xuất sữa lớn trong nước như VINAMILK hoặc FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady), tuy đã bắt đầu phát triển vùng nguyên liệu riêng của mình. Điển hình là VINAMILK, ngoài việc thu mua sữa ở các trang trại nhỏ lẻ của nông dân, đã xây dựng 5 trang trại nuôi bò, với Nghệ An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Song nhìn chung, Việt Nam không có các điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa, do khí hậu nhiệt đới và quĩ đất chật hẹp. Do đó, tuy nhà nước và các công ty sữa đã chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nhưng hiện hơn 70% đầu vào sản xuất của các công ty sữa Việt Nam đến từ nhập khẩu.

b.Nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Cùng với sự phát triển của ngành sữa về cả sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm từ sữa tăng lên nhanh chóng qua các năm.

Năm 2009, tổng nhập khẩu sữa được thống kê dự báo sẽ sụt giảm, với mức thống kê cho 11 tháng đầu năm chỉ đạt 287 triệu USD, về số lượng giảm 116,8 triệu tấn so với cùng kì năm 2008 (Agromonitor, 2010). Các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm giá trị nhập khẩu là do các nước chính mà Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu sữa như New Zealand, Australia… giảm sản lượng xuất khẩu.

Việt Nam nhập khẩu sữa bột chủ yếu từ các nước châu Úc (như New Zealand, Úc), Mỹ, Hà Lan (Biểu đồ 4). Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia cũng chiếm một phần không nhỏ, chủ yếu là sữa bột thành phẩm nhập từ các nhà máy chế biến sữa của các công ty sữa đa quốc gia đặt tại đây như Dumex, Dutch Lady…Việt Nam trong những năm qua nhập khẩu nhiều nhất từ New

Zealand, tiếp đó là Hà Lan, các sản phẩm về sữa. Công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam – VINAMILK cũng nhập phần lớn nguyên liệu sữa đầu vào từ Fonterra –

một tập đoàn đa quốc gia của New Zealand (nắm giữ 1/3 thương mại sữa bột trên thế giới).

Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (VEN, 2009).

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục đầu tư (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w