Phân tích SWOT:

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục đầu tư (Trang 67 - 69)

c Sữa đặ ó đường Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79% thị phần thuộ về VINAMILK và 21% thị phần thuộ về Duth Lady (Somers, 2009) Tuy

1.5 Phân tích SWOT:

Điểm mạnh:

Thương hiệu Sông Đà là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh của VIS. Hiện 25.5% vốn cổ phần của Công ty được nắm giữ bởi Tổng công ty Sông Đà, nhờ vậy, VIS có sự hỗ trợ từ phía Tổng Công ty về vốn, công nghệ và có cơ hội cung cấp sản phẩm cho nhiều dự án, công trình của Tổng công ty.

VIS hiện sở hữu dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất, do tập đoàn Danieli (Ý) chuyển giao. Năm 2009, VIS đã đầu tư trạm khí hóa than thay cho lò đốt bằng dầu giúp giảm đáng kể chi phí nhiên liệu.

VIS đang chủ động dần về nguồn nguyên liệu phôi đầu vào, tránh những rủi ro từ thị trường nước ngoài cũng như rủi ro về tỷ giá. Dự án nhà máy phôi thép tại Hải Phòng (hiện là Công ty cổ phần luyện thép Sông Đà) với

công suất 400.000 tấn phôi/năm chính thức đi vào hoạt động từ quý IV/2009. Dự kiến SDS sẽ cung cấp 70 – 80% lượng phôi tiêu thụ của Công ty khi họat động đủ 100% công suất.

Điểm yếu:

Hiện tại VIS vẫn phải mua 70% lượng phôi thép nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi 100% doanh thu đến từ thị trường nội địa, việc thanh toán cho đối tác bằng ngoại tệ tiềm ẩn rủi ro tý giá cho Công ty. Tuy nhiên, hiện Công ty vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro nào cho những biến động liên

quan đến tỷ giá.

Việc kiểm soát giá trên thị trường chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến việc cạnh tranh ngay trong chính các nhà phân phối, đại lý của Công ty.

Việc xúc tiến các mối quan hệ với chủ đầu tư nhằm tìm kiếm thông tin dự án và cơ hội kinh doanh còn chưa được đẩy mạnh.

Cơ hội:

Xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn là ngành được ưu tiên đầu tư hàng đầu trong phát triển kinh tế. Trong năm

2010, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng dự báo là khoảng 10%, cho thấy cơ hội thị trường lớn đối với

ngành thép.

Môi trường kinh tế Việt Nam khá ổn định trước biến động xấu của các nền kinh tế lớn là Châu Âu và Mỹ. Xét tới 6 tháng cuối năm, GDP vẫn có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng mục tiêu 6.5%, lạm phát được kiểm soát.

Đây sẽ là dung môi tốt cho sự phát triển của ngành.Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra với tốc độ cao. Do đó, nhu cầu thép xây dựng trong những năm tới tiếp tục tăng.

Thách thức:

Sự cạnh tranh của thị trường thép trong nước đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều này lý giải việc chưa năm nào Công ty sản xuất và tiêu thụ ở công suất tối đa là 250.000 tấn/năm. Việt Nam còn có nguy cơ khủng hoảng thừa khoảng 3 triệu tấn công suất thép.

Việc đầu tư vào SDS để đảm bảo nguồn cung nhưng phô sản xuất trong nước thường có giá kém cạnh tranh hơn so với các mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc.

Năm 2010, Việt Nam bắt đầu áp dụng thuế nhập khẩu 0%đối với một số mặt hàng thép. Theo nguyên tắc trong sân chơi WTO, Việt Nam đang phải gỡ dần những bảo hộ đối với ngành thép trong nước.

Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.Kể cả khi đã sản xuất được phần lớn lượng phôi thép thì nguyên liệu để sản xuất phôi như quặng, thép phế liệu, các doanh nghiệp cũng phải nhập đến 70%.

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất gồm điện, than và xăng dầu đều chịu áp lực tăng giá, nhất là đối với ngành thép, đối tượng sử dụng tương đối lớn những sản phẩm này. Mặc dù

nền kinh tế nước ta đạt được tỷ lệ tăng trưởng dương nhưng vẫn còn tiềm ẩn những bất ổn về lạm phát,tỷ giá trong thời gian tới,do vậy nhu cầu thép có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục đầu tư (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w