1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12, soạn theo 5 bước, Bài 29: LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM và Bài 30: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 : TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG

17 190 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Củng cố hệ thống hóa kiến thức về nhôm và hợp chất của nhôm. 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng giải bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm: trắc nghiệm, nhận biết, giải thích hiện tượng, bài tập về phản ứng của Al với dung dịch kiềm, tính lưỡng tính... 3. Thái độ Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn. 4. Phát triển năng lực Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học giải quyết vấn đề thực tiễn. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án. Phiếu học tập: 2. Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị trước bài mới. III. Chuỗi các hoạt động dạy học A. Hoạt động trải nghiệm kết nối (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. Nội dung HĐ: Nhớ lại tính chất hóa học, điều chế nhôm và hợp chất nhôm. Kĩ thuật phòng tranh.

Trang 2

Bài 29: LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

I Mục tiêu bài học

1 Kiến thức

- Củng cố hệ thống hóa kiến thức về nhôm và hợp chất của nhôm

2 Kĩ năng

- Rèn kỹ năng giải bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm: trắc nghiệm, nhận biết, giải thích hiện tượng, bài tập về phản ứng của Al với dung dịch kiềm, tính lưỡng tính

3 Thái độ

- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.

4 Phát triển năng lực

- Năng lực tính toán

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học giải quyết vấn đề thực tiễn

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

II Chuẩn bị

1 Giáo viên:

- Giáo án.

- Phiếu học tập:

2 Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị trước bài mới.

III Chuỗi các hoạt động dạy học

A Hoạt động trải nghiệm kết nối (5 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS

- Nội dung HĐ: Nhớ lại tính chất hóa học, điều chế nhôm và hợp chất nhôm

- Kĩ thuật phòng tranh

b Phương thức tổ chức hoạt động

- GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

- Các nhóm treo kết quả lên tường

- Các nhóm HS chấm chéo nhau

- GV chỉnh sửa, chốt kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1 Viết các PTHH của các phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của nhôm và phương pháp điều chế nhôm?

2 Viết các PTHH chứng minh tính chất lưỡng tính của Al2O3 và Al(OH)3

c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm: HS hoàn thành nội dung các câu hỏi

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

+ Đánh giá thông qua hoạt động của các HS trong các nhóm

+ Đánh giá thông qua kết quả chấm chéo của các nhóm

B Hoạt động luyện tập (37 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Củng cố kiến thức về nhôm và hợp chất nhôm

- Rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài tập về nhôm và hợp chất nhôm

- Nội dung: bài tập trắc nghiệm, tự luận, định tính, định lượng

b Phương thức tổ chức hoạt động

- Mỗi bàn là một nhóm: trao đổi, cùng giải quyết yêu cầu trong phiếu học tập số 2

- Học sinh trả lời theo nhóm, lần lượt từ bài số 1 đến bài số 6, còn lại là BTVN, kết quả được trình bày trên bảng Các nhóm nhận xét bài làm của nhóm khác

- GV: quan sát khi HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do

A nhôm là kim loại kém hoạt động B có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

Trang 3

C có màng oxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ D Nhôm có tính thụ động với không khí và nước Bài 2: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây ?

Bài 3: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít

H2 (đkc) Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A 16,2g và 15g B 10,8g và 20,4g C 6,4g và 24,8g D 11,2g và 20g Bài 4: Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình

hoá học để giải thích

a) các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.

Bài 5: Viết phương trình hoá học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi

a) cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3

b) cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2

Bài 6: Hỗn hợp X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5g Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X

trong nước thu được dung dịch A Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A: lúc đầu không

có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa Tính % số mol mỗi kim loại trong X

Bài 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về Al2O3 ?

A Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3. B Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao

C Al2O3 tan được trong dung dịch NH3 D Al2O3 là oxit không tạo muối

Bài 8: Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dung dịch trên ?

A dung dịch NaOH dư. B dung dịch AgNO3 C dung dịch Na2SO4 D dung dịch HCl

Trang 4

Bài 9: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư chỉ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí

X gồm NO và N2O (đkc) có tỉ lệ mol là 1:3 Giá trị của m là

Bài 10: Trộn 24g Fe2O3 với 10,8g Al rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí) Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đkc) Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là

Bài 5: Viết phương trình hoá học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi

a) cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3

b) cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại

c) sục từ từ khí đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2

c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm: Là kết quả của yêu cầu trong phiếu học tập

- Kiểm tra, đánh giá:

+ Thông qua quan sát quá trình hợp tác của các HS trong nhóm, quá trình hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện khó khăn của HS để có giải pháp hỗ trợ

+ Thông qua sản phẩm học tập: Độ chính xác của kết quả về các yêu cầu trong phiếu học tập; khả năng chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh kiến thức

Bài 1: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do

A nhôm là kim loại kém hoạt động B có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ 

C có màng oxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ D Nhôm có tính thụ động với không khí và nước Bài 2: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây ?

Bài 3: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít

H2 (đkc) Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A 16,2g và 15g B 10,8g và 20,4g

C 6,4g và 24,8g D 11,2g và 20g

nAl = 2

nH = 2 13,44 = 0,4 mol  mAl = 0,4.27 = 10,8g  đáp án B

Bài 4: Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình

hoá học để giải thích

a) các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.

Giải

a) H2O

b) dd Na2CO3 hoặc dd NaOH

c) H2O

Bài 6: Hỗn hợp X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5g Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X

trong nước thu được dung dịch A Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A: lúc đầu không

có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa Tính % số mol mỗi kim loại trong X

Giải

Gọi x và y lần lượt là số mol của K và Al

 39x + 27y = 10,5 (a)

2K + 2H2O  2KOH + H2 (1)

2Al + 2KOH + 2H2O  2KAlO2 + 3H2 (2)

Do X tan hết nên Al hết, KOH dư sau phản ứng (2) Khi thêm HCl ban đầu chưa có kết tủa vì: HCl + KOHdư  HCl + H2O (3)

Trang 5

Khi HCl trung hoà hết KOH dư thì bắt đầu có kết tủa KAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 + KCl (4)

Vậy để trung hoà KOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M

Trang 6

Ta có: nHCl = nKOH(dư sau pứ (2)) = x – y = 0,1.1 = 0,1 (b)

Từ (a) và (b): x = 0,2, y = 0,1

%nK

=

0,2

.100 = 66,67%  %nAl = 33,33 0,3

C Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các bài tập thực tiễn và nâng cao nhằm mở rộng kiến thức cho HS

b Nội dung hoạt động:

HS giải quyết các câu hỏi sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Nhỏ từ từ dung dịch BaOH 2 0,2M vào ống nghiệm chứa V lít

dung dịch (mol/l), trong quá trình phản ứng người thu được đồ thị sau :

Khối lượng kết tủa (gam)

Al2 SO4 3 C

2,796

OH

Để lượng kết tủa không đổi thì thể tích dung

n

Trang 7

A 30ml B 60ml C 45ml D 80ml

Câu 2: Dân gian xưa kia sử dụng phèn chua để bào chế thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu và

đặc biệt dùng để làm trong nước Nguyên nhân nào sau đây làm cho phèn chua có khả năng làm trong nước?

A Phèn chua có tính axit nên hút hết các hạt bẩn lơ lửng trong nước về phía mình, làm trong nước

B Phèn chua bị điện li tạo ra các ion K+, Al3+, SO42- nên các ion này hút hết hạt bẩn lơ lửng về phía mình, làm trong nước

C Khi hoà tan phèn chua vào nước, do quá trình điện li và thuỷ phân Al3+ tạo ra Al(OH)3 dạng keo nên hút các hạt bẩn lơ lửng về phía mình và làm trong nước

D Phèn chua bị điện li tạo ra các ion K+, SO42- trung tính nên hút các hạt bẩn lơ lửng, làm trong nước

Câu 3: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y Để lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là:

Câu 4: Đun nóng hỗn hợp bột X gồm 0,06 mol Al, 0,01 mol Fe3O4, 0,015 mol Fe2O3 và 0,02 mol FeO một thời gian Hỗn hợp Y thu được sau phản ứng được hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl

dư, thu được dung dịch Z Thêm NH3 vào Z cho đến dư, lọc kết tủa T, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Giá trị của m là

c Phương thức tổ chức hoạt động

- GV hướng dẫn các HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài liệu tham khảo (thư viện, internet…) để giải quyết các câu hỏi và bài tập

d Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm: Bài làm của các nhóm

- Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày vào đầu giờ tiết sau GV nên có sự động viên, khích lệ HS

Rút kinh nghiệm:

Bài 30: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 : TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG

I Mục tiêu

1 Kiến thức

Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

−So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước

−Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm

−Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng

2 Kĩ năng

−Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên

−Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút ra nhận xét

−Viết tường trình thí nghiệm

3 Thái độ

- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.

4 Phát triển năng lực

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học giải quyết vấn đề thực tiễn

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Trọng tâm

−So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước

−Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm

−Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

Trang 8

II Chuẩn bị

1 Giáo viên

- Giáo án.

- Phiếu học tập.

- Ống ngiệm + giá để ống nghiệm + cốc thuỷ tinh + đèn cồn.

- Hoá chất: Các kim loại: Na, Mg, Al; các dung dịch: NaOH, AlCl3, NH3, phenolphtalein

2 Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị trước bài mới.

III Chuỗi các hoạt động dạy học

A Hoạt động trải nghiệm kết nối (7 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS

- Nội dung HĐ: Phản ứng của KLK, KLKT, Al với nước, phản ứng của Al với dung dịch kiềm, tính lưỡng tính của Al(OH)3.

b Phương thức tổ chức hoạt động

- GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

- Các nhóm treo kết quả lên tường

- Các nhóm HS chấm chéo nhau

- GV chỉnh sửa, chốt kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1 Cho biết khả năng phản ứng của các KLK, KLKT, Al với nước, viết PTHH minh họa?

2 Nêu hiện tượng, viết

PTHH: Al2O3 + dd NaOH

Al + dd NaOH AlCl3

+ dd NH3 Al(OH)3 +

dd NaOH Al(OH)3 +

dd H2SO4

c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm: HS hoàn thành nội dung các câu hỏi

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

+ Đánh giá thông qua hoạt động của các HS trong các nhóm

+ Đánh giá thông qua kết quả chấm chéo của các nhóm

B Hoạt động thực hành (35 phút)

Hoạt động 1: Công việc đầu bước thực hành (3 phút)

- GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành, những lưu ý cần thiết, thí dụ như phản ứng giữa Na với nước, không được dùng nhiều Na, dùng ống nghiệm chứa gần đầy nước

- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như:

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm

+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút

+ Cắt miếng kim loại Na

+ Thả chất rắn vào chất lỏng

+ Lắc chất lỏng trong ống nghiệm

+ Đun nóng ống nghiệm

Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (22 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Tiến hành các thí nghiệm trong sgk để củng cố, khắc sâu kiến thức ; rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm

b Phương thức tổ chức hoạt động

- HĐ nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm như trên, yêu cầu các nhóm lần lượt thực hiện các thí

nghiệm như trong sgk

- HĐ cá nhân: Sau mỗi thí nghiệm, mỗi HS ghi ra giấy các hiện tượng quan sát đươc

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS thường gặp khó khăn về các thao tác làm thí nghiệm, lấy hóa chất, GV phải quan sát chặt chẽ hoạt động của tất cả các nhóm để

Trang 9

nhắc nhở cũng như hỗ trợ, hướng dẫn cho các em.

c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

* Sản phẩm: HS hoàn thành các thí nghiệm trong sách giáo khoa

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với H 2 O.

- Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra mạnh, bọt khí thoát ra nhanh và nhiều, dung dịch nhuốm màu hồng nhanh chóng

- Ở ống nghiệm (2) phản ứng xảy ra chậm, chỉ có ít bọt khí thoát ra, ở ống nghiệm (3) hầu như chưa thấy phản ứng xảy ra

- Khi đun nóng hai ống (2) và (3) thì phản ứng xảy ra nhanh hơn và bọt khí thoát ra ở ống (2) nhiều hơn so với ống (3)

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

- Lúc đầu chưa thấy có bọt khí thoát ra, sau một lúc thì bọt khí thoát ra nhanh hơn, do lúc đầu dung dịch NaOH hòa tan Al2O3 bao bọc bên ngoài, sau đó Al tan trong dung dịch NaOH và khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH) 3

- Kết tủa keo trắng ở cả hai ống nghiệm;

- Thêm H2SO4 loãng và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt

- Thêm NaOH và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt

* Đánh giá giá kết quả hoạt động:

+ Đánh giá thông qua sự phối hợp giữa các HS trong các nhóm

+ Đánh giá thông qua kỹ năng, thao tác thực hành của các HS

Hoạt động 3: Viết tường trình (10 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Kiểm tra, đánh giá kết quả mỗi HS thu được qua bài thực hành

b Phương thức tổ chức hoạt động

- HS hoạt động cá nhân hoàn thành bản tường trình thí nghiệm theo mẫu:

c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

* Sản phẩm: HS hoàn thành bản tường trình

* Đánh giá kết quả thông qua bản tường trình của mỗi HS, có thể chấm lấy điểm

C Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập thực tiễn và nâng cao nhằm mở rộng kiến thức cho HS

b Nội dung hoạt động:

HS giải quyết các câu hỏi sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1 Cho hình vẽ thu khí như sau:

Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2,HCl,

SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?

A H2, NH3, N2, HCl, CO2 B H2, N2, NH3, CO2

C O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl D Tất cả các khí trên

Câu 2 Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí

sau đây?

A H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S B O2, N2, H2, CO2

C NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2 D NH3, O2, N2, HCl, CO2

Trang 10

Câu 3 Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không

khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3 ?

3

Câu 4 Một bình cầu chứa bột Mg được nút kín bằng nút cao su có

ống thuỷ tinh dẫn khí xuyên qua và có khoá K ( hình bên ) Cân bình

để xác định khối lượng

Đun nóng bình một thời gian rồi để nguội, cân lại Hỏi khối

lượng bình thay đổi như thế nào so với trước khi nung?

Hỏi như câu a nhưng sau khi đun, để nguội và mở khoá K rồi

mới cân lại khối luợng của bình?

Câu 5 Xác định dụng cụ nào có thể dùng cho thí nghiệm điện phân nào sau đây?

a Dụng cụ điện phân NaCl nóng chảy

b Dụng cụ điện phân dung dich NaCl

c Dụng cụ điện phân dung dịch CuSO4

Bột Mg

Câu 6 Đánh dấu vào các dụng cụ cần dùng cho thí nghiệm ăn mòn điện hóa sắt trong các sơ đồ

dụng cụ dưới đây:

Ngày đăng: 03/06/2020, 20:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w