SỰ THÀNH BẠI TRONG LIÊN DOANH CỦA TẬP ĐOÀN DANONE

10 8K 8
SỰ THÀNH BẠI TRONG LIÊN DOANH CỦA TẬP ĐOÀN DANONE

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ THÀNH BẠI TRONG LIÊN DOANH CỦA TẬP ĐOÀN DANONE I.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN DANONE : Danone ( trước đây là BSN Gervais Danone) thành lập năm 1973 bởi Franck Riboud và nhanh chóng trở thành một một trong những tập đoàn lớn mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất –tiếp thị các sản phẩm sữa tươi, nước đóng chai,thức ăn dinh dưỡng y tế và cho trẻ em.Tập đoàn có trụ sở chính ở Paris –Pháp.Tập đoàn gồm 500 công ty con hoạt động trên 5 châu lục và 120 quốc gia trên thế giới. Trong năm 2007, Danone đã có khoảng 160 nhà máy và khoảng 100.000 nhân viên. Hiện tại Danone có vị thế hàng đầu trong bốn lĩnh vực: - Sản phẩm sữa tươi (sữa chua): Actimel Activia, Taillefine / Vitalinea, Gervais Petit / Danonino Danacol, Danette, ... - Nước: Evian, Volvic, Badoit, Bonafont, Aqua, ... Dinh dưỡng - Baby (cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ): Blédina, Nutricia, Cow & cổng, Milupa, ... - Y tế Dinh dưỡng: Nutricia Nutrini (đối với trẻ nhỏ), Nutricia Nutrison (cho những người hoặc là bị bệnh hoặc rất cũ), Fortimel (đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng) Sứ mệnh của công ty là mang lại những sản phẩm dinh dưỡng đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Niêm yết trên Euronext Paris, Danone cũng được xếp hạng cao trong chỉ số trách nhiệm xã hội: Chỉ số bền vững Dow Jones Stoxx và thế giới, ASPI khu vực châu Âu và chỉ số bền vững Ethibel. II.GIỚI THIỆU CÁC ĐỐI TÁC LIÊN DOANH-CÔNG TY LIÊN DOANH : 1. Wahaha joint venture group: a. Đối tác liên doanh của Danone : Wahaha Tập đoànWahaha là công ty kinh doanh nước giải khát lớn nhất Trung Quốc.Hình thành từ năm 1987, ban đầu là một cửa hàng bán nước giải khát nhỏ trong một trường học ở huyện Thượng Thành, với số vốn chỉ vỏn vẹn 200.000 NDT. Sau 23 năm, đến năm 2007, dưới sự điều hành của ông tổng giám đốc Tống

SỰ THÀNH BẠI TRONG LIÊN DOANH CỦA TẬP ĐOÀN DANONE I.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN DANONE : Danone ( trước đây là BSN Gervais Danone) thành lập năm 1973 bởi Franck Riboud và nhanh chóng trở thành một một trong những tập đoàn lớn mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất –tiếp thị các sản phẩm sữa tươi, nước đóng chai,thức ăn dinh dưỡng y tế và cho trẻ em.Tập đoàn có trụ sở chính ở Paris – Pháp.Tập đoàn gồm 500 công ty con hoạt động trên 5 châu lục và 120 quốc gia trên thế giới. Trong năm 2007, Danone đã có khoảng 160 nhà máy và khoảng 100.000 nhân viên. Hiện tại Danone có vị thế hàng đầu trong bốn lĩnh vực: - Sản phẩm sữa tươi (sữa chua): Actimel Activia, Taillefine / Vitalinea, Gervais Petit / Danonino Danacol, Danette, . - Nước: Evian, Volvic, Badoit, Bonafont, Aqua, . Dinh dưỡng - Baby (cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ): Blédina, Nutricia, Cow & cổng, Milupa, . - Y tế Dinh dưỡng: Nutricia Nutrini (đối với trẻ nhỏ), Nutricia Nutrison (cho những người hoặc là bị bệnh hoặc rất cũ), Fortimel (đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng) Sứ mệnh của công ty là mang lại những sản phẩm dinh dưỡng đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Niêm yết trên Euronext Paris, Danone cũng được xếp hạng cao trong chỉ số trách nhiệm xã hội: Chỉ số bền vững Dow Jones Stoxx và thế giới, ASPI khu vực châu Âu và chỉ số bền vững Ethibel. II.GIỚI THIỆU CÁC ĐỐI TÁC LIÊN DOANH-CÔNG TY LIÊN DOANH : 1. Wahaha joint venture group: a. Đối tác liên doanh của Danone : Wahaha Tập đoànWahaha là công ty kinh doanh nước giải khát lớn nhất Trung Quốc.Hình thành từ năm 1987, ban đầu là một cửa hàng bán nước giải khát nhỏ trong một trường học ở huyện Thượng Thành, với số vốn chỉ vỏn vẹn 200.000 NDT. Sau 23 năm, đến năm 2007, dưới sự điều hành của ông tổng giám đốc Tống Khánh Hậu, Wahaha kiếm được 25,8 tỷ NDT. Và trong 10 năm gần đây, Wahaha liên tục đứng đầu trong danh sách các công ty trong nước về tổng sản lượng, lợi nhuận và tổng tài sản tại Trung Quốc. Sản phẩm của Wahaha gồm có nước đóng chai, nước trái cây, trà xanh, sữa, mỳ ăn liền, hạt hướng dương … gắn liền với văn hóa Trung Quốc, khác biệt với những thương hiệu quốc tế như Coca-Cola hay PepsiCo. b. Wahaha join venture group : Năm 1996, tập đoàn Wahaha đã bán 51% cổ phần cho Danone hình thành một liên doanh ‘’ Wahaha join venture group ’’ sản xuất và bán các sản phẩm mang thương hiệu Wahaha. Người đứng đầu công ty vẫn là ông Tống Khánh Hậu, chịu trách nhiệm điều hành công ty. Trong suốt 10 năm sau đó liên doanh này phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi sản lượng trong vòng một năm từ 1996-1997. Nhờ thị trường Trung Quốc, Danone hằng năm thu về 1,4 tỷ euro, bằng một phần mười doanh số của cả tập đoàn. Tuy nhiên, những vấn đề pháp lí và quản lí liên doanh không được giải quyết tốt khiến liên doanh này đi đến thất bại đáng nhớ trong lịch sử. c.Vì sao Danone chọn Wahaha làm đối tác liên doanh? Tập đoàn Danone liên doanh với tập đoàn Wahaha vì 3 nguyên nhân chính sau: - Danone chuyên sản xuất những mặt hàng như bánh và các sản phẩm như sữa rất nổi tiếng trên thế giới tại Châu Âu. Khi thị trường Châu Âu bước vài giai đoạn bão hòa nên tập đoàn này muốn chuyển hướng phát triển sang thị trường Châu Á, và Trung Quốc là nơi đến đầu tiên của họ. - Nhãn hiệu thực phẩm Wahaha thuộc sở hữu của tập đoàn Hangzhou Wahaha, hãng sản xuất nước giải khát lớn nhất và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Trung Quốc. Với mạng lưới phân phối rộng rãi khắp toàn quốc và chiếm được phần lớn thị phần trên thị trường nên Wahaha hội tụ đầy đủ các yếu tố giúp Danone dễ dàng thâm nhập vào một thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc. - Về phía Wahaha, vì muốn xây dựng một doanh nghiệp mang tầm cỡ thế giới bằng cách sử dụng vốn quốc tế, nên ông tổng giám đốc Tống Khánh Hậu đã quyết định bán cổ phần cho công ty Danone. 2. Công ty liên doanh Danone Clover: a.Đối tác liên doanh Clover: Clover Industries Limited (CIL) là một trong những nhà sản xuất và tiếp thị hàng đầu thế giới về các sản phẩm sữa ở Nam Phi. Công ty có một lịch sử hơn 100 năm. Trụ sở chính của nó là ở Roodepoort, Nam Phi. Sản phẩm được sản xuất bởi Clover bao gồm sữa, phô mai, sữa trứng, bơ, kem, sữa chua, sữa đặc, kem, sữa đặc, bột sữa, trà đá và nước đóng chai. Clover đã phát triển một mạng lưới phân phối rộng lớn và lớn nhất trong các sản phẩm hàng tiêu dùng ướp lạnh ở Nam Phi. Theo mạng lưới này , Clover được tạo ra và duy trì bởi các doanh nghiệp sữa, là một tài sản quan trọng và là năng lực cốt lõi của công ty và dự kiến rằng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp vì nó cung cấp một nền tảng lý tưởng cho Clover để mở rộng sạng các thị trường lân cận Nam Phi. Clover hiện đang có 14.000 điểm bán lẻ tại Nam Phi. b.Công ty liên doanh ( Danone –Clover join venture) : Liên doanh được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1998 , chuyên sản xuất, tiếp thị , phân phối cho các sản phẩm sữa, nước nước đóng chai .Liên doanh này đã khá thành công tại thị trường Nam Phi và các nước lân cận với những thương hiệu sản phẩm có tiếng. c.Vì sao Danone chọn Clover làm đối tác liên doanh? -Clover là công ty dẫn đầu Nam Phi trong lĩnh vực sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm sữa, nước đóng chai, . .Clover đã tạo dựng một hệ thống phân phối rộng khắp không những ở Nam Phi mà còn các nước khác thuộc Châu Phi. -Thông qua Clover, Danone dễ dàng tiếp cận tìm hiểu và thâm nhập từng bước vào thị trường Châu Phi. -Clover đứng trước nhu cầu cần vốn đầu tư nước ngoài để thay đổi cơ cấu , tái định vị các nhà máy, kinh phân phối của công ty. III.PHÂN TÍCH SỰ THÀNH CÔNG TRONG LIÊN DOANH CỦA TẬP ĐOÀN DANONE: 1.Qúa trình hoạt động và thành công của liên doanh Danone -Clover: Danone Clover được thành lập cách đây 14 năm ,được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống.Suốt 12 năm hoạt động dưới thương hiệu Danone Clover, công ty liên doanh này đã gặt hái được nhiều thành công cả về doanh số và giá trị thương hiệu thông qua các sản phẩm sữa tươi, nước giải khát như : NutriDay, Ikomazi,Yogi sip,Vitalinea ,Danino, Danao, và nhiều sản phẩm có tiếng khác.Thông qua mô hình liên doanh, Danone Clover đã thành công trong việc tạo ra những thị trường mới, những sản phẩm mới và lượng tiêu thụ sản phẩm sữa chua của công ty đã tăng gấp 5 lần sau 12 năm. Các nhóm thực phẩm và đồ uống của Pháp đã đứng đầu toàn bộ thủ đô của Nam Phi với thị phần là 44% (2007) thông qua các thương hiệu như Nutriday, Activia và Ultramel Inkomazi. Góp phần lớn trong việc mang lại thành tựu cho Tập đoàn Danone thông qua việc liên doanh này, phải kể đến dòng sản phẩm nước giải khát Clover Danone Beverages. Công ty đồ uống Clover Beverage được thành lập tại Nam Phi vào ngày 1/7/2002 sau một cuộc chuyển đổi cơ cấu hoàn toàn của tập đoàn Clover.Trong đó, Clover chiến 55% cổ phần, Danone nắm giữ 37,6% cổ phần và 7,4% thuộc về các cổ đông nhỏ lẻ khác.Tháng 8 năm 2003, tập đoàn Danone có ý định gia tăng cổ phần trong Clover Beverages nên đã đề nghị mua lại 2.1% cổ phiếu từ các cổ đông thiểu số.Sau đó tháng 12 năm 2003, tên công ty được đổi thành Clover Danone Beverages.Việc Danone tập trung nguồn lực vào việc phát triển công ty giải khát là hoàn toàn phù hợp với chiến lược kinh doanh của tập đoàn với mục tiêu tăng trưởng doanh số và giá trị thương hiệu trong năm 2008.Liên tục một thời gian dài, các sản phẩm đổ uống của công ty tăng trưởng đều về lượng tiêu thụ. Các sản phẩm: Tropika,Ultra Mel,CloverKrush,Manhattan Ice Tea and Super M.A trở thành thương hiệu mạnh đánh bật những sản phẩm đồ uống khát ở thị trường Nam Phi. Không những thể, thương hiệu kết hợp mới này nhanh chóng có được chỗ đứng tại những thị trường khác ở châu Phi ,đặc biệt là ở Angola, Namibia,Mozambique .Thành công này phải kể đến vai trò của đối tác Clover trong việc phân phối các sản phẩm mới tới các thị trường mới. Nói về sự hợp tác thành công này , đồng Giám đốc điều hành của Danone, ông Bernard nhận xét: "Hợp tác với một trong những công ty thực phẩm lớn nhất ở châu Phi đã là một thử thách cho Danone.Sự kết hợp này đã cho phép chúng ta xây dựng thành công một thương hiệu với tăng trưởng bền vững, không chỉ ở Nam Phi, nhưng rộng hơn trong toàn bộ khu vực (đặc biệt là ở Angola, Namibia, Mozambique). Sự tin cậy và tính chuyên nghiệp của Tập đoàn Clover đã đóng một vai trò quan trọng trong thành tựu này. Sự nghiêm túc trong việc kiểm soát liên doanh khẳng định rằng chúng chúng tôi luôn hướng đến việc kinh doanh bền vững và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng châu Phi.” Johann Vorster, Giám đốc điều hành của Clover, nhận xét: "Clover SA có rất nhiều lợi ích từ việc liên doanh này trong 12 năm qua, và nhận ra một lợi nhuận khá lớn thông qua sự kết hợp này. Lợi nhuận nhận được sẽ được đưa vào sử dụng tốt trong việc tái định vị các nhà máy của Clover vàđịnh hình lại cơ sở phân phối của công ty chúng tôi.Đó là dự định từ lâu nhưng chúng tôi không thể làm do thiếu vốn.” Năm 2010, Clover SA đã đồng ý bán cổ phần 45% củatrong liên doanh Danone Clover cho Danone với giá 085 tỷ (gần € 100 triệu) bằng tiền mặt.Theo đó,Danone sẽ nắm giữ 100% cổ phần cảu Danone Clover, dẫn đầu thị trường trong các sản phẩm sữa chua và các món tráng miệng ở Nam Phi.Ngoài ra sau sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông , Clover và Danone sẽ xác định lại mối quan hệ trong tương lai thông qua các giao dịch khác, đặc biệt trong việc cung cấp và phân phối sữa tươi. 2.Nguyên nhân dẫn đến thành công cho liên doanh Danone -Clover Thành công của Danone Clover được tạo nên bởi những nguyên nhân sau: Thứ nhất, cả hai đối tác đều biết cách tôn trọng và khai thác triệt để những thế mạnh của nhau.Danone thông qua Clover để tìm hiểu thị trường châu Phi và tận dụng lợi thế về phân phối và marketing của đối tác.Bên cạnh đó, Clover cũng đứng trước cơ hội trở đưa các thương hiệu của công ty sánh tầm với các thương hiệu quốc tế nếu hợp tác với Danone. Thứ 2,cách làm việc chuyên nghiệp, đáng tin cậy của hai đối tác trong việc kiểm soát các hoạt động của công ty cũng là yếu tố mang lại thành công cho cả hai. Thứ 3, giám đốc điều hành của Danone cho rằng : “chiến lược kinh doanh của công ty phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung của Tập đoàn mang lại thành công cho công ty”. Thứ 4, điều khoản cạnh tranh trong hợp đồng hiệp định cổ đông quy định: khi Clover và Danone là các cổ đông trong công ty Clover Danone Beverage thì cả hai không được phép cạnh tranh với sản phẩm thương hiệu Clover Danone Beverage trong sản xuất, phân phối và tiếp thị.Đây là điều kiện giúp các sản phẩm đồ uống của họ luôn chiếm vị trí cao trên thị trường các nước châu Phi. IV.PHÂN TÍCH SỰ THẤT BẠI CỦA LIÊN DOANH DANONE-WAHAHA: 1.Các sự kiện: a.Sự hình thành công ty liên doanh: Wahaha Joint Venture Group được thành lập vào tháng hai năm 1996. Lúc đầu có ba bên tham gia liên doanh: tập đoàn thực phẩm Wahaha, Danone Group- một công ty Pháp, Baifu-một công ty Hong Kong. Danone và Baifu không đầu tư trực tiếp trong liên doanh, thay vào đó Danone và Baifu thành lập công ty đầu tư Jinjia-một công ty Singapore. Khi hình thành, Wahaha Group sở hữu 49% cổ phần của liên doanh và Jinjia sở hữu 51% cổ phần. Cấu trúc này dẫn đến sự hiểu lầm giữa các bên tham gia: Wahaha sở hữu 49% cổ phần, Danone 255,5%, Baifu 25,5 % nên Wahaha có quyền kiểm soát liên doanh, do đó Wahaha không cảm thấy lo âu khi chuyển giao thương hiệu của mình để liên doanh, và phía Wahaha tham gia liên doanh này có “suy tính” kỹ lưỡng hơn phía nước ngoài. Năm 1998, Danone mua lại cổ phần của Baifu trong Jinjia, và trở thành chủ sở hữu 100% trong Jinjia hay đã sở hữu 51% cổ phần trong liên doanh, có quyền kiểm soát hợp pháp đối với liên doanh.Sự thay đổi này tạo nên cú sốc cho tập đoàn Wahaha. Ông Tống Khánh Hậu (đứng đầu tập đoàn Wahaha) nhận ra rằng:  Họ đã mất quyền kiểm soát hoàn toàn trong liên doanh  Một công ty nước ngoài đang kiểm soát liên doanh. Điều này đã tạo ra sự bất bình về phía Wahaha. b.Chuyển đổi Wahaha Group thành một công ty tư nhân: Vào thời điểm liên doanh, Wahaha Group là một doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Hàn Châu. Sau khi hình thành liên doanh, Wahaha chuyển đổi thành một công ty tư nhân. Việc chuyển đổi Wahaha Group thành một công ty tư nhân dưới sự kiểm soát của ông Tống Khánh Hậu đánh dấu những hành động để lấy lại quyền kiểm soát thương hiệu đã thuộc về Danone.Thương hiệu Wahaha lúc này được xem như là tài sản “cá nhân”. c.Không chuyển giao thương hiệu Wahaha để liên doanh: Tại thời điểm liên doanh, thương hiệu Wahaha được thẩm định có giá trị 100 triệu nhân dân tệ ( 13.2 triệu USD ) và được đóng góp vào liên doanh, còn Jinjia đóng góp 500 triệu nhân dân tệ ( 66.1 triệu USD ) bằng tiền mặt.Như vậy Wahaha đã không đóng góp tiền mặt trong liên doanh nhưng lại muốn chia 49% lợi nhuận trong liên doanh cho đóng góp nhãn hiệu đó. Đồng thời tập đoàn Wahaha cũng đã cam kết rằng sẽ không có một công ty nào khác nữa được sử dụng nhãn hiệu này và cũng không sử dụng nhãn hiệu cho các hoạt động kinh doanh độc lập của công ty. Wahaha Group sẽ chính thức chuyển giao thương hiệu cho liên doanh. Tuy nhiên, pháp luật Trung Quốc không cho phép chuyển giao thương Wahaha vì đây là thương hiệu nổi tiếng thuộc sở hữu nhà nước nên không được chuyển giao cho doanh nghiệp tư nhân. Do đó thay vì chấm dứt liên doanh và giải quyết vấn đề này, các cổ đông ( Danone và Wahaha Group) đã quyết định bổ sung thêm một thoả thuận cấp phép sử dụng thương hiệu độc quyền vào hợp đồng liên doanh.Tuy nhiên để qua mặt Văn phòng thương hiệu Trung Quốc, họ đã không sử dụng một hợp đồng chính thức mà chỉ là một thoả thuận cấp phép viết tắt.Vì vậy, Wahaha đã dựa trên sơ hở đó để không thực hiện các nghĩa vụ cơ bản đối với liên doanh là chuyển giao việc sử dụng thương hiệu. d.Quản lý liên doanh và tạo ra một liên doanh không cạnh tranh của ông Tống Khánh Hậu: Mặc dù Danone là cổ đông lớn nhất nhưng việc điều hành liên doanh lại được giao cho ông Tống Khánh Hậu-chủ tịch tập đoàn Wahaha. Ông đã điều hành liên doanh như công ty của cá nhân này, các chức vụ quản lý được giao cho thành viên gia đình mình (vợ và con gái) và người từ tập đoàn Wahaha. Theo quản lý của ông Tống Khánh Hậu thì liên doanh này đã trở nên rất thành công trở thành công ty nước giải khát đóng chai lớn nhất Trung Quốc, chiếm 15% thị phần. Nhưng bắt đầu từ năm 2000, ông Tống Khánh Hậu và Wahaha Group đã bắt đầu tạo ra một loạt các công ty cạnh tranh trực tiếp với liên doanh, bán các sản phẩm tương tự như liên doanhsử dụng thương hiệu Wahaha. Danone và Wahaha Group không nhận được lơi ích nào từ những công ty như vậy và sản phẩm của liên doanh và những công ty đó được bán bởi cùng một nhân viên bán hàng. Việc tạo ra các công ty như vậy không vi phạm giấy phép nhãn hiệu và Hiệp định liên doanh . e.Trọng tài và các vụ kiện: Từ những mâu thuẫn trên, ngày 9 tháng 5 năm 2007 , Danone đã nộp đơn kiện cho trọng tài ở Stockholm.Bị cáo trong vụ kiện này là Wahaha Group , một số công ty ngoài liên doanh và ông Tống Khánh Hậu. Ngày 4 tháng 6 năm 2007, Danone đã đệ đơn kiện tại tòa án tiểu bang California, bị cáo là công ty Ever Maple do con gái ông Tống đứng đầu và một số công ty ngoài liên doanh được cáo buộc là do gia đình ông Tống quản lí. Danone yêu cầu tòa án ra lệnh chấm dứt sử dụng thương hiệu Wahaha ở Trung Quốc và chấm dứt bán sản phẩm mang thương hiệu Wahaha của các công ty cạnh tranh với liên doanh do ông Tống và Wahaha Group thành lập.Sau khi điều tra về vụ kiện này, ông Tống đã từ chức chủ tịch liên doanh. Ngày 13 tháng 6 năm 2007 : phía Wahaha Group cung cấp các giấy tờ liên quan tới giấy phép sử dụng thương hiệu bất hợp pháp cho trọng tài Hàng Châu Ngày 2 tháng 7 năm 2007 : Wahaha đe doạ đưa ra các chứng cứ chống lại Danone. Phía Danone đòi bồi thường từ các công ty sử dụng thương hiệu của liên doanh. 2.Bài học khi liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc: I. Các thủ tục pháp lý trên được đi kèm với những cuộc tấn công bằng lời nói “cay cú” đặc biệt là từ phía Wahaha Group và các liên doanh cạnh tranh. Ông Tống và tập đoàn Wahaha công khai rằng họ không tin rằng có thể tiếp tục hoạt động liên doanh với Danone như là một đối tác. Do đó tranh chấp đe dọa phá hủy những gì trước đây liên doanh này làm được ( liên doanh được cho là thành công nhất ở Trung Quốc). Như vậy, làm thế nào để tránh được những tranh chấp như thế này khi liên doanh với một doanh nghiệp ở Trung Quốc? Mặc dù liên doanh ở Trung Quốc có thể coi là khá khó khăn nhưng với kế hoạch thích hợp và quản lý tốt vẫn thành công. Một số điểm cần chú ý được rút ra từ thất bại của liên doanh này như sau: - Không sử dụng pháp lý để khẳng định hoặc kiểm soát liên doanh: trên pháp lý, Danone kiểm soát 51% doanh nghiệp thông qua “thủ thuật”, điều này rất phổ biến ở châu Âu và Hoa Kì nhưng ở Trung Quốc thì rất hiếm, điều này đã làm cho Danone nhanh chóng trở thành kẻ thù của Wahaha - Sở hữu 51% không có nghĩa là kiểm soát hoàn toàn: Liên doanh 51-49 ở Trung Quốc nói chung là một sai lầm. Người Trung Quốc nhìn thấy một liên doanh 51-49 về cơ bản không khác nhau so với 50-50 nên quyền kiểm soát dành cho chủ sở hữu 51% là không công bằng. Dó đó nếu muốn kiểm soát thì đó phải là liên doanh 60-40 hay 70-30…Bất kì nhà đầu tư nước ngoài nào sử dụng cấu trúc 51-49 được xem là chống lại cấu trúc của người Trung Quốc. - Liên doanh dựa trên khung pháp luật vững chắc: Cơ sở liên doanh Wahaha là việc chuyển giao nhãn hiệu Wahaha. Cả Wahaha và Danone đều không tìm hiểu kỹ quy định về đăng kí bản quyền thương hiệu. - Bên nước ngoài phải chủ động giám sát, quản lý .Việc liên doanh Danone không tham gia tích cực trong quản lý liên doanh, họ để cho đối tác của mình toàn quyền quản lý điều này dẫn đến hậu quả là: Wahaha cảm thấy rằng đã làm tất cả các công việc vì vậy họ có quyền hưởng những lợi ích từ việc Danone không tham gia-công bằng theo suy nghĩ của Wahaha; thứ hai, Danone không tích cực tham gia, Wahaha thao túng việc điều hành, chẳng hạn cho các nhà máy khác sử dụng thương hiệu Wahaha. Nếu bên nước ngoài không tích cực tham gia quản lý, phía Trung Quốc sẽ xem các đối tác nước ngoài như một người ngoài cuộc. V.TÀI LIỆU THAM KHẢO: http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://www.linkedin.com/company/danone http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en%7Cvi&u=http://www.danone.com/%3Flang %3Den http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=fr %7Cvi&u=http://fr.wikipedia.org/wiki/Danone_(entreprise_fran%25C3%25A7aise) http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en%7Cvi&u=http://www.clover.com.hk/ http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://www.clover.co.za/703/company-overview/ http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://www.clover.co.za/87/clovers-history/ http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://confluence.atlassian.com/display/CLOVER/Part%2B2%2B-%2BHistorical%2BReporting http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Clover_(dairy) http://www.docstoc.com/docs/31177955/Danone-Group-Clover-Danone-Beverages-Danone-Clover-Joint- Venture http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Wahaha http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Wahaha_Joint_Venture_Company http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://www.bloomberg.com/apps/news%3Fpid%3Dnewsarchive%26sid%3DaFeDDZ45rj4k http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en%7Cvi&u=http://www.danone.co.za/%3Fq %3Dcon,17 http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en%7Cvi&u=http://www.danone.co.za/%3Fq %3Dcon,20 http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://www.chinalawblog.com/DanoneWahahaLessons.pdf http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en %7Cvi&u=http://www.chinalawblog.com/2008/06/danonewahaha_china_business_le.html

Ngày đăng: 30/09/2013, 19:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan