BÀI TẬP CÁ NHÂN QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA Họ tên: Trần Thị Hà Thanh Lớp sinh hoạt: 37k12 Lớp học phần: QTDVH32 ĐỀ BÀI: Phân tích những vấn đề văn hóa trong hành vi sử dụng hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng. BÀI LÀM: Hiện nay trên rất nhiều thị trường có thể nói là hiện tượng hàng giả, hàng nhái được bán công khai và tràn lan. Vì hàng hóa là xuất phát từ nhu cầu, sở dĩ xuất hiện ngày càng nhiều các mặt hàng không rõ xuất xứ và làm nhái, làm giả những nhãn hiệu nổi tiếng có lẽ một phần cũng là do nhu cầu của người tiêu dùng, những hành động này đã quá phổ biến, quen thuộc đến độ người ta có thể gọi đây là một nét văn hóa của con người ở nhiều nơi,… Trước khi đề cập đến nét văn hóa sử dụng hàng giả hàng nhái ấy, chúng ta cần hiểu rõ những định nghĩa và nhận dạng về hình ảnh hàng giả hàng nhái như thế nào. Sau khi thu thập thông tin ở một số tài liệu, có thể đưa ra những kết luận về những mặt hàng giả hàng nhái như sau: Hàng giả: hàng giả là sản phẩm bắt chước, hoặc sử dụng một phần nhãn hiệu mà không được phép của người sáng chế, khiến người tiêu dùng lẫn lộn giữa hàng giả và hàng thật. Ngay cả những hàng cao cấp cũng có từ 45% là những sản phẩm giả. Ví dụ đặc biệt các loại hàng hóa thường bị làm giả của các nhà sản xuất nổi tiếng như Nike, Chanel, Adidas, Gucci,…Và tất nhiên hành động làm giả hàng thật này là bất hợp pháp. Cụ thể về tác hại của hàng giả ví dụ như đối với sức khỏe con người. Chất chì trong các sản phẩm đồ chơi giả rất độc với trẻ em. Đồ phụ tùng rời ô tô giả gây ra tai nạn đối với con người. Thực phẩm được làm giả rất nhiều. Những sản phẩm giả này làm suy giảm sức khỏe con người hoặc trực tiếp gây ra tử vong,… Hàng nhái: là những mặt hàng được sản xuất ra lấy mẫu mã, ý tưởng, kiểu dáng, giải pháp của nhà sản xuất hàng thật thậm chí là về cả công dụng của sản phẩm, chỉ khác với hàng thật ở chỗ là kẻ làm hàng nhái sẽ không sao chép y chang nhãn hiệu, mà lấy nhãn hiệu của riêng công ty mình, hoặc lấy nhãn hiệu lai lai, khi người ta đọc ra thấy gần giống gây tương đồng nhãn hiệu. Hành động này chưa hẳn là bất hợp pháp, thật khó để có thể kiện được họ, trong khi nếu để những sản phẩm hàng nhái bán ra thị trường lại ảnh hưởng rất nhiều đến nhà sản xuất hàng thật về thị phần cũng như mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm của họ. Các sản phẩm thường được làm nhái như điện thoại di động Apple, Nokia, Samsung, máy tính, nói chung là các mặt hàng điện tử, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em,…
BÀI TẬP CÁ NHÂN- QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA Họ tên: Trần Thị Hà Thanh Lớp sinh hoạt: 37k12 Lớp học phần: QTDVH3-2 ĐỀ BÀI: Phân tích những vấn đề văn hóa trong hành vi sử dụng hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng. BÀI LÀM: Hiện nay trên rất nhiều thị trường có thể nói là hiện tượng hàng giả, hàng nhái được bán công khai và tràn lan. Vì hàng hóa là xuất phát từ nhu cầu, sở dĩ xuất hiện ngày càng nhiều các mặt hàng không rõ xuất xứ và làm nhái, làm giả những nhãn hiệu nổi tiếng có lẽ một phần cũng là do nhu cầu của người tiêu dùng, những hành động này đã quá phổ biến, quen thuộc đến độ người ta có thể gọi đây là một nét văn hóa của con người ở nhiều nơi,… Trước khi đề cập đến nét văn hóa sử dụng hàng giả hàng nhái ấy, chúng ta cần hiểu rõ những định nghĩa và nhận dạng về hình ảnh hàng giả hàng nhái như thế nào. Sau khi thu thập thông tin ở một số tài liệu, có thể đưa ra những kết luận về những mặt hàng giả hàng nhái như sau: Hàng giả: hàng giả là sản phẩm bắt chước, hoặc sử dụng một phần nhãn hiệu mà không được phép của người sáng chế, khiến người tiêu dùng lẫn lộn giữa hàng giả và hàng thật. Ngay cả những hàng cao cấp cũng có từ 4-5% là những sản phẩm giả. Ví dụ đặc biệt các loại hàng hóa thường bị làm giả của các nhà sản xuất nổi tiếng như Nike, Chanel, Adidas, Gucci,… Và tất nhiên hành động làm giả hàng thật này là bất hợp pháp. Cụ thể về tác hại của hàng giả ví dụ như đối với sức khỏe con người. Chất chì trong các sản phẩm đồ chơi giả rất độc với trẻ em. Đồ phụ tùng rời ô tô giả gây ra tai nạn đối với con người. Thực phẩm được làm giả rất nhiều. Những sản phẩm giả này làm suy giảm sức khỏe con người hoặc trực tiếp gây ra tử vong,… Hàng nhái: là những mặt hàng được sản xuất ra lấy mẫu mã, ý tưởng, kiểu dáng, giải pháp của nhà sản xuất hàng thật thậm chí là về cả công dụng của sản phẩm, chỉ khác với hàng thật ở chỗ là kẻ làm hàng nhái sẽ không sao chép y chang nhãn hiệu, mà lấy nhãn hiệu của riêng công ty mình, hoặc lấy nhãn hiệu lai lai, khi người ta đọc ra thấy gần giống gây tương đồng nhãn hiệu. Hành động này chưa hẳn là bất hợp pháp, thật khó để có thể kiện được họ, trong khi nếu để những sản phẩm hàng nhái bán ra thị trường lại ảnh hưởng rất nhiều đến nhà sản xuất hàng thật về thị phần cũng như mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm của họ. Các sản phẩm thường được làm nhái như điện thoại di động Apple, Nokia, Samsung, máy tính, nói chung là các mặt hàng điện tử, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em,… Chắc chắn rằng văn hóa sử dụng hàng giả, hàng nhái là văn hóa không tốt, nếu không muốn nói là xấu vì tác dụng của nó thì không có là bao mà lại có tác hại vô cùng lớn. Gây thiệt hại nền kinh tế quốc gia, làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng,… Thật sự mà nói thì chưa hẳn hàng giả, hàng nhái chưa hẳn là hàng kém chất lượng, đó chỉ là phần lớn và là suy nghĩ của người tiêu dùng, thật ra có nhiều sản phẩm hàng nhái còn tốt hơn cả hàng thật, và một điều đáng lo ngại đó là hàng giả và hàng nhái luôn thu hút khách hơn hàng thật rất nhiều, tất cả cũng chỉ vì lý do muốn thể hiện mình và giá cả của các mặt hàng thật là quá xa xỉ, ngoài tầm với của các thượng đế. Tất cả các loại hàng giả, hàng nhái đều không ngần ngại mà được người ta bán công khai tại các chợ đen, những khu chợ sinh viên hay là cả trong những Shop đắt tiền, chúng cũng được phân thành nhiều loại, có loại thì rẻ tiền được bán tràn lan trên các chợ vỉa hè các đường phố, chợ đêm,… tất nhiên ở những địa điểm thế này hàng hóa sẽ rất bèo, hấp dẫn khách hàng là sinh viên, là những người thu nhập hạng trung bình. Còn có những loại hàng nhái “cao cấp” hơn, có rất nhiều các cửa hàng chuyên bán hàng hiệu nhái. Nhìn kệ hàng hóa của một cửa hàng, vô số sản phẩm mang thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Gucci, Burberry, Chanel, Herme’s…được bày trên kệ. Điều bất ngờ là giá của chúng chỉ từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, “mềm” hơn rất nhiều so với hàng chính hãng.( nguồn: www.baomoi.com). Vậy nên, theo quan điểm của tôi, văn hóa sử dụng hàng nhái, hàng giả cũng được chia thành hai loại chính: thứ nhất là không nhận ra được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả vì thế nên có thể khi mua phải hàng giả thì ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân sẽ rất lớn, ví dụ như thuốc hay các sản phẩm chức năng cho cơ thể, những loại sản phẩm đó không ai muốn mua phải hàng giả làm gì vì gây hại cho sức khỏe, còn có một loại khác, là người tiêu dùng có mục đích đi mua hàng giả vì nó rẻ và công dụng cũng không tới nỗi tệ, khả năng mua các hàng hóa chất lượng tốt với giá cao là không thể, có khi để tiết kiệm chi phí và có thể vẫn được mang tiếng là dùng hàng hiệu, thỏa mãn được nhu cầu thể hiện bản thân,… Cũng tùy nơi và tùy sản phẩm mà hàng giả hàng nhái có thể phát triển được hay không, tất cả đều phụ thuộc vào hành vi của người tiêu dùng và quan niệm cũng như tầm hiểu biết của họ về hàng giả, hàng nhái như thế nào. Có cầu ắt sẽ có cung. Vì thế nên văn hóa sử dụng hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng và mức độ phổ biến của nó mỗi nơi lại có sự khác biệt. Cụ thể như sau: Ở châu Âu và nước Mỹ ( các nước phát triển) Mỹ và châu Âu đã từng gặp phải vấn nạn hàng nhái hàng giả cực kỳ nghiêm trọng, các loại dược phẩm nhái trong năm 2011 tăng tới 200% (theo Nguồn: USA Today). Theo báo của đại học Florida (Mỹ), 25% thuốc trừ sâu ở châu Âu là hàng giả, phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo tính toán của Tổ chức thương mại hợp pháp Anh, mỗi năm Anh thiệt hại khoảng 10 tỷ bảng từ hoạt động mua bán hàng nhái, trong đó 9 tỷ bảng là rơi vào tay những tổ chức chuyên buôn bán hàng nhái. người tiêu dùng sử dụng hàng nhái vì không nhận thấy sự khác biệt giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái. Mặc dù vậy nhưng văn hóa sử dụng hàng nhái, hàng giả ở đây theo cách nhìn khách quan thì có vẻ tích cực hơn các nước châu Á rất nhiều (đặc biệt là các nước kém phát triển), người ta sử dụng hàng nhái, hàng giả chủ yếu là do không phân biệt được sự khác nhau giữa chúng và hàng chính hãng, tất nhiên phải là tất cả. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật bảo vệ rất nghiêm ngặt, xử lí nghiêm đối với những hành vi mua và sử dụng hàng giả, hàng nhái, ví dụ như ở Đức, người tiêu dùng mua phải hàng giả mà bị phát hiện cũng bị phạt tiền, theo đó, hải quan Đức khi phát hiện ra hàng nhái họ có thể đánh thuế các mặt hàng đó ngay cả trong trường hợp chúng không phục vụ mục đích buôn bán mà là vì mục đích tiêu dùng cá nhân. (theo tapchihuongviet.eu ). Các sân bay lớn ở Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Đức đều có nhân viên hải quan kiểm tra bất chợt hành khách dùng hàng nhái các sản phẩm cao cấp, đặc biệt đồng hồ, đồ da, trang sức, túi xách, đĩa CD, DVD Mức nhẹ thì tịch thu, nặng hơn phải nộp phạt nếu hàng nhái trị giá trên 430 euro và chịu phạt rất nặng, thậm chí bị truy tố nếu mang số lượng lớn hàng nhái các sản phẩm giống nhau hoặc bị kết tội buôn bán hàng giả (dulich.tuoitre.vn), khuyến cáo của giới luật sư Anh cho biết, tại Pháp và Italy, khách du lịch nếu sử dụng quần áo, kính râm, túi xách tay, đồng hồ là hàng nhái sẽ bị xử phạt nặng. Chẳng hạn nếu khách du lịch mang túi xách tay Louis Vuitton nhái sẽ bị tịch thu và bị phạt tiền gấp đôi trị giá hàng thật. Trong một số trường hợp, hải quan cửa khẩu nới lỏng, cho phép du khách hoàn thành chuyến đi, và chỉ xử phạt khi họ làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay. Những khuyến nghị trên đây được đưa ra trong bối cảnh châu Âu hiện đang phải đối mặt với vấn nạn hàng nhái gia tăng và châu lục này coi việc sử dụng hàng nhái cũng giống như hành động ăn cắp. Những người định cư tại Pháp và Italy cũng bị chính quyền xử phạt nếu họ sử dụng hàng nhái.( theo dân trí). Người phương Tây được coi là những người hướng tới nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, lại có thu nhập bình quân cao, văn hóa sử dụng hàng giả hàng nhái ở nơi đây vẫn chưa ăn sâu vào tiềm thức của họ, vậy nên mức độ phối hợp giữa người dân nơi đây với chính phủ để chống lại hàng nhái hàng giả có vẻ hiệu quả có lẽ vì những lí do trên mà việc chống lại hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái ở các nước này được đẩy nhanh tiến độ và dần dần cải thiện được tình hình. Ở châu Á: Đối với người Hàn Quốc, việc sử dụng những món hàng xa xỉ không chỉ là để phục vụ những sở thích hay mong muốn của chính bản thân họ mà còn là để tránh con mắt coi thường từ những người xung quanh ( theo VnExpress), và khi người tiêu dùng không có đủ tiền, hoặc không thể chi số tiền lớn vào những món hàng xa xỉ ấy, họ sẽ nghĩ ngay đến hàng giả hay hàng nhái, là những thứ hàng hóa rẻ hơn, nhưng khó có thể nhận ra được đâu là giả đâu là thật,… Thêm vào đó, người Việt lâu nay vẫn sẵn sàng bỏ ra cả triệu để mua một món hàng nhái hiệu quốc tế thay vì mua hàng nội chất lượng cao. Mục đích cuối cùng cũng chỉ là để thể hiện bản thân. Cũng có thể họ thấy mặt hàng đó rẻ, thấy người ta mua nhiều nên mua theo. Trước một nền văn hóa vốn dĩ là sống chủ yếu theo chủ nghĩa cộng đồng, hướng vào tập thể, họ lại dùng để thể hiện bản thân với người khác, bằng cách xài hàng hiệu, không có hàng hiệu chính hãng lại dùng cái hàng hiệu “dởm” để thay thế. Những nét văn hóa đáng ca ngợi giờ đây lại là một trong số những nguyên nhân làm cho thị trường có xu hướng xấu đi. Ví dụ điển hình đang được công chúng lên án là các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam mà người ta thường gọi là “sao Việt” là rất ưa dùng hàng nhái của những nhà thiết kế nổi tiếng đã thiết kế trước đó (tin tức 24h.com). Có thể nghĩ rằng, đến những người nổi tiếng của một đất nước, phục vụ cho ngành giải trí vẫn “sính” dùng hàng nhái chỉ vì nó đẹp và không đắt như gía của hàng chính hãng,ngay cả cô hoa khôi, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, lại tự nhận mình toàn dùng hàng nhái, hàng Trung Quốc (theo Xzone.vn) thì ý thức của những con người đại diện cho quốc gia mình trên làng giải trí mà còn tệ như thế, huống gì là người dân, trách nhiệm của họ không cao bằng những người nghệ sĩ ấy, vì thế nên việc sử dụng hàng giả hay hàng nhái chắc chắn sẽ xảy ra hiển nhiên. Thật vậy, theo như thông tin từ vnexpress.net, lại có kiểu “người giàu lại thích xài hàng nhái”, điều này cho thấy người tiêu dùng sử dụng hàng nhái đã quá nhiều, trở thành một nét văn hóa không tốt cho cộng đồng và nền kinh tế, và nét văn hóa này đã quá ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam nói riêng cũng như những nước đang phát triển nói chung. Tìm được cách làm sao để xử lí được thực trạng này quả là vô cùng khó khăn và tất nhiên là khó khăn hơn các nước phát triển rất nhiều. Nhận thức về những tác hại của hàng giả hàng nhái còn non kém, con người hầu như chỉ sống và hướng vào những nhu cầu hiện tại nhiều hơn, hơn nữa hệ thống chính trị ở những nước này còn chưa chặt chẽ, các cửa khẩu vẫn còn hoạt động thiếu nghiêm khắc khiến buôn lậu trốn thuế vẫn còn nhiều. Tất cả các hành động đều có nguyên nhân và lí do của nó, và một trong những lí do chính ngoài nhu cầu của người tiêu dùng khiến văn hóa hàng nhái, hàng giả ngày càng phát triển còn có nhà cung cấp. Các nước châu Á là láng giềng của Trung Quốc_nhà cung cấp hàng giả hàng nhái lớn nhất và đa dạng nhất thế giới, chính Trung Quốc là kẻ tiếp tay cho cái nét văn hóa không tốt này, với đầy đủ các mặt hàng từ những thứ nhỏ nhất tới lớn nhất, như đồ chơi trẻ em, đồ dùng hàng ngày, thực phẩm, quần áo giày dép các loại, túi xách, đồ điện tử, mỹ phẩm và thậm chí là những thứ nhạy cảm với sức khỏe con người như thuốc nhái hay là sản phẩm chức năng nhái,…Trung Quốc được xem là kẻ thủ đoạn nhất, rất giỏi trong việc chế tạo hàng nhái hàng giả (theo bacsigiadinh.com), và cũng rất giỏi trong việc xuất khẩu thành công các mặt hàng ấy qua những nước khác. Hàng nhái, hàng giả của Trung Quốc nhiều tới nỗi, cứ 10 người mua hàng chợ thì đến 6 người mua phải hàng giả. Đó là kết quả khảo sát nhanh mới đây của hội hàng Việt Nam chất lượng cao. Chợ đang được xem là “ thiên đường” của hàng giả (theo Tuổi trẻ- nguồn: vef.vn). Dường như giờ đây, sử dụng hàng giả hay hàng nhái không còn quan trọng đối với một số lượng lớn người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng là sử dụng nhãn mác hàng hiệu nhưng làm sao để có giá rẻ, phù hợp với túi tiền, đó sẽ là cơ hội cho giới kinh doanh tung ra những đồ hiệu nhái để vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như các công ty sản xuất hàng nhái sẽ thu được nguồn lợi đáng kể. Mặc dù hiện nay, các tin về hàng giả hàng nhái và tác hại của nó đang được nói đến rất nhiều nhưng thái độ của người tiêu dùng vẫn còn rất thờ ơ và vô tâm khi chỉ nghĩ đến cái chi phí bèo bọt mà mình phải bỏ hiện tại cho một món hàng mà không nghĩ đến những thiệt hại của bản thân và cộng đồng, quốc gia cũng như quyền lợi của bản thân, cho thấy người tiêu dùng ở Việt Nam nói riêng và những nước đang phát triển nói chung, con người có xu hướng hướng vào hiện tại và không quan tâm nhiều đến hậu quả trong tương lai. Chính phủ cũng cảnh báo người tiêu dùng về những rủi ro có thể xảy ra với sức khỏe khi sử dụng những loại điện thoại này, chẳng hạn, loại pin rẻ tiền trong điện thoại “nhái” có thể nổ bất kì lúc nào. Bức xạ vượt quá giới hạn cho phép, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tương lai nòi giống của con người, hay là sử dụng phải các loại thuốc chức năng nhái có thể gây ra bênh ung thư (theo vnexpress), nhưng khách hàng lại là những người chuộng rẻ và sính nhãn hiệu có tên tuổi, vẫn đua nhau đi mua như thường,… Thêm vào đó, chính phủ các nước đã đưa ra rất nhiều những phương án, khẩu hiệu, hình thức nghiêm cấm, phòng chống, xử phạt đối với việc sử dụng hàng nhái, hàng giả: “chống hàng giả, hàng nhái: kiềng 3 chân phải cùng một thế”, “hãy nói không với hàng giả và hàng nhái”, tải lên các website với tiêu đề như là: “mẹo hay chống mua hàng giả” , “ chống hàng gian, hàng giả phải quyết liệt hơn”,… Và bên cạnh đó là giải thích về hậu quả của nó là quá lớn: Gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Không những thế, sự xuất hiện của hàng giả hàng nhái trên thị trường còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất, đẩy các doanh nghiệp làm ăn chân chính đến bờ thua lỗ, thậm chí phá sản. (theo chonghanggia.org.vn). Nhưng kết quả mà chính phủ và các cơ quan chống hàng giả và hàng nhái thu lại được ở Việt Nam còn chưa khả quan, rất nhiều bất cập, vì khi việc mua và sử dụng hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng đã trở thành một nét văn hóa, sẽ rất khó để thay đổi. Nét văn hóa đó đã gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến rất nhiều những con người, những doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của toàn thế giới,… nói người tiêu dùng là người vô tội cũng đúng khi họ không nhận ra được sự khác biệt và là người bị hại, nhưng nếu nói người tiêu dùng là thủ phạm thì cũng không sai khi chính họ lại là những người làm cho bản thân gặp phải những rắc rối như vậy, và nền kinh tế cũng theo đó mà bị náo loạn, đi xuống và làm cho các công ty đi đến bờ vực phá sản như đã nói ở trên, và cũng chính vì các doanh nghiệp muốn chống lại nạn hàng giả hàng nhái ấy, tốn kém chi phí, muốn bù lại chi phí thì lại đẩy giá thành sản phẩm chính hãng lên cao, làm cho hàng nhái lại tiếp tục có cơ hội phát triển… Chính Phủ và tất cả các trang truyền thông khi nói đến hàng giả, hàng nhái là “ nạn hàng giả hàng nhái” trong khi người tiêu dùng mua và sử dụng nó thì người ta lại viết đó là “văn hóa sử dụng hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng”. Nghe đến từ văn hóa người ta thường nghĩ đến những gì tốt đẹp, lưu truyền đời này qua đời khác, được người ta ứng dụng và phổ biến rộng rãi, ấy vậy là nó lại được sử dụng trong cái trường hợp oái oăm này. Qua đó chúng ta có thể thấy được việc thay đổi được cái đã trở thành văn hóa là rất khó, và hành vi mua và sử dụng hàng giả hàng nhái cũng thực sự rất khó có thể giải quyết triệt để. Thứ nhất nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng, thứ hai, xảy ra trường hợp như vậy cũng là do có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động. Thêm vào đó là hướng đi để giải quyết vấn đề của các nhà kinh tế còn chưa phổ cập và hàng “nội” chất lượng cao với giá còn cao, nên rất khó để có thể thay đổi được nét văn hóa này. Tất nhiên không phải là không thể. Và hy vọng rằng, người tiêu dùng sẽ sớm nhận ra được những tác hại cũng như những thiệt hại mà chính họ phải gánh chịu, chính phủ sớm có những biện pháp hiệu quả hơn, để cái được gọi là văn hóa sử dụng hàng giả hàng nhái ấy sớm được dập tắt và người tiêu dùng cũng như nền kinh tế sẽ có những bước tiến mới có thể cải thiện được tình hình. . BÀI TẬP CÁ NHÂN- QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA Họ tên: Trần Thị Hà Thanh Lớp sinh hoạt: 37k12 Lớp học phần: QTDVH3-2 ĐỀ BÀI: Phân tích những vấn đề văn hóa trong. mình và giá cả của các mặt hàng thật là quá xa xỉ, ngoài tầm với của các thượng đế. Tất cả các loại hàng giả, hàng nhái đều không ngần ngại mà được người ta bán công khai tại các chợ đen, những. nhái họ có thể đánh thuế các mặt hàng đó ngay cả trong trường hợp chúng không phục vụ mục đích buôn bán mà là vì mục đích tiêu dùng cá nhân. (theo tapchihuongviet.eu ). Các sân bay lớn ở Pháp,