1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến

17 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 141 KB

Nội dung

Những năm gần đây, làm văn nghị luận văn học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc các đề thi tốt nghiệp THPT, Đại học và đặc biệt là trong các đề thi học sinh giỏi các

Trang 1

Mã số

- Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến

- Lĩnh vực áp dụng: Tổ khoa học xã hội; môn Ngữ văn trong nhà trường THCS

- Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh

- Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Khánh

Bình Xuyên, tháng 02/2020

Trang 2

Họ tên, chữ ký người chấm điểm, điểm Mã số

Người số 1:………

Người số 2:………

C Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến

III Mô tả sáng kiến:

1 Về nội dung của sáng kiến:

Nghị luận văn học là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường phổ thông Những năm gần đây, làm văn nghị luận văn học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc các đề thi tốt nghiệp THPT, Đại học và đặc biệt là trong các đề thi học sinh giỏi các cấp thì các đề bài dạng nghị luận văn học bàn

về một ý kiến hiện nay là rất phổ biến Vì vậy, việc rèn luyện làm văn nghị luận văn học nói chung và làm bài dạng đề bàn về một ý kiến nói riêng vẫn là một yêu cầu cần thiết với học sinh- đặc biệt là học sinh giỏi môn Ngữ Văn

Tuy nhiên, nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến là một kiểu bài khó với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung Vì thế, nên cả giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn với kiểu bài này Về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi Về phía học sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quả bài viết còn nhiều hạn chế Kết quả khảo sát đối với các lớp do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2017 –

2018, khi chưa áp dụng sáng kiến này vào thực tiễn giảng dạy cho thấy nguyên nhân mấu chốt là học sinh phần nhiều chưa biết làm bài văn nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến

Vậy, để cho việc học – làm văn nghị luận văn học trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung và đặc biệt là dạng bài nghị luận văn học bàn về một ý kiến được thuận lợi hơn, kết quả hơn Tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến:

“Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến”.

Trong quá trình thực hiện sáng kiến, bản thân tôi đã trực tiếp vận dụng một

số bước cụ thể nhằm nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến như sau:

1.1 Bước 1: Giúp học sinh nhận diện đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến.

1.1.1.Khái niệm:

Trang 3

Nghị luận: nghị (xem xét, trao đổi; luận: bàn bạc, đánh giá) dùng lý lẽ, dẫn

chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một (các) vấn đề nào đó

Văn học: là bộ môn nghệ thuật, khác với các bộ môn nghệ thuật khác nhờ

chất liệu ngôn từ Văn học là một loại hình sáng tác, phản ánh các vấn đề đời sống xã hội và lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, tái hiện những

vấn đề của đời sống xã hội và con người (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ,…) Nghị luận văn học: là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề văn học

(tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm,…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đền đặt ra trong tác phẩm, đoạn trích, tình huống, nhân vật,… góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của con người và xã hội

Nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến: là hình thức của bài nghị

luận văn học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến bàn về văn học như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật…

1.1.2 Các bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến thường gặp

Nghị luận văn học bàn về một ý kiến gồm nhiều dạng, dưới đây là một số dạng bài cơ bản thường gặp:

a Dạng ý kiến bàn về một giai đoạn văn học.

Đây là dạng đề mà ý kiến được đưa ra trong phần đề bài thường yêu cầu chứng minh nội dung, hình thức nổi bật …của một giai đoạn văn học nào đó trong tiến trình văn học sử

VD: Trong tác phẩm “Lòng yêu nước”, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có

viết: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ( ) Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”

( Ngữ văn 6, tập2- NXBGD 2000- Trang 100)

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng sự hiểu biết của mình về văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, em hãy làm sáng tỏ ý kiến đó

b Dạng ý kiến bàn về một tác giả văn học.

Với dạng đề này thường nêu ra những ý kiến bàn về tư tưởng sáng tác,

sự nghiệp sáng tác hay có thể là phong cách sáng tác…của một tác giả văn học

cụ thể

VD: Nhận định về giá trị tư tưởng trong các sáng tác của thi hào Nguyễn

Du, có ý kiến cho rằng:

Trang 4

“Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.”

(Nguyễn Du toàn tập – Mai Quốc Liên, NXB Văn học, H 1996)

Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định trên

c Dạng ý kiến bàn về một tác phẩm văn học.

* Dạng ý kiến bàn về nội dung của tác phẩm văn học:

Đề bài thường nêu ra những ý kiến bàn về nội dung của một tác phẩm văn học như: nhân vật, chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…nên các ý kiến bàn về dạng bài này bao giờ cũng nêu rõ một trong các nội dung ấy

VD: Nhận xét về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ,

có ý kiến cho rằng : “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống , của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.

Em hãy phân tích truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” để làm sáng tỏ nhận xét trên

* Dạng ý kiến bàn về nghệ thuật của tác phẩm văn học:

Nghệ thuật của một tác phẩm văn học thường được thể hiện trong những khía cạnh cụ thể như:

- Với tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật sử dụng ngôn từ

- Với bài thơ (hoặc đoạn thơ): nghệ thuật về hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu, ngôn từ…

VD: Có ý kiến cho rằng: “Thi hào Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy về

nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.”

Qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều) của Nguyễn

Du, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

* Dạng ý kiến bàn về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học:

Đối với dạng này, ý kiến đưa ra thường nêu yêu cầu nghị luận về cả giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học cụ thể Dạng đề này thường là

đề chìm- có khi ý kiến ở đề bài không nêu cụ thể vấn đề nghị luận mà ẩn đi, vì vậy học sinh cần đọc kĩ ý kiến ở đề để xác định rõ dạng bài này

VD: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả

bài.

Trang 5

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

d Dạng ý kiến bàn về một vấn đề lí luận văn học.

Ý kiến đưa ra ở đề bài thường nêu lên một vấn đề lí luận văn học như chức năng của văn học (thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục…), phương pháp sáng tác của nhà văn, nhân vật điển hình…Tuy nhiên, cũng giống như dạng ý kiến bàn về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học, vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu thường là ý kiến bàn về một vấn đề lí luận văn học thường không xuất hiện trực tiếp (đề chìm) Vì thế, để xác định đúng vấn đề nghị luận mà nhận định thuộc dạng này đưa ra, ngoài việc đọc kĩ nhận định học sinh còn phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học

VD: Hilde Domin (1909 – 2006), nữ nhà văn Đức từng viết: “Văn

chương không chỉ làm rõ sự thật như nó vốn có; văn chương còn chỉ rõ sự giằng xé giữa những gì vốn có và những gì có thể hoặc nên có”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích 02 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS

1.2 Bước 2: Những yêu cầu cơ bản khi làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến.

1.2.1 Trước hết, phải nắm chắc cách trình bày những đặc điểm của văn bản nghị luận.

a Luận điểm: khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý:

- Chuyển đoạn bằng từ ngữ,câu có tính liên kết

- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở đầu tiên hoặc cuối cùng của đoạn

- Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức các luận cứ đó theo một trật tự hợp lí

- Diễn đạt trong sang, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục người đọc (người nghe)

b Luận cứ:

- Muốn xác định được các luận cứ phải bám sát vào các luận điểm

- Cách sử dụng luận cứ: Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận,trước hết phải giới thiệu luận cứ, chỉ ra nguồn gốc của luận cứ Cần trích dẫn chính xác Nhớ nguyên văn thì đặt trong dấu ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời dần gián tiếp Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật Cần sử dụng các lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm

c Lập luận: lập luận là cách nêu luận cứ ( lựa chọn, sắp xếp, trình bày) để dẫn đến luận điểm Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục

1.2.2 Thứ hai, phải tìm hiểu hệ thống kiến thức sử dụng của dạng bài:

Trang 6

a Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa:

- Văn nghị luận (nghị luận văn học):

+ Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

+ Nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ)

- Các văn bản thơ, truyện được học trong chương trình Ngữ văn THCS

- Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh…

b Kiến thức nâng cao, mở rộng:

- Kiến thức về văn học sử

- Kiến thức về lí luận văn học

- Một số tác phẩm văn học ngoài chương trình

1.2.3 Thứ ba, phải nắm được các phương pháp đặc trưng, cơ bản như:

- Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp gợi mở, phân tích, giảng bình

- Phương pháp liên hệ, so sánh

- Phương pháp viết đoạn văn, lập luận

1.3 Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến.

1.3.1 Nội dung yêu cầu:

- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là bàn luận về một nhận định, đánh giá liên quan đến các vấn đề văn học nhằm giải thích, phân tích, bình luận những luận điểm được đề cập xung quanh vấn đề được bàn luận trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề có tính chất cơ bản về tư tưởng hoặc thẩm mĩ

- Người viết bài cần thể hiện khả năng lí giải, phân tích, đồng thời bộc lộ rõ quan điểm, thái độ của bản thân

1.3.2 Kĩ năng cần rèn luyện:

- Xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận văn học đặt ra trong đề bài, hình thành các ý nghị luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận

Người viết cần nắm được bản chất vấn đề nghị luận đồng thời phải biết nhìn nhận, soi chiếu vấn đề đó từ nhiều phía để có cái nhìn toàn diện, biết đánh giá và phản biện Chú ý tán đồng hoặc trao đổi, phê phán đều phải có lí lẽ xác đáng, cơ sở khoa học, tránh suy diễn, áp đặt

- Huy động kiến thức văn học và những trải nghiệm của bản thân để tạo lập văn bản nghị luận văn học bàn về một ý kiến

Kiến thức được nêu ra cần có sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức phổ quát và nhận thức chủ quan của bản thân; nhưng quan trọng nhất là

Trang 7

cần một tri thức rộng và sâu, những trải nghiệm của bản thân cần được trình bày một cách hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục

1.3.3 Các bước tiến hành:

a Tìm hiểu đề và tìm ý.

* Tìm hiểu đề:

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên hướng dẫn các em nắm

được cách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ ngữ quan trọng để xác định các nội dung cơ bản sau:

- Kiểu bài: bàn về một ý kiến văn học.

Đối với bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến, trong đề thường

xuất hiện các từ ngữ “làm sáng tỏ nhận xét trên”, “làm sáng tỏ nhận định trên”, “làm sáng tỏ ý kiến trên”…

- Vấn đề nghị luận: Là nội dung chính cần làm sáng tỏ trong bài viết.

Để xác định được vấn đề nghị luận giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ nhận định, ý kiến, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định, ý kiến… Vấn đề nghị luận của dạng bài bàn về một ý kiến thường là một trong các vấn đề sau: nội dung (nhân vật, sự việc, chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…), nghệ thuật (ngôn từ, giọng điệu, xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật…) của một tác phẩm văn học; phong cách sáng tác, tư tưởng sáng tác…của một tác giả văn học; đặc điểm của một giai đoạn văn học hay vấn đề về lí luận văn học…

- Phạm vi tư liệu: Trên cơ sở xác định được vấn đề nghị luận, học sinh xác

định phạm vi tư liệu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thường là kiến thức về các phương diện như: văn học sử, các tác phẩm văn học trong và ngoài chương trình, kiến thức lí luận văn học…

* Tìm ý:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nhận định, ý kiến nêu ra trong đề bài thông qua việc:

+ Giải thích nhận định, ý kiến: giải nghĩa của các từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định…rồi từ đó khái quát ý của cả nhận định bằng

cách trả lời câu hỏi “Nghĩa là gì?”, “Là thế nào?” Tuy nhiên, đối với những đề

bài nhận định đã mang nghĩa tường minh thì không cần giải thích

+ Giải thích cơ sở của vấn đề: trả lời những câu hỏi “Vì sao lại thế?”, “Lí

do nảy sinh vấn đề là gì?”, “Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề?”…để tìm

hướng giải thích nhận định

- Trên cơ sở giải thích nhận định,ý kiến nêu ở đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập hệ thống luận điểm (những quan điểm, tư tưởng người viết đưa

ra để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận ), luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) và phương pháp lập luận:

Trang 8

+ Luận điểm 1:

• Nêu luận điểm

• Chứng minh luận điểm

Luận điểm phụ 1: (Luận cứ)

Luận điểm phụ 2: (Luận cứ)

Luận điểm phụ …

• Kết luận luận điểm

+ Luận điểm 2:

+ Luận điểm 3: …

- Đánh giá, mở rộng vấn đề:

+ Đánh giá thành công của vấn đề: sự kế thừa, phát huy của vấn đề, vấn

đề có ý nghĩa như thế nào, ảnh hưởng, tác động ra sao? …

+ So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận với các tác giả, tác phẩm cùng chủ

đề, với giai đoạn văn học khác…

+ Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân: nhận thức, hành động…

- Xác định phương pháp lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng…

b Lập dàn bài: Trên cơ sở các ý cơ bản đã tìm được giáo viên hướng dẫn

học sinh thảo luận sắp xếp theo bố cục ba phần, đúng với nhiệm vụ từng phần:

mở bài, thân bài, kết bài

* Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chung đến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác…

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Nêu khái quát vấn đề nghị luận

+ Trích dẫn nhận định

- Phạm vi vấn đề

- Đánh giá sơ bộ vấn đề

* Thân bài:

- Giải thích nhận định:

+ Giải thích nghĩa của vấn đề

+ Giải thích cơ sở của vấn đề

- Chứng minh nhận định:

+ Luận điểm 1:

• Nêu luận điểm

Trang 9

• Chứng minh luận điểm

• Kết luận luận điểm

+ Luận điểm 2:

+ Luận điểm 3: …

- Đánh giá, mở rộng vấn đề:

+ Đánh giá thành công của vấn đề

+ So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận

+ Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân

* Kết bài:

- Khái quát, khẳng định lại vấn đề: khẳng định ý nghĩa của vấn đề

- Nâng cao

c Viết bài: Học sinh dựa vào dàn ý viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài,

thân bài, kết bài

Hướng dẫn học sinh cách viết bài

* Hướng dẫn chung:

- Học sinh cần vận dụng cách lập luận hợp lí, sử dụng thành thạo và linh

hoạt các thao tác lập luận

- Khi viết bài, phải bám vào dàn ý đã xây dựng, theo bố cục và nhiệm vụ cụ thể của từng phần

- Chú ý cách viết đoạn văn triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, qui nạp… (khuyến khích viết đoạn Tổng - Phân - Hợp)

- Sử dụng từ nối hoặc câu nối để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho văn bản

- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duy sáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đưa và phân tích dẫn chứng: đưa dẫn chứng bằng cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngữ, câu… trong văn bản sau đó phân tích những ý nổi bật nhất phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm

- Hướng dẫn học sinh lần lượt viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài và đoạn kết bài

* Hướng dẫn cách viết mở bài.

- Thế nào là một mở bài hay ?

Là mở bài đúng, có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo Thông thường có hai cách:

+ Mở bài trực tiếp: Mở thẳng vào vấn đề hoặc có thêm phần dẫn dắt (thời

gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm)

Trang 10

+ Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở

bằng cách nêu sự kiện, con số

- Một số “mẹo” mở bài hay :

+ Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học + Nhập đề bằng danh ngôn

+ Nhập đề bằng thơ

+ Nhập đề bằng lời bài hát

* Hướng dẫn cách viết kết bài

- Thế nào là một kết bài hay ?

Giống như phần mở bài, phần này chỉ thể hiện đúng quan điểm đã trình bày

ở phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, không lan man, lặp lại những gì đã trình bày Kết bài phải độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị

Có hai cách kết bài sau đây:

+ Kết bài bằng cách tóm lược: Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt

quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài

+ Kết bài bằng cách bình luận, mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên

cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề

- Một số “mẹo” kết bài hay :

+ Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suy nghĩ Hoặc viết lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo

+ Kết bài bằng danh ngôn, hoặc câu nói có tính triết lí

d Đọc và sửa chữa:

- Sau khi học sinh viết các đoạn văn giáo viên yêu cầu các em đọc lại để

tự phát hiện và sửa lỗi

- Cho học sinh trao đổi bài để sửa lỗi cho nhau, có thể tự chấm bài, nhận xét về cách diễn đạt, dùng từ đặt câu…của bạn

- Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh

1.4 Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách làm một đề bài cụ thể.

Đề bài: Trong tác phẩm “Lòng yêu nước”, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua

có viết: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ( ) Dòng suối

đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”

( Ngữ văn 6, tập2- NXBGD 2000- Trang 100)

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w