CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thùy Linh - Ng
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thùy Linh
- Ngày tháng năm sinh: 21/10/1981 Giới tính: Nữ
- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Gia Khánh
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Văn
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm một số dạng bài nghị luận văn học thường gặp
- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn:
+ Dạy đại trà học sinh lớp 8, 9
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 8, 9
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Nghị luận văn học là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường phổ thông Trước, trong và sau giai đoạn cải cách giáo dục thì các đề thi lại chỉ chú trọng đến nghị luận văn học Những năm gần đây, với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới, nghị luận văn học vẫn được chú ý một cách toàn diện từ THCS đến THPT, từ Đọc - hiểu văn bản (THCS) hay Đọc văn (THPT) trong phần văn học đến luyện tập cách làm, cách viết ở phần Làm văn Và làm văn nghị luận văn học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc các đề thi tốt nghiệp THPT, Đại học và đặc biệt là trong các đề thi học sinh giỏi các cấp Vì vậy rèn luyện làm văn nghị luận văn học vẫn là một yêu cầu cần thiết với học sinh trung học nói chung và học sinh giỏi văn nói riêng
Tuy nhiên, nghị luận văn học là một kiểu bài khó với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử… và đặc biệt là kỹ năng trình bày Vì thế, nên cả giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn với kiểu bài này Về phía giáo viên, nhất là với
Trang 2các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi Về phía học sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quả bài viết còn nhiều hạn chế Một trong những hạn chế lớn nhất là học sinh không biết tìm ý và lập dàn ý cho đề nghị luận văn học
Vậy, để cho việc học – làm văn nghị luận văn học trong chương trình Ngữ văn THCS được thuận lợi hơn, kết quả hơn Tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài kỹ
năng cơ bản: “Hướng dẫn học sinh phương pháp làm một số dạng bài nghị luận văn học thường gặp”.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến,bản thân tôi đã trực tiếp vận dụng một
số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kỹ năng làm một số dạng bài nghị luận văn học thường gặp như sau:
1.Giải pháp1:Giúp học sinh nhận diện đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học.
1.1.Khái niệm.
Nghị luận: nghị (xem xét, trao đổi; luận: bàn bạc, đánh giá) dùng lý lẽ, dẫn
chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một (các) vấn đề nào đó
Văn học: là bộ môn nghệ thuật, khác với các bộ môn nghệ thuật khác nhờ
chất liệu ngôn từ Văn học là một loại hình sáng tác, phản ánh các vấn đề đời sống xã hội và lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, tái hiện những
vấn đề của đời sống xã hội và con người (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ,…)
Nghị luận văn học: là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề văn học
(tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm,…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đền đặt
ra trong tác phẩm, đoạn trích, tình huống, nhân vật,… góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến
bộ chung của con người và xã hội
1.2 Các dạng bài nghị luận văn học thường gặp
Nghị luận văn học gồm nhiều dạng, dưới đây là một số dạng bài nghị luận văn học cơ bản thường gặp:
- Dạng nghị luận về tác phẩm văn học: Dạng đề này nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học ( hiểu, phân tích, lí giải, bình giá) của người viết Đối tượng cảm thụ có thể là thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận; có thể là toàn bộ tác phẩm, nhưng có thể chỉ là đoạn trích, cũng có thể là một nhân vật trong tác phẩm
Ví dụ : Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
của Nguyễn Quang Sáng để thấy được tình cảm cha con sâu nặng
- Dạng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Đối tượng bàn luận ở đây
có thể là một nhận định về văn học sử, về một tác giả, về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm; hoặc là một ý kiến về lí luận văn học
Trang 3Ví dụ : Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức
tỉnh”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên
1.3 Yêu cầu của bài nghị luận văn học.
a Về kiến thức
* Nghị luận văn học là khám phá các giá trị văn học và vấn đề văn học qua từng khía cạnh và từng biểu hiện cụ thể của tác phẩm văn học, sáng tác của một tác giả, văn học của một giai đoạn hay của một nhận định lí luận văn học
Khi làm kiểu bài này cần thực hiện hai yêu cầu sau đây:
- Chia đối tượng nghị luận ra từng phần, từng khía cạnh theo một trình tự logic nhất định
- Phát hiện nội dung từng phần, từng khía cạnh qua các biểu hiện cụ thể
* Yêu cầu nghị luận văn học cần có thái độ khách quan khoa học, có hiểu biết đúng đắn về đối tượng nghị luận, có phát hiện nhất định qua các chi tiết
* Bài viết cần có các yếu tố miêu tả, tự sự, biếu cảm và nghị luận
* Bài viết cần có bố cục mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, suy luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng lời văn gợi cảm
b Về kĩ năng
* Trình tự các bước lập ý, làm bài
- Định hướng, xác lập và sắp xếp các ý cần nghị luận
- Chọn chi tiết làm dẫn chứng
- Phân tích các dẫn chứng, nêu dẫn chứng minh họa
- Tổng kết, nhận định, đánh giá tác phẩm theo kết quả phân tích
* Xây dựng bố cục bài văn
- Mở bài:
Giới thiệu đối tượng nghị luận ( Tác giả, tác phẩm, vấn đề)
- Thân bài:
Trình bày theo từng phần, từng khía cạnh đã đượcphân chia, thông qua các dẫn chứng cụ thể ( nhân vật, chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ…)
Trong từng phần, sự trình bày có thể thực hiện bằng cách diễn dịch ( nêu một ý nhận định chung trước, sau đó nêu dẫn chứng và phân tích, so sánh đối chiếu, giải thích ý nghĩa để chứng minh cho nhận định ấy; tiểu kết kết quả nghị luận) hoặc theo hướng qui nạp ( giới thiêu các biểu hiện, chi tiết và phân tích, sau đó quy nạp thành nhận định đánh giá chung)
- Kết bài:
Khái quát các kết quả nghị luận trình bày ở trên Nêu đánh giá tổng quát,
mở rộng đào sâu nhận định
* Kĩ năng phân tích chi tiết
Trang 4- Biết khai thác các phương thức biểu hiện nghệ thuật vốn có của tác phẩm (Kết cấu, ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, vần điệu thể thơ, các biện pháp tu từ… ) để phát hiện nội dung
- Biết cách xác lập những so sánh, đối chiếu, sử dụng phương pháp thống kê… để đánh giá nội dung và nghệ thuật của hiện tượng văn học
2.Giải pháp 2: Một số kinh nghiệm cần có để viết được bài văn nghị luận văn học hay, đúng định hướng.
* Trước hết, phải nắm chắc cách trình bày những đặc điểm của văn bản nghị luận
- Luận điểm: khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý: + Chuyển đoạn bằng từ ngữ,câu có tính liên kết
+ Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở đầu tiên hoặc cuối cùng của đoạn
+ Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức các luận cứ đó theo một trật tự hợp lí + Diễn đạt trong sang, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục người đọc (người nghe)
- Luận cứ:
+ Muốn xác định được các luận cứ phải bám sát vào các luận điểm
• Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định luận điểm Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm
• Thứ hai, luận cứ phải xác thực khi nêu luận cứ người viết phải biết đích xác luận cứ, không chắc chắn thì chưa vội sử dụng Tuyệt đối không bịa đặt luận cứ
• Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu Nếu chọn chi tiết về nân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhân vật ấy
• Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu của luận đề, luận điểm
• Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ
+ Cách sử dụng luận cứ: Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận,trước hết phải giới thiệu luận cứ, chỉ ra nguồn gốc của luận cứ Cần trích dẫn chính xác Nhớ nguyên văn thì đặt trong dấu ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời dần gián tiếp Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật Cần sử dụng các lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm
- Lập luận:
Lập luận là cách nêu luận cứ ( lựa chọn, sắp xếp, trình bày) để dẫn đến luận điểm Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục
* Thứ hai, phải tìm hiểu, mở rộng các kiến thức nâng cao như:
- Kiến thức về văn học sử
- Kiến thức về lý luận văn học
- Một số tác phẩm văn học ngoài chương trình
* Thứ ba, phải nắm được các phương pháp đặc trưng, cơ bản như:
Trang 5- Phương pháp đoc, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp gợi mở, phân tích, bình giảng
- Phương pháp liên hệ, so sánh
- Phương pháp viết đoạn văn, lập luận
3.Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách viết bài.
a Hướng dẫn chung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng cách lập luận hợp lí, sử dụng
thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận
- Cần bám vào dàn ý đã xây dựng, theo bố cục và nhiệm vụ cụ thể của từng phần
- Giáo viên hướng dẫn cách viết đoạn văn triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, qui nạp… (khuyến khích viết đoạn Tổng - Phân - Hợp)
- Sử dụng từ nối hoặc câu nối để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho văn bản
- Hướng dẫn cách đưa và phân tích dẫn chứng: đưa dẫn chứng bằng cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngữ, câu… trong văn bản sau đó phân tích những
ý nổi bật nhất phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duy sáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề
- Lần lượt hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài và đoạn kết bài
b Hướng dẫn cách viết mở bài.
* Thế nào là một mở bài hay ?
Là mở bài đúng, có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo Thông thường có hai cách:
- Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề
đó ra bằng một luận điểm rõ ràng Tuy nhiên, khi mở bài trực tiếp ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng nên nói hết nội dung, phải đáp ứng các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết
- Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý nghĩa có liên quan đến luận đề (vấn đề nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc) sau đó mới bắt sang luận đề Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc Tuy nhiên, kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết
* Một số “mẹo” mở bài hay :
- Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học
- Nhập đề bằng danh ngôn
- Nhập đề bằng thơ
Trang 6- Nhập đề bằng lời bài hát.
c Hướng dẫn cách viết kết bài
* Thế nào là một kết bài hay ?
Giống như phần mở bài, phần này chỉ thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần than bài, chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, không lan man, lặp lại những gì đã trình bày Kết bài phải độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị Tùy mục đích nghị luận, người viết có thể sử dụng một trong các cách kết bài sau đây:
- Kết bài bằng cách tóm lược:
Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài Cách kết bài này dễ viết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn
- Kết bài bằng cách bình luận, mở rộng và nâng cao:
Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề
* Một số “mẹo” kết bài hay :
- Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suy nghĩ Hoặc viết lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo
- Kết bài bằng danh ngôn, hoặc câu nói có tính triết lí
4.Giải pháp 4: Hướng dẫn cách làm cụ thể đối với từng dạng bài nghị luận văn học
a Nghị luận về tác phẩm văn học.
a1 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
* Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nội dung:
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ
+ Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ
- Yêu cầu
+ Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ; nắm hoàn cảnh, nội dung, vị trí…
+ Đoạn thơ, bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt
+ Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng của tác giả như thế nào?
* Kĩ năng cần rèn luyện
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề:
+ Nắm chắc thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu
+ Xác định trúng nội dung của đề
+ Phạm vi tư liệu cần sử dụng ( Tư liệu chính và tư liệu phụ)
Trang 7- Rèn kĩ năng lập dàn ý:
+ Dàn ý thể hiện nội dung sơ lược của bài văn Lập dàn ý giúp người viết có cái nhìn bao quát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung và phân chia thời gian cho từng phần một cách thỏa đáng Nếu không lập dàn ý, bài văn rất dễ bị trùng lặp, lộn xộn Một dàn ý không thể quá sơ sài, song cũng không thể quá phức tạp, rườm rà; điều quyết định là thể hiện sự lập luận chặt chẽ, hợp lô gíc
+ Muốn lập được dàn ý, trước hết phải xác định được luận điểm Luận điểm
là linh hồn của bài văn nghị luận Luận điểm không xác đáng, không quan trọng, không gây chú ý thì bài nghị luận coi như không có ý nghĩa Do đó, việc lựa chon và nêu luận điểm có tầm quan trọng đặc biệt cần được quan tâm đúng mức Khi gặp đề “nổi” nên dựa vào những từ ngữ có sẵn trong bài mà xây dựng tiêu đề cho các luận điểm
Đối với lọai đề “chìm”, việc xác định luận điểm có phức tạp hơn Để có thể tìm được luận điểm với cần có hiểu biết chắc chắn về nhân vật, về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, về kiến thức lí luận văn học…Người viết phải có năng lực khái quát, tổng hợp nhất định
+ Sau khi có luận điểm, nhất thiết phải xây dựng được các luận cứ Bài văn nghị luận không thể có sức thuyết phục nếu chỉ có luận cứ Chỉ khi nào có hệ thống luận cứ thì mới hình thành được dàn ý đại cương Bài viết phong phú hay
sơ sài phần nhiều phụ thuộc vào việc người viết có tìm đủ luận cứ hay không Luận cứ là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận
- Huy động các kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
* Các bước tiến hành
- Tìm hiểu đề:
+ Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ
+ Thao tác lập luận
+ Phạm vi dẫn chứng
- Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
+ Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
+ Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm…
- Lập dàn ý:
+ Mở bài:
• Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
• Dẫn bài thơ, đoạn thơ
+ Thân bài:
• Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ (dựa theo các
ý tìm được ở phần tìm ý)
• Bình luận về vị trí bài thơ, đoạn thơ
Trang 8+ Kết bài: đánh giá vai trò, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ
a2 Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
* Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi: giá trị nội dung nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích hoặc so sánh nhiều tác phẩm, nhiều đoạn trích văn xuôi với nhau, nghị luận về nhân vật văn học, sự kiện văn học…
- Người viết cần thể hiện được những hiểu biết đúng đắn về tác phẩm hay đoạn trích, chỉ ra những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, Việc phân tích, bình luận cần khách quan, khoa học dựa trên văn bản
* Kĩ năng cần rèn luyện
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề:
+ Nắm chắc thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu
+ Xác định trúng nội dung của đề
+ Phạm vi tư liệu cần sử dụng ( Tư liệu chính và tư liệu phụ)
- Rèn kĩ năng lập dàn ý:
+ Dàn ý thể hiện nội dung sơ lược của bài văn Lập dàn ý giúp người viết có cái nhìn bao quát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung và phân chia thời gian cho từng phần một cách thỏa đáng Nếu không lập dàn ý, bài văn rất dễ bị trùng lặp, lộn xộn Một dàn ý không thể quá sơ sài, song cũng không thể quá phức tạp, rườm rà; điều quyết định là thể hiện sự lập luận chặt chẽ, hợp lô gíc
+ Muốn lập được dàn ý, trước hết phải xác định được luận điểm Luận điểm
là linh hồn của bài văn nghị luận Luận điểm không xác đáng, không quan trọng, không gây chú ý thì bài nghị luận coi như không có ý nghĩa Do đó, việc lựa chon và nêu luận điểm có tầm quan trọng đặc biệt cần được quan tâm đúng mức Khi gặp đề “nổi” nên dựa vào những từ ngữ có sẵn trong bài mà xây dựng tiêu đề cho các luận điểm
Đối với lọai đề “chìm”, việc xác định luận điểm có phức tạp hơn Để có thể tìm được luận điểm với cần có hiểu biết chắc chắn về nhân vật, về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, về kiến thức lí luận văn học…Người viết phải có năng lực khái quát, tổng hợp nhất định
+ Sau khi có luận điểm, nhất thiết phải xây dựng được các luận cứ Bài văn nghị luận không thể có sức thuyết phục nếu chỉ có luận cứ Chỉ khi nào có hệ thống luận cứ thì mới hình thành được dàn ý đại cương Bài viết phong phú hay
sơ sài phần nhiều phụ thuộc vào việc người viết có tìm đủ luận cứ hay không Luận cứ là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận
- Huy động các kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
* Các bước tiến hành
- Tìm hiểu đề, xác định vấn đề cần làm rõ:
Trang 9+ Các thao tác nghị luận.
+ Phạm vi dẫn chứng
- Tìm ý
- Lập dàn ý:
+ Mở bài: • Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác…)
• Dẫn nội dung nghị luận
+ Thân bài: • Ý khái quát: tóm tắt tác phẩm
• Làm rõ nội dung, nghệ thuật theo định hướng của đề
• Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích
+ Kết bài: nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
b Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (dạng bài nghị luận văn học chứng minh một nhận định)
* Nội dung yêu cầu:
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là bàn luận về một nhận định, đánh giá liên quan đến các vấn đề văn học nhằm giải thích, phân tích, bình luận những luận điểm được đề cập xung quanh vấn đề được bàn luận trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề có tính chất cơ bản về tư tưởng hoặc thẩm mĩ
- Người viết bài cần thể hiện khả năng lí giải, phân tích, đồng thời bộc lộ rõ quan điểm, thái độ của bản thân
* Kĩ năng cần rèn luyện:
- Xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận văn học đặt ra trong đề bài, hình thành các ý nghị luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
Người viết cần nắm được bản chất vấn đề nghị luận đồng thời phải biết nhìn nhận, soi chiếu vấn đề đó từ nhiều phía để có cái nhìn toàn diện, biết đánh giá và phản biện Chú ý tán đồng hoặc trao đổi, phê phán đều phải có lí lẽ xác đáng, cơ
sở khoa học, tránh suy diễn, áp đặt
- Huy động kiến thức văn học và những trải nghiệm của bản thân để tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề nghị luận văn học
Kiến thức được nêu ra cần có sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức phổ quát và nhận thức chủ quan của bản thân; nhưng quan trọng nhất là cần một tri thức rộng và sâu, những trải nghiệm của bản thân cần được trình bày một cách hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục
* Các bước tiến hành:
- Tìm hiểu đề:
+ Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định
+ Xác định thao tác
+ Phạm vi tư liệu
- Tìm ý:
- Lập dàn ý:
Trang 10+ Mở bài:
• Giới thiệu khái quát ý kiến nhận định
• Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó
+ Thân bài: triển khai các ý kiến, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định + Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân
Hướng dẫn học sinh cách làm một đề bài cụ thể:
Đề bài: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay
cả bài.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hướng dẫn cách làm:
(a).Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học
- Vấn đề nghị luận: nêu ý kiến về nhận định ở đề bài – nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ông đồ” – Vũ Đình Liên
- Phạm vi: bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên
(b).Tìm ý:
* Giải thích nhận định: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
- Hồn: nội dung, ý nghĩa bài thơ
- Xác: hình thức nghệ thuật
* Chứng minh nhận định: bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ
“hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
- Luận điểm 1: bài thơ hay ở phần “hồn” (nội dung)
+ Luận điểm phụ 1: ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng
• Dẫn chứng 1: “hoa đào nở”, “bày mực tàu giấy đỏ ”
• Dẫn chứng 2: “Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài”
+ Luận điểm phụ 2: hai khổ thơ tiếp theo là bức tranh ông đồ thời nay
• Dẫn chứng 1: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng ”
• Dẫn chứng 2: “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
• Dẫn chứng 3: “Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
+ Luận điểm phụ 3: khổ thơ cuối tác giả bày tỏ nỗi lòng, niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một Dẫn chứng: “Năm nay đào lại nở