Nhiệm vụ cụ thể của người giáo viên dạy Văn trong nhà trường là hình thành cho học sinh năng lực văn học: giúp học sinh có kiến thức về văn học, bồi đắp cho các em tình yêu văn học và nh
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
A) Tác giả sáng kiến: Cao Thị Hằng Nga
- Ngày tháng năm sinh: 31/8/1977 Nữ
- Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở Gia Khánh.
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Văn.
B) Tên sáng kiến:
I Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh tìm hiểu hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong văn học thời kỳ chống Mỹ.
II Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Giảng dạy môn Ngữ văn, cụ thể là:
- Dạy đại trà môn Ngữ văn học sinh lớp 9
- Bồi dưỡng chuyên đề môn Ngữ văn học sinh lớp 9
- Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9
III Mô tả sáng kiến:
- Mô tả n ội dung :
Văn học là cuốn sách về cuộc đời, phản ánh đời sống, số phận con người ở mọi thời đại , đấu tranh cho quyền sống và hạnh phúc của con người Văn học
có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người Nhiệm vụ cụ thể của người giáo viên dạy Văn trong nhà trường là hình thành cho học sinh năng lực văn học: giúp học sinh có kiến thức về văn học, bồi đắp cho các em tình yêu văn học và những tình cảm nhân văn, tốt đẹp Để thực hiện tốt mục tiêu ấy, người giáo viên, bên cạnh dạy học sinh đại trà theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Trang 2Là một giáo viên được Ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong nhiều năm qua, bản thân tôi luôn xác định dạy bám sát, chuyên sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho nhu cầu thi học
sinh giỏi Bởi vậy, tôi chọn chuyên đề “Giải pháp giúp học sinh tìm hiểu hình
ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong văn học thời kì chống Mỹ” để bồi dưỡng cho học
sinh theo hướng bám sát, chuyên sâu Trong quá trình giảng dạy nói chung và trong phần dạy về văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ nói riêng, tôi đã tìm tòi
và vận dụng một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm một số đề mang tính tổng hợp thường gặp như đề dành cho học sinh giỏi, đề dành cho học sinh học chuyên đề Các giải pháp của tôi là chú ý đến phương pháp, rèn luyện kĩ năng, hình thành kiến thức, đặc biệt phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo và khả năng thẩm thấu văn chương của học sinh Cụ thể là:
1.Giải pháp 1 Định hướng cho học sinh kiến thức về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
*Về lịch sử:
Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu đã chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì nhưng lại mở ra trên đất nước ta nhiều sự kiện lớn lao khác Dân tộc ta cùng lúc phải thực hiện những nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn những rất vinh quang, đó là tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ để bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên xây dựng Chủ nghĩa
xã hội ở Miền Bắc
*Về văn học:
- Đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này là một nền văn học phục Cách mạng, cổ vũ chiến đấu Nền văn học hướng về đại chúng, chủ yếu mang khuynh
sử thi và cảm hứng lạng mạn
- Nguồn cảm hứng của văn học chặng đường này tập trung vào đề tài Tổ quốc và Nhân dân
- Ngòi bút của các nhà văn hướng về đại chúng, hướng về nhân dân
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua các tác phẩm văn học như:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật);
- Gửi em cô thanh niên xung phong ( Phạm Tiến Duật);
- Khoảng trời - hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ);
Trang 3- Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê);
- Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long);
- Những Đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi);
- Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu);
- Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh)
* Sau đó hướng dẫn học sinh tìm luận điểm và phát triển bài viết thành 05 luận điểm chính như sau:
- Đó là những con người có lòng yêu nước nồng nàn, có lý tưởng cách mạng,
có hoài bão và ước mơ cao đẹp, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước
- Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh, làm tròn nhiệm vụ
- Họ là những con người lạc quan, yêu đời
- Họ là những con người sống tình nghĩa, thủy chung.
- Họ luôn bất tử trong lòng Tổ quốc và nhân dân
Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát lại: Các tác phẩm văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ đã phản ánh về con người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc một cách sinh động và cụ thể Vẻ đẹp của họ là kết tinh của lý tưởng cách mạng, của lòng yêu nước, ý chí dũng cảm, kiên cường, tinh thần lạc quan, tấm lòng nhân hậu Đó là vẻ đẹp của nhân dân, đất nước Việt Nam trong mọi thời đại nói chung và được phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì mới Vẻ đẹp ấy khiến mỗi chúng ta yêu quý, ngưỡng mộ
và cảm phục
2 Giải pháp 2: Xác định các phương pháp chính cần sử dụng khi bồi dưỡng chuyên đề.
Khi thực hiện bồi dưỡng chuyên đề cho học sinh giỏi, kể cả bồi dưỡng học
sinh đại trà, tôi sử dụng 05 phương pháp như sau:
- Phương pháp tìm tòi, nghiên cứu:
Ở phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh theo các nội dung sau:
+ Báo trước tên chuyên đề sẽ bồi dưỡng cho học sinh
+ Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu: sưu tầm những tư liệu có liên quan đến chuyên đề lịch sử, đặc điểm văn học thời chống Mỹ, các tác phẩm văn học thời chống Mỹ viết về hình ảnh thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, các bài nghiên cứu văn học, phê bình, bình luận văn học có nội dung liên quan,…
Trang 4Ở phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh theo các nội dung sau:
+ Giáo viên nêu tên chuyên đề
+ Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu phục vụ tốt cho chuyên đề
+ Học sinh tìm hiểu nội dung, yêu cầu của chuyên đề và chuẩn bị dàn ý đại cương ở nhà
- Phương pháp phân tích, bình giảng:
Phương pháp này được thực hiện chủ yếu trong việc phân tích, bình giảng dẫn chứng Như phân tích, bình giảng về một đoạn thơ, đoạn văn được dùng làm sáng
tỏ cho các luận điểm, lí lẽ được nêu ra
- Phương pháp tổng, phân, hợp:
Phương pháp này sử dụng linh hoạt khi hướng dẫn học sinh lập cấu trúc của bài hay trong diễn đạt đoạn văn, trình bày luận điểm
- Phương pháp so sánh đối chiếu:
+ So sánh đối chiếu giữa các tác phẩm cùng chủ đề, cùng thời gian nhưng
có các khía cạnh giống và khác nhau
+ So sánh đối chiếu các tác phẩm văn học khác nhau về thời gian nhưng cùng chủ đề
3 Giải pháp 3: Xác định các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh qua bồi dưỡng chuyên đề.
Thông qua bồi dưỡng chuyên đề, tôi xác định cần phải rèn luyện cho học
sinh:
- Kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học:
+ Đọc, hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin Hay nói cách khác là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc Hiệu quả của đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc
+ Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu
sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong truyện, bài văn, bài thơ, ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ, ) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ
Trang 5- Kỹ năng tạo lập văn bản theo đúng quy trình:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản, quy trình thực hiện các bước cụ thể, giúp học sinh xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản Học sinh nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúngvề hình thức và nội dung, giúp học sinh hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc văn bản sự thoải mái khi xem xét văn bản
- Kỹ năng diễn đạt:
Giúp học sinh biểu hiện được nhận thức, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc, người nghe lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó Khi viết bài, học sinh phải đáp ứng nhu cầu biểu hiện được những nội dung, ý nghĩ và tình cảm của mình sao cho chính xác, mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc Muốn vậy, học sinh phải nắm được các yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết như sau:
+ Cần diễn đạt cho chính xác, gãy gọn
+ Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn
+ Cần diễn đạt cho ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kỳ, sáo rỗng
+ Cần diễn đạt cho phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn
- Kỹ năng tư duy sáng tạo:
Trang 6Rèn cho học sinh hoạt động tư duy có sáng tạo Đặc điểm lớn nhất của tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là khác lạ, mới mẻ Bởi vậy, rèn cho học sinh
kỹ năng tư duy sáng tạo là giúp học sinh vận động tư duy, rèn luyện khả năng liên tưởng, tưởng tượng…
4 Giải pháp 4: Ứng dụng chuyên đề để giải một số đề thi học sinh giỏi.
a Đề 1:
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “Những ngôi sao xa xôi” của
Lê Minh Khuê đều là những truyện ngắn hay, đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên và nhân vật Phương Định trong
sự đối sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề đó
(Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Thái Bình, 2010 – 2011 (dành cho khối chuyên Văn)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh:
Bước 1: Đọc kỹ đề, xác định các yếu tố:
+ Vấn đề nghị luận: Phân tích hai nhân vật là Phương Định và anh thanh niên qua hai tác phẩm trong sự đối sánh để làm nổi bật lên vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, đánh giá, tổng hợp vấn đề
+ Tư liệu: Chủ yếu dựa vào hai tác phẩm đã cho
Bước 2: Xác lập ý:
Có nhiều cách lập ý, song phải đảm bảo tính chặt chẽ, lôgic, sáng rõ vấn đề
và đạt được các ý cơ bản sau:
- Vẻ đẹp chung của hai tác phẩm và nhân vật (nêu khái quát)
- Vẻ đẹp riêng (phần trọng tâm):
+ Đời sống, công việc, ý thức trách nhiệm, nhân cách… của anh thanh niên + Đời sống, công việc, ý thức trách nhiệm, tinh thần lạc quan, yêu đời, anh dũng, quả cảm trong chiến đấu của nhân vật Phương Định
Trang 7- Nhận xét cách xây dựng nhân vật trong mỗi tác phẩm:
+ Mỗi nhân vật được đặt trong một hoàn cảnh khác nhau, người lao động xây dựng đất nước, người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Mỗi nhân vật được khám phá ở vẻ đẹp riêng nhưng đều nhằm tập trung ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần tuổi trẻ Việt Nam trong những năm đất nước lâm nguy
+ Anh thanh niên được đặt trong tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật, từ đó nhân vật được soi chiếu dưới nhiều góc độ, làm nổi bật lên vẻ đẹp của nhân vật + Nhân vật Phương Định được lựa chọn vừa là nhân vật chính, vừa là nhân vật kể chuyện (người chứng kiến sự việc và tự bộc lộ nội tâm, tâm trạng) khiến câu chuyện trở nên chân thực, sống động, hấp dẫn Ngôn ngữ trẻ trung phù hợp với nhân vật kể chuyện Phương Định mang vẻ đẹp tiêu biểu cho nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ trên tuyến lửa Trường Sơn
- Đánh giá chung:
+ Dù có những nét chung nhưng mỗi tác phẩm đều có những khám phá sáng tạo riêng làm nên những tác phẩm văn học có sức sống lâu bền với thời gian, những dấu son lịch sử không thể nào quên
+ Nó không chỉ có tác dụng ngợi ca vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam trong những tháng năm oanh liệt mà còn động viên, thôi thúc tinh thần thanh niên hăng say lao động xây dựng đất nước và lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Bước 3: Viết bài
Tham khảo cách viết sau:
a, Mở bài Dẫn dắt và nêu vấn đề:
- Văn học cách mạng giai đoạn 1965 – 1975 tập trung vào hai đề tài lớn
là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước
- Tiêu biểu cho hai đề tài đó là các truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Mỗi tác
phẩm đều xây dựng được nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là nhân vật anh thanh niên và Phương Định Họ là những con người hăng say, nhiệt tình trong lao động; dũng cảm kiên cường, bất khuất trong chiến đấu; giàu lí tưởng, lạc quan, yêu đời, nguyện hiến trọn tuổi thanh xuân cho non sông đất nước
b, Thân bài Triển khai các luận điểm đã xác định.
b.1 Vẻ đẹp chung của hai tác phẩm và hai nhân vật
Trang 8- Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của
Lê Minh Khuê cùng ra đời trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go, quyết liệt của dân tộc, các tác phẩm đều hướng vào phản ánh hiện thực ấy
- Cùng có mục đích xây dựng những con người điển hình trong hoàn cảnh điển hình, mang vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam trong lao động
và chiến đấu, manh chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của thời đại cách mạng Họ là những con người sống đẹp, giàu lí tưởng, nhiệt tình, hăng say lao động sản xuất, xây dựng đất nước, không vụ lợi, toan tính ở bất cứ lĩnh vực công tác nào Đó là nét đặc sắc của văn học cách mạng nói chung và hai tác phẩm nói riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng về bút pháp, phong cách của mỗi tác giả thời kỳ này
- Thời đại anh hùng đã hun đúc nên những anh hùng, sẵn sàng xả thân vì
lí tưởng, vì sự sống còn của dân tộc Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa
Pa và cô thanh niên Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi mang phẩm chất
chung của thanh niên thời đại Song mỗi nhân vật một vẻ đẹp, mỗi người là một tấm gương, một bông hoa trong vườn hoa muôn màu muôn sắc rực rỡ của dân tộc
b.2 Vẻ đẹp riêng của mỗi nhân vật
Mỗi nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh thử thách khác nhau, nên việc khám phá, phản ảnh của mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật cũng khác nhau
- Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”:
+ Điều kiện làm việc: Một mình sống và làm việc trên đình Yên Sơn cao 2600m (thuộc Sa Pa – Lào Cai), quanh năm mây phủ, cô đơn, công việc nhàm chán, đơn điệu…
+ Ý thức trách nhiệm: Công việc nhàm chán, đơn điệu nhưng cũng rất gian khổ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao, anh thanh niên đã làm rất tốt điều đó Bởi anh xác định rõ lí tưởng sống, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước nên anh rất yêu công việc của mình, làm việc hăng say, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
+ Nhân cách sống đẹp, mộc mạc, bình dị, hồn nhiên, yêu đời, yêu con người, yêu cuộc sống
+ Đối với anh em trong cùng ê kíp, hệ thống làm việc: anh khâm phục, yêu mến
+ Đối với bản thân: anh sống ngăn nắp, nền nếp, yêu đời (trồng hoa, nuôi gà), tự giác học tập nâng cao trình độ, dân trí (đọc sách)
Trang 9+ Đối với mọi người (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ): anh tiếp đón niềm nở, nồng hậu, hiếu khách (tặng quà)
+ Khiêm tốn, thật thà: thấy mình chưa xứng đáng được ca ngợi như các bạn đồng nghiệp trên đỉnh Phan-xi-păng và dưới Sa Pa… thì thực lòng từ chối
và giới thiệu họ
=> Nét nổi bật của anh: giàu lí tưởng, sống đẹp, nguyện dâng hiến tuổi trẻ cho quê hương, đất nước, góp sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
- Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”.
Nếu anh thanh niên tiêu biểu cho thanh niên miền Bắc tham gia cùng đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội thì Phương Định lại tiêu biểu cho nữ thanh niên miền Bắc tham gia vào tuyến lửa miền Nam đánh Mỹ, bảo vệ Tổ quốc
+ Điều kiện sống và làm việc của Phương Định cũng như hàng ngàn, hàng vạn nữ thanh niên thời chống Mỹ trên tuyến lửa Trường Sơn đầy cam go
và ác liệt Phương Định cùng các chị em (đồng chí, đồng đội) của mình sống trên một trọng điểm bị bắn phá hàng ngày của không quân Mỹ Sự sống luôn kề bên cái chết nhưng Phương Định và đồng đội của chị sống rất hồn nhiên, hiên ngang, bất khuất
+ Luôn đoàn kết, thương yêu đồng chí đồng đội
+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc: phá bom, san lấp hố bom, đảm bảo thông tuyến cho bộ đội tiến vào Nam đánh giặc
+ Sống lạc quan, hồn nhiên, yêu đời, hay hát, hay mộng mơ…
+ Đặc biệt là tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất chấp hiểm nguy, coi thường cái chết Là người Hà Nội ra mặt trận nhưng Phương Định chiến đấu không thua kém gì chị em, đồng đội của mình, biết rằng những quả bom lì lợm kia đều mang trong mình sự hủy diệt, nhưng chị vẫn bình tĩnh để vô hiệu hóa chúng, đảm bảo nối liền con đường huyết mạch, khẳng định chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời điểm cam go nhất lịch sử
b.3 Nhận xét cách xây dựng nhân vật của mỗi nhà văn
- Mỗi nhân vật được đặt trong một hoàn cảnh khác nhau, người lao động xây dựng đất nước, người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Mỗi nhân vật được khám phá ở vẻ đẹp riêng nhưng đều nhằm tập trung ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng đất nước lâm nguy
- Anh thanh niên được đặt trong tình huống gặp gỡ các nhân vật, từ đó nhân vật được soi chiếu dưới nhiều góc độ, làm nổi bật lên vẻ đẹp của nhân vật
Trang 10- Nhân vật Phương Định được lựa chọn vừa là nhân vật chính, vừa là nhân vật kể chuyện (người chứng kiến sự việc và tự bộc lộ nội tâm, tâm trạng) khiến câu chuyện trở nên chân thực, sống động, hấp dẫn Ngôn ngữ trẻ trung phù hợp với nhân vật kể chuyện Phương Định mang vẻ đẹp tiêu biểu cho nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ trên tuyến lửa Trường Sơn
c, Kết bài Đánh giá chung:
- Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời chống Mỹ là vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng của một dân tộc ra ngõ gặp anh hùng
- Thế hệ trẻ Việt Nam vừa tiếp nối, phát huy được truyền thống yêu nước của dân tộc, vừa thể hiện được sức mạnh và lí tưởng sống của thế hệ mình, làm cho cả thế giới phải trân trọng, cảm phục
- Mỗi tác phẩm một khám phá, một sáng tạo riêng, không chỉ có tác dụng ngợi ca vẻ đẹp con người Việt Nam trong những năm tháng hào hùng, oanh liệt
mà còn có tác dụng động viên, thôi thúc thế hệ trẻ lúc đó lên đường xây dựng và bảo vệ giang sơn, đất nước
- Thế hệ trẻ hôm nay phải biết tri ân các thế hệ đi trước, học hành, lao động chăm chỉ, hội nhập tốt, xây dựng đất nước phồn hoa, hạnh phúc
(Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng viết bài)
Bước 4: Đọc và sửa lỗi.
- HS đọc bài
- Giáo viên và học sinh cùng sửa lỗi trong bài cả về nội dung và hình thức + Các lỗi thường gặp về nội dung: bài viết sơ sài, thiếu ý; lạc đề
+ Các lỗi thường gặp về hình thức: bố cục chưa rõ ràng, không có bố cục, lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi viết tắt…
b Đề 2:
Trong bài “Mấy nét khái quát về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945” có viết: “Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân, đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ
“xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử” (Văn học 9, tập
2 - NXBGD 2001 - Trang 75)
Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua các tác phẩm đã học
( Đề thi học sinh giỏi lớp 9, tỉnh Vĩnh Phúc, 2003 – 2004)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh: