SKKN văn lớp 9; SKKN văn nghị luận lớp 9; “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 – THCS” “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 – THCS”; SKKN văn lớp 9; SKKN văn nghị luận lớp 9; “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 – THCS” “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 – THCS”; 1. MỞ ĐẦU.1.1. Lí do chọn đề tàiMôn Ngữ văn trong chương trình THCS có vị trí rất quan trọng, không chỉ giúp các em cảm nhận được cái đẹp của tác phẩm văn chương mà đó thực sự là những bài học làm người. Chương trình Ngữ văn THCS chia làm ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn, trong đó ở lớp 9 thì phân môn Tập làm văn chiếm số lượng khá lớn và quan trọng, đặc biệt là phần kiểu văn nghị luận văn học. Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung. Học văn nghị luận đã khó, để làm được một bài văn nghị luận hay lại càng khó hơn. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử ... và đặc biệt là kỹ năng trình bày. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, kỹ năng viết văn của học sinh lớp 9 ở trường THCS còn nhiều hạn chế. Nhiều em còn chưa nắm chắc được các bước làm bài văn nghị luận, chưa xác định rõ yêu cầu của đề bài. Việc sử dụng luận cứ làm sáng tỏ luận điểm cũng như sử dụng luận cứ chưa được phù hợp do đó bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu, từ chưa chuẩn xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, chưa có sức thuyết phục. Để viết được bài văn hay đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học và kỹ năng cơ bản khi viết bài. Với kiểu bài nghị luận này, học sinh phải được thực hành luyện viết thật nhiều để các em có kỹ năng làm văn và giúp viết bài văn nghị luận tốt hơn bởi nghị luận văn học nhằm hình thành, phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục, đặc biệt khi bày tỏ ý kiến bản thân về một tác phẩm văn học lại rất cần thiết. Bởi vậy,tôi đã giành nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu và rút ra “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 THCS” giúp hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng góp phần năng cao chất lượng giáo dục bộ môn trong nhà trường.1.2. Mục đích nghiên cứu:Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong trường THCS, “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9” khảo sát thực tiễn chất lượng dạy – học, đánh giá thực trạng và trình bày một số nguyên nhân về thực trạng chất lượng dạy – học phần nghị luận văn học lớp 9 hiện nay, đồng thời sâu nghiên cứu và trình bày một số giải pháp rèn kỹ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở.1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng chất lượng bộ môn Văn, đặc biệt là phần Tập làm văn kiểu văn nghị luận văn học của học sinh lớp 9 ở trường THCS năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015, đề tài đi sâu nghiên cứu và trình bày một số giải pháp rèn kỹ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở.1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở lý thuyết. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận:Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống được nhà văn chọn lọc phản ánh. Môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng, có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của học sinh. Văn học chắp đôi cánh để các em đến với thời đại văn minh, với nền văn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của cái đẹp. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói”...Nghị luận văn học là một kiểu bài khó, học văn nghị luận đã khó, để làm được một bài văn nghị luận hay lại càng khó hơn. Vì vậy việc tìm tòi và rèn luyện các kỹ năng để làm bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng là vấn đề đòi hỏi người thầy phải quan tâm rèn luyện cho học sinh, giúp học sinh phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục. Muốn vậy người thầy cần nắm chắc đặc trưng văn nghị luận; đặc điểm của nghị luận văn học, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học. cụ thể là: Nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) hoặc nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ) là sự kế thừa và nâng cao kiến thức đã cung cấp, kỹ năng rèn luyện ở các lớp trước, như ở lớp 7 các em được học phép lập luận giải thích, lập luận chứng minh. Hay ở lớp 8, các em học khá kỹ về văn lập luận, về cách nói, cách viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm… Ở lớp 9, các em phải vận dụng nhiều thao tác, kỹ năng giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng… Điều này học sinh hiểu rõ để khi viết văn nghị luận văn học, các em sẽ có hướng trình bày môt cách có lí , hấp dẫn về những cảm nhận, suy nghĩ , đánh giá của mình về một vấn đề văn học thật sang tạo và hợp lí. Vấn đề nghị luận cần được xác định cụ thể, chính xác trước khi làm bài. Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng là cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận. Nó chính là mạch ngầm làm nêm tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn. Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc đặc trưng riêng của từng kiểu loại, kỹ năng làm văn ở hai kiểu loại: nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) truyện. Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ) . Trong văn nghị luận chú ý tìm luận điểm và xây dựng, triển khai luận điểm và sử dụng tốt các phép lập luận. Bố cục riêng của nghị luận văn học. Trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn cụ thể cho HS qua các tiết bài dạy trên lớp, rèn luyện kỹ năng làm bài qua bốn bước (tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài và sửa lỗi).2.2. Thực trạng chất lượng dạy và học văn nghị luận của học sinh lớp 9 – THCS2.2.1. Thực trạng.Trong những năm gần đây, chất lượng môn Ngữ văn trong trường THCS có phần giảm sút. Một bộ phận không nhỏ học sinh không có hứng thú trong việc học tập bộ môn này. Do nhận thức sai lầm của các bậc phụ huynh, họ cho rằng việc học giỏi môn văn cũng như thi đại học vào khối C ít có cơ hội chọn ngành nghề và khó tìm được việc làm có thu nhập cao nên chưa đầu tư thỏa đáng cho việc học tập của con em. Ở trường THCS và THPT việc học Ngữ văn ở học sinh chỉ mang tính đối phó, vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bộ môn cũng như tâm lý người dạy. Nhiều học sinh có thái độ thờ ơ với môn học, ít đầu tư thời gian, không chú trọng rèn luyện kỹ năng đặc biệt là kỹ năng làm văn nghị luận dẫn đến bài làm của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nàn nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả, từ địa phương...Nhiều học sinh chưa xác định rõ yêu cầu của đề bài, chưa xác định được luận điểm (ý chính) của bài văn. Một số em không sử dụng luận cứ làm sáng tỏ luận điểm, sử dụng luận cứ không phù hợp. Học sinh không bày tỏ được suy nghĩ, ý kiến, nhận xét đánh giá của mình về đối tượng nghị luận và hạn chế trong khả năng liên hệ. Bởi vậy chất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể khảo sát chất lượng các bài kiểm tra ở học kỳ II năm học 2013 – 2014, kết quả như sau:Các bàikiểm traGiỏiKháTrung bìnhYếu , kémSL%SL%SL%SL%Bài viết số 7(Tiết 134, 135)00123930.8153938.51230.8Kiểm tra truyện hiện đại (Tiết 156)00103925.6203951.3923.1Kiểm tra học kì0083920.5223956.493923.12.2.2 Nguyên nhân. a. Về phía giáo viên: Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài của học sinh. Thời lượng trong phân môn Tập làm văn cho mỗi thể loại chỉ có 45 phút thực hành nên học sinh ít có thời gian để luyện viết, mà chủ yếu là giáo viên lồng ghép để HS được thực hành trong những buổi học bồi dưỡng, và làm bài tập giáo viên ra ở nhà. Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều kỹ năng trong việc bồi dưỡng học sinh nên kết quả chưa cao.b. Về phía học sinh: Một số học sinh không nắm chắc được đặc trưng riêng biệt của văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng. Một số em không nắm chắc được các bước làm bài văn nghị luận và kỹ năng làm bài. Một số học sinh lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn. Ý thức làm bài rất thụ động, trông chờ, ỷ lại mỗi khi kiểm tra. Cô giáo ra bài tập thì làm đối phó, qua loa, ngại viết, ngại thực hành. Một số đông các em lại ngại đọc sách báo, tài liệu tham khảo, thậm chí kể cả văn bản trong không có tư liệu, luận cứ cho bài làm. Một số em điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, không có điều kiện để mua tài liệu tham khảo trang bị kiến thức cho bài viết. Năng lực cảm thụ thơ, văn còn yếu; kỹ năng viết đoạn văn còn nhiều hạn chế. Nhiều em cách trình bày, diễn đạt còn quá non, trình bày còn cẩu thả.2.3. Các biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh.2.3.1. Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề bài:Muốn làm được bài nghị luận về tác phẩm văn học phải hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thể loại, đề tài, nội dung, đặc sắc nghệ thuật... Tác phẩm đó hấp dẫn ở chỗ nào, ý nghĩa của đề tài, các nhân vật,... làm cho mình thích thú, từ đó nâng lên thành những nhận xét, nhận định về tác phẩm đó. Vì vậy mà khâu tìm hiểu đề bài là vô cùng quan trọng. Tìm hiểu đề bài để xem đề bài đó yêu cầu gì? Phạm vi (giới hạn) của đề bài. Xác định yêu cầu của kiểu loại (phân tích, suy nghĩ, cảm nhận…) để có định hướng làm bài. Đề bài cần chú ý các từ ngữ mệnh lệnh như: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận ... thì đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào (nếu là đề phân tích thì giáo viên phải hướng dẫn, lưu ý cho học sinh đề yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ thì yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó. Ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội... và lưu ý đây không phải là hai kiểu bài. Đối với những đề bài không có từ nghĩ mệnh lệnh, ta cần chú ý đến nội dung yêu cầu nghị luận để lựa chọn cách làm phù hợp. Cụ thể: Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần xác định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? (bàn về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) ; Bàn về nội dung của tác phẩm (hoặc đoạn trích) bàn về nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) hay bàn về đề tài của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Trang 11 MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn trong chương trình THCS có vị trí rất quan trọng, không chỉ giúp các em cảm nhận được cái đẹp của tác phẩm văn chương mà đó thực sự là những bài học làm người Chương trình Ngữ văn THCS chia làm ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn, trong đó ở lớp 9 thì phân môn Tập làm văn chiếm
số lượng khá lớn và quan trọng, đặc biệt là phần kiểu văn nghị luận văn học Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung Học văn nghị luận đã khó, để làm được một bài văn nghị luận hay lại càng khó hơn Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử và đặc biệt
là kỹ năng trình bày
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, kỹ năng viết văn của học sinh lớp 9 ở trường THCS còn nhiều hạn chế Nhiều em còn chưa nắm chắc được các bước làm bài văn nghị luận, chưa xác định rõ yêu cầu của đề bài Việc sử dụng luận cứ làm sáng tỏ luận điểm cũng như sử dụng luận cứ chưa được phù hợp do đó bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu, từ chưa chuẩn xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, chưa có sức thuyết phục
Để viết được bài văn hay đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học và kỹ năng cơ bản khi viết bài Với kiểu bài nghị luận này, học sinh phải được thực hành luyện viết thật nhiều để các em có kỹ năng làm văn và giúp viết bài văn nghị luận tốt hơn bởi nghị luận văn học nhằm hình thành, phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục, đặc biệt khi bày tỏ ý kiến bản thân về một tác phẩm văn học lại rất cần thiết Bởi vậy,tôi
đã giành nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu và rút ra “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 - THCS” giúp hướng dẫn và
rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng góp phần năng cao chất lượng giáo dục bộ môn trong nhà trường
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong trường THCS, “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9” khảo sát thực tiễn chất lượng dạy – học, đánh giá thực trạng và trình bày một số nguyên nhân về thực trạng chất lượng dạy – học phần nghị luận văn học lớp
9 hiện nay, đồng thời sâu nghiên cứu và trình bày một số giải pháp rèn kỹ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở
Trang 21.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở thực trạng chất lượng bộ môn Văn, đặc biệt là phần Tập làm văn kiểu văn nghị luận văn học của học sinh lớp 9 ở trường THCS năm học 2013 – 2014
và năm học 2014 – 2015, đề tài đi sâu nghiên cứu và trình bày một số giải pháp rèn
kỹ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận:
Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống được nhà văn chọn lọc phản ánh Môn văn trong nhà trường có một
vị trí rất quan trọng, có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của học sinh Văn học "chắp đôi cánh" để các em đến với thời đại văn minh, với nền văn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, trang bị cho các em vốn sống, hướng các
em tới đỉnh cao của cái đẹp Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói”
Nghị luận văn học là một kiểu bài khó, học văn nghị luận đã khó, để làm được một bài văn nghị luận hay lại càng khó hơn Vì vậy việc tìm tòi và rèn luyện các kỹ năng để làm bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng là vấn đề đòi hỏi người thầy phải quan tâm rèn luyện cho học sinh, giúp học sinh phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục Muốn vậy người thầy cần nắm chắc đặc trưng văn nghị luận; đặc điểm của nghị luận văn học, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học cụ thể là:
- Nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) hoặc nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ) là sự kế thừa và nâng cao kiến thức đã cung cấp, kỹ năng rèn luyện ở các lớp trước, như ở lớp 7 các em được học phép lập luận giải thích, lập luận chứng minh Hay ở lớp 8, các em học khá kỹ về văn lập luận, về cách nói, cách viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm… Ở lớp 9, các em phải vận dụng nhiều thao tác, kỹ năng giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng… Điều này học sinh hiểu rõ để khi viết văn nghị luận
Trang 3văn học, các em sẽ có hướng trình bày môt cách có lí , hấp dẫn về những cảm nhận, suy nghĩ , đánh giá của mình về một vấn đề văn học thật sang tạo và hợp lí
- Vấn đề nghị luận cần được xác định cụ thể, chính xác trước khi làm bài Vấn
đề nghị luận chính là tư tưởng là cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận Nó chính là mạch ngầm làm nêm tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn
- Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của văn nghị luận nói chung và nghị luận văn
học nói riêng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc đặc trưng riêng của từng kiểu loại,
kỹ năng làm văn ở hai kiểu loại: nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) truyện Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ)
- Trong văn nghị luận chú ý tìm luận điểm và xây dựng, triển khai luận điểm
và sử dụng tốt các phép lập luận Bố cục riêng của nghị luận văn học
- Trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn cụ thể cho HS qua các tiết bài dạy trên
lớp, rèn luyện kỹ năng làm bài qua bốn bước (tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài
và sửa lỗi)
2.2 Thực trạng chất lượng dạy và học văn nghị luận của học sinh lớp 9 – THCS
2.2.1 Thực trạng.
Trong những năm gần đây, chất lượng môn Ngữ văn trong trường THCS có phần giảm sút Một bộ phận không nhỏ học sinh không có hứng thú trong việc học tập bộ môn này Do nhận thức sai lầm của các bậc phụ huynh, họ cho rằng việc học giỏi môn văn cũng như thi đại học vào khối C ít có cơ hội chọn ngành nghề và khó tìm được việc làm có thu nhập cao nên chưa đầu tư thỏa đáng cho việc học tập của con em Ở trường THCS và THPT việc học Ngữ văn ở học sinh chỉ mang tính đối phó, vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bộ môn cũng như tâm lý người dạy Nhiều học sinh có thái độ thờ ơ với môn học, ít đầu tư thời gian, không chú trọng rèn luyện kỹ năng đặc biệt là kỹ năng làm văn nghị luận dẫn đến bài làm của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nàn nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả, từ địa phương Nhiều học sinh chưa xác định rõ yêu cầu của đề bài, chưa xác định được luận điểm (ý chính) của bài văn Một số em không sử dụng luận cứ làm sáng tỏ luận điểm, sử dụng luận cứ không phù hợp Học sinh không bày tỏ được suy nghĩ, ý kiến, nhận xét đánh giá của mình về đối tượng nghị luận và hạn chế trong khả năng liên hệ B i v y ch t lởi vậy chất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể ậy chất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể ất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể ượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thểng h c t p c a h c sinh còn th p, c thọc tập của học sinh còn thấp, cụ thể ậy chất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể ủa học sinh còn thấp, cụ thể ọc tập của học sinh còn thấp, cụ thể ất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể ụ thể ể
kh o sát ch t lất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể ượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thểng các b i ki m tra h c k II n m h c 2013 – 2014, k t quài kiểm tra ở học kỳ II năm học 2013 – 2014, kết quả ể ởi vậy chất lượng học tập của học sinh còn thấp, cụ thể ọc tập của học sinh còn thấp, cụ thể ỳ II năm học 2013 – 2014, kết quả ăm học 2013 – 2014, kết quả ọc tập của học sinh còn thấp, cụ thể ết quả
nh sau:ư
Trang 4Các bài
kiểm tra
Bài viết số 7
Kiểm tra truyện
hiện đại (Tiết 156) 0 0 10/39 25.6 20/39 51.3 9 23.1 Kiểm tra học kì 0 0 8/39 20.5 22/39 56.4 9/39 23.1
2.2.2 Nguyên nhân.
a Về phía giáo viên:
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài của học sinh
- Thời lượng trong phân môn Tập làm văn cho mỗi thể loại chỉ có 45 phút thực hành nên học sinh ít có thời gian để luyện viết, mà chủ yếu là giáo viên lồng ghép để HS được thực hành trong những buổi học bồi dưỡng, và làm bài tập giáo viên ra ở nhà
- Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều kỹ năng trong việc bồi dưỡng học sinh nên kết quả chưa cao
b Về phía học sinh:
- Một số học sinh không nắm chắc được đặc trưng riêng biệt của văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng
- Một số em không nắm chắc được các bước làm bài văn nghị luận và kỹ năng làm bài
- Một số học sinh lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn
- Ý thức làm bài rất thụ động, trông chờ, ỷ lại mỗi khi kiểm tra Cô giáo ra bài tập thì làm đối phó, qua loa, ngại viết, ngại thực hành
- Một số đông các em lại ngại đọc sách báo, tài liệu tham khảo, thậm chí kể cả văn bản trong không có tư liệu, luận cứ cho bài làm
- Một số em điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, không có điều kiện để mua tài liệu tham khảo trang bị kiến thức cho bài viết
- Năng lực cảm thụ thơ, văn còn yếu; kỹ năng viết đoạn văn còn nhiều hạn chế Nhiều em cách trình bày, diễn đạt còn quá non, trình bày còn cẩu thả
2.3 Các biện pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh.
Trang 52.3.1 Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề bài:
Muốn làm được bài nghị luận về tác phẩm văn học phải hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thể loại, đề tài, nội dung, đặc sắc nghệ thuật Tác phẩm đó hấp dẫn ở chỗ nào, ý nghĩa của đề tài, các nhân vật, làm cho mình thích thú, từ đó nâng lên thành những nhận xét, nhận định về tác phẩm đó Vì vậy mà khâu tìm hiểu đề bài là vô cùng quan trọng
- Tìm hiểu đề bài để xem đề bài đó yêu cầu gì? Phạm vi (giới hạn) của đề bài
- Xác định yêu cầu của kiểu loại (phân tích, suy nghĩ, cảm nhận…) để có định hướng làm bài Đề bài cần chú ý các từ ngữ mệnh lệnh như: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận thì đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào (nếu là đề phân tích thì giáo viên phải hướng dẫn, lưu ý cho học sinh đề yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu
ra nhận xét Đề suy nghĩ thì yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó Ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và lưu ý đây không phải là hai kiểu bài
- Đối với những đề bài không có từ nghĩ mệnh lệnh, ta cần chú ý đến nội dung yêu cầu nghị luận để lựa chọn cách làm phù hợp
Cụ thể:
- Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần xác định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? (bàn về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) ; Bàn về nội dung của tác phẩm (hoặc đoạn trích) bàn về nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) hay bàn về đề tài của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Ví dụ: Khi nghị luận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long Giáo viên hướng dẫn học sinh
xác định được yêu cầu của đề: Kiểu văn bản: nghị luận về đoạn trích truyện; Nội dung nghị luận: vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên; Phạm vi (giới hạn) của đề: anh thanh niên trong đoạn trích truyện “Lặng lẽ SaPa” Từ đó học sinh sẽ xác định cụ thể nội dung cần viết
- Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải xác định phạm
vi đối tượng mà đề yêu cầu (Nghị luận về một bài thơ hay một đoạn thơ) Cần xác định được đề tài và nội dung của đề bài Hướng nghị luận (do đề quy định hay do người viết lựa chọn)
Cần lưu ý thêm đối với học sinh là: đối với nghị luận về tác phẩm thơ hoặc đoạn trích thơ thì các từ ngữ mệnh lệnh có sắc thái riêng: từ phân tích chỉ định về phương pháp: từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết; từ suy nghĩ nhấn mạnh đến nhận định, phân tích của người làm bài Trường hợp không có từ
Trang 6ngữ mệnh lệnh, người viết phải bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu trong đề bài Và cần lưu ý thêm sự khác biệt chỉ là sắc thái không phải là kiểu bài khác nhau
Cụ thể: Khi nghị luận về vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân xứ Huế qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải Giáo viên cần hướng dẫn học sinh
tìm hiểu yêu cầu của đề bài: kiểu văn: nghị luận về đoạn thơ; Nội dung nghị luận: bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế Phạm vi: 6 câu thơ đầu Từ đó định hướng viết bài
- Đưa đối tượng phải bàn bạc (nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật ) gắn câu hỏi tìm ý để có những ý kiến cụ thể (Điều nổi bật nhất, nét tiêu biểu cụ thể? Chi tiết nào biểu hiện? ý nghĩa xã hội như thế nào ? Giá trị tiêu biểu ra sao ? )
- Cần hiểu đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu của đề, tránh sai lạc, xác định được giới hạn phạm vi yêu cầu của đề (chứng minh, giải thích hay phân tích, suy nghĩ, cảm nhận ) để từ đó lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu cho bài làm
2.3.2 Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai trò rất quan trọng khi cần đánh giá nhận xét một tác phẩm văn học Đặt tác phẩm vào hiện thực xã hội lúc đó, ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng, hành động suy nghĩ của nhân vật trong một tác phẩm (hoặc đoạn trích) hay tình cảm, cảm xúc của nhân vật được thể hiện trong một bài thơ Từ đó có thể làm rõ các vấn đề: Tại sao đối tượng lại có hành động, suy nghĩ như vậy ? Hành động suy nghĩ đó bộc lộ tâm trạng cảm xúc như thế nào ? Tâm trạng cảm xúc đó nói lên phấm chất gì của đối tượng
Ví dụ: Khi làm bài văn nghị luận với đề: Những đặc sắc trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Học sinh cần phải nắm rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ
là: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ Bài thơ Viếng Lăng Bác được viết trong dịp đó
và in trong tập " Như mấy mùa xuân " (1978) Để thấy được lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác Cùng với giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm ngôn ngữ bình dị mà cô đúc ta thấy được mong muốn của người con miền Nam là được ở gần Bác mãi mãi, muốn làm vui làm khuây, làm vợi nỗi vắng vẻ trong lăng của con người đã suốt đời hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, con người lúc sinh thời đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cho đồng bào miền Nam ruột thịt
Hay ở bài “Mùa xuân nho nhỏ”, ta thấy bài thơ được ra đời trong một hoàn
cảnh không bình thường nhưng lại làm nên giá trị phi thường của tác phẩm Bài thơ
Trang 7được Thanh Hải viết tháng 11 năm 1980, trong một hoàn cảnh – Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu nhà thơ qua đời Cái hoàn cảnh đó có lẽ khiến người ta chán nản, bi quan và tuyệt vọng nhưng Thanh Hải thì không: một niềm tin yêu cuộc sống mãnh liệt Là sự yêu mến mùa xuân đất trời, mùa xuân đất nước, đân tộc và hơn nữa còn muốn hóa thân mình, góp vào mùa xuân đất nước một cách âm thầm, khiêm nhường, lặng lẽ và dài lâu, bền bĩ Cái hoàn đó tác động rất lớn đến bạn đọc, đến học sinh
2.3.3 Xác định luận điểm rõ ràng, xây dựng bố cục chặt chẽ.
2.3.3.1 Xác định luận điểm.
Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị luận Có luận điểm rõ ràng, bài văn sẽ mạch lạc, các ý trình bày không bị lộn xộn, lủng củng Khi triển khai các luận điểm
sẽ dễ tìm luận cứ, luận chứng và lí lẽ Để có luận điểm rõ ràng phải đọc kỹ yêu cầu của đề bài, xác định giới hạn phạm vi yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi tìm ý: Điều nổi bật nhất để có thể làm rõ vấn đề là gì? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào
* Cách tìm luận điểm:
+ Đọc kỹ đề và xem đề bài yêu cầu nghị luận điều gì? Ta sẽ xác định được luận điểm
+ Luận điểm nằm ở kết cấu (bố cục truyện, bài thơ)
+ Luận điểm thể hiện qua tính cách, hình dáng, lời nói, hành động và tâm trạng của nhân vật (nếu là truyện) hoặc qua kết cấu, mạch cảm xúc (nếu là tác phẩm thơ)
+ Luận điểm có thể nằm ngay ở nội dung và hướng dẫn học sinh tím các luận điểm và trình bày luận điểm trong bài viết, một bài văn được coi là hệ thống, mạch lạc, rõ ràng thì cần phải phân tách các ý Bài văn có bao nhiêu ý lớn thì sẽ được trình bàybằng bấy nhiêu đoạn văn
+ Luận điểm là câu chủ đề của đoạn, câu mang nội dung, khái quát ý của toàn đoạn Câu mang luận điểm thường ngắn gọn, đủ thành phần câu
Ví dụ: Các luận điểm khi suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là:
Luận điểm 1: Anh thanh niên là người yêu nghề, có trách nhiệm cao vưói công việc
Luận điểm 2: Anh thanh niên là người giàu ý chí, nghị lực
Luận điểm 3: Anh thanh niên là người chân thành cởi mở, yêu thương quan tâm tới mọi người
Trang 8Luận điểm 4: Anh thanh niên là người khiêm tốn, biết tổ chức cuộc sống khoa học nghệ thuật của tác phẩm văn học
Sau khi tìm được luận điểm, hướng dẫn HS sắp xếp theo trỡnh tự hợp lớ để phù hợp với triển khai luận điểm
* Trình bày luận điểm:
Luận điểm trong bài văn có thể được trình bày theo 2 cách:
- Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch: Luận điểm là câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu sau khai triển vấn đề làm rõ luận điểm
Ví dụ: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có luận điểm ở khổ 1
Bức tranh mùa xuân hiện lên với những nét vẽ có tính chất chấm phản ánh không gian mùa xuân tương sáng, hài hoà giữa màu sắc, đường nét, âm thanh Đó là hình ảnh dóng sông xanh, bông hoa tím biệc và bầu trời cao rộng, âm thanh trong trẻo, vang vọng trong tiếng chim chiền chiện khiến mùa xuân trở nên rộn rã tươi vui,
âm thanh đó như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”
- Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp Luận điểm là câu chủ đề đứng cuối đoạn, các câu phải diễn tả cụ thể, phân tích chi tiết
Ví dụ: Nghị luận về nhân vật ông Hai trong thiên nhiên “Làng” của Kim Lân
Ông Hai yêu làng, gắn bó máu thịt với làng nhất là khi phải đi tản cư kháng chiến, ông nhớ làng da diết khôn nguôi, đi đâu cũng khoe làng, hỏi thăm tin tức về làng Hơn nữa, ông muốn truyền tình cảm ấy sang đời sau con mình cũng ghi nhớ, nhà ta
ở trong làng chợ Dầu Như thế ta thấy ông Hai là mang vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam truyền thống
Ví dụ - Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc Lược Ngà” của
Nguyễn Quang Sáng
GV dẫn ra cách triển khai ý- lập luận trước
- Luận điểm 1: Tình cảm của bé Thu đối với cha
a Lí lẽ 1: Thái độ và tình cảm của bé Thu trong những ngày Ông Sáu về
phép: Kiên quyết cự tuyệt tình cảm của cha
b Lí lẽ 2: Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: Tình cha con
cảm động bị dồn nén bao lâu nay mới có dịp ùa dậy mãnh liệt sâu sắc
- Luận điểm 2 Tình cha con sâu nặng của ông Sáu
a Lí lẽ 1: - Trong đợt nghỉ phép ở nhà:
+ Đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy
+ Tiếp theo là sự kiên nhẫn cảm hoá , vỗ về để đứa con nhận cha
+ Đến phút chia tay: Có cảm nhận bất lực và buồn
+ Khi đứa con thét lên tiếng "Ba" thì hạnh phúc tột cùng
Trang 9b Lí lẽ 2: Khi ở căn cứ
+ Ân hận vì đã lỡ đánh con
+ Say sưa, tỉ mẩn làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba"
+ Trước khi trút hơi thở cuối cùng "Hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được" trong trái tim của ông Sáu
- Luận điểm 3:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động nhất là các biến thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu
+ Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong hoàn cảnh thời chiến nên vẫn đảm bảo hợp lí trong vận động của cuộc sống thực tế
+ Ngôi kể thứ nhất cùng với ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ
2.3.3.2 Xây dựng bố cục.
Trong một bài văn, việc xây dựng bố cục rất quan trọng, đối với nghị luận về tác phẩm văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu, nắm chắc yêu cầu dàn bài theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài để không nhầm lẫn với yêu cầu về bố cục của các kiểu văn khác Từ việc xác định được các luận điểm, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng bố cục thật rõ rang, mạch lạc
Cụ thể đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) thì chủ yếu là nghị luận về nhân vật văn học, cần đảm bảo đầy đủ các phần:
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm, nhân vật và nêu ý kiến, đánh giá sơ bộ của
mình về tác phẩm hoặc nhân vật
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nhân vật có phân tích, chứng minh
bằng luận cứ tiêu biểu, xác thực và sinh động trong tác phẩm
- Kết bài: nêu nhận định, đánh giá chung của người viết về nhân vật nghị
luận
Hoặc đối với bài nghị luận về một đọan thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:
- Mở bài: giới thiệu về đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nhận xét, đánh giá của
người viết (nếu phân tích một đoạn thơ thì nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
- Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ, bài thơ
- Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Trang 10Việc nắm chắc bố cục rất quan trọng, để các em có kỹ năng làm bài tốt và tránh tình trạng thiếu ý trong bài văn Đây là bố cục chung, từ đó giúp các vận dụng vào từng kiểu loại một cách dễ dàng
2.3.4 Lựa chọn các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu.
Trong một văn bản nghệ thuật để diễn tả tâm trạng, cảm súc, muốn truyền tải nội dung tư tưởng của văn bản thì nhà văn, nhà thơ thường chọn một số từ ngữ, hình ảnh để gửi gắm, học sinh cần phát hiện cho tinh để bình giảng đúng và trúng vấn đề tránh bình giảng, phân tích tất cả các từ ngữ hình ảnh nhưng đều hời hợt như thế bài viết sẽ không sâu, không thuyết phục người đọc
Đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần lần lượt nghị luận từng luận điểm thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (Trang phục, hình dáng cử chỉ, hành động lời nói, suy nghĩ, tâm lí của nhân vật; nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả , hình ảnh ) Quan trọng nhất là phải biết phân tích những chứng cứ có giá trị để làm sáng tỏ luận điểm (Nhận xét của người viết)
Ví dụ: Khi phân tích tình cảm của bé Thu đối với cha cần chú ý các chi tiết
cử chỉ, hành động của bé Thu:
+ Trước khi nhận ông Sáu là cha " Nghe gọi con bé giật mình , tròn mắt nhìn , ngơ ngác lạ lùng Mặt nó bỗng tái đi vụt chạy kêu thét lên
+ Trong buổi chia tay với cha : " Kêu thét lên : Ba aa ba Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như sóc, thót lên, dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó
Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ quan trọng nhất biết phân tích sự sáng tạo độc đáo các chi tiết , ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu , đặc biệt là các yếu tố nghệ thuật để làm rõ từng luận điểm cụ thể
Ví dụ: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ "Đồng Chí" của
Chính Hữu
- Kết bài bằng 3 câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu Biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ: ba hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang sương muối trong đêm phục kích đợi giặc Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá trên chiến trường
- Hình ảnh sáng tạo: "Đầu súng trăng treo": đầy ấn tượng, cô đọng và gợi hình , gợi cảm Ngoài hình ảnh còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát
Ví dụ : Khi cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, học sinh cần chỉ ra được các từ ngữ hình ảnh điển hình: