1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

bệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũ

17 785 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 26,92 KB

Nội dung

bệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũ bệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũ bệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũ bệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũbệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũ bệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũ bệnh án sản 2 dọa sanh non vết mổ cũ

Trang 1

BỆNH ÁN DỌA SANH NON (CD)

I HÀNH CHÁNH :

Họ và tên bệnh nhân: TRẦN THU T

Tuổi: 29

PARA: 1011

Nghề nghiệp: Giáo viên

Địa chỉ: Cần Thơ

Liên lạc: sđt 0984772xxx

Ngày vào viện: 9 giờ, ngày 24/11/2019

Số giường: 03

II

CHUYÊN MÔN :

1 Lý do vào viện:

Con lần 2, thai 33 tuần, Đau trằn bụng, ra nhớt hồng âm đạo

2 Tiền sử:

- Nội khoa: Chưa ghi nhận bênh lý nội khoa

- Ngoại khoa: Chưa ghi nhận bênh lý ngoại khoa

- Phụ khoa:

+ Thấy kinh năm 13 tuổi +Chu kì kinh đều, 28 ngày có kinh một lần +Số ngày hành kinh: 03-05 ngày

Trang 2

+ Các bệnh phụ khoa: chưa ghi nhận bệnh lý.

+ Lượng kinh không ổn định

+ Máu kinh đỏ sậm

+ Thỉnh thoảng có đau bụng khi hành kinh

+ Không mắc các bệnh phụ khoa

+ Chưa sử dụng phương pháp kế hoạch hóa gia đình nào

- Sản khoa:

+ Lấy chồng năm 22 tuổi

+ PARA: 1011 + Mổ lấy thai năm 2016, thai 40 tuần, trẻ nặng 3100g, trẻ khỏe, không dị tật

+Sẩy thai năm 2018 lúc thai # 8 tuần

+ Kinh cuối: quên Dự sanh: 14/01/2020 (Theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ)

3 Bệnh sử:

Sản phụ 29 tuổi, con lần 2

Thai 33 tuần (Theo siêu âm 3tháng đầu thai kỳ) Dự sanh 14/01/2020 (theo siêu âm 3 tháng đầu), trong quá trình mang thai, sản phụ có khám thai mỗi tháng một lần tại trung tâm Y tế

Triệu chứng thai kỳ:

+ Quý đầu: sản phụ có triệu chứng nôn, ốm nghén ít, siêu âm lần đầu lúc thai 8 tuần; không ra huyết âm đạo

+ Quý 2: thai máy lần đầu tiên xuất hiện lúc thai vào tuần thứ

18 và tình trạng thai phát triển bình thường; có tiêm ngừa 2 mũi VAT tháng thứ 4 – 5 của thai kỳ tại trạm Y tế

+ Quý 3: sản phụ tăng 11kg trong suốt thai kỳ

Trang 3

Cách nhập viện 1ngày, sản phụ thấy đau trằn bụng dưới, cơn đau kéo dài # 20 giây, mỗi cơn cách nhau 30 phút; kèm theo đau mỏi vùng thắt lưng, đau tăng lên cùng với cơn gò, không sốt, kèm ra nhớt hồng âm đạo lượng ít (# 1 miếng băng) Cùng ngày nhập viện, các cơn đau ngày càng tăng nên được người nhà đưa đến khám và nhập viện tại bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ

*Tình trạng lúc nhập viện:

- Sản phụ tỉnh, tiếp xúc tốt

- Da niêm hồng

- Sinh hiệu:

+ Huyết áp: 110/80 mmHg

+Mạch: 85 lần/phút +Nhịp thở: 20 lần/phút +Nhiệt độ: 37 ℃

- Bề cao tử cung: 24 cm

- Vòng bụng: 82 cm

- Tim thai: 140 lần/phút

-Cơn go tử cung: (+) -Độ lọt cao

-Cổ tử cung: đóng -Ngôi đầu

-Ối còn

4 KHÁM LÂM SÀNG: 8 giờ, ngày thứ nhất của bệnh (ngày 25/11/2019)

4.1 Khám toàn thân :

Sản phụ tỉnh

Trang 4

Tiếp xúc tốt

Da niêm hồng

Thể trạng trung bình (cân nặng 63 kg, chiều cao 1.55 m)

Không vàng da, vàng mắt

Không xuất huyết dưới da

Không có tuần hoàn bàng hệ

Lông tóc móng không khô, ít gãy rụng

Tuyến giáp không to

Hạch ngoại vi sờ không chạm

Chi ấm, mạch rõ

Dấu hiệu sinh tồn:

Mạch: 85 lần/phút Huyết áp: 110/80 mmHg Nhịp thở: 20 lần/phút Nhiệt độ: 370C

5.2 Khám các cơ quan:

a) Khám tim :

Lồng ngực cân đối, di động theo nhịp thở, xương ức không lồi không lõm, không tuần hoàn bàng hệ, không có dấu sao mạch

Mỏm tim nằm ở liên sườn IV đường trung đòn trái, diện đập khoảng 1,5 cm^2, không có ổ đập bất thường

Không có rung miu, dấu Harzer âm tính, phản hồi gan tĩnh mạch cổ nổi âm tính

Diện đục của tim nằm trong giới hạn bình thường

Trang 5

Tim đều, tần số 80 lần/phút, T1 T2 đều rõ, không âm thổi.

b) Khám phổi :

Các khoang liên sườn dãn nở đều, di động đều theo nhịp thở Rung thanh đều rõ hai bên phế trường

Gõ trong

Rì rào phế nang êm dịu hai bên phổi, phổi ran ẩm, ran nổ hai phế trường, không có tiếng thổi ống, thổi hang

c) Khám bụng:

Bụng mềm, không u cục; có sẹo mổ cũ dài # 12cm nằm trên xương mu # 2cm, lành tốt; không có tuần hoàn bàng hệ, không có dấu bầm tím vùng hông và quanh rốn

Nhu động ruột 8 lần/2phút, không có tiếng lắc óc ách, tiếng cọ thành bụng, không có âm thổi của động mạch chủ bụng, động mạch thận

Gõ vang, có vùng đục trong giới hạn của gan, chiều cao gan 12cm

Bụng mềm, ấn không đau, dấu Murphy âm tính, dấu Mayo Robson âm tính

Gan, lách, thận không sờ chạm

d) Khám thận – tiết niệu :

Vùng hông lưng không sưng đỏ, không sẹo mổ cũ, không có khối u cục

Dấu hiệu chạm thận âm tính, dấu hiệu bập bềnh thận âm tính, dấu rung thận âm tính, ấn các điểm đau niệu quản âm tính

Không có âm thổi động mạch thận

e) Khám thần kinh :

Bệnh nhân tỉnh

Trang 6

Tiếp xúc tốt

Không có dấu hiệu thần kinh khu trú

Dấu màng não: Cổ mềm, dấu Kernig âm tính, dấu Brudzinski

âm tính

f) Khám cơ-xương-khớp:

Cơ không teo

Không yếu liệt chi

Không biến dạng chi

Trương lực cơ 5/5

g) Khám các cơ quan khác:

Mắt: Chưa ghi nhận bệnh lý

Tai-mũi-họng: Chưa ghi nhận bệnh lý

Răng-hàm-mặt: Chưa ghi nhận bệnh lý

h) Sản khoa:

* Khám ngoài:

-Nhìn:

+Hình dạng tử cung: Hình trứng; Trục tử cung : trung gian

+Có nhiều vết rạn da vùng đùi và bụng +Không có sẹo mổ cũ

-Sờ:

+Cơn co tử cung: Mỗi cơn co kéo dài bao nhiêu 20-30 giây; Cách nhau 30 phút

Trang 7

+Chiều cao tử cung 26 cm, vòng bụng 96 cm ->cân nặng thai ước lượng 1850 g, ước lượng thai 33 tuần

+Các đường kính ngoài của khung chậu: lưỡng gai, lưỡng mào, lưỡng mấu, trước sau

+Thủ thuật Léopold:

Thủ thuật 1: mông ở đáy tử cung Thủ thuật 2: bên (P) tứ chi, bên (T) lưng Thủ thuật 3: đầu

Thủ thuật 4: hai bàn tay hướng vào trong

Kết luận: ngôi đầu, chưa lọt

-Nghe:

+Tim thai 140 lần/phút, đều, rõ

*Khám trong:

-Nhìn:

+Âm hộ: bình thường

+Vùng hậu môn: chắc

+Tầng sinh môn: chắc, không phù nề, không sẹo mổ cũ -Sờ:

+Âm đạo: bình thường, không có u tiền đạo

+Độ mở CTC: đóng

+Độ xóa CTC: chưa xóa

+Hướng CTC: trung gian

Trang 8

+Mật độ CTC: chắc +Cổ tử cung khép

+Ối còn, đầu ối dẹt, +Ngôi đầu

+Độ lọt: -3

5 TÓM TẮT BỆNH ÁN

Sản phụ 29 tuổi, PARA 1011, mang thai lần 2, thai 33 tuần vào viện vì lí do đau trằn bụng, ra nhớt hồng âm đạo Qua hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng ghi nhận:

Triệu chứng cơ năng: đau trằn bụng dưới từng cơn, đau căng bụng, liên tục, tăng dần

Triệu chứng thực thể:

+Tử cung trục trung gian, hình trứng, Leopold ngôi đầu, chưa lọt

+Bề cao tử cung 24cm, vòng bụng 82cm, ước lượng cân nặng thai 1650 g, ước lượng tuổi thai 32 3/7 tuần

+Cổ tử cung mềm +Âm đạo mềm mại đàn hồi, ra nhớt hồng, lượng ít

+Sẹo mổ lấy thai # 12cm nằm trên xương mu # 2cm, lành tốt +Tim thai 140 lần/phút, đề, rõ

+Chỉ số BISHOP: 9 điểm

Tiền sử:

Trang 9

+Mổ lấy thai năm 2016, thai 40 tuần, trẻ nặng 3100g, trẻ khỏe, không dị tật

+Sẩy thai năm 2018 lúc thai # 8 tuần

6 CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ VÀ CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:

6.1 Chẩn đoán sơ bộ:

Con lần 2, thai 33 tuần, ngôi đầu, chưa chuyển dạ, Dọa sanh non / Vết mổ cũ

6.2Chẩn đoán phân biệt:

Con lần 2, thai 33 tuần, ngôi đầu, chuyển dạ giả / Vết mổ cũ

Con lần 2, thai 33 tuần, ngôi đầu, chưa chuyển dạ, Nhau tiền đạo / Vết mổ cũ

7 ĐỀ NGHỊ CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ:

7.1 Đề nghị cận lâm sàng :

Cận lâm sàng chẩn đoán:

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser Sinh hóa máu: Ure, Glucose, Creatinine, AST, ALT Điện giải đồ: Na+, K+, Cl-

Xét nghiệm đông máu

Cận lâm sàng điều trị:

Tổng phân tích nước tiểu Monitor Sản khoa

Xét nghiệm đông máu Siêu âm Doppler động máu ổ bụng Siêu âm Doppler động mạch: Rốn, não giữa (TT III) Nhóm máu

Trang 10

7.2 Kết quả cận lâm sàng :

a) Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser:

RBC ♂: 4.0-5,8 x1012/L ♀: 3.9-5.4 x1012/L 4,1

Hct ♂: 0.38-0.5 /L ♀: 0.32-0.47 L/L 0,39

Trang 11

Monocytes 0.0-9.0 % 9,1

Kết luận: Các chỉ số nằm trong giới hạn bình thường b)Sinh hóa máu:

Creatinin ♂:62-120 μmol/L mol/L ♀:53-100 μmol/L mol/L 60

Trang 12

ALT ≤40 U/L 18

Kết luận: Các chỉ số nằm trong giới hạn bình thường.

c) Tổng phân tích nước tiểu:

Glucose < 0,84 mmol/ L NEG

Thể cetopnic < 5 mmol/ L NEG

Bilirubin < 3,4 mmol/ L NEG

Urobilinogen < 16,9 mmol/ L NORMAL

Kết luận: Các chỉ số nằm trong giới hạn bình thường.

e) Monitor Sản khoa :

Mô tả: Monitoring 30 phút; Tim thai 140 lần/phút; Dao động

nội tại: 15 nhịp/phút; Gò 2 cơn/10 phút; cường độ cơn gò 60 mmHg; Nhịp tăng (+); Nhịp giảm (-); cử động thai (+)

Kết luận: CTG mhóm I.

Trang 13

f) Xét nghiệm đông máu

aPTT: 28s (24-39s)

Fibrinogen: 3,6 g/l (2-4 g/l)

h) Siêu âm Doppler động mạch: Rốn, não giữa (TT III)

Mô tả:

1 Số lượng: 01

+Ngôi thai: đầu

+Tim thai đều: (140 lần/phút)

2 Chỉ số sinh học:

+ BDP: 78 mm

+ FL: 63 mm

+ AC: 271 mm

3 Nhau: bám mặt sau nhóm I

+Độ trưởng thành: III

4 Ối: trung bình, thuần trạng AFI: 12cm

5 Ước lượng cân nặng: 1850g

6 Doppler:

+động mạch não giữa: RI=0,71; PI=1,76

+động mạch rốn: RI=0,5 S/Đ=2,0

7 Dị tật: vì thai lớn nên hạn chế khảo sát hình thái thai

Kết luận: 1 thai sống trong Tử cung # 33tuần, ngôi đầu

i) Nhóm máu O, Rh (+):

Trang 14

8 CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:

Con lần 2, thai 33 tuần, ngôi đầu, chưa chuyển dạ, Dọa sanh non / Vết mổ cũ

9 TIÊN LƯỢNG:

Tiên lượng gần: trung bình

Tiên lượng xa: trung bình

10 HƯỚNG XỬ TRÍ:

- Đo Monitor theo dõi tim thai, cơn gò tử cung

- Theo dõi sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, nước tiểu

- Khống chế cơn gò

- Theo dõi chuyển dạ sanh non

- Theo dõi tình trạng vết mổ, sự co hồi tử cung, sản dịch, tình trạng tiết sữa

- Tư vấn sau sanh có thể trẻ suy dinh dưỡng, suy hô hấp phải chuyển khoa nhi để theo dõi

- Thuốc giảm gò

- Giảm đau

- Dinh dưỡng đầy đủ

11 ĐIỀU TRỊ:

11.1 Hướng điều trị:

-Dịch truyền

-Thuốc giảm gò -Giảm đau -Hỗ trợ phổi thai bằng Corticosteroid -Sắt

Trang 15

11.2 Điều trị cụ thể:

Ringer Lactate 500ml 1 chai x 2 (TTM) 8h-16h Paracetamol 0,5g 1 viên x 2 (uống) 8h-16h Cyclogest 400mg 1 viên (đường âm đạo) Betamethason 12mg tiêm bắp 2 liều cách nhau 24 giờ

Tardyferon 1 viên x 2 (uống) 8h-16h Calcium 1 viên x 2 (uống) 8h-16h

12 DỰ PHÒNG:

- Chế độ ăn uống hợp lí, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, giảm vận động, dưỡng thai

- Tư vấn sàng lọc sau sinh và tiêm ngừa cho trẻ

Ngày đăng: 30/05/2020, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w