van 11 tuan 1-7

38 238 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
van 11 tuan 1-7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn Tiết 16 Ngày soạn: .17/9/2010 Ngày giảng: 20/9/2010 Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Qua đó thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. 2. Kĩ năng - Hiểu được các biểu tượng trong bài và đặc điểm bài thơ cổ thể. 3. Thái độ - Yêu quý và kính trọng một tài năng thơ văn lỗi lạc, một nhà chí sĩ yêu nước B. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hái. C. Phương tiện dạy học 1. Giáo viên SGK + SGV + Bài soạn 2. Học viên SGK, vở soạn bài D. Tiến trình lên lớp I. ổn định tổ chức lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số Lớp 11C Vắng/ ngày dạy II. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca ngất ngưỡng, phân tích thái độ ngất ngưỡng khi làm quan và thái độ ngất ngưỡng khi cáo quan cưa Nguyễn Công Trứ? III. Giới thiệu bài mới 1. Dẫn vào bài:Trong văn học trung đại, chúng ta đã đi tìm hiểu khá nhiều thể loại song hôm nay chúng ta tìm hiểu một thể loại mới, để thấy rõ nết độc đáo và nội dung được thể hiện. 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt H Đ 1. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn Học sinh đọc SGK - Phần tiểu dẫn trình bày nội I. Tìm hiểu chung 1. tác giả Phần tiểu dẫn trình bày hai nội dung. Một là cuộc đời và sự nghiệp Cao Bá Quát. Hai là hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sa hành Trang 1 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn dung gì? HS khái quát trả lời đoản ca. - Cao Bá Quát sinh năm 1809 và mất 1855. Người làng Phú Thị huyện Thuận Thành - xứ Kinh Bắc. Nay là Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. Ông là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn Bảo thủ, lạc hậu. - Nói thêm: Cao Bá Quát hiệu là Chu Thần. Thi Hương từ năm 14 tuổi. Năm 23 tuổi đậu Cử Nhân. Sau đó cứ 3 năm một lần trong 9 năm dòng vào thi hội nhưng đều không đố. Năm 32 tuổi được gọi vào Huế nhận một chức tập sự ở bộ Lễ. Khi làm sơ khảo kì thi ở Thừa Thiên, ông đã dùng muội đèn chữa những lỗi phạm huý trong 24 quyển thi đáng được lấy đỗ. Việc lộ, Cao Bá Quát bị bắt giam tra tấn cực hình. Được tha, ông phải đi phục vụ phái đoàn công cán ở Singapo. Về nước, ông bị thải hồi. Bốn năm sau, ông được cử đi làm giáo Thụ ở Sơn Tây. Ông là người tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “Thần Siêu thánh Quát”. Ông là người ôm ấp những hoài bão lớn, có ích cho đời. Một tính cách mạnh mẽ, một thái độ sống vượt khái khuôn lồng chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng. Năm 1853, ông đã cùng nhân dân Mĩ Lương Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh, ông bị quân triều đình bắn chết. Còn có nguồn tin là ông bị bắt xử chém và tru di ba họ. Ông để lại 1400 bài thơ, hơn hai chục bài văn xuôi. Một số bài phú Nôm, hát nói. - Hoàn cảnh sáng tác bài “Sa hành đoản ca” trong lúc đi thi Hội. Cũng có ý kiến cho làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ triều đình Huế. Dù làm trong hoàn cảnh nào, bài thơ thể hiện tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. - Văn bản (HS đọc SGK) - Giải nghĩa từ SGK 2.Bố cục - Bố cục - Tìm bố cục bài thơ và nội dung mỗi phần? Bài thơ chia làm 3 đoạn - Đoạn 1: Bốn câu đầu diễn tả tâm trạng của người đi đường. - Đoạn 2: Sáu câu tiếp miêu tả thực tế cuộc đời và tâm trạng chán ghét trước phường mưu cầu danh lợi. - Đoạn 3: Còn lại: Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn. - Chủ đề - Tìm hiểu chủ đề bài thơ Miêu tả đường đi trên cát, tượng trưng cho đường đời xa xôi mờ mịt. Trên đường đời ấy đầy bọn ham danh lợi chen chúc, mưu sinh, hưởng thụ đối lập với khát vọng sống cao đẹp. Đồng thời thể hiện sự bất lực của kẻ sĩ không tìm thấy lối thoát cho mình. H Đ 2. Đọc - hiểu văn bản 1. Đường đi trên cát - Biểu tượng cho đường đời (HS đọc 4 câu đầu SGK) - Anh (chị) hãy nêu nội dung khái quát của 4 câu đầu? II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đường đi trên cát - Biểu tượng cho đường đời - Nội dung khái quát của 4 câu đầu + Một sa mạc cát mênh mông (tiên đề bài thơ) + Một bãi cát dài vô tận Trang 2 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn + Có một người đi đường (một bước lại như lùi) + Đi mặt trời lặn vẫn chưa thôi + Vừa đi lệ tuôn đầy. - Đường đi trên cát là biểu tượng gì? - Biểu tượng cho đường đời. Con đường hành đạo của kẻ sĩ. Con đường ấy dài vô tận nên xa xôi mờ mịt. - Em có suy nghĩ gì về biểu tượng ấy. - Thơ không nói trực tiếp mà bằng cách nói gián tiếp. Đường đời xa xôi mờ mịt biết chọn ngả nào, hướng nào? Muốn đạt được chân lí của cuộc đời, người ta phải vượt qua muôn vàn những khó khăn. (HS đọc tám câu S GK) - Đây là lời của ai? Nói những gì? 2. Người đi đường Đoạn thơ “Anh không học . đường hiểm nhiều” - Đây là lời của người đi đường (nhân vật trữ tình), một kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt - Người đi đường, kẻ sĩ ấy nói với ta: Cuộc đời đầy bọn danh lợi chen chúc, chúng mưu sinh, hưởng thụ, say sưa: “Xưa nay phường danh lợi Tất tả trên đường đời Gió thoảng hơi men trong quán rượu Say cả hái tỉnh được bao người”. Không ai cùng mình đi trên con đường mờ mịt trên cát. Chỉ có một mình cô độc quá. - Cách nói ấy của người đi đường nhằm mục đích gì? - Nhằm mục đích: Làm rõ sự đối lập giữa mình với đông đảo phường chạy theo danh lợi. Cũng khẳng định rõ mình không thể hoà trộn với phường danh lợi. Cho dù mình cô độc, - Em có suy nghĩ gì về cách nói ấy? - Người đi đường tá rõ thái độ kinh thường phường danh lợi. Mục đích, lí tưởng hướng tới, theo đuổi của con người này có thể chỉ là vô ích, chẳng ai quan tâm. Ông là kẻ cô đơn không có người đồng hành. Sự thực ấy càng làm người đi đường cay đắng. - Trước tình cảnh ấy bộc lộ suy nghĩ gì của người đi đường? - Tác giả đặt ra câu hái: Đi tiếp hay dừng lại: “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi! Tính sao đây đường bằng mờ mịt” Lẽ dĩ nhiên là con người ấy không dừng lại. Con người ấy tự bạch: “Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non lội suối giận không nguôi” Người đi đường, kẻ sĩ ấy hiểu rằng phải học để đi thi. Nhưng thi đỗ đạt ra làm quan như bao phường danh lợi? thế thì học, thi để làm gì? - Biết sống ra sao? Suy nghĩ ấy đầy mâu thuẫn. - Theo em đó là mâu thuẫn gì trong suy nghĩ của người đi đường? Đó là mâu thuẫn tư tưởng hết sức sâu sắc: + Khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt + Xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu an, hưởng lạc mâu thuẫn đó đã tạo nên những khó khăn trên đường thực hiện lí tưởng. Con người ấy biết tính sao đây. Ta tìm hiểu đoạn kết. 3. Sự bế tắc của người đi đường (HS đọc những câu thơ còn lại) 3. Sự bế tắc của người đi đường - Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc đi trên đường đời mà đi trên con đường cùng. Sự bế tắc không tìm thấy lối Trang 3 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn Gv hái - Những câu thơ này bộc lộ thực tế gì? Tâm sự gì? Hv khái quát trả lời thoát trên đường đời. “Nghe ta ca cùng đồ một khúc Phía Bắc núi Bắc núi muôn lớp Phía Nam núi Nam sóng muôn đợt Sao mình anh còn trơ trên bãi cát” Nhìn về phái Bắc núi non trùng điệp. Quay về Phương Nam núi ở sau lưng, sông chắn trước mặt. Đường cùng mất rồi. Tiếp tục đi hay dừng lại đều gặp khó khăn. Người đi đường đành đứng chôn chân trên bãi cát. Gv hái - Nghệ thuật bài thơ được thể hiện như thế nào? Hv khái quát trả lời - Bài thơ tạo được từ hay, ý lớn khi dựng lên biểu tượng của con đường trên cát và hình ảnh người đi đường. Đó là kẻ sĩ đang trên đường đời đi tìm lí tưởng. - Người đi đường không đơn nhất mà được xưng bằng: Khách, ta, anh cách xưng hô ấy tạo cho nhân vật trữ tình bộc lộ nhiều tâm trạng khác nhau. - Âm điệu: Bi tráng, bởi nó vừa buồn nhưng cũng có những phản kháng âm thầm đối với trật tự đời sống hiện hành. Nó cảnh báo một sự đổi thay tất yếu trong tương lai. Thơ Cao Bá Quát thật sâu sắc mà cứng cái. HĐ 3. Tổng kết III. Tổng kết- luyện tập Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK. Qua bài thơ này, anh (chị) thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn. - Cao Bá Quát hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành + Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ Tiến sĩ + Mãi mới được nhận chức tập sự ở bộ Lễ. + Tình thương, trọng người tài đã gây nên tội, bị đầy đi phục vụ đoàn người đi công cán ở Singapo, về lại bị thải hồi. + Được cử làm giáo thụ của một huyện (tài cao, phận thấp) - Từ sự bế tắc ấy, ông nhận ra nhiều ngang trái của triều đình Huế trong việc bóc lột dân lành. + Cùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình Đó là một con người, một nhân cách cứng cái khiến chúng ta phải học tâp suốt đời. IV. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố: - Cao Bá Quát hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành + Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ Tiến sĩ + Mãi mới được nhận chức tập sự ở bộ Lễ. + Tình thương, trọng người tài đã gây nên tội, bị đầy đi phục vụ đoàn người đi công cán ở Singapo, về lại bị thải hồi. + Được cử làm giáo thụ của một huyện (tài cao, phận thấp) - Từ sự bế tắc ấy, ông nhận ra nhiều ngang trái của triều đình Huế trong việc bóc lột dân lành. + Cùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình Đó là một con người, một nhân cách cứng cái khiến chúng ta phải học tâp suốt đời. 2. Dặn dò : về nhà nắm vững nội dung Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích V. Rút kinh nghiệm Tiết 17 Trang 4 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn Ngày soạn: 20//9/2010 Ngày giảng: 22/9/2010 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH. A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích 2. Kĩ năng - Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học 3. Thái độ - Luôn tích hợp với các văn bản văn học đã học, đồng thời có ý thức sử dụng thường xuyên trong cuộc sống B . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hái. C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. - Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’) Lớp 11C Vắng II. Kiểm tra bài cũ: (8’) - Thế nào là thao tác lập luận phân tích? Trong quá trình phân tích cần lưu ý đến vấn đề gì? - Nêu cách phân tích đã được học III. Tiến trình bài dạy: 1. Dẫn vào bài mới: tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu khái quát về lí thuyết phương pháp lập luận phân tích. Hôm nay chúng ta hiện thực hóa lí thuyết đó bằng việc thực hành những vấn đề cụ thể. 2. Bài mới (31’) HỌAT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 1. + GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại: Phân tích là gì? Cách phân tích. + GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1. + HS: Đọc bài tập 1. + GV: Định hướng bằng hệ thống câu hái gợi ý. + GV: Thế nào là tự ti? Phân biệt tự ti với khiêm tốn? Hãy giải thích? + GV: Những biểu hiện của thái độ tự ti? GV: Những tác hại của thái độ tự ti? 1. Bài tập 1: a. Những biểu hiện và thái độ của tự ti: - Giải thích khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn - Những biểu hiện của thái độ tự ti: + Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình + Nhút nhát, tránh những chỗ đông người + Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao… - Tác hại của thái độ tự ti: + Sống thụ động, không phát huy hết năng lực vốn có, + Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trang 5 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn HỌAT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC BÀI HỌC + GV: Thế nào là tự phụ? Phân biệt tự phụ với tự tin? Hãy giải thích? + GV: Những biểu hiện của thái độ tự phụ? + GV: Những tác hại của thái độ tự phụ? + GV: Cần có thái độ và cách ứng xử như thế nào trước những biểu hiện đó? * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 2. + GV: Gợi ý bằng câu hái: + GV: Nên phân tích những từ ngữ nào? + GV: Nên đề cập đến những biện pháp nghệ thuật gì? + GV: Ta cảm nhận thế nào về cảnh thi cử ngày xưa? + GV: Hướng dẫn học sinh cách trình bày các ý: o Với các ý dự định triển khai như trên có thể chọn viết đoạn văn lập luận theo kiểu phân tích: Tổng – phân - hợp. o Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích o Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, phép đối lập, đảo ngữ,… o Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến. b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ - Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào. - Những biểu hiện của thái độ tự phụ: + Luôn đề cao quá mức bản thân + Luôn tự cho mình là đúng + Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tá ra coi thường người khác… - Tác hại: + Không đánh giá đúng bản thân mình, + Không khiêm tốn, không học hái, công việc dễ thất bại. c. Xác định thái độ hợp lí: Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu. 2. Bài tập 2: - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ẹo - Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và cử chỉ của sĩ tử và quan trường - Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường - Nêu cảm nghĩ chung về cảnh thi cử ngày xưa IV. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố:(4’) - Nhắc lại lí thuyết về thao tác lập luận phân tích - Đọc thêm 2 đoạn văn trong SGK 2. Dặn dò: (1’) - Làm lại hoàn chỉnh hai bài tập trên. - Chuẩn bị bài “Lẽ ghét thương”. V. Rút kinh nghiệm: . Tiết: 18 Trang 6 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn Ngày soạn: 20/9/2010 Ngày dạy: 22/9/2010 Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính. 2. Kĩ năng - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu. 3. Thái độ - Rút ra bài học yêu ghét chân chính, nhìn nhận khách quan hiện thực đời sống xã hội đương thời. B. Phương pháp Gợi tìm, đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hái C. Phương tiện dạy học SGK + SGV + Bài soạn D. Tiến trình thực hiện I. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số Lớp 11C Vắng II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ: bài ca ngắn đi trên bãi cát. Phân tích hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Qua đó tác giả đã xây dựng cho ta hình tượng gì? III. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới : trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam có một hiện tơng đặc biệt. Con ngời có chí thi cử đỗ đạt ra làm quan để phò vua giúp nớc, nhng con đờng công danh không đạt lại mang bệnh tật đui mù phải về quê dạy học bốc thuốc. Bao nhiêu cơ cực đã tôi luyện nên tâm hồn con ngời đầy hoài bảo,tạo nên một nhà thơ lớn của Nam Bộ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. 2. Vào bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt H Đ 1 Tìm hiểu chung (Học sinh đọc SGK) - Anh (chị) hãy cho biết, phần tiểu dẫn trình bày bằng nội dung gì? I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn - Giới thiệu vài nét về truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên + Sáng tác khi Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt, về bốc thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định. + Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện - cái ác. + Đề cao tinh thần nhân nghĩa truyền thống, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và nhân dân về một xã hội tốt đẹp mà quan hệ con người với con người đều đằm thắm một tình cảm yêu thơng Trang 7 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn nhân ái. + Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhng mang nhiều tính chất dân gian, đợc nhân dân Nam Bộ đón nhận nồng nhiệt và lu truyền rộng rãi. - Ông Quán chỉ là nhân vật phụ. Nhng đó là biểu tượng cho yêu, ghét phân minh trong sáng của quần chúng. Đoạn trích này là lời của ông Quán nói với bốn chàng Nho sinh Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm khi họ cùng uống rượu và làm thơ trong quán của ông trớc khi vào trường thi. Học sinh đọc SGK - Tìm bố cục và nêu nội dung của mỗi đoạn? a. Văn bản b. Bố cục Đoạn trích chia làm hai phần: - Phần 1: Từ đầu đến “ . lằng nhằng dối dân” Nội dung ghét vua chúa bạo ngược, vô đạo. - Phần 2: Còn lại: Thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận, chí lớn không thành, không được đời trọng dụng. - Nêu đại ý đoạn trích? c. Đại ý - Đoạn trích thể hiện rõ thái độ ghét thương của ông Quán. Đây cũng là quan điểm thái độ của nhân dân đối với vua chúa bạo ngược vô đạo, với những ngời hiền tài chịu số phận rủi ro. H Đ 2 . Đọc - hiểu văn bản (HS đọc đoạn 1 của văn bản) - Anh (chị) hãy cho biết có điều gì chung giữa các triều đại mà ông Quán ghét? II. Đọc - hiểu văn bản - Đó là sự mê dâm. - Gây lắm chuyện phiền hà, nhũng nhiễu dân. - Chia lìa, đổ nát (chia rẽ bè phái thôn tính lẫn nhau). - Hậu quả, dân “sa hầm sẩy hang”. Chịu nhiều lầm than cực khổ. Cuộc đấu đá chinh phạt của các tập đoàn phong kiến chỉ gây bao hậu quả cho người dân phải gánh chịu. Nguyễn Du đã từng lên án các cuộc chiến tranh phong kiến: “Lấy thây trăm họ làm công một người”. - Tác giả đứng về phía nào để lên án những triều đại vua bạo ngợc? - Đứng về phía nhân dân + Theo đạo lí nhân dân - Vua Kiệt, vua Trụ hai ông vua (Kiệt đời nhà Hạ, Trụ, đời nhà Thương) cả hai đều bạo ngợc, vô đạo, hoang dâm bị nhân dân oán ghét, lật đổ ngôi báu. + Tên nhân vật: Ông Quán (ngời bán hàng). Ngay cái tên cũng mang lập trường của nhân dân. Ngời ấy không là ai nhng lại là tất cả. Ngời phát ngôn cho đạo lí, hành động của nhân dân, cũng nh anh hề trong các vở chèo (sân khấu dân gian). + Tuy nói về các đời vua Trung Quốc nh Kiệt Trụ, U Vơng và Lệ Vơng (U Lệ) nhưng thực chất liên tưởng tới vua Việt Nam thời Nguyễn cuối thế kỉ XIX thối nát. - Anh (chị) cho biết có điều gì chung mà ông quán th- ơng giữa các con ngời? - Ông Quán thương những con ngời cụ thể + Đức Thánh nhân (Khổng Tử) + Nhan Tử (học trò Khổng tử mất sớm) + Gia Cát Lợng + Các nhà Nho, nhà thơ, nhà văn, thầy dạy học (Đổng Tú, Đào Tiềm, Hàn Dũ đến triết gia nổi tiếng như: Chu Đôn Di, Trịnh Hạo, Trình Di). Trang 8 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn - Nhưng điểm chung ở họ là: Đều là bậc hiền tài, chịu số phận lận đận, chí lớn không thành. - Ông Quán ghét và thơng rất rõ ràng, cụ thể. Anh (chị) hãy nhận xét cơ sở của lẽ ghét thơng theo quan điểm đạo đức của tác giả? Cơ sở của lẽ ghét thơng ấy chính là lòng yêu nớc thương dân vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của thầy Đồ Chiểu. Là một nhà nho chân chính, thầy Đồ Chiểu đã đứng về phía nhân dân để lên án bọn c- ường quyền bạo ngợc, để cảm thông, chia sẻ và thơng xót thực sự với những nho sĩ có tài gặp những rủi ro không đợc đời trọng dụng. Rõ ràng thầy Đồ Chiểu đứng về phía nhân dân, đứng về phía đạo lí và chính nghĩa. Thầy Đồ Chiểu thực sự dùng thơ văn của mình là vũ khí chiến đấu cho đạo lí, bảo vệ chính nghĩa - Dựa vào cảm xúc của tác giả trong đoạn trích, hãy giải thích một câu thơ khác của ông “Vì chng hay ghét cũng là hay thơng”? Tại sao “vì chăng hay ghét cũng là hay thương”? + Người biết ghét những gì phi nghĩa, tàn bạo, vô đạo chắc chắn phải là ngời mến chính nghĩa, trọng tình cảm, giàu tình thương. + Có yêu thương thì phải biết căm thù. Vì yêu thương mà sẵn sàng thể hiện thái độ căm ghét (mối quan hệ giữa ghét, thương). + Con người có thái độ sống lành mạnh, ngay cả trong yêu, ghét cũng rõ ràng phân minh rạch ròi dứt khoát. Nguyễn Đình Chiểu đã mang lập trường của nhân dân. Vì ba lí do trên đây, Nguyễn Đình Chiểu đã dõng dạc thể hiện “Vì chăng hay ghét cũng là hay thương”. - Anh (chị) hãy nhận xét về bút pháp trữ tình của Nguyễn Đình Chiểu ở đoạn thơ này? - Bút pháp trữ tình của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện: + Lời thơ mộc mạc không cầu kì chau chuốt (sa hầm, sẩy hang, lầm than muôn phần, làm dân nhọc nhằn, lằng nhằng rối dân) là những từ ngữ, hình ảnh diễn tả nỗi khổ của nhân dân). Đến những từ ngữ: (Ngôi mà không ngôi, ngùi ngùi, lui về .) thể hiện đặc trng ngôn ngữ trong thơ thầy Đồ Chiểu. Song chính ngôn ngữ mộc mạc ấy đã làm rung động lòng ngời. Đúng nh lời nhận xét của giáo s Nguyễn Đình Chú: “Thơ văn thầy Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trớc làn gió nhẹ mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là quả vải thiều Hải Hng ai ăn cũng thấy ngọt, mà là trái sầu riêng Nam Bộ hồ dễ mấy ai quen”. H Đ 3 Tổng kết - Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). IV. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố - Dặn dò : Người dân thường ít học lại có thể thuộc và yêu thích đoạn thơ đầy điển cố này. + Vì lời thơ mộc mạc, dễ hiểu từ đó làm rung động lòng người. + Ghét, thương mang quan điểm của nhân dân, thái độ rõ ràng dứt khoát. Tác giả đã đứng về phía nhân dân để bảo vệ chính nghĩa và dũng cảm chiến đấu cho đạo lí. + Đối tượng ghét, thương lấy trong sử sách Trung Quốc. Song cuộc sống hiện tại của ngời dân dưới triều Nguyễn ở Việt Nam giúp họ liên tưởng. 2. Dặn dò : - Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nắm kĩ nội dung. - Soạn trớc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc V . Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Trang 9 Giáo án Ngữ văn Người soạn: Ngô Quang Tuấn Tiết: 19 Ngày soạn : 20/9/2010 Ngày dạy : 22/9/2010 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 BÀI VIẾT SÔ 2 – LÀM Ở NHÀ (Nghị luận Văn học) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1-Kiến thức: - Biết phát hiện và sửa chữa sai sót trong bài làm văn của mình để rút kinh nghiệm cho những bài sau. - Củng cố kiến thức và kiểm tra các kỹ năng, thao tác làm bài nghị luận văn học. - Viết được 1 bài văn NLVH về 1 TP đã học có sử dụng thao tác lập luân phân tích. - Nắm chắc hơn thao tác phân tích đề, lập dàn ý, triển khai bài viết. 2-Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng làm bài tự luận, kỹ năng tích hợp kiến thức văn học và xã hội. - Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận văn học. - Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, rõ ràng, đúng qui cách. 3-Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc, tự lực, cố gắng trong kiểm tra (ở nhà), biết nhìn nhận vấn đề VH sâu sắc, lập luận sắc sảo, không khuôn sáo hoặc sao chép . B. PHƯƠNG PHÁP: vấn đáp, trao đổi, động não C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1-Thầy: Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, tổng hợp tư liệu; chấm bài, thống kê điểm;soạn Đề kiểm tra. đúng thời hạn. Hướng dẫn và định hướng HS nội dung ôn tập để làm bài kiểm tra ở nhà. Dạng đề: Tự luận. Nội dung ôn tập: Kiểu bài văn nghị luận vănhọc - về 1 TP đã học có sử dụng thao tác lập luận phân tích. 2-Trò : Ôn bài cũ: kiến thức, kỹ năng, thao tác làm văn nghị luận VH, phương pháp tự luận. Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức, kỹ năng đã học, tham khảo một số dạng đề văn trong SGK, TLTK…theo hướng dẫn của GV. Xác định mục đích – yêu cầu của Bài viết số 2: (như phần I.). Chú ý các yêu cầu về kiểu văn bản nghị luận, phương thức biểu đạt tự sựkết hợp với biểu cảm, tính tích hợp của bài viết. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY I. Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số- tác phong của học sinh. Lớp 11C Vắng II. Kiểm tra bài cũ : (Không) III. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HĐ1: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 - Yêu cầu HS phân tích HĐ1: - Xác định các yêu cầu của đề bài Bài viết số 1: I. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1: 1. Phân tích đề và lập dàn ý: a. Phân tích đề (Tự luận): Trang 10 [...]... vào tiết 1 tuần sau - Chuẩn bị bài mới: Đọc văn “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu *KẾT QUẢ KIỂM TRA:(Thống kê các loại điểm) Lớ p SS 11A 11B Giái Khá TB Yếu Kém (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) 11C V Bổ sung, rút kinh nghiệm: Tiết 20 Trang 13 Giáo án Ngữ văn Người... đoan, thái quá 2 Nhận xét, đánh giá bài làm: a Kết quả bài làm: - 11C…… - Sĩ số: …40… Giái: 0 .(……%) Khá: (……%) TB: (……%) Yếu: (……%) Kém: (……%) b Nhận xét chung: c Nhận xét cụ thể: + Ưu điểm: + Nhược điểm: - 1 số chưa nắm vững phương pháp viết văn, đoạn văn ng.luận - Bài làm nhìn chung còn sơ sài cả ý và lời, chưa có bài viết nào Trang 11 Giáo án Ngữ văn - Đọc 1 – 2 bài yếu – kém, mắc nhiều lỗi điển... vi tư liệu? +Cấu trúc bài viết? +Tổ chức văn bản? +Diễn đạt, hành văn? +? Hãy lập dàn ý cho đề văn Tự luận - GV nêu kết quả thống kê theo bảng phân loại điểm cụ thể cho từng lớp dạy + Kết quả điểm lớp 11C…… Người soạn: Ngô Quang Tuấn + Kiểu bài: nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống – hiện tượng nghiền Internet trong giói trẻ + Phương pháp, thao tác nghị luận: phân tích bình luận tổng hợp, trình... làm tấm gương trong cuộc sống B Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hái, thảo luận C Phương tiện dạy học SGK + SGV + Bài soạn D Tiến trình lên lớp I.Ổn định tổ chức lớp – kiểm tra sĩ số Lớp 11C Vắng II Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Sa hành đoản ca, Phân tích hình tượng bãi cát và người đi trên bãi cát III Triển khai bài dạy 1 Giới thiệu bài mới: Nhân dân Nam bộ có một con... cơm manh áo, cướp đi bao sinh mạng đồng bào - Nguyễn Đình Chiểu vạch tội quân giặc cướp nước, bè lũ bán nước “chia rượu lạt, gặm bánh mì”, bơ thừa, sữa cạn - Thơ văn ông góp một tiếng nói tuyên truyền, vang lời kêu gọi cứu nước “Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam giúp đời cái nghĩa đáng làm nên hư nào lại” (Tế Trương Công Định) “Muôn kiếp nguyện được trả thù kia” + Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ca... Trang 18 Giáo án Ngữ văn kết luận gì? H Đ2: Tổng kết Người soạn: Ngô Quang Tuấn quả vải thiều Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt, mà là trái sầu riêng Nam Bộ hồ dễ mấy ai quen” Tiếng thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn vang giữa cuộc đời hôm nay và mãi mãi sau II Tổng kết Tham khảo phần ghi nhớ (SGK) IV Củng cố, dặn dò 1 Củng cố: - Nắm được những nét chính về cuộc đời của NĐC - Nắm được những sáng tác của ông _ Nắm được... trữ tình, xây dựng hình tượng nhân vật B Phương pháp Đọc sáng tạo, trả lời câu hái, gợi tìm, thảo luận C Phương tiện dạy học SGK + SGV + Bài soạn D Tiến trình lên lớp I Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số Lớp 11C Vắng II Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về cuộc đời, sự nghiệp và những nội dung chính trong sáng tác thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu III Giới thiệu bài mới: 1 Dẫn vào bài:... Trần Quốc Tuấn “Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da cũng nguyện xin làm” Một Đặng Dung mài gươm dưới trăng ngửa mặt nhìn trời than thở “Mài gươm mấy độ bóng trăng tà” Một Nguyễn Trãi “Trận Bồ Đằng sấm vang chấp giật, miền Trà Lân trúc trẻ tro bay, sĩ khí càng hăng, quân Thanh càng mạnh” Đây là lần đầu tiên người nông dân chiến đấu xuất hiện với vẻ đầy dũng khí hiên ngang trong văn học mặc dù lịch sử... thể hiện như thế nào? - Khóc cho người chết + Đó là người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc với hoàn cảnh và điều kiện sống Lòng yêu nước căm thù giặc, là hành động chiến đấu dũng cảm, là quan niệm về chết vẻ vang còn hơn sống nhục nhã - Khóc cho cả người sống + Người mẹ mất con, người vợ mất chồng - Khóc cho cả quê hương đất nước + “Quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc” + “Súng giặc đất rền lòng dân trời... GV hướng dẫn HS phân tích, thảo luận, trả lời câu hái C Phương tiện + GV: SGK, SGV, STK, ảnh tượng của vua Quang Trung + HS: SGK (+ SGK Ngữ văn 8, 9, 10) D Tiến trình thực hiện: I Ổn định tổ chức Lớp 11C Vắng II Kiểm tra bài cũ: - Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại văn tế? - Về tiếng khóc trong VTNSCG -Câu 10 – 15 : Nêu suy nghĩ về vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong “trận nghĩa đánh tây” . văn 11 – tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. - Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’) Lớp 11C Vắng. Kém 11A (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) 11B (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) (…… %) 11C

Ngày đăng: 29/09/2013, 13:10

Hình ảnh liên quan

Hình ảnh của người phụ nữ qua   ba   bài   thơ   sau   Bánh   trôi nước, Tự tình bài II, Thương vợ. - van 11 tuan 1-7

nh.

ảnh của người phụ nữ qua ba bài thơ sau Bánh trôi nước, Tự tình bài II, Thương vợ Xem tại trang 12 của tài liệu.
hình ảnh mang tính tượng trưng cao, những câu nói mang ý nghĩa khái quát được nói đến là thành ngữ, là điển tích, là điển cố - van 11 tuan 1-7

h.

ình ảnh mang tính tượng trưng cao, những câu nói mang ý nghĩa khái quát được nói đến là thành ngữ, là điển tích, là điển cố Xem tại trang 29 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan