ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THÙY DƯƠNG
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THEOQUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THUỲ LINH
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn tận tình của TS Lê Thùy Linh Các thông tin và kết quả nghiên cứutrong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu, đúc kết và phân tích một cáchtrung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận vănPhạm Thùy Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em vàcác bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơnchân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dụctrường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡtôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tiến sĩ Lê Thùy Linh, người đã hết lòng giúp đỡ,hướng dẫn,động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoànthành luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp đã động viên vàgiúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em và đồng nghiệp luôn ở bên cạnhđộng viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Phạm Thùy Dương
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.2.1 Giáo dục 11
1.2.2 Môi trường giáo dục 12
1.2.3 Môi trường giáo dục trong trường mầm non 14
1.2.4 Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non 15
1.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâmtại các trường mầm non 17
Trang 61.3 Một số vấn đề cơ bản về xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểmlấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non 191.3.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 191.3.2 Cấu trúc của môi trường giáo dục 211.3.3 Vai trò của công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểmlấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non 241.3.4 Nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làmtrung tâm tại các trường mầm non 251.3.5 Yêu cầu trong việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấytrẻ làm trung tâm tại các trường mầm non 301.4 Hiệu trưởng trường mầm non trong công tác xây dựng môi trường giáodục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 311.4.1 Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻlàm trung tâm 321.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục theo quanđiểm lấy trẻ làm trung tâm 351.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng môi trường giáo dục theo quanđiểm lấy trẻ làm trung tâm 361.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường giáo dục theoquan điểm lấy trẻ làm trung tâm 371.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng môi trường giáo dụctheo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở TP HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 42
2.1 Tình hình giáo dục mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 422.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 43
Trang 72.1.1 Mục tiêu khảo sát 43
2.1.2 Khách thể khảo sát 44
2.1.3 Nội dung khảo sát 45
2.1.4 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả 45
2.3 Kết quả khảo sát 46
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về công tác xây dựng môitrường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầmnon thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .46
2.3.2 Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làmtrung tâm tại các trường mầm non TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 51
2.3.3 Thực trạng công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của hiệu trưởng các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 56
2.3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng môi trường giáodục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phốHạ Long, tỉnh Quảng Ninh 62
2.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 64
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 68
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 68
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 68
Trang 83.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển 68
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 69
3.2 Các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻlàm trung tâm tại các trường mầm non ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 70
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viêncác trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về vai trò vàtầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểmlấy trẻlàm trung tâm 70
3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng môi trường giáo dục theoquan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên tại các trường mầmnon thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 72
3.2.3 Tổ chức đánh giá công tác xây dựng môi trường giáo dục tại cáctrường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo tiêu chí thựchành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non 77
3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xây dựng môitrường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầmnon thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 80
3.2.5 Xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để xây dựngmôi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trườngmầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 85
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 87
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 89
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 89
3.4.2 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm .89
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1 Kết luận 95
Trang 91.1 Về lý luận 95
1.2 Về thực trạng .95
1.3 Đề xuất các biện pháp 96
2 Khuyến nghị 96
2.1 Đối với UBND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .96
2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 96
2.3 Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non trên địa bàn thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB CánCP ChíCS Cơ CS Cơ GD GiáGD GiáGD GiáGV GiáHT HiệLT LấyMT MôiTT TranUB Ủy
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, CBQL, GV của 08 trường mầm non thành
phố Hạ Long 44Bảng 2.2: Cơ sở vật chất, phòng học của 08 trường mầm non thành phố
Hạ Long 44Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL và GV về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở trường mầm non 47Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL&GV về ý nghĩa MTGD theo quan điểm
LTLTT 49Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện yêu cầu trong xây dựng môi trường giáo
dục theo quan điểm LTLTT 52Bảng 2.4 Nhận thức của CBQL&GV về thực trạng thực hiện nội dung
theo quan điểm LTLTT 54Bảng 2.5 Nhận thức của CBQL&GV về thực trạng lập kế hoạch xây dựng
môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 57
Bảng 2.6 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường
giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 58Bảng 2.7 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng môi trường
giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 60Bảng 2.9 Thực trạng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng
môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 61
Bảng 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường giáo dục theoquan điểm lấy trẻ làm trung tâm 62Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiếtcủa các biện pháp đề xuất 90
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 91
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n
Trang 131 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trang 14Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là cấp học đầu tiêntrong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất,nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Những kỹ năng mà trẻ đượctiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việchọc tập và thành công sau này của trẻ Do vậy, phát triển giáo dục mầm non làyếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đấtnước.
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụhết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này.Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ,hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theonhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hìnhthành Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa cótác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trìnhthực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.Trẻ được trải nghiệm, tham giacác hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ tự tin, năng động hơn.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻở trường mầm non Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãnnhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ Qua đó, nhân cách của trẻ được hìnhthành và phát triển toàn diện Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phúsẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mốiquan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
Nhằm đẩy mạnh đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục nhằm nâng caochất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, ngày 25/01/2017 BộGD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT chỉ đạo 63 tỉnh, thành phốtích cực triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trungtâm”
Trang 15giai đoạn 2016-2020 nhằm đẩy mạnh đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dụcnhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyềnđạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra cácđiều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạtđộng, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm Để đạt được điều này, các nhàgiáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng củatừng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợpvới từng nhóm, từng cá nhân trẻ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo:Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giáđúng và được tôn trọng Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công Để giáodục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhấtthì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non là việc làm rất cầnthiết và không thể thiếu được.
Thực hiện Kế hoạch số 465/SGDĐT-GDMN ngày 27/02/2017 của SởGiáo dục và Đào tạo Tỉnh Quảng Ninh về “Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thựchiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn2016-2020 Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trườnggiáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quanđiểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể:
- Bảo đảm tất cả các trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằngnhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thântrẻ;
- Môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non mang tính“mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúcđẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động vui chơi và trải nghiệm đa dạng;
- Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được nâng cao nhận thức và nănglực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình giáo dụcmầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ
Trang 16- Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thốngnhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Trên thực tế đối với các trường mầm non trên địa bàn thành phố HạLong, Quảng Ninh đã thực hiện triển khai nội dung chuyên đề và tạo được môitrường giáo dục cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm Tuy nhiên hiệuquả đạt được chưa cao, chưa thiết thực với trẻ khi hoạt động, nhiều trường cònmang tính hình thức Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là chưacó những biện pháp mang tính đồng bộ để quản lý hoạt động xây dựng môitrường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm Xác định rõ việc thựchiện chuyên đề là nhiệm vụ trọng tâm trong các năm học, là việc thực hiện đổimới trong quản lý và các hoạt động Giáo dục mầm non; Việc thực hiện chuyênđề cần thực chất, sát với điều kiện thực tiễn của các trường; tuyệt đối không làmhình thức, gây lãng phí, đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc giáo dục trẻ khi tớitrường mầm non.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng môi trường giáo dục
theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phốHạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu,chúng tôi đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểmlấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non, nâng caochất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 17Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làmtrung tâm ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh.
Trang 184 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởngtrường mầm non trong xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻlàm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại 08 trường mầm non trên địa bànthành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Trường Mầm non Hoa Hồng,Trường Mầm non Hạ Long, Trường Mầm non Hà Lầm, Trường mầm non HàTrung, Trường Mầm non Bãi Cháy, Trường Mầm non Việt Hưng, Trường Mầmnon Hà Khẩu, Trường mầm non Hùng Thắng.
Giới hạn khách thể điều tra: Tổng số 120 người (20 cán bộ quản lý, 100giáo viên).
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninhviệc tạo môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm còn nhiềuhạn chế Vì vậy, nếu đề xuất một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dụctheo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn giáo dụcmầm non của địa phương trong giai đoạn hiện nay, thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng công tác giáo dục trẻ nói riêng và công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xác định cơ sở lý luận về xây dựng môi trường giáo dục theo quanđiểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non.
6.2 Khảo sát thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểmlấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Trang 196.3 Đề xuất một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo quanđiểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh
Trang 20và khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trìnhnghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non, công tácxây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm Từ đóphân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điểu tra bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi giáo viên, xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻlàm trung tâm tại trường mầm non.
Bảng hỏi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về công tác xây dựng môi trườnggiáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung và những biện pháp quản lý đem hiệuquả trong trường.
- Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên để làm rõ thực trạng xây dựng môi
trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non.
- Phương pháp chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh
nghiệm về công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làmtrung tâm, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong quản lý công tác xây dựngmôi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Nghiên cứu sản phẩm:
Phân tích những sáng kiến về hoạt động xây dựng môi trường giáo dụctheo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên, cán bộ quản lý.
7.3 Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp thống kê trong toán học: Sử dụng phương pháp thống kêtrong toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.
8 Cấu trúc luận văn
Trang 21Phần mở đầu: Những vấn đề chung của đề tàiPhần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường giáo dục theo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy
trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Kết luận và kiến nghị
Danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trang 22Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THEOQUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI TRƯỜNG MẦM NON1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Khi nghiên cứu Về môi trường dạy học, trước hết phải kể đến nhữngnghiên cứu của I.V Pavlov và B.F.Skinnơ Pavlov nghiên cứu sự hình thànhphản xạ có điều kiện trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, con vật (conchó) hoàn toàn thụ động Skinnơ nghiên cứu hình thành phản xạ tạo tác môitrường gần với thực tế hơn, con vật (chuột, bồ câu ) chủ động trong hành viđáp ứng trên cơ sở nhu cầu của nó Nội dung học tập thể hiện ngay trong môitrường mà con vật phải tìm cách thích nghi Đây là cơ sở lý thuyết để xây dựngkiểu dạy học chương trình hóa, dạt học bằng máy Từ kết quả nghiên cứu củahai ông, các nhà giáo dục đã nhận thức được một vấn đề rất quan trọng rằng:Yếu tố môi trường giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sự hình thànhvà phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố môi trường thựctế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sáng tạo hơn Việctạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ quan trọngcủa khoa học hiện đại So sánh qua hai mô hình thực nghiệm đã cho thấy: Môitrường bị động và môi trường chủ động sẽ quyết định đến năng lực của conngười Điều đó luôn đúng với bất cứ hoạt động sống nào của con người từ khicòn nhỏ cho tới khi trưởng thành Ở phạm vi rộng hay hẹp, hoạt dộng của conngười sẽ không có hiệu quả nếu thiếu vắng môi trường [8, tr.4.]
Từ các kết quả nghiên cứu về môi trường không gian lớp học theo lốidạy học tích cực, chúng ta thừa nhận khái niệm “lớp học” như mô hình hiện nayđang ở trình độ tiêu chuẩn là chỗ ngồi nghe giáo viên nói Khái niệm lớp họcmới cần thỏa mãn các điều kiện bên ngoài, các tiêu chuẩn về bàn ghế, bảng cơsở vật chất tối ưu theo hướng cơ động, linh hoạt, còn có mạng Internet, các
Trang 23nghe nhìn mặc dầu không gian hữu hạn nhưng thông tin vô hạn và phạm vitoàn cầu là hệ thống mở Từ các yếu tố như ánh sáng, âm thanh đều được xemxét cận thận Trong các yếu tố vật chất đa dạng thì điều quan trọng được cácnhà giáo dục quan tâm là một không gian tâm lí, là nơi có nhiều vốn sống củacon
người dạy và người học, người học có thể chọn chỗ ngồi mà họ cảm thấy thíchnghi so với người dạy và các bạn trong lớp học [8, tr.5]
Nghiên cứu môi trường tâm lí-xã hội của nhóm (lớp học, khối, trường )như vấn đề tương đồng tâm lí, xung đột tâm lí đã đạt được những kết quả nhấtđịnh Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đến công trình của Jean-MarcDenomme&Madeleine Roy về phương pháp sư phạm tương tác Trong đó môhình quen thuộc: Người dạy-người học-tri thức được chuyển thành: Người dạy-người học-môi trường Tác giả coi môi trường là yếu tố tham gia trực tiếp đếnquá trình dạy học chứ không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra hoạt động học Đặcbiệt tác giả đi sâu vào các các yếu tố môi trường của việc dạy [29]Trên cơ sởđó, các tác giả nhấn mạnh đến một qui luật quan trọng; môi trường ảnh hưởngđến người dạy, người học người học và người dạy phải thích nghi với môitrường Ảnh
hưởng thích nghi đó chính là hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác liênquan đến môi trường [8, tr.5]
Từ đầu thế kỷ 20, Dimitri Glinos đã viết: “Giáo dục phải thích ứng vớinhững hoàn cảnh luôn thay đổi, đối phó với những vấn đề mới, những nhu cầumới và thường xuyên đòi hỏi những kỹ năng mới Trong một thời gian dài, nềngiáo dục đã không thể thích ứng được với các hoàn cảnh mới và gắn với cácnhu cầu thực tế Khoảng cách giữa giáo dục và cuộc sống ngày càng lớn và bâygiờ,
điều chúng ta cần không chỉ là một cuộc cải cách mà phải là một cuộc cáchmạng để tái lập mối tương quan giữa giáo dục và cuộc sống” (Dẫn theo tài liệu:
Trang 24Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu, NXB Thế giới, HN 2005,tr206) [8,
Emile Durkheim quan niệm môi trường học đường bao hàm cả lớp học và
Trang 25việc tổ chức lớp học như một phạm vi rộng hơn gia đình và không trừu tượngnhư xã hội Một lớp học không đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá nhânđộc lập với nhau mà còn là một xã hội thu nhỏ Trong lớp học, học sinh suynghĩ, cảm nhận và hành động khác với khi chúng tách rời nhau Những quanđiểm trên đây đã có trước hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn là vấn đề thời sựkhoa học giáo dục [8, tr.6]
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Theo tài liệu nghiên cứu về môi trường giáo dục của tác giả Phạm HồngQuang: Môi trường giáo dục, môi trường văn hoá và các yếu tố ảnh hưởng tácđộng đến con người đã được xem xét ở nhiều bình diện từ vi mô đến vĩ mô.Điều kì diệu của con người phát triển qua các thời kì văn minh là ở chỗ, khôngnhững con người có sự tiếp ứng, thích nghi một cách thông minh với các tácđộng môi trường mà quan trọng hơn là đã dần dần thấu hiểu và điều chỉnh đượccác tác động đó theo hướng có lợi cho con người Môi trường văn hóa giáo dụclà đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục Tiếp cận vấn đề trên đòi hỏiphải có tri thức và phương pháp luận của nhiều chuyên ngành khoa học Dùtiếp cận từ vấn đề chung hay nghiên cứu các hoạt động giáo dục và dạy học cụthể đều không thể tách khỏi vấn đề hoạt động của con người trong môi trườnggiáo dục nhân cách, trong môi trường giáo dục Vấn đề đặt ra hiên nay là trongsự biển đổi nhanh chóng của môi trường tự nhiên và xã hội, con người đangphát triển như thế nào Cụ thể hơn là hiện trạng của môi trường văn hoá giáodục trong phạm vi trường học cần được đánh giá cùng với sự tác động của cácyếu tố môi trường hoàn cảnh đến người học đang diễn ra theo quy luật nào vàsự kiểm soát của giáo dục đến đâu Trong sự tác động đó, vai trò chủ đạo củagiáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cần được hiểu như thếnào và kết quả thực sự của nó đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội hay không.[14]
Hiện nay trong giáo dục Việt Nam môi trường luôn được chú trọng vàquan tâm Trong truyện “Mẹ con Mệnh Tử” phải 3 lần chuyển đến nơi ở tốt để
Trang 26sống nhằm cho con mình được hưởng một môi trường giáo dục thuận lợi Câuchuyện đề cao môi trường sống trong quá trình phát triển của trẻ Với trẻ emtrong môi trường: nhà trường-gia đình-xã hội có vai trò quan trọng trong quátrình học tập, trưởng thành và thiện nhân cách.
Tiếp cận với môi trường giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa lenin, đặc biệt từ các kết quả nghiên cứu của giáo dục học Xô Viết, các nhà giáodục học ở Việt Nam chú ý đến môi trường sinh thái, môi trường giáo dục củacác nhà phổ thông Chẳng hạn như vấn đề xây dựng môi trường giáo dục xanh,sạch, đẹp; môi trường giao tiếp có văn hóa trong nhà trường phổ thông; kết hợpgiữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo môi trường giáo dục tốt đẹp tronggiáo dục học sinh Về phương diện môi trường sinh thái, tháng 10 năm 2001,Chính phủ đã phê duyệt dự án giáo dục môi trường sinh thái, cảnh quang Đó làhệ thống các giá trị (hành vi, ứng xử, sự tôn trọng ) mà con người thể hiện vớinhau và với thiên nhiên [14]
Mác-Trong nhiều năm qua các nhà trường triển khai thực hiện có hiệu quảphong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tổ chức phongtrào thi đua nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong vàngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quảphù hợp với điều kiện của địa phương, tăng hứng thú của học sinh trong học tậpđể học tập có hiệu quả hơn, gắn bó với trường, lớp, hạn chế tình trạng trẻ rút vềgiữa chừng; phát huy hiệu quả hơn chủ trương đổi mới phương pháp dạy vàhọc; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Gắn phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” với chủ đề xây dựng nhà trường “Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn” và các phongtrào thi đua “Dạy tốt-Học tốt”.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, của học sinh trong học tập vàcác hoạt động xã hội phù hợp và hiệu quả.
Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tậptích cực ở các trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đường lối chính
Trang 27sách của Đảng thực sự là những hướng quan trọng ở tầm vĩ mô, chỉ đạo toàn diện công tác nâng cao chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, xây dựng trường mầm non LTLTT mới được quan tâmtrong những năm gần đây Vào đầu năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành 2 vănbản chỉ đạo việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làmtrng tâm” giai đoạn 2016-2010 Theo văn bản này, xây dựng trường mầm nonLTLTT cần đạt được 5 tiêu chí, trong các tiêu chí đó có hai nội dung cơ bản làxây dựng CSVC và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục LTLTT.
Nhiều hội thảo khoa học và công trình nghiên cứu khoa học về xây dựng“Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” ở các trường đã được triển khai cóhiệu quả và đem lại nhiều mặt tích cực cho môi trường hoạt động giáo dục.
Theo tác giả Lê Thị Luận cũng đề cập tới một số yêu cầu GDMN khithực hiện chương trình GDMN theo quan điểm LTLTT đăng tại tạp trí giáodục đặc biệt Tháng 7/2015 của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Gần đây có một số đề tài, khóa luận tốt nghiệp của học viên và sinh viênđã nghiên cứu các vấn đề như: Môi trường giáo dục, môi trường văn hóa giáodục, môi trường học tập, xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tíchcực
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giáo dục
Ở cấp độ xã hội, theo nghĩa rộng giáo dục được hiểu là một lĩnh vực củahệ thống kinh tế - xã hội, một thiết chế vận động theo một phương hướng đặcthù (mục đích phát triển nhân cách) với các giai đoạn diễn tiến cụ thể Theonghĩa này, khái niệm giáo dục gần với khái niệm xã hội hóa cá nhân và giáodục thực hiện các chức năng đào tạo (huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệmhoạt động), chức năng văn hóa (chuyển giao văn hóa với tư cách là yếu tố quantrọng của sự phát triển), chức năng tư tưởng (khẳng định và phổ biến hệ tưtưởng), chức năng phát triển (phát triển xã hội với tư cách là một cộng đồng
Trang 28sinh học tự nhiên thành cộng đồng xã hội có ý thức, phát triển cá nhân với tưcách là một thực thể tự nhiên xã
Trang 29hội với những đặc điểm riêng biệt) và chức năng mục đích Theo nghĩa hẹp,giáo dục là những tác động nhằm làm thay đổi nhận thức và hành vi của người(những người) khác, ở phạm vi đạo đức, lối sống.
Ở cấp độ nhà trường, giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình toàn vẹn hìnhthành và phát triển cho nhân cách học sinh thông qua dạy học và giáo dục Theonghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình bộ phận giáo dục theo nghĩa rộng hướngđến việc hình thành các phẩm chất nhân cách học sinh Trong phạm vi của tàiliệu, khía niệm giáo dục được sử dụng theo nghĩa rộng ở cấp độ nhà trường,khái niệm giáo dục gắn liền với vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa cho ngườihọc và quản lý, phát triển môi trường giáo dục vừa là phương tiện để giáo dụcngười học vừa là môi trường giáo dục người học [8, tr.7]
1.2.2 Môi trường giáo dục
Theo L.X.Vuwgotxki, môi trường mà con người sống trong đó khôngđược hiểu là tổng thể các kích thích vật lí và các kích thích xã hội mà phải đượchiểu môi trường có chứa đựng đối tượng và sản phẩm lao động Cần nhấn mạnhrằng trong môi trường có chứa đựng các thao tác lao động nhất định với tư cáchlà sản phẩm của kinh nghiệm xã hội lịch sử Đây là quan niệm về môi trườngphát triển của con người với tư cách là sản phẩm xã hội lịch sử Ông nhấn mạnhyếu tố công cụ lao động trong môi trường bởi nó chứa đựng kinh nghiệm củathế hệ trước để truyền cho thế hệ sau Do đó có thẻ hiểu đây là quan niệm rấtrộng về môi trường giáo dục [8, tr.14]
Theo Trần Minh Huế (2017), bài giảng phát triển môi trường giáo dục;Đại học Thái Nguyên đã nói tới tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy(Giáo dục học Đại cương, 1998), môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bênngoài, các
điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và pháttriển của con người Có tác giả quan niệm hẹp hơn, môi trường thể hiện trongkhu vực hoạt động của mình một tập hợp tương đối rộng và thay đổi các yếu tốảnh hưởng đến việc diễn ra hoạt động sư phạm Quan niệm này chỉ nhấn mạnh
Trang 30đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sư phạm, vì vậy nó có ý nghĩa thựctiễn hơn trong việc xây dựng môi trường giáo dục Theo xu hướng này, Từ điểnbách khoa Việt Nam có các định nghĩa môi trường giáo dục: Môi trường giáodục là tổng hòa các quan hệ trong đó nhà giáo dục và người được giáo dục tiếnhành hoạt động dạy và học Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chiamột cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tựnhiên [8, tr.14-15]
Theo hướng tiếp cận của luận văn, chúng tôi quan niệm: Môi trường giáodục là hệ thống các điều kiện vật chất và tinh thần chứa đựng hệ thống các giátrị của hoạt động giáo dục, tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của các thành viêntrong nhà trường/cơ sở giáo dục và ảnh hưởng đến quá trình và kết quả giáo dụcđào tạo người học.
Môi trường giáo dục nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiênvà xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo lên một khung cảnh sống với nhữngđiều kiện để con người tồn tại và phát triển Môi trường giáo dục trong nhàtrường không thể biệt lập với môi trường xã hội rộng lớn Nó ảnh hưởng vàchịu ảnh
hưởng từ môi trường xã hội Sự chuyển động của nền kinh tế, sự thay đổi củacác định hướng giá trị, các sự kiện chính trị xã hội của đất nước nói chungđang hàng ngày tác động tới môi trường văn hóa giáo dục Các mối quan hệtrong môi trường văn hóa giáo dục cũng chịu tác động của nền kinh tế thịtrường, ảnh hưởng này có cả khía cạnh tích cực và tiêu cực Tính nhạy cảm, tíchtích cực, chủ động của các nhà sư phạm có thể can thiệp có hiệu quả vào xuhướng của môi trường xã hội Theo đó, các nhà sư phạm có thể làm cho môitrường giáo dục nhà trường không thụ động trước những ảnh hưởng của môitrường xã hội Mặt khác, còn tác động trước những ảnh hưởng của môi trườngxã hội Mặt khác, còn tác động tích cực tới môi trường xã hội bằng truyềnthống, thành tích, uy tín của mình Đây chính là vai trò chủ đạo của giáo dục
Trang 31Những điều kiện vật chất của môi trường giáo dục đào tạo bao gồm điềukiện tự nhiên nơi trường đóng, cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của nhà trường,trong đó nổi bật là cơ sở vật chất của hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.
Những yếu tố tinh thần hay phi vật chất trong môi trường giáo dục baogồm bầu không khí tâm lí trong trường, những nét truyền thống, các giá trịtruyền thống, các giá trị cùng với quan niệm và thái độ của nhà giáo dục vàngười học trong hoạt động dạy học, quan hệ, chỉ đạo này có ảnh hưởng sâurộng đến mọi yếu tố phi vật chất và chi phối mối quan hệ của nó với những yếutố vật chất trong môi trường văn hóa giáo dục.
1.2.3 Môi trường giáo dục trong trường mầm non
Môi trường giáo dục (MTGD) trong trường mầm non là tổng hợp nhữngđiều kiện tự nhiên và và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt độngchăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của hoạt động này nhằmgóp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ [4, tr.65]
Có quan điểm cho rằng, MTGD trong trường mầm non bao gồm môitrường như; các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểmtrường Môi trường xã hội bao gồm; bầu không khi giao tiếp trong trường mầmnon, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữatrường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác Một quan điểmkhác lại phân chia MTGD thành môi trường vật chất và môi trường xã hội [4,tr.65]
Môi vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùngđồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàngngày của trẻ Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãn nhucầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức,xã hội [4, tr.65]
Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội chính trị,văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Trang 32Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếptrong trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ vàgiữa trẻ với những người xung quanh Môi trường này vừa mang tính chất sưphạm vừa mang tính chất gia đình MTGD thân thiện, tích cực sẽ có vai trò tíchcực trong việc thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình phát triển của trẻ tạo chotrẻ cảm giác thoải mái vui tươi, được tôn trọng được quan tâm chia sẻ giúp đỡvà dìu dắt Do đó việc xây dựng MTGD trong trường mầm non trên cơ sở đặcđiểm giao tiếp của trẻ đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo dục mầmnon (GVMN).
1.2.4 Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
Dạy học “lấy người học làm trung tâm” định hướng giáo dục (GD) nằmtrong chương trình GD suốt đời Đặt trẻ vào vị trí “trung tâm” của quá trình GDđi đôi với việc khẳng định vai trò của giáo viên (GV) mầm non là mục tiêu củaGD mầm non hiện nay Hoạt động GD không đi từ giáo viên đến trẻ mà phải từchính bản thân trẻ; việc dạy trẻ cần dựa trên nhu cầu, hứng thú hiểu biết, kinhnghiệm riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GD mầm non,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong nền kinh tế thi trường và hội nhậpquốc tế [20]
“Lấy người học làm trung tâm” là nguyên tắc dạy học của thời đại, đâylà một tư tưởng, lí luận GD cốt lõi, phản ánh tri thức của nhân loại tiến bộ.Nguyên tắc này nằm trong tư tưởng của các nhà GD tiến bộ cho mọi thời kỳlịch sử.
“Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” là thuật ngữ dùng để miêu tả cách tổchức hoạt động GD nhằm tạo cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm để tìm tòi cáckhái niệm và thông tin mới với sự hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn của GV;không chỉ là dựa vào việc lắng nghe và hướng dẫn của giáo viên làm mà là quátrình dạy học xuất phát từ đặc điểm tâm lí, sinh lí, đặc điểm cá nhân nhằmthảo mãn nhu cầu, khả năng và lợi ích của trẻ, hướng tới việc phát triển toàn
Trang 33diện, có khả năng thích ứng với sự biến động của nền kinh tế hiện đại; biến hoạtđộng của GV
Trang 34thành hoạt động tích cực, chủ động, tự giác nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích củatrẻ Trẻ vừa là chủ thể là mục tiêu là động lực của quá trình dạy học, nhằm giúpcho mỗi trẻ phát triển được năng lực cụ thể:
Về mục tiêu: Phát triển năng lực chung, đặc biệt là năng lực vận dụnggiải quyết các vấn đề thực tiến và kỹ năng sống để trẻ từng bước thích ứng vớiđời sống xã hội, tôn trọng nhu cầu, lợi ích và khả năng của trẻ trong quá trìnhtham gia các hoạt động GD.
Về kỹ năng: Coi trọng kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức lí thuyết đểphát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn
Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện tính tích cực tìm tòi sáng tạo, suynghĩ, hoạt động theo nhóm, tăng cường sự trải nghiệm qua thực hành và thâmnhập thực tế; kế hoạch tổ chức hoạt động GD được xây dựng theo cách phânnhánh dựa vào vốn hiểu biết của mỗi cá nhân, nhóm lớp; tổ chức thực hiện hoạtđộng GD linh hoạt, dựa trên sự tham gia tích cực của trẻ; tạo điều kiện thuận lợinhất cho trẻ bộc lộ, phát triển được tiềm năng của mình.
Về đánh giá: Trẻ có ý thức tham gia tự đánh giá kết quả của mình, củabạn, thảo luận để bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt [20]
- Những đặc trưng cơ bản của giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”:
Trẻ là chủ thể của hoạt động GD: Chương trình cần xây dựng để đáp ứngnhu cầu tự học, phát huy tối đa tích tích cực hoạt động và tạo mọi cơ hội cho trẻhoạt động và tạo mọi cơ hội cho trẻ phát triển các khả năng của mình; giúp trẻkhông thụ động khi lĩnh hội kiến thức, được đặt vào những tình huống có vấnđề để tự tìm kiếm cách thức giải quyết tình huống.
Lớp học là cộng đồng các chủ thể, được tổ chức nhằm mục đích GD, làmmôi trường xã hội học tập giúp trẻ tự học: Trẻ được trao đổi, hợp tác với các bạntrong các hoạt động GD nhằm tăng thêm tính khách quan, tính khoa học tri thức.
Giáo viên là người định hướng, đạo diễn giúp trẻ tự khám phá và tìm rakiến thức: Giáo viên cần lựa chọn phương pháp nội dung dạy học phù hợp vớitừng nhóm đối tượng trẻ, giúp trẻ biết xử lí đúng đắn các tình huống phức tạp
Trang 35trong hoạt động GD, cách ứng xử, giải quyết vấn đề.
Hướng dẫn trẻ tự đánh giá: Cần tổ chức các hoạt động GD tạo cho trẻnhiều cơ hội sáng tạo, sau khi trao đổi và hợp tác với bạn, dựa vào hướng dẫncủa GV, trẻ tự đánh giá lại sản phẩm ban đầu, tự sửa chữa những khuyết điểm,rút kinh nghiệm về cách giải quyết, điều chỉnh để hoàn thiện sản phẩm tốt hơnban đầu Từ các đặc trưng trên, việc tổ chức hoạt động GD cần hướng vào trẻ,phát triển các năng lực cho từng trẻ Tất cả các công việc từ chuẩn bị đến tiếnhành hoạt động GD đều cần thực hiện theo định hướng cho trẻ tự trải nghiệmnhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp trẻ không chỉ lĩnh hội trithức mà còn học được cách hợp tác với bạn, với mọi người; học cách lắng nghevà tự hoàn thiện mình trong hoạt động học [20]
Như vậy, quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là việc giáo dục trẻ lấy trẻ làchủ thể của hoạt động GD, điều đó giúp cho việc nghiên cứu đề tài có hiệu quảhơn, phát huy tối đa năng lực của người tiếp cận.
1.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tạicác trường mầm non
Xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường nói chung được hiểu làtổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ trợ với nhau tạo nênmột khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển Từđó khẳng định: Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp nhữngđiều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chămsóc giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằmgóp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.
Phân loại: Có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục:
+ Môi trường vật chất: Trong trường mầm non môi trường vật chất là baogồm các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức cáchoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ Môi trường vật chất tạo cho trẻ nhữngcơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt vềmặt vật chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, xã hội.
Trang 36Môi trường trong lớp học: Là khoảng không gian bị giới hạn nhưng giúptrẻ dễ tập trung hơn Bao gồm các góc chơi, đồ dùng đồ chơi, bố cụ không gianchơi học hợp lí khoa học, đồ dùng dễ sử dụng kích thích trẻ tham gia chơi vàlàm phong phú hoạt động vui chơi và học tập của trẻ.
Môi trường ngoài lớp học: Là các khu vực chơi ngoài trời, các khu chơivới đồ chơi và khu khám phá môi trường xung quanh như cây xanh, thínghiệm cà các khu vui chơi do cô giáo tạo ra phù hợp với lứa tuổi nhận thứccủa trẻ.
+ Môi trường xã hội: Trong trường mầm non môi trường xã hội là nhữngđiều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thànhnhân cách của mình Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môitrường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữ giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ vàgiữa trẻ với những người xung quanh Môi trường này vừa mang tính chất sưphạm vừa mang tính chất gia đình.
Trong trường mầm non nhà quản lý là người nghiên cứu, tìm hiểu khảosát tình hình thực tế môi trường xung quanh nơi trẻ học tập và vui chơi để xâydựng kế hoạch, tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và tinh thần để xâydựng được môi trường lấy trẻ làm trung tâm Chương trình xây dựng theohướng tiếp cận tích hợp, nhìn nhận sự phát triển của trẻ mang tính tổng thể,nhấn mạnh tích hợp các nội dung GD theo chủ đề, sự gần gũi,thiết thực, hứngthú đối với
Việc lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của trẻ được thiết kế xuất pháttừ chính trẻ, thông qua các hoạt động đa dạng, tác động một cách đồng bộ đếncác mặt; thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, xã hội và thẩm mĩ Vui chơiđược nhấn mạnh và là hoạt động chủ động chủ đạo trong tổ chức chương trình.
Giáo viên dựa vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường xâydựng kế hoạch xây dựng môi trường GD theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâmphù hợp với đặc điểm tình hình nhóm lớp, tình hình đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Trang 37Khi thực hiện chương trình GDMN, giáo viên mầm non (GVMN) cần nắm
Trang 38bắt đầy đủ những tư tưởng cốt lõi về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức,phương pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo các yêu cầu cụthể khi thực hiện theo hướng chương trình GV đã lập kế hoạch Đồng thờiGVMN cần có kinh nghiệp vụ giao tiếp, ứng xử sư phạm cho phù hợp với đặcđiểm tâm lí trẻ, có kiến thức cơ bản về chăm sóc-giáo dục (CS-GD) trẻ, kiếmthức cơ sở chuyên ngành, phương pháp GD, kiến thức thông chính trị, kinh tếvăn hóa xã hội liên quan đến GDMN.
Như vậy, xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trungtâm tại các trường mầm non hiện nay tại tất cả các địa phương đã thực hiện vàtriển khai dựa trên các yếu tố như; môi trường vật chất, môi trường xã hội Tuynhiên các yếu tố trên đều đạt ở mức độ tương đối nên việc thực hiện cũng chưacó hiệu quả tốt Vì vậy đề tài đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp hiệu quả hơnnữa trong việc thực hiện.
1.3 Một số vấn đề cơ bản về xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểmlấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non
1.3.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1.1 Vị trí của trường mầm non
Giáo dục mầm non là bộ phận đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân.Cũng như ở các bậc học khác, GDMN luôn có mục đích là phát triển con ngườitoàn diện Lứa tuổi mầm non (trẻ từ 0 đến 6 tuổi) là lứa tuổi còn non nớt trongcuộc sống Ngay từ khi mới ra đời, sự phát triển của trẻ phụ thuộc chủ yếu vàongười lớn và phát triển nhanh nhất, mạnh nhất ở giai đoạn này Vì vậy nhiềunhà tâm lý, nhà giáo dục đã khẳng định rằng, nếu không giáo dục trẻ ngay tronggiai
đoạn này một cách khoa học và kịp thời thì rất khó có thể phát triển con ngườitốt ở giai đoạn sau.
Nghiên cứu sâu sắc về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ, nhà giáo dụchọc Xô viết Ma-ca-ren-cô đã viết: “Những cơ sở cơ bản của việc giáo dục đã cótừ trước 5 tuổi Tất cả những điều dạy trẻ trong thời gian ấy chiếm 90% toàn bộ
Trang 39trình tự giáo dục trẻ Về sau, giáo dục con người vẫn tiếp tục, nhưng lúc ấy làlúc bắt
Trang 40đầu nếm quả, còn những nụ hoa thì đã vun trồng trong năm năm đầu tiên Vìvậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ bắt đầu từ lứa tuổi mầm non là vô cùng quantrọng trong sự nghiệp GD&ĐT, sự nghiệp“trồng người”.Vì tương lai của dântộc đất nước và văn minh của nhân loại, Bác Hồ cũng đã từng căn dặn Đảngnhân dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quantrọng và cần thiết” Bác đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻnhỏ, Bác nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa,muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải nuôi dạy con ngay từ lúc mới lọt lòng.Đó là công việc lâu dài, tỉ mỉ và “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trămnăm trồng người” Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều thời gian bàn vềcông tác chăm sóc giáo dục trẻ tại các cuộc hội nghị lớn [19, tr.12-13].
Giáo dục mầm non ngày càng được xác định vị trí, vai trò to lớn trong sựnghiệp GD&ĐT Do vậy toàn Đảng, toàn dân cần quan tâm đến bậc học nàynhiều hơn nữa Đặc biệt trước hết là đội ngũ cán bộ, giáo viên cần phải thấy hếtvai trò, vị trí của mình, ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên mônđể đáp ứng sự nghiệp “trồng người” mà Đảng, Bác Hồ đã đề ra và toàn nhânloại đang vươn tới.
1.3.1.2 Mục tiêu của giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáodục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba thángtuổi đến sáu tuổi.
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,tình cảm, trí tuệ, thấm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sựphát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo vàcho việc học tập suốt đời”.
Giáo dục mầm non được chia thành hai giai đoạn: nhà trẻ và mẫu giáo.Giai đoạn nhà trẻ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba