1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn "Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay" ppt

130 792 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 621,5 KB

Nội dung

Tác giả đã xem xét MTVH trong mối quan hệ thốngnhất hữu cơ với môi trường tự nhiên MTTN và môi trường xã hội MTXH, từ đó đặt ra yêu cầu trong hoạt động xây dựng MTVH cần có sự kết hợp hà

Trang 2

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 9

Chương 2 46

Chương 3 84

KẾT LUẬN 122

DANH MỤC T I LIÀI LI ỆU THAM KHẢO 125

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đang sống ở một thời đại có nhiều biến chuyển lớn lao Nhữngthay đổi này diễn ra với một gia tốc mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi quốc gia,khu vực mà còn mang tính toàn cầu, tất yếu dẫn đến những triển vọng to lớn và

cả những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dântộc Phát triển trong thời đại ngày nay đòi hỏi nhìn nhận văn hóa với một nhãnquan mới Trong vài thập niên trở lại đây, văn hóa có vai trò quan trọng chưatừng thấy trong lịch sử Sự tiến bộ hay lạc hậu của một quốc gia, sự phát triểnhay trì trệ của một dân tộc, sự thành công hay thất bại của một chiến lượcphát triển, sự hưng thịnh hay suy vong của một đất nước đều phụ thuộc vàochỗ văn hóa đã được nhận thức và sử dụng như thế nào trong phát triển kinh tế -

xã hội

Điều đó chứng tỏ rằng, sự phát triển tiến bộ, bền vững của mỗi quốcgia dân tộc chỉ có thể có được khi nó được tạo lập trong một môi trường vănhóa (MTVH) trong sạch, lành mạnh, phong phú và mang đậm truyền thốngcủa dân tộc Về vấn đề này, ông Federico Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO

- đã lên tiếng cảnh báo: "Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triểnkinh tế mà tách khỏi môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mấtcân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo củanước ấy sẽ bị suy giảm rất nhiều" [9, tr 8]

Nhận thức rõ vị trí vai trò quan trọng của MTVH qua tổng kết lịch sửphát triển mấy nghìn năm của dân tộc, kết hợp với nghiên cứu xem xét các yếu

tố cơ bản dẫn đến thành công hay thất bại của một số nước trên thế giới, tạiHội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) Đảng ta khẳng định: "Văn hóa là nền tảngtinh thần, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội" Theotinh thần của Nghị quyết, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,

Trang 4

HĐH) mà chúng ta đang tiến hành nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủnghĩa xã hội (CNXH) đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một xã hộikhông chỉ có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển cao, mà cùng với

nó phải là một MTVH trong sạch, lành mạnh, thực sự là nguồn năng lượngtinh thần vô giá, là "cái nôi" nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hìnhthành nhân cách con người Nhiệm vụ này hoàn toàn thống nhất với mục tiêucủa con đường đi lên CNXH mà Đảng ta đã lựa chọn: "Dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [16, tr 163], hoàn toàn phù hợp vớinguyện vọng thiết tha của toàn thể dân tộc ta

Thành tựu lớn lao của chặng đường hơn 15 năm đổi mới toàn diện đấtnước càng khẳng định xây dựng MTVH phải trở thành yêu cầu bức thiết và làđiều kiện cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đổi mới, đảm bảo

sự phát triển tiến bộ, bền vững của quốc gia dân tộc Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX cũng khẳng định phải phát triển nhanh nhưng bền vững; tăngtrưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệmôi trường; mục tiêu chân - thiện - mỹ là đích vươn tới của văn hóa ViệtNam

Cũng cần phải nghiêm túc thừa nhận rằng, bên cạnh những thành tựuđáng tự hào mà chúng ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới vừa qua, thựctrạng MTVH nước ta còn nhiều những hạn chế, bất cập đáng lo ngại: sự giatăng nhanh chóng của tệ nạn xã hội; sự băng hoại đạo đức, lối sống của mộtlớp người trong xã hội, đặc biệt là lớp thanh niên trẻ; sự tấn công, phá hoạinhiều mặt của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang làm xói mòn đạođức, lối sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục, chao đảo kỷ cương, phép nước Tất cả dẫn đến nguy cơ nhiễu loạn, ô nhiễm MTVH, cản trở con đường đi lênCNXH ở nước ta

Tuy nhiên, việc xây dựng MTVH đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụcủa CNH, HĐH đất nước còn là vấn đề khá mới mẻ, chưa được quan tâm

Trang 5

nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn xâydựng MTVH ở các địa phương cho nên không tránh khỏi những hạn chế, bấtcập trong nhận thức và giải quyết vấn đề.

Hạ Long (thuộc tỉnh Quảng Ninh) là một thành phố trẻ, một trung tâm

du lịch của cả nước, có tầm cỡ thế giới Đặc biệt, với hệ thống đường biển vàcảng biển phong phú và thuận lợi, Hạ Long là cửa ngõ giao thông quan trọngcủa các tỉnh phía Bắc trong giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế

Vì vậy, xây dựng MTVH của thành phố càng là vấn đề cấp thiết và khôngkém phần khó khăn, phức tạp Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài:

"Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới

hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Về vấn đề MTVH và xây dựng MTVH ở nước ta cho đến nay đã cómột số công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến như:

Văn hóa - một số vấn đề lý luận của PGS Trường Lưu, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1999 Tác giả đã xem xét MTVH trong mối quan hệ thốngnhất hữu cơ với môi trường tự nhiên (MTTN) và môi trường xã hội (MTXH),

từ đó đặt ra yêu cầu trong hoạt động xây dựng MTVH cần có sự kết hợp hàihòa, đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng MTTN và MTXH nhằm phát triển toàndiện con người, qua đó tác động tới sự phát triển của văn hóa, xã hội

GS.TS Hoàng Vinh trong cuốn Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây

dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,

1999 nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc - đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân

Trang 6

-Từ việc đi sâu nghiên cứu khái niệm, bản chất, chức năng của văn

hóa, GS.TS Trần Văn Bính trong Đề cương bài giảng lý luận văn hóa (cho hệ

đào tạo cao học và nghiên cứu sinh), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội, 2000 xem MTVH được hình thành bởi các giá trị mà hoạtđộng của con người tạo ra

Trong công trình nghiên cứu Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta

hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, GS.TS

Đỗ Huy đã tiếp cận MTVH theo thước đo giá trị lịch sử - xã hội, làm hiệndiện bản chất của MTVH như một di sản có nhiều năng lượng quý hiếm màtất cả các thế hệ tiếp nối đều phải gìn giữ và sáng tạo tiếp Từ đó đề ra việcđánh giá MTVH phải được dựa vào một hệ chuẩn nhất định

Tiếp cận văn hóa như một tổng thể chiều sâu, bề rộng, tầm cao của các

giá trị mang tính nhân văn, TS Văn Đức Thanh trong cuốn Về xây dựng môi

trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 đã đặt ra yêu cầu

nhận thức và vận dụng đúng đắn những vấn đề phương pháp luận trong quátrình xây dựng MTVH cơ sở

TS Trần Lê Bảo và các tác giả của cuốn Văn hóa sinh thái nhân văn,

Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001 lại xem xét vấn đề văn hóa, MTVH từgóc độ quan hệ hữu cơ của con người với tự nhiên, với môi trường sinh thái(MTST) của nó, coi đó là cơ sở để giải quyết vấn đề MTST - nhân văn, cũng

là MTST - xã hội đang trở nên bức xúc hiện nay

Ngoài ra, nhiều tác giả không trực tiếp đề cập đến MTVH mà đi sâu

nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa như: Văn hóa và đổi

mới của Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Vấn đề văn hóa và phát triển của GS.TS Hoàng Trinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1996; Quản lý hoạt động văn hóa của Nguyễn Văn Hy Phan Văn Tú Hoàng Sơn Cường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998; Xây dựng và phát

-triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Nguyễn

Trang 7

Khoa Điềm (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Những vấn đề

văn hóa Việt Nam đương đại của GS.TSKH Bùi Khái Vinh, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội, 2001 Đây thực sự là những công trình nghiên cứu có giátrị, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu toàn diện về MTVH

Trong những năm gần đây, đã có một số luận án tiến sĩ và luận vănthạc sĩ nghiên cứu về MTVH ở các lĩnh vực khác nhau và các địa phươngkhác nhau Tuy nhiên, MTVH vẫn đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực

tiễn cần giải quyết tiếp và vấn đề "Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố

Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay" chưa có công trình nào đề cập đến.

Kế thừa những thành tựu đã đạt được, luận văn này sẽ tập trung đi sâu vào tìmhiểu toàn diện hơn về MTVH và làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việcxây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

Mục đích:

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về MTVH, luận văn khảosát và đánh giá thực trạng MTVH ở thành phố Hạ Long, từ đó đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu xây dựng MTVH thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mớihiện nay

Trang 8

Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng MTVH ởthành phố Hạ Long, từ đó đề ra các giải pháp sát thực, hữu hiệu.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủnghĩa duy vật biện chứng, dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhữngquan điểm của Đảng về văn hóa và xây dựng MTVH trong thời kỳ đổi mớihiện nay

- Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử;tiếp thu và sử dụng linh hoạt các phương pháp so sánh, thống kê, điều tra xãhội học; sử dụng kiến thức liên ngành về văn hóa - môi trường trong quá trìnhnghiên cứu

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về MTVH và xây dựng MTVH ởnước ta hiện nay

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng MTVH ở thành phố Hạ Long

- Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quảxây dựng MTVH ở địa phương trong thời kỳ đổi mới hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Luận văn thành công sẽ là đề tài tham khảo trong công tác nghiên cứu,giảng dạy môn Lý luận văn hóa trong hệ thống các trường Đảng địa phương

- Luận văn cung cấp nguồn tư liệu cho các cấp các ngành và chínhquyền địa phương tham thảo trong hoạt động lãnh đạo quản lý xây dựngMTVH trên địa bàn thành phố

7 Kết cấu của luận văn

Trang 9

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 6 tiết.

Trang 10

Chương 1

MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG

MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

1.1 QUAN NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói đến việc phát huy nhữngnăng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xãhội Nghiên cứu MTVH trên cơ sở phương pháp luận mácxít thực chất lànghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa con người với hoàn cảnh Con người

là một thực thể xã hội được hình thành trong những điều kiện hoàn cảnh tựnhiên và xã hội nhất định, trong đó con người không chỉ là sản phẩm của hoàncảnh mà còn là kẻ sáng tạo ra hoàn cảnh, là chủ thể tích cực của hoàn cảnh.Mác và Ăngghen đã khẳng định rằng: "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mứcnào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" [28, tr 55]

Như vậy, xét theo góc độ văn hóa, con người vừa là chủ thể sáng tạo,tích lũy và phát triển văn hóa, vừa là khách thể trong sự tác động trở lại củavăn hóa nhằm tạo nên những nhân cách toàn diện Toàn bộ những sản phẩmvăn hóa do con người sáng tạo ra bằng tri thức, lao động và tất cả các hoạtđộng khác của nó hợp thành một "thế giới nhân tạo" phân biệt với thế giới tựnhiên, được gọi là "hệ sinh thái văn hóa" Cùng với hệ sinh thái tự nhiên, hệsinh thái văn hóa thường xuyên tác động đến con người, nuôi dưỡng tâm hồn,phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người Trong sự tác động qualại nhiều chiều ấy, "nếu đại tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con ngườithì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó toàn bộ đời sống của con người được hìnhthành, được nuôi dưỡng và phát triển Con người không thể tồn tại nếu táchrời đại tự nhiên, cũng như con người không thể thực sự là con người nếu táchrời môi trường văn hóa" [8, tr 65]

Từ góc độ nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn củaMTVH, cần thiết phải tìm hiểu các khái niệm văn hóa, MTVH

Trang 11

1.1.1 Văn hóa và môi trường văn hóa

Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một thuật ngữ có nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú vàphức tạp, có nguồn gốc cả ở phương Tây và phương Đông Ở phương Tây, từ

văn hóa xuất hiện rất sớm trong đời sống ngôn ngữ, ban đầu nó là một từ có

căn gốc La tinh "colere", sau trở thành "cultura" nghĩa là cày cấy, vun trồng

Về sau, "cultura" được chuyển sang nghĩa rộng hơn là sự vun trồng tinh thần,trí tuệ Cicéron, nhà chính trị hùng biện thời La Mã (thế kỷ I Tr CN) từng cócâu nói nổi tiếng: "Filosofia cultura animiest" nghĩa là: Triết học là văn hóa(sự vun trồng) tinh thần, chính là nói về quá trình giáo dục, bồi dưỡng về các

mặt tinh thần, trí tuệ cho con người Ở phương Đông, từ văn hóa xuất hiện vào thời Tây Hán Lưu Hướng (năm 77-6 Tr CN) trong sách Thuyết Uyển,

bài Chỉ Vũ có viết: "Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức, sau mớidùng vũ lực Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn

hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt" [38, tr 13] Ở đây, văn hóa được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, theo đó văn hóa là "văn trị

giáo hóa" tức là dùng "văn trị" (cái hay cái đẹp) để "giáo hóa" (giáo dục cảmhóa) con người Như vậy có thể thấy, ngay từ thuở rất xa xưa, ở cả phươngTây và phương Đông, con người đã ý thức được về văn hóa và vai trò của nóđối với việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và tình cảm con người

Mặc dù có mặt rất sớm trong đời sống ngôn ngữ như vậy, nhưng phải

đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào sử dụng như một thuật ngữ

khoa học với ý nghĩa: văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động

xã hội của con người, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên Cuốithế kỷ XIX, sau khi công trình "Văn hóa nguyên thủy" của E.B Taylor đượccông bố (1871), ngành khoa học về văn hóa mới chính thức được khẳng định.Tuy nhiên, chỉ đến thế kỷ XX, đặc biệt là những thập niên cuối của thế kỷ,việc nhận thức về văn hóa và vai trò của nó đối với đời sống xã hội mới thực

sự được chú ý Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khiến con

Trang 12

người tiến nhanh về phía trước với những bước đi của "người khổng lồ", songbên cạnh đó là sự sụp đổ về mô hình phát triển ở một số quốc gia dân tộc chỉchú trọng phát triển kinh tế thuần túy, xem nhẹ vai trò của văn hóa đã khiếncho con người bắt đầu nhìn nhận văn hóa với một nhãn quan mới Văn hóađược tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Bằng lập luận của mình, mỗi nhàkhoa học đều có sự phân tích, bổ sung thêm, làm cho văn hóa trở thành mộtđối tượng đặc biệt có nội hàm không ngừng được mở rộng, được nhìn nhậnvới một thái độ rất văn hóa và cũng rất khoa học Bởi lẽ đó, cho đến nay, theothống kê của một nhà dân tộc học người Mỹ, có khoảng hơn 400 định nghĩa

về văn hóa Có thể nói, có bao nhiêu người nghiên cứu văn hóa thì có bấynhiêu định nghĩa về văn hóa, và việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về văn hóa

là vô cùng khó khăn Jacques Dérrida, nhà nghiên cứu văn hóa người Pháp đãphải thốt lên: "Văn hóa chính là cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn khôngcùng với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó" [19, tr 35]

Từ điển Triết học đưa ra định nghĩa: "Văn hóa gồm toàn bộ những giátrị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội -lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội Vănhóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hìnhthái kinh tế - xã hội" [43, tr 1329-1330]

Hiện nay UNESCO đang nhìn nhận văn hóa với một ý nghĩa rộng rãihơn, coi văn hóa như một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinhthần, vật chất, tri thức, tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồnggia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội Năm 1988, khi phát độngThập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tổng giám đốc UNESCO FedericoMayor cũng đưa ra một định nghĩa: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạtđộng sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại Quacác thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị,các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗidân tộc" [9, tr 23] Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động

Trang 13

nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần,hay trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội, trong thái độ đối với thiên nhiên.

Ở Việt Nam nước ta, văn hóa từ danh từ chuyển hóa thành thuật ngữ

đa nghĩa cả trong ngôn ngữ thường ngày lẫn trong luận điểm khoa học Xaxưa, ông cha ta dùng từ "văn hiến" thay cho từ văn hóa như hiện nay và nộihàm của nó cũng chưa mở rộng như các giai đoạn sau này Từ đời Lý (1010),người Việt đã tự hào nước mình là một "văn hiến chi bang" Đến đời Lê (thế

kỷ XV), danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định: "Duy ngã Đại Việtchi quốc, thực vi văn hiến chi bang" (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nướcvăn hiến) Từ "văn hiến" mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộngchỉ một nền văn hóa cao, trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chútrọng

Năm 1942, tại "Mục đọc sách" viết xen trong bản thảo "Nhật ký trongtù", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa hết sức xác đáng: "Vì lẽsinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệthuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" [30, tr.431] Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh bằng cách tiếp cận biện chứng đãnắm bắt trạng thái vận động và cả trạng thái tĩnh của văn hóa

Học giả Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương cũng đưa

ra một nhận định mang dáng nét tương đồng với quan niệm của Hồ Chủ tịch:

"Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt củaloài người cho nên ta có thể nói rằng: "Văn hóa tức là sinh hoạt"" [2, tr 13]

Những năm gần đây, nghiên cứu văn hóa thực sự trở thành một mônkhoa học tại Việt Nam Một số học giả tập trung nghiên cứu về văn hóa tiếptục đưa ra các quan niệm của mình về văn hóa Trên cơ sở phân tích các địnhnghĩa về văn hóa, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: "Văn hóa

Trang 14

là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo

và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa conngười với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [42, tr 27] Định nghĩanày đã nêu bật bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa là: tính hệ thống, tínhgiá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh

Ngoài ra, một số các định nghĩa khác của GS Hà Văn Tấn, GS TrầnQuốc Vượng, GS Hoàng Vinh, GS Trần Văn Bính, PGS Trường Lưu cũng

là những đóng góp quan trọng bổ sung cho nhận thức chung về văn hóa Mặc

dù đứng ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nên cách giải thích, cách quanniệm cũng khác nhau song nhìn chung, đại đa số các nhà nghiên cứu văn hóađều quan niệm văn hóa gắn với con người, là hệ thống giá trị vật chất và tinhthần do con người tạo ra, trở thành bộ phận cơ bản trong xã hội

Tóm lại, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt có tính ngànhnghề Đó là hoạt động nhằm phát huy những năng lực bản chất của con người,vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ Văn hóa là hoạt động nhằm tạo ra nhữnggiá trị, những chuẩn mực xã hội Văn hóa đem lại cho con người khả năng suyxét về bản thân và hoạt động có hướng đích nhằm đạt tới một giá trị nào đótrong xã hội Văn hóa là "thiên nhiên thứ hai", là "cái nôi' nuôi dưỡng tâm hồn

và hình thành nên phẩm giá con người Một không gian văn hóa lành mạnhbao gồm toàn bộ những sản phẩm, hành động, khuôn mẫu ứng xử chứađựng hệ thống giá trị nhân văn và vốn kinh nghiệm xã hội, sẽ tạo thành "môitrường văn hóa" lành mạnh nuôi dưỡng đời sống tinh thần con người, pháttriển con người ngày càng hoàn thiện về mọi mặt Đây chính là cơ sở lý luậnquan trọng để tiếp cận, nghiên cứu về MTVH

Khái niệm môi trường văn hóa

Trước đây ở nước ta, một số khái niệm liên quan đến môi trường như:môi trường sống, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội thường được dùngphổ biến để chỉ phạm vi những điều kiện thiết yếu cho sinh vật (trong đó có

Trang 15

con người) tồn tại và phát triển Từ Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) củaĐảng Cộng sản Việt Nam, một thuật ngữ mới là "môi trường văn hóa" bắt đầuxuất hiện, được đông đảo mọi người tiếp nhận và nhanh chóng thu hút sự tậptrung chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Đây thực sự là vấn đề mới mẻ trong lĩnhvực nghiên cứu văn hóa, cho đến nay chưa có được một quan niệm thốngnhất

Từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, khái niệm "môi trường" mới chỉđược tiếp cận ở góc độ khoa học tự nhiên thuần túy ở phương Tây nên môitrường chỉ được coi là những gì thuộc về tự nhiên hay thế giới vật chất baoquanh con người như không khí, đất, nước, các loài sinh vật v.v Quan niệmnày trở thành khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong suốt một thời giandài Ở Việt Nam những năm gần đây, quan niệm này vẫn còn tồn tại trong giớinghiên cứu khoa học Tạp chí Cộng sản số 19/1996 đưa ra quan niệm: "Môitrường là tổng hợp các điều kiện cư trú về tự nhiên và sinh thái của con người,của một hay nhiều loài động vật, thực vật hoặc sinh vật", từ đó dẫn đến quanniệm về bảo vệ môi trường là "tổng hợp các biện pháp nhằm quản lý, duy trì,

sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả sử dụng môi trường tự nhiêngiúp cho cuộc sống của con người và thiên nhiên có sự hài hòa, phù hợp" [44,

tr 58] Qua đó có thể thấy, khái niệm môi trường bị đồng nhất (hoặc lẫn lộn)với khái niệm MTTN, MTST

Thực ra, nhìn nhận vấn đề ở tầm khái quát có thể thấy khái niệm "môitrường" chỉ một phạm vi rất rộng lớn Theo định nghĩa của UNEP (chương trìnhmôi trường của Liên hợp quốc) thì: "Môi trường là thế giới mà chúng ta đangsống trong đó"; trong quan niệm của nhà nghiên cứu Ấn Độ Suriyakuran,

"môi trường có thể được xác định như là tổng di sản hành tinh và tổng số củatất cả các tài nguyên" [31, tr 25]

Michel Batisse, nhà nghiên cứu người Pháp nổi tiếng về môi trường

và tài nguyên thiên nhiên đã khẳng định: "Môi trường không chỉ bó hẹp ở

Trang 16

những không gian được gọi là tự nhiên và đã bị biến đổi ít nhiều qua các thời

kỳ mà còn bao gồm cả những không gian nhân tạo làm thành khung cảnh chocuộc sống của hầu hết mọi người" [29, tr 47-48]

Trên cơ sở những quan niệm về môi trường theo nghĩa rộng mà các nhànghiên cứu đã đưa ra, PGS Trường Lưu khái quát lại: "Về một định nghĩa chungnhất thì môi trường là những gì gắn chặt và bao quanh con người" [27, tr 241]

Tập hợp tất cả các ý kiến trên, có thể rút ra nhận định: Môi trường làmột khái niệm "mở", nó bao gồm "mọi thứ quanh ta", "có liên quan mật thiếtvới ta" Đó là những yếu tố tự nhiên hay nhân tạo, thuộc phạm trù vật chất haytinh thần, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển củacon người và xã hội Theo đó có thể hiểu, môi trường sống của con ngườikhông chỉ là MTTN và MTXH, đó là còn là MTVH - môi trường sống đặc biệtchỉ có ở cộng đồng người Các yếu tố này có quan hệ hữu cơ mật thiết vớinhau, đan xen vào nhau tạo nên điều kiện sống và điều kiện phát triển của cánhân và của xã hội Như vậy, MTVH chính là một bộ phận của môi trườngsống của con người, nhưng nó không tồn tại tự thân mà nó chính là kết quảcủa sự "đan bện" rất phức tạp và đa dạng giữa các hệ môi trường với nhau, tạonên một môi trường đặc biệt riêng có ở con người, gắn với cuộc sống của conngười, còn gọi là môi trường nhân văn (MTNV)

Khái niệm MTVH lần đầu tiên được đề cập đến trong tác phẩm "Sinhthái nhân văn" năm 1975 của Giáo sư sinh - nhân chủng học người PhápGeorges Olivier, trong đó MTVH hay MTNV được tạo nên bởi "sự tác độngcủa con người tới con người" và "tổ chức xã hội của chúng ta", còn "sự tácđộng của con người với tự nhiên cũng như sản phẩm từ nền công nghiệpđương nhiên đã có và phải có" [20, tr 10] Theo ý nghĩa này, MTVH là kháiniệm mang tính đa phương, đa diện: MTVH là không gian văn hóa chứa đựngcác mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội, conngười với con người

Trang 17

Theo quan niệm của nhà nghiên cứu Xô viết GS.TS Triết học nôn-đốp , MTVH là "tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ

A.I.Ác-đó các cá thể tác động lẫn nhau Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác vàsáng tạo giá trị văn hóa, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trịcủa họ Môi trường văn hóa không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hóa vật thể

mà còn có những con người hiện diện văn hóa" [1, tr 75]

Ở Việt Nam những năm gần đây, MTVH trở thành vấn đề bức xúc,thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Xuất phát từ những mục đíchnghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đề cập và tiếp cận MTVH từ cácgóc độ và cấp độ cũng khác nhau Trong công trình nghiên cứu khoa học

"Nuôi dưỡng giá trị văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ quân đội nhândân Việt Nam" của Bộ Quốc phòng, "môi trường văn hóa là tổng hòa nhữngthành tố vật chất và tinh thần tương đối ổn định, trong một thời gian và khônggian cụ thể, ở đó các cá nhân tác động đến nhau, con người là yếu tố quantrọng nhất của môi trường văn hóa" [46, tr 32]

Từ góc độ lãnh đạo, quản lý, các tác giả của cuốn sách "Quản lý hoạtđộng văn hóa" năm 1998 nhận định: "Môi trường văn hóa là một tổng thể cácsản phẩm văn hóa, chương trình văn hóa, hành vi văn hóa, thiết chế, phươngtiện và cảnh quan văn hóa mà cá nhân tiếp xúc trong suốt đời mình và cóảnh hưởng qua lại với mình" [24, tr 77]

Mới đây, xuất phát từ quan điểm giá trị học, GS.TS Đỗ Huy cho rằng:

"Môi trường văn hóa gắn với toàn bộ hoạt động người Các lớp và không giancủa môi trường gắn liền với sự đối tượng hóa các năng lực bản chất của conngười " [23, tr 24] Từ đó, tác giả đi đến kết luận: "Môi trường văn hóa chính

là sự vận động của các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, táitạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần củamình" [23, tr 35-36] Như vậy, có thể hiểu MTVH là tổng hòa các giá trị vănhóa vật chất và văn hóa tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong

Trang 18

một không gian và thời gian xác định, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành

và phát triển nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng Theo ý nghĩa này,MTVH đồng nghĩa với MTNV, bởi theo TS Vũ Hào Quang, MTNV chính là

"những điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội xung quanh con người, có tácđộng trực tiếp tới sự hình thành phát triển nhân cách của cá thể, lối sống củacác nhóm xã hội cũng như của toàn thể xã hội" [34, tr 3-4] MTVH chính làdạng "môi trường sống đặc biệt" chỉ có ở cộng đồng người Và nếu tiếp cậnvăn hóa như sự phát triển những "giá trị người" theo cái chân - thiện - mỹtrong tiến trình lịch sử thì môi trường sống của con người bao quát toàn bộMTXH và những gì thuộc MTTN nhưng được con người "nhân hóa", "vănhóa hóa", "thẩm mỹ hóa"

Mặc dù góc độ nghiên cứu, cấp độ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu vàcách diễn giải về MTVH khác nhau nhưng các tác giả đều đi đến khẳng địnhMTVH là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong môi trườngsống của con người Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tíchkhái niệm cũng rất đa dạng, song nhìn chung, quan niệm về MTVH của cáctác giả mang tính đồng thuận, đồng chiều, không có sự đối lập, mâu thuẫn,phủ định nhau

Tuy nhiên, để nắm được một cách đầy đủ bản chất của MTVH, cầnđối chiếu, so sánh và phân biệt khái niệm MTVH với một số khái niệm khác

có liên quan

Lâu nay, văn hóa được coi là "thiên nhiên thứ hai" do con người tạo nên,

là "cái nôi" nuôi dưỡng đời sống tinh thần, tình cảm con người Gần đây, khikhái niệm MTVH xuất hiện, người ta cũng gọi MTVH là "cái nôi" nuôidưỡng tinh thần và phát triển nhân cách con người Đó không phải là nhữngcách hiểu thiếu chiều sâu dẫn đến sự lẫn lộn, không phân biệt hoặc đồng nhất haikhái niệm này Nguyên do là ở chỗ giữa hai khái niệm "văn hóa" và "môi trườngvăn hóa" có những nét tương đồng Nếu văn hóa là "sự phát huy các năng lực

Trang 19

bản chất của con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người nên văn hóa trởthành năng lực tinh thần đặc biệt, giúp con người hoàn thiện nhân cách, tâm hồn,đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của con người" [8, tr 65], thì một khi đãhình thành, văn hóa lại tạo ra môi trường sống, MTVH của con người, gópphần quan trọng trong việc hình thành con người như một thực thể văn hóa.Trong mối quan hệ nhiều chiều của môi trường sống đến con người, văn hóa vàMTVH đều là những nhân tố có ảnh hưởng, tác động quan trọng đến phát triểntoàn diện con người.

Bên cạnh những nét tương đồng, có thể nhận thấy giữa văn hóa vàMTVH có những sự khác biệt tương đối để phân định, không thể đồng nhất.Văn hóa hàm chứa một ý nghĩa rất rộng lớn Văn hóa được nhìn nhận là trình

độ, năng lực bản chất người, là hoạt động sáng tạo và sản phẩm (giá trị) sángtạo của con người Văn hóa vừa tiềm ẩn trong con người, vừa được thể hiện rathế giới xung quanh con người Còn MTVH lại chính là một bộ phận của môitrường sống được "nhân hóa", "văn hóa hóa", "thẩm mỹ hóa" , là sự biểuhiện văn hóa của con người ra bên ngoài cùng với con người hoạt động vănhóa Hơn thế nữa, văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng định hướng,chi phối bản chất, trình độ phát triển của MTVH, bởi theo GS.TS Trần VănBính, "văn hóa không dừng lại ở các hoạt động Các hoạt động sẽ tạo ra cácgiá trị Giá trị là hạt nhân tạo nên văn hóa, là hòn đá thử vàng để phân biệt cáchoạt động văn hóa với các hoạt động phản văn hóa Các giá trị này đến lượt

nó lại hình thành nên khái niệm mà ta gọi là môi trường văn hóa" [8, tr 67]

Trong mối quan hệ với con người, MTVH giữ vai trò khách thể, là cái

"bao quanh" con người, tác động trở lại con người một cách khách quan Conngười là yếu tố quan trọng, giữ vai trò chủ thể của văn hóa Văn hóa luôn luônvận động biến đổi Thông qua sự vận động và phát triển của văn hóa, MTVHluôn luôn được bồi đắp các giá trị mới, đó là các giá trị nhân văn, nhân bản,hiện đại, đảm bảo cho sự phát triển tiếp nối các giá trị truyền thống, tạo ra

Trang 20

tính đa dạng, linh hoạt của MTVH "Môi trường văn hóa là thành quả kết tinhcủa một thời đại cụ thể" [23, tr 67], song nó không đơn thuần chỉ là sản phẩmcủa nền văn hóa trong xã hội hiện tại mà còn là sự phát triển tiếp nối của truyềnthống dân tộc, của hệ thống các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, cácphương thức hoạt động, khuôn mẫu ứng xử được các thế hệ liên tục nuôidưỡng và bồi đắp thêm, đã định hình và tương đối ổn định trong suốt tiến trìnhvận động và phát triển nền văn hóa dân tộc Vì vậy, có thể khẳng định rằng,MTVH là một bộ phận quan trọng, một phương diện cốt lõi của văn hóa, phảnánh bản chất, trình độ phát triển của nền văn hóa trong một xã hội cụ thể.

Theo quan điểm giá trị học, MTVH là tổng thể các giá trị tinh thần

"bao quanh con người" Chất lượng của MTVH trong từng giai đoạn lịch sửnhất định là yếu tố quyết định sự phát triển con người, phát triển xã hội tronggiai đoạn lịch sử ấy

Trong thực tế, MTVH được biểu hiện như sự đan xen phức hợp giữaMTTN và MTXH Không nên lẫn lộn hay đồng nhất MTVH với MTXH mặc

dù chúng có quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động hữu cơ với nhau: "Môi trường

xã hội nói chung, trong đó bao gồm nhiều yếu tố văn hóa, hay môi trường vănhóa cũng đồng thời là môi trường xã hội nếu hiểu văn hóa là đời sống tinhthần của xã hội" [27, tr 241] Có nghĩa là, MTXH và MTVH vừa thống nhấthữu cơ, vừa khu biệt theo cơ chế tổ chức Cũng không nên quan niệm MTVH,

do chỗ là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nên

nó biệt lập, tách rời MTTN Đến đây có thể thấy rõ, sự phân định môi trườngsống của con người ra thành ba lĩnh vực: MTTN, MTXH, MTVH như trên chỉ

có tính tương đối MTVH là một lĩnh vực riêng có trong môi trường sống củacon người, nó có tính độc lập tương đối với quy luật vận động và phát triểnmang tính đặc thù Sự "đan bện" phức hợp giữa ba hình thái môi trường này

sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện con người

Trang 21

Trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại, con người ngày càngđược tạo điều kiện để phát huy năng lực hoạt động sáng tạo của mình nhằmthỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của xã hội Xã hộicàng phát triển thì phạm vi của MTVH càng rộng mở và càng có tác động tíchcực đến đời sống con người và xã hội MTVH hình thành nên những biểu trưnggiá trị cho con người và cộng đồng, xác định nội dung tư tưởng, điều chỉnh nhucầu và nguyện vọng, định hướng cho mọi hoạt động sáng tạo trong xã hội hướngtới chân - thiện - mỹ Nói cách khác, MTVH là tổng hòa các điều kiện vật chất,tinh thần, hoàn cảnh, tổng hòa các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng, tác độngđến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực sáng tạo củacon người Vì lẽ đó, xem xét con người không bao giờ được tách rời khỏi mốiquan hệ với ba hình thái môi trường nêu trên Và, thực hiện nhiệm vụ xây dựngMTVH ở nước ta phải dựa trên cơ sở kết hợp đồng bộ, hài hòa và chặt chẽ vớinhiệm vụ xây dựng MTTN và MTXH thực sự phong phú, trong sạch, lànhmạnh Xây dựng MTVH là phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa con ngườivới xã hội, con người với tự nhiên và con người với con người "Môi trường vănhóa của chúng ta là môi trường mà ở đó con người giao tiếp với tự nhiên, pháttriển hài hòa với tự nhiên Môi trường văn hóa của chúng ta là môi trường mà ở

đó con người được sống bình đẳng, tự do và hạnh phúc, và bộ giá trị chân thiện - mỹ là hướng vận động cơ bản" [23, tr 25]

-Trên cơ sở những phân tích lý giải trên, có thể rút ra một khái niệmchung về MTVH như sau:

Môi trường văn hóa là tổng hòa các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể bao quanh con người, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người trong một không gian và thời gian xác định, có ảnh hưởng tác động đến sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, phù hợp với sự vận động và phát triển của đời sống xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Trang 22

Là chủ thể tích cực của MTVH, con người luôn luôn đóng vai trò quyếtđịnh trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa, hình thành những quan hệ vănhóa, lựa chọn, tổ chức, tham gia những hình thái hoạt động văn hóa và điều tiết,phát huy tác dụng của những thiết chế đảm bảo đời sống văn hóa, hợp thànhMTVH Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của MTVH, con ngườivừa là chủ thể xây dựng MTVH, vừa là sản phẩm chủ yếu nhất của MTVH,bởi con người - theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - là con người xãhội Tách khỏi đời sống xã hội và MTVH, con người không thể hình thành vàphát triển nhân cách của mình được: "Người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉtrở nên người trong quá trình giáo dục" [59, tr 129].

Vì vậy, để phát triển con người một cách toàn diện theo yêu cầu của

xã hội và thời đại, cần phải tiến hành xây dựng và bảo vệ tốt MTVH

1.1.2 Cấu trúc của môi trường văn hóa

Văn hóa là một cấu trúc phức hợp, đa diện và đa nghĩa, theo đó MTVHcũng có cấu trúc hết sức phức tạp theo cả chiều rộng và chiều sâu Có thể tiếpcận cấu trúc đó ở nhiều phương diện khác nhau như: phân chia thành nhữngyếu tố vật thể và những yếu tố phi vật thể; phân chia thành những yếu tố tựnhiên và những yếu tố xã hội; phân chia thành những yếu tố đã có, đã hoànthiện, được kế thừa, chọn lọc và những yếu tố đang ở dạng tiềm năng, đangtrong quá trình phát sinh, hình thành và phát triển

Cũng có thể tiếp cận cấu trúc đó ở nhiều góc độ khác nhau như: tiếpcận từ vấn đề và hiện tượng sẽ thấy MTVH bao gồm các hình thái chuẩn mực(phong tục, tập quán), các hình thái giá trị (truyền thống yêu nước, thương dân,quên mình vì nghĩa lớn) và hình thái biểu tượng (các vua Hùng, Lạc Long Quân

- Âu Cơ, các vị anh hùng dân tộc dựng nước và giữ nước)

Bất luận từ phương diện nghiên cứu hay góc độ nghiên cứu nào để nhìnnhận, xem xét, đánh giá thì MTVH cũng gắn với một không gian xác định vànhững cấp độ khác nhau

Trang 23

Nếu phân chia theo phạm vi không gian thì MTVH sẽ bao gồm haicấp độ cơ bản là:

- MTVH vi mô: là môi trường mà ở đó diễn ra quá trình nhập thân văn

hóa đầu tiên của con người, là nơi con người có sự chuyển biến quan trọng từchỗ là một sinh thể (con người tự nhiên) trở thành một con người xã hội, mộtthực thể văn hóa, làm cho nhân cách mỗi người ngày càng hoàn thiện hơn.Nói đến MTVH vi mô là nói đến MTVH ở phạm vi nhỏ hẹp, có quan hệ trựctiếp và tác động qua lại nhiều chiều, thường xuyên đối với mỗi cá nhân nhưMTVH gia đình, dòng tộc , MTVH làng bản, khối phố, trường học , MTVHcông sở, cơ quan, đơn vị công tác, sản xuất

Gia đình là MTVH vi mô của xã hội, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhậnthức, thái độ, hành vi, niềm tin của con người Đó là nơi con người hình thành

cá tính và khám phá bản thân Văn hóa gia đình ngoài các chức năng kinh tế

-xã hội còn có hai thiên chức không gì thay thế được là: duy trì nòi giống vàgiáo dưỡng tình cảm, tính nhân bản của con người Do đó, gia đình là môitrường cơ bản của xã hội, đảm nhận chức năng khởi nguồn của đạo đức, lốisống và chuẩn giá trị xã hội Đặc biệt, gia đình là nơi bảo toàn và trao truyềncác giá trị văn hóa, nơi hình thành các giá trị nhân văn của xã hội, nơi lưutruyền và phát triển các giá trị nhân bản nhất của con người Văn hóa gia đìnhnhư một MTVH đặc thù với những giá trị chuẩn mực "chi phối đời sống, quan

hệ trong nội bộ gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội" [22, tr 262].Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: "Giađình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môitrường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Các chính sáchcủa Nhà nước phải chú ý tới xây dựng cho gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ"[11, tr 15] Tinh thần này tiếp tục được khẳng định ở Đại hội IX của Đảng:

"Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng cácthành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấmcủa mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội" [16, tr 116]

Trang 24

MTVH làng bản, khối phố, trường học; MTVH công sở, cơ quan, đơn

vị công tác, sản xuất là những đơn vị cơ bản có quan hệ hết sức gắn bó vớimỗi cá nhân và cộng đồng trong quá trình sinh hoạt, học tập, công tác, rèn luyệnnhân cách; là nơi tiếp tục hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực sáng tạo, kỹnăng nghề nghiệp, khả năng cống hiến, tính tích cực chính trị của mỗi công dân,tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển xã hội Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ đã đề ra nhiệm vụ: "Đơn vị sản xuất, công tác,học tập, chiến đấu phải là môi trường xây dựng phong cách lao động có kỷ luật,

có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, nơi thể hiện tình đồng chí, tình đồngđội, hình thành nhân cách con người mới và nền văn hóa mới" [11, tr 19]

Các dạng thức trên của MTVH vi mô không đứng biệt lập mà chính lànhững bộ phận cấu thành nên MTVH vĩ mô

- MTVH vĩ mô: là nơi mà những giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa và

giao tiếp văn hóa của mỗi cá nhân và cộng đồng được mở rộng với những mốiquan hệ rộng lớn hơn Ở cấp độ vĩ mô có MTVH tỉnh thành, vùng, miền, quốcgia, quốc tế

Nhìn chung, cách phân chia MTVH theo hai cấp độ nêu trên chỉ làtương đối Nói tới MTVH là nói tới cả cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô của nó.Hai cấp độ này có thể chuyển hóa lẫn nhau một cách biện chứng Chẳng hạn,

hệ "sinh thái nhân văn" - theo cách dùng của Georges Olivier - được coi nhưMTVH vĩ mô, nhưng ngay trong một MTVH xác định, cụ thể cũng đã chứađựng ý nghĩa sinh thái nhân văn rồi Chính vì vậy, mỗi MTVH đều chứa đựngtrong nó cả tính nhân loại, tính khu vực, đồng thời in đậm bản sắc dân tộc vàsắc thái riêng của tiểu cộng đồng, tức là vừa phản ánh tính phổ quát, vừa phảnánh tính bản sắc của văn hóa Theo đó, MTVH xã hội (MTVH vĩ mô) là tổnghòa MTVH của tất cả các cá nhân riêng lẻ, của gia đình và của các cộng đồnglớn nhỏ Cũng cần khẳng định rằng, MTVH vi mô hay vĩ mô đều có tầm quantrọng đối với sự phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng và cả loài người, và

Trang 25

đều chịu sự tác động lẫn nhau Lớn hay nhỏ ở đây là phạm vi, kích thước.MTVH nếu được coi trọng đúng mức sẽ tác động mạnh mẽ đến các môitrường khác trong quan hệ tương tác và sự khoan hòa giữa MTTN, MTXH vàMTVH là một trạng thái lý tưởng cho sự phát triển của con người như mộttổng hòa các quan hệ xã hội.

MTVH hết sức đa dạng và phong phú cho nên ngoài cách phân chiacấu trúc theo hai cấp độ cơ bản trên còn có thể có nhiều cách phân chia khácnữa, không theo một khuôn mẫu nhất định nào Chẳng hạn, nếu xem xét cấutrúc MTVH trên phương diện các thành tố cơ bản cấu thành nên nó thìMTVH bao gồm:

- Văn hóa chính trị tư tưởng: là lĩnh vực đặc thù trong thượng tầngkiến trúc cũng như trong kết cấu một chế độ xã hội, nó là lĩnh vực phức tạp,nhiều khi trừu tượng, có thể định tính mà không định lượng được Một chế độ xãhội phát triển và ổn định thì lĩnh vực tư tưởng - văn hóa cũng phát triển và ổnđịnh; và ngược lại, lĩnh vực tư tưởng - văn hóa phát triển lành mạnh cũng tácđộng tích cực đến sự ổn định, phát triển của một chế độ xã hội nói chung và kinh

tế nói riêng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định:

Toàn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng,quan liêu, làm trong sạch đội ngũ Đảng viên Các cấp ủy tổ chức,hướng dẫn và kiểm tra đảng viên học tập, không ngừng nâng caotrình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức lãnhđạo, quản lý và vận động nhân dân, phát huy vai trò tiên phonggương mẫu Cán bộ, đảng viên ở bất cứ cương vị nào đều phải chấphành nghiêm chỉnh Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng vàpháp luật của Nhà nước [16, tr 139-140]

Trang 26

- Văn hóa đạo đức, lối sống: đạo đức và lối sống là những giá trị cốtlõi của văn hóa Đạo đức là những chuẩn mực ứng xử của con người, lànhững quy tắc và cam kết của cộng đồng mà con người tự giác điều chỉnhhành vi cho phù hợp với lợi ích cá nhân và tiến bộ xã hội Con người sẽ hànhđộng ra sao, xã hội sẽ đi tới đâu, môi trường sinh thái sẽ bị hủy hoại như thếnào nếu như hoạt động của con người thiếu những yếu tố đạo đức Do vậy,văn hóa đạo đức là một thành tố đặc biệt quan trọng của MTVH Nền tảngnhân cách, phẩm hạnh của con người, cũng như nền tảng tinh thần của xã hội cóphát triển lành mạnh, ổn định vững chắc hay không tùy thuộc rất nhiều ở chấtlượng của thành tố này Dự thảo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) xácđịnh phải xây dựng con người Việt Nam mới, có lối sống lành mạnh, nếp sốngvăn minh, cần kiệm, trung thực, nhân ái, nghĩa tình, tôn trọng kỷ cương phépnước, quy ước của cộng đồng chính là nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết

để ổn định và phát triển văn hóa đạo đức, lối sống

- Văn hóa khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo: là hình thái đặc thùcủa MTVH, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với trình độ phát triển của mỗi cánhân, cộng đồng, quốc gia, dân tộc, nhân loại Có thể coi đây là lĩnh vực có sựkết hợp hài hòa các điều kiện chủ quan và khách quan phục vụ cho các hoạtđộng dạy - học, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, côngnghệ nhằm nâng cao trình độ học vấn, thúc đẩy ý thức sáng tạo của con ngườitrong thực tiễn đời sống, xây dựng con người phát triển toàn diện, có đủ năng lựclàm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân Tiếp theo tinh thần củaNghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Đại hội IX của Đảng một lần nữa khẳngđịnh: "Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo

là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước" [16, tr 12]

- Văn hóa thẩm mỹ: văn hóa thẩm mỹ cũng là một bộ phận trong đờisống văn hóa của xã hội, song nó không thể hiện trong một xã hội cụ thể như

Trang 27

các thứ văn hóa khác; trái lại, nó có mặt trong mọi hoạt động của con người:trong lao động sản xuất, trong quan hệ giao tiếp, trong sáng tạo và thưởngthức các giá trị tinh thần, trong xây dựng môi trường sống và làm việc, trongviệc hoàn thiện nhân cách Và, "ở một mức độ nào đó, có thể nói, văn hóa thẩm

mỹ là biểu hiện một trình độ tổng hợp của văn hóa xã hội" [21, tr 141] TheoMác (trong "Bản thảo kinh tế - triết học" năm 1844) thì bản chất của conngười là biết sáng tạo hiện thực theo quy luật cái đẹp, đó chính là dấu hiệu cơbản để phân biệt hoạt động của con người với hoạt động của con vật Bởi vậy,văn hóa thẩm mỹ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhâncách theo định hướng giá trị xã hội, ươm mầm những phẩm chất tốt đẹp cao quýcủa con người Ở một mức độ nào đó, nó tạo nên khả năng tự điều chỉnh của conngười Vì vậy, Macxim Goocki hoàn toàn có lý khi gọi mỹ học là "đạo đức họccủa tương lai"

Xem xét cấu trúc của MTVH theo các thành tố cơ bản cấu thành nhưtrên cũng chỉ là sự phân tách tương đối, bởi giữa các thành tố cấu thành MTVHnêu trên có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau khó thể tách rời

Trong một chỉnh thể môi trường sống nói chung của con người, MTVHchính là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất Song khi đặt vấn

đề nghiên cứu MTVH như một đối tượng nghiên cứu độc lập thì nó trở thànhmột hệ thống bao gồm các yếu tố cấu thành có chức năng riêng nhưng vẫn cóquan hệ với nhau hết sức chặt chẽ Điều đó nói lên tính thống nhất mà đadạng của MTVH, đồng thời đặt ra yêu cầu khi nghiên cứu MTVH, dù ở cấp

độ nào, phạm vi nào cũng phải đặt nó trong một hệ thống, xem xét ngoại diên(đặt MTVH trong mối quan hệ với các yếu tố khác của hệ thống đó), kết hợpvới xem xét nội hàm của nó (mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nênMTVH) Từ đó giúp chúng ta nhận định đúng những đặc điểm của MTVH đểđịnh ra những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, sát hợp trong xâydựng MTVH theo mục tiêu đã đề ra

Trang 28

1.1.3 Đặc điểm của môi trường văn hóa

Là sản phẩm hoạt động tinh thần của xã hội, MTVH không thể khôngphản ánh và chịu sự quy định của phương thức sản xuất vật chất Trong tiếntrình lịch sử nhân loại, mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định hình thành mộtkiểu MTVH nhất định tương ứng với nó Trong đó, hệ tư tưởng, ý thức hệ củagiai cấp thống trị luôn là hạt nhân cốt lõi của MTVH, giữ địa vị thống trị vàchi phối toàn bộ sự phát triển của văn hóa, định hướng việc tạo lập và pháthuy tác dụng của MTVH phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xãhội đó Bởi vậy, thích ứng với đặc thù của mỗi quốc gia dân tộc, mỗi vùngmiền, mỗi đơn vị cơ sở là một hình thái MTVH mang sắc thái riêng biệt Tuynhiên, đó chỉ là những nét khác biệt tương đối Nhìn chung, MTVH nào cũngmang những đặc điểm chung cơ bản sau:

Một là, có sự kết hợp hài hòa biện chứng giữa các giá trị truyền thống

và giá trị hiện đại trong MTVH

Theo dòng lịch sử, mỗi cộng đồng dân tộc sinh sống trong một giaiđoạn lịch sử nhất định đều tồn tại và phát triển trong một MTVH tương ứngvới nó Là dòng chảy liên tục luôn gắn kết với lôgíc phát triển của xã hội, trênthực tế không có MTVH nào xuất hiện từ con số không Các giá trị văn hóatruyền thống của cộng đồng không chỉ là sự tiếp nối biện chứng từ quá khứđến hiện tại mà còn không đứt đoạn từ hiện tại đến tương lai Mỗi cộng đồngdân tộc chỉ có thể phát triển vững chắc trên nền tảng truyền thống nối liền quákhứ với hiện tại và chuẩn bị cho tương lai

MTVH luôn phát triển một cách hài hòa giữa các yếu tố truyền thống vàhiện đại, là cái "quá khứ làm nên hiện tại, và hiện tại cùng với quá khứ sẽ làmnên tương lai với cái vốn giàu có nhất, quý báu nhất của một dân tộc, của một chếđộ" [18, tr 70] Đứng vững trên "cái nền" của truyền thống, MTVH mới có thểtiếp thu những yếu tố hiện đại một cách chọn lọc, chuyển hóa những yếu tố

đó thành sức sống và giá trị lâu bền của bản thân nó Đến lượt nó, MTVH lại

Trang 29

trở thành động lực quan trọng để phát huy truyền thống, làm tăng bề dàytruyền thống Vì lẽ đó, quá trình xây dựng, phát triển MTVH phải hết sức chútrọng tới mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, làm sao để hai yếu tố nàythực sự tạo tiền đề, điều kiện cho nhau, bổ sung lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng pháttriển nhằm đạt tới một MTVH vừa phản ánh chiều sâu văn hóa truyền thống, vừavươn tới những chân giá trị hiện đại một cách vững chắc, đúng hướng Nhấnmạnh tầm quan trọng của vấn đề này, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản ViệtNam Đỗ Mười đã nói: "Việc tạo ra môi trường văn hóa của chủ nghĩa xã hộitrong đó có sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại,thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn là trách nhiệm to lớn của toàn Đảng,toàn dân ta" [32, tr 21].

Đổi mới, chuyển đổi giá trị là yêu cầu tất yếu của sự phát triển, nó tạo

ra sự vận động không ngừng của MTVH để bổ sung thêm những nhân tố mớiphù hợp với sự phát triển của thời đại MTVH muốn phát triển bền vững phải

có sự gắn bó chặt chẽ giữa truyền thống với cái mới nảy sinh từ hiện thực hếtsức sinh động của đời sống xã hội Truyền thống văn hóa Việt Nam, mà tinhhoa cốt lõi của nó là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo

lý "thương người như thể thương thân" chính là nền tảng tinh thần để nhândân ta vươn tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Hai là, MTVH có tính thống nhất trong đa dạng.

Thống nhất trong đa dạng văn hóa là quy luật phổ biến của quá trìnhphát triển văn hóa, trong đó sự đa dạng văn hóa là điều kiện để hình thành vàbảo đảm cho sự thống nhất MTVH Nền văn hóa của bất cứ dân tộc nào cũngdiễn ra trong một giai đoạn lịch sử nhất định, ở một không gian và thời gianxác định nên nó vừa phản ánh quá trình phát triển từ quá khứ, vừa là yếu tố cơbản để tạo nên MTVH thống nhất trong đa dạng

Trang 30

Tính đa dạng của MTVH được quy định bởi sự khác biệt về sắc tộc,phương ngữ, tập quán, phương thức sản xuất của văn hóa địa phương, vùng,miền, quốc gia dân tộc Bởi vậy, mỗi MTVH như một chỉnh thể thống nhất cácgiá trị văn hóa của một cộng đồng nhưng chứa đựng vô vàn sắc thái đa dạng,phong phú, sống động của từng tộc người, từng vùng miền khác nhau.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, do điều kiện địa lý, sinh thái ởmỗi nơi khác nhau nên đã hình thành 6 vùng văn hóa chính với những đặctrưng riêng, tạo nên tính phong phú và đa dạng của MTVH Việt Nam (ở bìnhdiện quốc gia dân tộc là mô hình đơn ngữ đa văn hóa, nhưng ở bình diện vùngvăn hóa và văn hóa tộc người là đa ngữ đa văn hóa) Vì vậy, sự đa dạng vănhóa và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa luôn là điều kiện, môi trườngquy định sự bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong xây dựng và phát triểnvăn hóa Việt Nam Qua các thời kỳ lịch sử, cùng với sự phát triển kinh tế - xãhội, sự giao lưu tiếp biến văn hóa và chuyển đổi hệ thống giá trị cho phù hợpvới xu thế phát triển càng làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của MTVH Tuynhiên, sự đa dạng, phong phú đó không tạo ra sự pha tạp hỗn độn mà luôn nằmtrong tính thống nhất, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam

Ba là, MTVH không tồn tại một cách biệt lập mà luôn nằm trong mối

quan hệ tương tác hữu cơ với các môi trường khác

Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng: MTVH là một

bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong đời sống con người Tuynhiên, con người không chỉ sống trong MTVH mà còn sống trong MTTN vàMTXH, trong đó:

Nếu môi trường xã hội hình thành theo dòng lịch sử và nhữngbiến đổi của thời cuộc, môi trường tự nhiên hình thành từ mộtkhông gian địa lý ảnh hưởng đến phương thức sản xuất, tâm lý và tậptục một cộng đồng dân cư, thì môi trường văn hóa hình thành theobản chất của một chế độ chính trị và định hướng của một nền văn

Trang 31

hóa, từ đó tạo thành mối quan hệ giữa các hình thức môi trường [27,

tr 241]

MTTN và MTXH chính là điều kiện cho sự hình thành và phát triểncủa MTVH, quy định đặc trưng, tính chất của MTVH cụ thể Vì vậy, tronghoạt động thực tiễn xây dựng MTVH cần phải có sự chỉ đạo kết hợp chặt chẽ,hài hòa và đồng bộ với các nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ MTTN thật sự trong sạch,đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của con người và tạo dựng một MTXH thực

sự lành mạnh, dân chủ, tiến bộ, văn minh nhằm phát triển toàn diện con người,qua đó tác động tới sự phát triển của văn hóa, xã hội

Bốn là, MTVH được tạo nên bởi sự kết hợp hai yếu tố: bên trong (nội

sinh) và bên ngoài (ngoại sinh)

Trong thế giới hiện thực, sự vật phát triển được trước hết là nhờ có nộisinh Nhân tố ngoại sinh có khả năng kích thích hoặc giữ vai trò xúc tácnhưng cũng phải thông qua nội sinh mới phát huy được tác dụng Điều đó chothấy, sức mạnh nội sinh giữ vai trò nền tảng, có ý nghĩa quyết định đối với sựphát triển Trong lĩnh vực văn hóa, MTVH của một cộng đồng, một quốc giatrong quá trình tồn tại và phát triển cũng luôn có sự tác động của những yếu

tố nội sinh và ngoại sinh Quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội sinh vàngoại sinh trở thành quy luật vận động tất yếu của mọi nền văn hóa Phát huynội lực của văn hóa dân tộc chính là tạo nên một dòng chảy liên tục củatruyền thống văn hóa dân tộc nhằm khẳng định bản sắc và bản lĩnh của vănhóa Đây chính là nền tảng chủ yếu để xây dựng "nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc", là "bộ kênh sàng lọc" các giá trị văn hóa ngoại nhập,chống lại những tác động phi văn hóa, phản văn hóa từ bên ngoài

Nói đến những yếu tố ngoại sinh của văn hóa là nói đến việc tiếp thunhững giá trị văn hóa của thế giới để bổ sung và làm giàu cho văn hóa nộisinh, biến chúng thành động lực cần thiết cho sự phát triển Trong quá trìnhgiao lưu, tiếp biến văn hóa, những yếu tố ngoại sinh mang ý nghĩa tích cực sẽ

Trang 32

thúc đẩy MTVH của các cộng đồng, quốc gia và khu vực phát triển phongphú, đa dạng hơn Sự chi phối, tác động của những yếu tố ngoại sinh đối vớimỗi nền văn hóa là một quy luật tất yếu khách quan Theo cố Thủ tướng Ấn

Độ, danh nhân văn hóa thế giới Nêru thì không một nền văn hóa nào trên thếgiới lại tuyệt đối cổ xưa, thuần khiết, không bị ảnh hưởng bởi một nền vănhóa khác GS Vũ Khiêu cũng từng nhận định:

Chỉ dựa vào nhân tố nội sinh và đóng cửa không tiếp nhận

gì từ bên ngoài thì một con người dù lành mạnh, một dân tộc dù cótruyền thống lâu đời cũng sẽ dần dần suy yếu đi và không còn sinhkhí nữa Ngược lại, chỉ chú ý đến nhân tố ngoại sinh, không chuẩn

bị đầy đủ những điều kiện nội sinh thì nhân tố ngoại sinh dù hayđến đâu cũng sẽ bị bật ra ngoài Đó là điểm rất quan trọng trongquan hệ bên trong và bên ngoài [25, tr 175-176]

Trong bối cảnh giao lưu văn hóa toàn cầu hiện nay, việc giải quyếtmối quan hệ giữa nội sinh và ngoại sinh trong xây dựng MTVH có ý nghĩaquyết định đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của quốc gia, dân tộc.Nhật Bản là một nước tư bản, do giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cácyếu tố nội sinh và ngoại sinh nên đã liên tục đạt được những bước tiến "thần kỳ"

về kinh tế, rất đáng để chúng ta học tập

Ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệpphát triển đất nước một cách bền vững đang được đẩy mạnh trên nền tảng vănhóa dân tộc Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chủ trương pháthuy nguồn lực văn hóa dân tộc bằng cách: "Dựa vào nguồn lực trong nước làchính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài" [14, tr 84] Quán triệtđường lối đó, toàn Đảng, toàn dân ta đang cố gắng khơi dậy và phát huy tớimức cao nhất nội lực của một nền văn hóa có bề dày truyền thống và bản lĩnhcao cường trong suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Đồng thời, cũngtrong gần nửa thế kỷ qua, chúng ta đã kịp thời bổ sung cho mình một số giá trịvăn hóa của nước ngoài mà chế độ thực dân luôn tìm cách ngăn trở, cấm kỵ;

Trang 33

nâng cao được sự hiểu biết nhất định về tri thức nhân loại cho nhân dân ta.Tuy nhiên, trong điều kiện đổi mới hiện nay, vấn đề là làm sao để có thể nhậnthức được nhanh hơn, chắc hơn và kịp thời hơn những tinh hoa văn hóa củanhân loại cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước Điều quantrọng là phải biết biến những cái của người thành những cái của ta thông quamột sự sàng lọc và thực tiễn hóa, Việt Nam hóa theo kinh nghiệm của NhậtBản, Hàn Quốc và một số nước khác.

Năm là, MTVH luôn có sự đan xen giữa văn hóa và phản văn hóa, giữa

có tính tất yếu lịch sử và xét theo phạm vi không gian, nó có tính chất toàn cầu.Bên cạnh sự phát triển tiến bộ hướng tới tương lai của các quốc gia dân tộc vớinhững giá trị tinh hoa truyền thống và những giá trị nhân bản hiện đại lànhững dấu hiệu của phản văn hóa gây nên tình trạng lệch chuẩn xã hội: khủnghoảng về định hướng giá trị, về xu hướng nhân cách, kèm theo các tệ nạn xãhội

Trang 34

Trong quá trình phát triển của xã hội, chuyển đổi giá trị là một tất yếu đặt

ra yêu cầu lựa chọn giữa cái cũ và cái mới, cái bảo thủ, lạc hậu và cái tiến bộ,văn minh, các giá trị và phản giá trị Hệ quả của quá trình chuyển đổi là cónhững giá trị chuẩn mực trong điều kiện mới không còn phù hợp, trở thànhnhững phản giá trị gây lực cản nguy hại đối với sự phát triển của xã hội, cần phảiloại bỏ Tuy nhiên, do có cả một quá trình định hình và ăn sâu bám chắc vàophong tục tập quán, tâm lý, lối sống của cả một cộng đồng nên những phản giátrị này thường tồn tại dai dẳng trong MTVH của thời đại mới, không dễ gì chối

bỏ và loại trừ ngay được Điều đó đòi hỏi phải có sự cân bằng và hợp lý trongphương thức xử lý nhiều chiều và đa dạng Quan trọng nhất là phải nhận diệnđược các hiện tượng phản văn hóa, phản giá trị, lấy đó là cơ sở đầu tiên của việcloại trừ nó Từ đó tiến tới chống tự phát văn hóa (thực chất là tự phát về chuẩngiá trị), xóa bỏ tình trạng xô bồ, cào bằng giữa giá trị và phản giá trị, xác lập một

hệ giá trị chân chính cho sự phát triển tiến bộ của xã hội, làm trong sạch và lànhmạnh MTVH

1.2 VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

1.2.1 Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới

Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đến nay,đất nước ta bước vào một giai đoạn mới - giai đoạn đổi mới có tính cáchmạng vượt qua biết bao khó khăn và thử thách để đi lên Hơn 15 năm đổi mớivừa qua là một chặng đường phấn đấu quyết liệt, gian khổ nhưng hết sức

vẻ vang của cách mạng nước ta, là giai đoạn chuyển tiếp đặc biệt, đưa đấtnước chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướngXHCN

Trang 35

Đại hội VIII của Đảng (1996) nhận định: "Nước ta đã chuyển sang thời

kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", từ đó đề ramục tiêu của CNH, HĐH , cũng là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta là:

Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vậtchất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến

bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sốngvật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủnghĩa xã hội [14, tr 18-19]

Trên chặng đường mới này, công cuộc đổi mới đã được toàn Đảng, toàndân triển khai ngày càng sâu rộng, đồng bộ và toàn diện trên mọi mặt của đờisống xã hội Đổi mới đã thực sự trở thành phong trào cách mạng sâu sắc, đemlại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự thành công củacách mạng nước ta trong những năm tiếp theo

Tiếp nối tinh thần của Đại hội VIII, Đại hội IX của Đảng là mốc sonđánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ "phát huysức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [16, tr 10]

Sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN mà chúng ta tiến hànhđặc biệt coi trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực để phát huy sức mạnh quyết địnhcủa nhân tố con người, chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động, nângcao dân trí, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân,củng cố khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đây là chủ trương chiến lượcrất quan trọng, là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, làcon đường tất yếu thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, giữ vững ổn định chính trị -

xã hội

Trang 36

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi toànĐảng, toàn quân, toàn dân ta phải nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực: kinh tế, vănhóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xâydựng nhà nước Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi văn hóa được coi là

"nền tảng tinh thần", là "mục tiêu" và là "động lực" của phát triển thì vấn đềxây dựng nền văn hóa, xây dựng MTVH được Đảng ta đặc biệt coi trọng, trởthành điều kiện quan trọng để xây dựng đất nước, phát triển con người TạiHội nghị Trung ương 5 (khóa VIII), lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ươngĐảng đề ra Nghị quyết chuyên đề về văn hóa: "Xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", trong đó "xây dựng conngười Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính cao đẹp"

và "xây dựng môi trường văn hóa hài hòa với môi trường tự nhiên được bảo

vệ và chăm sóc tốt" [15, tr 58-59] là những nhiệm vụ quan trọng được đặt lênhàng đầu Không tạo lập được MTVH phong phú, lành mạnh để xây dựngnhững con người mới phát triển toàn diện thì sẽ không tạo ra được nguồn lựccần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH Đây là những quan điểm thể hiện sự sángsuốt và tầm cao trí tuệ của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới

Trong điều kiện đất nước đang phát triển kinh tế thị trường, đồng thời

mở cửa giao lưu văn hóa với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa, xây dựngMTVH trở thành yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài, tạo cơ sở cho việc thựchiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn đẩymạnh CNH, HĐH hiện nay

1.2.2 Tác động của xây dựng môi trường văn hóa đối với sự nghiệp đổi mới

Xây dựng MTVH trong thời kỳ đổi mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng

và cấp thiết, thể hiện ở tác động tích cực của nó đối với các lĩnh vực chủ yếusau đây:

Thứ nhất, xây dựng MTVH góp phần ổn định chính trị, kiên trì mục

tiêu độc lập dân tộc (ĐLDT) và CNXH, giữ vững định hướng XHCN

Trang 37

Nhìn lại chặng đường hơn 15 năm đổi mới vừa qua có thể thấy, đứngvững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng

ta luôn đề cao vai trò của văn hóa và MTVH Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VIII, cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới: đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước theo định hướng XHCN, vị trí, vai trò của MTVH càng trở nênquan trọng hơn bao giờ hết "Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sựphát triển xã hội" [4, tr 335] trở thành nhiệm vụ thiết yếu để ổn định chính trị,trật tự và an toàn xã hội, kiên trì mục tiêu ĐLDT và CNXH, giữ vững định hướngXHCN

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập kinh

tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mối quan tâm hàng đầu là xây dựng

và phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốtthời kỳ quá độ lên CNXH Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, cải thiệnđời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, Đảng ta còn đặc biệt quan tâm tớiviệc ổn định chính trị, tạo cho mọi người dân được hưởng một cuộc sống dânchủ, tự do và hạnh phúc Xây dựng MTVH tốt đẹp trong cộng đồng trước hết làphải tạo ra được MTVH pháp lý lành mạnh, phát huy được tinh thần tráchnhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân trong xây dựng và củng cố bộmáy nhà nước trong sạch, đảm bảo tự do, dân chủ của mọi công dân trướcpháp luật, chống tình trạng cửa quyền, hách dịch, tham nhũng, nhiễu sách nhândân; tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ quannhà nước Vì vậy, xây dựng MTVH phải gắn liền với cải cách hành chínhhiện nay và tạo ra một phong cách làm việc mới của bộ máy nhà nước thực sựcủa dân, do dân, vì dân Đây cũng chính là tiền đề quan trọng cho sự ổn địnhchính trị quốc gia, bởi lẽ, không thể có một nền chính trị ổn định được tạo lậptrong những điều kiện của một MTVH độc hại, nhiễu loạn, phi nhân tính

Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, thực hiện cơchế thị trường và chính sách đối ngoại rộng mở, làm bạn với tất cả các nước,đòi hỏi hơn bao giờ hết chúng ta phải kiên định giữ vững mục tiêu ĐLDT và

Trang 38

CNXH, giữ vững định hướng XHCN Đối với nhiệm vụ xây dựng MTVH, đâyvừa là cơ hội lớn, đồng thời là thách thức lớn Muốn mở cửa và hội nhập nhưngvẫn giữ được bản sắc dân tộc thì nhất thiết phải giữ vững định hướng XHCN

Suy cho cùng, sự nghiệp CNH, HĐH nhằm mục tiêu dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh chỉ có thể thành công khi chúng ta biếtkhơi dậy những tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người Tiềm năng sángtạo này không ở đâu khác, nó được nuôi dưỡng trong MTVH của quốc gia,dân tộc Với ý nghĩa đó, MTVH chỉ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐHđất nước theo định hướng XHCN khi nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển xã hội, phát triển con người MTVH đó phải là sự tích hợp củacác nhân tố tiến bộ, nhân văn nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con ngườiViệt Nam, vươn tới hệ giá trị chân - thiện - mỹ

Trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay, xây dựng MTVH không chỉ

có ảnh hưởng tích cực đến mọi hoạt động sáng tạo của con người, nâng caohàm lượng trí tuệ và hàm lượng văn hóa cho họ mà còn có vai trò quan trọngtrong việc phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường,đảm bảo định hướng XHCN MTVH không đứng ngoài phát triển mà gắn liềnvới phát triển, duy trì sự phát triển bền vững và điều tiết sự phát triển đó Vì lẽ

đó, xây dựng MTVH chính là cơ sở để tạo lập sự ổn định chính trị, địnhhướng mục tiêu, lựa chọn bước đi thích hợp, đảm bảo giữ vững định hướngXHCN trong suốt tiến trình đổi mới

Thứ hai, xây dựng MTVH có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội

Khi xác định văn hóa là "mục tiêu", đồng thời là "động lực" thúc đẩykinh tế - xã hội phát triển, các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng đã chỉ rõ mốiquan hệ qua lại và vai trò động lực của văn hóa, MTVH đối với sự phát triểnkinh tế

Trang 39

Tuy MTVH bao gồm những điều kiện thuộc đời sống tinh thần của xãhội, còn kinh tế là yếu tố thuộc đời sống vật chất của xã hội, nhưng hai yếu tốnày không tách rời nhau, không đứng ngoài nhau mà trái lại, giữa chúng cómối quan hệ hữu cơ không thể tách rời và cùng hướng tới mục tiêu phát triển.MTVH được xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ, công bằng xãhội, vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân sẽ chứa đựng tiềmtàng những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, bảo đảm tốc độ và trình độngày càng cao của tăng trưởng kinh tế MTVH đạt tới trong sạch, lành mạnh

sẽ là mảnh đất tốt cho sự nảy nở những tài năng sáng tạo của con người, cho

sự ra đời của những sáng chế, phát minh, cải tiến khoa học kỹ thuật (KHKT)

và công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội Đến lượt nó, sự pháttriển kinh tế đạt đến mức tăng trưởng cao sẽ tạo ra những điều kiện vật chấtcho sự phát triển MTVH lành mạnh và ổn định Tuy nhiên, sự tác động củakinh tế không có ý nghĩa quyết định chất lượng của MTVH Thực tế cho thấy,

ở một số nước tư bản phát triển tồn tại tình trạng một nền kinh tế đạt mức độtăng trưởng cao, thậm chí rất cao bên cạnh một MTVH nhiễu loạn, chứa đựngnhiều yếu tố độc hại gây nên sự què quặt về tâm hồn con người

Sự phát triển của xã hội là do trình độ, năng lực của con người quyếtđịnh (lao động chân tay, lao động trí óc, trình độ kỹ thuật và khoa học quảnlý), mà con người phát triển theo hướng nào là do sự tác động của MTVH.Điều đó cho thấy, sự phát triển của xã hội, xét đến cùng được biểu hiện ở sựphát triển của MTVH hay có thể nói, chất lượng của MTVH là thước đo trình

độ phát triển của xã hội

Cũng cần nhận thấy rằng, MTVH trong sạch, lành mạnh sẽ tạo nênnhững "chuẩn giá trị", hướng đích cho con người phấn đấu và vươn tới Xâydựng MTVH trong sạch, bền vững cũng chính là tạo ra hành lang pháp lý -đạo lý đảm bảo quyền tự do cho con người Trong điều kiện phát triển kinh tếthị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, mỗi cá nhân, tập thể

Trang 40

đều có quyền tự do phát triển kinh tế trong khuôn khổ "cạnh tranh lành mạnh",

"làm giàu chính đáng", trong đó lấy thước đo "công bằng, dân chủ và văn minh"

để điều tiết kế hoạch làm giàu Thước đo ấy chỉ có thể có được trong mộtMTVH lành mạnh, định hướng XHCN

Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH trongđiều kiện mới nhằm phát triển kinh tế - xã hội Dưới sự tác động tích cực củaMTVH có bề dày truyền thống tốt đẹp, đất nước ta đang thực sự chuyển mìnhvươn tới giàu mạnh Xây dựng MTVH chính là hoạt động tích cực tạo ra những

"kích tấc đòn bẩy" để phát triển kinh tế - xã hội

Thứ ba, Xây dựng MTVH nhằm giải quyết tốt những vấn đề xã hội,

nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Văn hóa và xã hội gắn bó hữu

cơ với nhau như hình với bóng Có thể nói xã hội là bộ mặt của văn hóa và vănhóa phải thông qua xã hội, làm nên môi trường xã hội để tác động vào cáclĩnh vực khác trong cuộc sống của con người và cộng đồng người" [18, tr.70] Câu nói trên đã khẳng định giữa văn hóa và xã hội có mối quan hệ mậtthiết khăng khít với nhau Nói "xã hội là bộ mặt của văn hóa" cũng tức là xãhội là nơi biểu hiện tập trung và sinh động nhất chất lượng của MTVH Một

xã hội được gọi là phát triển khi mọi mối quan hệ của con người trong xã hội

ấy tạo nên một MTXH lành mạnh, khỏe khoắn Muốn có xã hội tốt thì phải cócon người tốt, và muốn có con người tốt thì phải có MTVH tốt, đó là quan hệbiện chứng giữa MTVH, MTXH và con người Để xã hội và con người đượcphát huy hết khả năng của mình, cần phải tạo dựng một MTVH trên nền tảngcủa một hệ tư tưởng tiến tiến thấm đượm những giá trị nhân văn, nhân bản

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 1996 - 2000, tăng trưởng kinh tế của tamới chỉ đạt tăng bình quân hàng năm 7% mà đã làm bộc lộ không ít những vấn

đề văn hóa - xã hội bức xúc Rõ ràng là khi kinh tế tăng trưởng thì phải quantâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội Nền tảng vật chất và nền

Ngày đăng: 22/03/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.I. Ác-nôn-đốp (Chủ biên) (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin
Tác giả: A.I. Ác-nôn-đốp (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1981
2. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương (tái bản), Nxb Tổng hợp, Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Tổnghợp
Năm: 1998
3. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2000), Hạ Long những lời đánh giá và ngợi ca, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạ Long những lời đánh giá và ngợica
Tác giả: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Năm: 2000
4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2000), Một số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng - văn hóa, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện của Đảng vềcông tác tư tưởng - văn hóa
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
5. TS. Đào Đình Bắc (1998), "Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục môi trường nhân văn theo tinh thần hòa hợp với thiên nhiên", Kỷ yếu hội thảo:Khoa học về giáo dục môi trường nhân văn, tr. 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục môi trườngnhân văn theo tinh thần hòa hợp với thiên nhiên
Tác giả: TS. Đào Đình Bắc
Năm: 1998
6. Nguyễn Đức Bình (1995), "Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (11), tr. 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số địnhhướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 1995
7. GS.TS Trần Văn Bính (Chủ biên) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa trong quá trình đô thịhóa ở nước ta hiện nay
Tác giả: GS.TS Trần Văn Bính (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
8. GS.TS Trần Văn Bính (Chủ nhiệm đề tài) (2000), Đề cương bài giảng lý luận văn hóa (Cho hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng lýluận văn hóa
Tác giả: GS.TS Trần Văn Bính (Chủ nhiệm đề tài)
Năm: 2000
9. Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao (1992), Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hóa và pháttriển ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1992
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
12.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
13.Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương (khóa VII), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấphành Trung ương (khóa VII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1993
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấphành Trung ương (khóa VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17.Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2001
18.Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
19.Federico Mayor (1993), "Ban đầu và cuối cùng là văn hóa", Người đưa tin UNESCO, (10), tr, 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban đầu và cuối cùng là văn hóa
Tác giả: Federico Mayor
Năm: 1993
20.Georges Olivier (1992), Sinh thái nhân văn, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái nhân văn
Tác giả: Georges Olivier
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w