TÓM LƯỢCTrong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập thì cạnh tranh trên thị trường sẽngày càng quyết liệt, không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước màcòn có sự cạnh
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập thì cạnh tranh trên thị trường sẽngày càng quyết liệt, không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước màcòn có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường nội địa, đặcbiệt là đối với ngành cơ khí, một ngành mà hiện nay các công ty trong nước bị đánhgiá là năng lực cạnh tranh còn yếu kém Do vậy, nâng cao sức cạnh tranh là hoạt độngquan trọng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm Thực hiện tốt hoạt động này sẽgiúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển một cách bền vững
Với khuôn khổ của khóa luận này, đề tài đi sâu nghiên cứu về nâng cao năng lựccạnh tranh cho công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q Khóa luận đã trìnhbày các lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cũng như các nhân tố ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khóa luận thu thập đầy đủ số liệu và tiếnhành phân tích nhằm làm rõ năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty TNHH sản xuấtthương mại và dịch vụ 2Q để từ đó đưa ra những thành công cũng như tồn tại trongquá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.Khóa luận cũng đưa ra các giảipháp thực tế nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại về nguồn cung ứng, cơ sở vật chất kỹthuật, nguồn nhân lực ,tài chính để nâng cao sức cạnh tranh của công ty đồng thời cónhững đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước cũng như ngành cơ khí tạo môi trườngthuận lợi để công ty có thể mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, được sự đồng ý của Nhà trường, Ban lãnh đạo Công tyTNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q, sau thời gian thực tập và nhận được sự chỉbảo tận tình của Ths.Nguyễn Minh Phương cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn của các côchú, anh chị phòng kế toán, em đã có cơ hội quan sát, học hỏi cũng như nghiên cứucác tài liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q” Qua đây, em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Ths.Nguyễn Minh Phương cùngcác thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Luật, trường Đại học Thương Mại, Ban lãnh đạo
và các cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ2Q đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệpnày
Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khóa luận khôngtránh khỏinhững thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy cô và cácbạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên Phạm Thị Lý
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 3
4 Đối tượng,mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1.Một số khái niêm cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6
1.1.1.Khái niệm cạnh tranh 6
1.1.2.Khái niệm năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6
1.1.3.Phân loại 7
1.2 Vai trò của cạnh tranh 9
1.3.Nội dung ,lý thuyết,công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN 10
1.3.1.Một số lý thuyết liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của DN 10
1.3.2.Nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 10
1.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá 11
1.4.Các công cụ cạnh tranh 13
1.4.1 Công cụ cạnh tranh bằng giá 13
1.4.2.Công cụ về sản phẩm: 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 2Q 16
2.1.Tổng quan về ngành cơ khí và năng lực cạnh tranh trong ngành cơ khí Việt Nam 16
2.1.1.Tổng quan về ngành cơ khí Việt Nam 16
2.1.2 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cơ khí Việt Nam 17
2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q 18
Trang 42.2.1 Nguồn cung ứng đầu vào 18
2.2.2.Đối thủ cạnh tranh: 18
2.2.3 Cơ sở hạ tầng,vật chất, kỹ thuật 19
2.2.4.Nguồn nhân lực 19
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và Dịch Vụ 2Q giai đoạn 2017 – 2019 20
2.3.1 Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và Dịch Vụ 2Q giai đoạn 2017 – 2019 20
2.3.2 Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 23
2.4 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q trong thời gian vừa qua 23
2.4.1 Thành công 23
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 24
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 2Q TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 26
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty 2Q 26
3.1.1 Mục tiêu phát triển công ty 2Q 26
3.1.2 Phương hướng phát triển công ty 2Q 26
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 2Q 27
3.2.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và tốt về chất lượng 27
3.2.2 Giải pháp về khả năng cạnh tranh của sản phẩm 27
3.2.3 Đảm bảo nguồn lực tài chính của công ty 28
3.2.4 Tăng cường nguồn lực vật chất cho công ty 28
3.2.5 Giải pháp về mở rộng phạm vi thị trường 28
3.2.6.Giải pháp về hoạt động xúc tiến 29
3.3 Một số kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty 2Q 29
3.3.1 Về phía Nhà nước 29
3.3.2 Về phía Ngành cơ khí 30
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 30
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
ST
T
1 Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 2Q giai đoạn 2017-2019 19
2 Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và
Dịch Vụ 2Q giai đoạn 2017-2019
20
3 Bảng 2.3 So sánh doanh thu và lợi nhuận của công ty 2Q và 2 đối
thủ cạnh tranh giai đoạn 2017 – 2019
21
4 Bảng 2.4 Thị phần công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ
2Q giai đoạn 2017 – 2019
22
5 BẢNG 2.5.Tỷ suất thu nhập của công ty TNHH sản xuất thương
mại và dịch vụ 2Q giai đoạn 2017 – 2019
22
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
2 WTO Tổ chức thương mại thế giới
4 2Q Công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q
7 EIA 310 là một tiêu chuẩn và tổ chức thương mại bao gồm liên minh các
hiệp hội thương mại của các nhà sản xuất thiết bị điện tử tại Hoa
Kỳ về tủ điện
8 CBCNV Cán bộ công nhân viên
9 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh là một trong các quy luật của nền kinh tế thị trường, là động lực thúcđẩy phát triển kinh tế Trong nền kinh tế thị trường việc các doanh nghiệp tồn tại vàphát triển trong sự cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu Sự cạnh tranh không chỉ diễn ragiữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
có những điều kiện nguồn lực tốt hơn Doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực, giànhthế chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp đã có uy tínlâu năm trên thị trường cố gắng để tăng thị phần, những doanh nghiệp mới thì phải tìmcho mình những bước đi đột phá để thâm nhập thị trường, tất cả đều nhằm mực đíchthành công và có chỗ đứng vững vàng trên thị trường chung Kết quả của quá trìnhcạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển, doanh nghiệpnào phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và ra khỏi thị trường ngành Vì vậynâng cao khả năng cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi một doanh nghiệp.Công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q hoạt động với chức năng chính
là sản xuất và lắp ráp tủ điện,sản xuất các thiết bị điện dân dụng,sản xuất các sản phẩm
cơ khí xây dựng và thi công các công trình xây dựng công nghiệp,dân dụng ,sản xuấtcác loại tủ server,tủ mạng theo tiêu chuẩn công nghiệp EIA 310,sản xuất và lắp đặtthang máng cáp,Sản xuất cơ khí tấm mỏng,lắp đặt hệ thống thông gió và chủ yếu hoạtđộng trên thị trường Miền Bắc.Hiện nay công ty đang phải cạnh tranh với nhiều đốithủ lớn Thời gian đầu công ty đã gặp không ít khó khăn nhưng với kiến thức, kinhnghiệm của Ban lãnh đạo công ty cũng với sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhânviên, công ty đã dần thích ứng với thị trường, từng bước tạo lập và nâng cao khả năngcạnh tranh của mình Tuy nhiên, kết quả đem lại lại chưa đạt được mức kế hoạch đề racủa doanh nghiệp trong những năm trước đó.Cụ thể Tổng doanh thu thuần của Công tynăm 2017 tăng 21.02% so với năm 2016, năm 2018 tăng 33.84% so với 2017, tháng10/2019 tăng 34.53% so với năm 2018 mà trong khi đó kế hoạch đề ra của công ty
2019 là tăng 60% (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty tnhh sản xuất thươngmại và dịch vụ 2Q).Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn yếu kém ,hoạtđông Marketing và mở rộng thị trường của công ty vẫn còn hạn chế và chưa thực sự cóhiệu quả vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty cơ khí cùng sản xuất nhữngsản phẩm tương tự, phạm vi thị trường còn hẹp và thị trường chủ yếu tập trung trên thịtrường Miền Bắc.Điều đó cho thấy sự cần thiết của nâng cao sự cạnh tranh về sảnphẩm là sự sống còn của doanh nghiệp.Do khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn yếunên dẫn tới lợi nhuận của công ty thấp so với các công ty đối thủ.Ngoài ra cùng vớitiến trình hội nhập kinh tế, chính sách bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp của
Trang 8nhà nước thị trường và mở cửa thị trường là sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranhlớn nhỏ trong và ngoài nước khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốcliệt.
Với tất cả những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranhcủa công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q trên thị trường Miền Bắc” làthực sự cần thiết cho công ty 2Q
2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Cho đến nay, trên những góc độ và khía cạnh khác nhau, có khá nhiều đề tàinghiên cứu về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như:
[1] Nguyễn Thị Liên (2014) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh mtv sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng đăng khánh”,Khóa luận tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thương mại.
Bài viết đã nêu được một cách khá đầy đủ và chi tiết những lí luận về năng lựccạnh tranh, như: khái niệm về cạnh tranh, các loại hình cạnh tranh, công cụ cạnh tranh,các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.Tác giả cũng đã đưa ra được những giải phápmột cách cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
[2] Đỗ Thị Thu Trang (2014) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Carbon Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương
mại
Khóa luận đã nêu ra được hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp nghiên cứu (chủ yếu làthống kê và phân tích dữ liệu thứ cấp) để đánh giá được thực trạng tình hình nâng caonăng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Carbon Việt Nam Tác giả đã phân tích nănglực cạnh tranh của công ty thông qua các chỉ tiêu như thị phần, lợi nhuận và tỷ suất lợinhuận… từ đó rút ra những thành công và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế
và đề ra các giải pháp Tuy nhiên các giải pháp lại chưa thực sự đi sâu xuất phát từnguyên nhân của vấn đề để giải quyết những hạn chế trong quá trình nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp
[3] Phan Thị Kiều Oanh (2017) “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV TM và DV Phúc Thanh”,Khóa luận tốt nghiệp khoa Quản trị kinh
doanh ,trường Đại học Kinh tế Huế
Đề tài đã tập trung phân tích một cách chi tiết các chiến lược nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh bao gồm chiến lược tổng quát của M.Porter và chiến lược thíchnghi của Miles and Snow Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lựccạnh tranh của công ty, tác giả chỉ phân tích chủ yếu các chỉ tiêu định tính mà khôngđưa vào các chỉ tiêu định lượng để làm rõ Nhìn chung, đề tài có kết cấu khoa học, rõ
Trang 9ràng, đồng thời đưa ra được nhiều giải pháp thực tế giúp nâng cao năng lực cạnh tranhcủa công ty TNHH MTV TM và DV Phúc Thanh
[4] Nguyễn Lan Hương(2015) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh
tế và kinh doanh quốc tế , Trường Đại học Ngoại Thương
Luận văn đưa các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công tyhàng hải Việt Nam Luận văn thu thập đầy đủ số liệu và tiến hành phân tích nhằm làm
rõ năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty trên thị trường nội địa để từ đó đưa ranhững thành công cũng như tồn tại trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty Tác giả cũng đưa ra các giải pháp thực tế nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại
trong việc phát triển dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
3.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Với tính cấp thiết của đề tài, kế thừa các cơ sở lí luận về cạnh tranh của các đề tài
có liên quan, kết hợp quá trình thực tập nghiên cứu ở công ty tnhh sản xuất thương mại
và dịch vụ 2Q nhận thấy được ý nghĩa và vai trò to lớn của việc nâng cao năng lựccạnh tranh cho doanh nghiệp Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q trên thị trường miềnbắc.” là đề tài nghiên cứu Với việc đi sâu tìm hiểu nội dung cạnh tranh về chính sáchsản phẩm của công ty ,các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh sẽ hỗ trợ một phần nào đó trong việc nâng cao năng lực cạnh tranhtrên thị trường Miền Bắc cho công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q.Đề tàitập trung nhằm trả lời các câu hỏi sau:
+ Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là doanh nghiệp nào?
+ Làm thế nào để khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mình cungứng, chứ không phải của đối thủ cạnh tranh?
+ Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty theo những tiêu chí , cơ sở nào?+ Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng các giảipháp về cạnh tranh sản phẩm?
4.Đối tượng,mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Miền Bắc về cạnh tranh sản phẩm
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu :Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trênthị trường Miền Bắc của công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q dựa trênnhững chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tỷ suất thu nhập
Trang 10- Không gian nghiên cứu: khu vực thị trường Miền Bắc
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu số liệu từ năm 2017-2019 và đề xuất một sốgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới
4.3.Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty , bao gồm: các
khái niệm, đặc điểm, nội dung, năng lực cạnh tranh của công ty 2Q
-Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công tyTNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q trong thời gian vừa qua.Để từ đó rút ra hạnchế, thành công và các nguyên nhân trong công tác này
-Trên cơ sở phân tích các vấn đề về lý thuyết và thực trạng tại Công ty, từnhững hạn chế đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q trên thị trường MiềnBắc
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thuthập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống
kê Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơcấp lại thường phức tạp, tốn kém.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việcquan sát trực tiếp quá trình hoạt động của công ty, thông qua phiếu trắc nghiệm, phiếuđiều
tra chuyên sâu khách hàng và nhân viên, phỏng vấn các nhân viên và nhà quản trị Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong phần đầu chương 2 của bài khóa luận
để góp phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển của công ty, mô hình tổ chức và
bộ máy hoạt động của công ty cũng như làm sáng tỏ một phần nào đó thực trạng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty 2Q
5.1.2.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích cóthể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệuchưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý.Phương pháp thu thập dữ liệuthứ cấp từ các phòng ban của công ty như kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tàichính, tài liệu nội bộ của công ty…nguồn khác như báo chí, luận văn, chuyên đề, cácvăn bản của Nhà nước.Bài giảng, Giáo trình của trường đại học thương mại, các tàiliệu tham khảo
Trang 11Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 2 và chương 3 của bàiluận văn Trong chương 2, dữ liệu này được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranhcủa công ty 2Q giai đoạn 2017 – 2019.
5.2.Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể vàtính quy luật của hiện tượng qua biểu hiện bằng số liệu Sau khi thu thập đầy đủ cácthông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cần phải sử dụng phương pháp phân tích dữliệu, tổng hợp và so sánh Đây là phương pháp hết sức quan trọng và là khâu trọng yếutrong quá trình viết bài luận.Các phương pháp phân tích số liệu tác giả sử dụng baogồm:
5.2.1.Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp sử dụng các con số, đồ thị, bảng biểu,hình vẽ để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng Sử dụng phương pháp nàygiúp người đọc có thể nhìn nhận được những đặc điểm của hiện tượng bằng trực quanmột cách dễ dàng và nhanh chóng Phương pháp này được tác giả chủ yếu sử dụng ởchương 2 để cụ thể hóa một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh như: doanh thu,thị phần, tỉ suất lợi nhuận … bằng các bảng số liệu
5.2.2.Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đây là một phương pháp sử dụng chủ yếu trong phân tích Phương pháp nàyđược sử dụng trong chương 2 để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sảnxuất thương mại và dịch vụ 2Q, so sánh năng lực cạnh tranh của công ty 2Q với cácdoanh nghiệp khác, so sánh giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước và các doanhnghiệp cơ khí nước ngoài
6.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu, phần phụ lục, lời kết luận, đề tài cókết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thươngmại và dịch vụ 2Q
Chương 3:Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Một số khái niêm cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1.Khái niệm cạnh tranh
Thuât ngữ cạnh tranh được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế,thương mại, luật, chính trị…nên có khá nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học định nghĩa: “Cạnh tranh là sự đấu tranh đốilập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên haynhiều bên cô gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được Theo từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm 1992): Cạnh tranh được xem là sựganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùngmột loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đuagiữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trongnền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiệnsản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất
Vì nước ta là quốc gia đang phát triển ,ngày càng có nhiều doanh nghiệp nổi lêncạnh tranh cùng một loại tài nguyên sản xuất để lôi kéo khách hàng nâng cao lợi nhuậncho công ty nên theo em thì khái niệm theo từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm1992) phù hợp với môi trường hiện nay ở Việt Nam và có thể hiểu :Cạnh tranh là quátrình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường,giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa cácchủ thể khi tham gia thị trường
1.1.2.Khái niệm năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a) Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì năng lực cạnh tranh là khảnăng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thunhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Năng lực cạnh tranh là khả năngcủa một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giànhlại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ
Hiểu một cách đơn giản năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh
và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất
Trang 13lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiệntại và làm nảy sinh thị trường mới.
b, Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó có thểđứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển
Theo nhà quản trị chiến lược Micheal Porter: Năng lực cạnh tranh của công ty cóthể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sảnphẩm thay thế) của công ty đó Năng lực giành giật và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụcao thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao Micheal Porter không bó hẹp ở cácđối thủ cạnh tranh trực tiếp mà ông mở rộng ra cả đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và cácsản phẩm thay thế
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: Năng lực cạnhtranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại vềnăng lực kinh tế”
Theo Humbert Lesca Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, nănglực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường cạnhtranh và tiến triển bằng cách thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất cũng đủ để trang trảicho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
Vì đề tài tập trung vào năng lực cạnh tranh về sản phẩm Điều đó nghĩa là khảnăng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm cùng loại cao thì nâng cao được doanhthu,giữ được vị trí trên thị trường.Theo em thì khái niệm theo nhà quản trị chiến lượcMicheal Porter phù hợp với đề tài nghiên cứu
-Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản
xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ Trong đó, các doanh nghiệp yếu kémphải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽchiếm ưu thế Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cảđều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp
Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi
Trang 14nhuận, vị thế và an toàn Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốnđầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn tới sựhình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh thì có cạnh tranh lành mạnh vàcạnh tranh không lành mạnh Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả cácbiện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt được mục tiêu kinh tế của mình Cónhững biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh (HealthyCompetition) Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương chứkhông phải bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnhtranh không lành mạnh (Unfair Competition)
Xét theo mức độ cạnh tranh:
Cạnh tranh quốc qia
Mỗi quốc gia cạnh tranh dựa trên lợi thế của mình về nguồn lực, lợi thế củangành, lợi thế quốc gia để tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với cácđối thủ cạnh tranh trực tiếp Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, các quốc giakhông chỉ cạnh tranh mà cùng bắt tay hợp tác hai bên cùng có lợi, nâng cao năng lựccạnh tranh cùng giúp nhau phát triển
Cạnh tranh sản phẩm
Sản phẩm được doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để tăng khả năng cạnh tranhbằng cách làm ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhucầu của người tiêu dùng hoặc là tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng Mặt khác,sản phẩm chất lượng càng cao thì uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trườngcàng cao Chất lượng sản phẩm tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với cácnhãn hiệu của doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn và lâu dài cho doanh nghiệptrước các đối thủ cạnh tranh
Đề tài nghiên cứu về cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh sảnphẩm Doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận cao thì phải tập trung vào cạnh tranhsản phẩm Vì trong chính sách sản phẩm có yếu tố về chất lượng,mẫu mã,kiểu dáng…
mà chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi ,là linh hồn của sản phẩm ,là thước đo biểuthị giá trị sử dụng của sản phẩm và cũng là vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thị trường.Tổchức tiêu chuẩn hóa ISO đã đưa ra khái niệm: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể nhữngchỉ tiêu,những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của sản phẩm ,thể hiện được sự thỏa mãn nhucầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp”.Như vậy chất lượng sản phẩmđược hiểu trên 2 khía cạnh là chất lượng sản phẩm và sự phù hợp với nhu cầu thịtrường
Trang 151.2 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và tronglĩnh vực kinh tế nói chung
-Đối với người sản xuất
Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động nhạy bén hơn, thường xuyên cảitiến sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao tay nghềlao động, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.Đồng thời hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp vào mục tiêu chung, phát huymọi ý tưởng sáng tạo, tìm ra cái mới nhằm nâng cao chất lượng, chủng loại sản phẩm
để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng
-Đối với người tiêu dùng
Nhà sản xuất nào cũng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của khách hàng đốivới doanh nghiệp mình Vì vậy, họ luôn cố gắng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàngthông qua việc cải tiến chất lượng, chủng loại sản phẩm cũng như dịch vụ đi kèm.Điều đó làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với điều kiện từng người.Các doanh nghiệp cạnh tranh càng khốc liệt, người tiêu dùng càng được lợi nhiều hơn.-Đối với xã hội
Cạnh tranh làm cho xã hội ngày càng phát triển, những hoạt động PR của cácdoanh nghiệp làm cho xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, làm phong phú thêm đờisống vật chất và tinh thần của con người Để cạnh tranh lành mạnh và giúp doanhnghiệp phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến vấn
đề bảo vệ môi trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cá nhân ngày càng phát triển toàndiện, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao mức sống của cá nhân và xãhội Bên cạnh những mặt tích cực đó thì cạnh tranh cũng có những mặt trái làm chomôi trường kinh doanh ít an toàn và tình hình xã hội ngày càng phức tạp Trong thực
tế, để chiếm đoạt được mục đích của mình một số doanh nghiệp đã dùng nhiều thủđoạn cạnh tranh không lành mạnh vi phạm đạo đức, pháp luật nhằm thu được nhiều lợiích cho mình hoặc làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền, tung tin giảphá hoại đối thủ cạnh tranh, đồng thời đó là tác nhân làm phân hóa giàu nghèo ngàycàng sâu sắc, phá hủy môi trường
Trang 161.3.Nội dung ,lý thuyết,công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
1.3.1.Một số lý thuyết liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của DN 1.3.1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của M Porter.
Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có mức giáthấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngangbằng Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét qualợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động
Theo M.Porter, NLCT phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáocủa mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự dị biệt của sản phẩm Muốn nâng caonăng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế của mình để đạt thắng lợitrong cạnh tranh Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:
- Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh Cácnhân tố sản xuất như đất đai, vốn, lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợithế cạnh tranh
- Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị chokhách hàng, giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụngsản phẩm Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đốithủ
Thông thường việc xác đinh khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4 tiêuchí: Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm, tính cạnh tranh
về giá cả, khả năng thâm nhập thị trường mới, khả năng khuyến mại, lôi kéo kháchhàng và phương thức kinh doanh ngày càng phong phú hơn
Vì phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ tập trung trên thị trường miền Bắc và quy môcủa công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ 2Q nhỏ nên em tập trung vào điểmyếu của công ty là cạnh tranh sản phẩm để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty
1.3.2.Nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Do điểm yếu của công ty là khoa học công nghệ kém dẫn tới chất lượng sảnphẩm không cải thiện.không sáng tạo nên tập trung vào nâng cao cạnh tranh sản phẩm
Cạnh tranh sản phẩm
Sức cạnh tranh sản phẩm là năng lực tạo ra duy trì, phát triển thị phần, lợi nhuậnthông qua việc giảm thiểu chi phí sản xuất, chất lượng được nâng cao, giá thành hạ.Sức cạnh tranh sản phẩm được thể hiện các yếu tố: Giá cả, chất lượng sản phẩm, chế
độ bảo hành chuyên nghiệp
-Chất lượng sản phẩm
Trang 17Chất lượng sản phẩm cơ khí là khả năng đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật(chức năng chính) đối với sản phẩm (kích thước, khả năng chịu lực, khả năng Các biệnpháp kỹ thuật kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm cơ khí ThS Đào Chí TuệTrung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu (COMFA), Viện khoa học vật liệu (IMS) chịu tácđộng yếu tố môi trường như ăn mòn, nhiệt độ….và các yêu cầu khác như tính tiện
dụng, tínhthẩm mỹ…
+ Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì các hàng hóa, dịch vụ do doanhnghiệp cung cấp phải có năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của sản phẩm thểhiện năng lực thay thế một sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm nghĩa là tăng tính năng sử dụng, tuổi thọ, độ antoàn của sản phẩm, tiết kiệm được nguồn tài nguyên, tăng giá trị sử dụng trên một sảnphẩm đầu ra Nhờ đó tăng khả năng tích luỹ cho tái sản xuất, hiện đại hoá công nghệ,máy móc thiết bị, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật Nâng cao chất lượng sản phẩmcòn đồng nghĩa với tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu khách hàng đồngthời giảm chi phí đi một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình đổi mới, cải tiếnhoạt động, tối thiểu hoá lãng phí, phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa vì vậy mà lợinhuận được tăng cao
+ Các doanh nghiệp phải làm ra và cung cấp sản phẩm phù hợp với thị hiếukhách hàng, được thị trường chấp nhận, có khả năng tiêu thụ mạnh giúp doanh nghiệp
mở rộng được thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+Chất lượng sản phẩm là yếu tố đặt lên hàng đầu của đại bộ phận người tiêudùng khi chọn lựa sản phẩm Do vậy, doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu kháchhàng một cách tối đa thì sẽ giành thị phần cao hơn Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ
là toàn bộ lợi ích làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
+ Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cần cả cải tiến công nghệmáy móc hiện đại, chuyên môn của các nhân viên cần được nâng cao
-Giá cả
Một sản phẩm có cùng chất lượng như nhau thì sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽđược người tiêu dùng lựa chọn Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thìdoanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩmnhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh
1.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá
Nhóm chỉ tiêu định lượng
-Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu
Công thức xác định:
Trang 18GTt = (DT t – DT t−1)
DT t−1
Trong đó:
GTt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu
DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu
DTt-1: Doanh thu kỳ trước
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần củadoanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường
-Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo lợi nhuận
Công thức xác định:
GRt = (( PRt – PRt-1)) / ( PRt - 1)
Trong đó:
GRt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận kỳ nghiên cứu
PRt: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu
PRt-1: Lợi nhuận kỳ trước đó
Ý nghĩa: Có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thunhưng phản ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so sánh về tốc
độ tăng lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanhnghiệp
Thị phần
- Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp có hai cách xác định thông dụng với những tác dụngkhác nhau:
Cách 1:
Thị phần của doanh nghiệp = Tổng doanhthu tiêu thụtrênthị trường Doanhthucủa doanhnghiệp
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanhnghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường Thông qua sự biến độngcủa chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không củadoanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiếnlược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp
Tuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tính chính xác khixác định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia quá rộng lớn vì nógây nhiều khó khăn trong việc tính được chính xác doanh thu thực tế của các doanhnghiệp Mặt khác công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí
Trang 19Cách 2: Thị phần tương đối.
Thị phần của doanh nghiệp =Doanhthucủa đốithủcạnh tranh mạnhnhất Doanh thucủa doanh nghiệp
Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán hơn nhiều so với chỉ tiêu trên nên nó khắcphục được những nhược điểm của những chỉ tiêu trên Do các đối thủ cạnh tranh thì sẽ
có nhiều thông tin hơn nên lựa chọn phương pháp này người ta có thể lựa chọn từ 2 - 5doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo đặc điểm mỗi lĩnh vực cạnh tranh
Ý nghĩa: Nếu hệ số trên của thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranhthuộc về doanh nghiệp và ngược lại Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu thị phần,doanh nghiệp sẽ biết mình đang ở vị trí nào và có thể vạch ra một chiến lược hànhđộng phù hợp Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò, vị trí của
doanh nghiệp Tỷ suất thu nhập
Nếu như các chỉ tiêu trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt củadoanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất-kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp
Tỷ suất thu nhập = (Thu nhập sau thuế) / (Doanh thu )
Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) chodoanh thu Nó phản ánh số thu nhập ròng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp trong
1 tháng/1 kỳ kinh doanh Nếu chỉ tiêu này năm sau so với năm trước tăng thì nghĩa làhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpđược cải thiện
Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu: ROE
Công thức: ROE = ( Thu nhập sau thuế) / ( Tổng vốn chủ sở hữu)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốnchủ sở hữu Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tưđặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Về mặt lí thuyết,ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả, các cổ phiếu có ROE cao thườngđược các nhà đầu tư ưa chuộng Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một muc tiênquan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp
1.4.Các công cụ cạnh tranh
1.4.1 Công cụ cạnh tranh bằng giá
Giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất Định giá có một ýnghĩa cực kì quan trọng, vì nó là nhân tố quy định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Định giá trong kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu
tố một cách tỉ mỉ để có thể quy định giá thích hợp cho sản phẩm của mình một cáchphù hợp nhất vào một thời điểm nhất định nào đó Đưa ra một chính sách giá cả nào,