luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ, gúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,điều kiện cần thiết là quan trọng là phải thu hút được các nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đó trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển,có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,mở ra nhiều ngành nghề với nhiều sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và phát triển trình độ công nghệ. Để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phủ Lào đã có nhiều nổ lực trong việc làm cho môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn,thông qua chính sách khuyến khích,thu hút đầu tư và các biện pháp quản lý hành chính từng bước được thay đổi. Tỉnh Xekong là một tỉnh thuộc miền Nam,điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, nguồn vốn trong nước còn ít. Mặt khác, so với nhiều địa phuương các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa ban tỉnh còn nhiều bất cập, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, trình độ quả lý thấp kém, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Do vậy việc thu hút vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêg là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh. Từ trước đến nay chưa có một đề tài náo đề cập về công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Sekong trong bối cảnh đó việc chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về thu hút FDI tại tỉnh Sekong “. 2. Mục đích của đề tài - Nêu lên một số vấn đề có tính chất lý luộn và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Đánh gía một cách toàn diện thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích những lợi thế của tỉnh đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó chi ra các nguyên nhân làm hạn chế việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Xekong trong thời gian qua. 1 - Đề xuất giải pháp khả thi để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Xekong ngày càng hiệu quả hơn, và thu hút nhiều hơn nguồn vốn này từ nay đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: tỉnh Xekong +Về thời gian:2006-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vât biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. - Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo. - Phương pháp phân tích thống kế. - Phương pháp toán kinh tế. 5. Kết quả nghiên cứu - Đánh giá đúng thực trạng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Sekong trong thời gian qua, từ đó có những kết luộn về môi trường đầu tư của tỉnh giúp các nhà đầu tư tham khảo và xây dựng các chính sách hợp tác đầu tư với tỉnh. - Những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư để tỉnh Sekong ngày càng thu hút được nhiều hơn và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn quan trọng này, góp phân thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Xekong nói riêng, của Lào nói chung. 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Bản chất, đặc điểm của đầu tư nước ngoài 1.1.1.Các khái niệm cơ bản Cho đến nay, đầu tư không phải là một khái niệm mới đối với nhiều người, nhất là đối với những người công tác trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu rất khác nhau. Có người cho rằng đầu tư tức là phải bỏ một cái gì đó vào một việc nhất định để thu lại một lợi ích trong tương lai. Nhưng cũng có người lại quan niệm đầu tư là các hoạt động sản xuất kinh doanh (viết tắt SXKD) để thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ này thường được sử dụng rộng rãi, như câu cửa miệng để nói lên sự chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt động của con người trong cuộc sống . Vậy đầu tư theo đúng nghĩa của nó là gì ? Những đặc trưng nào quyết định một hoạt động được gọi là đầu tư ? Mặc dù vẫn còn khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư được nhiều người thừa nhận, đó là: ” Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng ” Người bỏ vốn ra gọi là nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân và cũng có thể là nhà nước (đầu tư của Chính phủ). Nhà đầu tư có thể là tổ chức, cá nhân ở trong nước hay ở nước ngoài. Những lợi ích thu được của nhà đầu tư, của xã hội và cộng đồng có thể là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá,…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, ) Như vậy, theo khái niệm trên, đầu tư là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng trưởng kinh tế nói chung, và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn trong dài hạn, nhằm mục đích sinh lợi và chứa đựng yếu tố rủi ro. ‘’Tuy nhiên, nếu hoạt động đầu tư nào cũng sinh lãi thì trong xã hội ai cũng muốn trở thành nhà đầu tư. Chính hai thuộc tính này đã sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất - xã hội phát triển ’’ 3 Nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư dưới nhiều hình thức: Thành lập cơ sở sản xuất mới hoặc mua lại các cơ sở sản xuất hiện có và trực tiếp quản lý các tài sản đó. Hình thức này được gọi là đầu tư trực tiếp, thời gian đầu tư thường là trung và dài hạn. Trái lại, nếu nhà đầu tư bỏ vốn ra để mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, . nhằm hưởng lợi tức, mà không trực tiếp quản lý tài sản của mình thì được gọi là đầu tư gián tiếp, thời gian đầu tư thường là ngắn hạn . Nhà đầu tư nước ngoài (viết tắt ĐTNN) thực hiện hình thức đầu tư trực tiếp vào một nước khác (ví dụ như đầu tư vào Lào) thì được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vậy khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhiều người thừa nhận đó là: ”Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc Nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành các hoạt động đầu tư” Về thực chất, FDI thường là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước nhận đầu tư. Đây là hình thức đầu tư mà nhà ĐTNN đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. 1.1.2 Bản chất, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đối với nhà đầu tư: Tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh là động cơ của nhà đầu tư nước ngoài, họ thường so sánh nhiều nước với nhau trong các lĩnh vực như nhân công, nguồn tài nguyên, vật liệu dồi dào, nguồn tiêu thụ sản phẩm từ đó lựa chọn địa điểm đầu tư, tìm những lợi thế so sánh của một số nước trong khu vực. Như vậy, đây là yếu tố cơ bản để nhà đầu tư chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước ngoài, đối với nhà đầu tư, FDI là công cụ, là phương tiện để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình và chính thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các nhà đầu tư mở rộng họat động kinh doanh của công ty của mình ra toàn thế giới và trở thành các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới mang tính hội nhập, các công ty có tính cạnh tranh quyết liệt với nhau trong việc chọn quốc gia đầu tư, phạm vi hoạt động và địa điểm sản xuất kinh doanh, điều này làm cho FDI ngày càng phát triển rộng hơn, quy mô lớn hơn. + Đối với nước nhận đầu tư: Đa số các nước nhận đầu tư là những nước đang phát triển, thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn kém so với những nước phát triển, vì 4 vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với các nước này tăng cường tiếp cận được với trình độ phát triển của các nước bên ngoài để đưa đất nước mình ngày càng phát triển. Đối với những nước kém phát triển như Việt Nam chúng ta thì FDI không chỉ đơn thuần là nguồn lực bổ sung bên ngoài mà là còn là một chiến lược lớn để thóat khỏi tình trạng kém phát triển lạc hậu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. 1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Các nguồn vốn đầu tư của các nhà ĐTNN khác nhau thường có những yêu cầu khác nhau trong khi đầu tư vào nước khác. Qui mô vốn khác nhau, lĩnh vực đầu tư khác nhau, địa bàn đầu tư khác nhau, yêu cầu tỷ suất lợi nhuận khác nhau, khả năng quản lý khác nhau, sự chuyển giao công nghệ, sự hiểu biết về môi trường đầu tư cũng khác nhau, thì việc chọn hình thức đầu tư thường cũng khác nhau. Dưới đây là những hình thức FDI theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Lào. Nhà đầu tư nước ngoài cụ thể đầu tư vào nước Cộng hòa nhân dân Lào như hình thực như sau : - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhận - Doanh nghiệp liên doanh: doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước nhận đầu tư,trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp đăng ký giữa chính phủ nước nhận đầu tư và chính phủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn ĐTNN hợp tác với doanh nghiệp của nước nhận đầu tư ,hoặc doanh nghệp liên doanh hợp tác với nhà ĐTNN trên cơ sở hợp đồng liên doanh.Hình thực này,đối với nhà đầu tư nước ngoài và các liên hiệp kinh doanh liên doanh này phải đóng góp vốn không vượt mực (30%) của vốn đăng ký. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn vào nước nhận đầu tư. Nhà ĐTNN tự tổ chức hoặc thuê quản lý, điều hành mọi hoạt động đầu tư. 1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nước chủ nhà là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước, tiếp nhận chuyển giao 5 công nghệ hiện đại và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất khẩu… 1.3.1. bổ sung nguồn đầu tư để tăng trưởng kinh tế Vốn là yếu tố có tính quyết định đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế ,nếu không có đầu tư thi không có sự tăng trưởng kinh tế. sự quan hệ với nhau cú thể biểu hiện băng công thực như sau : ICOR = K/ΔGDP = ( K/GDP ) : ( ΔGDP/GDP ) (1) Trong đó : ICOR : ICOR là hệ số đầu tư, I là tổng vốn đầu tư xã hội và ∆GDP là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội Từ (1) có thể chuyển đổi: I = ICOR x ∆ GDP (2) GDP GDP ICOR GDP I ∆ ×= (3) Theo các công thức trên, nếu hệ số đầu tư ICOR không đổi thì tốc độ tăng GDP sẽ phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư xã hội (I). Hệ số ICOR cho biết, tăng 1 kip của GDP ,phải trả bao nhiều đầu tư hang quý hoặc tăng GDP 1% phải tăng tỷ lệ đầu tư GDP tăng lên bao nhiều %.Vì dụ muôn đạt được tốc độ tăng trưởng 7,5% bình quân hang năm, ICOR=4 cần có lượng vốn đầu tư tương đương 30% GDP. 1.3.2. Chuyển giao và phát triển công nghệ Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem đến cho nền kinh tế nước chủ nhà những máy móc, thiết bị, dây chuyên sản xuất, công nghệ tiên tiến, nó có thể cải thiện khả năng tiếp cạnh khoa học công nghệ mới. Nhìn chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước có trình độ cao hơn các doanh nghiệp trong nước, nhiều máy móc thiết bị mới, dây chuyên mới trong lĩnh vực công nghệ điện tử đã được đưa vào trong nước như: các dây chuyên lắp ráp điện tử, mạch điện tử, kỹ thuật số. Bên cạnh đó do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI buộc các doanh nghiệp trong nước không ngừng học hỏi, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới máy móc thiết bị làm cho tốc độ hiện đại hoá ngày càng tăng lên. Song song với việc tiếp cận công nghệ mới, chúng ta cũng được tiếp cận trình độ quản lý hiện đại của các doanh nghiệp FDI như phong cách làm việc, phong cách quản 6 lý, người lao động cũng được rèn luyện về tính kỹ luật, tác phong lao động công nghiệp và thích ứng với cơ chế quản lý mới. 1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bởi vì nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ và dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó đẩy mạnh tăng trưởng. Mặt khác, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng. Phần lớn các dự án ĐTNN thường tổ chức các khoá đào tạo dạy nghề trong nước hoặc nước ngoài cho người lao động của dự án như :công ty LVF 10% tổng số can bộ của công ty đi đào tạo ở Việt Nam , công ty CHI BA :Là công ty , doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đi đào tạo chuyên môn cho can bộ ở Nhật Bản một năm khỏang 30 người, công ty MNT,Y&P v.v 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI của một nước bao gồm các nhóm yếu tố : tình hình chính trị, chính sách - pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế và các đặc điểm văn hoá - xã hội. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư. Tập hợp các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại, tạo thành môi trường đầu tư mà các nhà ĐTNN thường xuyên quan tâm và quyết định trong khi khảo sát để đầu tư hay không đầu tư. 1.3.1.Tình hình chính trị,trật tự an toàn xã hội Yếu tố ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.bởi vì chỉ có ổn định chính trị thì các cam kết đã ký của nước chủ nhà đối với nhà đầu tư về các chính sách ưu đãi,sở hữu vốn đầu từ mới được đảm bảo.đồng thời ổn định chính trị còn là điều kiện thiết yếu để duy trì sự ổn định về tình hình kinh tế-xã hội.đây 7 là nhân tố quan trọng của các hoạt động đầu tư .án toàn vốn đầu tư là nguyên tắc hàng đầu của các nhà đầu tư nói chung đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.2.Trình độ phát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước,mỗi khu vực là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư.trình độ phát triển liên quan đến vấn đề của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế,lạm phạt, các thu tục hành chính và tham nhũng…nếu nền kinh tế phát triển cao sẽ có những lợi thể trong thu hút vốn đầu tư và ngược lại những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp kém theo một số vấn đề như nợ nần, lạm phạt cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục hành chính rườm ra. Tạo những nguy cơ tiềm ẩn cho nhà đầu tư. 1.3.3. Vị trị địa lý,điều kiện tư nhiên 1.3.3.1 Vị trị địa lý Vi trí địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quản trọng đến tính sinh lời hoặc rủi ro của các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển chở hàng hóa và dịch vụ giữa các địa điểm sản xuất và tiêu thụ nên vị trí thuận lợi, không cách trở thì chi phí vận chuyển thấp, giảm được giá thành và hạn chế rủi ro. Khí hậu nước nhận đầu tư cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc định đầu tư của các nhà ĐTNN. Yếu tố này bao gồm các đặc điểm về thời thiết, độ ẩm, bảo lũ…Chẳng hạn, ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thường phù hợp với các dự án nông nghiệp hơn là các dự án công nghiệp. Một nước sẽ hợp dẫn các đầu tư nước ngoài nếu có nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và dân số đông. 1.3.3.2 Đặc điểm văn hóa xã hội Đặc điểm văn hóa xã hội ảnh hưởng lớn đến các hoạt động ĐTNN. Bao gồm các yếu tố như: ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục. Các yếu tố này cú thể làm cản trở, kim hãm hay khuyến khích các hoạt động FDI. 8 1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào Để thực hiện cuộc đổi mới với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính phủ đã ban hành luật đầu tư nước ngoài (số 11/QĐ-CP , ngày 22/10/2004). Nước ta đã thu hút được 1000 dự án , đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 30 tỷ USĐ với vốn đầu tư thực hiện được 29 tỷ USĐ. Hiện nay, có hàng trăm công ty nước ngoài đầu tư vào Lào. Trong đó ngày càng xuất hiện các công ty ,các tập đoàn, công ty lớn có năng lực tài chính cao và công nghệ. Các công ty, tập đoàn lớn từ Trung Quốc,Nhật Bản,Việt Nam… Hoạt động FĐI đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách quốc gia. Thông qua FDI, đội ngủ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn so với các khu vực khác, hơn nữa, lại từng bước được nang cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm quản lý. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, làm tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế . Mục tiêu của chính sách thu hút FDI của Lào là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu. Thời gian qua, chính sách thu hút FDI đã được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện dần từng bước một cách có hệ thống. Mức độ rõ ràng của các quy định và sự vận hành của cơ chế đã tăng lên rõ rệt. 9 CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Tỉnh Sekong nằm về hướng Đông Nam của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nằm trong vĩ tuyến 15°20 về hướng Bắc và vĩ độ 106°43 về hướng Đông. Có diện tích tổng cộng là: 7.665 km 2 . dân số 98,481 người. Nữ 50.178 người. Tỉnh Sekong là một trong 04 tỉnh gồm : Tỉnh Sekong,Tỉnh Chămpasăk, Tỉnh Salavăn, Tỉnh Ăttaphư. Thuộc miền Nam của Lào và từ khi chính phủ đã bàn hành luật đầu tư nước ngoài số 11/QĐ-CP, ngày 22/10/2004. + Phía Bắc giáp với Tỉnh Salavan ,thuận lợi về giao thông vận chuyển hàng hóa và mua bán hàng hòa giữa các tỉnh với nhau,.v.v… + Phía Nam giáp với Tỉnh Ăttaphư, thuận lợi về đường vận chuyển hàng hóa, qua Tỉnh Ăttaphu sáng Việt Nam. + Phía Tây giáp với Tỉnh Champasak,Tỉnh Champasak là một tỉnh có thể nói là nổi tiếng, năng động của miền Nam, hiện nay tỉnh Chămpasăk đã và đang xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại nhất trong khu vực miền Nam. Có đường cầu qua Thailand và có nhiều khu du lịch nội tiếng như : thác PHA SUOM ,KHON PHA PHENG ,v.v….Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Sekong về việc vận chuyển hàng hóa,và mua vào các vật liệu … + Phía Đông giáp với nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Thừa thiên Huế, Quảng Nam, Kontum thuận lợi về việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam như: (gỗ, mây, tre, đậu, khoai, ngô, đậu xanh,…) Tỉnh Sekong chia làm 03 vùng như sau: - Vùng đối núi cao: Có diện tích 4,982,3km2 chiếm 65% diện tịch của tỉnh, gồm 03 Huyện: Kalưm, Đăktrưng, Lamam. Các vùng nêu trên là đối núi cao thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và gia sức như: cây Café, Sa nhân, cây Trầm, cây ăn quả, cây Cao su và các cây làm thuốc lá…. - Ngoài còn thích hợp với việc chăn nuôi các loại trâu, bò, dờ, ngựa. Vùng này còn có suối, sống ngôi có khả năng làm được thủy điện nhỏ và trung bình. 10 . Thực trạng và giải pháp về thu hút FDI tại tỉnh Sekong “. 2. Mục đích của đề tài - Nêu lên một số vấn đề có tính chất lý luộn và thực tiễn về đầu tư trực. Nữ 50.178 người. Tỉnh Sekong là một trong 04 tỉnh gồm : Tỉnh Sekong ,Tỉnh Chămpasăk, Tỉnh Salavăn, Tỉnh Ăttaphư. Thu c miền Nam của Lào và từ khi chính phủ