1. KẾT LUẬN
Hiện nay vốn FDI, nó góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh nói riêng và của cả Lào nói chung. Trong thời gian gần đây, thu hút FDI trở thành vấn đề thời sự của tất cả các địa phương trong cả nước và đã trở thành mục tiêu của các cấp lãnh đạo từ Trung Ương đến địa phương trong việc xây dựng và thực thi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Mặc dù còn một số hạn chế, chuyên đề đã thực hiện được một số nội dung và rút ra các kết luận sau:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI: đặc điểm, bản chất, hình thức FDI, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm trong và ngoài nước về thu hút FDI. Luận văn cũng đã nêu ra được các tiềm năng, thế mạnh, những điều kiện thuận lợi, khó khăn của tỉnh Sekong trong việc thu hút FDI.
Chuyên đề đã khái quát thực trạng hoạt động FDI tỉnh Sekong từ năm 2011- 2015, công tác tổ chức thực hiện thu hút FDI và phân tích, đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh Sekong, rút ra những tồn tại, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn để khắc phục và tiếp tục thực hiện trong những năm đến cho hoạt động thu hút FDI, đó là:
- Chuyên đề đã nêu lên được những yếu tố được coi là thế mạnh của Tỉnh Skong trong việc thu hút đầu tư.
- Chuyên đề cũng đã nêu lên được những yếu tố được coi là điểm yếu là cản trở đến quá trình thu hút đầu tư của tỉnh Sekong.
- Cuối cùng chuyên đề phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI, đó là các nhân tố thuộc mang tính khách quan và chủ quan,đó là:
1. Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.
3. Cơ sở hạ tầng của tỉnh 4.Con người tỉnh Sekong
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích, chuyên đề đã đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản lý địa phương, cho các DN trên địa bàn và cho người lao động nhằm chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả vốn FDI góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp về thu hút FDI tại tỉnh
Sekong ” có ý nghĩa về lý luận và đặc biệt là ý nghĩa thực tế rất quan trọng do tính cấp
thiết của vấn đề nghiên cứu. Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả nguồn vốn FDI, góp phần giải quyết việc làm và từng bước nâng cao đời sống người dân ngan bằng với khu vực.
2. KIẾN NGHỊ
Để công tác thu hút FDI từ năm 2011-2015 đạt được mục tiêu và thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi kiến nghị:
+ UBND tỉnh phải chủ động có kế hoạch mang tính chiến lược thu hút FDI, cần xây dựng các dự án cụ thể, chi tiết để kêu gọi thu hút FDI. Thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung vào danh mục các dự án kêu gọi FDI cũng như chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp để đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tư.
+ Tỉnh Sekong là một tỉnh còn nghèo, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội còn khó khăn, sự nổ lực một một mình của tỉnh không thể đủ để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng, mà cần phải có sự hỗ trợ trực tiếp, sự chỉ đạo sát sao từ Chính phủ và các Bộ ngành ở cấp Trung ương về cơ chế chính sách đầu tư, cũng như đào tạo nguồn nhân lực để giúp tỉnh Sekong phát triển, ngày càng rút ngắn được khoảng cách với các tỉnh bạn trong khu vực, góp phần đưa Lào cơ bản trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.