1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam

48 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 288 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, VH-XH, ngoại giao… , nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp các nước trên thế giới. Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt Nam chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cộng với mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có phần giảm thiểu. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta trong thời gian qua để thấy được những tác động tích cực, hạn chế, thuận lợi và khó khăn của đất nước. Trên cơ sở đó kịp thời đè ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và NHà nước ta đã đề ra: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Là một sinh viên đang theo học khoa Tài chính, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, một nhà kinh tế trong tương lai, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp này. SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 2 Chuyên đề tốt nghiệp Trong khuôn khổ của đề tài, em chỉ xin đánh giá thực trạng thu hút FDI trong thời gian từ năm 2005 đến 2011 và giải pháp cho thời gian tới. Kết cấu bài viết gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về FDI Chương 2: Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam Vì khả năng còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của Thầy Cô để bài viết này được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 3 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 4 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FDI Foreign Direct Investment ( Đầu tư trực tiếp nước ngoài ) ĐTNN Đầu tư nước ngoài DN Doanh nghiệp GDP Gross Domestic Product ( Tổng sản phẩm quốc nội ) XNK Xuất nhập khẩu XK. Xuất khẩu NSNN. Ngân sách nhà nước TNCs Trans National Coporation ( Tập đoàn xuyên quốc gia ) MNC Công ty quốc gia SXKD Sản xuất kinh doanh CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 5 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ FDI 1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của FDI 1.1.1. Khái niệm: Theo IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế nước chủ đầu tư, với mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự tại doanh nghiệp. • Phân tích khái niệm: + Lợi ích lâu dài (hay mối quan tâm lâu dài – lasting interest): Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nàh đầu tư thường đặt ra các mục tiêu lợi ích dài hạn. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này. + Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (Efective voice in management): Nói đến ở đây chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp (control).Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động của công ty,thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hàng ngày của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên, tức là những quyền ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp. SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 6 Chuyên đề tốt nghiệp Theo nguồn việt nam: Luật đầu tư năm 2005 mà quốc hội khóa XI Việt Nam đã thông qua có các khái niệm về “đầu tư” “đầu tư trực tiếp”.Tuy nhiên có thể gộp các khái niệm trên lại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy định khác có liên quan. Kết Luận: • FDI là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nên kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài ( được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài ) • FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác.Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI. 1.1.2. Bản chất và đặc điểm của FDI: + Bản chất : Đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hóa.Tuy nhiên, hai hình thức xuất khẩu này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung nhau trong chiến lược xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động buôn bán hàng hóa ở nước sở tại là bước đi tìm kiếm thị trường, tìm hiểu luật lệ để có cơ sở ra quyết định đầu tư.Ngược lại, hoạt động đầu tư tại các nước sở tại là điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu máy móc, vật tư, nguyên liệu và khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước đó. SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 7 Chuyên đề tốt nghiệp + Đặc điểm:  Tìm kiếm lợi nhuận:FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều mà khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế , xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.  Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này.Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này.  Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.  Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về doanh thu.Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.  FDI thường đi kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 8 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.Hình thức FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu: • Hợp đồng hợp tác kinh doanh. • Doanh nghiệp liên doanh. • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 1.2.1 .Hợp đồng hợp tác kinh doanh:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa các đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.  Đặc điểm là các bên hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh : Hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Quyền lợi nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doah. 1.2.2.Doanh nghiệp liên doanh:  Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh, đây là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước tới nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 9 Chuyên đề tốt nghiệp  Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hóa, hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động của liên doanh rất rộng, bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. 1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:  Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niêm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại.  Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa cũng như mức độ cạnh tranh…  Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là một thực thể pháp lý độc lập hành động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới hình dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. • Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Theo dự thảo nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư 2005 của Việt Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam như sau ( điều 21) Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài SV: Nguyễn Thị Phương Lớp: LTĐH6L 10 [...]... tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới và tăng thêm là 4,43 tỷ USD chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới và tăng thêm trên 2,37 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm laf23,6 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam 2.2 Đánh giá chung tình hình thu hút. .. đầu tư FDI đầu tiên đã vào Việt Nam Trải qua hơn 20 năm, FDI biến động qua từng thời kì, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, FDI đã không ngừng tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đỉnh điểm năm 2008 FDI đã đạt tới hơn 60 tỷ USD Trong giới hạn bài viết, sau đây chúng ta cùng nhìn lại tình hình FDI vào Việt Nam trong 8 năm qua: + Giai đoạn ( 2004 – 2006 ): Đây là giai đoạn FDI phục... nghệ sang Việt Nam những công nghệ hiện đại và tương đối hiện đại so với khu vực và thế giới Đây là yếu tố rất quan trọng cho ta thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước SV: Nguyễn Thị Phương 22 Lớp: LTĐH6L Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Tình hình thu hút FDI Hiện nay, xu hướng toàn cầu nền kinh tế đang diễn qua trên khắp thế giới .Việt Nam cũng... phát triển chung đó Và thực tế có rất nhiều công ty, tổ chức quốc tế vào Việt Nam và nguồn này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam Dưới đây là bức tranh tổng thể về FDI 2.1.1 Số dự án và số vốn đăng kí: Trong 8 năm qua, từ năm 2004 – 2011 có 7.775 dự án FDI được cấp phép đăng kí đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng kí lên tới hơn 145 tỷ USD và đã thực hiện được gần... 2010 52,54% 47,36% 0,10% 2011 54% 46,67% 0,23% Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã đạt được mục tiêu ban đầu là : Tập trung chủ yếu vào công nghiệp và xây dựng với 3,923 dự án và vốn đăng kí hơn 56,2 tỷ USD Các ngành dịch vụ co 2.548 dự án với 66,3 tỷ USD Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thu hút 1,24 tỷ USD vào 391 dự án Nhìn chung quy mô đầu tư trung bình một dự án trong lĩnh vực... hại Giải quyết vần đề này hài hòa như thế nào hoàn toàn phụ thu c vào chính sách, sách lược và chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Nếu nước sở tại xây dựng được một kế hoạch đầu tư cụ thể và khoa học thì việc thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao SV: Nguyễn Thị Phương 21 Lớp: LTĐH6L Chuyên đề tốt nghiệp 1.4.3 Tác động của FDI đối với nền kinh tế xã hội Việt. .. hút vốn FDI 2.2.1 Những thành tựu đạt được: Để đánh giá những thành tựu trong việc thu hút FDI, bên cạnh các chỉ tiêu quan trọng là số vốn đăng kí của các dự án, cấp mới và tăng vốn, còn có các tiêu chí khác cũng không kém phần quan trọng Đó là số vốn thực hiện có kết quả về các mặt khác của những dự án đã đi vào hoạt động như: Doanh thu, XNK, nộp ngân sách, thu hút lao động…  Một là: Vốn FDI góp... hồi và phát triển Năm sau tăng gần gấp đôi so với năm trước Năm 2005 chỉ mới đạt 4,548 tỷ USD thì năm 2006 lên tới 12,004 tỷ USD tăng 264% so với năm 2004 + Giai đoạn ( 200 – 2008): Sauk hi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO thì các chính sách thương mại cởi mở hơn, đã tạo điều kiện thu n lợi cho các nhà đầu tư, nhờ đó đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong việc thu hút FDI, đưa Việt Nam lọt vào. .. tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y Tuy vậy, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành... cắt “ cát cứ “ và trình độ quản lý, thẩm định dự án chưa tương xứng, nên có địa phương đã thu hút các dự án chưa được chuẩn bị kỹ,hoặc chưa đáng thu hút Nói cách khác, tình trạng sàng lọc kém các dự án là khá phổ biến Tất cả những yếu kém này cần được ghi nhận, theo dõi để có thể có những giải pháp đúng Điều đó không chỉ lợi cho nước chủ nhà Việt Nam, mà còn có lợi cho các nhà đầu tư FDI chân chính,

Ngày đăng: 06/02/2015, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w