luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1Phần I: Đặt vấn đề.
1.Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì đổi mới và đang ngày càng trở nên sôi độnghơn nhờ chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường Hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại được tạo điềukiện cho phát triển, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ vì thế ngày càng phong phú, đáp ứngđược ngày càng cao nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Đây là cơ hội, nhưng cũng làthách thức lớn cho bất kì doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả trênthương trường
Vì vậy, bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và đứng vững đều phải biết cách
áp dụng marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, vìmarketing đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thịtrường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọiquyết định kinh doanh
Hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng của marketing đối với hoạt động kinhdoanh, các doanh nghiệp đã biết vận dụng thành công những lợi ích của marketing để tạo
ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình Tuy nhiên, hoạt động marketing chỉ thật
sự mang lại hiệu quả nếu doanh nghiệp biết vận dụng đúng cho từng sản phẩm, mặt hàngkinh doanh Và công ty thông tin di động MobiFone đã làm được điều đó
Vào ngày 02/11/2009 công ty thông tin di động (VMS) - MobiFone chính thức cho
ra đời gói cước mới dành cho sinh viên mang tên Q-Student Gói cước Q-Student từ khimới ra đời cho đến nay đã mang lại được nhiều tiện ích và ưu đãi dành cho bộ phậnkhách hàng là sinh viên, luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm vàdịch vụ kèm theo
Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích và ưu đãi mà gói cước Q-Student mang lại thìgói cước này cũng đang gặp phải những vấn đề về cạnh tranh của các gói cước dành cho
Trang 2sinh viên của các mạng khác như gói Student của Viettel và gói Talk Student củaVinaphone - hai công ty viễn thông này đang là đối thủ cạnh tranh lớn của MobiFone vềsản phẩm và dịch vụ Bên cạnh đó, một bộ phận lớn khách hàng là sinh viên đang sử dụnggói Student của mạng Viettel Vì vậy, để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm được kháchhàng mới, công ty MobiFone đã và đang triển khai những hoạt động marketing – mix cầnthiết đối với gói cước Q-Student.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động marketing
- mix đối với gói cước Q-Student của công ty thông tin di động (VMS) MobiFone - chi nhánh Thừa Thiên Huế ” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về marketing – mix ở doanh nghiệpthuơng mại
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động marketing – mix đối với gói cước Student của chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế
Q Đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động marketing – mixđối với gói cước Q-Student
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động marketing – mix đối với gói cước Q-Student của chi nhánh MobiFoneThừa Thiên Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động marketing - mix đối với gói cước Student của chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ 2008 - 2010
Q-4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Dữ liệu thứ cấp:
Trang 3- Các thông tin cần thu thập:
+ Những tiền đề lí luận về marketing - mix
+ Thông tin về tổng quan công ty thông tin di động (VMS) MobiFone và chi nhánhMobiFone Thừa Thiên Huế
+ Thực trạng về hoạt động marketing – mix đối với gói cước Q-Student
- Nguồn thu thập chính:
+ Từ nội bộ công ty, nhân viên phòng Kế hoạch bán hàng & Marketing
+ Qua trang web của MobiFone: www.mobifone.com.vn, và trang web nội bộ côngty
+ Thu thập thông tin qua các đợt bán hàng, chương trình truyền thông củaMobiFone
4.1.2 Dữ liệu sơ cấp
- Thông tin cần thu thập:
+ Đánh giá của khách hàng là sinh viên đối với hoạt động marketing - mix cho góicước Q-Student
- Đối tượng điều tra: Khách hàng là sinh viên đang sử dụng gói cước Q-Student củachi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng và phỏng vấn qua bảng hỏiđược thiết kế sẵn
- Phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp với chọnmẫu thuận tiện
+ Chọn ngẫu nhiên 7 trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Huế trongtổng số 18 trường gồm Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Khoa trực thuộc Đại học Huế vàHọc viện là Đại học Kinh Tế, Đại học Khoa Học, Cao đẳng sư phạm, Đại học nghệ thuật,Đại học Sư Phạm, Khoa Du lịch và Đại học Ngoại Ngữ
+ Chọn ngẫu nhiên 2 lớp/ trường
+ Chọn ngẫu nhiên 10 sinh viên/ lớp
Trang 4+ Chọn mẫu thuận tiện:
Sau khi phỏng vấn trực tiếp để sàng lọc ra số sinh viên đang dùng mạng di độngkhác, chọn ngẫu nhiên 10 sinh viên trong 1 lớp có thể hợp tác để điều tra, tránh nhữngtrường hợp bỏ lỡ cuộc phỏng vấn giữa chừng
- Kích cỡ mẫu: 140
Từ cách chọn mẫu đã được trình bày ở trên, chọn ngẫu nhiên 7 trường để điều tra,chọn ngẫu nhiên 2 lớp/ trường, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, thuận tiện với 10đơn vị mẫu/ lớp Tôi đưa ra kích cỡ mẫu để nghiên cứu là 140 mẫu
4.2 Phương pháp xử lí, phân tích dữ liệu.
- Sử dụng thang đo Likert để phân tích, đánh giá ý kiến khách hàng
- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để làm sạch và xử lí số liệu với các phép kiểm định:+ Thống kê mô tả: Frequencies
+ Kiểm định về giá trị trung bình của tổng thể: One Sample T Test
+ Hồi quy tuyến tính
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của chuyên đề được chia làm 3chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động marketing – mix
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động marketing – mix đối với gói cước
Q-Student của chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing- mix đối với gói
cước Q-Student
Trang 5Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về hoạt động marketing - mix.
1.1 Marketing
1.1.1 Khái niệm marketing
Theo Philip Kotler “ Marketing là sự phân tích kế hoạch hoá, tổ chức và kiểm tranhững khả năng câu khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động vớiquan điểm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu”
Đối với các công ty thương mại thì marketing được hiểu là chức năng quản lý công
ty về tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh có liên quan đến việc phát hiện
ra nhu cầu của người tiêu dùng và biến nhu cầu đó thành sức mua thực sự về một mặthàng cụ thể của công ty, đến việc đưa hàng hoá đó đến tay người tiêu dùng cuối cùngnhằm đảm bảo cho công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh tối ưu
1.1.2 Vai trò của marketing đối với hoạt động kinh doanh của công ty thương mại
Mục tiêu chính yếu nhất xuyên suốt cả quá trình kinh doanh của các công ty thươngmại là nhằm thoả mãn mục tiêu của các tổ chức (Lợi nhuận) và các cá nhân (Thoả mãnnhu cầu) Sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là yếu tố then chốt tạo nên thành công củamọi công ty thương mại Một trong những yếu tố góp phần biến mục tiêu thành hiện thựccần phải kể đến chính là hoạt động marketing
Marketing liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Nhờ các hoạt độngmarketing mà những quyết định kinh doanh có cơ sở khoa học hơn, đồng thời giúp cáccông ty có điều kiện thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất nhằm thoả mãntối đa nhu cầu của khách hàng
Khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới: Với những thay đổi mau chóngtrong thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những mặthàng mới và hoàn thiện hơn Do đó, marketing chính là một công cụ đắc lực để Công tythương mại triển khai phát triển và tung ra thị trường mục tiêu các mặt hàng mới
Trang 6Khắc phục những lời kêu ca, phàn nàn từ phía người tiêu dùng: Thông qua việcnghiên cứu hành vi sau mua của khách hàng, marketing sẽ giúp cho các công ty thươngmại tìm ra những phương pháp toàn diện để giải quyết, khắc phục những lời phàn nàn củakhách hàng đồng thời hoàn thiện hơn về mặt hàng kinh doanh của mình
1.2 Marketing - mix
1.2.1 Khái niệm marketing – mix
Marketing - mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lýđược và nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnhhưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu
1.2.2 Cấu trúc của marketing – mix
Theo Mc Carthy thì marketing - mix là một tập hợp gồm 4P công cụ là giá cả, sảnphẩm, phân phối và xúc tiến
* Mô hình 4P của Mc Carthy được thể hiện như sau:
Sản phẩm (Product) Nhu cầu và mong muốn (Customer Solution)
Xúc tiến (Promotion) Thông tin (Communication)
Nhưng đối với công ty dịch vụ thì ngoài 4P kể trên còn thêm 3 yếu tố khác nữa đó là: People (Con người), Process (Quy trình), và Philosophy (Triết lí kinh doanh)
1.2.2.1 Sản phẩm ( Product )
- Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốnđược đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng haytiêu dùng
Sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ),bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất
Trang 7Căn cứ vào đoạn thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp quyết định sản phẩm vàdịch vụ mà nó đem lại cho khách hàng Tuy nhiên, không đi quá sâu vào số lượng mỗichủng loại sản phẩm sẽ cung cấp cho thị trường, mà nhiệm vụ là phải đưa ra được 3 kíchthước của chủng loại sản phẩm: Chiều dài (tổng số các sản phẩm dịch vụ có trên thịtrường), chiều rộng (tổng số các nhóm chủng loại sản phẩm dịch vụ khác nhau của doanhnghiệp), chiều sâu (đó là các phương án chào bán khác nhau của từng loại sản phẩm cótrong danh mục).
Để thực hiện được yêu cầu ổn định và tăng nhanh việc bán các sản phẩm dịch vụnhằm thu được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc kết hợp cả 3 chiếnlược sau: Chiến lược hoàn thiện và phát triển sản phẩm, chiến lược đổi mới chủng loại,chiến lược thiết lập game sản phẩm dịch vụ (mở rộng, hạn chế hay tách biệt chủng loại)
- Chiến lược hoàn thiện và phát triển sản phẩm: Trong trường hợp nhóm sản phẩm
đã có độ dài thích hợp thì người ta có thể điều chỉnh từng phần hay thay đổi hàng loạt sảnphẩm, kết hợp với việc nhận xét của khách hàng đối với sự đổi mới này
- Chiến lược đổi mới chủng loại: Đây là một hướng đi vô cùng quan trọng đảm bảocho doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm luôn luôn thích ứng với thị trường
- Chiến lược thiết lập game sản phẩm dịch vụ: Một game sản phẩm dịch vụ đượchiểu là một tổ hợp chiều dài cùng với mức độ hài hòa của các dịch vụ khác nhau hìnhthành nên hệ thống các dịch vụ phù hợp với mong muốn của khách hàng mục tiêu
1.2.2.2 Giá cả ( Price )
- Khái niệm giá:
* Giá thương mại: Là số tiền phải trả cho một mặt hàng, dịch vụ hoặc các điều khoảnkhác xem như một phần của điều kiện mua bán mà không được thanh toán một cách táchbiệt trong các giao dịch và thực hiện thương mại của công ty trên thị trường mục tiêu củanó
* Giá bán lẻ: Là mức giá mà người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận với những hànghoá và dịch vụ mua từ các công ty thương mại bán lẻ
Trang 8Trong kinh doanh, giá là một yếu tố nhạy cảm, là một tế bào thần kinh của thị trường
và là một nội dung quan trọng của bất kì phân tích chức năng nào của marketing trên cảhai góc độ xã hội và quản trị kinh doanh của công ty
Xét trên góc độ marketing, trong các biến số của marketing - mix thì chỉ có giá làbiến số trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế Còn đối với người mua thì giá hànghoá luôn được xem là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá phần “được” và chi phí phải bỏ ra để
sở hữu và tiêu dùng hàng hoá
- Chiến lược giá:
a Phân biệt giá
Là việc công ty đưa ra những mức giá khác nhau cho các điều kiện bán hàng khácnhau với mục đích nhằm khai thác tối đa độ đàn hồi của nhu cầu trên thị trường và kíchthích nhu cầu mua vào bán ra đối với các nhóm khách hàng khác nhau
Phân biệt theo số lượng sản phẩm bán ra: Nghĩa là khách hàng mua càngnhiều thì tỷ lệ giảm giá càng cao
Phân biệt theo thời gian: Mức giá khác nhau tại những thời điểm khác nhau
Phân biệt theo địa lý: Tức là mức giá khác nhau tại những vị trí khác nhau
Phân biệt giá dựa trên thu nhập xã hội: Mức giá khác nhau đối với nhữngngười có thu nhập khác nhau
Phân biệt giá tạm thời: Là việc tiến hành giảm giá trong một thời gian ngắn
Phân biệt giá theo điều kiện và phương thức thanh toán (trả chậm, trả bằngtiền mặt…)
Phân biệt giá theo điều kiện khách hàng: Đưa ra mức giá ưu đãi đối vớinhững khách hàng then chốt, quan trọng, khách hàng lớn
b Chiết giá
Chiết giá là hình thức công ty có những mức giảm giá theo những điều kiện bán hàngkhác nhau Có một số loại hình thức chiết giá như: Chiết giá do thanh toán bằng tiền mặt,chiết giá theo số lượng hàng mua, chiết khấu thương mại, chiết khấu thời vụ, bớt giá…
Trang 91.2.2.3 Phân phối ( Place )
- Khái niệm phân phối
Phân phối trong hoạt động marketing là một khái niệm của kinh doanh nhằm địnhhướng vào việc thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồngthời thực hiện việc tổ chức, điều hoà, phối hợp các trung gian khác nhau đảm bảo chohàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa nhu cầu thị trường Đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đếnngười tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất nhằm đạt lợi nhuận tối đa
- Lựa chọn kênh phân phối
Bất kỳ công ty nào khi lựa chọn kênh phân phối cũng mong muốn nó sẽ mang lại lợiích tối đa và thực hiện được các mục tiêu đề ra Vì vậy, khi lựa chọn kênh công ty nên căn
cứ vào các yếu tố sau:
+ Mục tiêu của kênh: Nhằm xác định kênh sẽ vươn tới thị trường nào, mục tiêu nào.+ Đặc điểm của khách hàng mục tiêu
+ Đặc điểm sản phẩm
+ Đặc điểm của trung gian thương mại
+ Đặc điểm của chính công ty
+ Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh
+ Môi trường marketing
- Các phương thức phân phối
Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, công ty phải quyết định số lượng cáctrung gian ở mỗi mức độ phân phối Có ba loại phương thức phân phối:
- Phân phối không hạn chế: Là việc công ty phân phối hàng hoá ở càng nhiều điểmbán càng tốt, nghĩa là định hướng tối đa các điểm bán Hình thức phân phối này thườngđược được sử dụng cho các hàng hoá thông dụng
- Phân phối đại lý đặc quyền: Đây là phương thức ngược với phân phối không hạnchế vì nó chỉ có một đại lý duy nhất được bán sản phẩm của công ty tại một khu vực địa lý
cụ thể, việc này thường đi đôi với bán hàng độc quyền
Trang 10- Phân phối chọn lọc: Đây là hình thức phân phối kết hợp cả hai hình thức trên, công
ty sản xuất sẽ sử dụng một số các trung gian tiến hành kinh doanh và phân phối các sảnphẩm của mình
1.2.2.4 Xúc tiến (Promotion )
- Khái niệm xúc tiến
Xúc tiến Thương mại (XTTM) là một lĩnh vự hoạt động marketing đặc biệt và có chủđích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập mối quan hệ thuận lợinhất giữa công ty với bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằmphối thuộc, triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing- mix đã được lựachọn của công ty
- Cấu trúc của hoạt động xúc tiến bán hàng:
+ Khuyến mãi
Là hoạt động marketing bao gồm các công cụ hỗn hợp như phiếu thưởng, quà tặng…với mục đích cải tiến tạm thời nhưng lại làm cho tập người nhận trọng điểm bị thu hút vàocác hoạt động xác định trên cơ sở gây ra một sự hối thúc, một kích thích hoặc một sự tăngtốc trực tiếp hay gián tiếp của số lần xúc tiến bán hàng
Trang 11+ Quan hệ công chúng (PR)
Bao gồm các hoạt động nhằm duy trì các mối quan hệ giữa công ty thương mại vớicác tầng lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, được tổ chức một cáchthường xuyên có hệ thống nhằm tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng để nâng cao uy tín và
vị thế của công ty trên thị trường
1.2.2.5 Con người (People)
* Khái niệm: Con người trong cung cấp dịch vụ bao gồm toàn bộ cán bộ viên chứctrong doanh nghiệp, từ giám đốc tới những nhân viên bình thường nhất Trong kinh doanhdịch vụ, vấn đề quyết định là chất lượng dịch vụ hay chính là những lực lượng trực tiếp tạo
ra dịch vụ, đó thực sự quan trọng và là trung tâm của các hoạt động dịch vụ trong doanhnghiệp
Yếu tố con người giữ vị trí rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và trongmarketing dịch vụ Việc tuyển chọn, đào tạo, động lực và quản lí con người chi phối rấtlớn đến sự thành công của marketing dịch vụ
1.2.2.6 Quy trình (Process)
* Khái niệm: Quy trình bao gồm tập hợp các hệ thống hoạt động với những tác độngtương hỗ giữa các yếu tố, tác động tuyến tính giữa các khâu các bước của hệ thống trongmối quan hệ mật thiết với những quy chế quy tắc, lịch trình và cơ chế hoạt động Ở đó mộtsản phẩm dịch vụ cụ thể hoặc tổng thể được tạo ra và chuyển tới khách hàng
1.2.2.7 Yếu tố triết lí (Philosophy)
* Khái niệm: Triết lý doanh nghiệp là yếu tố vô hình, được coi như là giá trị tài sảncủa doanh nghiệp Triết lí doanh nghiệp bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và văn hóadoanh nghiệp Nếu yếu tố triết lý được vận dụng tốt sẽ tạo ra một môi trường làm việcnăng động, sáng tạo và nhất quán trong chiến lược hành động Triết lý doanh nghiệp còntác động sâu sắc đến những “ góc khuất quản trị ” mà ngay cả những quy trình chặt chẽnhất cũng không phát huy tác dụng
Trang 12Trong hoạt động marketing – mix không thể thiếu khái niệm tiếp thị Tiếp thị đầutiên là một triết lý, một thành phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp mà mọi thànhviên phải hiểu và thực hiện, nó định hướng trong việc tìm hiểu nhu cầu và làm thỏa mãnnhu cầu khách hàng.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing - mix
1.2.3.1 Môi trường bên ngoài
a Môi trường vĩ mô
Có rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến hoạt đông kinhdoanh của công ty Chúng tạo ra những cơ hội và cả những thách thức cho sự tồn tại vàphát triển của công ty
* Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của công ty như là chính sách kinh tế, tàichính, tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, lực lượng lao động….Ngoài ra công tycòn phải chú ý đến việc phân bố lợi tức trong xã hội Xét tổng quát thì có bốn yếu tốthuộc lĩnh vực kinh tế mà công ty cần xử lý là: Tỷ lệ phát triển kinh tế, Lãi suất, Hối suất,
Tỷ lệ lạm phát
* Môi trường chính trị và phát luật
Bao gồm các chính sách, quy chế, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ tục và quy địnhcủa Nhà nước Luật pháp cùng các cơ quan Nhà nước có vai trò điều tiết các hoạt độngkinh doanh nhằm mục đích:
+ Bảo vệ quyền lợi của các công ty trong quan hệ cạnh tranh tránh những hình thứckinh doanh không chính đáng
+ Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các trường hợp khách hàng khôngđược tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến Bảo vệ khách hàngchống lại cách thức kinh doanh tuỳ tiện vô trách nhiệm với xã hội của các công ty
* Môi trường xã hội
Trang 13Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu, phong cách sống, xu hướng của nền văn hoá, tỷ
lệ tăng dân số….Những biến đổi trong các yếu tố xã hội cũng tạo nên cơ hội hay nguy cơcho công ty, nó thường diễn ra chậm và khó nhận biết do đó đòi hỏi công ty phải hết sứcnhạy cảm và có sự điều chỉnh kịp thời
* Môi trường tự nhiên
Đó là những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng, tài nguyênthiên nhiên bị cạn kiệt, nhiên liệu bị khai thác bừa bãi….Buộc các cơ quan chức năng vàcông ty phải có những giải pháp cứu chữa và đưa ra các biện pháp thích nghi
* Môi trường công nghệ
Mỗi công nghệ phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không ít thì nhiều Đây
là sự huỷ diệt mang tính sáng tạo Đối với công ty thì các yếu tố công nghệ luôn có haimặt Một mặt tích cực đó là những công nghệ mới sẽ đem lại phương pháp chế tạo mớigiúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giảm chi phí theo quy mô….Mặt khác côngnghệ tiến bộ sẽ là sự lo ngại cho các công ty khi họ không có đủ nguồn lực để chạy theocông nghệ
b Môi trường vi mô
* Đối thủ tiềm năng
Bao gồm các công ty hiện nay chưa ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnhtranh trong tương lai Đó là mối lo ngại mà bất kỳ công ty nào cũng phải tính đến
* Đối thủ cạnh tranh
Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranhnhau trong cùng một ngành kinh doanh Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động lựccạnh tranh khác nhau Ngành phân tán manh mún tức là có nhiều công ty vừa và nhỏ hoạtriêng biệt không có sự thống nhất, các công ty dễ phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đếnnhiều nguy cơ hơn là cơ hội Ngành hợp nhất là ngành có sự tương trợ giữa các công ty vìthế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành
* Tình hình thị trường
Trang 14Là yếu tố chi phối mức độ cạnh tranh giữa các công ty Nhu cầu thị trường tăng làmgiảm áp lực cạnh tranh là cơ sở hàng đầu mở rộng thị phần của công ty và ngược lại khinhu cầu thị trường giảm sút là nguy cơ để công ty tìm cách chống chọi, bảo vệ thị phầncủa mình.
* Khách hàng
Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại củacông ty Sự đòi hỏi của khách hàng luôn là thách thức cũng như nó sẽ mở ra những cơ hộimới cho công ty
* Nhà cung cấp
Đối với các công ty thương mại thì đây là nhân tố khá quan trọng gắn liền với cácquyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hoá cho công ty Việc lựa chọn nhà cung cấp tốt
là một thành công đáng kể trong suốt quá trình kinh doanh của công ty
1.2.3.2 Môi trường bên trong
* Marketing
Nhân tố marketing ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh nhất là trênquan điểm chiến lược Nó giúp công ty hướng đích và phối hợp các hoạt động kinh doanhsao cho đạt hiệu quả cao nhất (Lựa chọn những phân khúc thị trường trọng điểm, hoạchđịnh chiến lược marketing - mix, định vị thị trường…)
* Nguồn nhân lực:
Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của công ty Việc quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và điều động nhân sự.Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự phù hợp với yêucầu chiến lược của công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn
* Bản sắc văn hoá công ty
Đó chính là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và phong thái sinh hoạt liên kết vớinhau tạo thành động thái hoặc phong cách ứng xử của công ty trong quan hệ với môi
Trang 15trường xung quanh và trong cả môi trường riêng Văn hoá của công ty còn gắn liền vớicác mục tiêu lâu dài mà công ty theo đuổi qua các chương trình hành động của mình.
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động marketing – mix
Việc đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ở các công ty
là cần thiết và thường xuyên vì nó cho thấy hiệu quả công tác tổ chức điều hành nhân viên,hiệu quả của các biện pháp, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Để có thể đánh giá một cáchchính xác và khách quan phải dựa vào một số chỉ tiêu quan trọng đó là:
- Doanh số bán: Doanh số bán sẽ cho chúng ta biết được hiệu quả của việc thực hiệnMarketing-mix của công ty trong thời gian qua như thế nào Nhìn chung nếu doanh số bántăng thì việc triển khai có hiệu quả và ngược lại nếu doanh số bán giảm thì có nghĩa việcthực hiện marketing - mix chưa có hiệu quả và cần được xem xét, tổ chức lại
- Lợi nhuận: Hầu hết các công ty thương mại đều coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu,xuyên suốt cả quá trình kinh doanh Lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinhdoanh nói chung và việc triển khai marketing-mix của công ty là rất có hiệu quả
Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng - Chi phí bán hàng
- Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận
R=m.K.T-Fqc
Trong đó: R: Số gia tăng trưởng lợi nhuận
T: Thời gian có hiệu lực kỳ vọng quảng cáo
K: Tỷ suất lợi nhuận ròng mặt hàng
m: Số gia bình quân tăng trưởng doanh số bán
Fqc: Chi phí quảng cáo
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
§ L KD KD
VKD
V V
M V
M H
§ C
§ VL
V M
Trang 16Trong đó:
HVKĐ: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty/năm
HVCĐ: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
HVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
VKD: Toàn bộ vốn của công ty thương mại bình quân trong năm
VCĐ: Vốn cố định bình quân trong năm
VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong năm
- Tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh
TVCĐ= Chu chuyển vốn cố định trong một năm / VCĐ
TVLĐ= Chu chuyển vốn lưu động trong một năm / VCĐ
Trong đó:
TVCĐ: Vòng quay vốn cố định trong năm
TVLĐ: Vòng quay vốn lưu động trong năm
- Thị phần: Việc một thị phần lớn trên thị trường sẽ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh
an toàn, có lãi và chứng tỏ được sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm Uy tín và vị thế củacông ty cũng được khẳng định trên thị trường
Các chỉ tiêu khác như mức lưu chuyển hàng hoá, sự hài lòng của khách hàng, hoànthành nghĩa vụ nộp ngân sách, đạo đức kinh doanh, an toàn xã hội…
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing - mix của doanh nghiệp, từ đótìm ra được các mặt tích cực hay những mặt yếu kém và nguyên nhân của nó để cóphương hướng hoàn thiện hơn nữa Để marketing - mix đạt được đúng tầm quan trọng vànâng cao hiệu quả hơn nữa
Trang 17Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động marketing - mix cho gói cước Q-Student 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về công ty thông tin di động (VMS) – MobiFone
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Công ty Thông tin di động ( Vietnam Mobile Telecom Services company-VMS) làdoanh nghiệp Nhà nước hạng một, trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam(VNPT) Được thành lập ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệpđầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone,đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam
Trang 18- Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triểnmạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuậttiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GMS 900/1800 trêntoàn quốc.
- Từ ngày 19 tháng 05 năm 1995 đến ngày 19 tháng 05 năm 2005, Công ty đã kýhợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực trong vòng 10 năm với tập đoànKinnevik/Comvik (Thụy Điển) Đây là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh cóhiệu quả nhất tại Việt Nam, nhất là về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh,đào tạo nguồn nhân lực
- Đến nay, sau hơn 16 năm phát triển và trưởng thành, MobiFone đã trở thànhmạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với hơn 42 triệu thuê bao, hơn 8000 trạm thuphát sóng, cùng 6200 cửa hàng, đại lý và hệ thống hơn 20000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.MobiFone hiện đang cung cấp trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty
Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn vị trựcthuộc khác bao gồm 5 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực, Trung tâm Dịch vụ Giátrị gia tăng (VAS), Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Xí nghiệp thiết kế
Trụ sở chính của Văn phòng Công ty đặt tại Hà Nội
Địa chỉ: Số 216 đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Trung tâm Thông tin di động khu vực I: có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phíaBắc đến Hà Tĩnh)
Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
- Trung tâm Thông tin di động khu vực II: có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh,
chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từtỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh)
Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 19- Trung tâm Thông tin di động khu vực III: có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và CaoNguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc)
Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng
- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV: có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ.Địa chỉ: 51F đường Nguyễn Trãi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
- Trung tâm Thông tin di động khu vực V: có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thànhphố phía Bắc
Địa chỉ: Số 332 đường Ngô Gia Tự, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
- Xí nghiệp thiết kế: thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1997 có trụ sở tại Hà Nội với
nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động
Trang 20Hình 1: Cơ cấu tổ chức của công ty thông tin di động
2.1.1.3 Dịch vụ cung cấp của công ty:
Trang 21a, Dịch vụ cơ bản:
Hiện nay MobiFone đang cung cấp 2 loại hình dịch vụ cơ bản: dịch vụ trả sau(MobiGold) và dịch vị trả trước (MobiCard, Mobi4U, MobiQ, )
+ Dịch vụ trả sau MobiGold+ Dịch vụ trả trước MobiCard+ Dịch vụ trả trước Mobi4U+ Dịch vụ trả trước MobiQ+ Dịch vụ trả trước Mobi365+ Dịch vụ trả trước MobiZone (giá cước di động nội vùng)+ Q – Student
+ Q – Teen
b, Dịch vụ giá trị gia tăng:
Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, MobiFone còn cung cấp thêm các dịch vụ GTGT đadạng, gia tăng tính tiện ích cho khách hàng bao gồm:
+ Hiển thị và cấm hiển thị số thuê bao chủ gọi+ Giữ và chờ cuộc gọi
+ Chuyển vùng trong nước (giữa mạng MobiFone và Vinafone)+ MobiFone livescore
+ MobiFone smart +
2.1.1.4 Thành tựu đạt được
Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào
* Các giải thưởng năm 2010:
- “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2010” dành cho lĩnh vực Mạng điện thoại
di động do tạp chí PC World bình chọn
* Các giải thưởng năm 2009:
Trang 22- “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2009” do tạp chí PC World bình chọn –Thông báo tháng 6/2009
- Chứng nhận “TIN & DÙNG” do người tiêu dùng bình chọn qua Thời báo kinh tếViệt nam tổ chức năm 2009
- Danh hiệu Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 20009 do độc giảbáo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn
- Danh hiệu Mạng điện thoại di động chăm sóc khách hàng tốt nhất 2009 do độc giảbáo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn
- Giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất do Bộ TT-TTtrao tặng trong hệ thống giải thưởng VietNam ICT Awards 2009
2.1.2 Tổng quan về chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế.
2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh
Chi nhánh Thông tin di động BTT thành lập ngày 12 tháng 10 năm 2007 Hiện nay
có 45 nhân viên, giám đốc chi nhánh là đồng chí Nguyễn Đức Quân Chi nhánh Thông tin
di động BTT là đơn vị hạch toán trực thuộc Công ty Thông tin di động, có con dấu riêng,hoạt động theo quy chế được tập đoàn BC – VT Việt Nam và công ty Thông tin di độngphê duyệt Thống kê năm 2009, MobiFone là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất(38,47%) so với các nhà cung cấp di động khác trên thị trường TP Huế Năm 2010 chínhthức tách ra chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh
Trang 23Hình 2: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh thông tin di động Thừa Thiên Huế
- Trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động các bộ phận:
+ Kế toán – Thống kê – Tài chính
Trang 24+ Kế hoạch bán hàng và Marketing
+ Thanh toán cước phí và chăm sóc khách hàng
+ Lao động – Hành chính – Tổng hợp
* Phòng tài chính :
- Quản lý tiền, hàng hóa, tài sản thuộc phạm vi chi nhánh quản lý
- Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kế toán tài chính đúng quy định để theo dõi cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh và tình hình tài chính tại các đơn vị của chi nhánh
- Thực hiện đối chiếu công nợ định kỳ với các đơn vị của chi nhánh và các đại lý,đối tác thu cược trên địa bàn quản lý
- Xây dựng kế hoạch chi phí hàng tháng trình lãnh đạo trung tâm phê duyệt
- Thực hiện công tác thanh toán với trung tâm III
- Làm việc với cục thuế địa phương để thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, Công ty, trung tâm III trong công tác quản
lý và kế toán, tài chính
* Phòng kế hoạch bán hàng và marketing:
- Tham mưu giám đốc chi nhánh về kế hoạch phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật,
mạng lưới kênh phân phối phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phối hợp triển khai thực hiện các dự án đầu tư, phát triển mạng lưới hạ tầng kỹthuật
- Đánh giá dự báo nhu cầu thị trường, đặc tính tiêu dùng của từng khu vực, huyện,tỉnh, và đề xuất phương án, giải pháp để phát triển thị trường phù hợp cho từng địaphương
- Xây dựng kế hoạch tăng trưởng lưu lượng, phát triển thuê bao hàng tháng, quý,năm và giải pháp thực hiện
- Thực hiện các chương trình khuyến mãi, quảng cáo của công ty, trung tâm, chinhánh và đánh giá kết quả thực hiện các chương trình
Trang 25- Thực hiện công tác hỗ trợ đại lý, điểm bán hàng và công tác trang bị, ấn phẩmquảng cáo, cung cấp thông tin, nghiệp vụ bán hàng
- Phối hợp với phòng kế toán – tài chính hỗ trợ thanh toán hoa hồng cho các đại lý,điểm bán hàng
* Phòng thanh toán cước phí và chăm sóc khách hàng:
- Tổ chức thực hiện công tác thu cước, xử lý nợ đọng và các nghiệp vụ thanh toáncước phí trên địa bàn theo quy định
- Phối hợp, đôn đốc và hỗ trợ thanh toán cước tại Quảng Bình, Quảng Trị trong côngtác thanh toán cước
- Hoàn thiện hồ sơ thuê bao nợ cước không có khả năng thu hồi và xử lý xóa nợ theoquy định
- Khuếch trương thế mạnh của VMS trong công tác chăm sóc khách hàng trên địabàn chi nhánh
- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng theo định kỳ thường xuyên của công ty
và trung tâm
- Tổ chức công tác đăng ký thông tin và thuê bao trên địa bàn chi nhánh
- Giải quyết khiếu nại của khách hàng
* Phòng nhân sự :
- Quản lý lao động tại các đơn vị chi nhánh quản lý
- Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động, phòngchống cháy nổ tại các cơ sở, BSC, BTC thuộc phạm vi chi nhánh quản lý
- Triển khai thực hiện và hướng dẫn người lao động ứng dụng các chương trình tinhọc phục vụ công tác sản xuất kinh doanh trên địa bàn chi nhánh
- Hoàn thiện hồ sơ các thủ tục liên quan đến công tác ký kết và chấm dứt hợp đồnglao động trên cơ sở đề xuất của các đơn vị thuộc chi nhánh đã được giám đốc chi nhánhthông qua
- Quản lý và theo dõi hoạt động xe công phục vụ hoạt động tại chi nhánh
Trang 26- Thực hiện tổng hợp công tác kế hoạch và báo cáo hoạt động kinh doanh của cáctrung tâm giao dịch, bộ phận thuộc chi nhánh.
2.1.2.3 Dịch vụ cung cấp của chi nhánh
- Chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế là một chi nhánh trực thuộc MobiFone ViệtNam chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ mà MobiFone Việt Nam cung cấp đến kháchhàng Bao gồm dịch vụ cơ bản: dịch vụ trả sau (MobiGold), dịch vụ trả trước (Mobi4U,MobiQ,MobiCard, Mobi365 ) và dịch vụ GTGT: chuyển tiếp cuộc gọi, chặn cuộc gọi,chuyển vùng trong nước, hôp thư thoại
2.1.2.4 Tình hình nguồn lực của chi nhánh
(Ghi chú: năm 2010 tách ra thành nhân sự chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế )
(Nguồn: Số liệu chi nhánh)
- Kênh phân phối:
Trong những năm gần đây nắm được nhu cầu của khách hàng, MobiFone Bình TrịThiên đã không ngừng mở rộng và phát triển các hệ thống đại lý chuyên và các điểm bánhàng của mình phủ sóng gần như là hầu hết ở 3 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Trang 27các sản phẩm và tạo điều kiện cho MobiFone chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
Bảng 2: Tình hình phát triển mạng lưới kênh phân phối
Tỉnh
Đại lý chuyên Điểm bán
hàng
Mức phát triển ĐLC
Mức phát triển ĐBH
(Nguồn: Số liệu chi nhánh )
Số đại lý chuyên của toàn bộ chi nhánh đã tăng 24.32 %, giúp cho công tác thu cước
và chăm sóc khách hàng của MobiFone ở cả ba tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể và đồngthời tạo ra 1 kênh đối thoại trực tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp, không những vậyMobiFone cũng đang hoàn thiện về các điều kiện để có trở thành đại lý chuyên, khôngngừng tập huấn các chương trình hỗ trở khách hàng, những thay đổi mới trong các chínhsách của MobiFone
Số điểm bán hàng của toàn chi nhánh đã tăng 68.79 %, một sự phát triển mạnh mẽ
và có ý nghĩa rất lớn trong chiến lược phát triển của MobiFone trong những năm tới.Năm 2009 toàn chi nhánh chỉ có 1400 điểm bán hàng, nhưng tính đến năm 2010 thì con
số điểm bán hàng đã tăng lên 2363 điểm bán hàng, tăng 963 điểm bán hàng Các điểm bánhàng này sẽ giúp cho việc tìm mua các gói cước và nạp Card của khách hàng thuận lợihơn Để tăng cường tính chuyên nghiệp của các điểm bán hàng thì MobiFone luôn khuyếnkhích các nhân viên thị trường không ngừng hỗ trợ và giúp đỡ các điểm bán hàng nhưbảng quầy, Pano, Áp Phích Dự kiến trong những năm tới thì số điểm bán hàng sẽ có sựgia tăng cả số lượng lẫn chất lượng
2.2 Thực trạng hoạt động marketing - mix cho gói cước Q-Student.
2.2.1 Sản phẩm
Trang 282.2.1.1 Thông tin về gói cước
- Giới thiệu gói cước:
Gói cước Q-Student là một loại hình thông tin di động trả tiền trước, được cung cấpchính thức bởi công ty thông tin di động (VMS) – MobiFone từ ngày 02/11/2009.MobiFone cung cấp gói cước Q-Student dành cho khách hàng mục tiêu là sinh viên chínhquy các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
Gói cước Q – Student ra đời được coi như là một sáng kiến mang tính “cách mạng”trong lĩnh vực thông tin di động tại Việt Nam, sản phẩm này ra đời đúng lúc trào lưu giaotiếp với cộng đồng qua các phương tiện gián tiếp như blog cá nhân, diễn đàn, câu lạc bộtrên mạng bùng nổ Đó là một trào lưu mới: giao tiếp bằng các thông điệp Những thôngđiệp nhiều màu sắc mang ý nghĩa đa chiều và đặc biệt là thể hiện được những tình cảmkhông có phương tiện giao tiếp nào chuyển tải được, đó là những thông điệp mà giới trẻngày nay giao tiếp với nhau
Vì gói cước Q-Student dành cho khách hàng mục tiêu là sinh viên nên có nhiều ưuđãi rất hấp dẫn Đối với gói cước Q-Student, khách hàng có thể duy trì liên lạc trong thờigian dài, không thu cước hòa mạng và cước thuê bao tháng – đây cũng là quy định chungcho các loại hình thông tin di động trả tiền trước của MobiFone
- Điều kiện để đăng kí sử dụng gói cước Q-Student:
Gói cước Q-Student là loại hình thông tin di động dành cho khách hàng mục tiêu làsinh viên chính quy các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề trên toàn quốc nênchỉ có khách hàng là sinh viên mới được đăng kí để sử dụng gói cước, và khi đăng kí thìsinh viên cần những điều kiện sau đây:
Trang 29+ Sinh viên cần mang theo chứng minh thư và thẻ sinh viên bản gốc còn có hiệu lựctại thời điểm đăng kí gói cước, hoặc có thể thay thế thẻ sinh viên bằng phiếu đăng kí sửdụng gói cước có xác nhận của nhà trường theo mẫu gửi kèm theo của MobiFone Điềukiện này có thể sàng lọc một cách chắc chắn khách hàng mục tiêu của gói cước Q-Student
là sinh viên
+ Mỗi sinh viên chỉ được đăng kí sử dụng 1 số thuê bao để được hưởng những ưuđãi từ gói cước Q-Student
- Thời hạn hiệu lực của gói cước:
Gói cước Q-Student có hiệu lực kể từ thời điểm khách hàng đăng kí sử dụng góicước cho đến hết thời gian là sinh viên (được căn cứ vào thời gian ghi trên thẻ sinh viêncủa mỗi khách hàng)
2.2.1.2 Các hình thức ưu đãi của gói cước
Gói cước Q-Student là gói cước có nhiều ưu đãi nhất trong số các gói cước trả trướccủa công ty thông tin di động MobiFone, sở dĩ gói cước Q-Student có nhiều ưu đãi nhưvậy là do khách hàng mục tiêu của gói cước là sinh viên, sau đây là một số ưu đãi của góicước Q-Student:
- Cước sử dụng: Tặng cước sử dụng 25.000 đồng/thuê bao/tháng vào tài khoảnthưởng của thuê bao trong suốt thời gian hiệu lực của gói cước
- Dịch vụ Mobile Internet: Khách hàng được miễn phí sử dụng 35MB/30 ngày trongsuốt thời gian hiệu lực của gói cước Q-Student Cước sử dụng dịch vụ Mobile Internetphát sinh ngoài dung lượng miễn phí được tính cước là 10đ/10kB (đã bao gồm VAT)
- Điều kiện được hưởng các ưu đãi:
+ Thuê bao phải đảm bảo đang hoạt động 2 chiều tại thời điểm hệ thống cộng tiền vàcác ưu đãi
+ Khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi từ tháng sau kể từ tháng kích hoạt
Trang 30+ Thời gian cộng tiền vào tài khoản thưởng của khách hàng: ngày 3 – 5 hàng tháng.Nếu trong tháng khách hàng không sử dụng hết số tiền trên thì sẽ được chuyển sang thángsau.
+ Với các ưu đãi về Mobile Internet nếu trong tháng khách hàng không sử dụng hếtthì sẽ không được chuyển sang tháng sau
2.2.1.3 Cách thức chuyển đổi gói cước
- Khách hàng có thể đăng kí hòa mạng mới gói cước Q-Student hoặc chuyển đổisang gói cước Q-Student từ các gói cước khác của MobiFone Việc đăng kí hoặc chuyểnđổi phải được thực hiện tại các điểm giao dịch của MobiFone (cửa hàng hoặc các đại lí cókết nối với hệ thống tổ chức quản lí khách hàng)
- Thuê bao sử dụng gói cước Q-Student có thể chuyển sang sử dụng các gói cướckhác của MobiFone Trong trường hợp này khách hàng sẽ không được tiếp tục hưởng các
ưu đãi của gói cước Việc chuyển đổi có thể thực hiện như sau:
+ Chuyển sang thuê bao trả sau: thực hiện chuyển đổi tại điểm giao dịch củaMobiFone theo qui định hiện hành
+ Chuyển sang các loại thuê bao trả trước khác: chuyển đổi bằng SMS như sau:Soạn tin nhắn với cú pháp: “ Tên gói cước cần chuyển sang ” rồi gửi 900 và làm theohướng dẫn của hệ thống
- Trong trường hợp khách hàng vừa thỏa mãn điều kiện đăng kí gói cước Q-Student,vừa thỏa mãn các điều kiện đăng kí gói cước Q-Teen, khách hàng có quyền lựa chọn đăng
kí 1 trong 2 gói cước
- Hết thời hạn hiệu lực của gói cước nếu khách hàng không có yêu cầu khác, thuêbao sẽ được tự động chuyển sang gói cước MobiQ của MobiFone
2.2.1.4 Dịch vụ GTGT của gói cước
Giống như các gói cước khác của MobiFone, khi đăng ký gói cước Q-Student kháchhàng cũng được hưởng tất cả các dịch vụ GTGT một cách thuận tiện và nhanh chóng.Một số dịch vụ cơ bản như sau:
Trang 31Ngoài các dịch vụ cơ bản trên thì còn một số dịch vụ khác như: GPRS, Hộp thưthoại, LiveInfo , MMS, SMS Locator, SMS Roaming, MobiFun Live, MobiList, MusicTalk ….Vừa đàm thoại vừa nghe nhạc, copy nhạc chờ mà không cần nhắn tin hay truycập Internet, những dịch vụ gia tăng cùng với các tiện ích mà MobiFone cung cấp thì sẽlàm thỏa mãn cao hơn nhu cầu giải trí của khách hàng
2.2.2 Chiến lược giá
MobiFone đã đưa ra mức cước ưu đãi cho gói Q-Student, đây cũng là một chínhsách phân biệt giá của MobiFone dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu là tầng lớpsinh viên Sau đây là bảng giá cước đối với gói Q-Student:
- Về giá cước hòa mạng và cước thuê bao:
Như đã đề cập ở trên phần giới thiệu gói cước Q-Student, MobiFone không thu cướchòa mạng và cước thuê bao tháng đối với các thuê bao sử dụng gói Q-Student Kháchhàng khi đăng kí hòa mạng gói cước Q-Student sẽ được cung cấp 1 bộ hòa mạng bao gồm
1 sim card 64K đã được nạp sẵn tiền với mệnh giá tương ứng, cụ thể như sau:
(Nguồn: Số liệu chi nhánh)
- Cước thông tin:
Bảng 4: Bảng cước thông tin gói cước Q-Student