TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC
Trang 1TRIẾT HỌC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC
Vị trí của chính trị học trong các khoa học và triết học
Politics: chính trị trong ngôn ngữ phương tây ngày nay bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Polis = thành quốc (Thành Quốc Athens, – một thành quốc đã trải qua đủ loại chính thể) Thuật ngữ “Chính
trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởiAristotle - một triết gia Hi Lạp cổ đại Chính trị học là khoa họcnghiên cứu về chính trị như một chỉnh thể nhằm nhận thức và vậndụng những quy luật và tính quy luật của chính trị trong đời sống
xã hội, đặc biệt, là quy luật về giành, giữ, thực thi quyền lực chínhtrị, quyền lực nhà nước
Chính trị học là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoahọc xã hội và nhân văn Trong đó, chính trị học có mối quan hệvới rất nhiều bộ môn khoa học khác như: triết học – chính trị, kinh
tế - chính trị, xã hội học – chính trị,… Chính trị học hay khoa họcchính trị (các nghiên cứu về chính trị) là ngành học thuật nghiêncứu về chế độ chính trị, hành vi chính trị; miêu tả và phân tích các
hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị; nghiên cứu về việcgiành quyền lực và sử dụng quyền lực Các lĩnh vực của khoa họcchính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết học chính trị (tìm kiếmcác nhân tố cơ bản cho chính trị), giáo dục công dân, các hệ thống
Trang 2chính trị của các quốc gia, phân tích chính trị, phát triển chính trị,quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quân sự và pháp luật.
Chính trị học có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự pháttriển của khoa học nói chung và Triết học nói riêng Chính trị họccung cấp những tri thức, những cứ liệu chính trị làm cơ sở cho sựkhái quát triết học Đồng thời là phương tiện để các nhà triết học thểhiện quan điểm tư tưởng của mình Đồng thời nó giúp cho Triết học
và các khoa học tăng cường tính logic, hệ thống chặt chẽ
Ngược lại các bộ môn khoa học khác giúp cụ thể hóa hơnnhững quy luật, những mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng,nhờ đó giúp cho Chính trị học không rơi vào quan điểm siêu hìnhtrừu tượng
Khái quát về triết học và chính trị học
Triết học
Khái niệm
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của conngười về thế giới; về vị trí và vai trò của con người trong thế giớiấy
Triết học Mác- Lênin nghiên cứu những quy luật vận động,phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thếgiới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoahọc và thực tiễn cách mạng
Trang 3Đối tượng nghiên cứu
Theo Ph.Angghen: “Triết học là khoa học về các quy luậtchung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới; từ tự nhiên,
xã hội và cả tư duy” (ph.Angghen – “Chống Đuy rinh”)
Như vậy có thể coi đối tượng của Triết học là tự nhiên, xãhội và tư duy của con người: nhưng Triết học không phải là khoahọc tự nhiên, khoa học về xã hội, khoa học về tư duy (logic học)
mà là khoa học chung nhất, nó coi thế giới là “một chỉnh thểthống nhất” các mặt trên
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện quachức năng của triết học Triết học có nhiều chức năng như: chứcnăng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục…Nhưngquan trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phươngpháp luận
Vai trò thế giới quan của triết học
Tồn tại trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, dùmuốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhậnthức bản thân mình Những tri thức này cùng với niềm tin vào nódần dần hình thành nên thế giới quan
Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạtđộng sống của con người Thế giới quan như một “thấu kính” qua
Trang 4đó con người xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọncách thức đạt mục đích đó.
Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng
về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng nhấtđịnh
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giớiquan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giácdựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoahọc đưa lại Đó là chức năng thế giới quan của triết học
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luậncủa hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau Chính vì vậy chúngđóng vai trò là nền tảng thế giới quan của các hệ tư tưởng đối lập
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duytâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộcđấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lậpnhau
Trang 5+ Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiệnthế giới quan.
Vai trò phương pháp luận của triết học
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thốngquan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựachọn và vận dụng các phương pháp
Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất+ Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thếgiới và vai trò con người trong thế giới, nghiên cứu các qui luậtchung nhất chi phối cả tự nhiên, xã hội và tư duy
+ Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trongviệc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp
Việc nghiên cứu triết học giúp ta có được phương pháp luậnchung nhất, trở nên năng động sáng tạo trong hoạt động phù hợpvới xu thế phát triển chung
Chính trị học
Sự ra đời
Khi xã hội phân chia thành giai cấp và tổ chức thành nhànước thì chính trị ra đời Các quan hệ chính trị ngày càng có tác
Trang 6động mạnh mẽ tới đời sống của mọi thành viên trong xã hội Dotác động mạnh mẽ của chính trị nên nó ngày càng đòi hỏi phảiđược nghiên cứu một cách sâu sắc hơn Từ đó, Chính trị học rađời.
- Khái niệm chính trị, chính trị học
Chính trị: là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các
dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thiquyền lực nhà nước
Theo nghĩa tổng quát nhất, Chính trị học là khoa học
nghiên cứu lĩnh vực chính trị, khoa học về chính trị nhằm làmsáng tỏ những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sốngchính trị - xã hội, cùng những thủ thuật chính trị để hiện thực hóanhững quy luật, tính quy luật đó trong xã hội có giai cấp được tổchức thành nhà nước Theo nghĩa hẹp, Chính trị học là khoa họcnghiên cứu về quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dântộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyềnlực nhà nước
- Đối tượng nghiên cứu của chính trị học
Chính trị học là một môn khoa học, lấy lĩnh vực chính trị –lĩnh vực được tạo bởi những quan hệ và những hoạt động của cácchủ thể chính trị thích ứng với thiết kế chính trị xác định – làm đốitượng nghiên cứu
Trang 7Đối tượng nghiên cứu của chính trị học là những tính quyluật, quy luật chung nhất của đời sống chính trị của xã hội, những
cơ chế tác động, cơ chế vận dụng, những phương thức, những thủthuật, những công nghệ chính trị để hiện thực hóa những quy luật,tính quy luật
Để khái quát nên thành những quy luật, tính quy luật chungnhất của đời sống chính trị, Chính trị học đi sâu nghiên cứu cáchình thức hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến nhà nướcnhư:
Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêutriển vọng dưới dạng khả năng và hiện thực, cũng như những conđường giải quyết các mục tiêu đó có tính đến tương quan lựclượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứngcủa nó
Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phươngtiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạtmục tiêu đã đề ra
Việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợpnhằm hiện thực hóa có hiệu quả mục tiêu
Đồng thời với việc nghiên cứu các hoạt động của các chủthể, chính trị học còn nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thểchính trị như quan hệ giai cấp, quan hệ giữa các chủ thể trong hệthống tổ chức quyền lực, quan hệ giữa các dân tộc để hình thành
Trang 8lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong sự vận dụng vào điềukiện cụ thể ở mỗi quốc gia, dân tộc, quan hệ giữa các quốc gia đểhình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong xu hướng quốc tếhóa hiện nay.
Mối quan hệ giữa triết học và chính trị học
- Vai trò của triết học đối với chính trị học
Triết học trang bị nền tảng thế giới quan và phương phápluận cho các khoa học xã hội và nhân văn
Triết học xác lập chỗ đứng và góc nhìn thế giới quan chocác khoa học xã hội và nhân văn
Triết học giúp các nhà nghiên cứu định hướng giá trị, địnhhướng lẽ sống, lựa chọn các phạm trù, các nguyên tắc, các phươngpháp phù hợp với bộ môn ngiên cứu của mình
Trang 9Mặc dù đối tượng nghiên cứu của Triết học và Chính trị học
là khác nhau, nhưng suy cho cùng cả 2 đều hướng đến con người.Chính trị học trực tiếp nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa các giaicấp, dân tộc, quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ,
sử dụng quyền lực nhà nước Chính trị học bao giờ cũng mangtính giai cấp, phục vụ lợi ích cho một giai cấp nhất định Triết họctrang bị thế giới quan và phương pháp luận cho Chính trị học.Triết học ảnh hưởng đến Chính trị học trong mọi giai đoạn pháttriển của nó
-Tư tưởng chính trị thời cổ đại
Phương Đông cổ đại:
Đạo gia
Người sáng lập: Lão Tử ông là một trong những nhà tưtưởng vĩ đại nhất của Trung Hoa cổ đại, người sáng lập môn pháiĐạo gia Ông sống cùng thời với Khổng Tử, sách của ông mangtên ông sau đó còn có tên là Đạo Đức Kinh Nội dung sách luận
về đạo đức, đường lối xử thế và lí thuyết chính trị
Về mặt chính trị - xã hội
+ Toàn bộ quan điểm chính trị của Lão Tử hình thành trên
cơ sở thế giới quan về đạo
Trang 10+ Đạo gia chủ trương đường lối trị quốc theo đạo “vô vi”,chống lại chủ trương “hữu vi” cùng mọi chuẩn mực đạo đức vàthể chế pháp luật, vì coi đó là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vàobản tính tự nhiên của con người Tư tưởng “vô vi” chủ trươngthực hiện triệt để chính sách ngu dân Xã hội lý tưởng của Lão Tử
là chế độ dựa trên sự bình đẳng của tất cả mọi người Ông chútrọng xóa bỏ mọi sự ràng buộc của con người bởi các quy phạmđạo đức pháp luật để trả lại cho con người bản lĩnh tự nhiên vốn
có của nó
+ Mẫu hình xã hội lý tưởng của Lão Tử là “nước nhỏ, dân
ít, tuy có thuyền mà không cần dùng đến, tuy có vũ khí mà khôngcần bày ra, không cần chữ viết, chỉ cần buộc dây làm dấu là được,
xã hội như vậy là dân ăn thấy ngon, mặc thấy đẹp, sống yên ổn vàvui với phong tục của mình”
Nho gia
Nho gia lấy Ngũ kinh và Tứ thư làm nền tảng tư tưởng dạyđạo làm người và dạy giai cấp thống trị lấy đức cai trị nhân.Những nhà tư tưởng nổi bật của Nho gia là Khổng Tử, Mạnh Tử
và Tuân Tử thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc, Đổng Trọng Thư,Vương Sung thời Hán, Trình Chu, Thiệu Ung thời Hán
Khổng Tử (551-479TCN )
Trang 11Khổng Tử họ Khổng, tên Khâu, tự là Trọng Ni, người nước
Lỗ thuộc vùng phía nam tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc ngày nay.Ông có ra làm quan ở nước Lỗ, đến năm 51 tuổi được giữ chức vụcao, nhưng sau đó không được trọng dụng Ông từ quan cùng một
số môn đồ đi đến nhiều nước vận động chư hầu thực hiện tư tưởngcải tạo chính trị và xã hội theo đường lối của ông Qua nhiều nămvất vả ở nhiều nơi, nhưng không thành đạt, ông bèn quay về nước
Lỗ và mất ở đó
Tư tưởng chính trị được thể hiện trong các tác phẩm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu và Luận ngữ.
Cốt lõi của học thuyết chính trị của ông là nhân – lễ - chính danh
Đường lối xây dựng đất nước: Để xây dựng quốc gia tháibình thịnh trị phải chăm lo ba việc lớn:
+ Túc thực: sản xuất nhiều của cải
+ Túc binh: quốc phòng hùng hậu
+ Thành tín: giữ lòng tin với dân sao cho dân tin, dân phục
Trong ba yếu tố đó, ông xếp “thành tín” quan trọng nhất sau
đó đến “túc thực”, cuối cùng là “túc binh”
Mạnh Tử (372- 289TCN)
Mạnh Tử tức Mạnh Kha, sinh ở nước Châu, là học trò tử tư(cháu nội Khổng Tử) Ông được coi là người kế thừa chính thống
Trang 12và phát triển sáng tạo tư tưởng chính trị của Khổng Tử, xây dựnghọc thuyết nhân chính Ông sống vào thời Chiến Quốc, chế độTông pháp nhà Chu sụp đổ, chiến tranh liên miên, nhân dân đóikhổ vì chính trị bạo ngược.
Ông chia xã hội thành hai hạng người: quân tử và tiểu nhânnhưng xác định rõ ràng hơn Quân tử là người lao tâm, tiểu nhân làngười lao lực – là người bị cai trị Nhưng dù quân tử hay tiểu nhân,bản tính con người đều là thiện vì ai cũng có cái tâm Như vậy,đường lối chính trị của ông là lấy nhân nghĩa làm gốc
Phải tôn trọng dân- Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh; phải chăm lo cho đời sống của nhân dân làm cho nhân dân
Hạt nhân trong tư tưởng của Mặc Tử là thuyết kiêm ái Ôngcho rằng nếu mọi người trong thiên hạ thương yêu nhau, giữa cácnước không tấn công nhau, giữa nhà này và nhà khác không cóchuyện rắc rối thì giặc giã, trộm cắp không có, vua – tôi, cha –con đều có thể trên dưới thương yêu lẫn nhau, và như vậy thì cảthiên hạ đều ổn định
Trang 13Ông phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược vì những cuộcchiến tranh ấy tàn hại muôn đời, làm kiệt quệ của cải của trăm họtrong thiên hạ.
Trong việc tổ chức bộ máy nhà nước ông đề cao người cóđạo đức (thượng hiền)
Pháp gia
Tư tưởng Pháp trị vốn đã có từ thời Xuân Thu với nhữngđại biểu nổi tiếng như Quản Trọng, Tử Sản Người kế thừa và pháttriển tạo nên một học thuyết hoàn chỉnh là Hàn Phi Tử Họcthuyết của ông phản ánh tư tưởng tiến bộ của tầng lớp địa chủkiêm thương nhân có xu hướng tập quyền
Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử là tổng hợp giữa pháp,thế và thuật, tạo nên một phương pháp cai trị
+ Pháp là những điều luật, là tiêu chuẩn, là căn cứ kháchquan để định rõ công tội, danh phận, phải trái
+ Thế là địa vị, quyền uy, thế lực của người đứng đầu
+ Thuật là phương pháp, là thủ thuật, là cách thức mưu lượcđiều khiển người, là phương pháp điều hành
Phương Tây cổ đại:
Platon (427- 347 TCN)
Trang 14Platon là nhà triết học thiên tài, đồng thời còn là nhà chínhtrị xuất sắc Ông sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm trong triết học, đãtừng công khai biện hộ cho nhà nước phản động phi dân chủ Ôngđại biểu cho giai cấp quý tộc chủ nô.
Ông quan niệm: Chính trị là sự thống nhất của trí tuệ, chínhtrị là nghệ thuật cai trị tối cao hoặc chính trị là nghệ thuật cai trịnhững con người với sự bằng lòng của họ
Quan niệm về nhà nước lí tưởng: Nhà nước – đó là hình ảnhcủa thế giới tinh thần siêu phàm được phản ánh qua cuộc sốngtrần tục
Arixtot (384 – 322 TCN)
Arixtot là một tập đại thành của văn minh Hi Lạp cổ đại.Ông là học trò của Platon Học thuyết chính trị của ông được thểhiện tập trung trong hai cuốn sách “Chính trị Aten” và “Hiến phápAten”
Theo Arixtot, nhà nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành
do lịch sử Nhà nước, quyền lực nhà nước như là kết quả của sựthỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí của họ Sứmạng của nhà nước là lãnh đạo tập thể các công dân, quan tâm tớicác quyền chung của công dân Điều đó lại chính là bản chất vàchức năng của pháp luật Vì thế Arixtot rất coi trọng pháp luật
Trang 15Theo ông pháp luật là quy tắc khách quan có tính chính trực, vô
tư, xuất phát từ quyền lực và phù hợp với các mục đích quốc gia
- Tư tưởng chính trị thời trung cổ
Các tư tưởng chính trị thời bấy giờ đa số xoay quanh vấn đềnhà thờ, giáo hội, sức mạnh của Chúa đối với nhà nước và nhândân
S.Ôguýtxtanh (354 – 430)
Ông là nhà tư tưởng khởi thủy của Thiên Chúa giáo Ông làgiám mục ở Hip Pôn – Bắc Phi Tư tưởng chính trị của ông đượcphản ánh trong tác phẩm “Thành bang của Thượng đế”
Trong tư tưởng chính trị của mình, ông luôn cố chứng minhcho sự bất diệt và trường tồn của chế độ nô lệ Theo ông, chế độ
nô lệ là do Chúa sinh ra, sự giàu nghèo là do ý Chúa, chống lạichế độ nô lệ là chống lại Chúa
Tomat Đacanh (1225 – 1274)
Ông là nhà thần học đạo Thiên Chúa, nhà triết học uyên bácthời trung cổ Mười tám cuốn sách trong tuyển tập của ông họp lạinhư một bộ bách khoa toàn thư đặc sắc của hệ tư tưởng chính trịchính thống của chế độ phong kiến Tây Âu
Ông cho rằng, con người là động vật chính trị Để phát triển
và hoàn thiện, đời sống của họ phải có an ninh, trật tự, pháp lí
Trang 16Ông quyết liệt chống lại sự bình đẳng xã hội,bảo vệ sự phânchia đẳng cấp Ông cho rằng quyền lực tối cao là Thượng đế.
- Tư tưởng chính trị thời cận đại
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xãhội phong kiến và cùng với nó là một giai cấp tư sản không ngừnglớn mạnh Để tiếp tục phát triển kinh tế và phát huy sức mạnh củamình, giai cấp tư sản cần một chế độ chính trị mới thích ứng với
nó Chính vì vậy từ thế kỉ XVI nhiều học thuyết chính trị của giaicấp tư sản đã ra đời Những học thuyết chính trị đó một mặt đòicho giai cấp tư sản được tham gia và nắm chính quyền, mặt kháclại hạn chế quyền tự do dân chủ của quần chúng nhân dân
G Lốcco (1632 – 1704)
Ông vốn là thư kí cho Viện nguyên lão Anh Những tưtưởng chính trị trong tác phẩm “Sự luận giải về chính quyền”khiến tên tuổi của Lôcco – người cha của chủ nghĩa tự do, vĩnhviễn không thể xóa mờ trong lịch sử tư tưởng nhân loại Ông đượcĂngghen gọi là “đứa con của sự thỏa hiệp giai cấp”
Ông quan niệm, tự do – giá trị chủ đạo của chính trị, củapháp quyền tự nhiên Theo ông luật tự nhiên là bắt buộc vì nó là
tự do Tự do đã trở thành giá trị chủ đạo trong luận giải và thiết kếnhững thể chế chính trị hợp lý
Trang 17Về khả năng đảo chính quốc gia, nếu chính phủ vi phạm cácquyền tự nhiên của con người thì ông ta sẽ bị tước bỏ quyền lực
và nhân dân sẽ xác lập một chính phủ mới
Ông cho rằng nhà nước xuất hiện ở một trình độ phát triểnnhất định của xã hội loài người, là sản phẩm muộn hơn của sựphát triển lịch sử Ông cũng xây dựng học thuyết phân quyền vớimục đích tạo dựng những thể chế chính trị bảo đảm tự do cho cáccông dân là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
G.G Rútxo (1712 – 1778)
Là nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Ông đã có cống hiến tolớn vào việc phát triển các học thuyết chính trị Các quan điểmchính trị của Rutxo cấp tiến hơn nhiều so với Vonte vàMongtexkio
Rútxo là người đầu tiên nhìn thấy sự khác biệt giữa xã hộicông dân nảy sinh cùng với chế độ tư hữu với nhà nước được thiết