1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở việt nam

105 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Do đó, nguyên tắc chung và các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ được áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên nguyên tắc bồi thường theo tổn thất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE

CƠ GIỚI Ở VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ

giới ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Vũ

Văn Cương Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy

và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các nghĩa

vụ tài chính theo quy định của trường Viện Đại học Mở Hà Nội

Vậy, tôi viết lời cam đoan này đề nghị Viện Đại học Mở Hà Nội xem xét để tôi

có thể bảo vệ luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

Trịnh Thị Minh

Trang 3

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Văn Cương đã tận tình giảng dạy,

hỗ trợ và định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017

Học viên

Trịnh Thị Minh

Trang 4

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Phạm vi, nội dung nghiên cứu đề tài 3

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu của luận văn 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 6

1.1 Khái quát về bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6

1.1.1 Khái ni ệm xe cơ giới và bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6

1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 7

1.1.3 Vai trò c ủa bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9

1.2 Khái quát về pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới 11

1.2.1 Khái ni ệm pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới 11

1.2.2 C ấu trúc pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới 12

1.2.3 Các nguyên t ắc pháp lý trong điều chỉnh quan hệ bảo hiểm vật chất xe c ơ giới 14

1.3 Nội dung bảo hiểm vật chất xe cơ giới 19

1.3.1 Đối tượng bảo hiểm 19

1.3.2 Ph ạm vi bảo hiểm 19

1.3.3 Giá tr ị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 21

1.3.4 Giám định và bồi thường tổn thất 22

1.4 Lịch sử hình thành pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT VỚI XE CƠ GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31

Trang 6

2.1 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm vật chất với xe cơ giới ở Việt Nam 31

2.1.1 Nh ững ưu điểm của pháp luật bảo hiểm vật chất với xe cơ giới ở Việt Nam hi ện nay 31

2.1.2 Nh ững nhược điểm của pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và pháp lu ật bảo hiểm vật chất với xe cơ giới nói riêng ở Việt Nam hiện nay 33

2.2 Thực tiễn thi pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay 45

2.2.1 V ề ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới 45

2.2.2 Nh ững kết quả đạt được trong thực tiễn thi hành pháp luật bảo hiểm vật ch ất xe cơ giới ở Việt Nam 63

2.2.3 Nh ững hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật bảo hiểm v ật chất xe cơ giới và nguyên nhân 69

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI Ở VIỆT NAM 80

3.1 Phương hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay 80

3.1.1 S ự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới 80 3.1.2 Nh ững nguyên tắc và các yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện pháp luật về b ảo hiểm vật chất xe cơ giới 81

3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới 83

3.2.1 S ửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm và các v ăn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 83

3.2.2 S ửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan 87

3.3 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới 88

3.3.1 V ề phía các cơ quan nhà nước 88

3.3.2 V ề phía Hiệp hội bảo hiểm 89

3.3.3 V ề phía các doanh nghiệp bảo hiểm 90

3.3.4 V ề phía khách hàng 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong mỗi nền kinh tế, giao thông vận tải đóng vai trò then chốt trong vận chuyển, lưu thông hàng hoá, con người Kinh tế càng phát triển thì đi liền với đó là nhu cầu về giao thông vận tải ngày càng tăng cao Ngày nay, các hình thức vận chuyển rất đa dạng và phong phú, có thể bằng đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường bộ Trong đó, nhu cầu sử dụng đường bộ và đi kèm theo là xe cơ giới đã trở nên phổ biến Việc sử dụng xe cơ giới để làm phương tiện đi lại của các

cá nhân, các tổ chức và các DN cũng ngày càng tăng lên Xe cơ giới là một trong những loại phương tiện có tính cơ động cao, tính việt giã tốt và tham gia triệt để vào quá trình đi lại và vận chuyển Việc phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là một trong những ưu tiên của Chính phủ các nước

Xe cơ giới là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay của con người Nó vừa là phương tiện đi lại vừa là công cụ để kinh doanh Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của người dân càng nâng cao thì nhu cầu về phương tiện này lại càng lớn Hiện nay, số lượng xe máy và số lượng ô tô ở việt Nam tăng lên nhanh chóng Với khí hậu mưa nhiều, bão lũ, úng ngập xảy ra liên tục như ở Việt Nam, giao thông phức tạp, chuyện hỏng xe, chết máy, xước sơn vỏ xe, tai nạn giao thông xảy ra là điều không hiếm Điều này gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho chủ nhân của chiếc xe máy hay xe ô tô

Nguyên lý vận hành của xe cơ giới dựa trên sức mạnh của động cơ với tốc độ nhanh, dẫn đến xác suất rủi ro cao, kéo theo số vụ tai nạn giao thông ngày càng nhiều với mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng Theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát giao thông, trong số các loại phương tiện giao thông đường bộ thì mức độ gây tai nạn giao thông ở xe cơ giới cao hơn các loại phương tiện khác Xe cơ giới vẫn là loại phương tiện có giá trị tài sản lớn đối với các cá nhân, tổ chức và các DN,

do vậy khi gặp tai nạn thiệt hại mà chủ xe phải gánh chịu sẽ rất lớn, ảnh hưởng đến quá trình đi lại và kinh doanh, gây khó khăn về mặt tài chính cho họ, nên việc bù đắp bằng tài chính kịp thời là một nhu cầu hết sức cần thiết

Trang 8

Trong khi đó, xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu Ở nước ta hiện nay các tuyến đường bộ chất lượng vẫn chưa được cao, hơn nữa điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp do vậy nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông vẫn còn cao

Mặt khác xe cơ giới chịu ảnh hưởng rất nhiều vào trình độ cũng như là ý thức chấp hành luật lệ giao thông của lái xe Xem xét nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ trong các năm cho thấy, nguyên nhân do lỗi của chủ phương tiện chiếm tới 70%, 30% còn lại là do các nguyên nhân khác Hầu hết các lái xe chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu…

Những điều trên thực sự là mối đe doạ lớn về tính mạng và tài sản của các chủ phương tiện tham gia giao thông nói riêng và toàn xã hội nói chung

Trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng cả về số vụ và số người chết, gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản cho các chủ phương tiện tham gia giao thông Tính chung cả nước, hàng năm thiệt hại về tài sản do tai nạn giao thông lên hàng trăm tỷ đồng, nếu tính bình quân thiệt hại về tài sản của mỗi vụ tai nạn thường lên tới hàng chục triệu đồng Đây là con số không nhỏ đối với cá nhân các chủ phương tiện Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ thiệt hại về vật chất, con người có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn Điều

đó đã tạo ra sức ép tài chính lẫn tinh thần đối với các chủ xe và những người điều khiển phương tiện Vì vậy, để khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các chủ phương tiện tham gia giao thông, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất

xe cơ giới đã ra đời và được triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam Đây là biện pháp tốt nhất để bù đắp thiệt hại sau khi rủi ro xảy ra Biện pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng góp một khoản tiền nhỏ gọi là phí bảo hiểm để hình thành quỹ tài chính bảo hiểm từ đó sẽ bồi thường cho những thiệt hại về vật chất của bản thân chiếc xe đó khi chúng không may gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm

Như vậy, có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một tất yếu khách quan, là sự cần thiết và quan trọng đối với các chủ xe trong quá trình sử dụng

và điều khiển xe của mình, góp phần khắc phục tình trạng khó khăn về mặt tài chính

Trang 9

khi không may gặp tai nạn, đồng thời nhanh chóng khôi phục xe về trạng thái ban đầu để tiếp tục hoạt động kinh doanh

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở

Việt Nam” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài đã được nghiên cứu ở một số luận văn luận án như sau:

- Lại Thái Hùng (2010), Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe

c ơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp,

Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lao động xã hội Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong một phạm vi công ty (công ty

cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC))

- Nguyễn Văn Thuấn (2011), Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe

c ơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về tình hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

- Nguyễn Thị Thủy (2009), “Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài

s ản tại Việt Nam” Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

- Lý Minh Triết (2006), “Pháp luật bảo hiểm tài sản - Thực trạng áp dụng và

h ướng hoàn thiện” Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

3 Phạm vi, nội dung nghiên cứu đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, lý luận về bảo hiểm xe vật chất

xe cơ giới và các quy định của pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam; Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu khái quát về bảo hiểm vật chất xe cơ giới gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới,

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và việc áp dụng các quy định của pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam

Trang 10

- Về không gian: Nghiên cứu pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Về thời gian: Số liệu khảo sát thực tiễn từ năm 2012 đến tháng 6/2017

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

4.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về bảo hiểm xe vật chất xe cơ giới và pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới cùng quá trình thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tiễn, Luận văn hướng đến mục đích làm rõ

cơ sở lý luận và thực tiễn cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng ở Việt Nam

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên, đề tài nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Làm rõ các vấn đề lý luận về bảo hiểm vật chât xe cơ giới và pháp luật về bảo hiểm vật chât xe cơ giới

- Phân tích đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật từ

đó chỉ ra những ưu điểm, những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật bảo hiểm vật chât xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm vật chât xe cơ giới, Luận văn đưa ra những định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm vật chât xe cơ giới nói riêng ở Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng và các công cụ thống kê, khảo sát thực tế Cụ thể phương pháp nghiên cứu của từng chương như sau: Chương 1: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử cụ thể, liệt kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để đưa ra những vấn đề lý luận

cơ bản về người đại diện theo pháp luật; Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp luật học so sánh và phương pháp thống kê để làm

Trang 11

rõ các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện về người đại diện theo pháp luật; Chương 3: Tác giả sử dụng phương pháp liên hệ, tổng hợp, hệ thống

và đối chiếu để đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật người đại diện theo pháp luật

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 03 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và pháp luật

về bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam

Trang 12

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI

1.1 Khái quát về bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.1.1 Khái niệm xe cơ giới và bảo hiểm vật chất xe cơ giới

* Khái niệm xe cơ giới

Xe cơ giới là xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và có ít nhất một chỗ ngồi Xe cơ giới bao gồm rất nhiều loại xe khác nhau: xe mô tô hai bánh,

ba bánh, xe ô tô chở người, chở hàng hóa, vừa chở người vừa chở hành hóa và các loại xe chuyên dụng khác Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác nhau như động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ…

Theo Luật giao thông đường bộ và tại khoản 3 điều 3 Nghị định: 103/2008/NĐ-CP ngày 16/09/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới có giải thích:

“Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp,

lâm nghi ệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc

phòng (k ể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô

tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe g ắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe

c ơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.”

Như vậy, có thể hiểu xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính những động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải, ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành, nó là sợi dây kết nối các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân Qua thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy: Xe cơ giới có ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt, có thể di chuyển trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối thấp Tuy nhiên vấn đề an toàn đang là vấn đề lớn được đặt ra đối với loại

Trang 13

hình giao thông này Qua số liệu thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng nhanh kể cả về quy mô lẫn mức độ nghiêm trọng Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vẫn còn ở mức cao, bình quân 01 năm có tới khoảng 12000 người chết và khoảng 9500 người bị thương Nguyên nhân là do có sự chủ quan, thực hiện kém quyết liệt các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông của Chính phủ, một phần

do lượng xe cơ giới tăng nhanh trong năm gần đây trong khi hệ thống đường xá bị quá tải, xuống cấp, một phần cũng do ý thức của người tham gia giao thông…

* Khái niệm bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một sản phẩm bảo hiểm trong loại hình bảo hiểm xe cơ giới bảo hiểm vật chất xe cơ giới là quan hệ bảo hiểm được thiết lập trên cơ sở hợp đồng có đối tượng bảo hiểm chính thiệt hại về vật chất xe cơ giới nguyên nhân từ rủi ro khách quan (Bảo hiểm tài sản) và nó thuộc hình thức bảo hiểm tự nguyện

Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe nhằm mục đích được bồi thường cho những thiệt hại vật chất đối với xe của mình do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên Vì vậy, để có thể trở thành đối tượng được bảo hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo các điều kiện về mặt kĩ thuật và pháp lý cho sự lưu hành, đó là: Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định an toàn

kỹ thuật và môi trường, giấy phép lưu hành xe

1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Thứ nhất, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới do các DNBH thực hiện nhằm mục đích kinh doanh Bởi vậy quan hệ bảo hiểm này được điều chỉnh bằng Luật kinh doanh bảo hiểm và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính Đây là đặc điểm để phân biệt với các loại hình bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh Tại điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

“1 Lu ật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định

quy ền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm

2 Lu ật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền

g ửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh”

Trang 14

Thứ hai, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ:

Tại khoản 18, điều 3 Luật KDBH có giải thích: Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ Chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm là DNBH phi nhân thọ

Thứ ba, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một trong những sản phẩm bảo hiểm

thu ộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm xe cơ giới có 4 sản phẩm bảo hiểm cơ bản là: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe…Trong đó bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình bắt buộc Bất kỳ người nào sở hữu ô tô hoặc

xe máy đều phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của nhà nước, để đảm bảo quyền lợi cho bên thứ 3 nếu chẳng may chủ xe lái xe gây thiệt hại cho họ Còn 3 loại bảo hiểm còn lại là do khách hàng tự nguyện tham gia mua hoặc không mua bảo hiểm Người sở hữu xe tự lựa chọn công ty bảo hiểm và hình thức bảo hiểm để mua bảo hiểm Ngoài ra, chủ xe còn có thể tham gia gói dịch vụ bảo hiểm nâng cao, cung cấp phạm vi bảo vệ toàn diện nhất thông qua các điều khoản mở rộng (ví dụ: lựa chọn Ga ra sửa chữa, bảo hiểm mất cắp bộ phận, bảo hiểm xe

bị ngập nước…) để có thể an tâm trọn vẹn nhất khi tham gia giao thông

Theo pháp luật hiện hành:“Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ

b ảo hiểm xe cơ giới, DNBH phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy

t ắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai Bộ Tài chính có

trách nhi ệm công bố mức phí bảo hiểm thuần tương ứng với điều kiện và trách

nhi ệm bảo hiểm cơ bản làm căn cứ để xác định phí bảo hiểm 1 ”

Thứ tư, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại bảo hiểm tài sản

Đối tượng bảo hiểm là những thiệt hại về vật chất đối xe cơ giới khi gặp rủi ro gây ra tổn thất về giá trị cho chính chủ sở hữu chiếc xe đó

1 Điểm a khoản 4 điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

Trang 15

Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hợp đồng bảo hiểm tài sản (hợp

đồng bồi thường) Do đó, nguyên tắc chung và các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ được áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên nguyên tắc bồi thường theo tổn thất thực tế và theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản bảo hiểm, số tiền mà DNBH bồi thường cho người được bảo hiểm không vượt quá giá trị tài sản bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Thứ năm, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại bảo hiểm mang tự nguyện

Theo chế độ bảo hiểm này việc giao kết hay không giao kết hợp đồng các bên

có quyền tự do lựa chọn, các bên có quyền thoả thuận về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm Đặc điểm này giúp phân biệt với các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc nói chung và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong bảo hiểm xe cơ giới nói riêng Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc: là hợp đồng được thiết lập trên cơ sở pháp luật quy định Việc tham gia bảo hiểm và ký kết hợp đồng bảo hiểm là nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với các pháp nhân, thể nhân có đối tượng bảo hiểm thuộc diện bảo hiểm bắt buộc Nghĩa vụ giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc còn được áp dụng đối với một số DNBH Trong bảo hiểm bắt buộc pháp luật quy định điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và các bên có nghĩa vụ phải chấp hành

1.1.3 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Th ứ nhất, bảo hiểm vật chất xe cơ giới góp phần ổn định kinh doanh, ổn định cuộc sống cho các chủ phương tiện

Chủ phương tiện giao thông vận tải khi tham gia bảo hiểm sẽ nộp cho nhà bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, các khoản phí này sẽ hình thành quỹ tiền

tệ tập trung Như vậy, khi có các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình, sử dụng nguồn quỹ bảo hiểm tiến hành bồi thường cho chủ xe một cách nhanh chóng để giúp chủ xe có điều kiện nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn, giảm bớt gánh nặng tài chính do không phải chi ra những khoản chi phí bất thường như chi phí cẩu kéo, chi phí sửa chữa, thay thế…

Điều đó sẽ giúp cho các chủ phương tiện giao thông vận tải khắc phục được những khó khăn về mặt tài chính, giúp họ ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh của mình Đây cũng là tác dụng đặc trưng của bảo hiểm

Trang 16

Th ứ hai, bảo hiểm vật chất xe cơ giới góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn

chế tổn thất

Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình mà khách hàng chỉ có thể nhận được khi gặp rủi ro dẫn đến tổn thất Nếu rủi ro xảy ra dẫn đến tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ bồi thường cho khách hàng Mục tiêu lớn nhất của hoạt động KDBH là tạo ra lợi nhuận Theo đó, các DNBH muốn có lợi nhuận cao thì chi phí phải giảm, mà khoản chi cho bồi thường là khoản chi lớn nhất của các DN Trên

cơ sở đó các DN đã đề ra các biện pháp nhằm giúp cho khách hàng của mình đề phòng và hạn chế tổn thất có thể xảy ra Các DNBH phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giáo dục cho nhân dân ý thức chấp hành luật lệ giao thông, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đến từng người dân Ngoài ra, các DNBH còn dùng quỹ nhàn rỗi của mình vào việc xây dựng, cải tạo hệ thống đường xá, lắp đặt các hệ thống đèn tín hiệu, dải phân cách nhằm hạn chế các tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra

Th ứ ba, bảo hiểm vật chất xe cơ giới góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho người lao động

Như chúng ta đã biết, người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí bảo hiểm tạo thành nguồn quỹ bảo hiểm lớn, ngoài việc chi trả, bồi thường nguồn quỹ này còn là một nguồn vốn lớn đầu tư phát triển kinh tế đất nước Ở một số nước phát triển như Mỹ, nguồn vốn mà các DNBH đầu tư vào nền kinh tế thường cao, đứng thứ hai chỉ sau các ngân hàng thương mại và cung cấp khoảng 10% tổng quỹ đầu tư của thị trường tiền tệ và vốn Từ đó bảo hiểm đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội

Th ứ tư, bảo hiểm vật chất xe cơ giới góp phần huy động vốn để đầu tư phát

triển kinh tế xã hội

Khi mà khách hàng đóng một khoản phí cho các DNBH lập thành một quỹ chung Trong khi đó, số tiền này tạm thời nhàn rỗi vì tạm thời chưa phải chi trả cho các tổn thất xảy ra Cùng với đó, thị trường tiền tệ thì luôn biến động, lạm phát xảy

ra cao Vì vậy, số tiền này sẽ được đem đi đầu tư vào các lĩnh vực mà pháp luật quy

Trang 17

định cho các DNBH Nhờ vậy, xã hội có nguồn vốn để đầu tư vào phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

1.2 Khái quát về pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Do vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với đời sống xã hội mà các Nhà nước đều sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trong đó có loại hình bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng Tuy vậy, tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận mà khái niệm pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới được diễn đạt, được hiểu khác nhau

D ưới góc độ chung nhất (nghĩa rộng): Pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vật chất

xe cơ giới Hiểu theo nghĩa rộng thì pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới điều chỉnh các nhóm quan hệ:

- Quan hệ về tổ chức hoạt động của chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

- Quan hệ hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

- Quan hệ quản lý nhà nước về bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

Hi ểu theo nghĩa hẹp: Pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thu, nộp phí bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm Hiểu theo nghĩa hẹp này, pháp luât

về bảo hiểm vật chất xe cơ giới chính là pháp luật về hợp đồng về bảo hiểm vật chất

xe cơ giới

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu pháp luật

về bảo hiểm vật chất xe cơ giới theo nghĩa hẹp

Pháp luật bảo hiểm vật chất cơ giới theo nghĩa hẹp được điều chỉnh bởi các văn bản sau đây:

- Luật Kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000

- Nghị định 45/2007/NĐ-CP 27/03/2007Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm

Trang 18

- Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

- Luật sửa đổi bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm 61/2010/QH12 ngày24/11/2010

- Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi bổ sung nghị định 45/2007/NĐ-CP

- Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành nghị định 45/2007/NĐ-CP và Luật Sửa đổi bổ sung luật Kinh doanh bảo hiểm

- Thông tư 125/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 Quy định về các khoản mục chi phí trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

- Thông tư 232/2012/TT-BTC 28/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán

áp dụng với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

- Thông tư 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 124/2012/TT-BTC và Thông tư 125/2012/TT-BTC Các văn bản pháp luật nói trên đã quy định được một số nội dung của pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.2.2 Cấu trúc pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới

*C ăn cứ vào phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật thì pháp luật bảo

hi ểm vật chất xe cơ giới chia thành các bộ phận gồm:

- Nhóm các quy ph ạm pháp luật điều chỉnh chung cho mọi quan hệ bảo hiểm

th ương mại;

Chẳng hạn, các quy chung về hợp đồng bảo hiểm (tại Mục 1, chương 2 từ điều

12 đến điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm), những quy định này được áp dụng chung cho các loại hợp đồng bảo hiểm trong đó có hợp đồng bảo hiểm tài sản như: Nội dung của hợp đồng bảo hiểm; Hình thức hợp đồng bảo hiểm; Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm; Trách nhiệm cung cấp thông tin; Giải thích hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu; Chấm dứt

Trang 19

hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm; Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường và các vấn đề khác có liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm như: Cách thức xử lý khi có thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm; Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm; Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm; Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm; Thời hiệu khởi kiện…

- Nhóm các quy ph ạm pháp luật riêng điều chỉnh cho các quan hệ bảo hiểm tài

s ản Pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành đã có quy định có tính đặc thù dành

riêng cho hợp đồng bảo hiểm tài sản tại Mục 3, chương 2 (từ điều 40 đến điều 51) Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản; Số tiền bảo hiểm; Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị; Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị; Hợp đồng bảo hiểm trùng; Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản; Căn cứ bồi thường; Hình thức bồi thường; Giám định tổn thất; Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn; Các quy định về an toàn; Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm…

- Nhóm các quy ph ạm pháp luật đặc thù điều chỉnh cho quan hệ bảo hiểm vật

ch ất xe cơ giới Chẳng hạn vấn đề phải đăng ký Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo

hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới; các yêu cầu đặt ra trong xây dựng Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm; Thủ tục đăng ký sản phẩm bảo hiểm với Bộ Tài chính trước khi triển khai thực hiện

*C ăn cứ vào nội dung các quan hệ mà pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới điều chỉnh thì có các bộ phận pháp luật sau:

- Bộ phận pháp luật quy định về chủ thể trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

- Bộ phận pháp luật quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

- Bộ phận pháp luật quy định quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

- Bộ phận pháp luật quy định về trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

Trang 20

- Bộ phận pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

- Bộ phận pháp luật quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới;

- Bộ phận pháp luật quy định về các vấn đề khác có liên quan đến bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam như: trách nhiệm của Bộ tài chính, Bộ Công An, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông và các Bộ cơ quan ngang

- Nhóm các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật khác có liên quan

1.2.3 Các nguyên tắc pháp lý trong điều chỉnh quan hệ bảo hiểm vật chất xe

cơ giới

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một dạng quan hệ bảo hiểm tài sản trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại do vậy nó phải tuân thủ các nguyên tắc pháp lý trong bảo hiểm thương mại nói chung, ngoài ra còn tuân thủ các nguyên tắc pháp lý cơ bản trong bảo hiểm hiểm tài sản nói riêng, cụ thể:

M ột là, nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Trong thực tế, các luật về hợp đồng của tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt ra nguyên tắc trung thực Nguyên tắc trung thực, hợp tác được quán triệt rất rõ trong Bộ luật Dân sự Việt Nam (Điều 3 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015) Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc trưng của các quan hệ hợp đồng mà pháp luật có những quy định phù hợp với đặc thù của loại hợp đồng đó Hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng được ký kết và thực hiện thông qua việc các DNBH thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và cam kết bồi thường cho bên mua bảo hiểm nếu đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro dẫn đến tổn thất Mục đích mà bên mua bảo hiểm muốn đạt được trong quan hệ này là sẽ được DNBH đứng ra cam kết thực hiện việc chi trả tài chính trong tương lai, cụ thể, nếu đối tượng bảo hiểm

Trang 21

gặp rủi ro dẫn đến tổn thất thì cam kết này sẽ được thực hiện Để tuân thủ nguyên tắc này, Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam quy định: Nếu bên mua bảo hiểm không cung cấp các thông tin theo yêu cầu của DNBH hoặc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được bảo hiểm thì DNBH có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm2 Về phía DNBH, pháp luật quy định: “Nghiêm cấm các hành vi thông tin,

qu ảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn

h ại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm”3; Sự trung thực tuyệt đối của DNBH còn được thể hiện ở việc giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi và nghĩa

vụ của bên mua bảo hiểm trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là các điều khoản loại trừ bảo hiểm Đồng thời, DNBH cũng phải trung thực tuyệt đối trong việc giải quyết bồi thường, không vì lợi ích của DNBH mà bồi thường thấp hơn phần trách nhiệm mà lẽ ra, DNBH phải gánh chịu Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm4:

Hai là, nguyên tắc bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi đối với tài sản bảo hiểm

Nguyên tắc này xuất phát từ nhu cầu bảo vệ tài sản của người mua bảo hiểm Bởi vì, mục đích của bên mua bảo hiểm khi tiến hành bảo hiểm cho tài sản của mình là nhằm chuyển giao sang cho DNBH một phần hoặc toàn bộ tổn thất xảy ra đối với tài sản khi gặp rủi ro; nói một cách khác, bên mua bảo hiểm thực hiện việc bảo vệ quyền lợi vật chất của mình thông qua hợp đồng bảo hiểm Gắn liền với sự tồn tại của tài sản là quyền sở hữu của chủ tài sản - quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản5

Đối với bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng, quyền lợi bảo hiểm phải tính toán được về mặt giá trị, tức chúng ta có thể định giá được tài sản Trong một số trường hợp, mặc dù các bên không định giá được chính xác giá trị của tài sản thì cũng phải dựa vào những tiêu chí nhất định để xác định giá trị tài sản, những tiêu chí này phải được Nhà nước hoặc các tổ chức định giá hoạt động hợp pháp thừa nhận Đối với những tài sản mà các bên không

2

Xem khoản 2, Điều 19, Luật Kinh doanh bảo hiểm

3 Điểm d, khoản 4, điều 10 Luật kinh doanh bảo hiểm

4 Xem khoản 1 Điều 19, Luật Kinh doanh bảo hiểm

5 Giáo trình bảo hiểm, Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, Nxb Tài chính, năm 2000, tr 35

Trang 22

thể định giá hoặc không có cơ sở để định giá như một số cổ vật, các tài sản là vật đặc định quý hiếm thông thường DNBH sẽ từ chối bảo hiểm vì không có căn cứ

để xác định trách nhiệm bồi thường hoặc nếu DNBH chấp nhận bảo hiểm thì cũng dựa vào những yếu tố có căn cứ thực tế để định giá tài sản

Ba là, nguyên tắc trách nhiệm bảo hiểm được giới hạn theo giá trị tài sản bảo hiểm

Về nguyên tắc, tài sản chỉ có thể được bảo hiểm khi xác định được giá trị Yếu

tố mà bên mua bảo hiểm tiến hành bảo hiểm cho tài sản là quyền lợi vật chất của bên mua bảo hiểm đối với tài sản Do vậy, giá trị của tài sản là yếu tố quyết định đến việc thỏa thuận về số tiền bảo hiểm, tức giới hạn trách nhiệm của DNBH trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của DNBH trong bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng khác với trách nhiệm bảo hiểm trong bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự Do vậy, trong bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự không có khái niệm bảo hiểm trên giá trị hay bảo hiểm dưới giá trị

B ốn là, nguyên tắc bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm vật chất

xe cơ giới nói riêng là quan hệ bồi thường

Trong kinh doanh bảo hiểm, khái niệm bồi thường được hiểu là một sự hoàn trả tương xứng Nguyên tắc bồi thường là nguyên tắc cơ bản chi phối việc chi trả bảo hiểm trong mọi hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng Theo nguyên tắc này, khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải được đưa về trạng thái tài chính ban đầu như khi tổn thất chưa xảy ra Người được bảo hiểm không thể được trả tiển bảo hiểm nhiều hơn quyền lợi bảo hiểm mà họ có Điều đó cho thấy, người được bảo hiểm không được kiếm lời qua con đường bảo hiểm, nhiều nhất người được bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn mức độ bị tổn thất thực tế

Nguyên tắc bồi thường được quán triệt đặc biệt trong một số trường hợp phức tạp như: Bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm trùng, trường hợp người thứ ba phải chịu trách nhiệm đối với tài sản bị thiệt hại Cụ thể, pháp luật không cho phép DNBH và

Trang 23

bên mua bảo hiểm được giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị6 Hay trong trường hợp bảo hiểm trùng, trách nhiệm bồi thường của các DN tham gia bảo hiểm căn cứ vào tỷ lệ giữa số tiền đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm

mà bên mua bảo hiểm đã giao kết Trong mọi trường hợp thì tổng số tiền bồi thường từ phía các DNBH không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản7

Để bảo vệ quyền lợi của DNBH trong quan hệ bảo hiểm tài sản nói chung và hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng, cũng như phù hợp với nguyên tắc bồi thường, pháp luật quy định trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình nhận bồi thường từ DNBH8 Liên quan đến vấn đề này, pháp luật dân sự nói chung và pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói riêng đã có quy định về “thế quyền” Thế quyền được coi là hệ quả của nguyên tắc bồi thường

Ngoài ra, để quán triệt nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản, pháp luật quy định khi thiệt hại xảy ra, bên được bảo hiểm chỉ được phép đòi bồi thường một trong hai quan hệ mà thôi Cụ thể, nếu bên được bảo hiểm đã yêu cầu DNBH bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì không được phép yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà phải chuyển quyền đòi bồi thường này sang DNBH

Ngoài ra, pháp luật kinh doanh bảo hiểm còn quy định về nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất đối với bên mua bảo hiểm

Từ những phân tích trên cho thấy, khi chủ sở hữu tài sản đã mua bảo hiểm cho tài sản thì có nghĩa họ đã chuyển giao những rủi ro của mình sang cho DNBH nếu tài sản bảo hiểm gặp rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm, rõ ràng bên mua bảo hiểm cũng không mong muốn tổn thất sẽ xảy ra đối với tài sản, bởi vì, đó là những tài sản thuộc quyền sở hữu của họ Như vậy, để

6 Xem khoản 1 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm

7 Xem Điều 44 Luật Kinh doanh bảo hiểm

8 Xem khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm

Trang 24

thể hiện sự không mong muốn này, trong thời gian mua bảo hiểm, họ phải thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất có thể xảy ra đối với tài sản bảo hiểm Trong bảo hiểm tài sản, pháp luật cho phép các bên tham gia giao kết hợp đồng được ấn định một số tiền bảo hiểm cho tài sản, số tiền này về nguyên tắc phải tương đương với giá trị của tài sản Tuy nhiên, trên thực tế, sự tương xứng này không thể mang tính tuyệt đối, bởi vì, số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào giá trị của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng, mà đặc trưng của tài sản thì thường hao mòn (giảm giá trị) thông qua quá trình sử dụng Do vậy, khi tổn thất xảy

ra, nếu không còn tài sản để xác định giá trị tại thời điểm xảy ra tổn thất, thông thường DNBH sẽ căn cứ vào số tiền bảo hiểm để ấn định số tiền bồi thường và ở một chừng mực nào đó, số tiền bồi thường dựa vào căn cứ này sẽ có lợi cho bên được bảo hiểm Trước thực tế này, rất nhiều trường hợp, người được bảo hiểm đã nảy sinh ý đồ trục lợi thông qua việc để mặc cho tổn thất xảy ra nhằm hưởng tiền bồi thường từ DNBH

Để ngăn chặn ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm, Điều 50 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

- Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy,

an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm

- DNBH có quyền kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro

- Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Như vậy, việc pháp luật cho phép DNBH được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm là biện pháp ngăn chặn người được bảo hiểm thực hiện ý đồ trục lợi của mình Ngoài ra, liên quan đến nghĩa vụ đề phòng, hạn chế tổn

Trang 25

thất đối với tài sản bảo hiểm của người được bảo hiểm, pháp luật còn ngăn chặn mục đích trục lợi trong quan hệ bảo hiểm tài sản thông qua quy định người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp, người được bảo hiểm từ bỏ tài sản là nhằm để tránh tổn thất chung, vì cứu người hoặc trong trường hợp khẩn cấp… Quy định không được phép từ bỏ tài sản là xuất phát từ yêu cầu bảo

vệ tài sản để tránh tổn thất xảy ra, dẫn đến việc DNBH phải chịu trách nhiệm bồi thường từ hành vi vô trách nhiệm đối với tài sản bảo hiểm của người được bảo hiểm Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh tình trạng lợi dụng rủi ro để hủy hoại tài sản nhằm mục đích trục lợi của bên được bảo hiểm

1.3 Nội dung bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.3.1 Đối tượng bảo hiểm

Xe cơ giới được hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ôtô, môtô và xe máy Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra tổn thất cho mình, các chủ xe cơ giới thường tham gia một số loại hình bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm vật chất xe cơ giới Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật đối với các chủ xe Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản và nó được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện

Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên Vì vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia

Đối với xe môtô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe Đối với xe ôtô, các chủ xe có thể tham gia toan gia toàn bộ hoặc cũng

có thể tham gia từng bộ phận của xe Xe ôtô thường có các tổng thành: thân vỏ, động cơ, hộp số…

1.3.2 Phạm vi bảo hiểm

Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thông thường gồm: Tai nạn do đâm va, lật đổ; Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá; Mất

Trang 26

cắp toàn bộ xe; Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên

Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:

- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi

ro được bảo hiểm

- Chi phỉ bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nới sửa chữa gần nhất

- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm

Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổng số tiền bảo hiểm của công ty bảo hiểm

là không vượt quá số tiền bảo hiểm đẫ ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm Đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất xe gây ra bởi:

- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hongr hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng

- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra

- Mất cắp bộ phận của xe

Để tránh những “rủi ro đạo đức” lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạn pháp luật, hay một số những rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy ra trong những trường hợp sau cũng sẽ không được bồi thường:

- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ

- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộ như: + Xe không có giấy phép lưu hành;

+ Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ;

+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác trong khi điều khiển xe;

+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;

Trang 27

+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;

+ Xe đi vào đường cấm;

+ Xe đi đêm không đèn;

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa;

- Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh;

- Thiệt hại do chiến tranh;

Trong thời gian bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu x echo chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới, Tuy nhiên, nếu chủ xe

cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ có yêu cầu

1.3.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thệt hại thực tế do cho chủ xe tham gia bảo hiểm tuy nhiên giá xe trên thị trường luôn có những biến động và có nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe: Loại xe; Năm sản xuất; Mức độ cũ mới của xe; Thể tích làm việc của xi lanh…Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm

mà các công ty bảo hiểm hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao

Phí bảo hiểm

Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào loại xe do mỗi loại xe có những đặc điểm ký thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho từng loại xe Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra biểu xác định phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại

xe thành các nhóm Việc phân loại này dựa trên tốc độ tối đa cảu xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng Đối với

Trang 28

các loại xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng…

do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỉ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản

Việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó

- Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí

- Khu vực giữ xe và để xe

- Mục đích sử dụng xe

- Tuổi tác và kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những người

th ường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm

- Giảm phí bảo hiểm

Trong trường hợp chủ xe muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian hoàn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm

1.3.4 Giám định và bồi thường tổn thất

Tai nạn và giám định

Thông báo tai nạn: Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo hiểm

yêu cầu chủ xe (hoặc lái xe) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm moi cách cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cáo cho công ty bảo hiểm biết Chủ xe không được di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền

Giám định tổn thất: Thông thường đối với bảo hiemr vật chất xe cơ giới,

việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiết hại Chỉ trong trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên chuyên môn làm trung gian

Hồ sơ bồi thường

Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải cung cấp chứng từ, tài liệu sau:

Trang 29

- Tờ khai tai nạn của chủ xe

- Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe

- Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe lien quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn

- Bản án hoặc quyết định của tóa án trong trường hợp có tranh chấp tại tóa án

- Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba

- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn, ví dụ: chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo,…

Nguyên tắc bồi thường tổn thất

a Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế ×

b Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế

Theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với STBH lớn hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm, HĐBH sẽ không có hiệu lực Tuy nhiên, nếu vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe Ví dụ, một chiếc xe Toyota có giá trị thực tế là 200 triệu đồng nhưng chủ xe lại tham gia bảo hiểm với số tiền là 250 triệu đồng Khi có một tổn thất bộ phận xảy ra, giả sử thiệt hại là 20 triệu đồng, thì STBT ở đây chỉ là 20 triệu đồng Hoặc nếu tổn thất toàn bộ xảy ra thì STBH nhiều nhất chỉ là 200 triệu đồng

Trong thực tế, cũng có những trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo

hiểm trên giá trị thực tế, ví dụ theo “Giá trị thay thế mới” Quay trở lại ví dụ chủ xe

có chiếc xe trị giá 200 triệu đồng ở trên, chủ xe muốn rằng khi tổn thất toàn bộ xảy

ra, ông ta sẽ có tiền để mua được một chiếc xe Toyota mới với giá thị trường là 300

Trang 30

triệu đồng chứ không phải đi mua một chiếc xe cũ tương đương 200 triệu đồng Vì vậy ông ta mong muốn được tham gia bảo hiểm với số tiền là 300 triệu đồng, để khi

có tổn thất toàn bộ xảy ra ông ta sẽ nhận được STBT là 300 triệu đồng Trường hợp

này được gọi là bảo hiểm theo “giá trị thay thế mới” Để được công ty bảo hiểm

chấp nhận bảo hiểm theo “giá trị thay thế mới”, chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao và các điều kiện bảo hiểm rất là nghiêm ngặt

c Trường hợp tổn thất bộ phận

Trong trường hợp này, chủ xe được giải quyết bồi thường dựa trên cơ sở nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe

d Trường hợp tổn thất toàn bộ

Xe bị coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe Trong trường hợp này, STBT lớn

nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao trong thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính

giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất

Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe Chúng ta hãy xem xét ví dụ minh họa sau

Như vậy trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải quyết bồi thường theo tổn thất bộ phận

Ngoài ra, khi tính toán số tiền bồi thường còn phải ruân theo những nguyên tắc sau:

- Những bộ phận thay thế mới (Tức là khi tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổng thành), khi bồi thường phải trừ đi khấu hao đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn Nếu tổn thất xảy ra trước ngày 16 của tháng, tháng đó không phải tính khấu hao Còn nếu tổn thất xảy ra từ ngày 16 trở đi thì phải tính khẩu hao cho tháng đó Công

Trang 31

ty bảo hiểm sẽ thu hồi những bộ phận được thay thế hoặc đã được bồi thường toàn

bộ giá trị

- Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận hoặc tổng thành xe,

số tiền bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại của bộ phận hay tổng thành đó

Và số tiền bồi thường cũng thường được giới hạn bởi bảng tỷ lệ giá trị tổng thành

xe của bộ phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm

- Trường hợp thiệt hại xảy ra khi có liên quan đến trách nhiệm của người thứ

ba, công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe và yêu cẩu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liện quan Cụ thể, nếu xe có tham gia bảo hiểm vật chất bị một xe khác

có bảo hiểm TNDS đâm va gây thiệt hại thì bồi thường thiệt hại vật chất trước Đối với TNDS chỉ bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bồi thường TNDS và số tiền thiệt hại vật chất

Bảo hiểm trùng:Có những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe

theo một hay nhiều dơn bảo hiểm khác, theo đúng nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các đơn bảo hiểm chỉ đùng bằng thiệt hại thực tế Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bòi thường của mình theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng của những số tiền bảo hiểm ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm

1.4 Lịch sử hình thành pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam

Tại Việt Nam, lịch sử bảo hiểm thương mại gắn liền với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) Bảo Việt thành lập vào năm 1965 theo Quyết định

số 179/CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng Chính phủ Nghiệp vụ kinh doanh lúc bấy giờ chỉ bao gồm bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển Ngày 20/11/1991 theo quyết định số 503TC/bảo hiểm của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai trên toàn quốc bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Vào cuối năm 1993, nghị định 100/CP về KDBH của Chính phủ được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng và phát triển bảo hiểm thương mại ở nước

Trang 32

ta Từ cuối năm 1994 cho đến nay, các DNBH thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã lần lượt ra đời Hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam từ lúc này mới được coi là thực sự theo cơ chế thị trường có sự canh tranh và đa dạng hoá Sản phẩm bảo hiểm ngày càng được cải tiến hơn, đa dạng hơn, đáp ứng với nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng Hiện nay, thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và trên thế giới Doanh thu phí bảo hiểm liên tục tăng trưởng cao Tổng số DNBH tham gia thị trường đã lên đến 61 DN hoạt động về khai thác bảo hiểm, trong đó số DNBH nhân thọ và phi nhân thọ là 47 đơn vị, trong đó có cả những DNBH có mô hình tổ chức thành tập đoàn lớn về tài chính bảo hiểm (Tập đoàn Tài chính bảo hiểm Bảo Việt) Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động bảo hiểm thương mại Việt Nam cũng từng bước hội nhập hơn với hoạt động KDBH trong khu vực và trên thế giới

Cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng cũng được xây dựng và hoàn thiện

Năm 2000, Luật KDBH lần đầu tiên được ban hành, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm thương maị ở Việt Nam Chính phủ ban hành các nghị định quy định chi tiết Luật kinh doanh bảo hiểm như: Nghị định

số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 43/2001/NĐ- CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính của DNBH; Nghị định 118/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ

Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam Chính phủ đã ban hành Nghị định

số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/ 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/

2007 của Chính phủ quy định về chế độ tài chính của các DNBH; Nghị định

Trang 33

41/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

để thay thế 3 Nghị định đã ban hành trước đây

Năm 20110, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/ QH12 ngày 24/11/2010; Tiếp đến Chính phủ ban hành Các Nghị định như: Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số thay thế cho Nghị định 41/2009/NĐ-CP; Nghị định số 68/2014/NĐ-CP ngày 09/07/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ Bộ Tâì chính đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn thi hành Luật KDBH và các Nghị định của Chính phủ như: Thông tư 09/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thu nhập DN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 124/ 2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 của Bộ Tài chính; Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với DNBH, DN tái bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm và chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài

Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/ 07/2016

quy định chi tiết Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 thay thế cho các Nghị định số 45/2007/NĐ-CP; Nghị định

số 46/2007/NĐ-CP; Nghị định số 123/2011/NĐ-CP; Nghị định số 68/2014/NĐ-CP

Trang 34

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/05/2017 Hướng

dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017 thay thế cho Thông tư số 124/2012/TT-BTC; Thông tư số 125/2012/TT-BTC và Thông tư số 194/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính…

Trên cơ sở một hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đồ sộ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong hơn 10 năm vừa qua cho thấy

sự quan tâm rất lớn của Nhà nước đối với mảng pháp luật kinh doanh bảo hiểm Các

ưu điểm lớn của pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe

cơ giới nói riêng ở thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm được ban hành khá đầy đủ và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các chủ thể tham gia các quan

hệ kinh doanh bảo hiểm, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Chính nhờ đó, pháp luật kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện, bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính khả thi, tiếp cận được luật pháp và thông lệ quốc tế

Thứ hai, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản pháp

luật trong những năm gần đây tập trung vào các mục tiêu: Tháo gỡ vướng mắc, giúp

đỡ, hỗ trợ DNBH tăng trưởng hiệu quả; Đơn giản hóa thủ tục hành chính; Tăng cường quản trị DN; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn tài chính

và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, ngăn ngừa, hạn chế xử lý các hiện tượng tiêu cực đã và đang nảy sinh trong thị trường bảo hiểm ở nước ta và bảo đảm phù hợp chuẩn mực và thực hiện cam kết quốc tế

Trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực KDBH liên tục được hoàn thiện, tạo môi trường, nền tảng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường Đã có 37 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành gồm: 06 Nghị định của Chính phủ, 06 Quyết định của Thủ tướng, 25 Thông tư của Bộ Tài chính được

rà soát, sửa đổi bổ sung và ban hành mới

Trang 35

Thứ ba, đã thống nhất về mặt thể chế giữa các Luật, Bộ luật mới ban hành với

Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong hệ thống pháp luật của nước ta

Trong giai đoạn 2011- đến nay, Bộ Tài chính đã rà soát và kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi nhiều các quy định liên quan còn chưa thống nhất về cơ chế quản lý, giám sát, hoặc quy định chưa rõ ràng… nhằm đảm bảo sự thống nhất đồng

bộ, quản lý giám sát nhất quán, hỗ trợ thị trường bảo hiểm và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm như: Bỏ Chương hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật dân sự 2015; Bổ sung tội danh gian lận trong KDBH trong Bộ luật hình sự sửa đổi, năm 2015; Bổ sung phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm vào Luật phí, lệ phí năm 2015 Đến nay, về cơ bản các luật, bộ luật đang có hiệu lực thi hành đã được thống nhất về mặt thể chế với Luật KDBH, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong

hệ thống pháp luật ở nước ta

Đối với nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định và điều chỉnh riêng trực tiếp, mà nó điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật chuyên ngành là pháp luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Bộ luật Dân sự; Luật DN; Luật cạnh tranh; Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; pháp luật hành chính; pháp luât hình sự, pháp luật tố tụng, Luật giao thông đường bộ…

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo hiểm xe vật chất xe cơ giới và pháp luật bảo hiểm xe vật chất xe cơ giới có thể rút ra một số kết luận sau:

- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới hiện nay là vấn đề cần được quan tâm phát triển

- Pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bộ phận của pháp luật về bảỏ hiểm tâì sản ngoài để đánh giá thực trạng bộ phận pháp luật và đưa ra các giải pháp hoàn thiên cần khái niệm, cấu trúc pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới và các nguyên tắc pháp lý trong điều chỉnh quan hệ bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng

Để đạt được những kết luận trên, tác giả đã nghiên cứu khái quát về bảo hiểm vật chất xe cơ giới bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm vật chất xe

cơ giới Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu khái quát về pháp luật bảo hiểm vật chất xe

cơ giới và chỉ ra nội dung bảo hiểm vật chất xe cơ giới; Để hiểu hơn về vấn đề bảo hiểm vật chất xe co giới, tác giả đã nghiên cứu và làm rõ lịch sử hình thành pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam

Những nội dung nói trên làm cơ sở lý luận vững chắc cho những nghiên cứu

về thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT VỚI XE CƠ GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm vật chất với xe cơ giới ở Việt Nam

2.1.1 Những ưu điểm của pháp luật bảo hiểm vật chất với xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp tiếp cận để đánh giá pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới là xuất phát từ bản chất của quan hệ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đó là: Quan hệ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là quan hệ được thiết lập trên cơ sở hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một dạng bảo hiểm tài sản (tài sản bảo hiểm là thiệt hại vật chất đối với chiếc xe cơ giới của chủ xe) Bởi vậy mà pháp luật về bảo hiểm vật chất xe cơ giới chính là pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nói chung và pháp luật về bảo hiểm tài sản nói riêng Trong đó có yếu tố đặc thù của đối tượng bảo hiểm

Trên cơ sở các quy định tương đối, đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về hợp đồng bảo hiểm (Từ điều 12 đến điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm) và hợp đồng bảo hiểm tàì sản (từ điều 40 đến điều 51 Luật Kinh doanh bảo hiểm) đã tạo ra khung pháp lý tương đối hoàn thiện để điều chỉnh quan hệ bảo hiểm vật chất xe cơ giới như: Nội dung của hợp đồng bảo hiểm; Hình thức hợp đồng bảo hiểm; Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; Quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm; Trách nhiệm cung cấp thông tin; Giải thích hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu; Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm; Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

và các vấn đề khác có liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm như: Cách thức xử lý khi có thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm; Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm; Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm; Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm; Thời hiệu khởi kiện… Bên cạnh đó những vấn đề riêng liên quan đến đối tượng bảỏ hiểm là tài sản cũng được Luật KDBH quy định như: Số tiền bảo hiểm; bảo hiểm tài sản trên giá trị; bảo hiểm tài sản dưới giá trị; bảo hiểm trùng;

Trang 38

Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản; Căn cứ bồi thường; Hình thức bồi thường; Giám định tổn thất; Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn; Các quy định về an toàn; Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm… Ngoài ra, pháp luật quy định các DNBH kinh doanh dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới phâỉ dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí đối với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới và phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi triển khai

Tại điểm a, khoản 4 điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

kinh doanh bảo hiểm quy định: "Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp

v ụ bảo hiểm xe cơ giới, DNBH phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng

ký quy t ắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai Bộ Tài

chính có trách nhi ệm công bố mức phí bảo hiểm thuần tương ứng với điều

ki ện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản làm căn cứ để xác định phí bảo hiểm”;

Quy tắc, điều khoản, biểu phí do DNBH xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc và yêu cầu sau:

“a) Tuân th ủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và

phong t ục, tập quán của Việt Nam;

b) Ngôn ng ữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách

di ễn đạt đơn giản, dễ hiểu, các thuật ngữ chuyên môn cần được định nghĩa rõ trong

quy t ắc, điều khoản bảo hiểm;

c) Th ể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo

hi ểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo

hi ểm và người được bảo hiểm, trách nhiệm của DNBH, điều khoản loại trừ trách

nhi ệm bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp;

d) Phí b ảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả

n ăng thanh toán của DNBH, chi nhánh nước ngoài và phải tương ứng với điều kiện

và trách nhi ệm bảo hiểm 9 ”;

Ngoài ra, Pháp luật kinh doanh bảo hiểm còn quy định: “DNBH có trách

nhi ệm tuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký

9 Khoản 5 điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật KDBH và Luật sửa đổi một số điều của Luật KDBH năm 2010;

Trang 39

v ới Bộ Tài chính Trường hợp thay đổi phải được Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính trước khi thực hiện…DNBH phải công bố các sản phẩm

b ảo hiểm được phép triển khai bao gồm: Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm,

m ẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu có liên quan trong quá trình giao kết,

th ực hiện hợp đồng bảo hiểm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội

b ảo hiểm Việt Nam và DNBH 10 ”

Về thủ tục đăng ký sản phẩm bảo hiểm, tại khoản 2 và 3 Điều 40, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định:

“2 Đối với các sản phẩm bảo hiểm phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi

tri ển khai theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này, DNBH, chi nhánh nước

ngoài ph ải nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

a) V ăn bản đề nghị đăng ký sản phẩm bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

b) Quy t ắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến

tri ển khai;

c) Gi ải trình phương pháp và cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí bảo hiểm

Trong th ời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài

chính có v ăn bản chấp thuận Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn

b ản giải thích rõ lý do”

Như vậy, những vấn đề đặc thù của bảo hiểm vật chất xe cơ giới được cụ thể hóa,

chi tiết hóa trong quy tắc bảo hiểm của mỗi DNBH trên cơ sở bảo đảm tuân thủ pháp luật

và chịu quản lý kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm

2.1.2 Những nhược điểm của pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và pháp luật bảo hiểm vật chất với xe cơ giới nói riêng ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và pháp luật bảo hiểm vật chất với

xe cơ giới nói riêng ở Việt Nam hiện nay về cơ bản tương đối hoàn thiện Bên cạnh

đó còn một nhược điểm hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin tại Điều 19 Luật KDBH

Trang 40

Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH quy định: "DNBH có quyền đơn phương đình

ch ỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực

hi ện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; …"

Tại khoản 3 Điều 19 quy định: "Trong trường hợp DNBH cố ý cung cấp thông

tin sai s ự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; DNBH phải bồi thường thiệt

h ại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật"

Như vậy, trong cả hai trường hợp hoặc là bên mua bảo hiểm hoặc là DNBH cố

ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng, việc cố ý cung cấp thông tin sai là hành vi lừa dối và đều dẫn đến một hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu

theo quy định tại điều 22 Luật KDBH: "Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các

tr ường hợp sau đây: d) Bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao

k ết hợp đồng bảo hiểm…", thế nhưng cách thức giải quyết trong hai trường hợp lại

hoàn toàn khác nhau, trong khi tại khoản 2 điều 22 Luật KDBH quy định việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Theo quy định tại điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên

kể từ thời điểm xác lập Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận… và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường

Trên cơ sở những điều luật đã được trích dẫn trên đây, có thể thấy quy định tại khoản 2 điều 19 Luật KDBH quy định trong trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm, DNBH vẫn thu phí đến thời điểm đình chỉnh hợp đồng, là không đảm bảo sự công bằng giữa bên mua bảo hiểm

và DNBH trong trường hợp người cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng là DNBH, có độ chênh và phân biệt quyền lợi giữa hai chủ thể chính trong cùng một điều luật Và cách xử lý như vậy cũng không phù hợp với quy định chung của pháp

Ngày đăng: 25/04/2020, 14:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Báo cáo của chánh văn phòng ủy ban An toàn giao thông Quốc Gia 15. Website bảo hiểm xã hội: http://baohiemxahoi.gov.vn Link
16. Website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: http://avi.org.vn/ Link
17. Website tin tức bảo hiểm: http://tinbaohiem.com Link
1. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi 2010 Khác
2. Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2012 Khác
3. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
4. PGS, TS. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
8. Trần Vũ Hải (2005), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học Khác
9. TS. Phạm Văn Tuyết (2007), Bảo hiểm và pháp luật kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội Khác
10. Website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: avi.org.vn 11. Diễn đàn Luật Tài chính: luattaichinh.wordpress.com 12. Tạp chí giao thông vận tải Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w