LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
Trang 1CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI
1.1 Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Trong mỗi nền kinh tế, giao thông vận tải đóng vai trò then chốt trongvận chuyển, lưu thông hàng hoá, con người Kinh tế càng phát triển thì đi liềnvới đó là nhu cầu về giao thông vận tải ngày càng tăng cao Ngày nay, cáchình thức vận chuyển rất đa dạng và phong phú, có thể bằng đường sắt, đườngthuỷ, đường hàng không và đường bộ Trong đó, nhu cầu sử dụng đường bộ
và đi kèm theo là xe cơ giới đã trở nên phổ biến Việc sử dụng xe cơ giới đểlàm phương tiện đi lại của các cá nhân, các tổ chức và các doanh nghiệp cũngngày càng tăng lên Xe cơ giới là một trong những loại phương tiện có tính
cơ động cao, tính việt giã tốt và tham gia triệt để vào quá trình đi lại và vậnchuyển Việc phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là mộttrong những ưu tiên của Chính phủ các nước
Nguyên lý vận hành của xe cơ giới dựa trên sức mạnh của động cơ vớitốc độ nhanh, dẫn đến xac suất rủi ro cao, kéo theo số vụ tai nạn giao thôngngày càng nhiều với mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng Theo số liệuthống kê của cục cảnh sát giao thông, trong số các loại phương tiện giaothông đường bộ thì mức độ gây tai nạn giao thông ở xe cơ giới cao hơn cácloại phương tiện khác Xe cơ giới vẫn là loại phương tiện có giá trị tài sản lớnđối với các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp, do vậy khi gặp tai nạn thiệthại mà chủ xe phải gánh chịu sẽ rất lớn, ảnh hưởnh đến quá trình đi lại vàkinh doanh, gây khó khăn về mặt tài chính cho họ, nên việc bù đắp bằng tàichính kịp thời là một nhu cầu hết sức cần thiết
Trang 2Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ Việt Nam
Mô Tô (Chiếc)
So sánh với năm trước
Tổng số (chiếc)
So sánh năm trước Tăng
(Giảm) tuyệt đối (chiếc)
Tăng (Giảm) tương đối (%)
Tăng (Giảm) tuyệt đối (chiếc)
Tăng (Giảm) tương đối (%)
Tăng (Giảm) tuyệt đối (chiếc)
Tăng (Giảm) tương đối (%)
( Nguồn: Báo cáo của ủy ban an toàn giao thông)
Qua bảng trên có thể nhận thấy số lương xe cơ giới tăng khá nhanh quacác năm Nếu năm 2004 số lượng xe ô tô mới là 774.824 xe thì năm 2008 đã
là 1.352.510 xe (gấp 1,75 lần); Số lượng xe máy tăng nhanh hơn: năm 2004 là
13.375.992 xe thì năm 2008 đã là 23.850.127 xe (gấp 1.78 lần)
Trong khi đó, Xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu Ơ nước ta hiện nay
các tuyến đường bộ chất lượng vẫn chưa được cao, hơn nữa điều kiện thời tiết
diễn biến phức tạp do vậy nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông vẫn còn cao
Mặt khác xe cơ giới chịu ảnh hưởng rất nhiều vào trình độ cũng như là
ý thức chấp hành luật lệ giao thông của lái xe Xem xét nguyên nhân gây tai
ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ trong năm các năm cho thấy, nguyên
nhân do lỗi của chủ phương tiện chiếm tới 70%, 30% còn lại là do các nguyên
nhân khác Hầu hết các lái xe chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu…
Những điều trên thực sự là mối đe doạ lớn về tính mạng và tài sản củacác chủ phương tiện tham gia giao thông nói riêng và toàn xã hội nói chung
Để minh hoạ cho điều này chúng ta xem bảng dưới đây:
Trang 3Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam
So sánh với năm trước
Số người bị thương
So sánh với năm trước Tăng
(giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối (%)
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông)
Theo bảng số liệu trên, số vụ tai nạn giao thông hầu như không ngừngtăng lên qua các năm, kéo theo đó là những thiệt hại về vật chất và con người.Năm 2008 là 32.277 vụ tăng gấp 1,11 lần so với năm 2004; Số người chếttăng gấp 1,48 lần; Số người bị thương tăng gấp 1,09 lần Riêng năm 2005 tuy
số vụ tai nạn giao thông có giảm so với năm 2004 là 52 vụ nhưng những thiệthại về con người lại tăng lên đột biến; số người chết tăng 2.111 người và số
Trang 4người bị thương tăng 1.224 người Điều đó chứng tỏ mức độ nghiêm trọngcủa các vụ tai nạn xảy ra trong năm này là rất cao.
Trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng cả về số vụ và số ngườichết, gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản cho các chủ phương tiệntham gia giao thông Tính chung cả nước, hàng năm thiệt hại về tài sản do tainạn giao thông lên hàng trăm tỷ đồng, nếu tính bình quân thiệt hại về tài sảncủa mỗi vụ tai nạn thường lên tới hàng chục triệu đồng Đây là con số khôngnhỏ đối với cá nhân các chủ phương tiện Khi tai nạn giao thông xảy ra, cácchủ xe không chỉ thiệt hại về vật chất, con người mag có thể phải đền bù thiệthại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn Điều đó đã tạo ra sức ép tài chính lẫntinh thần đối với các chủ xe và những người điều khiển phương tiện Vì vậy,
để khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho cácchủ phương tiện tham gia giao thông, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
đã ra đời và được triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạtđộng tại Việt Nam Đây là biện pháp tốt nhất để bù đắp thiệt hại sau khi rủi roxảy ra Biện pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng gópmột khoản tiền nhỏ gọi là phí bảo hiểm để hình thành quỹ tài chính bảo hiểm
từ đó sẽ bồi thường cho những thiệt hại về vật chất của bản thân chiếc xe đókhi chúng không may gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm
Như vậy, có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một tấtyếu khách quan, là sự cần thiết và quan trọng đối với các chủ xe trong quátrình sử dụng và điều khiển xe của mình, góp phần khắc phục tình trạng khókhăn về mặt tài chính khi không may gặp tai nạn, đồng thời nhanh chóng khôiphục xe về trạng thái ban đầu để tiếp tục hoạt động kinh doanh
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Thứ nhất: Góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro
xảy ra cho người tham gia bảo hiểm
Trang 5Hoạt động của xe cơ giới tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất dễxảy ra Trong khi đó xe cơ giới là tài sản có giá trị thường lớn, chính vì vậynếu xẩy ra tai nạn người chủ sở hữu sẽ chịu thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởngđến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp,thậm chí gây thiệt hại cả tính mạng và gặp phải rất nhiều khó khăn để khắcphục hậu quả Tuy nhiên nếu tham gia bảo hiểm, các chủ xe sẽ nhận được mộtkhoản tiền bồi thường đấy đủ, nhanh chóng từ các nhà bảo hiểm, tình trạngkhó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây lên sẽ nhanh chóng được giảiquyết, nhờ đó các chủ xe có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinhvượt qúa khả năng tài chính, sớm ổn định đời sống Từ đó, họ có thể khôiphục sản xuất kinhdoanh và các hoạt động khác một cách bình thường.
Thứ hai: Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất,
giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớtnỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp
Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng khôngchỉ dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn mà cònđược thể hiện rất rõ trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạngiao thông Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùngvới người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy
ra Những nguy nan do cơ sở hạ tàng yếu kém đã được các doanh nghiệp bảohiểm hỗ trợ, đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện phápphòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cùngnghành giao thông làm các biển báo chỉ đường, đường phụ, đường lánhnạn từ đó đã làm giảm nguy cơ gây tai nạn Đồng thời, doanh nghiệp bảohiểm cũng tăng cường thông tin, khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đềphòng, hạn chế rủi ro và tổn thất Chẳng hạn, các doanh nghiệp bảo hiểm cóthể phối hợp với các ban nghành chức năng có liên quan để thực hiện tuyên
Trang 6truyền luật an toàn giao thông Tính trung bình, hàng năm, các doanh nghiệpbảo hiểm đã đóng góp hàng chục tỷ đồng cho công tác đề phòng và hạn chếtai nạn Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng dành cho các chủ xa, lái xe
ít để xảy ra tai nạn giao thông, thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất tôt mộtmức phí ưu đãi
Thứ ba: Góp phần ổn định chi tiêu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước
và tạo thêm việc làm cho người lao động
Với quỹ bảo hiểm do những thành viên tham gia đóng góp, cơ quan,công ty bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho ngườitham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh Như vậy, ngân sáchNhà nước sẽ không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanhnghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm hoạ,mang tính xã hội rộng lớn
Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tham gia các nghiệp vụbảo hiểm xe cơ giới ngày càng tăng lên Đây là cơ hội để tăng doanh thu phícho các doanh nghiệp bảo hiểm và tăng ngân sách Nhà nước thông qua hìnhthức đóng thuế Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để đầu tư, nâng cấp cơ
sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Cung với cácnghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ giới còn tạo thêm nhiều công ănviệc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội
Thứ tư: Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảmbảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáp ứng nhu cầu về vốnngày càng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh
tế thị trường Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảohiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện lời cam kết cảu họ với kháchhàng nhưng quỹ này tạm thời nhàn rỗi Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở
Trang 7thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trongnền kinh tế quốc dân
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trênđường bộ bằng đông cơ của chính chiếc xe đó Đối tượng bảo hiểm chính làbản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị cụ thể(có thể lượng hoá bằng tiền); xe có giá trị sử dụng; xe có đầy đủ các điều kiện
về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý để được lưu hành; và xe cơ giới phải là mộtchỉnh thể thống nhất với đầy đủ các bộ phận cấu thành
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở đây có thể là ôtô hoặc môtô.Nếu đối tượng là môtô thì chủ xe phải tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe Nếuđối tượng bảo hiểm là ôtô thì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, cácchủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc chỉ tham gia bảo hiểmcho từng tổng thành riêng biệt
Về mặt kỹ thuật xe cơ giới, xe ôtô được chia thành 7 tổng thành cơ bản:
- Tổng thành thân vỏ, bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn,toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cầngạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay ;
- Tổng thành hệ thống lái, bao gồm: vôlăng lái, trục tay lái, thanh kéongang, thanh kéo dọc, phi de;
- Tổng thành hộp số, bao gồm: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có);
- Tổng thành động cơ;
- Tổng thành trục trước (cần trước), bao gồm: dầm cầu trục lắp hệthống treo nhíp, mayơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêmcần visai với vỏ cần;
Trang 8- Tổng thành trục sau, bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, visai, cụmmayơ sau, cơ cấu phanh, xilanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau,nhíp ;
- Tổng thành bánh xe, bao gồm: lốp, săm (kể cả săm lốp dự phòng);Ngoài ra, với các xe chuyên dụng như xe cứu hoả, xe cứu thương, xechở container thì có thêm tổng thành chuyên dụng
Trong tất cả các tổng thành trên, tổng thành thân vỏ thường được chủ
xe ôtô lựa chọn tham gia bảo hiểm nhiều nhất vì đây là phần dễ tổn thươngnhất khi gặp phải rủi ro tai nạn giao thông
Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xâỷ ra gây tổn thấtcho mình, các chủ xe cơ giới thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hoá chởtrên xe;
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe
Trong phạm vi chuyên đề này, chỉ tập chung nghiên cứu nghiệm vụ bảohiểm vật chất xe Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiđối với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụng bắtbuộc bằng pháp luật đối với các chủ xe, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hìnhthưc bảo hiểm tự nguyện Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để đượcbồi thường những thiệt hại vật chất xẩy ra với xe của mình do những rủi robảo hiêm gây nên Thông thường các chủ xe ôtô có thể tham gia bảo hiểm vậtchất xe theo một trong hai hình thức sau:
- Bảo hiểm toàn bộ xe,
Trang 9- Bảo hiểm thân vỏ xe.
Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ khaithác bảo hiểm vật chất xe cơ giới đối với xe ôtô mà hạn chế bảo hiểm vật chấtcho xe môtô
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm
Thông thường trong một hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi rođược bảo hiểm gồm có:
- Tai nạn do đâm va, lật đổ
- Cháy, nổ, bão lụt,sét đánh, động đất, mưa đá;
- Mất cắp toàn bộ xe;
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên;
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xẩy ra cho chiếc
xe được bảo hiểm, nhà bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảohiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bi thiệt hại docác rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công tybảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứngnhận bảo hiểm đồng thời công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồithường những thiệt hại vật chất của xe bị gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyếttật và hư hỏng do sửa chữa gây nên
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm nốp bị hư hỏng
ma không do tai nạn gây ra
- Mất cắp các bộ phận của xe
Trang 10Để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dung bảo hiểm, những hành vi
vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông, hay một số những rủi ro đặc biệt khác,những thiệt hại tổn thất xẩy ra bởi những nguyên do sau cũng không đươc bồithường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe;
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theopháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường
bộ như:
Xe không có giấy phép lưu hành;
Lái xe không có bằng lái, hoặc không có những giấy tờ hợp lệ;
.Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích
tương tự trong khi điều khiển xe;
.Xe chở chất cháy, chầt nổ trái phép;
.Xe chở quá trọng tải hoăc số hành khách quy định;
.Xe đi vào đường cấm;
.Xe đi đêm không đèn;
.Xe sử dụng tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
- Những thiệt hại gián tiếp như : giảm gia trị thương mại, làm đình trệsản xuất kinh doanh;
-Thiệt hại do chiến tranh
Trong trường hợp chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thìquyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới Nếu chủ xe cũ khôngchuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thi công ty bảo hiểm sẽ hoàn lạiphí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu chủ xe mới có yêucầu
Trang 111.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
* Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm là căn cứ quan trọng để lựa chọn số tiền bảo hiểm và
là cơ sở bồi thường thiệt hại thực tế cho người tham gia bảo hiểm Vì vậy,việc xác định đúng số tiền bảo hiểm là rất quan trọng nhưng để đánh giá đượcchính xác thì không phải là dễ dàng, cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố Trênthực tế các nhà bảo hiểm thường dựa vào năm sản xuất, loại xe, độ cũ mới,thể tích làm việc của xilanh…để xác định giá trị của xe Tuy nhiên, việc đánhgiá các yếu tố này là rất khó khăn, hiệu quả không cao chỉ có những người cóchuyên môn mới thực hiện được, có thể dẫn đến tranh cãi, không khách quan
Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định giá trị bảo hiểm căn cứvào khấu hao và giá trị ban đầu (giá trị mua mới) của chiếc xe theo công thức:
G BH = G BĐ - G KH
Trong đó:
GBH: Giá trị bảo hiểm của chiếc xe
GBĐ: Giá trị ban đầu của chiếc xe, giá trị mua mới
GKH: Giá trị được khấu hao của chiếc xe (theo năm)
GKH = GBĐ* Tỷ lệ khấu hao*Số năm sử dụng
Để đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khinhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của xe Hai bên sẽ cùng nhautiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm vàcùng nhau thảo luận để xác định giá trị xe, trong nhiều trường hợp cụ thểdoanh nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xetrong quá trình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó
Trang 12- Đối với những chiếc xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác địnhgiá trị ban đầu của xe đơn giản hơn Có thể căn cứ vào các giấy tờ, hoá đơnmua bán xe, hoá đơn thu thuế trước bạ để xác định giá trị xe
Với xe có thời gian sử dụng dưới 1 năm thì GKH =0, nên giá trị bảohiểm bằng giá trị ban đầu của xe
- Đối với loại xe đã qua sử dụng thì việc đánh giá giá trị xe mới đòi hỏinhiều công đoạn phức tạp để đánh giá về giá trị ban đầu, và tình trạng khấuhao cũng như tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe
Với xe có thời gian sử dụng trên 1 năm (GKH>0) nên giá trị bảo hiểmluôn nhỏ hơn giá trị ban đầu của xe
Trên cơ sở đó, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến kếtluận về giá trị bảo hiểm Sau đó chủ xe có thể quyết định tham gia bảo hiểmvới số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hay bằng giá trị thực tế của xe Trên thực tế,việc xác định giá btrị bảo hiểm này chỉ mang tính chất tưông đối và hợp lý,không thể có kết quả tuyệt đối chính xác Một số doanh nghiệp bảo hiểmthường xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, loại xe, mác xe, nămsản xuất, dung tích xilanh
* Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm hay giới hạn bồi thường tối đa của nhà bảo hiểm Nói cách khác, trong bất kì trường hợp
nào, số tiền bồi thường, chi trả cao nhất của người bảo hiểm cũng chỉ bằng sốtiền bảo hiểm
Cơ sơ để xác định số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới
là giá trị bảo hiểm và được chia thành ba trường hợp sau:
-Bảo hiểm dưới giá trị: theo hình thức này, số tiền bảo hiểm nhỏ hơngiá trị bảo hiểm
Trang 13-Bảo hiểm ngang gia trị (bảo hiểm đúng giá trị): số tiền bảo hiểm bằnggiá trị bảo hiểm
-Bảo hiểm trên giá trị: số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm
Trường hợp bảo hiểm toàn bộ xe, số tiền bảo hiểm chính là giá trị thực
tế của xe vào thời điểm ký kết hợp đồng Đây còn gọi là trường hợp bảo hiểmđúng giá trị
Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm sẽđược xác định căn cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giátrị toàn bộ xe tỷ lệ này là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, và cácdoanh nghiệp bảo hiểm thường có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận
so với giá trị từng loại xe Trong số các tổng thành của xe thì tổng thành thân
vỏ xe thường chiếm tỷ lệ lớn về mặt giá trị cũng như chịu ảnh hưởng nhiềunhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn Vì thế nếu chọn một tổng thành đểtham gia bảo hiểm thì chủ xe thường chọn tổng thành này
Thông thường, số tiền bảo hiểm do công ty bảo hiểm và người thamgia bảo hiểm thoả thuận tức là số tiền bảo hiểm do người bảo hiểm yêu cầu vàngười được bảo hiểm chấp nhận Trong trường hợp là xe ôtô hoặc các loại xe
cơ giới có gía trị cao người ta thường tham gia dưới giá trị bảo hiểm hoặc
ngang giá trị bảo hiểm.
1.2.4 Phí bảo hiểm
* Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà nhữngngười tham gia (chủ xe, lái xe) phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi ký hợpđồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia nộpphí theo đúng quy định, trừ khi có thỏa thuận khác
Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có thể thực hiện bảo hiểmtheo biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu do Bộ Tài Chính quy
Trang 14định hoặc có thể thoả thuận với nhau theo biểu phí và mức trách nhiệm caohơn hoặc phạm vi bảo hiểm rộng hơn biểu phí và mức trách nhiệm mà doanhnghiệp đăng ký với Bộ Tài Chính.
* Phương pháp tính phí bảo hiểm:
Việc xác định mức phí bảo hiểm là công tác rất quan trọng trong triểnkhai bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, phí bảo hiểm được coi là giá của sảnphẩm bảo hiểm, phí bảo hiểm có hợp lý mới thu hút được khách hàng Đặcbiệt nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ phổ biến và đượctriển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm Phi Nhân Thọ vì vậy tính cạnh tranhcàng trở nên gay gắt Ngoài việc thu hút khách hàng bằng công tác chăm sóckhách hàng, bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời thì giá cả của sảnphẩm bảo hiểm là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp bảo hiểm
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể, công tybảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật riêng nên
các công ty bảo hiểm thường đưa ra những biểu phí xác định phù hợp chohầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại thành các nhóm Việcphân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, sự khan hiếmcủa phụ tùng, trọng tải xe Đối với các loại xe hoạt động không thông dụngnhư xe kéo Rơmooc, xe chở hàng nặng do mức độ rủi ro cao nên phí bảohiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định trên mức phí cơ bản
Khu vực giữ và để xe: trong thực tế không phải công ty bảo
hiểm nào cũng quan tâm đến vấn đề này Tuy nhiên, một số công ty khi tínhphí bảo hiểm đã dựa trên khu vực để xe và giữ xe rất chặt,
Mục đích sử dụng xe: đây là nhân tố quan trọng khi xác định phí
bảo hiểm Với mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau
Trang 15Xe dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì khả năng gặp rủi ro cao hơnrất nhiều so với xe sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc cơ quan hành chính sựnghiệp Xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì xác suất rủi ro xảy ra càng lớn.
Tình hình bồi thường tổn thất những năm trước: nếu những năm
trước đó tổn thất xảy ra lớn và thường xuyên thì phí bảo hiểm sẽ tăng vàngược lại
Tuổi tác, kinh nghiệm của lái xe, của người yêu cầu bảo hiểm và
người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm: số liệu thống kê cho
thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi.Trong thực tế, các công ty thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xetrên 50 tuổi do kinh nghiệm cho thấy những lái xe này ít gặp tai nạn hơn sovới các lái xe trẻ tuổi Tuy nhiên, với những lái xe quá lớn tuổi (thường từ 60tuổi trở lên) phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái
xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm Ngoài ra, để hạn chế tai nạn công
ty bảo hiểm thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần tổn thấtxảy ra đối với xe của mình (hay còn gọi là mức miễn thường) Đối với nhữnglái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với các lái xe lớn tuổi
Biểu phí đặc biệt: khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo
hiểm nhiều, các công ty bảo hiểm thường có thể áp dụng biểu phí riêng chokhách hàng đó Việc tính toán biểu phí riêng cũng tương tự như cách tính phíđược đề cập ở trên, chỉ khác là dựa trên số liệu về bản thân khách hàng đó Cụthể:
+ Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm.
+ Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ởnhững năm trước đó
+ Tỷ lệ phí theo quy định của công ty
Trang 16Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung củacông ty thì áp dụng theo mức phí đặc biệt Còn nếu mức phí đặc biệt cao hơnhoặc là bằng mức phí chung tức là tình hình tổn thất của khách hàng cao hơnhoặc bằng mức tổn thất chung thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phíchung.
Giảm phí bảo hiểm: để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn xetham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụngmức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá chonhững người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và tăng tỷ lệ giảm giá nàycho số năm không có khiếu nại gia tăng Có thể nói đây là biện pháp phổ biếntrong bảo hiểm xe cơ giới
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt ộngmột số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạtđộng đó theo công thức sau:
*Sèth¸ngxe ho¹t 12th¸ngdéngtrong n¨m*
l¹i hoµn
lÖ Tû
Để thuận tiện cho việc tính toán, các công ty thường áp dụng phí thời vụ
Bộ Tài chính – cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực bảo hiểm thương mại quyđịnh biểu phí ngắn hạn như sau:
Xe hoạt động dưới 3 tháng đóng 30% phí cả năm;
Xe hoạt động từ 3 đến 6 tháng đóng 60% phí cả năm;
Xe hoạt động từ trên 6 đến 9 tháng đóng 90% phí cả năm;
Xe hoạt động 9 tháng trở lên đóng 100% phí cả năm
Hoàn phí bảo hiểm: Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảohiểm cả năm, nhưng trong năm đó xe không hoạt động một thời gian dài vìmột lý do nào đó, ví dụ như ngừng hoạt động để tu sửa Trong trường hợp này
Trang 17thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm cho những thángngừng hoạt động đó cho chủ xe Số phí hoàn lại được tính như sau:
Phí bảo hiểm vật chất phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe
gồm hai phần: phí thuần (f) và phụ phí (d):
P = f + d
Thực chất phí thuần chính là số tiền bồi thường bình quân cho mỗi đầuphương tiện tham gia bảo hiểm gặp rủi ro gặp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểmnăm thứ i:
n
1 i
S
Ci iTi
Trong đó:
Si: Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i
Ti: Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci: Số xe hoạt động tham gia bảo hiểm thực tế trong năm thứ i
Trang 18Phần phụ phí d bao gồm các chi phí như đề phòng hạn chế tổn thất, chiquản lý, lợi nhuận của công ty bảo hiểm… Phụ phí thường được xác địnhbằng một tỷ lệ nhất định so với tổng phí.
Tuy nhiên, trên thực tế các công ty bảo hiểm áp dụng một phương pháptính phí khác dựa trên số tiền bảo hiểm:
P = R* SBH
Trong đó: R là tỷ lệ phí
Ở nước ta, tỷ lệ phí này là do Bộ Tài Chính đưa ra và các công ty bảohiểm đều áp dụng thống nhất
Phí bảo hiểm vật chất xe ô tô như sau:
Bảng 1.3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Giá trị thực tế của xe BH toàn bộ xe Tỷ lệ phí (%) BH thân vỏ xe
1.Xe sử dụng dưới 3 năm (Giá trị
2.Xe sử dụng từ 3 – 6 năm (Giá trị
ra và cách khắc phục hậu quả khi tai nạn xảy ra Hàng năm các công ty
Trang 19thường tiến hành trích một phần doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới để phục vụ công tác này Nguồn quỹ này được chi cho việc xây dựng
hệ thống biển báo, panô áp phích tại những đầu mối giao thông quan trọng,xây dựng đường lánh nạn, gương cầu tại các đường vòng, đèo dốc…
Ngoài ra, quỹ này còn được dùng để tổ chức các lớp tập huấn cho lái
xe, phụ xe Khen thưởng thích đáng cho các đơn vị, cá nhân thực hiện tốtcông tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Tuy nhiên đây không chỉ là trách nhiệm của công ty bảo hiểm mà còn
là trách nhiệm của chính các chủ phương tiện mặc dù họ đã tiến hành muabảo hiểm vì thực hiện tốt công tác này sẽ làm giảm số vụ tai nạn xảy ra, giảm
ty lệ bồi thường, giảm phí bảo hiểm… từ đó mang lại lợi ích cho công ty bảohiểm, cho bản thân người tham gia bảo hiểm và góp phần làm giảm đáng kểthiệt hại cho xã hội
1.2.6 Giám định và bồi thường
* Giám định tổn thất:
Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, mọi tổn thất về vật chất
xe cơ giới thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm tiến hànhgiám định thiệt hại với sự chứng kiến của chủ xe, người thứ ba hoạc người đạidiện hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độthiệt hại do tai nạn gây ra
Trường hơp chủ xe cơ giớ không thống nhất về mức độ thiệt hại dodoanh nghiệp bảo hiểm xác định,hai bên thoả thận chọn giám định viên kỹthuật chuyên nghiệp thực hiện giám định kết luận của giám định viên chuyênnghiệp được coi là quyết định cuối cùng
Như vậy dù là giám định viên của công ty hay giám định viên kỹ thuậtchuyên nghiệp thì những kết luận mà họ đưa ra hết sức quan trọng bởi nó cóảnh hưởng đến quá trình bồi thường Do vậy doanh nghiệp bảo hiểm cần lựa
Trang 20chọn đội ngũ giám định viên co kinh nghiệm và có trình độ cao, trước hết, họphải có trình độ hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ bảo hiểm chuyên môn kỹthuật sửa chưã xe, về tình hình thị trường của các vật tư thay thế và nơi sửachữa thích hợp Họ phải có hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông đường bộ.Ngoài ra họ phải có khả năng đàm phán thuyết phục khi có các tranh chấp xẩyra.
Khi giám định các giám định viên phải thưc hiện các bước sau
Tiếp nhận các thông tin về tai nạn: số xe, chủ xe, thơi gian, địa điểm
xẩy ra tai nạn, đánh gia sơ bộ thiệt hại và giải quết bước đầu để tránh tìnhtrạng ách tắc giao thông
Phải có dự kiến và phương án chuẩn bị giám định: thống nhất với chủ
xe về thời gian, địa điểm giám định, phương tiện giám định
Giám định viên kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ của các chủ xe
như giấy chứng nhận bảo hiểm, bằng lái xe, giấy đăng ki xe, giấy phép lưuhành Trong quá trình giám định phải có mặt và kí xác định của các chủ xe
Phân loại, xác định chính xác những thịêt hại thuộc trách nhiệm bảo
hiểm
Đánh giá thiệt và chọn phương án khác phục thiệt hại
Hoàn chỉnh hồ sơ: thu thập hoặc hướng dẫn chủ xe thu thập hồ sơ tai nạn Chuyển giao hồ sơ cùng với biên bản giám định chính thức có đầy đủ
chữ kí của các bên cho cán bộ bồi thường để tính toán,duyệt bồi thường trongnhững trường hợp đặc biệt, nếu vụ tai nạn xẩy ra quá xa giám định viên hoạc
ở nhửng nơi hiểm trở Các giám định viên có thể căn cứ vào biên bản của các
cơ quan chức năng
* Bồi thường:
Bồi thường thiệt hại là khâu công việc rất quan trọng trong quy trìnhtriển khai một sản phẩm bảo hiểm Bởi đây là khâu quan trọng thể hiện trách
Trang 21nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng cũng như thể hiệnquyền lợi của khách hàng và phản ánh rõ nhất lợi ích của sản phẩm bảo hiểm.
Vì vậy, yêu cầu của công tác bồi thường là doanh nghiệp phải tiến hành bồithường nhanh chóng, chính xác cho khách hàng đảm bảo khắc phục thiệt hại
về tài chính cho khách hàng những cũng phải đảm bảo yếu tố chính xác chobản thân doanh nghiệp tránh các trường hợp trục lợi có thể xảy ra
* Hồ sơ bồi thường bao gồm:
Tờ khai tai nạn của chủ xe;
- Bản sao của giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe,giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phươngtiện cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe;
- Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao hồ sơ tai nạn gồm: Biênbản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn;
- Bản án hoặc quyết định của toà án trong trường hợp có tranh chấp tạitoà án;
- Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba;
- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn;
* Nguyên tắc bồi thường.
Số tiền bồi thường được cơ quan bảo hiểm tính toán dựa trên cơ sở giátrị thiệt hại thực tế của xe Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường khi chủ xe cungcấp đầy đủ chứng từ hợp lệ Thông thường việc tính toán số tiền bồi thườngcho thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác định như sau:
(1) Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế.
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế * Gi¸ trÞ b¶ o hiÓm
hiÓm o
b¶
tiÒn Sè
Trang 22Tuy nhiên, trong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số tổngthành nhất định thì số tiền bồi thường được tính dựa trên cơ sở thực tế củatổng thành đó.
(2) Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế.
Để tránh việc trục lợi bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận sốtiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm Tuy nhiên, nếu người thamgia bảo hiểm cố tình hoặc vô tình tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giátrị bảo hiểm thì số tiền bồi thường cũng chỉ bằng giá trị thiệt hại thực tế vàluôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe
Tuy nhiên, trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giátrị thực tế, được gọi là “giá trị thay thế mới” Khi tổn thất toàn bộ xảy ra công
ty bảo hiểm sẽ bồi thường đúng bằng số tiền bảo hiểm Trong trường hợp nàychủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao theo các điều kiện bảo hiểm rấtnghiêm ngặt
(3) Trường hợp tổn thất bộ phận:
- Nếu xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc thấp hơngiá trị thực tế thì số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểmvới giá trị thực tế của xe nhưng bị giới hạn bởi giá trị của bộ phận đó quy địnhtrong “Bảng tỷ lệ tổng thành xe”
- Nếu xe được bảo hiểm trên giá trị thực tế thì công ty bảo hiểm sẽ bồithường theo giá trị thiệt hại thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tạinạn nhưng bị giới hạn bởi giá trị của bộ phận đó quy định trong “Bảng tỷ lệtổng thành xe”
- Trong quá trình sửa chữa, khắc phục tổn thất, nếu phải thay thế bộphận mới thì số tiền bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm không vượt quágiá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tổn thất
(4) Trường hợp tổn thất toàn bộ:
Trang 23Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, bị cướp, mất tích sau 60ngày không tìm lại được, giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tếcủa xe tính theo tỷ lệ tổng thành xe hoặc đến mức không thể sửa chữa phụchồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giátrị thực tế của xe.
- Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế của xe, thì công
ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi tronggiấy chứng nhận bảo hiểm
- Khi đã bồi thường toàn bộ tổn thất cho chiếc xe đó thì công ty bảohiểm có quyền thu hồi, thanh lý chiếc xe Nếu xe bảo hiểm dưới giá trị thực tếthì công ty bảo hiểm sẽ thu hồi giá trị còn lại theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiềnbảo hiểm và giá trị thực tế của xe
- Đối với trường hợp xe bị mất cắp, mất tích thì chủ xe hoặc lái xebáo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm để lập kế hoạch điều tra xử
lý vụ việc Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xe bị mất cắp, mất tích chủ xe phảigửi ngay văn bản cho công ty bảo hiểm Trong trường hợp quá 2 tháng mà xe
bị mất cắp, mất tích không tìm thấy thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường chochủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm Nếusau khi bảo hiểm mà lại tìm thấy chiếc xe thì công ty bảo hiểm có quyền thuhồi lại chiếc xe đó theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tếcủa chiếc xe đó
* Phương thức bồi thường:
Việc lựa chọn phương thưc bồi thương phải tuỳ thuộc vào từng trườnghọp cụ thể và phai có sự thống nhất giữa chủ xe và ngươi tham gia bảo hiểm.Một số phương pháp cụ thể:
-Thanh toán bằng tiền: Vì hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng trả tiền chonên các khiếu nại phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ đươc giải quyết
Trang 24bằng cáchtrả tiền cho người được bảo hiểm vói số tièn phải trảdo cán bộ bòithường của công tinh toán trên cơ sở gia trị thiệt hại thực tế hình thức thanhtoán này thường nhanh và đon giản.
- Sủa chữa xe bị thiệt hại: trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới,các công tybảo hiểm thương sử dụng phương thức này theo đó các công ty bảo hiểm sẽ tưvấn cho chủ xe nơi sửa chữa và chịu trách nhiệm về những khoản chi phí dosửa chữa các bộ phận đó
-Thay thế : Đây là phương thức bồi thường khá phức tạp và ít được cáccông ty bảo hiểm áp dụng
Dù bồi thương theo phương thức nào thì sau khi bồi thường các công tybảo hiểm đều có quyền thu hồi lại những phần hư hỏng đã được thay thế
1.3 Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới
* Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một văn bản
pháp lý qua đó bên bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên đươc bảo hiểm khi
có rủi ro xẩy ra gây tổn thất cho chiếc xe và ngược lại, bên được bảo hiểmcam kết trả phí phù hợp với mức trách nhiệm và rủi ro mà bên bảo hiểm đãnhận
* Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm:
- Bên tham gia bảo hiểm:
+Người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy
đủ, theo thời gian và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
+Phải trung thực khi khai báo các rủi ro theo yêu cầu của công ty bảohiểm
+ Có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến mức độ trầmtrọng của rủi ro để hai bên phối hợp kiểm soát Cụ thể phải thông báo cáctrường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm củacông ty bảo hiểm
Trang 25+ Khi công ty yêu cầu người mua bảo hiểm thực hiện các biện pháphạn chế tổn thất thì bên mua phải có phương thức áp dụng kịp thời.
+ Khi xe bị tai nạn phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế thiệt hại vềngười và tái sản đồng thời phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm và công
an nơi gần nhất đến để phối hợp giám định , khám nghiệm hiện trường và giảiquyết hậu quả tai nạn
* Nội dung của hợp đồng bảo hiểm :
- Tên, địa chỉ của nhà bảo hiểm
- Đối tượng bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
- Phạm vị bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm
- Điều khoản loải trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Thời hạn bảo hiểm
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
- Thời hạn và phương thức trả tiền bảo hiểm
- Các quyết định giải quyết tranh chấp
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
* Thời hạn bảo hiểm:
Trang 26Thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực tới khi kết thúc trách nhiệmbảo hiểm được gọi là thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm Thời hạn củahợp đồng bảo hiểm xe cơ giới thường là một năm.
1.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh
• Chỉ tiêu kết quả:
- Doanh thu nghiệp vụ (TR)
Doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm là tổng số tiền mà công ty bảo hiểmthu dươc từ phí bảo hiểm trong một thòi kì nhất định thường là một năm khoản doanh thu này bao gồm thu từ phí bảo hiểm và thu từ hoạt động đầu tư
- Tổng chi nghiệp vụ (TC)
Tổng chi nghiệp vụ bảo hiểm là tổng số tiền mà công ty bảo hiểm phảichi cho quá trình kinh doanh nghiệp vụ trong một thời kỳ nhất định, thường làmột năm
- Chỉ tiêu lợi nhuận nghiệp vụ (LN)
Lợi nhuận từ nghiệp vụ bảo hiểm là số tiền cònlại của doanh thu saukhi đã trừ chi phí
Lợi nhuận được tính như sau:
Trang 27• Chỉ tiêu hiệu quả:
Hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm được so sánh bằng tỷ sốgiữa doanh thu hoặc lợi nhuận so với tổng chi phí chi ra trong kỳ của công tybảo hiểm
Nếu kí hiệu một chỉ tiêu phán ánh kết quả kinh doanh là K và một chỉtiêu phản ánh chi phí là C thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên
sẽ là:
H =K/C hoặc H= C/K
Trong đó:
HD là hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu
HL là hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận
D là doanh thu trong kỳ
L là lợi nhuận trong kỳ
C là tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra baonhiêu đồng doanh thu; chỉ tiêu (2) phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty bảo hiểm
Trên đây là hệ thống chỉ tiêu hiệu quả và hiệu quả kinh doanh của cáczcông ty bảo hiểm nói chung và của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giớinói riêng từ những số liệu thu thập được từ hoạt động kinh doanh của cáccông ty thông qua các chỉ tiêu nêu trên,tiến hành phân tích ta sẽ đánh giá đượckết quả và hiệu quả kinh doanh
Trang 28Từ sau khi miền Nam được giải phóng, địa bàn kinh doanh bảo hiểm được mởrộng dần trên phạm vi cả nước Bắt đầu từ năm 1978, hoạt động bảo hiểmthương mại ở Việt Nam mở rộng ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảohiểm dàn khoan, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trộm cắp, hoả hoạn, bảo hiểmhành khách … Tuy vậy, lĩnh vực kinh doanh ở giai đoạn này vẫn chỉ là bảohiểm phi nhân thọ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tính chất “ một mìnhmột chợ” ở nước ta kéo dài khoảng 30 năm Có thể nói, trong giai đoạn này,
sự phát triển của hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam gắn liền với quátrình trưởng thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (được đổitên thành tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam vào năm 1989)
Vào cuối năm 1993, nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của Chínhphủ được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng và phát triển bảohiểm thương mại ở nước ta Từ cuối năm 1994 cho đến nay, các doanh nghiệpbảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã lần lượt ra đời như BảoMinh, PJICO, PVI, PTI, Bảo long, VIA, UIC, … Hoạt động bảo hiểm thương
Trang 29mại ở Việt Nam từ lúc này mới được coi là thực sự theo cơ chế thị trường có
sự canh tranh và đa dạng hoá Sản phẩm bảo hiểm ngày càng được cải tiếnhơn, đa dạng hơn, đáp ứng với nhu cầu ngày càng nhiều của khách hang Năm
1996, bảo hiểm thương mại Việt Nam ghi nhận thêm một mốc mới, đó là mởrộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Các doanh nghiệpkinh doanh bảo hiểm nhân thọ lần lượt ra đời, bao gồm cả doanh nghiệp bảohiểm trong nước và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài Năm
2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được ban hành, góp phần hoàn thiện hànhlang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm thương maị ở Việt Nam
Hiện nay, thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam được đánh giá làmột trong những thị trường bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khuvực và trên thế giới Doanh thu phí bảo hiểm lien tục tăng trưởng cao Tổng
số doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường đã lên đến gần 50 doanhnghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảohiểm nhân thọ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảohiểm, trong đó có cả những doanh nghiệp bảo hiểm có mô hình tổ chức thànhtập đoàn lớn về tài chính bảo hiểm (Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt).Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động bảo hiểm thương mạiViệt Nam cũng từng bước hội nhập hơn với hoạt động kinh doanh bảo hiểmtrong khu vực và trên thế giới
2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển
2.1.1.2.1 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trước nghị định 100/ CP
Vào khoảng năm 1880, các hội bảo hiểm Anh, Pháp, Úc, Thuỵ Sĩ,Mỹ đã để ý đến Đông Dương Các công ty thương mại lớn ngoài việc buônbán, còn mở thêm một bộ phận để làm đại diện bảo hiểm cho các hội bảohiểm nước ngoài tại Việt Nam Vào năm 1962, chi nhánh đầu tiên khai trương
Trang 30là của công ty Franco Asietique Đến năm 1929 mới có Công ty bảo hiểmViệt Nam đặt tại Sài Gòn, đó là Việt Nam bảo hiểm công ty, nhưng chỉ hoạtđộng về ngành bảo hiểm xe tự động Từ năm 1952 về sau hoạt động bảo hiểmmới được mở rộng dưới nhiều hình thức khác nhau.
So với thế giới, sự ra đời của Bảo hiểm Việt Nam là khá muộn Sau khihoà bình lập lại, mãi đến tận ngày 17/12/1964, Tổng công ty bảo hiểm ViệtNam (lúc đó gọi là Công ty Bảo hiểm Việt Nam) gọi tắt là Bảo Việt mới được
ra đời theo quyết định số 179/ CP của Thủ tướng chính phủ, chính thức đi vàohoạt động ngày 15/1/1965 Và đây là Công ty Bảo hiểm duy nhất tại ViệtNam cho suốt đến tận năm 1994 Chính vì vậy người ta thường nói trước
1994 Việt Nam chưa có thị trường bảo hiểm
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảohiểm Bảo Việt có trách nhiệm khai thác và thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ
sự đóng góp tham gia của những đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ vànhững thành viên trong xã hội nhằm bồi thường cho những người tham giabảo hiểm không may bị thiên tai, tai nạn bất ngờ, đồng thời giúp cho các tổchức cá nhân đó mau chóng phục hồi và ổn định sản xuất cũng như đời sống
Là một công ty quốc gia, Bảo Việt hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có quỹ
dự trữ lớn để bồi thường những thiệt hại và tổn thất cho khách hàng
Trong thời kỳ mới thành lập (từ năm 1965 đến 1975) Bảo Việt chỉ tiếnhành các hoạt động bảo hiểm đối ngoại, cụ thể là:
- Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu
- Bảo hiểm tàu biển
- Tái bảo hiểm
Khi Nhà nước ta còn chưa có chủ trương mở cửa nền kinh tế, các nghiệp
vụ bảo hiểm trên, nhất là bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu và bảo hiểm tàu biểnchủ yếu là phục vụ cho việc phát triển trao đổi thương mại với những nước
Trang 31XHCN Năm 1965, khi mới thành lập, do đội ngũ cán bộ và trình độ nghiệp
vụ còn hạn chế nên Bảo Việt chỉ nhận bảo hiểm thân tàu cho các đội tàu ViệtNam, rồi sau đó tái nhượng lại cho bảo hiểm Trung Quốc Sang năm 1966nước ta mới độc lập bước đầu trong bảo hiểm thân tàu và đến năm 1967 mớitiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự đồng thời cũng đạt được những tiến bộđáng kể Năm 1979, Bảo Việt hình thành văn bản thoả thuận về một số quyđịnh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu, quy định cụ thể về vậndụng nội dung điều khoản bảo hiểm ITC vào nước ta Năm 1981, bản thoảthuận trên lại được sửa đổi bổ sung thêm và rất được các chủ tàu hoannghênh Đến năm 1987, Bảo Việt đã bảo hiểm cho 436 tàu của 45 đội tàu biểntrong nước
Đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, chỉ sau năm 1975 – tức saukhi đất nước ta giành lại được hoà bình thống nhất, Bảo Việt mới giành lạiđược quyền bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc Đồng thời kimngạch bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại cũng phát triển rấtnhiều Bên cạnh đó, Bảo Việt đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thếgiới Năm 1979, đã có 39 công ty nước ngoài có quan hệ với Bảo Việt, cácquan hệ này chủ yếu được thiết lập trên tinh thần bình đẳng, hai bên cùng cólợi, giảm bớt được phần nào tình trạng bị o ép và phụ thuộc Điều này cũnggóp phần thúc đẩy nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công ty
Trong công tác bảo hiểm, trong những năm đầu thành lập, do quan hệcủa Việt Nam với nước ngoài còn hạn chế nên nghiệp vụ này gặp không ítkhó khăn Thời kỳ này, Bảo Việt mới chỉ quan hệ tái bảo hiểm với TrungQuốc Mãi đến năm 1971, Bảo Việt mới mở thêm được quan hệ tái bảo hiểmvới Ba Lan, Triều Tiên Tỷ lệ tái bảo hiểm đi khá cao
Bắt đầu từ năm 1980, ngành bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu quan tâmtới bảo hiểm đối nội Nhà nước ta đã nhanh chóng tiếp quản các cơ sở bảo
Trang 32hiểm ở phía Nam do Mỹ nguỵ để lại, mạnh dạn sử dụng một số cán bộ bảohiểm của chế độ cũ, tăng cường hoạt động tại phía Nam Toàn ngành đã chấnchỉnh lại các công tác tổ chức, thành lập các cơ quan đại diện đóng tại các địaphương, xây dựng đề án và tổ chức triển khai một loạt các nghiệp vụ bảohiểm đối nội.
Kể từ sau khi đổi mới năm 1986, cũng như các ngành kinh tế dịch vụkhác, bảo hiểm càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn.Công tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ bảohiểm cũng được tăng cường, có chất lượng và tăng thêm hiệu quả Cho đếncuối 1988, mạng lưới tổ chức của Bảo Việt bao gồm:
- Văn phòng công ty với 12 phòng chức năng
- 12 chi nhánh bảo hiểm địa phương
- 28 văn phòng đại diện bảo hiểm địa phương
Thấy rõ được vai trò quan trọng và tích cực của công tác bảo hiểm,đồng thời để tạo điều kiện cho hoạt động của công ty và các chi nhánh, Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 155/HĐBT ngày15/10/1988 và trên cơ sở đó, ngày 17/12/1989, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã raquyết định số 27TCQĐ-TCCB quyết định nâng cấp Công ty Bảo hiểm ViệtNam thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, các tổ chức bảo hiểm địaphương trở thành các công ty trực thuộc Tổng công ty Về tổ chức, có thể coiBảo Việt là một tập đoàn bảo hiểm có tiềm năng lớn về mặt tài chính Việcchỉ đạo được tiến hành tập trung, hạch toán thống nhất toàn ngành Cácnghiệp vụ bảo hiểm đã mở rộng và phát triển, không chỉ dừng lại ở con số 3nhỏ bé thuở đầu mà tăng lên hàng chục nghiệp vụ khác nhau với số lượng vàchất lượng ngày càng phát triển không ngừng
Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự phát triển của Bảo Việt qua các sốliệu thống kê về doanh thu như sau: Trong 20 năm đầu, từ 1965 đến 1985,
Trang 33tổng doanh thu toàn ngành chỉ dừng ở con số 1136,4 triệu VND Năm 1987,tổng doanh thu xấp xỉ 1 tỷ VND, năm 1989 là gần 94 tỷ Đặc biệt từ năm
1989 năm 1994, tốc độ gia tăng của doanh thu đạt tới 35-40%/ năm
Một số hạn chế của chế độ độc quyền bảo hiểm:
Sự phát triển mở rộng của chế độ độc quyền bảo hiểm Việt Nam quanhiều thời kỳ là điều không thể phủ nhận Kể từ khi thành lập đến trước nghịđịnh 100/CP Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, góp phần vàocông cuộc xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên cũng phải nhìn nhậnmột cách khách quan rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, những hạnchế còn tồn tại của ngành trong giai đoạn này không phải là nhỏ, kết quả của
sự độc quyền Trong suốt gần 30 năm tồn tại, Bảo Việt giữ vị trí độc nhấttrong cả nước Mọi công ty, tổ chức, cá nhân muốn được bảo hiểm chỉ có thểtìm đến một địa chỉ duy nhất: Bảo Việt
Nguyên nhân chính tạo nên sự độc quyền trong một thời gian dài nhưvậy là do cơ chế cũ: nền kinh tế hành chính mệnh lệnh Thực tế, các doanhnghiệp không có quyền tự quyết mà chỉ có nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêupháp lệnh do cấp trên đưa xuống Những chỉ tiêu pháp lệnh này đôi khi cũngđược xây dựng một cách lý thuyết mà không dựa trên tình hình cung cầu thực
tế Bảo hiểm tất nhiên cũng không thể nằm ngoài khuôn khổ đó
Đồng thời việc vận động, tuyên truyền hướng dẫn bảo hiểm cũng chưađược chú trọng trong thời gian này Người dân chưa thấy được mặt lợi khitham gia bảo hiểm nên bảo hiểm chưa trở thành nhu cầu thiết yếu của họ
Phải nhận xét một cách khách quan rằng trong suốt những năm này,bảo hiểm tuy có tăng về số phí thu nhưng đa số đều là bảo hiểm bắt buộc, tỷ
lệ tự nguyện hầu như chưa có Các con số tuyệt đối có tăng nhưng vẫn còn ởmức thấp Như vậy, chính những hạn chế trong yếu tố cung đã phần nào làmchậm lại, kìm nén sự phát triển của cầu về bảo hiểm
Trang 34Mặt khác, do không có cạnh tranh nên dịch vụ bảo hiểm của ta chưađược phát triển về chất lượng, vốn lại hạn hẹp nên không những không thuhút được khách hàng ở ngoài nước mà còn phải nhượng lại tái bảo hiểm chocác công ty bảo hiểm nước ngoài để đảm bảo không xảy ra biến động cho cácdoanh nghiệp và cho toàn xã hội khi có rủi ro đặc biệt lớn xảy ra phải bồithường Điều này đồng nghĩa với việc vừa không thu được thêm ngoại tệ, vừaphải chi những khoản không nhỏ Do vậy, cán cân thương mại bị ảnh hưởngtheo chiều hướng xấu Thời kỳ này, bình quân hàng năm, ta phải nhượngkhoảng 35-40% tổng phí bảo hiểm thu được từ thị trường trong nước ra nướcngoài Đây là một tỷ lệ tương đối lớn, nhất là trong khi nhu cầu về ngoại tệcủa ta còn rất lớn Trong khi đó, luật “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” banhành ngày 29/12/1987 đã bật đèn xanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài này có quyền lựa chọn nơi tham gia bảo hiểm Chính vì lẽ này màcác nhà doanh nghiệp có vốn nước ngoài đều tham gia bảo hiểm tại các công
ty bảo hiểm nước ngoài Đây là lý do dẫn đến việc mỗi năm chúng ta mấthàng chục tỷ tiền thuế về bảo hiểm
Tóm lại, trước nghị định 100/CP trên văn bản cũng như thực tế, Việt
Nam chưa có một thị trường bảo hiểm theo đúng nghĩa của nó Trong vòng 30năm, chỉ có duy nhất một Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam cung cấp tất cảcác dịch vụ bảo hiểm Và có thể nói ngành Bảo hiểm Việt Nam trong giaiđoạn này đã không bước kịp với bước nhảy vọt của nền kinh tế nói chung
2.1.1.2.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/CP
* Nội dung nghị định 100/CP:
Trong cơ chế mới, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm, xuấtphát từ yêu cầu đảm bảo cho nền kinh tế thị trường được phát triển ổn định,góp phần huy động và khai thác mọi tiềm năng trong nước, đặc biệt thu hútnguồn vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho đầu tư phát triển, nhằm thực hiện
Trang 35chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn 1991-2000 của đất nước Đây làmột yêu cầu mang tính cấp bách Để đáp ứng một cách kịp thời, Nghị định100/ CP về kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ đã được ban hành ngày18/12/1993, đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự hình thành và phát triển củathị trường bảo hiểm Việt Nam Theo nghị định này, thị trường bảo hiểm ViệtNam đã chính thức được hình thành Sự độc quyền của Bảo Việt – Tổng công
ty Bảo hiểm Việt Nam đã hoàn toàn bị phá vỡ với sự cho phép khả năng xuấthiện của các loại hình công ty bảo hiểm khác Theo quy định tại điều 2 củaNghị định số 100/ CP, các doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị hạch toán kinh tế,
tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm vật chất về kết quả kinh doanh, thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam theo luật định và bao gồm 6 loạisau đây:
- Doanh nghiệp Nhà nước bảo hiểm
- Công ty cổ phần bảo hiểm
- Công ty bảo hiểm tương hỗ
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp tư nhân
Ngoài ra còn có các tổ chức môi giới bảo hiểm Điều 2 của Nghị định100/CP cũng quy định Công ty bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là doanh nghiệpNhà nước, có tư cách pháp nhân, có chức năng chuyên hoạt động kinh doanhtái bảo hiểm Tổ chức môi giới bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công tyliên doanh môi giới bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức môi giới bảo hiểm nướcngoài, công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài Các loại nghiệp vụbảo hiểm được phép kinh doanh theo nghị định này:
- Bảo hiểm nhân thọ
Trang 36- Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt vàđường không
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm cháy
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Bộ Tài chính quy định
Nghị định còn quy định rõ ràng nội dung và phạm vi hoạt động kinhdoanh bảo hiểm, vấn đề quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm,việc giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và xử lý vi phạm Như vậy cácnghị định, thông tư cho phép hình thành các loại doanh nghiệp bảo hiểm khácnhau đã ra đời từ cuối 1993, đầu 1994 (như thông tư 45 TC/ CĐTC của BộTài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểmngày 30/5/1994; quyết định số 1314 TC/QĐ/ TCNH của Bộ Trưởng Bộ Tàichính về tái bảo hiểm bắt buộc vào ngày 21/12/1994) Nhưng trên thực tế,hoạt động kinh doanh theo hướng thị trường mở của thị trường bảo hiểm ViệtNam chỉ thực sự bắt đầu được phát triển từ cuối năm 1994, đầu năm 1995.Qua hơn 5 năm triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo cơ chế thịtrường, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đạt được những kết qua đáng phấnkhởi đối với sự trưởng thành cuả ngành bảo hiểm nói riêng và những đónggóp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội nói chung
Trang 37* Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/ CP:
Sau nghị định 100/ CP cho đến nay, Thị trường bảo hiểm Việt nam nóichung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có nhưng bước chuyểnmình rất lớn Từ 01 doanh nghiệp bảo hiểm đến nay (đến hết tháng 06 năm2009) đã có 27 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Và tổng doanh thu bảo hiểmphi nhân thọ năm 2008 là: 10.880 tỷ đồng Đến hết 06 tháng đầu năm 2009 là:6.443 tỷ đồng, tăng trưởng 15,82% so với cùng kỳ năm trước Trong đó thịphần chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp bảo hiểm lớn: Bảo Việt, PVI,Bảo Minh, Pjco
Trang 38Bảng 2.1: Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2009
(Đơn vị : 1 000 000 VNĐ)
TT Doanh nghiệp
Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Thị phần(%)
Kỳ báo cáo năm trước Cùng kỳ % tăng giảm
Trang 392.1.2 Các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường
Trên thị trường bảo hiểm bảo hiểm Việt Nam hiện nay có 49 doanhnghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, trong
đó có 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 17 công ty bảo hiểm nhân thọ, 6 2công ty môi giới và một công ty tái bảo hiểm Trong lĩnh vực bảo hiểm phinhân thọ thì Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và Pjico là các công ty lớn, chiếm lĩnhphần lớn thị trường bảo hiểm phi nhân thị Việt Nam
2.1.2.1 Tập đoàn Bảo Việt
Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tàichính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trêntoàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh, uy tín số 1 tronglĩnh vực bảo hiểm Với khả năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị trườngtrong nước, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả 2loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Bảo Việt đã được công nhận làmột trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảohiểm lâu đời, được tin cậy đối với đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổchức, doanh nghiệp
Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng củaBảo Việt, đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thứctrở thành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực Ngày15/10/2007, Tập đoàn Bảo Việt đã hoàn thành Đăng ký kinh doanh công ty cổphần có sự tham gia của đối tác chiến lược là các tập đoàn kinh tế hàng đầutrong nước (Vinashin) và nước ngoài (HSBC Insurance (Asia - Pacific)Holdings Limited); hình thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt.Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Bảo Việt đã vinh
dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập Hạng Ba, Chínhphủ xếp hạng Doanh nghiệp Nhà nước hạng Đặc biệt và nhiều danh hiệu, giải
Trang 40thưởng do các tổ chức uy tín của trong và ngoài nước trao tặng Bảo Việtđược tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theotiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 từ tháng 8/2001.
Về hoạt động kinh doanh, trong quá trình phát triển, Bảo Việt liên tục
đạt được những thành tích vượt trội, doanh thu, lợi nhuận và các khoản đónggóp ngân sách Nhà nước liên tục tăng, doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quântrên 20% trong 5 năm qua Theo báo cáo của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểmBảo Việt (Bảo Việt) mức lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 485 tỷ đồng Tổngthu kinh doanh toàn hệ thống đạt 9.182 tỷ đồng, tăng trưởng 10,7% so vớinăm 2007, hoàn thành vượt mức 5,11% so với kế hoạch đặt ra Trong đó,doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm ước 6.957 tỷ đồng, tăng trưởng12,9%, hoàn thành vượt mức 1,7% so với kế hoạch; doanh thu từ hoạt độngtài chính đạt 2.197 tỷ đồng, ɴăng trưởng 3,5%, hoàn thành vượt mức 18% Năm 2009, Bảo Việt đặt mục tiêu đạt doanh tlu 9.192 tỷ đồng, lợi nhuậnsau thuế 508 tỷ đồng
Về nhân sự, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất của Việt Nam
có quy mô với các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, thu hút một lực lượngđông đảo cán bộ nhân viên lên tới trên 5.000 người, với khoảng 34.000 đại lýtận tâm với khách hàng, tận tình với công việc trải đều trên khắp các tỉnhthành Trong số đó, nhiều cán bộ có kinh nghiệm am hiểu thị trường bảo hiểmViệt Nam và nhiều cán bộ trẻ được đào tạo chuyên ngành chính quy có trình
độ chuyên môn cao, tạo ra một lực lượng đan xen đồng bộ nhằm mang lạidịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Là một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngànhnghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt
có công ty mẹ - “Tập đoàn Bảo Việt” và các công ty con: