1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam

34 171 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 720,98 KB

Nội dung

21 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .... - Phân tích những ảnh hưởng rủi ro của tỷ giá hối đoái

Trang 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ RỦ RO TỶ GIÁ

HỐI ĐOÁI .5

1.1 Tỷ giá hối đoái 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Thực chất về tỷ giá hối đoái 5

1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 6

1.2.1 Tỷ giá hối đoái giao ngay và tỷ giá hối đoái kỳ hạn 6

1.2.2 Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái thị trường 8

1.2.3 Tỷ giá hối đoái yết trực tiếp và tỷ giá hối đoái yết gián tiếp .9

1.2.4 Tỷ giá hối đoái tính chéo 9

1.3 Rủi ro tỷ giá hối đoái 9

1.3.1 Khái niệm: 9

1.3.2 Biểu hiện của rủi ro tỷ giá 10

1.3.3 Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá hối đoái 11

1.3.4 Phân lo ại rủi ro tỷ giá hối đoái 13

CHƯƠNG II: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 14

2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghi ệp Việt Nam từ 2001 tới 2014 14

2.2 Những biến độ ng chính c ủa tỷ giá trong thời gian qua 17

2.2.1 Tỷ giá USD/VND 18

2.2.2 Tỷ giá EUR/VND 19

2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam 19

2.3.1 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá 19

2.3.2 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tỷ giá trong ho ạt động xuất nhập khẩu 21

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23

3.1 Xu thế biến động tỷ giá trong thời gian tới 23

3.1.1 Tỷ giá USD/VND 23

3.1.2 Tỷ giá EUR/VND 25

3.2 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 26

3.2.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng họp đồng kỳ hạn 26

3.2.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi 27

Trang 2

3.2.4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các giao dịch trên thị trưòng tiền tệ 30 3.2.5 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng những kỹ thuật khác 32

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm liên kết đều có một đồng tiền riêng của mình Khi nền kinh tế phát triển cùng với xu hướng thương mại hóa toàn cầu tạo ra những mối quan hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước hết là quan hệ mua bán trao đổi dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng tiền của các nước khác.Tỷ giá hối đoái

đã ra đời nhằm chuyển đổi đồng tiền giữa các quốc gia, việc mua bán thuận lợi hơn- Là một thuật ngữ trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của nền kinh tế vĩ mô Nó được ra đời từ hoạt động ngoại thương và tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của mỗi quốc gia Và sự biến động của đồng tỷ giá luôn theo chiều hướng khó đoán, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa đưa ra được quyết định đúng đắn khi tỷ giá thay đổi Nên cần phải dự báo được những thay đổi của tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động cầu nền kinh tế như thế nào, nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu Vì vậy, nhóm đã

chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề trọng tâm sau:

- Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và rủi ro tỷ giá hối đoái

- Phân tích những ảnh hưởng rủi ro của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

- Đưa ra một số công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro của

tỷ giá hối đoái

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau

- Thống kê tổng hợp, xử lý các thông tin đã thu thập được

- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích suy luận, phương pháp diễn dịch quy nạp để đưa ra những kết luận cụ thể

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

- Giới hạn nghiên cứu: Từ năm 2001-2014

Trang 4

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề ở cấp vi mô của doanh nghiệp ( hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp)

Trang 5

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ RỦ RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1 Tỷ giá hối đoái

1.1.1 Khái niệm

“ Tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này được đo lường bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác” Theo điều 9- Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam “ Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài” Về nguyên tắc, tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cơ sở của quy luật giá trị và thông qua sựu tương tác của quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối

Về mặt hình thức, tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định tại một thời gian và không gian cụ thể

Về mặt nội dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, quan hệ tiền tế giữa các quốc gia

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của EUR và VND ngày 13/04/2015 là

1 EUR= 24,493 VND

1.1.2 Thực chất về tỷ giá hối đoái

a) Tỷ giá hối đoái là một loại giá đặc biệt của một loại hàng hóa đặc biệt

Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt Như vậy, đã là hàng hóa thì phải có giá trị, tức là do hao phí lao động xã hội tạo ra, nhưng tiền tệ ngày nay tức là tiền giấy không phản ánh hao phí lao động xã hội tạo ra mà nó lại đại diện cho một giá trị khác, được xã hội gán cho và công nhận, với sự đảm bảo của chính phủ Đây cũng chính là một trong những lý do cơ bản gây nên hiện tượng tiền giấy mất giá hay “lạm phát”

Giá trị sử dụng của tiền tệ chính là khả năng tiền tệ thực hiện các chức năng của nó: làm phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, phương tiện đầu tư và kinh doanh kiếm lời

Tỷ giá hối đoái là giá cả của tiền tệ, trong khi tiền tệ là đơn vị tính giá cả của moi loại hàng hóa và dich vụ, do đó tỷ giá còn được gọi là “giá của giá” Tỷ giá có tầm ảnh

Trang 6

hưởng hết sức rộng lớn, trước hết là tới tất cả các loại giá có liên quan và ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh

b) Tỷ giá hối đoái là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới

Trong quá trình hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, dù là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa hay hoạt động đầu tư, du lịch, viện trợ … đều cần đến các giao dịch tiền

tệ Đơn vị xuất khẩu bán hàng ở nước ngoài thu ngoại tệ về cần đổi lấy nội tệ để quay vòng tiếp tục sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư muốn đổi lãi bằng nội tệ ra ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về nước… Và cơ sở đề tiến hành những giao dịch tiền tệ này chính là

“giá của tiền tệ” hay “tỷ giá hôi đoái”

Một cách khái quát hơn, các quốc gia trên thế giới đều khác nhau về nhiều mặt

Có những điểm khác biệt thúc đẩy hợp tác và hôi nhập kinh tế, nhưng lại có những khác biệt cản trở quá trình đó, chẳng hạn như việc mỗi quốc gia chỉ dùng 1 đồng tiền riêng của mình Tuy nhiên có nhiều cách để vượt qua cản trở này: các quốc gia phấn đấu để đồng tiền của mình có thể mua bán hàng hóa trên toàn thế giới hoặc việc hình thành đồng tiền chung trong khu vực như đồng EURO Song có một phương pháp rất phổ biến

đã thúc đẩy hợp tác kinh tế trên thế giới phát triển mạnh mẽ trong suốt những năm qua – đó là phương pháp dùng tỷ giá hối đoái đề chuyển đổi đồng tiền của các nước khác nhau Tỷ giá hối đoái là cơ sở để tạo ra một thước đo giá trị chung giữa các nước trên thế giới, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia

Tỷ giá hối đoái là phương tiện chuyển đổi các đồng tiền và thể hiện tương quan giá trị đến các đồng tiền đó Do vậy, tỷ giá hối đoái còn thể hiện tương quan thực lực kinh tế giữa các quốc gia

1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái

1.2.1 Tỷ giá hối đoái giao ngay và tỷ giá hối đoái kỳ hạn

Tỷ giá hối đoái giao ngay là tỷ giá yết cho những giao dịch thực tế được diễn ra tại thời điểm yết giá và việc thanh toán được thực hiện chậm nhất 2 ngày

Ví dụ: tỷ giá giao ngay USD/VND là 21.315 vào ngày 05/02/2015 áp dụng cho các giao dịch ngoại tệ trong ngày và việc thanh toán thực hiện chậm nhất là ngày 07/02/2015

Trang 7

Tỷ giá hối đoái kỳ hạn là tỷ giá hối đoái ấn định cho một giao dịch ngoại tệ sẽ diễn ra trong tương lai

Ví dụ: Tỷ giá giao ngay USD/VND là 21.310 vào ngày 05/12/2014 Tỷ giá kỳ hạn 30 ngày + 2 ngày sau tức ngày 07/01/2015 Tỷ giá kỳ hạn thường có chênh lệch với

tỷ giá giao ngay Mức chênh lệch này phản ánh dự đoán thị trường về xu thế biến động

tỷ giá

Cách xác định tỷ giá kỳ hạn

Cho các thông số:

Tỷ giá giao ngay:

Lãi suất năm của đồng định giá T:

Lãi suất năm của đồng yết giá C:

Tỷ giá kỳ hạn:

t: kỳ hạn (năm)

Xác định tỷ giá mua:

Tỷ giá kỳ hạn mua là tỷ giá ngân hàng ký mua hợp đồng kỳ hạn (mua ngoại tệ) Điều này làm phát sinh trạng thái ngoại tệ dương với đồng ngoại tệ và trạng thái ngoại

tệ âm đối với đồng nội tệ, dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng Ngân hàng sẽ triệt tiêu rủi ro tỷ giá bằng cách bán đồng ngoại tệ và mua đồng nội tệ (tỷ giá ) làm phát sinh tiền ròng đối với cả 2 đồng ngoại tệ và nội tệ, dẫn đến rủi ro lãi xuất Ngân hàng sẽ triệt tiêu rủi ro lãi suất bằng cách đi vay đồng ngoại tệ (lãi suất ) và cho vay đồng nội tệ (lãi suất ) trên thị trường Qui trình này dẫn đến tiền gốc và lãi VND nhận được bằng số tiền VND dùng để thanh toán hợp đồng kỳ

Ta thấy rằng:

Trang 8

Xác định tỷ giá bán:

Tỷ giá kỳ hạn bán là tỷ giá ngân hàng ký bán hợp đồng kỳ hạn (bán ngoại tệ) Điều này làm phát sinh trạng thái ngoại tệ âm với đồng ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ dương đối với đồng nội tệ, dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng Ngân hàng sẽ triệt tiêu rủi ro tỷ giá bằng cách mua đồng ngoại tệ và bán đồng nội tệ (tỷ giá ) làm phát sinh tiền ròng đối với cả 2 đồng ngoại tệ và nội tệ, dẫn đến rủi ro lãi xuất Ngân hàng sẽ triệt tiêu rủi ro lãi suất bằng cách cho vay đồng ngoại tệ (lãi suất ) và đi vay đồng nội tệ (lãi suất ) trên thị trường Qui trình này dẫn đến số tiền VND thanh lý hợp đồng kỳ hạn bằng số tiền gốc và lãi phải trả bằng VND Ta có:

1.2.2.Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái thị trường

Tại nhiều nước ngân hàng trung ương nước đó can thiệp vào việc xác định tỷ giá hối đoái và ấn định tỷ giá giao dịch hàng ngày Tỷ giá đó được gọi là tỷ giá chính thức (hay còn gọi là tỷ giá hối đoái danh nghĩa) Tuy nhiên, các giao dịch thực tế trên thị

Trang 9

trường có thể dựa trên một tỷ giá khác được xác định trên cơ sở cung cầu trên thị trường

Tỷ giá đó gọi là tỷ giá hối đoái trên thị trường (tỷ giá hối đoái thực tế)

Như vậy, tỷ giá hối đoái chính thức là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố

và ấn định còn tỷ giá hối đoái thị trường là tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường

1.2.3 Tỷ giá hối đoái yết trực tiếp và tỷ giá hối đoái yết gián tiếp

Tỷ giá hối đoái yết trực tiếp là tỷ giá được yết trên cơ sở tính giá trị một đơn vị nội tệ theo ngoại tệ (1 nội tệ = “n” ngoại tệ) Hình thức yết giá này thường được sử dụng

ở Anh – Mỹ nên còn được gọi là yết giá kiểu Anh – Mỹ

Ví dụ: Tại Anh người ta yết giá GBP/USD = 1,6669, tức là 1GBP (nội tệ) = 1,6669 USD (ngoại tệ); còn tại Mỹ người ta yết giá USD/GBP =0,5999 tức là 1 USD (nội tệ) = 0,5999 GBP (ngoại tệ)

Tỷ giá hối đoái yết giá gián tiếp là tỷ giá yết giá trên cơ sở tính giá trị một đơn vị ngoại tệ theo nội tệ (1 ngoại tệ = “n” nội tệ) Hình thức này được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới và thường được gọi là yết giá kiểu Châu Âu lục địa

Ví dụ: Tại Việt Nam yết giá USD/VND = 21.310, điều đó có nghĩa là 1 USD (ngoại tệ) = 21.310 VND (nội tệ)

1.2.4 Tỷ giá hối đoái tính chéo

Trên thực tế, không phải tỷ giá giữa 2 đồng tiền nào cũng được yết giá trên thị trường ngoại hối mà chủ yếu là tỷ giá của các đồng tiền với các đồng tiền mạnh như USD, GBP, FRF, JPY, DEM, EUR… tỷ giá giữa các đồng tiền yếu ít được yết giá do tính kém chuyển đổi của chúng Tuy nhiên trong thực tế, đôi khi người ta lại cần tính toán tỷ giá giữa các đồng tiền này Khi đó người ta sử dụng tỷ giá chéo

Tỷ giá tính chéo giữa 2 đồng tiền được xác định trên cơ sở so sánh tỷ giá của chúng với một đồng tiền thứ 3

Chẳng hạn nếu: USD/VND = 21.310 và USD/Baht = 32.61 thì tỷ giá chéo Baht/VND = 21.310/32,61 = 653.48

1.3 Rủi ro tỷ giá hối đoái

Trang 10

nó được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp

Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai Rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh Sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ so với tỷ giá nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể

1.3.2 Biểu hiện của rủi ro tỷ giá

Khi đánh giá rủi ro người ta đánh giá sự ảnh hưởng của 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh.Mối quan hệ đó được thể hiện qua công thức tính lãi (lỗ) đối với từng loại ngoại tệ khi tỷ giá biến động:

Lãi (lỗ) đối với ngoại tệ = (trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ) × (mức biến động của tỷ giá ngoại tệ)

Có hai loại biểu hiện của rủi ro tỷ giá:

-Trạng thái trường (trạng thái ròng >0):

Giá trị tài sản bằng ngoại tệ > giá trị Nợ bằng ngoại tệ

Rủi ro xảy ra khi tỷ giá giảm (nếu tỷ giá tăng thì những ngân hàng có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại)

- Trạng thái đoản (trạng thái ròng <0):

Giá trị tài sản bằng ngoại tệ < giá trị Nợ bằng ngoại tệ

Rủi ro xảy ra khi tỷ giá tăng (nếu tỷ giá giảm thì những ngân hàng có vị thế trường

về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại)

Ví dụ minh họa :

Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối Ngày 30/12/2010 ngân hàng Vietcombank đã nhận gửi của khách hàng A khoản tiền 50.000 USD kỳ hạn 6 tháng đồng thời cho khách hàng vay

Trang 11

70.000 USD cùng kỳ hạn Ngoài ra , doanh số mau bán ngoại tệ của ngân hàng Vietcombank là : mua vào từ khách hàng C 136.000 USD và bán ra cho khách hàng D 900.000 USD kỳ hạn 6 tháng Tình hình thì trường tiền tệ trong năm 2010 có một số thông tin như sau ( số liệu của ngày 30/12/2010 của ngân hàng VCB) :

kỳ hạn của Vietcombank như sau :

Nhận gửi khách hàng A 50.000 kỳ hạn 6 tháng Như vậy Vietcombank có khaonr phải trả cho khách hàng 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi : 50.000(1+0.012 x 6/12)

Trạng thái ròng ngoại tệ giao dịch cùng kỳ hạn tính theo công thức :

NE USD = ( A USD – L USD) + ( CL USD – CS USD ) = ( 71750 – 50300) +

( 135000 – 90000) = -743550 USD < 0

Như vậy Vietcombank có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng âm

743550 USD Với trạng thái âm này , nếu USD lên giá Vietcombank bị tổn thất giao dịch , ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái ngoại rệ đoàn

1.3.3 Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá hối đoái

Trong hoạt động xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro do sự không chắc chắn, sự biến động của tỷ giá được sử dụng để thực hiện giao dịch trong hợp đồng ảnh hưởng tới giá trị của hợp đồng đó Chẳng hạn như công ty ABC của Việt Nam ký

Trang 12

kết hợp đồng xuất khẩu, giá trị tính bằng đồng USD trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày

ký kết; khi thực hiện hợp đồng này doanh nghiệp sẽ phải đứng trước rủi ro nếu USD/VND giảm sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp Khi đó, doanh thu bằng USD của doanh nghiệp sẽ quy đổi được lượng VND ít hơn dự kiến Hoặc với hợp đồng nhập khẩu, khi tỷ giá USD/VND tăng thì sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều VND hơn để quy đổi ra USD để chi dùng cho hoạt động nhập khẩu

Trong hoạt động tín dụng: Rủi ro tỷ giá xảy ra khi mà nhu cầu vốn bằng ngoại tệ

ở các doanh nghiệp tăng cao trong giai đoạn lãi suất thấp Giống như hoạt động đầu tư khi doanh nghiệp vay vốn tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng thương mại nên sự biến động của tỷ giá trong hợp đồng ảnh hưởng tới khoản phải trả cho ngân hàng Ví dụ như, công

ty A vay vốn tài trợ bằng USD trong thời hạn 6 tháng, nếu đồng USD/VND tăng thì sẽ gây bất lợi cho công ty A

Trong hoạt động đầu tư, rủi ro tỷ giá xuất hiện đối với những doanh nghiệp đa quốc gia và đối với những nhà đầu tư tài chính có thu nhập và chi tiêu bằng nhiều loại tiền tệ dựa trên những danh mục đầu tư đa dạng trên bình diện quốc tế:

- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài: Rủi ro đối với hoạt động đầu tư này đó là đại bộ phận chi phí bằng ngoại tệ nhưng doanh thu lại là nội tệ khiến doanh nghiệp đầu

tư vào quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ bị lỗ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp (khi ngoại tệ lên giá, nội tệ mất giá) Vì khi các nước tiếp nhận đầu tư nhận được đầu tư của các nhà đầu tư bằng ngoại tệ để xây dựng nhà xưởng, cơ sở hay mua thiết bị, máy móc… nhưng sản phẩm được sản xuất và hầu như được tiêu thụ luôn tại nước được nhận đầu tư

- Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư sẽ đầu tư qua thị trường vốn như

cổ phiếu, trái phiếu… và kéo dài trong một khoảng thời gian Do đó, nếu tỷ giá biến động bất lợi cho nhà đầu tư, khi hết thời kỳ đầu tư nhà đầu tư phải rút vốn về và lúc đó

họ sẽ gặp phải rủi ro tỷ giá Ví dụ như mua cổ phiếu tại Việt Nam được tính bằng đồng VND, quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm t0 đến thời điểm t1, bán lại cổ phiếu, USD/VND tăng tương đối so với giá cổ phiếu gây tổn thất cho nhà đầu tư (nhà đầu tư sẽ thu hồi được ít USD hơn do USD tăng giá tại Việt Nam)

Trang 13

Tóm lại, trong mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có dòng chi và thu bằng ngoại tệ nên đều gặp phải rủi ro tỷ giá, mức độ rủi ro tủy thuộc vào sự biến động tỷ giá lớn hay nhỏ và giá trị của các khoản thu và chi

1.3.4 Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái

Rủi ro tỷ giá hối đoái có 4 loại mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt:

- Rủi ro tài chính: Gía trị tài sản ngoại tệ nắm giữ so với các tài sản tính bằng đồng

tiền hiệu lực của người giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngoại tệ và đồng tiền hiệu lực thay đổi

- Rủi ro chuyển đổi: Rủi ro chuyển đổi phát sinh khi chuyển đổi các văn bản báo

cáo tài chính từ đồng tiền hiệu lực sang những đồng tiền khác cho mục đích thông tin hay so sánh Bảng cân đối kế toán thể hiện giá trị sổ sách của tài sản, nguồn vốn và các

cổ phần ở cuối giai đoạn báo cáo Tỷ giá hối đoái mà các đồng tiền được mua bán ở cuối giai đoạn báo cáo (tỷ giá giao ngay) thường không phải là tỷ giá có hiệu lực khi các tài khoản được ghi nhận

- Rủi ro giao dịch (rủi ro thực hiện): Rủi ro giao dịch phát sinh khi một bên đồng

ý mua hay bán hàng hóa với một ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định, nhưng thực

sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày sau đó Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá của thương vụ bán hoặc mua bằng đồng tiền hiệu lực sẽ thay đổi

- Rủi ro kinh tế (rủi ro vận hành hay rủi ro cạnh tranh): Rủi ro kinh tế phát sinh

khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của một doanh nghiệp Rủi ro thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu bằng một đồng tiền và chịu chi phí bằng một đồng tiền khác Tuy nhiên, rủi ro kinh tế cũng có thể xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền

Trang 14

CHƯƠNG II: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam từ 2001 tới 2014

Đầu tiên chúng ta xem xét tình hình XNK của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua và từ đó đánh giá được mức độ nhạy cảm của RRTG của DN Việt Nam khi tham gia và hoạt động XNK

Trang 15

Nguồn Tổng Cục Thống Kê

Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ tăng giảm kim ngạch qua các năm

Từ những số liệu và biểu đồ thể hiện tình hình XNK của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tổng giá trị hàng hóa XNK của Việt Nam tăng dần qua các năm mặc

dù không đều nhau Nếu như năm 2001 tổng giá trị hàng hóa XNK là 31.190 triệu USD thì đến năm 2013 đã là 264.066 triệu USD, tăng đến 8.46 lần

Kim ngạch XK năm 2008 đã tăng 4.17 lần so với năm 2001, từ mức 15027 triệu USD lên mức 62685 triệu USD Nhưng sang năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên XK bị giảm sút Biểu đồ cho thấy kim ngạch XK của Việt Nam đều tăng với với tốc độ nhanh từ năm này qua năm khác nhưng năm 2009 lại giảm so với năm 2008, năm 2002 chỉ tăng 11.17% so với năm 2001 và năm 2009 thì chỉ đạt 91.1% so với năm 2008, sang năm 2010 thì XK tăng 35.44% điều này được giải thích như sau:

 Giai đoạn 2001-2002: do các thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam như

Mỹ, Nhật đều rơi vào khủng hoảng, chính điều này đã gây khó khăn cho hoạt động

XK của Việt Nam

 Giai đoạn 2008-2009: do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đồng thời do giá cả của một số mặt hàng XK chủ yếu như điều, cà phê, gạo đều giảm mạnh

Xuấ t khẩ u Nhậ p khẩu Tổng

Trang 16

 Giai đoạn 2009-2010: năm 2010 nền kinh tế thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng và phát triển khá mạnh Và Việt Nam được đánh giá là “ năm vàng” của xuất khẩu gạo Ngoài ra các mặt hàng khác như : cà phê, cao su, than, dầu thô cũng được xuất khẩu nhiều

Các mặt hàng XK của Việt Nam cũng có sự thay đổi Nếu trước kia Việt Nam chủ yếu XK tài nguyên, nguyên vật liệu thô, các sản phẩm không yêu cầu trình độ sản xuất cao, hàm lượng công nghệ, chất xám còn thấp… thì dần dần các mặt hàng này đã được thay thế bằng những mặt hàng đã qua chế biến và đòi hỏi trình độ sản xuất cao Đồng thời với những thuận lợi từ việc gia nhập WTO, giá trị XK của các nhóm hàng, ngành hàng đã thay đổi theo chiều hướng tốt

Chẳng hạn đối với ngành nông nghiệp, sau 3 năm gia nhập WTO, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả rõ rệt Giá trị XK tiếp tục duy trì đà tăng Nếu như năm 2007, giá trị XK của ngành đạt xấp xỉ 12.5 tỷ USD thì năm 2008, con số này là 16 tỷ USD và năm 2009 XK đạt 15.4 tỷ USD Cán cân thương mại nông lâm thủy sản năm 2007 xuất siêu 5.450 tỷ USD, năm 2008 tiếp tục tăng xuất siêu với mức 5.874

tỷ USD và năm 2009 là 7.3 tỷ USD Năm 2009, kinh tế thế giới khủng hoảng, mức độ thuận lợi đã giảm đi Kim ngạch XK nông sản vẫn tăng nhưng giá giảm Đặc biệt, năm

2009 là năm khủng hoảng nặng nề khiến giá cả các mặt hàng như cà phê, gạo, điều đều giảm nhưng khối lượng XK vẫn tăng

Năm 2012 và 2013 có tình hình khả quan cho xuất khẩu Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 vượt xa so với kỷ lục đạt được năm 2011, cao gấp nhiều lần mức bình quân trong các thời kỳ trước, đạt 114,6 tỷ USD, so với năm 2011 tăng 18,3 % (mục tiêu 13%) Kết quả xuất khẩu của 2012 tạo nên nhiều ấn tượng, lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD Việt Nam đã chuyển từ vị thế nhập siêu lớn trong các năm trước, lần đầu tiên sau 20 năm trở lại vị thế xuất siêu Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, tương đương với 17,64 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%), là năm thứ 2 liên tiếp xuất siêu kể từ khi gia nhập WTO Đó là những chuyển biến tích cực trong hoạt động XK của Việt Nam trong thời gian qua

Về tình hình hình NK, từ năm 2001 đến 2012 giá trị hàng hóa NK luôn cao hơn giá trị hàng hóa XK khiến Việt Nam luôn là một nước nhập siêu Giá trị hàng hóa NK

Trang 17

của Việt Nam vào năm 2012, gấp 7.033 lần so với năm 2001 Điều này cũng khá dễ hiểu

là do Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu máy móc thiết bị từ nước ngoài là khá cao khi mà trình độ sản xuất trong nước còn hạn chế

và nhu cầu sử dụng hàng NK của người dân còn cao Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO thì giá cả các hàng hóa NK đã giảm do mức thuế NK giảm dẫn đến nhu cầu NK càng tăng cao

Trong giai đoạn 2001 – 2005 tỷ trọng của nhóm hàng nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng khoảng 40 % GDP; trong giai đoạn 2006 – 2010 chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng khoảng 60% GDP (riêng năm 2008, các chỉ số tương ứng là 74,7% và 65,1%) Tỷ trọng của nhóm hàng tiêu dùng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu tuy tăng mạnh từ 22,8% trong năm 2005 lên 26,7% trong năm 2008 nhưng sau đó đã giảm dần còn khoảng 18 – 19% trong 2 năm 2009 – 2010 Năm 2008 – 2010, tỷ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế chiếm khoảng 25 – 26%, tỷ trọng nhóm hàng chế biến và tinh chế chiếm khoảng 74 – 75% trong tổng kim ngạch nhập khẩu

Nhập siêu tuy tăng cao trong các năm 2006 – 2008, nhưng sau đó đã được kiềm chế, tỷ lệ giá trị nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 29,1% trong năm 2008 xuống còn 22,5% trong năm 2009 và 15% trong năm 2010 Phần chủ yếu trong cơ cấu nhập siêu mang tính tích cực, tạo nền tảng cho phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu giúp giảm bớt giá trị nhập siêu trong thời gian tới

Về các mặt hàng NK cũng có nhiều thay đổi, từ NK nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng thì dần dần chúng ta chỉ còn NK đại đa số

là các máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh còn hàng tiêu dùng đa số đã được thay thế bởi hàng tiêu dùng sản xuất trong nước Đây là những chuyển biến tích cực trong hoạt động NK mà ta cần duy trì và phát huy trong những năm sắp tới

2.2 Những biến động chính của tỷ giá trong thời gian qua

Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia Sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa USD với Euro, giữa USD với JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy tỷ giá luôn là một

Ngày đăng: 25/04/2020, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w