Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái...20 1.2.1.. Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm PTDL nói chung và
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học viên nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Ninh Bình, ngày 20 tháng 8 năm 2017
Tác gia
Vũ Thị Mai Linh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa TS Trần Thị Bích Hằng - Trường Đại học Thương Mại, người đã trực tiếphướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các phòng ban, các cán bộ của Sở Dulịch Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình, ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng Antỉnh Ninh Bình, đã cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý giá và những đónggóp xác đáng, hết sức quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Khoa SauĐại học, Trường Đại học Thương Mại đã hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn thành luậnvăn này
Tác gia
Vũ Thị Mai Linh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC HÌNH VE xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
7 Kết cấu của đề tài 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI 8
1.1 Một số khái niệm có liên quan 8
1.1.1 Du lịch và du lịch sinh thái 8
1.1.1.1 Du lịch 8
1.1.1.2 Du lịch sinh thái 9
1.1.2 Khu du lịch và khu du lịch sinh thái 10
1.1.4 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái 15
1.2 Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái 20
1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái 20 1.2.1.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
Trang 4hoạch và chính sách phát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinhthái 201.2.1.2 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quyphạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạtđộng du lịch tại khu du lịch sinh thái 201.2.1.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về
du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và ngườidân nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch sinh thái 211.2.1.4 Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu dulịch sinh thái 221.2.1.5 Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựngquy hoạch phát triển du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịchtại khu du lịch sinh thái 231.2.1.6 Tổ chức thực hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịchsinh thái 241.2.1.7 Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sự phối hợpcủa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với khu
du lịch sinh thái 251.2.1.8 Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận cho các cơ sởkinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái 261.2.1.9 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý viphạm pháp luật về du lịch tại các khu du lịch sinh thái 281.2.1.10 Một số nội dung khác 291.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái 291.2.2.1 Các yếu tố khách quan 291.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
du lịch tại một số khu du lịch sinh thái và bài học kinh nghiệm cho
Trang 5khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình 341.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
du lịch của một số khu du lịch sinh thái của nước ta 341.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinhdoanh du lịch tại Khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnhQuảng Bình 341.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinhdoanh du lịch tại khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Bể, tỉnhBắc Cạn 381.3.2 Bài học kinh nghiệm cho khu du lịch sinh thái Tràng An 41Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịchsinh thái Tràng An giai đoạn 2014-2016 53Hình 2.1 Đánh giá của các cán bộ QLNN về nội dung xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sáchphát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng An 592.2.1.2 Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện vănbản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuậttrong hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 59Hình 2.2 Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng xây dựng,ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêuchuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch tại khu
du lịch sinh thái Tràng An 622.2.1.3 Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vàthông tin về du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch
và người dân địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu
du lịch sinh thái Tràng An 62Hình 2.3 Đánh giá của các cán bộ QLNN về tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các cơ sở kinhdoanh du lịch, khách du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tại
Trang 6khu du lịch sinh thái Tràng An 652.2.1.4 Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ chokhu du lịch sinh thái Tràng An 65Hình 2.4 Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tổchức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du lịch sinhthái Tràng An 682.2.1.5 Thực trạng tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch đểxây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định điểm du lịch,tuyến du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 69Hình 2.5 Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức điềutra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinhthái Tràng An 692.2.1.6 Thực trạng tổ chức thực hiện hợp tác, xúc tiến du lịch chokhu du lịch sinh thái Tràng An 70Hình 2.6 Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức thựchiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch sinh thái Tràng An 722.2.1.7 Thực trạng quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sựphối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nướcđối với khu du lịch sinh thái Tràng An 722.2.1.8 Thực trạng cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận chocác cơ sở kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 752.2.1.9 Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch tại các khu du lịch sinh tháiTràng An 77Hình 2.7 Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng kiểm tra,thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
Trang 7về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An 792.2.1.10 Thực trạng một số nội dung khác 792.2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 803.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển khu du lịch sinh tháiTràng An 933.1.1 Phương hướng phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An 933.1.2 Mục tiêu phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An 94Bảng 3.1 Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu dulịch sinh thái Tràng An giai đoạn 2017-2020 953.2 Phương hướng và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đốivới hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 963.2.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 963.2.2 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt độngkinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 993.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 1003.3.1 Về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch và chính sách phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An .1003.3.2 Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quyphạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạtđộng du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 1013.3.3 Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin
về du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch nhằmphát triển du lịch bền vững tại khu du lịch sinh thái Tràng An 1023.3.4 Về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu dulịch sinh thái Tràng An 104
Trang 83.3.5 Về tổ chức thực hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch
sinh thái Tràng An 106
3.3.6 Về tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 110
3.3.7 Về quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với khu du lịch sinh thái Tràng An 111
3.3.8 Về cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 114
3.3.9 Về kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An .114
3.3.10 Giải pháp khác 116
3.4 Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An 117
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ và các ban ngành Trung ương 117
3.4.2 Kiến nghị đối với các cơ sở kinh doanh du lịch 118
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
2 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
11 HĐKD Hoạt động kinh doanh
12 HĐKDDL Hoạt động kinh doanh du lịch
13 HĐND Hội đồng nhân dân
20 TTLT Thông tư liên tịch
21 UBND Ủy ban Nhân dân
22 VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịchsinh thái Tràng An giai đoạn 2014-2016 53Hình 2.1 Đánh giá của các cán bộ QLNN về nội dung xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sáchphát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng An 59
Trang 11Hình 2.2 Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng xây dựng,ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêuchuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch tại khu
du lịch sinh thái Tràng An 62Hình 2.3 Đánh giá của các cán bộ QLNN về tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các cơ sở kinhdoanh du lịch, khách du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tạikhu du lịch sinh thái Tràng An 65Hình 2.4 Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tổchức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du lịch sinhthái Tràng An 68Hình 2.5 Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức điềutra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinhthái Tràng An 69Hình 2.6 Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức thựchiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch sinh thái Tràng An 72Hình 2.7 Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng kiểm tra,thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An 79Bảng 3.1 Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu dulịch sinh thái Tràng An giai đoạn 2017-2020 95
DANH MỤC HÌNH VE
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịchsinh thái Tràng An giai đoạn 2014-2016 53Hình 2.1 Đánh giá của các cán bộ QLNN về nội dung xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
Trang 12phát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng An 59Hình 2.2 Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng xây dựng,ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêuchuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch tại khu
du lịch sinh thái Tràng An 62Hình 2.3 Đánh giá của các cán bộ QLNN về tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các cơ sở kinhdoanh du lịch, khách du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tạikhu du lịch sinh thái Tràng An 65Hình 2.4 Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tổchức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du lịch sinhthái Tràng An 68Hình 2.5 Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức điềutra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinhthái Tràng An 69Hình 2.6 Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức thựchiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch sinh thái Tràng An 72Hình 2.7 Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng kiểm tra,thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An 79Bảng 3.1 Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu dulịch sinh thái Tràng An giai đoạn 2017-2020 95
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch (PTDL) là trách nhiệmcủa các cấp, các ngành và của mỗi người dân PTDL bền vững, từng bước đưa dulịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển Cùng với sự pháttriển của ngành du lịch nói chung thì du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triểnmạnh mẽ trên toàn cầu, trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trong chiếnlược PTDL Ngày nay khi nền công nghiệp bùng nổ kéo theo môi trường bị ô nhiễmnặng nề thì DLST có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người Mô hình DLST giúpcông người có điều kiện tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành,tìm hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá và hồi phục sứckhỏe cho con người
DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợcho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây là loại hình dulịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững, bảo vệ tự nhiên vàmang lại lợi ích kinh tế Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm PTDL nói chung
và DLST nói riêng, ngoài sự nỗ lực của các cơ sở kinh doanh du lịch (KDDL), vềphía quản lý nhà nước (QLNN) cần có những biện pháp đổi mới và thực hiện triệt
để trong thực tế Việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh dulịch (HĐKDDL) nói chung và KDDL tại các khu DLST sẽ giúp ngành du lịch nước
ta giữ được các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnhtranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao Vì vậy để đổi mới, hoàn thiệnQLNN đối với HĐKDDL tại các khu DLST cần có những công trình nghiên cứu về
cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối vớiHĐKDDL nói chung và HĐKDDL tại các khu DLST nói riêng
Ngày 23/06/2014 tại kỳ họp lần thứ 38 diễn ra tại Doha (Quatar), Ủy ban Disản thế giới của Unesco đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An củatỉnh Ninh Bình vào danh mục di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An được
Trang 14ghi danh vào danh sách di sản thế giới là kết quả của quá trình gìn giữ, bảo tồn vàphát huy các giá trị di sản của người dân Ninh Bình qua các thế hệ, góp phần nângcao vị thế của Ninh Bình, tạo tiền đề và cơ hội mới phát triển ngành du lịch NinhBình theo hướng bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích khoảng 12.000ha, là tổ hợp của cácđiểm du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình như: Khu DLST Tràng An, khu di tíchlịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu tâm linh núi - chùa Bái Đính, Khu du lịch TamCốc - Bích Động Mỗi khu, điểm du lịch ở đây có những thế mạnh, sản phẩm dulịch riêng, do đó đã có sức hút rất lớn đối với khách du lịch trong thời gian qua.Tuy nhiên kết quả HĐKDDL đạt được của tỉnh Ninh Bình nói chung và khuDLST Tràng An nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Chấtlượng các dịch vụ du lịch chưa cao, doanh số kinh doanh du lịch còn khiêm tốn,khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế ở lại khu DLST Tràng An với số lượng ít, sốngày lưu trú ngắn, Khu DLST Tràng An còn thiếu các khu nghỉ dưỡng, khách sạn,các khu vui chơi giải trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế Bên cạnh đó, khu DLST Tràng
An chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có sức thu hút khách dulịch Một trong những nguyên nhân là do công tác QLNN đối với khu DLST Tràng
An còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là công tác xúc tiến, quảng bá dulịch, quản lý các cơ sở KDDL tại khu DLST Tràng An chưa được quan tâm đúngmức Việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với HĐKDDL sẽ giúp ngành du lịch NinhBình nói chung và khu DLST Tràng An nói riêng góp phần tăng hiệu quả kinh kế,phát triển ổn định và nâng cao đời sống cho người dân địa phương
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu một cách khoahọc và có hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triểnHĐKD tại khu DLST Tràng An là hết sức cần thiết Chính vì vậy, cao học viên chọn
lựa nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp cao
học
Trang 152 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố, trong đóphải kể đến một số công trình điển hình sau đây:
Công trình nghiên cứu QLNN về kinh tế:
Mai Văn Bưu, Đỗ Hoàng Toàn (2008), Giáo trình QLNN về kinh tế, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân
Trong Giáo trình QLNN về kinh tế tác giả đã trình bày các nội dung: Tổngquan QLNN về kinh tế; Quy luật và các nguyên tắc QLNN về kinh tế; Các hìnhthức và phương pháp QLNN về kinh tế; Thông tin và quyết định trong QLNN vềkinh tế; Các chức năng QLNN về kinh tế theo phương hướng tác động và theo giaiđoạn tác động; QLNN trên một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu; Cơ cấu bộ máy QLNNvề kinh tế; Công chức quản lý kinh tế
Công trình nghiên cứu QLNN về du lịch:
- Trần Xuân Ảnh (2015), “Giải pháp tăng cường QLNN về thị trường du lịch”, Tạp chí QLNN, số 132.
- Nguyễn Minh Đức (2012), “QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH)”, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trong đề tài tác giả Nguyễn Minh Đức đã đưa ra được cơ sở lý luận và các vănbản pháp lý liên quan đến QLNN đối với HĐKDDL, quá trình vận dụng các vănbản đó vào QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La Từ đó rút rađược một số tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để khắc phục Tuy nhiên phạm
vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ giới hạn trên địa bàn tỉnh Sơn La nên các giải phápcòn hạn chế chưa áp dụng được cho các tỉnh khác
- Trịnh Đăng Thanh (2013), “QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch (HĐDL) ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Ngược lại với Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Minh Đức, đề tài luận ántiến sĩ của tác giả Trịnh Đăng Thanh nghiên cứu trên phạm vi rộng trên địa bàn cảnước, tuy nhiên trong công trình nghiên cứu tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu chọn
Trang 16mẫu một số tỉnh thành như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lào Cai, nên các giải pháptác giả đưa ra chỉ mang tính chung chung, khó áp dụng.
- Võ Thị Thắng (2001), Tăng cường QLNN để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí QLNN, số 7(66).
Công trình nghiên cứu QLNN về DLST và khu DLST:
Kreg Lindberg & Donald E Hawkins (1999), DLST – Hướng dẫn các nhà lập kế hoạch và quản lý, Cục Môi trường Công trình này cũng đã đề cập đến một số
vấn đề cơ bản về DLST, và bàn giải một vài vấn đề riêng lẻ đến QLNN đối vớiDLST
Công trình nghiên cứu HĐKDDL tại khu DLST Tràng An:
- Lâm Thị Hồng Loan (2012), “PTDL theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại Nội dung của luận văn, tác giả hệ
thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về du lịch và PTDL bền vững, trên cơ sở đó làm rõnhững lợi thế và khó khăn đối với việc PTDL Ninh Bình nói chung và có đề cập đếnthực tế tại khu DLST Tràng An
Hoàng Minh Thiện (2014), “Hoạt động dịch vụ du lịch tại khu DLST Tràng
An – Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại Nội dung nghiên cứu và
tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST, phân tích và đánh giá thực trạngcủa DLST khu du lịch Tràng An – Ninh Bình, đề xuất phương hướng và giải phápchủ yếu nhằm PTDL sinh thái Tràng An
Như vậy, có thể thấy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về các
khía cạnh có liên quan đến đề tài “QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng
An, tỉnh Ninh Bình” Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu trong các công trình đã
công bố là chưa hệ thống hóa được cơ sở lý luận về QLNN đối với khu DLST, đồngthời cũng chưa có những khảo sát, đánh giá toàn diện và đề xuất được giải pháp giảiquyết vấn đề QLNN tại khu DLST Tràng An Do vậy, đề tài có tính mới, khôngtrùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố Các công trình nghiên cứu nêutrên là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo và kế thừa để nghiên cứu và giảiquyết các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trong đề tài này
Trang 173 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất được một số giải pháp chủ yếu hoàn thiệnQLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần phải giải quyết được 3nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với HĐKDDL tại khuDLST
- Phân tích thực trạng QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An, tỉnhNinh Bình; đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nhữngthành công, hạn chế trong QLNN đối với HĐKD du lịch tại khu DLST Tràng An,tỉnh Ninh Bình
- Nhận định quan điểm và đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QLNNđối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLSTTràng An, tỉnh Ninh Bình Trong đó, đề tài tiếp cận nghiên cứu và xem xét chủ thểQLNN ở cấp địa phương, đó là Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình, Sở dulịch Ninh Bình, UBND huyện Hoa Lư, ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An.Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài giới hạn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễnvề QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST; trong đó tập trung vào nghiên cứu cácnội dung QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST
- Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại khu DLST Tràng An, tỉnhNinh Bình
- Về thời gian: Đề tài giới hạn sử dụng các dữ liệu thực trạng từ 2014-2016 vàđịnh hướng đề xuất giải pháp đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Để thu thập dữ liệu thứ cấp tác giả sửdụng phương pháp nghiên cứu tại bàn Phương pháp này được dùng để thu thập các
Trang 18tài liệu, văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước về QLNN đối với HĐKDDL tại khuDLST Để thực hiện được phương pháp này, tác giả đã tìm hiểu các công trìnhnghiên cứu trước liên quan đến đề tài, đồng thời nghiên cứu các quy định của các
Bộ, ban ngành, các văn bản pháp luật có liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứuđề tài
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Đề tài đã sử dụng các phương pháp:Phương pháp khảo sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát
+ Phương pháp khảo sát được thực hiện thông qua việc tiến hành phát phiếuđiều tra tới 50 cán bộ QLNN về du lịch và 50 doanh nghiệp KDDL trên địa bànTràng An để thu thập ý kiến về thực trạng nội dung và đề xuất nhằm hoàn thiệnQLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An
+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã phỏng vấn đại diện cơ quan QLNN vềHĐKDDL trên địa bàn khu DLST Tràng An như: Đại diện của UBND tỉnh NinhBình, Sở du lịch Ninh Bình, UBND huyện Hoa Lư, ban quản lý Quần thể danhthắng Tràng An Tác giả đã đưa ra các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các vấn đềvề QLNN đối với khu DLST Tràng An, sau đó ghi lại các câu trả lời của người đượcphỏng vấn
+ Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát thực tế được tiến hành trựctiếp tại ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An Sử dụng phương pháp quan sátthực tế, tác giả đã tiến hành quan sát quy trình làm việc, các loại hồ sơ sử dụng,công tác quản lý đồng thời tác giả cũng quan sát được môi trường làm việc, mốiquan hệ giữa các bộ phận trong việc quản lý đối với HĐKDDL tại Quần thể danhthắng Tràng An nói chung và khu DLST Tràng An nói riêng
Thông qua kết quả thu thập được từ phương pháp quan sát thực tế, tác giả sẽ đốichiếu với các kết quả thu được từ phương pháp điều tra và phương pháp phỏng vấn, từ
đó có thể đưa ra được những kiến nghị, đề xuất phù hợp với nội dung nghiên cứu
Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê kết quả khảo sát nội dungQLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An thông qua phần mềm excel
Trang 19- Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp các dữ liệu, kết quả HĐKDDL ởkhu DLST Tràng An giai đoạn 2014-2016, các dữ liệu liên quan đến nội dungQLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An.
- Phương pháp so sánh: Từ thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành so sánhcác dữ liệu qua các năm trong giai đoạn 2014-2016
- Phương pháp phân tích và đánh giá: Dùng để đánh giá thực trạng QLNN đốivới HĐKDDL tại khu DLST Tràng An dựa trên những dữ liệu đã thu thập, tổnghợp Từ đó đưa ra những đánh giá về thành công và hạn chế trong công tác quản lýcủa nhà nước, tìm được nguyên nhân và đưa ra giải pháp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bảnvề khu DLST, nội dung QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST, bao gồm: Một sốkhái niệm có liên quan; Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối vớiHĐKDDL tại khu DLST; Kinh nghiệm QLNN đối với HĐKDDL tại một số khuDLST và bài học kinh nghiệm cho khu DLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình
Về mặt thực tiễn, đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cao học viên, sinhviên khối ngành quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh; là tài liệu tham khảo để cơquan QLNN có thể đề ra các chính sách hợp lý nhằm phát triển HĐKDDL tại khuDLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình, từ đó góp phần phát triển du lịch (PTDL) tại Quầnthể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối vớihoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái;
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tạikhu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình thời gian qua.;
Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý Nhà nước đối vớihoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình đếnnăm 2020
Trang 20CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Du lịch và du lịch sinh thái
1.1.1.1 Du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thànhmột hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Tuy nhiên, khái niệm “du lịch” được hiểurất khác nhau từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau
Có quan niệm cho rằng: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thờigian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thườngxuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độnhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,kinh tế và văn hóa [15, tr.15]
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức thuộc Liên HiệpQuốc: “ Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư ” [16]Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [8].
Trên cơ sở các yếu tố hợp lý của các định nghĩa về du lịch nêu trên, khái niệm
du lịch sử dụng trong luận văn được hiểu là: Du lịch là bao gồm tất cả các mối quan
hệ, các hoạt động liên quan đến chuyến đi và lưu trú của con người ở ngoài nơi cư
Trang 21trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá, nghỉ dưỡng,chữa bệnh, giải trí, phát triển thể chất và tinh thần kèm theo việc tiêu thụ những giátrị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa trong một khoảng thời gian nhất định
Như vậy, một mặt, du lịch mang ý nghĩa thông thường của từ: Việc đi lại củacon người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dướigóc độ một hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) dochính nó tạo ra
Ở khía cạnh thứ nhất, trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạtđộng không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân Ở cácchuyến du lịch trong và ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi,giải trí, mà còn thỏa mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần
Ở khía cạnh thứ hai, du lịch là một hiện tượng KT-XH thu hút hàng tỷ ngườitrên thế giới Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục
vụ việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách du lịch
1.1.1.2 Du lịch sinh thái
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN: International Union forConservation of Nature) đã định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm
với môi trường, địa điểm là những khu vực thiên nhiên còn được bảo tồn, nhằm mục đích chiêm ngưỡng và trân trọng vẻ đẹp tự nhiên (và song song đó là những giá trị văn hóa, trong quá khứ lẫn hiện tại), giúp thúc đẩy việc bảo tồn, giảm thiểu tác động của khách du lịch, và là nguồn thu nhập to lớn cho sự tham gia tích cực vào nền kinh tế xã hội của người dân địa phương” [16]
Hiệp hội DLST Thế giới (The Internatonal Ecotourism society) cũng đưa rađịnh nghĩa tương tự về DLST: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm đối với các khu
thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [6, tr.3].
Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã nêu khái niệm về DLST như sau: “DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” [8]
Trang 22Như vậy, các định nghĩa nói trên tuy đề cập đến DLST dưới nhiều góc độ khácnhau, nhưng đều thống nhất một số đặc trưng cơ bản của DLST như sau:
- Một là: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, khách du lịch tìm đếncác khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia (VQG), rừng nguyên sinh, hoặc cáctài nguyên thiên nhiên khác chưa bị tàn phá để tìm hiểu, sống hoà mình với thiênnhiên
- Hai là: Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt độngkinh doanh (HĐKD) DLST bao gồm các trung tâm thông tin, đường mòn tự nhiên,
cơ sở lưu trú (CSLT), ăn uống sinh thái, sách báo và các tài liệu khác
- Ba là: Các cơ quan cung ứng các dịch vụ du lịch, các cơ quan bảo tồn, cáchãng lữ hành, các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức và khách du lịch tham giavào DLST có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trườngsinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hoá.Đây là điểm quan trọng để phân biệt DLST với du lịch tự nhiên
- Bốn là: Các chương trình hoạt động chủ yếu do hướng dẫn viên địa phương,những người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về tài nguyên thiên nhiên xungquanh họ được thiết lập dựa vào TNTN và văn hoá của khu vực
1.1.2 Khu du lịch và khu du lịch sinh thái
1.1.2.1 Khu du lịch
- Khái niệm:
Theo Luật Du lịch (2017): “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch (TNDL), được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia” [8].
Trên phương diện địa lý, khu du lịch được xác định theo phạm vi không gianlãnh thổ Khu du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trìnhđến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó
Xem xét trong mối quan hệ kinh tế du lịch, khu du lịch được hiểu là yếu tốcung du lịch Sở dĩ như vậy là do chức năng của khu du lịch chính là thỏa mãn nhucầu mang tính tổng hợp của khách du lịch Suy cho cùng, khu du lịch là yếu tố hấp
Trang 23dẫn du khách, thúc đẩy sự thăm viếng và từ đó làm tăng sức sống cho toàn bộ hệthống du lịch Cho nên xét trên nhiều phương diện, khu du lịch là yếu tố quan trọngnhất trong hệ thống du lịch.
- Phân loại
+ Phân loại khu du lịch dựa trên cơ sở TNDL tự nhiên:
Khu du lịch vùng biển, đảo:
Ngày nay, việc khai thác các bãi biển và đảo để phục vụ du lịch đã trở thànhmột hiện tượng rất phổ biến trên thế giới Khu du lịch biển, đảo được xây dựng vàphát triển trên cơ sở khai thác TNDL tự nhiên là ven biển, nước biển, bãi cát và ánhnắng mặt trời HĐDL biển thường gắn với các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển,chữa bệnh, an dưỡng cũng như các dịch vụ giải trí, thể dục thể thao khác
Khu du lịch vùng núi:
Điểm đến du lịch vùng núi thường được xây dựng ở những khu vực có địahình cao, khí hậu trong lành và có thể khai thác không chỉ các TNDL tự nhiên mà
cả những TNDL nhân văn
Đối với TNDL tự nhiên, có thể tổ chức các loại hình du lịch như: nghỉ mátvào mùa hè, trượt tuyết, ngắm tuyết rơi vào mùa đông Bên cạnh đó còn có các loạihình du lịch leo núi (trecking), du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá hệ sinh vật đadạng với nhiều loài động vật quý hiếm và thực vật độc đáo
Đây là điều kiện tốt để phát triển HĐDL kết hợp tham quan, nghiên cứu, giáodục và bảo vệ cảnh quan môi trường
Khu du lịch ở các vùng nước khoáng:
Nước khoáng là nước lấy từ nguồn suối khoáng, có thành phần gồm nhiều hợpchất muối và hợp chất lưu huỳnh Theo truyền thống thì nước khoáng được sử dụnghoặc uống ở nguồn suối khoáng tại các spa, nhà tắm công cộng hay giếng khoan.Nhiều trung tâm du lịch đã mọc lên quanh các nguồn nước khoáng từ thời cổ đại Ngoài ra, cũng phải kể đến một nguồn tài nguyên quý thường đi kèm với nướckhoáng - đó là những tích tụ bùn khoáng hình thành tại nơi có nguồn nước khoáng,
có tác dụng chữa bệnh rất tốt bằng các liệu pháp chườm đắp, ngâm vùi ; đồng thời,
có thể chế biến thành hàng mỹ phẩm (kem dưỡng da)
Trang 24Ở những nơi có nguồn nước khoáng, các nhà đầu tư đã xây dựng và kinhdoanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh bằng nước khoáng và bằng bùn.
Khu du lịch ở các VQG:
VQG tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhậnchính thức Thông thường, VQG nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quản lý còn vườn quốc gia nằmtrong địa giới một tỉnh, thành phố thì do UBND tỉnh, thành phố đó quản lý
Tại các VQG, khách du lịch được thu hút bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ,không khí trong lành, rừng cây nguyên thủy, sự đa dạng sinh học
Khu du lịch là các làng quê, nông thôn:
Trên thế giới, du lịch nông thôn đã ra đời từ lâu Loại hình du lịch này gắn liềnvới sự hình thành ngành đường sắt ở châu Âu Tuy nhiên, đến những năm đầu củathập niên 80 thế kỷ 20, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịchphổ biến Nó phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia như: Bỉ, Pháp, Hungary, Bungary,
Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển… lúc bấy giờ, khu du lịch nông thôn được quanniệm tương đồng với các loại hình khu du lịch ở nông trại, khu du lịch di sản, khu
du lịch xanh, khu du lịch nhà nghỉ ở nông thôn, khu DLST, homestay
Ở Việt Nam, loại hình du lịch nông thôn mới xuất hiện trong những năm gầnđây Nó được nhắc tới với nhiều tên gọi khác nhau như khu du lịch trang trại, khu
du lịch miệt vườn, khu du lịch sông nước, khu du lịch làng nghề, khu DLST… Mỗiyếu tố đều phản ánh yếu tố cốt lõi để tạo ra đặc trưng của từng thể loại du lịch trongloại hình du lịch nông thôn
Khu du lịch này thu hút nhiều loại khách du lịch khác nhau, nhưng chủ yếuvẫn là khách du lịch đến từ các thành phố với nhịp sống tấp nập, môi trường bị ônhiễm, tiếng ồn, không gian chật hẹp Họ có nhu cầu tìm đến nơi có bầu không khítrong lành, không gian yên tĩnh, không gian rộng lớn, cùng với sự thân thiện tronglối sống của người dân quê Họ được chứng kiến và tham gia vào các hoạt độngnhư: cấy, cầy, trồng rau, câu cá, giã gạo… Họ được thưởng thức những món ăn củađồng quê rất sạch sẽ và cũng rất dân dã Họ được tham quan tìm hiểu “cây đa, bến
Trang 25nước, sân đình” và các nghề thủ công truyền thống cũng như phong tục tập quáncủa cộng đồng làng xã.
Hiện nay, đã có một số khu du lịch làng quê như: làng cổ Đường Lâm (HàNội), làng Yên Đức (Quảng Ninh), làng An Mỹ (Hội An)…
+ Phân loại khu du lịch dựa trên cơ sở TNDL nhân văn:
Khu du lịch dựa trên việc khai thác các di tích lịch sử:
Các khu du lịch như: Hà Nội, Huế, Hội An, đều có các di sản văn hóa, và disản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận Các di sản này đã trở thànhnhững điểm đến du lịch thu hút khách du lịch trong nước và khách du lịch nướcngoài Trong các khu du lịch này có rất nhiều điểm tham du lịch là những di tíchlịch sử, cảnh quan thiên nhiên, các cơ sở trình diễn các loại hình nghệ thuật truyềnthống và được vinh danh là văn hóa phi vật thể của nhân loại, kể cả văn hóa ẩmthực của từng địa phương
Khu du lịch dựa trên các giá trị văn hóa phi vật thể:
Trên thế giới, có rất nhiều khu du lịch dựa vào các giá trị văn hóa phi vật thể,
đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống, các trung tâm thể thao không chỉ phục
vụ cho các vận động viên mà cả khách du lịch đến tham quan, đặc biệt trong lĩnhvực điện ảnh
Khu du lịch dựa trên các giá trị tôn giáo:
Trên thế giới, có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng có 3 tôn giáo lớn đó là Phậtgiáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo Các tín đồ của các tôn giáo này thường hànhhương đến các khu du lịch là trung tâm của các tôn giáo Ví dụ: Người theo thiênchúa giáo thường đến thành Vatinca, một quốc gia nhỏ nhất trên thế giới nằm tronglòng thành phố Roma (Italia) Hoặc những người theo đạo Hồi hàng năm thườnghành hương đến thánh địa Mecca
Đối với Việt Nam, có rất nhiều trung tâm Phật giáo, nhưng đó chỉ là nhữngđiểm tham quan du lịch, đó là chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Khu du lịch do con người sáng tạo và xây dựng:
Có thể lấy Las Vegas (Mỹ) làm ví dụ: Hàng năm đón tiếp và phục vụ trên 40triệu lượt khách và được xếp hạng nhất trên danh sách các thành phố nổi tiếng trên
Trang 26thế giới có tính hấp dẫn và sức thu hút khách du lịch với tên gọi thành phố của giấc
mơ (The city of dreams) Khách du lịch đến thành phố này không chỉ để chơiCasino (đánh bạc) mà còn trải nghiệm mô hình các công trình văn hóa nổi tiếng trênthế giới như: tháp Eiffel (Pháp), Kim tự tháp (Ai Cập)…, cũng như các biểu biểudiễn ca nhạc với các ca sỹ nổi tiếng
1.1.2.2 Khu du lịch sinh thái
Khu DLST được hiểu là những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáotrộn với những mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phongcảnh và giới động, thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa được khámphám trong những khu vực này
Khu DLST được đặc trưng bởi một xu thế rất rõ ràng là tạo nên và thoả mãn
sự khát khao đến với thiên nhiên Qua những chuyến đi, khách du lịch được tiếp xúcvới thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên bằng những phương tiện quan sát giản đơnhay những nghiên cứu có tính hệ thống, đồng thời DLST là sự khai thác tiềm năng
du lịch cho bảo tồn và phát triển; là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh tháivăn hoá
1.1.3 Hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái
Để hiểu rõ về HĐKDDL tại khu DLST, trước tiên cần phải làm rõ “KDDL”,
“HĐDL”:
Về bản chất, KDDL là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế vớikinh tế của HĐDL, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm dịch vụ du lịch
và quá trình trao đổi mua và bán dịch vụ du lịch trên thị trường
Đối với HĐDL, trước đây, người ta chỉ quan niệm HĐDL là một hoạt độngmang tính chất văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biếtcủa con người, HĐDL không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinhdoanh và ít được đầu tư phát triển Ngày nay, khi du lịch được nhiều quốc gia trên thếgiới xem là một ngành kinh tế quan trọng thì quan niệm về HĐDL được hiểu một cáchđầy đủ hơn
Trang 27Theo Luật Du lịch (2017): “HĐDL là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân KDDL và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch“ [8]
Với cách tiếp cận này, HĐDL được nhìn nhận ở ba khía cạnh: Thứ nhất, “hoạt
động của khách du lịch” nghĩa là việc di chuyển và lưu trú tạm thời của người đi du
lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để tham quan, nghỉ dưỡng,
chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Thứ hai, “tổ chức, cá nhân KDDL”, tức là những người hoạt động tổ chức lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn
tham quan, vận chuyển đưa đón du khách, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác
nhằm mục tiêu lợi nhuận Thứ ba, “cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”, tức là cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan tại địa phương
du lịch tổ chức quản lý, điều phối, phục vụ hoạt động của “khách du lịch” và “tổ chức, cá nhân HĐKDDL” nhằm đảm bảo cho các đối tượng này thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình khi tham gia HĐDL theo đúng luật định
Từ khái niệm KDDL và HĐDL ta có thể khái quát HĐKDDL tại khu DLST làtổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của HĐKDDL tại khuDLST, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm dịch vụ du lịch và quá trìnhtrao đổi mua và bán dịch vụ du lịch trong khu DLST
1.1.4 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái
HĐKDDL rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý của nhà nước để duy trì vàphát triển Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vàokhung khổ pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ pháttriển của đất nước Do vậy, vấn đề QLNN đối với HĐKDDL là một vấn đề cần thiếtđược đặt lên hàng đầu Hơn nữa, du lịch ở Việt Nam mới trong giai đoạn đầu pháttriển, còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn do vậy rất cần có sự định hướngcủa nhà nước để du lịch phát triển Có thể kết luận rằng, HĐKDDL trong nền kinh
tế thị trường cần có sự quản lý của nhà nước bởi vì:
- Một mặt, do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây nên Mặtkhác, do nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định
Trang 28hướng phát triển KT-XH nói chung, cũng như đối với ngành kinh tế du lịch nóiriêng trong từng thời kỳ Nhà nước còn điều tiết, can thiệp vào các quan hệ du lịchnhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, giá cả và sự phát triển bền vững của ngành.
- QLNN đối với HĐKDDL tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp cáchoạt động của cơ quan QLNN đối với HĐKDDL Đồng thời, chỉ có sự quản lýthống nhất của nhà nước về HĐKDDL mới giúp cho việc khai thác các thế mạnhcủa từng vùng, từng địa phương đạt kết quả, hơn nữa lại phát huy lợi thế so sánhcủa quốc gia trong PTDL quốc tế
- Ngoài ra, du lịch còn là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Nó liênquan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác Do vậy, cần thiết phải có sự quản lýcủa nhà nước để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực
có liên quan
Hiện nay hầu hết các quốc gia đều có các hoạt động điều tiết, quản lý nềnkinh tế thông qua những chính sách vĩ mô nhằm hạn chế những tác động tiêu cựcnảy sinh cũng như vận hành nền kinh tế theo những định hướng có lợi
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình QLNN về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân: “QLNN đối với nền kinh tế quốc dân (QLNN về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước”.
Như vậy, là một ngành kinh tế non trẻ trong nền kinh tế quốc dân, thị trường
du lịch lại ra đời muộn hơn so với thị trường chung nên càng cần thiết phải có sự
QLNN Trong phạm vi đề tài này, có thể hiểu, QLNN đối với HĐKDDL là quá trình
tác động của các cơ quan QLNN lên các chủ thể, các yếu tố của thị trường du lịchnhằm đạt tới hiệu quả cao nhất trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội
QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST là hoạt động thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch QLNN đối với HĐKDDL là nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước Nói cách khác, QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST làm chức
Trang 29năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch(DNDL), quản lý hướng dẫn việc khai thác TNDL tại khu DLST nhằm phục vụ du lịch theo hướng DLST, không phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ động vật sinh thái, góp phần phát triển bền vững khu DLST.
Như vậy, nói đến QLNN đối với HĐKDDL là nói đến cơ chế quản lý Cơ chế
đó, một mặt, phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan; mặt khác,
phải có một hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch thíchhợp để quản lý HĐKDDL Quan niệm này bao hàm những nội dung cơ bản như: các
cơ quan nhà nước có chức năng QLNN về du lịch từ trung ương đến địa phương là chủthể quản lý; các quan hệ xã hội vận động và phát triển trong lĩnh vực du lịch là đốitượng quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, là công cụ đểnhà nước thực hiện sự quản lý
Với tư cách là đối tượng quản lý, HĐKDDL phải được tổ chức và vận độngtrên cở sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quannhà nước có thẩm quyền
Với tư cách là cơ sở và là công cụ để nhà nước thực hiện sự quản lý, pháp luật,chính sách, quy hoạch, kế hoạch, phải được xây dựng trên cơ sở chính xác, đầy
đủ, thống nhất là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó vận động, pháttriển và để chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng quản lý
QLNN đối với HĐKDDL là tạo môi trường thông thoáng, ổn định, địnhhướng, hỗ trợ, thúc đẩy các HĐKDDL phát triển nhưng có trật tự nhằm giải quyếthài hòa các lợi ích Thực hiện kiểm tra, giám sát HĐKDDL nhằm đảm bảo trật tự,
kỷ cương, uốn nắn những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật
QLNN đối với HĐKDDL là hiện tượng phổ biến đối với tất cả các nước trênthế giới, chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam Tuy nhiên, mức độ và yêu cầu quản
lý ở mỗi quốc gia có khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của từng nước, trướchết là sự phát triển của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng nhưtrình độ QLNN và trình độ dân trí của từng quốc gia
Đặc điểm của QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST:
Trang 30Một là, nhà nước là người tổ chức và quản lý các HĐKDDL diễn ra trong nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động
và nhạy cảm Vì vậy, HĐKDDL đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt
để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là nhà nước – vừa
là người quản lý, vừa là người tổ chức HĐKDDL Để hoàn thành sứ mệnh củamình, nhà nước phải để ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
… và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý HĐKDDL
Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch… PTDL là cơ sở, là những công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý HĐKDDL.
Trong nền kinh tế thị trường, HĐKDDL diễn ra hết sức phức tạp với sự đadạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động… Dù phức tạp thế nào
đi chăng nữa, sự quản lý của nhà nước cũng phải bảo đảm cho HĐKDDL có tính tổchức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt Do đó, nhà nước phảiban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
du lịch… và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch
Ba là, QLNN đối với HĐKDDL đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự.
QLNN đối với HĐKDDL phải tạo được những cân đối chung, điều tiết đượcthị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợicho mọi HĐKDDL phát triển Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy vàđội ngũ cán bộ QLNN không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng
bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương
Bốn là, QLNN đối với HĐKDDL còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật… trong nền kinh tế thị trường với
tư cách là công cụ quản lý
HĐKDDL với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có mộtsân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao Trong bối
Trang 31cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉvới điều kiện ở trong nước ta mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế Đây là sựthách thức lớn đối với Việt Nam.
Năm là, QLNN đối với HĐKD tại khu DLST phải gắn với định hướng phát triển bền vững khu DLST, đặc biệt khai thác TNDL nhưng không phá vỡ cảnh quan môi trường hệ động thực vật sinh thái tại khu DLST
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên vì vậy các cơ quan cung ứngcác dịch vụ du lịch, các cơ quan bảo tồn, các hãng lữ hành, các công ty du lịch, cácđơn vị tổ chức và khách du lịch tham gia vào DLST có trách nhiệm tích cực thựchiện các giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của
du lịch đối với môi trường và văn hoá
Các chức năng của QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST.
Chức năng cơ bản của QLNN đối với HĐKDDL bao gồm:
- Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạtcác chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch, đưa các chính sách vào HĐKDDL.Trong đó, chủ thể QLNN ở cấp tỉnh, địa phương chủ yếu ban hành các văn bảnhướng dẫn chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật trong KDDL tại khu DLST
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật,các quy chế, chế độ, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, quy trình, quy phạm trọngHĐKDDL
- Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học,đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch,
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm luật trong HĐKDDL,thúc đẩy du lịch nước ta theo định hướng chung của đất nước, hạn chế các mặt tráitác động đến nền kinh tế trong HĐKDDL
Trang 321.2 Nội dung và các yếu tố anh hưởng đến quan lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái
1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái
1.2.1.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh thái
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sáchphát triển khu DLST là một trong những nội dung quan trọng có tính quyết định đốivới sự phát triển KDDL tại khu DLST
Trên cơ sở quy hoạch du lịch tổng thể của quốc gia, cấp địa phương cần xâydựng từ quy hoạch tổng thể cho đến quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch, thuộc địa phương quản lý
Bên cạnh đó, để quản lý phát triển HĐKDDL tại khu DLST, cơ quan QLNNvề du lịch tại các địa phương cũng cần phải quan tâm xây dựng kế hoạch phát triểnKDDL tại khu DLST do địa phương quản lý với lộ trình dài hạn, trung hạn, ngắnhạn cho phù hợp
Ngoài ra, các khu DLST cũng cần có các chính sách phát triển phù hợp về sảnphẩm du lịch, xúc tiến du lịch, về thuế của doanh nghiệp, thu hút đầu tư cho khuDLST
Chính quyền địa phương phải hết sức quan tâm đến việc công khai kịp thờicác quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển HĐKDDL của địa phương Các mụctiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển HĐKDDL phải phùhợp với quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển chung của cả nước Đáp ứngnhững yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giớigắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH đất nước
1.2.1.2 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái
Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phápluật là nội dung quan trọng của công tác quản lý HĐKDDL tại các khu DLST
Trang 33Khi nhà nước xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản luật để
nó có thể đi vào đời sống thực tế, các địa phương cần phải tham gia ý kiến vào dựthảo văn bản luật một cách nghiêm túc, cần tiến hành đánh giá tác động của nó thậtkhoa học và chính xác để từ đó có các ý kiến tham gia đóng góp xây dựng văn bảnluật chính xác, phù hợp với thực tiễn
Để văn bản pháp luật đi vào cuộc sống thì các cơ quan nhà nước nói chung, cơquan quản lý HĐKDDL địa phương phải ban hành các văn bản hướng dẫn và tổchức hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước Việc ban hành cácvăn bản và hướng dẫn thực hiện các văn bản phải cụ thể, rõ ràng để các doanhnghiệp KDDL dễ dàng nắm bắt và triển khai thực hiện Văn bản triển khai phải đảmbảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan quản lý HĐKDDLcấp trên vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương đểkhuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng,tính nghiêm minh trong quá trình thực thi
1.2.1.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch sinh thái
Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là việc sử dụng nhữnghình thức khác nhau tác động một cách có hệ thống và thường xuyên đến ý thức củacon người nhằm trang bị những kiến thức pháp lý nhất định để từ đó họ có nhữngnhận thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác xử sự theo yêu cầucủa pháp luật
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch góp phần nângcao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý HĐKDDL, từng bước góp phần xâydựng công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp Đặc biệt, công tác tuyêntruyền phổ biến giáo dục pháp luật có nhiệm vụ quan trọng nhằm đem đến cho nhândân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng sự hiểu biết về chủ trương đường lốicủa Đảng, pháp luật của nhà nước Thông qua công tác tuyên truyền nhằm tạo ra sựđột phá trong nhận thức và hành động, làm chuyển biến cách nghĩ cách làm trongquần chúng nhân dân, nhất là trong lĩnh vực HĐKDDL
Trang 34Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch là mộtnhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý HĐKDDL tại điểm đến du lịch, vì vậycần được triển khai thường xuyên, có kế hoạch, đa dạng các kênh tuyên truyền đểnâng cao hiệu quả tuyên truyền, chẳng hạn như văn bản trực tiếp, sách thông tin dulịch hoặc thông tin trực tuyến thông qua website,
Riêng tại các khu DLST các cơ quan QLNN cần phải tuyên truyền, giáo dụcđến các cơ sở KDDL, khách du lịch và người dân nâng cao ý thức bảo vệ thiênnhiên, môi trường sống, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của vùng miền nóiriêng và dân tộc nói chung, không phá vỡ hệ sinh thái động thực vật
1.2.1.4 Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du lịch sinh thái
Du lịch là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh ngàycàng cao ở cấp địa phương, quốc gia cũng như toàn thế giới Thực tế đó đòi hỏi mỗiquốc gia, địa phương và các DNDL, khách sạn ngày càng phải quan tâm hơn, tìmcách thức để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tạo ra giá trịcao hơn cho họ Để thực hiện được mục đích này, có rất nhiều yếu tố liên quannhưng yếu tố quyết định đó chính là tổ chức, quản lý đào tạo nguồn nhân lực vànghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào HĐKDDL
Nhằm xây dựng được nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý vàđạt tiêu chuẩn về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu HĐKDDL tại khuDLST cần phải thực hiện các vấn đề sau:
Một là, cơ quan QLNN cần định hướng, tổ chức hỗ trợ các chương trình đàotạo, bồi dưỡng cho người dân địa phương và các cơ sở KDDL theo hướng tạo môitrường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước để phát triển nhân lực
Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của các tổ chức và nhân dân về phát triển nhân lực ngành dulịch Tuyền truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông đểđịnh hướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường Tuyên truyềnnâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đoàn thể về phát triển nhân lực ngành
Trang 35du lịch, thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và
sử dụng nhân lực du lịch theo hướng tăng cường độc lập, tư chủ và hoạt động thíchnghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết Giáo dục cộng đồng dân cư về pháttriển nhân lực du lịch trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhậpkinh tế quốc tế Mỗi địa phương nên xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chútrọng tạo việc làm thông qua du lịch, tại các đô thị, khu công nghiệp và phân bố lạilao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn; hỗ trợđào tạo và hướng dẫn tự tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình làm
du lịch, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đào tạo tay nghề để khôi phục, pháttriển nghề cổ truyền tạo điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng lưu niệm bán chokhách ; tranh thủ trợ giúp quốc tế và trong nước cho mục đích nhân đạo, gắn vớiviệc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và giáo dục du lịch
Ngoài ra, công tác HĐKDDL tại khu DLST sẽ dễ dàng thực hiện hơn, nếuđược sự hỗ trợ từ các nhà khoa học trong việc nghiên cứu các công trình khoa học
có khả năng ứng dụng trong thực tế đối với công tác HĐKDDL tại khu DLST
1.2.1.5 Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinh thái
Trong thực tế, hoạt động kinh tế của con người ngày càng mở rộng và càng đadạng Để đạt được thành công trong hoạt động phát triển, buộc con người phảinghiên cứu, quy hoạch lãnh thổ cho những hoạt động đó Mà cơ sở để đưa ra nhữngphương án quy hoạch lãnh thổ tối ưu lại chính là kết quả đánh giá lãnh thổ Do đó,hoạt động kinh tế càng mở rộng và càng đa dạng thì các công trình đánh giá cũngngày càng mở rộng và đa dạng hơn, làm xuất hiện nhiều hướng đánh giá mới Đánhgiá cho mục đích du lịch là một trong những hướng mới đó
Đánh giá TNDL là một loại kỹ thuật mà nhiệm vụ của nó là phân loại cácloại TNDL theo mức độ thuận lợi của chúng cho các HĐDL nghỉ dưỡng của conngười, liên quan tới tất cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho mộtloại hình du lịch cụ thể TNDL là các tổng thể tự nhiên và nhân văn có thể dùng đểtạo ra sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi giải trí
Trang 36hay tham quan du lịch Vì vậy đánh giá TNDL cũng chính là đánh giá tổng thể tựnhiên và nhân văn có khả năng khai thác cho du lịch.
TNDL có thể đánh giá theo hai phương pháp chính Đó là đánh giá theo từngphần và đánh giá tổng hợp Mỗi một dạng TNDL như: địa hình, khí hậu, nguồnnước, sinh vật đều được đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất định phục vụ du lịchnên có thể xác định được những định mức cụ thể cho từng loại
Việc đánh giá tổng thể các loại tài nguyên thường bao gồm các nội dung như:
độ hấp dẫn, sức chứa du khách, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí khả năngtiếp cận, cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) du lịch, sự phùhợp giữa TNDL với các phân hệ khác của hệ thống lãnh thổ du lịch cần quy hoạch,hiệu quả khai thác tài nguyên về KT-XH và môi trường, khả năng phát triển các loạihình du lịch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch Công việc này cần được quantâm, đánh giá thường xuyên để có thể định hướng đưa vào khai thác các tuyến, điểm
du lịch hấp dẫn, có các điều chỉnh trong công tác quản lý phù hợp, đảm bảo phát triểnbền vững khu DLST
1.2.1.6 Tổ chức thực hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch sinh thái
Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để HĐKDDL tại các khu DLSTtrong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tính liên ngành, liên vùng, liênquốc gia Để đạt được điều này, một mặt, các cơ quan QLNN về du lịch ở trungương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mậtthiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; thực hiện nguyêntắc và các cơ chế, chính sách HĐKDDL của quốc gia nói chung và ở địa phươngnói riêng nhằm đảm bảo đạt hiệu lực, hiệu quả Mặt khác, trước yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế, để tạo điều kiện tốt hơn cho HĐKDDL ở địa phương, chính quyềnđịa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự để xây dựng hình ảnh tốt đẹp về khu DLST, conngười với du khách
Chính quyền địa phương cần phải trở thành trung tâm gắn kết giữa các DNDLtrên địa bàn với thị trường liên vùng, khu vực và trên thế giới, nhất là với các trung
Trang 37tâm kinh tế lớn Một mặt, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ tham gia hợptác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh liên kết vàhội nhập dịch vụ du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế Mặt khác, cần chủđộng làm cầu nối thông qua việc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn vàcông bố các địa chỉ giao dịch của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có uy tínđang hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằmgiúp các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liêndoanh, liên kết.
Đồng thời, cũng cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá theo hướngchuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, chú trọng hơn đến việc thu hút khách
du lịch có chất lượng tức là các khách du lịch có trách nhiệm trong bảo vệ TNDL và
có khả năng thanh toán, khách du lịch có xu hướng đi dài ngày và sử dụng nhiềudịch vụ Bên cạnh đó quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh địa phương; xâydựng và tổ chức thực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến với hình thức linh hoạttheo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra, gắn xúc tiến du lịch với xúctiến thương mại, đầu tư và ngoại giao, văn hóa Chú trọng phát triển thương hiệu dulịch địa phương dựa trên cơ sở thương hiệu du lịch của từng vùng miền, thươnghiệu DNDL và sản phẩm du lịch
1.2.1.7 Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với khu du lịch sinh thái
Quản lý HĐKDDL tại khu DLST đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh,
có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ năng lực thực sự.Quản lý HĐKDDL tại khu DLST phải tạo được những cân đối chung, điều tiết đượcthị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến ấy, tạo môi trường pháp lý thuận lợicho mọi HĐKDDL phát triển Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy vàđội ngũ cán bộ QLNN không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng
bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương
Đối với công tác quản lý HĐKDDL tại khu DLST việc tổ chức bộ máyQLNN, phân công, phân cấp nhiệm vụ của từng phòng, ban chuyên môn liên quan
Trang 38là yếu tố quan trọng Theo thông tư liên tịch (TTLT) số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Sở du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng vănhóa và thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quy
định: “Phòng văn hoá và thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; có trưởng phòng và không quá 03 phó trưởng phòng; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật” Ngoài Sở u lịcdh thuộc UBND tỉnh và
phòng văn hóa và thông tin thuộc UBND huyện còn có ban quản lý các khu du lịch
Để nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý HĐKDDL, một mặt các cơquan quản lý phát triển về du lịch ở trung ương và địa phương phải thống nhất vàluôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau trong việc tổ chức thựchiện pháp luật về du lịch; thực hiện nguyên tắc và các cơ chế chính sách HĐKDDLcủa quốc gia nói chung và ở địa phương nói riêng nhằm đảm bảo hiệu quả Ngoài
ra, du lịch là lĩnh vực kinh tế tổng hợp, cho nên để HĐKDDL tại điểm đến du lịchcần tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch với ngành văn hóa, công an, ngoạigiao, y tế, môi trường, để nhằm tạo cơ chế, chính sách cho phát triển HĐKDDLtại khu DLST
1.2.1.8 Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái
Tại các địa phương, vai trò của các cơ sở KDDL là rất quan trọng nhằm khai thácTNDL, cung cấp dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Vì vậy việcquản lý cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh cho các cơ sở KDDL là rấtcần thiết để đảm bảo các doanh nghiệp có đủ điều kiện HĐKD đúng pháp luật, đảm bảocung cấp dịch vụ về khai thác TNDL đúng qui định, cũng như bảo vệ quyền lợi kháchhàng, từ đó góp phần HĐKDDL bền vững cho các khu DLST
Trang 39Về việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh cho DNDL:
Ngày 15 tháng 04 năm 2010, chính phủ ra nghị định số 43/2010/NĐ-CP vềđăng ký kinh doanh Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định rõ cơ quan đăng kýkinh doanh ở cấp tỉnh là phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư(phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh), ở cấp huyện là phòng đăng ký kinh doanh tạicác quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợptác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gầnnhất Trường hợp không thành lập phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thì UBNDcấp huyện giao phòng tài chính - kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinhdoanh Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện
có tài khoản và con dấu riêng
Luật du lịch Việt Nam (2005) đã quy định rõ những điều kiện cụ thể để đượccấp giấy chứng nhận kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp Ngày 01tháng 06 năm 2007, chính phủ ra nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thihành một số điều của luật du lịch Nghị định 92/2007/NĐ-CP đã quy định cụ thể về
hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh và cơ quan có thẩm quyền cấp,thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh cho các DNDL Ngày 13/10/2010,tổng cục du lịch có công văn số 1115/TCDL-LH về việc đổi giấy phép kinh doanh
lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành Ngày 30 tháng 12 năm 2008, Bộ vănhóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) ra Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của luật du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh,văn phòng đại diện của DNDL nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúctiến du lịch Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL đã quy định cụ thể về hồ sơ, thủtục cấp, cấp lại giấy phép kinh doanh, có kèm theo cả mẫu đơn, mẫu giấy phép kinhdoanh Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ VHTTDL ra thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều của luật du lịch về lưu trú du lịch.Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL chỉ rõ những yêu cầu về hồ sơ đăng ký hạngCSLT du lịch, thủ tục xếp hạng CSLT, tổ chức thẩm định, thời hạn xếp hạng
Trang 40Về việc thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh của các DNDL
Cơ quan QLNN ở địa phương thực hiện thu hồi giấy phép kinh doanh của cácDNDL trên địa bàn nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động hoặc vi phạmcác quy định sẽ bị xử lý theo pháp luật
1.2.1.9 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch tại các khu du lịch sinh thái
Sự phát triển nhanh về số lượng các cơ sở KDDL trên địa bàn có thể làm nảysinh nhiều vấn đề tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu DLST, làm ônhiễm môi trường sinh thái, các CSLT, các doanh nghiệp không thông báo thờiđiểm hoạt động và đăng ký xếp hạng theo quy định, chưa chấp hành tốt việc khaibáo khách lưu trú và sử dụng lao động chưa qua đào tạo; quảng cáo không đúng vớicấp hạng và chất lượng dịch vụ;… Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ dulịch tại các khu DLST Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra có thể thực hiện định kỳhoặc đột xuất đối với các DNDL, khu du lịch trong việc chấp hành các chính sáchpháp luật của nhà nước nhằm tránh các HĐKD trái phép, gian lận và những biểuhiện tiêu cực trong kinh doanh của các DNDL Công tác thanh tra kiểm tra đối vớicác DNDL, khu du lịch có thể thực hiện độc lập theo kế hoạch của các cơ quanQLNN về du lịch như: Sở Du lịch, Phòng Văn hóa và thông tin hoặc có thể phối kếthợp thực hiện với các cơ quan ban ngành của địa phương Nội dung thanh tra, kiểmtra đối với các DNDL chủ yếu về thời điểm hoạt động, khai báo khách lưu trú, việc
sử dụng lao động, chất lượng dịch vụ, giá cả, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và
vệ sinh môi trường, Riêng đối với các khu du lịch nội dung kiểm tra chủ yếu vềviệc sử dụng lao động, chất lượng dịch vụ, giá cả, vệ sinh môi trường
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có những quy định rõ về bộ phậnnhận đơn khiếu nại, tố cáo, thời gian tiếp dân, thời gian trả lời đơn thư khiếu nại, tốcáo Tổ chức thường kỳ kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện luật du lịch và vệsinh môi trường tại các CSLT, các doanh nghiệp vận chuyển khách và các doanhnghiệp kinh doanh lữ hành Kiểm tra tính hợp pháp của sự tồn tại DNDL Mỗi