1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý

43 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 157,44 KB

Nội dung

Với khuôn khổ của khóa luận này, đề tài đi sâu nghiên cứu về phát triển thươngmại dịch vụ vệ sinh công nghiệp trong những năm gần đây của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý.. Về t

Trang 1

TÓM LƯỢC

Nền kinh tế phát triển với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đòi hỏicác doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Trong đó, phát triển thương mại sản phẩm là hoạt động quan trọng góp phầntăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vữngnên được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm

Với khuôn khổ của khóa luận này, đề tài đi sâu nghiên cứu về phát triển thươngmại dịch vụ vệ sinh công nghiệp trong những năm gần đây của công ty cổ phần dịch

vụ thương mại Tứ Quý Về lý thuyết, bài khóa luận đã tổng hợp được những lý thuyết

cơ bản cùng với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng phát triển thương mại Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạngphát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Về thực tiễn, trên cơ sở vận dụng phương pháp thu thập số liệu và tiến hành phântích, đề tài đã khái quát được thực trạng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh côngnghiệp của công ty theo chiều rộng và chiều sâu; đánh giá được những thành công vàhạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho Tứ Quý như các giải pháp phát triểnsản phẩm dịch vụ, phát triển thị trường, mở rộng hệ thống kênh phân phối, tăng cườngcác hoạt động xúc tiến thương mại; đồng thời kiến nghị Nhà nước tạo điều kiện cũngnhư môi trường thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp trongtương lai

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tìnhcủa giáo viên hướng dẫn, được phía Nhà trường cũng như công ty tạo điều kiện thuậnlợi, em đã có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành

đề tài Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ củaQuý thầy cô, công ty, gia đình và bạn bè

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà trường,Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạođiều kiện giúp em hoàn thành khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Thạc sĩ Thái Thu Hương đã giành rấtnhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận vànội dung trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành bàikhóa luận một cách tốt nhất

Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Phòng KinhDoanh - Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý đã tạo điều kiện, giúp đỡ emtrong quá trình thực tập, thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Mặc dù em đã cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình thựchiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, do vậy em rất mongnhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của Quý thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tậpNguyễn Thị Thanh

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của khóa luận 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ vệ sinh công nghiệp 7

1.1.2 Khái niệm về phát triển thương mại 8

1.2 Một số lý thuyết về phát triển thương mại dịch vụ 8

1.2.1 Bản chất của phát triển thương mại dịch vụ 8

1.2.2 Vai trò của phát triển thương mại dịch vụ 14

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại dịch vụ 15

1.3.1 Môi trường vĩ mô 15

1.3.2 Môi trường vi mô 15

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TỨ QUÝ 17

2.1 Tổng quan tình hình phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý 17

2.1.1 Khái quảt thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ vệ sinh công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 17

2.1.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012-2016 18

2.1.3 Thực trạng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý trên địa bàn Hà Nội 19

2.2 Ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý 26

Trang 4

2.2.1 Môi trường vĩ mô 26

2.2.2 Môi trường vi mô 28

2.3 Đánh giá 30

2.3.1 Những thành công đạt được 30

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 30

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 31

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TỨ QUÝ 33

3.1 Định hướng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý 33

3.1.1 Triển vọng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp 33

3.1.2 Định hướng của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý 33

3.2 Các kiến nghị với phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý 34

3.2.1 Một số kiến nghị với công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý 34

3.2.2 Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước 36

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ thương mại TứQuý giai đoạn 2012 – 2016 18Bảng 2.2: Sản lượng, tổng doanh thu và lợi nhuận dịch vụ vệ sinh công nghiệp củacông ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý giai đoạn 2012 – 2016 20Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận dịch vụ vệ sinh công nghiệp công ty cổ phần dịch vụthương mại Tứ Quý giai đoạn 2012-2016 25Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn và lao động dịch vụ vệ sinh công nghiệp công ty cổphần dịch vụ thương mại Tứ Quý giai đoạn 2012 – 2016 26

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thị phần dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty dịch vụ thương mại TứQuý trên thị trường Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 21Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng sản lượng và doanh thu dịch vụ vệ sinh công nghiệpcủa công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý giai đoạn 2012 – 2016 22

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dịch vụ vệ sinh công nghiệp theo doanh thu của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý giai đoạn 2012–2016 24

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Kinh tế thế giới biến động và hoạt động thương mại trong nước đã tác động đếnmọi chủ thể trong nền kinh tế trong đó có ngành công nghiệp và xây dựng Quá trìnhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng, xuất hiện nhiềukhu đô thị, chung cư, tòa nhà cao tầng mới cùng với những đòi hỏi về thẩm mĩ, vệsinh, do đó nhu cầu về dịch vụ vệ sinh công nghiệp ngày càng tăng cao Nếu như trướcđây, dịch vụ vệ sinh công nghiệp chủ yếu phục vụ trong ngành xây dựng; thì hiện nay

nó còn được sử dụng trong mỗi hộ gia đình, bệnh viện, trong các khu công nghiệp,…nơi nào cần làm sạch nơi đó có vệ sinh công nghiệp Với tiềm năng phát triển như vậy,thị trường cung ứng dịch vụ vệ sinh công nghiệp đã thu hút được một số lượng lớn cácdoanh nghiệp tham gia hoạt động khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý là một trong những công ty kinhdoanh trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh công nghiệp.Trong những năm qua, Tứ Quýkhông ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, xây dựng được uy tín

và niềm tin với khách hàng Do đó, mặc dù ngày càng nhiều doanh nghiệp tham giakinh doanh dịch vụ vệ sinh công nghiệp nhưng công ty Tứ Quý vẫn có được chỗ đứngtrên thị trường, thị phần công ty tăng liên tục qua các năm Bên cạnh những thànhcông đạt được, công ty cũng còn tồn tại nhiều hạn chế Công ty mới đi vào hoạt độngđược gần 6 năm và chỉ hoạt động trên thị trường Hà Nội, bị giới hạn về khách hàng,cùng với sự non trẻ trong quản lý, điều hành công ty, trong khi đó đối thủ cạnh tranhthì rất nhiều không ngừng đưa ra các chiến lược chèn ép Tứ Quý nên việc kinh doanhcủa công ty gặp cũng không ít khó khăn Công ty còn lãng phí chi phí, chưa có cáchtiếp cận được khách hàng phù hợp, số lượng khách hàng ít Hiện nay, nhu cầu sử dụngdịch vụ vệ sinh công nghiệp này càng tăng, trong khi đó tình hình kinh doanh lại đang

có sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm dịch vụ chủ lực, ảnh hưởng không nhỏ đến doanhthu của Tứ Quý Trước thực tế đó, việc phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh côngnghiệp trở thành mục tiêu hàng đầu của công ty Tứ Quý, không những để tăng doanhthu, duy trì thị phần, mở rộng thị trường cung ứng mà còn tạo dựng uy tín cũng nhưthương hiệu cho công ty Do đó, việc nghiên cứu vấn đề phát triển thương mại dịch vụ

vệ sinh công nghiệp của công ty Tứ Quý trên thị trường Hà Nội là vô cùng cấp thiết

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu tài liệu, em đã phát hiện một số đề tài có liênquan tới vấn đề đang nghiên cứu như sau:

[1] Vương Diệp Linh (2007), “Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điệnthoại cố định ở công ty điện thoại đường dài Viettel”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa

Trang 7

Kinh Tế, Đại học Thương Mại Đề tài nghiên cứu chỉ ra các vấn đề sau: Thứ nhất là cơ

sở lý luận về thị trường, phát triển thị trường của doanh nghiệp Thứ hai là thực trạngphát triển thị trường dịch vụ điện thoại cố định ở công ty điện thoại đường dài Viettel.Qua đánh giá thực trạng đã nêu ra, đề tài có đưa ra một số giải pháp phát triển thịtrường dịch vụ điện thoại cố định của công ty điện thoại đường dài Viettel Đề tài mớichỉ đưa ra được các giải pháp về mở rộng quy mô thị trường, nhắm tới tệp khách hàngchủ yếu ở các vùng đô thị, chưa có giải pháp cạnh tranh với các đối thủ

[2] Nguyễn Thị Liên (2009), “Phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếpcao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, trườngĐại học Thương Mại Bài luận văn tập trung nghiên cứu về phát triển thương mại sảnphẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa qua các chỉ tiêu đánhgiá về quy mô: Sản lượng tiêu thụ, tổng giá trị thương mại sản phẩm, thị phần; về chấtlượng: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chuyển dịch cơ cấu, thị trường; về hiệu quả:Hiệu quả hoạt động thương mại, hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu quả xã hội Sau khiđánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân, bài luận văn đưa ra các giảipháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thịtrường nội địa cho giai đoạn sau Bài luận văn trên và bài khóa luận có cùng góc độnghiên cứu, tương đồng cả về nội dung Tuy nhiên, về thời gian, phạm vị không gian

và sản phẩm nghiên cứu có sự khác nhau rõ rệt

[3] Nguyễn Thị Hồng Thúy (2012), “Giải pháp phát triển thương mại mặt hàngmáy trắc địa trên thị trường nội địa của công ty trách nhiệm hữu hạn Trắc địa và bản

đồ Nam Phương”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thương Mại

Về lý thuyết, đề tài đã tổng hợp được các vấn đề cơ bản và hệ thống chỉ tiêu đánh giáhoạt động phát triển thương mại sản phẩm Về thực tiễn, bài khóa luận khái quát đượctình hình phát triển thương mại mặt hàng máy trắc địa, đánh giá được những thànhcông, hạn chế và yếu tố môi trường tác động tới hoạt động phát triển thương mại mặthàng này Đồng thời, đưa ra các giải pháp về thị trường, nâng cao sức cạnh tranh củasản phẩm, giải pháp về dự trữ hàng.Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu của khóa luậntrong giai đoạn 2007 – 2011 và đưa ra các giải pháp cho khoảng thời gian 2012 –

2015, thời gian này đã khá lâu, không còn phù hợp với môi trường kinh doanh hiệnnay, nên đề tài không còn tính mới

[4] Trần Thị Quỳnh Trâm (2015), “Phát triển thương mại mặt hàng vệ sinh củacông ty cổ phần thiết bị vệ sinh Caesar Việt Nam chi nhánh Hà Nội trên thị trườngmiền Bắc”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại

Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề như sau: Thứ nhất, khái quát lý luận về pháttriển thương mại, các chính sách phát triển thương mại của công ty Thứ hai, đánh giá

Trang 8

thực trạng hoạt động thương mại và chỉ ra những thành công, hạn chế trong việc pháttriển thương mại của công ty Qua đánh giá thực trạng đã nêu ra, đề tài có đưa ra một

số kiến nghị nhằm phát triển thương mại tại thị trường đã nghiên cứu Tuy nhiên vẫnchưa đưa ra được giải pháp rõ ràng nhằm tăng chất lượng mặt hàng và tiến sâu vào thịtrường miền Bắc

Ngoài những công trình nghiên cứu ở trên còn có những bài phát biểu, những bàibáo và một số bài viết liên quan Tuy nhiên, các nghiên cứu trên có thời gian, đốitượng và quy mô nghiên cứu khác nhau do đó có tính ứng dụng khác nhau Trên cơ sở

kế thừa những lý luận của các công trình trước, khóa luận đi sâu phân tích về hoạtđộng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty Tứ Quý trên thịtrường Hà Nội Đề tài phân tích tình hình hoạt động phát triển thương mại dịch vụ vệsinh công nghiệp với hướng tiếp cận mới, dưới góc độ kinh tế thương mại và đưa racác giải pháp cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2025, là giai đoạn mà nền kinh

tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, xu thế toàn cầu hóa ngày càngmạnh mẽ Chính vì vậy, khóa luận này đảm bảo tính mới, tính thời sự và không trùngvới các đề tài nghiên cứu trước đây

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty đi đến nhận thức được tính cấpthiết của vấn đề nghiên cứu, em quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại dịch

vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý” làm đề tàikhóa luận tốt nghiệp Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính cơ bản sau:

Về lý thuyết, khóa luận mô tả khái quá về dịch vụ vệ sinh công nghiệp thông quakhái niệm, đăc điểm, phân loại Tìm hiểu bản chất và nội hàm phát triển thương mạidịch vụ này Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ dựa trên các tiếp cậncủa chuyên ngành kinh tế thương mại Tìm hiểu thông qua bài giảng, giáo trình, báocáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý,các công trình khách thể nghiên cứu những năm trước có liên quan tớ đề tài này; sách,báo, tạp chí, các website liên quan đến đề tài này…

Về thực tiễn, đề tài đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đặt ra bao gồm:

- Thực trạng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổphần dịch vụ thương mại Tứ Quý trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần nay nhưthế nào?

- Đâu là những thành công cũng như tồn tại trong quá trình phát triển thươngmại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty? Nguyên nhân dẫn đến những thành công

và hạn chế đó?

- Giải pháp nào để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm không ngừng phát

Trang 9

triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty cổphần dịch vụ thương mại Tứ Quý trong những năm tiếp theo?

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần dịch vụthương mại Tứ Quý

4.2 Mục tiêu

Đề tài hướng tới giải quyết 3 mục tiêu sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh côngnghiệp

- Nắm được thực trạng thương mại và phát triển dịch vụ vệ sinh công nghiệptrên thị trường Hà Nội Từ đó, đánh giá được những thành công và tồn tại trong pháttriển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp trên thị trường Hà Nội

- Từ những phát hiện qua nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cho công ty cũngnhư có những kiến nghị với nhà nước trong phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh côngnghiệp trên thị trường Hà Nội

 Về không gian: Tập trung nghiên cứu điển hình ở công ty cổ phần dịch vụthương mại Tứ Quý Với phạm vi thị trường được giới hạn trên thị trường Hà Nội

 Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinhcông nghiệp, số liệu được nghiên cứu, được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý trong giai đoạn từ đầunăm 2012 tới năm 2016 Đồng thời các dự báo, kiến nghị và đề xuất về giải pháp pháttriển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty Tứ Quý trong khoảng thờigian từ năm 2017 đến năm 2025

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu giúp người nghiên cứu có những kiến thức sâu rộng về vấn

đề mình đang nghiên cứu để đánh giá vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện và sát vớithực tế Bài khóa luận sử dụng phương pháp thu thập thông tin gián tiếp, không tiếpxúc với đối tượng khảo sát nhằm tìm hiểu thông tin từ những người đi trước đã làm đểtiết kiệm thời gian Các dữ liệu sử dụng trong khóa luận là các dữ liệu thứ cấp – những

dữ liệu đã qua xử lý, phân tích và được thu thập từ những nguồn tài liệu sau:

- Nguồn bên trong doanh nghiệp: Các tài liệu lưu hành nội bộ, số liệu, báo cáotình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý

- Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: Tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo, giáotrình của trường Đại học Thương Mại Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công

bố, số liệu thống kê từ niên giám thống kê Các văn kiện, văn bản pháp lý, chínhsách…của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội… Và thông tintrên internet, báo chí,…

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cần phải

sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh Đây là phương pháp hếtsức quan trọng và là khâu trọng yếu trong quá trình viết khóa luận

 Phương pháp thống kê:

Những con số sẽ trở nên rời rạc nếu không có sự sắp xếp, thống kê Đây làphương pháp quan sát các hiện tượng kinh tế một cách gián tiếp, từ đó chọn lọc cácthông tin cần thiết, tập hợp các số liệu một cách khoa học, logic phục vụ cho mục đíchnghiên cứu Trong chương 2, bài khóa luận sử dụng các tài liệu thu thập được như:Sản lượng tiêu thụ, tổng doanh thu, lợi nhuận, thị phần, cơ cấu sản phẩm,… để đánhgiá tình hình phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phầndịch vụ thương mại Tứ Quý

 Phương pháp so sánh:

Là việc đối chiếu các số liệu với nhau theo một tiêu chí nhất định với cùng đơn vị

so sánh dựa trên mục đích nghiên cứu Có thể đối chiếu kết quả giữa các thời kì vớinhau (năm/ quý/ tháng), giữa các nhóm đối tượng này với các nhóm đối tượng khác đểđưa ra đánh giá về ý nghĩa của các số liệu đó với vấn đề nghiên cứu

Trong bài khóa luận này, thông qua các số liệu, bảng biểu thu thập được, phươngpháp so sánh được áp dụng chủ yếu trong chương 2 Cụ thể tiến hành so sánh sảnlượng tiêu thụ, tổng doanh thu, lợi nhuận của Tứ Quý qua các năm; so sánh cơ cấu sảnphẩm để chỉ ra nhóm hàng nào chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu… Đây là

Trang 11

phương pháp được dùng chủ yếu trong bài.

 Phương pháp bảng biểu, đồ thị:

Được sử dụng trong chương 2 thông qua việc sử dụng kết quả tính toán để xâydựng các bảng biểu, đồ thị và biểu đồ hình cột minh họa cho số liệu về sản lượng,doanh thu, cơ cấu sản phẩm so sánh, phân tích và trình bày nghiên cứu Bảng số liệuđược sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện một cấu trúc hoặc một xu thế.Biểu đồ sử dụng để cung cấp cho người đọc một hình ảnh trực quan giữa hai hay nhiềuđối tượng cần so sánh Chẳng hạn, biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng của sảnlượng, doanh thu qua các năm, biểu đồ tròn cho phép quan sát tỉ lệ giữa các phần củamột tổng thể

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu,tài liệu tham khảo, phụ lục, lời mở đầu; khóa luận có kết cấu gồm 3 chương như sau:Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh côngnghiệp

Chuơng 2: Thực trạng phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp củacông ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị với phát triển thương mại dịch vụ vệ sinhcông nghiệp của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG

MẠI DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp xuất hiện từ những năm đầu 80 của thế kỷ XX Dunhập vào Việt Nam từ những năm 90 bắt đầu bằng công việc vệ sinh hệ thống các nhàhàng khách sạn Qua hơn 20 năm hoàn thiện và phát triển, dịch vụ vệ sinh công nghiệpViệt Nam đã khẳng định được vai trò của mình đối với cuộc sống và sự phát triển của

xã hội

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp là hình thức dịch vụ vệ sinh truyền thống kết hợp vớimáy móc hiện đại, công nhân chuyên nghiệp, hóa chất chuyên dụng cùng những phươngpháp tối ưu, quy trình xử lý khoa học…nhằm đem lại hiệu quả làm sạch cao nhất, tiết kiệmthời gian và chi phí Dịch vụ này mang đến một môi trường sống và làm việc tiện nghi, sạch

sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe… Tạo điều kiện thuận tiện nhất để bạn chuyên tâm vàocác hoạt động sống, chăm sóc gia đình và bản thân, mang lại những lợi ích cho chính mình

và xã hội (Nguồn: Trang website vesinhcongnghiep.coltd.vn)

Theo gói dịch vụ, dịch vụ vệ sinh công nghiệp được chia làm 2 loại hình sau:

- Vệ sinh trọn gói: tổng vệ sinh công trình (làm sạch toàn bộ công trình từ trênxuống dưới, từ trong ra ngoài, bao gồm cả lau kính, khung nhôm, tường mặt trong, mặtngoài…), vệ sinh công nghiệp nội thất (vệ sinh sàn, đánh bóng sàn, phủ bóng sàn, giặtthảm, ghế, rèm, nệm…)

- Vệ sinh định kỳ, vệ sinh theo giờ: làm sạch, vệ sinh từng phần hoặc toàn bộcông trình đang sử dụng, hoạt động mang tính chất lặp lại theo gói thời gian

Đối tượng của vệ sinh công nghiệp: Các công trình công nghiệp như tòa nhà, cao

ốc, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, công xưởng, nhà máy, nhà xưởng, khu chế biến.Công trình cá nhân như căn hộ, biệt thự, vườn cây…

Các công việc của vệ sinh công nghiệp bao gồm:

- Vệ sinh trần nhà, đèn, quạt treo tường, làm sạch tường cửa ra vào và cửa sổ

- Vệ sinh cầu thang, lan can, tay vịn, các thiết bị trang trí

- Vệ sinh bàn ghế, giường tủ, thiết bị văn phòng

- Vệ sinh toilet, các thiết bị vệ sinh

- Giặt thảm, giặt ghế nội thất, rèm cửa

- Vệ sinh khu vực công cộng hành lang, lối đi

- Chăm sóc vườn cây cảnh

Trang 13

1.1.2 Khái niệm về phát triển thương mại

“Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tếgắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợinhuận” – Theo Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương (2015)

Phát triển thương mại là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt độngthương mại trên thị trường, nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mạicũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường – Theo Giáo trìnhQuản lý Nhà nước về thương mại (2015)

1.2 Một số lý thuyết về phát triển thương mại dịch vụ

1.2.1 Bản chất của phát triển thương mại dịch vụ

 Bản chất của phát triển thương mại dịch vụ biểu hiện trên cả tầm vĩ mô và vi

mô Đứng trên góc độ vĩ mô của kinh tế thương mại có thể hiểu bản chất của phát triểnthương mại như sau:

+ Phát triển thương mại theo hướng gia tăng về quy mô thương mại dịch vụ trongmột thời kỳ nhất định Sự phát triển thương mại về mặt quy mô được thể hiện ở sựtăng lên về số lượng dịch vụ cung ứng, sự mở rộng về thị trường và mạng lưới kênhphân phối dịch vụ Tuy nhiên, sự gia tăng về quy mô thương mại dịch vụ không chỉđơn thuẩn là tăng lên về số lượng mà người ta còn quan tâm phát triển thương mại ở sựquy hoạch và hệ thống lại quy mô thương mại dịch vụ sao cho phù hợp với lợi thế sosánh của ngành, dịch vụ, của doanh nghiệp kinh doanh và phát huy được những lợi thế

đó để đạt được hiệu quả trong phát triển thương mại

+ Phát triển thương mại biểu hiện ở sự biến đổi về chất lượng thương mại dịch

vụ, được thể hiện ở việc tăng chất lượng của dịch vụ tham gia hoạt động thương mại

và chất lượng hoạt động thương mại Chất lượng hoạt động thương mại biểu hiện ở tốc

độ tăng trưởng dịch vụ cao hay thấp, ổn định hay không ổn định và xu hướng pháttriển của nó Ngoải ra còn thể hiện ở sự dịch chuyển về cơ cấu dịch vụ cung ứng, cơcấu thị trường, các loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh và các hình thức phânphối dịch vụ

+ Phát triển thương mại là tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động thương mại Tínhhiệu quả được thể hiện ở các kết quả đạt được mà hoạt động thương mại mang lại chodoanh nghiệp cũng như ngành kinh doanh, chính là các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả

sử dụng các nguồn lực,… Tuy nhiên, trong phát triển thương mại dịch vụ không chỉđơn thuần là đạt được các mục tiêu cho doanh nghiệp cũng như toàn ngành đó, mà nócòn hỗ trợ các ngành khác phát triển và đảm bảo kết hợp hài hòa các mục tiêu về kinh

tế - xã hội – môi trường, có như vậy phát triển thương mại dịch vụ mới bền vữngđược Phát triển thương mại dịch vụ phải mang lại các kết quả tích cực cho tổng thể

Trang 14

nền kinh tế, xã hội và môi trường, được thể hiện ở mức đóng góp của thương mại dịch

vụ vào GDP của cả nước, đóng góp vào phát triển xã hội (giải quyết việc làm, xóa bỏcái nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân,…) và góp phần giảm ô nhiễmmôi trường

 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại dịch vụ:

Để đánh giá phát triển thương mại của một dịch vụ thì có rất nhiều tiêu chí và hệthống chỉ tiêu đánh giá khác nhau Cụ thể là các chỉ tiêu sau:

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm dịch vụ về quy mô:

+ Tổng sản lượng tiêu thụ (Q): Là tổng lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra

trên thị trường trong một khoảng thời gian nào đó

Ý nghĩa: Phản ảnh quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lớn haykhông Tổng sản lượng tiêu thụ càng lớn chứng tỏ quy mô kinh doanh ngày càng mởrộng và ngược lại

+ Tổng doanh thu: Là tổng lượng tiền thu được do kinh doanh tất cả các sản

phẩm của công ty

+ Lợi nhuận: Là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh,

là mục tiêu cao nhất của hoạt động thương mại Lợi nhuận được tính bằng phần chênhlệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí

+ Thị phần: Là phần thị trường công ty chiếm lĩnh được Thực chất nó là phần

phân chia thị trường của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trang 15

Q là tổng khối lượng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường.

Cách 2: Thước đo giá trị: Thị phần của doanh nghiệp (%) = TR dn

TR × 100%

Trong đó: TRdn là doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được

TR là doanh thu của ngành có trên thị trường

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có lớnkhông, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác như thế nào, khả năng chiếm lĩnh và

mở rộng thị trường của công ty ra sao Chỉ số này càng lớn thể hiện doanh nghiệp càngchiếm được thị phần càng lớn trên thị trường

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm dịch vụ về chất lượng:

+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Là tỷ lệ phản ánh sự gia tăng về doanh thu tiêu

thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại so với thời điểm liền kề trước đó.Tốc độ tăng trưởng về doanh thu cho thấy sự tăng trưởng về chất của hoạt động pháttriển thương mại sản phẩm

Công thức tính: G (%) = TR TR iTR i−1

i −1 × 100%

Trong đó: G: Tốc độ tăng trưởng doanh thu

TRi: Doanh thu sản phẩm năm thứ i

TRi-1: Doanh thu sản phẩm năm thứ i-1

Ý nghĩa: Tốc độ tăng trưởng càng cao có nghĩa là chất lượng phát triển thươngmại càng cao Tuy vậy, doanh nghiệp cần chú ý đến sự ổn định, bền vững của tốc độtăng trưởng Tốc độ tăng trưởng nếu cao và đều đặn, ổn định qua các năm cho thấythương mại phát triển mạnh, tiềm năng mở rộng trong tương lai Ngược lại, nếu tốc độtăng trưởng cao nhưng không ổn định là biểu hiện của sự phát triển thương mại chưavững chắc, hiệu quả

+ Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm: Cơ cấu sản phẩm là tập hợp những sản phẩm

mà doanh nghiệp đưa ra thị trường Sự dịch chuyển cơ cấu sản phẩm có thể được thểhiện ở sự thay đổi về mặt lượng (trong giá trị của từng loại sản phẩm trong tổng giá trịkinh doanh của toàn bộ tập hợp sản phẩm) và sự thay đổi về cấu trúc sản phẩm (kinhdoanh thêm các sản phẩm mới…)

Sự chuyển dịch trong cơ cấu sản phẩm giúp doanh nghiệp có những định hướngtốt hơn trong việc phát triển thương mại sản phẩm nhằm đáp ứng được tốt hơn nhữngyêu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệp chú trọng tới những sản phẩm chủ lực màdoanh nghiệp có ưu thế trên thị trường Đồng thời phát hiện ra những sản phẩm chưathật sự phát triển xứng với tiềm năng của nó để có biện pháp chính sách kinh doanhphù hợp

Trang 16

+ Chuyển dịch cơ cấu thị trường: Cơ cấu thị trường là tập hợp những phân khúc

thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản phẩm của mình Sự chuyển dịch

cơ cấu thị trường củacông ty có thể thể hiện ở chuyển dịch mặt lượng (thay đổi tỷtrọng giá trị hoạt động kinh doanh trên tường phân khúc thị trường trong tổng giá trịkinh doanh trên toàn bộ thị trường) hoặc mở rộng thêm phân khúc thị trường mới

+ Chuyển dịch cơ cấu kênh phân phối: Cơ cấu kênh phân phối là tập hợp những

kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để phân phối, cung cấp sản phẩm của mìnhtới khách hàng và người tiêu dùng Sự chuyển dịch kênh phân phối là việc thay đối cấutrúc mạng lưới kinh doanh giữa kênh phân phối truyện thống và hiện đại, có thể là ápdụng các kênh phân phối mới, hoặc tập trung cung cấp sản phẩm trên một hay một sốkênh phân phối mà doanh nghiệp cho là hiệu quả hơn các kênh còn lại

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm:

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử

dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra

Công thức tính: H = C K

Trong đó: H là hiệu quả kinh doanh

K là kết quả đạt được

C là hao phí nguồn lực gắn với hiệu quả đó

Ý nghĩa: Hiệu quả kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sựtăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tếcủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ Hệ số này càng cao thể hiện hoạt động kinhdoanh của công ty càng hiệu quả

+ Tỷ suất lợi nhuận: Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối, phản ánh phần trăm lợi

nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh với chi phí đã bỏ ra ban đầu

Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) = TR P × 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (%) = TC P × 100%

Trong đó: P là lợi nhuận

TR là tổng doanh thu

TC là tổng chi phí

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu và chi phí bỏ ra Tỷ suất lợinhuận càng cao thì hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp càngcao và ngược lại

Trang 17

+ Hiệu quả sử dụng vốn: Để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh nói chung của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuậnvốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Là tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được từ hoạt độngkinh doanh với số vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = V ố nkinhdoanh L ợ inhuậ n

Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh phản ánh một đồng vốn kinhdoanh sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho phép đánhgiá tương đối chính xác khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, cho ta một cái nhìntổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, xét xem vốn kinh doanh củacông ty có được sử dụng hiệu quả hay không

Hiệu quả sử dụng lao động: Người ta thường sử dụng chỉ tiêu hệ số năng suất

lao động để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của một doanh nghiệp

Hệ số năng suất lao động: Chỉ tiêu này cho thấy mỗi lao động trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận Dựa và chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả củamỗi lao động trong kỳ

Công thức tính: Hệ số năng suất lao động = TL TR tt

sd

Trong đó: TRtt là doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ

TLsd là tổng số lao động được sử dụng trong kỳ

Ý nghĩa: Hệ số này càng cao thể hiện một lao động càng tạo ra nhiều doanh thuhơn trong kỳ Hệ số này càng cao càng tốt

+ Hiệu quả xã hội của phát triển thương mại: Hiệu quả xã hội phản ánh kết quảđạt được theo mục tiêu hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằmđạt mục tiêu đó Hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở tương quan giữa chi phí,nguồn lực bỏ ra nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội về hàng hóa, dịch vụ bảođảm chất lượng phục vụ và các giá trị văn hóa, nhân văn, việc thu hút lao động và giảiquyết việc làm, tăng thu nhập, giảm các mâu thuẫn xã hội và quan trọng là tham giavào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy nâng cao trình độ và chất lượngnguồn lao động phát triển lợi thế so sánh trong cạnh tranh Thông qua quá trình phânphối, phát triển thương mại làm giảm bớt sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa các tầnglớp dân cư, giữa các dân tộc… tiến tới một xã hội công bằng và tốt đẹp Phát triểnthương mại góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, từ đó người lao động có thờigian nghỉ ngơi giải trí, nâng cao tri thức cho bản thân Như vậy phát triển thương mạidịch vụ nhằm cải thiện xã hội theo xu hướng phát triển bền vững Ngoài ra phát triển

Trang 18

thương mại dịch vụ phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, giảmthiểu việc gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các phế thải nhằm lành mạnh hóa môitrường.

 Phát triển thương mại có thể đi theo các hướng khác nhau:

+ Phát triển thương mại theo chiều rộng có thể hiểu là gia tăng quy mô của cáchoạt động đó, là dung lượng thị trường, số lượng khách hàng, thị phần chiếm lĩnh trênthị trường, số lượng dịch vụ Phát triển thương mại về chiều rộng là những nỗ lựcnhằm tăng doanh số bán, tăng số lượng sản phẩm, mở rộng đối tượng khách hàng,chiếm lĩnh thị trường nhiều lên

+ Phát triển thương mại theo chiều sâu có thể hiểu là chất lượng của phát triểnthương mại Chiều sâu của phát triển thương mại thể hiện qua 2 tiêu chí đánh giá đó làtốc độ phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của sản phẩm, từ những sản phẩm thô sangnhững sản phẩm tinh, từ những sản phẩm chưa nhiều lao động sang những sản phẩmchứa hàm lượng công nghệ cao, tốn nhiều chất xám, những sản phẩm đắt tiền, có giátrị lớn Phát triển thương mại về chiều sâu là khiến cho tốc độ phát triển nhanh, ổnđinh hơn, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn vàhướng tới phát triển bền vững

 Giải quyết vấn đề phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp có thểđứng trên góc độ sau:

+ Phát triển thị trường: Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng chi phốiviệc phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp Phát triển thị trường dịch vụ

vệ sinh công nghiệp là mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ, tìm kiếm thêm thị trườngmới từ đó gia tăng lượng dịch vụ cung ứng, thỏa mãn nhu cầu thị trường Khi xem xét

kỹ thị trường giúp các nhà quản trị ra quyết định gia tăng quy mô, thay đổi chất lượngdịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và những biến đổi của thị trường đặc biệt là tronggiai đoạn hiện nay khi mà thu nhập của con người ngày càng tăng, nhu cầu về dịch vụ

vệ sinh công nghiệp ngày càng tăng trong xã hội này

+ Phát triển sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng quyết định, chiphối việc phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp Phát triển sản phẩm là đadạng hóa chủng loại, mẫu mã Đối với vệ sinh công nghiệp yếu tố quan trọng nhất làquy trình và chất lượng làm sạch của dịch vụ quyết định đến mức tiêu thụ Từ đó đưavào thị trường những dịch vụ đúng mong muốn và yêu cầu của khách hàng

+ Phát triển dich vụ chăm sóc khách hàng: Là một dịch vụ khá quan trọng khôngkém gì đối với hoạt động cung ứng dịch vụ Dịch vụ sau cung ứng là mục tiêu hoạtđộng lâu dài và hiệu quả, do đó dịch vụ chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ tiênquyết đối với kinh doanh dịch vụ vệ sinh công nghiệp Dịch vụ này nhằm tạo ra

Trang 19

thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, có ý nghĩa nhất định trong việc tiếu thụ sảnphẩm.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại: Thông qua hệ thống luậtpháp, các chính sách vĩ mô của nhà nước đã tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho hoạtđộng thương mại được dễ dàng hơn Sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô; mức độđầy đủ, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật; sự ổn định, nhất quán và minhbạch của các chính sách; mức độ cải thiện các thủ tục hành chính; hiệu quả của các bộmáy tổ chức và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức; độ mở, tính năng động vàsức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước Các nhân tố về cơ sở hạ tầng nói chung và

cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại: đó là hệ thống vận chuyển, kho tang, bến bãi, hệthống thông tin liên lạc… Hệ thống này đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng kịp thời,đảm bảo cung cấp nguồn lực một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưuthông Các nhân tố về kĩ thuật, công nghệ làm sạch đặc biệt quan trọng trong khả năngtiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng chất lượng và giá trịsản phẩm

1.2.2 Vai trò của phát triển thương mại dịch vụ

Đối với nền kinh tế - xã hội: Nâng cao hiệu quả phát triển thương mại dịch vụ làgóp phần mở rộng quy mô thị trường và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế các ngành vùng địa phương theo hướng công nghiệp, dịch vụ Tạo công ăn việclàm, giảm thiểu thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện đời sốngcủa nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống Ngoài ra phát triển thương mại dịch vụcòn đóng góp lớn vào GDP của cả nước của ngành dịch vụ đó

Đối với doanh nghiệp: Phát triển thương mại dịch vụ tạo điều kiện giúp cácdoanh nghiệp mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quảkinh doanh, gia tăng lợi ích khách hàng và đối tác, giúp doanh nghiệp thu được lợinhuận tối đa; gia tăng thị phần, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanhnghiệp.Trên cơ sở đó, nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thịtrường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trênthị trường

Đối với người tiêu dùng: Hiện nay, vấn đề thẩm mỹ và vệ sinh sạch sẽ đang làvấn đề cấp thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và được toàn xã hội quantâm Vì vậy, phát triển thương mại dịch vụ đóng góp một vai trò quan trọng trong việcnâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn

Ngoài ra phát triển thương mại dịch vụ tạo ra một môi trường cung ứng toàn diện

về kênh phân phối, dịch vụ Như vậy, người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng lựa chọnhơn khi sử dụng dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá cả phù hợp nhất Đồng thời đáp

Trang 20

ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng về dịch vụ, chủng loại, hãng cungứng; gia tăng sự lựa chọn dịch vụ.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại dịch vụ

1.3.1 Môi trường vĩ mô

 Lãi suất:

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp là sản phẩm dịch vụ có giá thành cao, để kinh doanhcần phải có lượng vốn rất lớn Nếu chỉ dùng vốn chủ sỡ hữu từ các cổ đông thì khôngđủ; nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vệ sinh công nghiệp đều phải đivay bên ngoài, mà chủ yếu là vay ngân hàng Do đó mức lãi suất cho vay của các ngânhàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến của các doanh nghiệp: Nếu mức lãi suất cho vay thấp

và ổn định thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng, chủ động hơn trong việc điều động vốn vàngược lại, nếu mức lãi suất cao, liên tục biến động sẽ làm cho các doanh nghiệp bịđộng, khó huy động vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch kinh doanh

 Luật pháp:

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu sự quản lý của Nhà Nước thông quacác thiết chế xã hội, các chính sách, chủ trương, và các luật định ban hành… nhằmgiúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong môi trường cạnh tranhbình đẳng, cùng hợp tác… Các công cụ pháp luật mà nhà nước sử dụng đối với hoạtđộng kinh doanh của Tứ Quý: Quyết định số 1030/QĐ-TTg, quyết định số 249/QĐ-TTg, Thuế thu nhập doanh thu, thuế giá trị gia tăng,…

1.3.2 Môi trường vi mô

 Nguồn lực doanh nghiệp

- Tài chính: Để kinh doanh dịch vụ không thể thiếu yếu tố nguồn vốn Nếu sởhữu tiềm lực tài chính vững mạnh, công ty có thể chủ động hơn trong các quyết địnhkinh doanh, dễ nắm bắt thời cơ hơn để đẩy nhanh tiến độ cung ứng dịch vụ, giảm thiểuđược những rủi ro tài chính, có điều kiện để chi cho quảng cáo và dịch vụ chăm sóckhách hàng nhiều hơn

- Lao động:Là chủ thể của mọi hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực tốt đápứng được nhu cầu công việc đa dạng và không ngừng hoàn thiện để phù hợp với xu thếmới sẽ là động lực cho phát triển thương mại sản phẩm dịch vụ

- Công nghệ: Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp củaquá trình cung ứng dịch vụ, chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổimới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Một doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một

kế hoạch đổi mới công nghệ Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ chophép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm,

Trang 21

tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu…Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh

và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới côngnghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp kinh doanh giàu tiềm năng

 Các nhà cung ứng:

Nhà cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình cung ứng dịch vụ có thểkhẳng định quyền lực của họ bằng cách tăng giá hay giảm chất lượng của các nguyênvật liệu đầu vào gây ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch kinh doanh, chất lượng, giáthành dịch vụ và lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp nên có cácphương án dự phòng, không quá phụ thuộc vào một nhà cung ứng

Chất lượng và giá cả dịch vụ là hai nhân tố quan trọng quyết định tới khả năngtiêu thụ của sản phẩm dịch vụ Với xu hướng của những người tiêu dùng họ đều muốntrước tiên là chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng Do đó ở các khâu nhập hàngcần phải kiểm tra kĩ lưỡng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với từng cách thứccung ứng dịch vụ

Uy tín, thương hiệu của sản phẩm trên thị trường: Đây là nhân tố vô hình nhưnglại góp phần rất lớn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, có sức thuyết phục cáckhách hàng khó tính

 Nhân tố khác

- Khách hàng: Quy mô, cơ cấu nhu cầu và thu nhập, quyết định mua sắm và đầu

tư, sự tín nhiệm của khách hàng là những yếu tố góp phần quyết định sản lượng tiêuthụ của doanh nghiệp Nghiên cứu nhân tố này giúp doanh nghiệp định hướng tốt hơnkhối lượng sản phẩm cung cấp và chiến lược kinh doanh trong tương lai

- Đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ, các hình thức và thủ pháp cạnh tranhnhững ưu thế và bất lợi thế cạnh tranh của đối thủ…sẽ ảnh hưởng tới quyết định kinhdoanh của doanh nghiệp Nếu số lượng đối thủ cạnh tranh lớn sẽ làm thị phần củadoanh nghiệp giảm Đồng thời, nó cũng tạo ra động lực để phát triển cho doanh nghiệp

do doanh nghiệp sẽ tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm giá thành, đadạng hóa sản phẩm dịch vụ,…

Ngày đăng: 21/04/2020, 13:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w