1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội

54 468 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 420,5 KB

Nội dung

Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm là một điều tất yếu.

Trang 1

Lời mở đầu

Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc mở rộng thị trường, phát triển sảnphẩm là một điều tất yếu.Do đó mỗi doanh nghiệp phải tận dụng những thế mạnhcủa mình để chiếm lĩnh thị trường mang lại sức mạnh và lợi thế cho mình

Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà sau hơn 40 năm phấn đấu, xây dựng vàtrưởng thành đã từng bước khẳng định mình là một trong những đơn vị có vị thếcạnh tranh trong ngành bánh kẹo Sản phẩm của Công ty rất đa dạng, nhiềuchủng loại và có mặt hầu như trên khắp mọi miền đất nước.Tuy vậy công ty vẫnluôn nỗ lực tìm ra thị trường mới cho mình Đặc biệt với những thế mạnh hiện có

về kỹ thuật, máy móc và con người thì việc đáp ứng những nhu cầu ẩm thực củakhách hàng là hoàn toàn có thể Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu ăn nhanh đang phát

triển mạnh mẽ, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội”.

Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm đưa sản phẩm thức ăn nhanh ra thịtrường đáp ứng nhu cầu của khách hàng Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

 Chương 1- Tổng quan về Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

 Chương 2- Thực trạng về nhu cầu thức ăn nhanh tại Hà Nội

 Chương 3- Giải pháp phát triển sản phẩm “Thức ăn nhanh” của công

ty tại Hà Nội

Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rấtnhiệt tình của các cô, chú, anh, chị của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà và sựhướng dẫn tận tình của Ths Nguyễn Thị Hoài Dung Tôi xin chân thành cảm ơn!

Do hạn chế về thời gian thực tập, lại thiếu kinh nghiệm thực tế và vốnkiến thức có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu đề tài trong phạm vi nhỏ Tôirất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đơn vị thực tập, của thầy cô và mọingười để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Trang 2

CHƯƠNG1- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH

 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

 Tên giao dịch quốc tế: Haiha Confectionery Jiont- Stock Company(Haihaco)

 Tên viết tắt tiếng Anh: HAIHACO,.JSC

1.1.1.2.Địa chỉ giao dịch

Trụ sở chính: 25 Trương Định- Hai Bà Trưng- Hà Nội

Điện thoại: 84- 4- 8632041 Fax: 84- 4- 8638730

Chi nhánh và các nhà máy trực thuộc:

Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh- 778/13 Nguyễn Kiệm- P4 QuậnPhú Nhuận - Điện thoại: (08)8955854 – Fax: (08)9855854

Chi nhánh tại Đà Nẵng- 134 Phan Thanh, Quận Thanh Khê – Điệnthoại: (511)652244 – Fax: (511)650244

Nhà máy thực phẩm Việt Trì- Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ

Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định – Thành phố Nam Định

 Tài khoản ngân hàng: 1020-10000-54566 tại chi nhánh Ngân hàng Côngthương Thanh Xuân, Hà Nội

 Mã số thuế: 0100100914-1

 Email: haihaco@hn.vnn.vn

 Website: www.haihaco.com.vn

Trang 3

1.1.1.3.Hình thức pháp lý

Trước đây công ty là doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước Sau khi có chủtrương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty đã chuyển sang hình thứccông ty cổ phần với 51% vốn của nhà nước

1.1.2.Các giai đoạn phát triển

Khi mới thành lập, công ty chưa sản xuất bánh kẹo mà mặt hàng đầu tiên làmiến làm từ đậu xanh Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp có thể tómtắt như sau:

1.1.2.1.Giai đoạn 1959-1960

Đầu năm 1959 Tổng Công ty Nông thổ sản Miền Bắc đã cho xây dựng một

cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt chân châu, với số lượng lao động ban đầu là 9cán bộ công nhân viên do Tổng Công ty cử sang Nhưng sau đó, để phục vụ nhucầu của nhân dân Công ty lại chuyển sang nghiên cứu và sản xuất mặt hàng miến

từ đậu xanh Ngày 25 tháng 12 năm 1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đây làthời điểm đánh dấu một bước ngoặt cho quá trình phát triển sau này

1.1.2.2.Giai đoạn 1961-1967

Trong thời kỳ này xưởng miến Hoàng Mai đã có sự phát triển đáng kể cả vềnguồn lực và chủng loại sản phẩm, ngoài việc sản xuất mặt hàng chính là miếncông ty còn chủ trương nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công mặt hàng xìdầu Năm 1966, theo quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ xí nghiệp đổi tên thànhNhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà thuộc Bộ lương thực quản lý Từ đó,Công ty ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân với cơcấu mặt hàng phong phú như nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, tương,viên đạm, bột dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt Công ty còn đưa vào nghiên cứu mạchnha- đây là cơ sở để Công ty trở thành Công ty bánh kẹo sau này

1.1.2.3 Giai đoạn 1968-1991

Giai đoạn này nhà máy có khá nhiều sự thay đổi:

Tháng 6 năm 1970, sau chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm tiếp nhận phânxưởng kẹo 900tấn/năm của Hải Châu nhà máy đổi tên thành nhà máy thực phẩmHải Hà Lúc này, toàn bộ số lượng cán bộ công nhân viên đã tăng lên gần 600người và thực hiện những nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, mạch nha, tinh bột

Trang 4

Tháng 12 năm 1976 nhà máy phê duyệt phương án thiết kế mở rộng nhàmáy thực phẩm Hải Hà với công suất thiết kế là 6000tấn/năm.

Năm 1980, thực hiện Nghị Quyết TW6 khoá V nhà máy chính thức thànhlập bộ phận sản xuất phù trợ là rượu, ngay sau đó bộ phận này đã tiến hànhnghiên cứu thiết kế và đi vào sản xuất

Năm 1981, Nhà máy đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà trực thuộc

Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý

Sau thời kỳ đổi mới, năm 1987 Nhà máy đổi tên thành Nhà máy kẹo xuấtkhẩu Hải Hà trực thuộc Bộ công nghệ và công nghiệp thực phẩm quản ly Trongthời gian này, sản phẩm của công ty không những đáp ứng thị trường trong nước

mà còn xuất khẩu một lượng lớn đặc biệt là ở thị trường Đức, Liên Xô, TrungQuốc…

1.1.2.4.Giai đoạn 1992- nay

Đây là thời kỳ nền kinh tế mở cửa nên Nhà nước có những chính sáchthông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển Tận dụng điều kiệnthuận lợi đó, công ty có những quyết định táo bạo nhằm thu hút vốn, máy mócthiết bị, dây chuyền sản xuất…tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Cũngtrong giai đoạn này nhà máy chính thức đổi tên thành nhà máy bánh kẹo Hải Hà.Tháng 7 năm 1992, theo Quyết Định số 216/CNN-LĐ của Bộ công nghiệpnhẹ nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch làHaiHaCo thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý

Năm 1993, Công ty liên doanh với Nhật Bản thành lập Công ty liên doanhHải Hà_Kotobuki

Năm 1995, Công ty liên doanh với Hàn Quốc thành lập Công ty liên doanhHải Hà_Miwon

Tháng 9 năm 1995, Công ty sát nhập với nhà máy thực phẩm Việt Trì thànhmột phân xưởng chuyên sản xuất thực phẩm của Công ty đặt tại Việt Trì

Tháng 7 năm 1996, Công ty sát nhập với nhà máy bột dinh dưỡng NamĐịnh thành một phân xưởng của Công ty đặt tại Nam Định

Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước củachính phủ và theo Quyết Định số 192/2003/QĐ_BCN ngày 14/01/2003 của Bộ

Trang 5

công nghiệp Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà vàhoạt động cho đến nay.

1.1.3.Chức năng nhiệm vụ của công ty

Chức năng: Là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh bánh kẹo nên công tygiữ vai trò quan trọng trong việc quản lý đầu ra và đầu vào của dây chuyền sảnxuất và tiêu thụ hàng hóa Sản xuất, kinh doanh các loại bánh kẹo phục vụ mọitầng lớp nhân dân và một phần xuất khẩu

Nhiệm vụ: Thực hiện Nghị Quyết hội nghị 7 khóa VI của BCHTW ĐCSVN

về CNH-HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước, Công ty đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau:

 Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước

 Chấp hành mọi quyết định, các chế độ chính sách về quản lý và sử dụngtiền vốn, tài sản, bảo đảm duy trì và phát triển nguồn vốn, nộp Ngân sách đúngquy định

 Tăng cường đầu tư chuyên sâu, không ngừng nâng cao chất lượng, đadạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng năng suất lao động

 Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình

độ chuyên môn tay nghề giỏi đặc biệt đội ngũ nhân viên thị trường

 Bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh antoàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước

1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

1.2.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty

Bộ máy tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Các phòng chứcnăng có nhiệm vụ tham mưu cho các cấp lãnh đạo song không ra lệnh cho cácphân xưởng sản xuất, mỗi phòng đảm nhiệm một chức năng nhất định Các quyếtđịnh quản lý do các phòng chức năng (phòng kế nhoạch thị trường, phòng tàivụ…) nghiên cứu đề xuất Khi được lệnh của thủ trưởng sẽ truyền từ trên xuốngdưới

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Trang 6

Nguồn: Báo cáo về phương án cổ phần hóa

- thị trường

Phòn

g vật tư

Phòn

g kỹ thuật

Ban bảo vệ

XN

Hà Nội

XN Việt Trì

XN Na

m Định

Chi nhánh miền Nam

XN Kẹo

XN Bánh

XN phù trợ

Trang 7

1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Đứng đầu bộ máy quản trị là tổng giám đốc, tiếp đến là phó GĐ tàichính và phó GĐ kinh doanh

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm

vụ điều hành chung mọi hoạt động của công ty Giám đốc trực tiếp phụ tráchcác phòng ban nghiệp vụ như phòng hành chính, kỹ thuật…

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động điều hành củatổng giám đốc, và bộ máy quản lý của công ty

Công ty có 6 phòng ban: văn phòng,phòng hành chính, phòng kỹ thuật,phòng vật tư, phòng kế hoạch thị trường, ban bảo vệ

Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh , cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất, ký hợp đồng và theo dõi thực hiệnhợp đồng, tổ chức thăn dò thị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị, quảngcáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập các phương án phát triển thịtrường…

Phòng tài vụ có chức năng huy động vốn phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh Xác định giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh,thanh toán các khoản nợ vay và trả, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

Phòng kỹ thuật có chức năng theo dõi việc thực hiện quá trình côngnghệ bảo đảm chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu và thử nghiệm sảnphẩm mới, đảm bảo kỹ thuật của dây truyền sản xuất…

Công ty có 6 xí nghiệp: xí nghiệp kẹo, xí nghiệp bánh, xí nghiệp kẹoChew, xí nghiệp phù trợ, xí nghiệp thực phẩm Việt Trì, xí nghiệp bột dinhdưỡng Nam Định

1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty

1.3.1.Đặc điểm sản phẩm

1.3.1.1.Cơ cấu sản phẩm

Hiện nay, sản phẩm chính của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là các loạibánh kẹo, ngoài ra còn sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em, mứt và bánh trung thu.Trong đó, cơ cấu bánh kẹo là 7 kẹo-3 bánh với nhiều chủng loại phong phú

Trang 8

 Sản phẩm bánh: Được chia thành 3 loại là bánh biscuits, bánh cracker,kem xốp Trong đó, biscuits gồm các loại dừa sữa, bông cúc, thuỷ tiên…; crackergồm vennussa, bisavita, paradise…; kem xốp gồm taro, sôcôla, speed cam…

 Sản phẩm kẹo: Được chia thành 3 loại là kẹo cứng, kẹo xốp mềm, kẹodẻo Trong đó, kẹo cứng bao gồm kẹo waltdisney, kẹo me và hương hoa quả cácloại Kẹo mềm là các loại kẹo chew, kẹo bắp, kẹo café, kẹo dứa, kẹo dâu… Kẹodẻo gồm jelly, chip chip, kẹo gôm, mè xửng…

 Ngoài ra, vào dịp trung thu và tết Nguyên Đán công ty còn sản xuấtthêm mặt hàng là bánh trung thu và mứt

Bánh kẹo không phải là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu tiêu dùng tăng nhanhvào quý một và quý bốn, đặc biệt là các dịp liên hoan, lễ tết Các yếu tố màu sắc,mùi vị, kiểu dáng, bao gói có tác động lớn đến tiêu thụ sản phẩm Thành phầnchủ yếu của bánh kẹo bao gồm đường, mạch nha, sữa, hương liệu…với một tỷ lệnhất định nhưng lượng đường luôn chiếm trên 50% Các nguyên liệu này dễ bị visinh phá huỷ nên khó bảo quản, thời gian sử dụng ngắn

Hơn nữa, nhu cầu, sở thích của khách hàng là rất đa dạng và phong phú, nóquyết định chính sách phát triển sản phẩm của Công ty Do đó, chiến lược pháttriển theo hướng đa dạng hoá với nhiều sản phẩm đang được áp dụng trong sảnxuất

Trang 9

1.3.2.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ

Mạng lưới tiêu thụ của Công ty rất rộng rãi, trải khắp 3 miền trong cả nước.Thị trường miền Bắc là thị trường lớn, ổn định và chủ yếu của Công ty nhất làthành phố Hà Nội, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu Thị trường miềnTrung có dung lượng tiêu thụ ít hơn thị trường miền Bắc và kém ổn định hơn.Thị trường miền Nam chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ Ngoài ra, Công ty còn xuấtkhẩu sang các thị trường Đức, Nga, Malaixia…, tuy sản lượng chưa nhiều nhưngmục tiêu của Công ty trong những năm tới là phát triển hơn nữa thị trường quốctế

Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranhcông ty sử dụng ba kiểu kênh phân phối chính như sau:

Sơ đồ 2: Kênh phân phối của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Kênh phân phối trực tiếp: Công ty đưa sản phẩm của mình trực tiếp đến tayngười tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc các hội chợtriển lãm Thông qua kiểu kênh phân phối này doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúckhách hàng từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về chủng loại, mẫu

mã, giá cả sản phẩm Hiện nay lượng tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm khoảng10%

Kênh phân phối một cấp: Thông qua nhà bán lẻ Công ty cung ứng sản phẩmcủa mình đến tay người tiêu dùng Các nhà bán lẻ ở đây là các siêu thị như siêu

dùngNhà bán lẻ

Nhà bánbuôn

Nhà bánlẻ

Trang 10

thị Metro, siêu thị Fivimart… và một số cửa hàng nhỏ lẻ khác Sản lượng tiêu thụqua kênh này chiếm khoảng 21%

Kênh phân phối hai cấp: Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua cácđại lý và các cửa hàng bán lẻ Kênh phân phối này là kênh phân phối chủ yếu củacông ty Năm 2005, công ty có khoảng 200 đại lý tại 32 tỉnh thành trong cả nước,trong đó miền Bắc chiếm khoảng 145 đại lý còn lại là thị trường miền Trung vàmiền Nam

Với ba kiểu kênh phân phối như trên, công ty sẽ giảm được rủi ro trong quátrình phân phối cũng như chi phí vận chuyển, xúc tiến khuyếch trương sản phẩm,thiết lập các mối quan hệ từ đó tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những ngườimua tiềm năng

1.3.3.Đặc điểm về nguồn vốn

Vốn kinh doanh là vấn đề lớn mà nhiều công ty quan tâm Đối với Công ty

Cổ phần bánh kẹo Hải Hà nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ nhiềunguồn, nhưng chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng Chính vì vậy,phải sử dụng sao có hiệu quả nhất nguồn vốn hiện tại

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính

Tỷ lệ nợ (=vốn vay/ VKD) 0.349 0.343 0.351 0.354 0.367Doanh lợi vốn chủ sở hữu

(=lợi nhuận/ VCSH)

0.13 0.145 0.159 0.135 0.168

Doanh lợi tổng vốn (=lợi nhuận/ VKD) 0.084 0.095 0.103 0.087 0.109

Nguồn: Phòng tài vụ

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng:

Tỷ lệ nợ của công ty duy trì ở mức tương đối ổn định, trung bình là 0,345

Tỷ lệ này hoàn toàn có thể chấp nhận được vì vốn vay chủ yếu là vốn ngắn hạn,còn tài sản cố định của công ty thường được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu

Doanh lợi vốn sở hữu và doanh lợi vốn kinh doanh trong 4 năm

2001-2005 càng ngày càng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp doanh nghiệp ngày càng làm

ăn có hiệu quả Riêng năm 2005, do chi phi đầu vào sản xuất tăng cao nên lợinhuận giảm đáng kể làm cho 2 chỉ tiêu trên giảm.Đến năm 2006 thị trương tiêuthụ nhiều sản phẩm làm chi phí sản xuất tăng nhưng đồng thời doanh lợi cũng

Trang 11

tăng cao nhất trong những năm gần đây Điều này cho thấy vị thế của công tyngày càng được củng cố và đẩy mạnh trước ngưỡng cửa hộ nhập.

1.3.4.Đặc diểm về lao động

Do đặc điểm của sản phẩm mang tính mùa vụ nên lao động của công ty cũngchia thành 2 loại là lao động dài hạn và lao động ngắn hạn, trong đó lao động ngắnhạn bao gồm lao động hợp đồng 1-3 năm và lao động tạm thời

Bảng 2 Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2002- 2006

III Theo giới tính

để nâng cao năng suất lao động, từ đó giảm chi phí sản xuất sản phẩm bình quângóp phần hạ giá thành sản phẩm Hiện nay, các cán bộ phòng vật tư có trình độ từcao đẳng trở lên, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, là cơ sở đảm bảo công tác hậucần thực hiện có tốt

Xét về giới tính thì lao động nữ trong công ty luôn chiếm gần 70% trongtổng số lao động Vấn đề này đặt ra doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn tớichế độ bảo hiểm, y tế cho người lao động vì lao động nữ thường ốm đau, thaisản Tuy nhiên, do đặc tính cần cù, chịu khó của người phụ nữ nên các công việcluôn được thực hiện tốt, có hiệu quả

Trang 12

tổng số lao động của toàn công ty ngày càng tăng, năm 2006 đạt 1875 lao động.Đặc biệt, năm 2004 tăng 110 lao động hay 6.5% so với năm 2003 Nguyên nhân

là do quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng, nhất là năm 2004 đầu tưthêm dây chuyền sản xuất kẹo chew lớn và hiện đại

Qua sự phân tích trên có thể kết luận rằng nguồn lao động của công tymạnh cả về số lượng và chất lượng Đây là một trong những ưu thế của Công ty

Cổ phần bánh kẹo Hải Hà được phát huy trong quá trình phát triển của doanhnghiệp

1.3.5.Đặc điểm nguyên vật liệu

Thị trường nguyên vật liệu được phân thành hai thái cực rõ ràng Thị trườngtrong nước thì phổ biến với những loại nguyên vật liệu thô, dễ kiếm nên công táchậu cần được thực hiện một cách dễ dàng, còn đối với những nguyên vật liệuđược tinh chế phức tạp, khan hiếm thì Công ty phải hướng ra thị trường ngoàinước Công ty thường bị sức ép từ các nhà cung ứng này về giá cả hay quá trìnhvận chuyển nguyên vật liệu Sự khác nhau đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạttrong công tác hậu cần nguyên vật liệu Về chủng loại nguyên vật liệu thì thịtrường trong nước cung cấp cho Công ty khoảng 70%, còn lại là thị trường ngoàinước

Nguyên liệu được sử dụng rất phong phú như đường, tinh bột, sữa, nha, bột

mỳ, tinh dầu… và các loại hương liệu, nhưng nguyên liệu chính là đường vìlượng đường trong sản phẩm chiếm khoảng 50% Các nguyên liệu này hầu hết làkhó bảo quản, tránh ẩm ướt và nhiệt độ cao, cần được cất giữ cẩn thận trước khiđưa vào sản xuất Vì vậy, công tác hậu cần lưu kho cần hết sức được quan tâm.Nguồn cung ứng chủ yếu trong nước nhưng một số phụ gia phải nhập từnước ngoài vì nguồn hàng trong nước hiếm

 Đường kính: Chiếm tỷ trọng lớn vì đặc điểm của bánh kẹo là ngọt nênđường đóng vai trò quan trọng trong thành phần của sản phẩm Nguồncung ứng hoàn toàn trong nước, chủ yếu từ Công ty mía đường LamSơn, Công ty đường Bình Định, Nhà máy đường Quảng Ngãi Đây làmột điều kiện thuận lợi cho công tác hậu cần vì Công ty dễ dàng lựachọn nhà cung ứng và chủ động được nguyên liệu

 Bột mỳ: Đây là loại nguyên liệu chủ yếu của sản phẩm bánh, với nguồncung cấp trong và ngoài nước Đối với loại nguyên liệu này thì công táchậu cần sẽ phức tạp hơn và sẽ tăng chi phí nhập khẩu

Trang 13

 Váng sữa, sữa bột: Là loại nguyên liệu phải nhập khẩu hoàn toàn nênviệc mua sắm, vận chuyển rất phức tạp, còn tăng chi phí đầu vào Tuynhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì Công ty vẫn luôn phải đảmbảo nguồn hàng này.

 Đối với các nguyên vật liệu khác thì tùy từng nhà cung ứng mà Công ty

sẽ có hoạt động hậu cần cho phù hợp

Các vật liệu bao gói là PP-OPP, metalize PVC, cellophane…, chủ yếu docông ty đặt hàng chứ không tự sản xuất Ngoài ra, phân xưởng phụ trợ còn có bộphận phục vụ cho việc bao gói sản phẩm

Hơn nữa, do đặc điểm của nguyên vật liệu quyết định nhiều đến sản phẩmnên đảm bảo nguồn nguyên liệu đầy đủ và có chất lượng sẽ giúp cho quá trìnhsản xuất không bị gián đoạn

1.3.6.Đặc điểm về máy móc, thiết bị

Do là một doanh nghiệp sản xuất nên hệ thống thiết bị công nghệ của Công ty Cổphần bánh kẹo Hải Hà khá nhiều Ngoài cơ sở vật chất đã có Công ty còn liên tụcđầu tư đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chấtlượng cũng như cải tiến mẫu mã sản phẩm Đặc biệt, Công ty tập trung đầu tưvào hai dây chuyền sản xuất kẹo chew và đã đem lại thành công lớn cho Công ty,doanh thu được tăng lên đáng kể, tạo dựng uy tín với khách hàng

Các loại thiết bị sản xuất chính như sau:

Bảng 3: Máy móc thiết bị đang sử dụng

STT Tên thiết bị Nguồn gốc Năm đưa vào sử dụng

Trang 14

1 Máy trộn nguyên liệu Trung Quốc 1960

9 Nồi nấu liên tục sản xuất kẹo cứng Ba Lan 1977

12 Nồi nấu kẹo chân không Đài Loan 1979

15 Dây chuyền sản xuất kẹo CAA6 Ba Lan 1996

16 Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly đổ khuôn Autralia 1996

17 Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly đổ cốc Inđônêxia 1997

18 Dây chuyền sản xuất kẹo Caramen Đức 1998

19 Dây chuyền sản xuất kẹo Biscuit Italia 1992

21 Dây chuyền sản xuất kẹo Cracker Đan Mạch 1994

23 Dây chuyền sản xuất kẹo Chew Nhật Bản 2002, 2004

24 Máy trong xí nghiệp phụ trợ TQ,Việt Nam 1967

25 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp Nhật Bản 1992

Nguồn: Phòng kỹ thuật

Các yếu tố về quy trình sản xuất cũng như công suất của máy móc có ảnhhưởng đến công tác hậu cần, cụ thể là ảnh hưởng đến mức tiêu hao nguyên vậtliệu từ đó ảnh hưởng đến khối lượng cung ứng nguyên vật liệu của Công ty Quabảng trên cho thấy, trong những năm gần đây, Công ty liên tục đầu tư nhữngtrang thiết bị hiện đại từ Nhật Bản, Đức, Italia nhằm tiết kiệm và giảm bớt khốilượng mua sắm nguyên vật liệu, tạo thuận lợi cho công tác hậu cần nguyên vậtliệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, vẫn còn một số thiết bịcông nghệ nhập từ những năm 60 như máy trộn nguyên liệu, máy sàng đã hếtthời gian khấu hao nhưng Công ty vẫn để sử dụng; điều này gây nhiều bất cậptrong sản xuất nhất là việc sử dụng nguyên vật liệu không hiệu quả nên phòng vật

tư rất vất vả trong việc tìm nguồn hàng, mua sắm với khối lượng và chủng loạinhiều

Trang 15

1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây

1.4.1.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả của công ty

Công ty bánh kẹo Hải Hà từ một phân xưởng nhỏ với 9 cán bộ công nhânviên nay đã trở thành một doanh nghiệp lớn với 1890 lao động vào năm 2006.Trải qua hơn 40 năm phát triển, Công ty đã gây dựng được một tiềm lực kinh tếmạnh với số lượng máy móc thiết bị khá hiện đại, nguồn vốn sản xuất kinh doanhlớn, lao động có tay nghề và chuyên môn giỏi…Có được thành quả đó là do công

ty đã biết khắc phục khó khăn, tận dụng tối đa những cơ hội có được trong điềukiện hoàn cảnh của doanh nghiệp

Bảng 4: Một số chỉ tiêu chủyếu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Thu nhậpbình quânlao đôngtrong tháng

NộpNgânsách(trđ)

Trang 16

người lao động ngày càng tăng, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều.

Trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thì sản phẩm kẹo mềm luôn đứng đầu, nhưngsau khi dây chuyền sản xuất kẹo chew đi vào hoạt động thì lượng tiêu thụ kẹo chewtăng đột biến, tạo nên “cơn sốt” về mặt hàng này trên thị trường

Bảng 5.Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ năm 2004

Sản phẩm Kẹo

mềm

Kẹocứngcónhân

Bánhbiscuits

Bánhcracker

Bánhkemxốp

Kẹochew

Kẹojelly congiống

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Năm 2004, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo đạt 13682 tấn Trong đó, kẹo chewtiêu thụ nhiều nhất đạt 3666 tấn, chiếm 26,794%; tiếp đó là kẹo mềm với 3182tấn, chiếm 23,257% Các sản phẩm tiêu thụ ở mức tương đối đều nhau, riêng chỉ

có jelly con giống ở mức thấp nhất là 516 tấn, chiếm 3,77% trong tổng lượng tiêuthụ

1.4.2.Nhận xét chung

+Những năm gần đây hoạt động của công ty ngày càng tăng trưởng: Doanhthu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ công nhân viên chức ngàycàng ngày càng tăng đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước cũng tăng Duy chỉ có năm 2005 hoạt động của công ty bị trùng xuống do nhữngnguyên nhân sau:

-Giá vật tư: Đường, xăng dầu, bao bì, tinh bột , tăng mạnh

-Nạn hàng nhái,hàng giả gia tăng mạnh

-Số lao động thủ công còn nhiều so với các doanh nghiệp cạnh tranh khácnên quỹ tiền lương khá lớn

Nhưng đến năm 2006 doanh thu lại tăng mạnh trở lại, chạy theo đúng đàtăng trưởng của công ty Đạt được điều này là do những nguyên nhân sau:

-Công ty luôn đẩy mạnh khai thác các thiết bị,công nghệ và kinh nghiệmtrong việc tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao, thay thế hàng ngoại nhập

Trang 17

Công ty luôn có xu hướng mở rộng sản xuất như năm 2002 công ty đầu tư dâychuyền sản xuất kẹo Chew, đến cuối năm 2004 công ty lại mở rộng dây chuyền

để tăng sản lượng kẹo này

-Công ty có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới bao

bì, mẫu mã nên sản phẩm ngày càng có uy tín chiếm được lòng tin của kháchhàng

-Công ty liên tục sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại các phòng ban, triệt đểtiết kiệm các chi phí trong tất cả các khâu Vì vậy chi phí sản xuất của công ty làtương đối hợp lý Công tác tổ chức của công ty đã đạt được những thành tíchđáng kể nhờ quản lý có hiệu quả của bộ máy tổ chức Công ty được xây dựngtheo mô hình trực tuyến nhằm đảm bảo tính tối ưu của mô hình này phù hợp vớinhững đặc thù của công ty Bên cạnh đó công ty đã tăng cường các biện cho côngtác thị trường và tiêu thụ Vì vậy sản phẩm sản xuất luôn được tiêu thụ hết, ít khi

có trường hợp sản xuất ra tồn kho thời gian dài

-Bên cạnh đó, có được thành quả như vậy phải nói đên nỗ lực của toàn bộcủa cán bộ công nhân viên trong nhiều năm qua Hơn 40 năm tồn tại của mình,Hải Hà đã xây cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường, với sản phẩm

có chất lượng và đa dạng Điểm mạnh nhất của doanh nghiệp là uy tín và chấtlượng

+Nói đến những kểt quả rất đáng khích lệ mà công ty đạt được thì khôngthể không nói đến những mặt còn tồn tại Việt Nam đang hội nhập với khu vực

và thế giới, đặc biệt là chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chứcthương mại thế giới Điều này vừa mở ra rất nhiều cơ hội và những cạnh tranhkhác nghiệt Đặc biệt với ngành sản xuất bánh kẹo nước ta đang đứng trước tháchthức không nhỏ và Hải Hà cũng không nằm ngoài trong số này.Khó khăn của Hải

Hà thể hiện trên các mặt:

-Khách hàng mục tiêu của công ty là người tiêu dùng có thu nhập trungbình và thấp, do vậy sản phẩm bán với giá rẻ, điều này làm cho việc thu hồi vốnchậm

-Tại công ty hiện vẫn còn những máy móc, thiết bị đã sử dụng lâu(dâychuyền bánh quy và kẹo thủ công đã tồn tại trên 30 năm và hết khấu hao) làm

Trang 18

cho số lượng sản phẩm hỏng nhiều, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm.

-Do đầu tư liên tục để phát triển sản xuất làm cho những năm sau đầu tưphát sinh chi phí lãi vay, khấu hao, quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm mới xâmnhập thị trường, máy móc thiết bị chưa đạt công suất thiết kế nên làm chi phí cao,hiệu quả thấp

-Công ty đầu tư, sản xuất với nguyên liệu nhập khẩu bằng ngoại tệ(chủ yếu

la Dolar Mỹ và Euro) trong đó giá của hai đồng tiền đó liên tục biến động làmcho chi phí tăng Bên cạnh đó giá vật tư chịu ảnh hưởng của giá vật tư thế giớinên tốc độ tăng giá vật tư tăng mạnh hơn tốc độ tăng giá sản phẩm Mà thuế đầuvào được khấu trừ 5% trong khi thuế đầu ra phải chịu 10% do những bảo hộ củaNhà nước đối với ngành đường trong nước cũng làm chi phí gia tăng

-Về vốn: Từ khi chuyển đổi sang công ty cổ phần ,vay vốn ngân hàng khókhăn hơn, phải chủ động trong mọi lĩnh vực kinh doanh để mang lại hiệu quả màkhông ỷ lại vào Nhà nước Nguồn vốn chủ sở hữu không được bổ sung, hầu hết

dự án đầu tư và vốn sản xuất đều vay ngân hàng Mặc dù gặp nhiều khó khănnhưng công ty vẫn phải đảm bảo đời sống công nhân viên bằng việc giữ mức tiềnlương lớn hơn đối với các đơn vị trong ngành

- Bên cạnh sản phẩm truyền thống thì công ty có đầu tư sản xuất sản phẩmmới là kẹo Chew, kẹo que nên chất lượng chưa ổn định, chưa phát huy hết đượccông suất Một phần điều này do gặp nhữngkhó khăn về kỹ thuật chưa được giảiquyết

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU THỨC ĂN

NHANH TẠI HÀ NỘI

2.1.Nhu cầu

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển, vì thế nhu cầuviệc làm và học tập là rất lớn.Hà Nội được coi là trung tâm kinh tế- chính trị- vănhóa lớn nhất của cả nước, tại đây tập trung lượng dân số rất lớn mà đa số là dân

Trang 19

ngoại tỉnh đến cư trú Họ sinh sống, làm việc và học tập ở đây, tạo nên một lượngnhu cầu về hàng hóa rất lớn.

Nhịp sống ở Hà Nội ngày càng sôi động, con người ngày càng cuốn vàovòng xoáy đó.Mọi người dành thời gian nhiều cho công việc và học tập nên đôikhi không có đủ thời gian cho những nhu cầu rất thiết yếu như nhu cầu ăn uống

Hà Nội ngày càng có xu hướng phát triển.Trước đây, những năm đầu sauchiến tranh Hà Nội chỉ có 3 quân, đến bây giờ địa bàn mở rộng, thành phố đã có

9 quận, đó là các quận: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Đống

Đa, Tâu Hồ, Long Biên, Ba Đình, Hoàng Mai và ngày càng có xu hướng mởrộng ra

Theo số liệu điều tra năm 2005 thì dân số Hà Nội đã vượt ngưỡng 3 triệu,trong đó gần một nửa là dân nội thành.Có nghĩa là dân số trong khu vực thànhphố đã vượt ngưỡng 1,5 triệu Khu vực thành phố là nơi tập trung của hơn 30trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, điều này dẫn đến tại Hà Nội

có gần 200000 sinh viên đang tạm trú để sinh sống và hoc tập.Và ở Hà Nội có 24trường cấp 3, có rất nhiều học sinh học tập

Tại Hà Nội các Công ty xuất hiện ngày càng nhiều, dẫn theo đó là lượngnhân viên cũng rất lớn Họ thường làm việc trong các giờ hành chính trong ngàynhưng đa số buổi trưa ở lại cơ quan luôn Do đó họ phải ăn bữa trưa tại cơ quan Hiện nay do cuộc sống bận rộn nên người tiêu dùng không có nhiều thờigian dành cho việc ăn uống, vì thế họ rất cần các loại thức ăn nhanh được cungcấp có tổ chức và chuyên nghiệp Do yêu cầu của công việc, họ cần loại thức ăn

có năng lượng cao mà những loại thức ăn hiện tại hầu như không đáp ứngđược.Với những đặc thù của giai đoạn hiện nay, người tiêu dùng cần loại thức ăn

có những đặc điểm sau:

-Mang cảm giác ngon miệng

-Khả năng cung cấp được nhanh

-Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

-Đảm bảo năng lượng cho công việc, học tập

Trang 20

2.2.Thực trạng đáp ứng

2.2.1.Các sản phẩm thức ăn nhanh hiện đang tồn tại trên thị trường Hà Nội

Hiện nay tại Hà Nội tồn tại rất nhiều loại thức ăn nhanh, nhưng thực chấtkhông đúng với tính chất của thức ăn nhanh vì nó cũng mất khá nhiều thờigian.Các loại thức ăn này đa số đều được cung cấp lẻ tẻ, không mang tính chấtđồng loạt và chuyên nghiệp bởi vì được cung cấp từ các cá nhân dưới hình thức

là các quán xá.Và mỗi loại đều có vị riêng nên chỉ phục vụ được những kháchhàng có sở thích với loại thức ăn đó.Bên cạnh đó, một số Công ty bánh kẹo cũngsản xuất một số loại bánh nhưng chỉ mang tính chất ăn tạm, ăn thưởng thức Về

cơ bản có thể thống kê một số loại thức ăn nhanh hiện có tại Hà Nội như sau: -Các loại phở: phở Nam Định, phở 24H,

Đây là loại thức ăn rất phổ biến ở Hà Nội và rất nổi tiếng.Nó được chế biến

từ các sợi phở làm từ tinh bột, nước dùng, và các loại thịt được cung cấp tại cáccửa hàng nhỏ, quán xá vỉa hè,dọc đường và có giá không phải là rẻ.Phở thường

ăn với tính chất thưởng thức chứ không phải mục đích phục vụ hoat động vì giátrị năng luợng của nó thấp

-Các loại bánh:bánh mỳ, bánh bao, các loại bánh ngọt, v.v

Đây là loại thức ăn giá tương đối thấp nhưng thường khẩu vị khôngngon.Nó được phân thành hai loai:

+Bánh ngọt: Được sản xuất bởi các công ty bánh kẹo và có giá từ 4000đ.Nó thuần túy chế tạo từ các loại bột và có nhân đường sữa và không cóhương vị đặc biệt như: Bánh mỳ scoti

2000-+Bánh mỳ thô có nhân tự chế: Được làm thủ công từng chiếc do chủ cửahàng làm luôn khi khách hàng yêu cầu với bánh mỳ thô lấy từ các công ty sảnxuất rồi chế biến thêm bàng các làm thêm nhân kẹp giữa như:bánh mỳ trứng,bánh mỳ pa tê,…

-Các cửa hàng thức ăn nhanh như : KFC, Lottecia,…

-Các loại khác như: Bún, miến, xôi,…

2.2.2.Đánh giá

Đánh giá chung thì các loại thức ăn trên tồn tại chỉ mang tính chất giải pháptình thế, trong giai đoạn kinh tế đang phát triển chưa vào ổn định.Nó thực ra chỉ

Trang 21

là những sản phẩm để thưởng thức ẩm thực chứ chưa mang tính tiện dụng, tínhkinh tế cho cuộc sống ngày càng sôi động.Đánh giá được như vậy tại chúng cómột số nhược điểm như:

- Các loại thức ăn này thường mang tính nóng, vì ăn xong ta có cảm giácnóng trong người

- Khẩu vị không đại chúng, mỗi loại một vẻ nên không đáp ứng được sởthích của số đông.Nhiều khi họ chọn lựa những loại thức ăn này do không có thờigian, tiện đâu thì ăn ở đấy nên không mang lại cảm giác ngon miệng

- Chi phí những loại thức ăn này cũng không phải là rẻ.Với loại đồ ăn cónước thì giá dao động từ 7000đ-15000đ, đây không phải chi phí hợp lý vớinhững sinh viên còn đang trên ghế giảng đường

- Bên cạnh đó, lượng calo trong loại thức ăn này cũng thấp, sau khi ănkhoảng 2-3h là người ăn đã có cảm giác đói

-Mặt khác những loại thức ăn này cũng gây mất khá nhiều thời gian vì cáchoạt động của các quán xá không ổn định về thời gian, mang tính chất tạm thời

và khi hoạt động thì quy mô nhỏ nên nếu lượng khách hàng đông thì phải đợi rấtlâu

-Một điều cũng đáng bàn ở những loại thức ăn hè phố này là vệ sinh khôngđảm bảo Nó mất vệ sinh xuất hiện trong cả quá trình chế biến đến cung cấp.Sở

dĩ có thể khẳng định điều này bởi vì những người cung cấp là các cá nhân, họlàm với tốc độ nhanh và vì mục đích lợi nhuận.Và các quán xá diện tích hẹp, điềukiện cung cấp nước cũng hạn chế nên cũng là một yếu tố không đảm bảo vệ sinh

2.3.Khả năng đáp ứng của công ty

2.3.1.Điểm mạnh

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà có rất nhiều lợi thế để có thể cung cấpsản phẩm thức ăn nhanh trên địa bàn Hà Nội bởi vì trước tiên, hiện tại họ là mộtCông ty chuyên sản xuất bánh kẹo.Họ sở hữu dây chuyền sản xuất các loại bánh,sữa, đội ngũ công nhân viên thành thạo về vận hành các loại máy móc.Vì thế bâygiờ họ có thể đa dạng hóa đồng tâm bằng việc phát triển sản phẩm thức ăn nhanhtrên cơ sở dây chuyền công nghệ hiện có

Trang 22

Họ đang sở hữu các thiết bị pha chế, xử lý nguyên liệu như: máy trộnnguyên liệu, máy sàng, máy cắt, máy sấy bột, nồi sấy, nồi nấu Đây là các thiết bịtuy cũ nhưng đội ngũ công nhân vận hành rất thuần thục và có kinh nghiệm xử lýcác tình huống mới.

Bên cạnh đó, việc sản xuất các loại bánh kẹo cũng làm cho công ty quenvới việc tìm, cung ứng nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm

-Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, một doanh nghiệp có nguồn vốnlớn và có khả năng đảm bảo một khoản ngân sách cho hoạt động tiêu thụ sảnphẩm phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp một sức mạnh để đạt được những mụctiêu nhất định

-Tài năng của Ban lãnh đạo, sự nháy bén linh hoạt của đội ngũ cán bộnhân viên làm công tác tiêu thụ sẽ tạo ra những môi trường lớn, khả năng tiêuthụ nhiều sản phẩm hơn Đặc biệt là kiến thức về thị trường , về sản phẩm vàkhả năng nhận biết sự biến động nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêudùng của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác tiêu thụ sảnphẩm Hiện nay với trình độ của công nhân viên từ đại học trở lên là 153người chiếm gần 10% đã làm cho việc xử lý các tình huống mới trở lên dễdàng hơn

-Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩmthể hiện thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp Tiềm lực

vô hình không tự nhiên mà có Tuy nó có thể được hình thành một cách tựnhiên nhưng nhìn chung nó cần được tạo dựng một cách có ý thức và thôngqua mục tiêu và chiến lược cụ thể

Tiềm lực của doanh nghiệp bao gồm:

* Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tạo ra sự quantâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp Điều này cho phépdoanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.Với truyền thống của mình quahơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã gây dựng cho mình mộthình ảnh rất đẹp trong mắt người tiêu dùng.Điều này đã được Nhà nước ghinhận bằng : 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990), 1 Huân chương

Trang 23

Lao động Hạng Nhì (năm 1985), 4 Huân chương Lao động Hạng Ba(năm1960 – 1970), 1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba ( năm 1997).

* Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm

Nhắc đến nhãn hiệu sản phẩm Hải Hà thì hầu như ai cũng biết bởi nó đãnổi tiếng trong nước.Sản phẩm của Hải Hà đã rất gắn bó với người dân ViệtNam trong nhiều năm qua, nó đã trở nên quá thân thiết.Mỗi khi Công ty đưa

ra sản phẩm mới thì đều rất được nhiều người tiêu dùng đón nhận bởi vì sảnphẩm của Công ty luôn được đánh giá rất cao.Nó được biểu hiện bằngsanphẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huychương Vàng, Bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng côngnghiệp Việt nam, triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãmkinh tế- kỹ thuật- Việt nam và Thủ đô Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh

kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ và bình chọn là “ Hàng Việt nam chất lượng cao” trong 11 năm liền Từ năm 1997 đến năm 2007.

* Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp

Trước đây là một Công ty của Nhà nước, sau khi Cổ phần hóa Công tyvẫn thuộc sở hữu của Nhà nước nên với truyền thống và uy tín của mình Công

ty luôn được sự ủng hộ của các bên.Hiện tại với hoạt động kinh doanh đangphát triển tốt, Công ty có mối quan hệ rất tốt đẹp với các nhà phân phối và nhàcung cấp

- Ngoài rất nhiều cơ sở tại các tỉnh thành trên cả nước thì trụ sở nhà máychính của Công ty đặt tại nội thành Hà Nội, điều này là một lợi thế về khoảngcách và thời gian, rất thích hợp với việc cung cấp sản phẩm thức ăn nhanh đòihỏi về thời gian

2.3.2.Điểm yếu

Điểm yếu hiện tại của Công ty là làm sao thiết kế được sản phẩm phù hợpvới nhu cầu của khách hàng, đồng thời phù hợp với dây chuyền máy móc hiệntại của Công ty để có thể áp dụng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn

Sở dĩ có thể coi đó là điểm yếu của doanh nghiệp bởi vì hiện tại Công tychưa bộ phận riêng thiết kế sản phẩm mới.Với điều này đồng thời với trình độthiết kế sản phẩm của Công ty còn hạn chế nên tốc độ đổi mới sản phẩm còn

Trang 24

chậm.Hiện tại Công ty chưa có bộ phận đi khảo sát nhu cầu mới của khách hàngcho nên những sản phẩm mới đa số là những sản phẩm cải tiến theo thị hiếukhách hàng.Do vậy đối với những sản phẩm mới thì thường lúng túng, nếu khắcphục được điều này thì phát triển sản phẩm thức ăn nhanh sẽ rất thuận lợi.

2.3.3.Khả năng thỏa mãn nhu cầu thức ăn nhanh của Công ty tại Hà Nội

Qua phân tích những điểm mạnh ,điểm yếu trên ta thấy có thể hoàn toànkhắc phục được những nhược điểm để có thể đưa sản phẩm đến người tiêudùng.Nếu sản phẩm mà đến tay được người tiêu dùng thì sẽ mang giá trị kinh tếrất lớn vì nó tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho khách hàng

Công ty có thể tận dụng những thế mạnh về con người, thiết bị để tiến hànhsản xuất sản phẩm này:

-Công ty có lợi thế về địa điểm khi trụ sở chính nhà máy, của Công ty đượcđặt tại 25 Trương Định-Hai Bà Trưng.Với một diện tích mặt bằng rất lớn ngay tạitrung tâm Hà Nội thì là một lợi thế rất lớn để Công ty có thể phát triển sản xuẩtcũng như tiêu thụ sản phẩm vì chi phí vận chuyển là khá thấp

-Về nhân lực thì đội ngũ công nhân lành nghề với gần 70% lao động là nữđảm bảo cho quy trình sản xuất sẽ được diễn ra thuận lợi.Đặc biệt đội ngũ cán bộPhong Kế hoạch thị trường gần 20 người trình độ chuyên môn hầu như từ Đạihọc trở lên sẽ là một sức mạnh quan trọng giúp công ty đưa sản phẩm thức ănnhanh đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất

Tuy nhiên đây là sản phẩm khá mới mẻ ở thị trường trong nước nên khâu tổchức nhân sự cho cung ứng, phân phối sản phẩm hơi khác so với cách phân phốihiện tại của Công ty.Vì đây là sản phẩm thức ăn nhanh nên khâu bảo quản vàcung ứng hết sức quan trọng.Vì thị trường ban đầu chỉ tập trung ở khu vực nộithành Hà nội nên chí phí vận chuyển không lớn nhưng đây là sản phẩm khôngbảo quản được lâu nên phải chú ý điều tra lượng cầu theo ngay, theo thời tiết,theo mùa

Với những chú ý như trên thì hoàn toàn có thể khẳng định thức ăn nhanh

là một sản phẩm hết sức triển vọng trên thị trường Hà Nội, đặc biệt trong nềnkinh tế đang phát triển hết sức mạnh mẽ như ở nước ta.Chúng ta muốn phát triển

Trang 25

thì cần có một tác phong nhanh nhẹn trong công việc, chính vì thế sản phẩm thức

ăn nhanh ra đời trên thế giới cũng biểu hiện cho nền kinh tế phát triển

CHƯƠNG3- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỨC

ĂN NHANH CỦA CÔNG TY TẠI HÀ NỘI

3.1.Điều tra nhu cầu thức ăn nhanh trên thị trường Hà Nội

Vì đây là sản phẩm về thức ăn nên việc thiết kế một sản phẩm phù hợp chonhiều đối tượng là hết sức khó khăn bởi vì mỗi người có một khẩu vị riêng vàkhẩu vị cũng thay đổi theo tâm trạng.Điều cơ bản ở đây là làm sao mà phải tìmđược một khẩu vị chung cho tất cả mọi người trên địa bàn Hà Nội Vì thế công

Trang 26

tác điều tra nhu cầu là việc hết sức quan trọng, nó quyết định đến thành bại củatoàn bộ quá trình.Nếu sản phẩm mà không thích hợp thì sản phẩm sẽ không cóchỗ đứng trên thị trường, khi thiết kế lại thì gây lãng phí nguồn lực, thậm chí gâymất uy tín cho doanh nghiệp.

Trước nhu cầu thực tế của khách hàng bây giờ thì bước đầu chúng ta chỉnên tập trung vào hai đối tượng khách hàng tiềm năng là: đối tượng nhân viêncác công ty và đối tượng học sinh,sinh viên.Đây là hai đối tượng chính sẽ tiêu thụsản phẩm của Công ty, họ vì điều kiện thời gian nên họ đang rất cần những sảnphẩm thức ăn nhanh,lượng tiêu thụ của hai đối tượng sẽ rất lớn vì thế cần tậptrung điều tra hai đối tượng này.Sở dĩ phân loại thành hai đối tượng trên bởi vìđây là hai đối tượng có đặc điểm, điều kiện hết sức khác nhau:

-Nhân viên các Công ty là những người trong tuổi lao động, họ tham giavào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty.Trên địa bàn Hà Nội đốitượng này có các đặc điểm sau:

+Đây là đội ngũ trí thức, có trình độ được đào tạo bài bản trong các trườngđại học, cao đẳng.Họ làm việc trong các công ty Nhà nước, lẫn các công ty ngoàiquốc doanh.Do tốc độ phát triển kinh tế đang tăng nhanh nên công việc của họkhá bận rộn, đa số là dành thời gian nhiều trên công sở

+Đa số các nhân viên đều làm giờ hành chính theo quy định của Nhà nướclên họ thường làm 8h một ngày trong các ngày trong tuần trừ thứ7, Chủnhật.Hàng ngày họ bắt đầu làm việc lúc 7h30’sáng đến 11h30 và nghỉ trưa đến13h30 và làm việc đến 17hh30.Vì thế thời gian của họ cũng khá eo hẹp nên thờigian dành cho ăn nhanh của họ là từ 6h30 đến 7h15’ và buổi trưa từ 12h00’ đến13h00’.Đây là khoảng thời gian chung của mọi nhân viên, tùy điều kiện cụ thểcủa từng người về công việc, điều kiện đi lại mà thời gian này bị thu hẹpxuống.Qua đây có thể thấy thời gian dành cho ăn uống của họ rất ít nên họ rấtcần đến thức ăn nhanh

+Về thu nhập thì đối tượng này có thu nhập tương đối cao, trung bìnhthường dao động từ 2-5triệu đồng.Một số đối tượng có thu nhập cao hơn hoặcthấp hơn nhưng số lượng không nhiều bởi các công ty áp dung mức lương cạnh

Trang 27

tranh nên chênh lệch lương không nhiều.Nói chung đây là đối tượng có thu nhậpkhá ổn định mặc dù có sự thuyên chuyển các vị trí giữa các công ty.

+Do các đặc điểm về nghề nghiệp như trên nên đối tượng này có yêu cầu vềthức ăn nhanh khá cao.Họ cần một loại thức ăn nhanh có đẳng cấp: có hương vịđặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao, tiện lợi, đảm bảo tiêu chuẩn và chi phí khôngthấp quá.Đối tượng này cũng khá kỹ tính trong việc chọn lựa laọi thức ăn phùhợp với công việc, điều kiện và đẳng cấp nghề nghiệp

-Đối tượng thứ hai là học sinh, sinh viên Họ đang học tập trong các trườngđại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường trung học phổthông.Theo số liệu điều tra đã nói ở trên thì với hơn 30 trường đại hoc, cao đẳng

và 24 trường trung học phổ thông trên địa bàn thì đây cũng là một đối tượng kháđông đảo sẽ có nhu cầu lớn về thức ăn nhanh.Về đối tượng này thì có một số đặcđiểm cơ bản sau:

+Bây giờ, do nhu cầu học tập ngày càng cao nên thời gian dành cho chămsóc bản thân cũng rất hạn chế, đặt biệt là những đối tượng mà phải xa gia đìnhlên ở trọ tại Hà Nội.Ngoài thời gian học trên lớp họ còn rất tích cực học thêmngoại ngữ tại các trung tâm và tham gia các hoạt động sôi động khác mà chỉ có ởsinh viên.Đồng thời, xu hướng của Bộ giáo dục đào tạo là chuyển giáo dục Đạihọc từ theo kiểu Niên chế sang kiểu Tín chỉ thì thời gian của sinh viên không còn

cố định nữa.Nếu giáo dục theo kiểu Niên chế thì lịch học của sinh viên sẽ được

cố định, nên họ có thể sắp xếp thời gian của mình theo lịch trình.Nhưng giáo dụctheo kiểu Tín chỉ thì mỗi sinh viên có một lịch riêng của mình, và theo lớp mônhọc mở nên nhiều khi họ không có thời gian chăm sóc bữa ăn cho riêng mình.+Hàng ngày giờ học của họ có thể thống kê như sau

Ngày đăng: 06/04/2013, 20:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Kênh phân phối của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Sơ đồ 2 Kênh phân phối của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Trang 9)
Bảng 2.Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2002- 2006 - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 2. Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2002- 2006 (Trang 11)
Bảng 2. Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2002- 2006 - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 2. Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2002- 2006 (Trang 11)
Bảng 3: Máy móc thiết bị đang sử dụng - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 3 Máy móc thiết bị đang sử dụng (Trang 13)
Bảng 3: Máy móc thiết bị đang sử dụng - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 3 Máy móc thiết bị đang sử dụng (Trang 13)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu chủyếu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh   doanh của công ty - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 4 Một số chỉ tiêu chủyếu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 15)
Nhìn chung, các chỉ tiêu qua các năm đều tăng, điều đó thể hiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả.Thu nhập của  người lao động ngày càng tăng, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ngày càng  nhiều. - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
h ìn chung, các chỉ tiêu qua các năm đều tăng, điều đó thể hiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả.Thu nhập của người lao động ngày càng tăng, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều (Trang 16)
Bảng 5.Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ năm 2004 - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 5. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ năm 2004 (Trang 16)
Bảng 6: Một số nhà cung ứng của Công ty hiện nay - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 6 Một số nhà cung ứng của Công ty hiện nay (Trang 31)
Bảng 6: Một số nhà cung ứng của Công ty hiện nay - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 6 Một số nhà cung ứng của Công ty hiện nay (Trang 31)
Để lựa chọn được nhà cung cấp tốt, Công ty tiến hành lập bảng so sánh các nhà cung ứng cùng cung cấp một loại nguyên vật liệu - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
l ựa chọn được nhà cung cấp tốt, Công ty tiến hành lập bảng so sánh các nhà cung ứng cùng cung cấp một loại nguyên vật liệu (Trang 33)
Bảng 7: So sánh các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nhà cung cấp - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
Bảng 7 So sánh các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nhà cung cấp (Trang 33)
3.3.Bố trí sản xuất sản phẩm - Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội
3.3. Bố trí sản xuất sản phẩm (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w