Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt củabiến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Công ướcKhung của Liên hợp Quốc về Biến đổi
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 03
Phần I: Tổng quan QLNN về ứng phó BĐKH 04
1 Biến đổi khí hậu 04
1.1 Nhận thức về biến đổi khí hậu 04
1.2 Các hiện tượng biến đổi khí hậu 04
1.3 Nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu 05
1.3.1 Tác động từ con người 05
1.3.2 Kiến tạo mảng 06
1.3.3 Thay đổi quỹ đạo 07
1.3.4 Hiện tượng núi lửa 07
1.3.5 Thay đổi ở đại dương 07
1.4 Những ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới con người 08
1.4.1 Ảnh hưởng tới các ngành kinh tế 08
1.4.2 Ảnh hưởng tới sức khỏe 11
1.4.3 Ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội 12
2 Nhận thức về ứng phó biến đổi khí hậu 13
2.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu 13
2.2 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu 15
2.3 Liên ngành 15
3 Quản lý nhà nước về ứng phó biến đổi khí hậu 16
3.1 Khái niệm 16
3.2 Nội dung 16
3.3 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới 21
Phần II: Thực trạng QLNN về ứng phó BĐKH ở VN 23
1 Biến đổi khí hậu và những tác động của BĐKH ở VN 23
1.1 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Tây Bắc 23
1.2 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Đông Bắc 23
1.3 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ 24
1.4 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Bắc Trung Bộ 24
1.5 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Nam Trung Bộ 25
1.6 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Tây Nguyên 25
Trang 21.7 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Đông Nam Bộ 261.8 Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Tây Nam Bộ27
Trang 32 Thực trạng QLNN về ứng phó biến đổi khí hậu ở VN 28
2.1 Quan điểm 28
2.2 Định hướng 28
2.3 Công cụ 29
2.4 Tổ chức bộ máy và trách nhiệm các cơ quan QLNN 31
2.5 Tổ chức triển khai thực hiện 32
Phần III: Đánh giá, kiến nghị QLNN về ứng phó BĐKH ở VN 34
1.Kết quả đạt được 34
2 Hạn chế, yếu kém 36
3 Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém 37
4 Kiến nghị cho hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH 38
KẾT LUẬN 39
Danh mục tài liệu tham khảo 40
Danh sách phân công thành viên 40
Trả lời câu hỏi sau thuyết trình 41
Trang 4MỞ ĐẦU
Cùng với tiến trình phát triển của nhân loại, các hoạt động của con ngườitrong nhiều thập kỷ gần đây (gia tăng dân số, khí thải công nghiệp, ) đã ảnhhưởng xấu đến môi trường Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớnnhất với nhân loại trong thế kỷ 21
Sự thất thường của thời tiết, sự cực đoan của khí hậu trong những năm vừaqua đã lên đến mức cực điểm Trái Đất đang ngày càng nóng lên, kéo theo đó làtoàn thế giới đã phải chịu những thiên tai ngoài sức chịu đựng của con người Lũlụt, hạn hán, sóng thần, và rất nhiều các cơn bão có sức tàn phá lớn đang ngày mộtdiễn ra nhiều hơn Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế, xã hội, với những diễn biến phức tạp mà dễ thấy nhất làhiện tượng nước biển dâng, sự nóng lên của Trái Đất, hiệu ứng nhà kính, vớicường độ ngày càng khó lường Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về BĐKH(IPCC), đến năm 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4 oC đến 5,8 oC Sựnóng lên của bề mặt Trái Đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làmmực nước biển dâng cao thêm khoảng 90cm, sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ vànhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp
BĐKH gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu, vì vậy, ứngphó với BĐKH là việc các quốc gia trên thế giới quan tâm hàng đầu Việt Namđược coi là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi quá trình biếnđổi khí hậu Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta
đã có những chính sách tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như giảm nhẹtác động của biến đổi khí hậu
Trang 5PHẦN I TỔNG QUAN QLNN VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1 Biến đổi khí hậu
1.1 Nhận thức về biến đổi khí hậu:
Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm
mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàngthập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân Theo đó, những thay đổibất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño, không thểhiện sự thay đổi khí hậu
Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt củabiến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Công ướcKhung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework
Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài" Trong định nghĩa
này, thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu
1.2 Các hiện tượng biến đổi khí hậu:
- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính: Khí nhà kính là những thành phần khí của
khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồngngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời,sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Các khí nhà kínhchủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC Khi ánh sáng mặttrời chiếu vào trái đất, một phần được trái đất hấp thu và một phần được phản xạvào không gian Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho
nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độtrái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả
là trái đất nóng lên Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã định nghĩa: "Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu"
(khoản 25 Điều 3)
- Hiện tượng mưa axít Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hòa
tan trong nước mưa (trong đó chủ yếu là SO2 và NO2) tạo thành các axit khác nhau
- Thủng tầng ozon Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiệnnhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng Ozon là chất hấp thụ mạnh
Trang 6các tia tử ngoại, tia nhìn thấy và tia hồng ngoại Lớp ozon ngăn cản phần lớn cáctia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển trái đất Tầng ozon như lớp
áo choàng bảo vệ trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại Khôngkhí chứa một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành Vớilượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người
- Cháy rừng: Biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại với nhau: các
đám cháy rừng thải một lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển làm trái đất nóngdần lên; khí hậu ấm dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn
- Bão - lũ lụt – hạn hán:
+ Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thờitiết cực trị Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sựxuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp khơi sâu
+ Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, sau đó giảm dần hoặc dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi caotràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn
+ Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làmgiảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làmsuy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trongcác tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng củacây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh
- Sa mạc hóa: Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô
hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổikhí hậu
- Hiện tượng sương khói Sương khói là một sự cố môi trường, xảy ra do sự
kết hợp sương với khói và một số chất gây ô nhiễm không khí khác
1.3 Nguyên nhân gây ra hiên tượng biến đổi khí hậu:
Những nhân tố có thể hình thành sự biến đổi khí hậu là thay đổi bức xạ khíquyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo củaTrái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khínhà kính Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thểtăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu Một số thành phần của hệ thốngkhí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổibức xạ mặt trời vì khối lượng lớn Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷhoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài
Trang 71.3.1 Tác động từ con người:
Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng đếnkhí hậu Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là "khíhậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người”
Do đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là giảm tác động của conngười và tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứvà được
dự kiến xảy ra trong tương lai Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh
sự gia tăng các hoạt động của con người khi tạo ra các chất thải khí nhà kính, cáchoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các
hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghịđịnh thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm:
CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồnkhí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển CO2 cũng sinh ra từ cáchoạt động công nghiệpnhư sản xuất xi măng và cán thép
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệthống khí, dầu tự nhiên và khai thác than
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê
1.3.2 Kiến tạo mảng:
Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics) mô tả các chuyển động ở quy mô lớncủa thạch quyểnTrái Đất Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây
về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20
và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa
và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt Đều này cóthể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuầnhoàn khí quyển – đại dương
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến cáckiểu dòng chảy trong đại dương Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong
Trang 8việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậutoàn cầu Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại dương là
sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn lẫntrực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Đều này có ảnh hưởng rấtmạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và
đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớncacbon và làm tăng băng hà.Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn
"gió mùa lớn" trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địaPangaea, và từ mô hìnhkhí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành giómùa
Trang 91.3.3 Thay đổi quỹ đạo:
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bốnăng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trêntoàn cầu Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàngnăm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân
bố các mùa và địa lý Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay và tiến động của trục Trái Đất Kết hợp các yếu tố
trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đếnkhí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, quan
hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara, và đối với sự xuất hiện củachúng trong các địa tầng
1.3.4 Hiện tượng núi lửa:
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất lên
bề mặt của nó Phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng, là những ví
dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi vào khí quyển
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình
mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm Các vụ phun trào
của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt đấtcủa thế kỷ 20 (sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta) ảnh hưởng đếnkhí hậu đáng kể Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5 °C (0.9 °F) Vụ phun tràocủa núi Tambora năm 1815 đã khiến năm 1816 sau đó được biết đến là "nămkhông có mùa hè", đặc biệt là nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ Phần lớn các
vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây
ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt
Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng Trong khoảng thời gianrất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ,chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon CụcKhảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiềuhơn 100-300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa
1.3.5 Thay đổi ở đại dương:
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu Những dao động ngắn hạn(vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái BìnhDương (Pacific decadal oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic oscillation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng
dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay
Trang 10đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương như hoàn lưu muối nhiệt đóng vaitrò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế giới.
1.4 Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới con người:
1.4.1 Ảnh hưởng tới các ngành kinh tế:
a) Nông nghiệp:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp:
+ Mất diện tích do nước biển dâng;
+ Bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của BĐKH: hạnhán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa,…
- BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu
khí hậu
+ Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời giannắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữacác tập đoàn cây, con trên các vùng sinh thái
+ Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuấthàng hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổtruyền Tại Việt Nam, ơ mức độ nhất định, BĐKH làm mất đi một số đặcđiểm quan trọng của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc
- BĐKH gây ra nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi
+ Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sôngdâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phíaBắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam Việt Nam
+ Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài
+ Nhu cầu tưới tiêu và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng củanhiều hệ thống thủy lợi Mặt khác, dòng chảy lỹ gia tăng có khả năngvượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đậo vàquản lý tài nguyên nước
b) Lâm nghiệp:
- BĐKH làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng
Trang 11+ Diện tích rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biểndâng;
+ Nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho cáclĩnh vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tácđộng lớn nhất đối với sản xuất lâm nghiệp
- BĐKH làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng Nâng cao nền nhiệt độ, lượng
mưa, lượng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị nhiệt độ, cường độ mưa và suy giảmchỉ số ẩm ướt… làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới và ranh giới nhiệt đới với nềnnhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch chuyển lên cao, tức là về phía đỉnh núi Rừngcây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các đai cao hơn, rừng rụng lá với nhiều câychịu hạn phát triển mạnh…
- BĐKH làm suy giảm chất lượng rừng
+ Phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâubệnh ngoại lại;
+ Các quá trình hoang mạc hóa làm suy giảm nghiêm trọng chất lượngđát, chỉ số ẩm ướt giảm đi gây ra suy giảm sinh khối trên hầu hết các loạirừng, đặc biệt là rừng sản xuất Số lượng quần thể của các loài động vậtrừng, thực vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơtuyệt chủng
- Gia tăng nguy cơ cháy rừng do:
+ Nền nhiệt độ cao hơn, lượng bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cường độkhô hạn gia tăng;
+ Tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thường xuyên
- BĐKH gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng Các biến
động, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do BĐKH, hệ sinh thái rừng
sẽ bị suy thoái trầm trọng gây ra nguy cơ tuyệt chủng của một số loài, làm mất đinhiều gen quý hiếm
c) Thủy sản:
- BĐKH làm ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh trên biển
Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú của một số thủy sản, quátrình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinhvật, làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác, ảnh
Trang 12hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản; thúc đẩy quá trinhsuy thoái của san hô hoặc thay đổi quá trình sinh lý và sinh hóa trong quan hệ cộngsinh giữa san hô và tảo.
Làm thay đổi về vị trí, cường độ dòng triều, các vùng nước trồi và gia tăng tần
số, cường độ bão cũng như các xoáy thuận nhiệt đới và các xoáy nhỏ Cường độbão tăng kết hợp với mưa bão tăng, nồng độ muối cũng giảm đi ảnh hưởng đếnsinh thái của một số loài nhuyễn thể
- BĐKH tác động đến môi trường thủy sản nuôi trồng
+ Hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc dộ sinh trưởngcủa thủy sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi vớimôi trường thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh;
+ Các điều kiện thủy lý và thủy hóa có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chấtlượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh;
+ Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trongcác rừng ngập mặn Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượngnuôi trồng giảm đi rõ rệt
- BĐKH tác động đến kinh tế thủy sản
+ Suy giảm sản lượng và chất lượng thủy sản biển cũng như thủy sảnnước ngọt, diện tích nuôi trồng thủy sản, thời gian đánh bắt và năng suấtkhai thác nghề cá trên biển
+ Chi phí tu sửa, bảo dưỡng, xây dựng mới bến bãi, cảng cá ngư cụ, tàuthuyền đều gia tăng đáng kể
d) Công nghiệp:
- BĐKH ảnh hưởng đến cơ cấu Công nghiệp theo ngành
+ Cơ cấu các ngành Công nghiệp có sự chuyển dịch kịp thời phù hợpvới mọi biến động về tự nhiên cũng như về kinh tế xã hội trong nước vàngoài nước
+ Buộc phải cải cách cơ cấu nghệ nghệ theo hướng thay đổi hoặc bổsung công nghệ nhằm hoàn thiện hiệu suất năng lượng và giảm tổnglượng phát thải khí nhà kính
Trang 13+ Phát triển năng lượng tái tạo, tổ chức sản xuất năng lượng từ rác thải,sản xuất năng lượng sinh học, thu hồi nhiệt dư trong nhà máy sản xuất ximăng và nhà máy thủy điện.
- BĐKH ảnh hưởng đến cơ cấu Công nghiệp theo lãnh thổ
Phần lớn các khu Công nghiệpđ ều trên vùng đồng bằng thấp trung dễ bị tổnthương trước nguy cơ BĐKH đặc biệt là nước biển dâng; vùng nguyên liệu Côngnghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi về quy mô sản xuất cũng như về khối lượng sảnphẩm Vì vậy, có thể và cần thiết phải có sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ trongquy hoạch lâu dài của các ngành công nghiệp
- BĐKH ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp trọng điểm
+ Khai thác than antrxit ở Quảng Ninh cũng như triển vịnh khai thácthan nâu ở đồng bằng sông Hồng sẽ càng khó khăn hơn
+ Khai thác dầu khí ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa,công nghiệp lọc – hóa dầu phải tăng thêm chi phí vận hành, bảo dưỡng,duy tu máy móc, phương tiện
+ Công nghiệpcchế biến lương thực, thực phẩm cũng gặp nhiều trở ngạiđối với quá trình chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, chếbiến hải sản, thủy sản
e) Du lịch:
- BĐKH gây nhiều khó khăn cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững: tác
động mạnh mẽ đến cả 3 yếu tố bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và điềukiện tự nhiên
- BĐKH tác động đến các ngành du lịch như sau:
Ngành du lịch Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Biển + Gia tăng nhu cầu và thời
gian trong năm để du lịchbiển, nhất là ở các vùng biểnphía Bắc;
+ Nhiều vùng biển tăng thêm
mỹ quan và sức hấp dẫn hơnnhờ không gian biển mênh
+ Một số công trình trên cácbãi biển đều phải dần dầnnâng cấp để thích ứng vớimực nước biển dâng;
+ Một số bãi biển sâu hơn vàsóng biển cao hơn;
Trang 14mông hơn, thoáng đãng hơn + Nhiều chuyến du lịch biểncó thể gặp nhiều rủi ro hơn;
Sinh thái
Nhu cầu du lịch sinh thái, đặcbiệt là du lịch các khu bảo tồnthiên nhiên ngày càng caohơn
+ Đơn vị tổ chức du lịch vàngười du lịch có thể gặp nhiềutrở ngại hơn;
+ Chi phí cho các cuộc du lịchsinh thái chắc chắn tăng lên
Núi cao
Có nhu cầu cao hơn khiBĐKH kéo theo sự gia tăngthời tiết khắc nghiệt
+ Thu hẹp vùng có nhiệt độ lýtưởng, có sinh cảnh hấp dẫn
và thích hợp cho du lịch;
+ Gia tăng rủi ro trong suốthành trình
1.4.2 Ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe cộng đồng:
- BĐKH dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người (HDI)
Do BĐKH, tốc độ tăng trưởng DGP không ổn định, cộng đồng người nghèokhông có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quan cũng
bị ảnh hưởng Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với những cố gắngtrong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
- BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể
+ Kéo dài thời gian duy trì thời tiết bất lợi trong đời sống hàng ngày gâynhiều khó khăn cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trườngsinh hoạt, đặc biệt là lao động nặng, hoạt động thể thao, luyện tập quânsự…
+ Thời tiết cực đoan gai tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đới vớingười già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh…
- BĐKH làm gia tăng bệnh tật và các vật chủ truyền bệnh
+ Theo WHO, BĐKH góp phần gia tăng 11 bệnh truyền nhiễm quantrọng, trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản…
Trang 15+ Có sự phát sinh, phát triển đáng kể của các dịch cúm quan trọng làAH1N1 và AH5N1, sốt rét quay trở lại nhiều nơi, nhất định là ở vùngnúi, sốt xuất huyết cũng hoành hành trên nhiều địa phương.
+ Gia tăng các điều kiện thuậ lợi cho phát sinh, phát triển và lan truyềncác vật chủ mang bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm, giảm sức đề khángcủa cơ thể con người
1.4.3 Ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội:
a) An ninh môi trường:
- Sử dụng chung nguồn nước: Việt Nam có khoảng 2/3 tổng lượng nước là từ
bên ngoài lãnh thổ chảy vào Việc sử dụng nước phía thượng nguồn, việc xây dựngcác công trình thủy lợi, thủy điện của các quốc gia trên thượng nguồn các sông lớn(sông Hồng, sông Cửu Long) sẽ là một khó khăn rất lớn cho chúng ta trong sửdụng nguồn nước và bảo vệ môi trường BĐKH sẽ làm suy thoái tài nguyên nước,trong khi nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng
và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước
- Tị nạn môi trường/khí hậu (trong nước và quốc tế) do mất nơi ở hoặc do
bệnh tật và nghèo đói Có những cảnh báo cho rằng, vấn đề tị nạn khí hậu khôngchỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn đề chính trị, chiếntranh
- An ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái, sự xâm lấn của các
sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen
b) Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu là những công trình xây dựng thuộc tất cả cáclĩnh vực của đời sống và sản xuất như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải,công nghiệp, nông nghiệp, du lịch – dịch vụ Đặc trưng của những đối tượng này làthời gian tồn tại tương đối dài, có thể hàng thế kỷ và chịu tác động trực tiếp và liêntục của khí hậu, thời tiết, và hiện nay là BĐKH với xu hướng ngày càng gia tăng.BĐKH sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ antoàn của các công trình được thiết kế
c) Lao động, việc làm:
- BĐKH làm cho việc làm trong nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn
và điều kiện làm việc tồi tệ hơn
Trang 16- BĐKH làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm (VD từ
nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ), làm giảm thời gianlàm việc, giảm thu nhập và làm tăng lương lao động di cư của địa phương
Nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội (năm 2011) về tác động xủabiến đổi khí hậu đến việc làm của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010 cho thấy, cáchiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm tiềm năng tạo việc làm bình quânkhoảng 0,22% /năm (tương đương với khoảng 1400 việc làm mỗi năm bị mất đi).Tác động của biến đổi khí hậu đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua tácđộng đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khíhậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, biến đổi khí hậu sẽ làtrở ngại lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia và của từng người dân.Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và xã hội (năm 2011) cho thấy, tại Sơn
La, khi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu giảm đi 1% thì tỷ lệnghèo tăng thêm 0,51%; còn ở Hà Tĩnh, khi tăng trưởng kinh tế giảm đi 1% thì tỷ
lệ nghèo tăng lên 0,74% Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ kéo lùi những thành quả
về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng phải được trợ giúp trong ngắnhạn và dài hạn
d) Giao thông, vận tải:
- BĐKH ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
+ Nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ, đường giao thông nội bộ, cảng biển vàcảng hàng không có thể bị ngập;
+ Xói lở các nền móng, phá vỡ kết cấu đường, nhất là ở vùng núi, cáccông trình giao thông đường bộ, đường sắt cũng như đường ống;
+ Thúc đẩy sự thoái hóa và hư hại của các công trình giao thông vận tảicác loại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các công trình và phương tiệngiao thông vận tải
- BĐKH tác động tiêu cực đến hoạt động giao thông vận tải
+ Tăng nguy cơ rủi ro;
+ Tăng chi phí thiết bị, động cơ, phương tiện
2 Nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu
Khi biến đổi khí hậu là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hộitrong tương lai thì công tác ứng phó với biến đổi khí hậu được đánh giá là hoạt
Trang 17động ưu tiên của bất kỳ địa phương, quốc gia, lãnh thổ nào trên thế giới Ứng phóvới BĐKH bao gồm 2 mảng: thích ứng và giảm nhẹ.
2.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu:
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đối vớihoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương
do các tác động của BĐKH và tận dụng các cơ hội thuận lợi mà mỗi khí hậu manglại
Trang 18+ Di cư trong vùng đất ngậpnước.
Hệ thống
con người
Côngcụ
+ Mua bảo hiểm;
+ Thay đổi phí bảo hiểm;
+ Thay đổi cách điều hòanhiệt độ
Cánhân
+ Bảo tồn bãi biển
Vấn đề
Hạn hán
Hứng nước mưa, bảo vệ nguồn nước và giảm thất thoát, phục hồi
hệ sinh thái, thay đổi tập quán canh tác, cây trồng chịu hạn, xen canh, dự trữ giống, đa dạng hóa kinh tế
Lũ lụt
Phục hồi hệ thực vật ven bờ, nâng cao nền nhà (trường, bệnh viện),đường vượt lũ, thay đổi thời vụ, cây trồng, quy hoạch sử dụng đất,
hệ thống cảnh báo sớmNước biển Điều chỉnh thời gian và khu vực chăn thả, trồng cây bóng mát,
Trang 19dâng cao chuyển sang giống cây chịu nắng, cải thiện y tế công cộng, quản lí và thanh toán dịch bệnh.
Gió mạnh,
bão
Nhà và công trình chịu được gió mạnh, trồng và phục hồi rừng, trồng cây chắn gió, hẹ thống cảnh báo sớm
Trang 202.2 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thảinhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứ khí nhà kính như:
+ Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
+ Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặttrời, thủy điện, năng lượng gió…)
+ Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh,rừng)
+ Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tựnhiên, nhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus)
2.3 Tích hợp các yếu tố BĐKH vào quy hoạch phát triển (liên ngành):
BĐKH là vấn đề trước mắt đồng thời cũng là vấn đề lâu dài, cho nên ứng phóvới BĐKH đòi hỏi cần phải cân nhắc cả nhu cầu hiện tại của cộng đồng và tầmnhìn dài hạn về cách thức kiểm soát tác động trong tương lai Hiện tại các hiệntượng đi kèm với BĐKH như bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… ảnh hưởng đếcộng đồng và các lĩnh vực Trong khi việc quan trọng hiện nay là xem xét BĐKHlàm tăng mức độ nghiêm trọng của các rủi ro hiện có đến mức nào, thì bên cạnh đócũng cần cân nhắc đến khía cạnh BĐKH sẽ ảnh hưởng đến phát triển trong tươnglai như thế nào
Tích hợp hoặc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch phát triển và quy hoạch sửdụng đất là bảo đảm đến mức độ tối thiểu các rủi ro liên quan đến khí hậu tại nơiđược quy định Tích hợp BĐKH vào quy hoạch phát triển nhằm đạt được 2 mụcđích sau:
(1) Bảo đảm phát triển mới thích nghi với BĐKH bằng cách:
- Tránh phát triển mới trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng như mực nước
biển dâng, lũ lụt, lũ quét, lở đất, xói mòn bờ biển, bờ sông;
- Bảo đảm nhà cửa, trụ sở, đường xá cao để tránh lũ;
- Điều chỉnh chuẩn thiết kế và xây dựng tính đến sức gió do bão mạnh hơn;
- Bảo đảm các công trình xây dựng mới không làm cho thực trạng trở nên xấu
hơn
Trang 21(2) Giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH bằng cách thu carbon và giảm thải khí nhà kính như:
- Trong quy hoach sử dụng đất tránh làm mất diện tích rừng hiện có và thúcđẩy trồng phục hồi diện tích rừng bị thoái hóa;
- Giảm thiểu khoảng cách đi lại giữa các khu công nghiệpvà các đầu mối cungcấp bến, bãi;
- Giữ quỹ đất choác công trình năng lượng tái sinh trong tương lai như nănglượng gió, năng lượng mặt trời ;
- Giữ quỹ đất chuẩn bị cho sản xuất năng lượng sinh học trong tương lai
3 Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
(1) Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu
- Cảnh báo sớm: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi
khí hậu và nước biển dâng đáp ứng yêu cầu xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi
ro thiên tai, khí hậu Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượngthủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan
Mở rộng và tăng cường hệ thống quan trắc và giám sát khí tượng thủy văn với sựtham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà nước trên cơ sởthống nhất quản lý về chuyên môn và thông tin số liệu của ngành khí tượng thủyvăn
- Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai:
+ Rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trongvùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai dobiến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên taitrọng điểm, cấp bách
Trang 22+ Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệuquả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệuquả lâu dài.
+ Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núitrọc, bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng caokhả năng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoáiđất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinhthái đất ngập nước; phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ đất có rừng lên45%
Trang 23(2) Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước
- An ninh lương thực:
+ Duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp tại các vùng, cácđịa phương để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khíhậu
+ Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phùhợp với điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc điểm sinhthái các vùng, địa phương, tận dụng các cơ hội để phát triển nông nghiệpbền vững
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnhcây trồng và vật nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu Hoàn thành cơbản vào năm 2020 và tiếp tục hoàn thiện trong các giai đoạn tới
- An ninh tài nguyên nước
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước liênquan tới biến đổi khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá,
dự báo, quan trắc chất lượng, số lượng trong khai thác và sử dụng tài nguyênnước
+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đánh giá, kiểm soátchất lượng, số lượng và chia sẻ lợi ích nước xuyên biên giới
+ Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quy định khai thác, sử dụngtiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước thích ứngvới điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng
+ Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công trình thủy lợi, thuỷ điện,
hệ thống đê sông, đê biển, bảo đảm ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán,nước biển dâng, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu
+ Hoàn chỉnh các quy trình quản lý tổng hợp và các công trình khaithác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học trong điềukiện biến đổi khí hậu vào năm 2050
+ Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước; tăng cường thực hiện quyhoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp phát triển bền vững tài nguyênnước quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cơ bản hoàn thành vàonăm 2020 và hoàn thiện trong giai đoạn tiếp theo
Trang 24(3) Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp các vùng dễ bị tổn thương
- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo mức độ, tác động và tính dễ bị tổn thương donước biển dâng tới các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng
- Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch các khu dân cư ứng phó với biến đổikhí hậu; củng cố, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu đảm bảo mức tốithiểu chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5%; chống xâm nhậpmặn tại các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất; chống ngập các thành phố, đô thị lớn,các khu công nghiệp, các khu dân cư lớn; chú trọng phát triển các công trình quy
mô lớn, đa mục tiêu, khu chứa nước, vùng đệm, vành đai xanh
- Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp vớiđiều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng
(4) Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, khuyến khích doanhnghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế Đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ,phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp;nâng tỷ lệ đất có rừng lên 45%; quản lý bền vững và có hiệu quả 8,132 triệu harừng sản xuất, 5,842 triệu ha rừng phòng hộ và 2,271 triệu ha rừng đặc dụng
- Xây dựng, thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thôngqua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảotồn và nâng cao khả năng hấp thụ các-bon của rừng, kết hợp với duy trì và đa dạnghóa sinh kế dân cư các vùng, địa phương, hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu
(5) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
- Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới:
+ Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất nănglượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm nănglượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học,năng lượng vũ trụ; xây dựng và triển khai rộng rãi các chính sách huyđộng sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội trong ứng dụng vànhân rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
+ Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộcác nguồn năng lượng; tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo
Trang 25lên khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 vàkhoảng 11% vào năm 2050.
- Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón, thức
ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển sửdụng khí sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông nghiệp lạchậu tiêu thụ nhiều năng lượng
- Quy hoạch quản lý chất thải, tăng cường năng lực quản lý, giảm thiểu chấtthải, tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí nhà kính Đến năm
2020, 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử
lý, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng
(6) Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch
+ Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội của các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở khoa học, hiệuquả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu vànước biển dâng Đến năm 2015, ban hành các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế xã hội của các Bộ, ngành, địa phương đã được ràsoát, điều chỉnh
+ Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương; điều chỉnh, bổ sung, hoànthiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạtầng dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu Thực hiện từng bước để đếnnăm 2030, hoàn thiện và ổn định các khu kinh tế bền vững, chống chịu
an toàn với biến đổi khí hậu
- Hoàn thiện và tăng cường thể chế
+ Thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu là cơ quan tư vấn giúpThủ tướng Chính phủ trong nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giảipháp quan trọng mang tính chiến lược; huy động, điều phối và giám sátcác nguồn lực triển khai các chiến lược, chương trình nhằm ứng phó hiệuquả với biến đổi khí hậu
+ Nghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, pháp luật vềbiến đổi khí hậu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, hài
Trang 26hòa với các chính sách toàn cầu và các điều ước quốc tế về biến đổi khíhậu mà Việt Nam tham gia.
+ Tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉđạo, phối hợp liên ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệulực, hiệu quả công tác quản lý các vấn đề biến đổi khí hậu từ trung ươngđến địa phương
(7) Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
- Tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứngphó với biến đổi khí hậu; chú trọng các kinh nghiệm ứng phó tại chỗ và vai trò củachính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng ứng phó hiệu quả với biếnđổi khí hậu Đảm bảo năm 2020 mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sócsức khỏe cơ bản; năm 2030 được chăm sóc sức khỏe đầy đủ
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và cácthành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu
(8) Phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Phát triển các chuyên ngành khoa học về quản lý, đánh giá, giám sát và dựbáo tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sứckhỏe, sản xuất, tiêu dùng
- Tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứngdụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhàkính
- Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụnghiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, nhiên liệu, vật liệu mới tronggiảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnhtranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh
(9) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về biến đổi khí hậu
- Tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trìnhthực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước
Trang 27quốc tế có liên quan; tích cực, chủ động, sáng tạo xây dựng các thỏa thuận, hiệpđịnh đa phương và song phương về biến đổi khí hậu.
- Rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phù hợp với luậtpháp và các thỏa thuận, hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam làthành viên
- Tăng cường thông tin đối ngoại về biến đổi khí hậu, chú trọng các hoạt độnghợp tác trong giám sát, chia sẻ thông tin trong các vấn đề xuyên biên giới nhằmđảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia
(10) Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả
- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và tăng cường vận động tài trợ quốc tế
- Tích cực tham gia các chương trình quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhàkính nhằm tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực để triểnkhai các chương trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
- Tăng cường công tác quản lý, cơ chế phối hợp trong việc sử dụng các nguồnvốn trong và ngoài nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu có trọng tâm, trọngđiểm, đạt hiệu quả cao, đặc biệt ưu tiên các dự án cấp bách, không thể trì hoãn
- Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoàinước cung cấp, đầu tư tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu
3.3 Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới:
3.3.1 Philipines:
Philipppines dẫn đầu danh sách của Ngân hàng Thế giới (WB) về các nước chịuảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu khi đất nước với 7.000 hòn đảo nàyphải hứng chịu những cơn bão cường độ rất mạnh ngày một nhiều hơn
Trong 5 năm qua, Philippines đã hứng chịu nhiều cơn siêu bão, gây thiệt hạinặng nề cả người và của Một số cơn bão thậm chí đã đổ bộ vào những vùng từtrước đến này chưa hề chịu ảnh hưởng của bão như Mindanao Tháng 11/2013,siêu bão Haiyan đã tràn qua vùng miền trung Philippines cướp đi mạng sống củahơn 6.000 người và gây thiệt hại ước tính 12,9 tỷ USD
Một số bài học QLNN về ứng phó với BĐKH của Philipines:
- Nâng cao hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về hạ tầng cấp thoát nước và xâydựng, sao cho việc quy hoạch có thể tránh ngập nước trong siêu bão (quy chuẩn