1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam

22 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 68,21 KB

Nội dung

Khi tiến hành khai thác một số loại khoáng sản, chúng ta phải sửdụng nguồn nước mặt cũng như nước ngầm, có trường hợp, hoạt động khai thác khoángsản ảnh hường trực tiếp tới nguồn tài ngu

Trang 1

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Bài tiểu luận: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Ở VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: NHÓM 4 Giảng viên hướng dẫn: TRẦN VĂN TIẾN

Hà Nội, ngày 8 tháng 2 năm 2017

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinhkhoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triểnmạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản Qua 65 nămnghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùngvới các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đếnnay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn

60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chấtcông nghiệp và vật liệu xây dựng

Trong hơn nửa thế kỉ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản trên thị trường Thế giớităng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác và cạn kiệt tài nguyên khoáng sản và để lạinhiều hậu quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trênThế giới Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các Tập đoàn khaikhoáng đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động quản lý nhằm quản lý, khai thác

sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai

Trang 3

I.Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam

1 Khái niệm khoáng sản

Được đánh giá là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, Việt Nam hiện có trên

5000 mỏ và điểm khoáng sản với hơn 60 loại khoáng sản khác nhau Đặc điểm chungcủa khoáng sản Việt Nam phần lớn là tụ khoáng có quy mô vừa và nhỏ, phân bố rải rác;các loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều Các mỏ đều nằm ở vùng sâuvùng xa không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nên khả năngkhai thác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không cao

Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ trái đất, mà thành phần hóa học và cáctính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vựcsản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân Điều 3, Luật Khoáng sản 2010:

“Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiênkhoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thểđược khai thác ”

Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, do vậy vấn đề đặt ra cho con người là phảitìm cách tăng khả năng thu hồi tài nguyên trong quá trình khai thác và nâng cao hiệu quả

sử dụng tài nguyên

2 Vai trò của khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản rất cần thiết với hoạt động sản xuất của con người, vai trò củakhoáng sản thể hiện từ những dạng hết sức thô sơ như đất san lấp, đá xây dựng, cho đếnnhững khoáng sản đặc biệt phục vụ cho sự phát triển các phương tiện kĩ thuật hiện đại(như đất hiếm (TR), Pt ) Do vậy, khoáng sản đã được xem như là một trong những chỉtiêu đánh giá tiềm lực kinh tế - quốc phòng của một quốc gia

3 Phân loại khoáng sản

3.1 Theo mục tiêu sử dụng:

- Khoáng sản kim loại

- Khoáng sản phi kim loại

- Khoáng sản rắn

- Khoáng sản lỏng/khí

3.2 Theo trạng thái:

- Khoáng sản rắn

Trang 4

- Khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng, nước nóng)

- Khoáng sản khí

4 Đặc điểm của khoáng sản

- Là tài sản hữu hình, có một số đặc tính như: có chủ sở hữu, có đặc tính vật lý, có thểtrao đổi được, có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất, là những thứ đã tồn tại (tài sảntrước kia) đang tồn tại và có thể có trong tương lai

- Tính hữu hạn không tái tạo

-Địa tô chênh lệch (lợi thế so sánh): tương tự như đối với một số loại tài nguyên thiênnhiên khác (tài nguyên đất, tài nguyên rừng ), khoáng sản cũng có địa tô chênh lệch.Địa tô chênh lệch phụ thuộc vào đặc điểm mỏ khoáng sản, thay đổi theo thời gian, khônggian cũng như sự phát triển của trình độ khoa học – công nghệ khai thác, chế biến loạikhoáng sản đó

- Quan hệ hữu cơ với tài nguyên đất: khoáng sản luôn gắn liền với đất, khi khai tháckhoáng sản luôn phải sử dụng một diện tích dất mặt nhất định, kể cả khi khai tháckhoáng sản bằng phương pháp hầm lò Như vậy, khi giải quyết vấn đề sở hữu về khoángsản, cũng như khi đưa ra các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ tốt khoáng sản chưa khaithác chúng ta cũng phải giải quyết cả vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất đai, nhữngvấn đề về lợi ích khác có liên quan đối với phần diện tích có khoáng sản

- Quan hệ hữu cơ với tài nguyên nước (rừng): khoáng sản cũng có mối quan hệ hữu cơvới tài nguyên nước Khi tiến hành khai thác một số loại khoáng sản, chúng ta phải sửdụng nguồn nước mặt cũng như nước ngầm, có trường hợp, hoạt động khai thác khoángsản ảnh hường trực tiếp tới nguồn tài nguyên nước nằm trong diện tích mỏ khoáng sản.Khi đó, chúng ta phải tính đến vấn đề sử dụng tài nguyên nước

- Tính đa dụng, đa mục đích, đa khoáng và thay đổi giá trị sử dụng theo thời gian, trình

độ phát triển của khoa học công nghệ

- Tính rủi ro địa chất

5 Thực trạng

Tài nguyên khoáng sản có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của loài người, là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích, là nguồn nguyên liệu tạo ra của cải cho con người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản sẽ có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống

Ở Việt Nam, thời gian qua, ngành công nghiệp khai khoáng mặc dù chưa phát triển mạnh nhưng đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện cho các

Trang 5

ngành công nghiệp, ngành kinh tế khác phát triển và góp phần vào sự phát triển của các địa phương nơi khác Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều loạikhoáng sản được khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu Hoạt động khoáng sản từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản Theo số liệu thống kê kinh tế 6 tháng đầu năm 2015 của Tổng cục Thống kê, công nghiệp khai khoáng tiếp tục là ngành có đóng góp lớn và tăng trưởng cao, đứng ở vị trí thứ 3 trong các ngành có đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GDP Trong đó, lĩnh vực dầu thô tăng 11%, khí hóa lỏng tăng 8,4%, các sản phẩm khai khoáng khác tăng 12,1%, thu ngân sách nhà nước khoảng 25%, về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu (than đá, thiếc, kẽm, sắt, đồng, apatit v.v.) cho các ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng (nhiệt điện, ximăng, hóa chất, luyện kim ) Công nghiệp khai khoáng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam) Những đóng góp của ngành khai khoáng cho phát triển đất nước là điều đángghi nhận, tuy nhiên, ngành khai thác khoáng sản đã và đang bộc lộ nhiều nhược điểm màmột thực tế đang tồn tại gây nhiều bức xúc là hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam chưa minh bạch, thể hiện trong việc cấp giấy phép, khoanh diện tích mỏ,thiết kế mỏ, mức độ chế biến sâu, khai báo sản lượng, nộp thuế và phí…Việc tham gia Sáng kiến minh bạch khoáng sản (EITI) có vai trò quan trọng, giúp cho ngành khai khoáng Việt Nam tránh được những nguy cơ tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tài nguyên trong khai thác, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, góp phần thúc đẩy ngành khai khoáng Việt Nam.

Ngoài ra còn có:

1 Hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với vốn đầu tư (Thiếu minh bạch ngành khai

khoáng)

Trong thời gian qua, ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam tăng trưởng nhanh

và đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước (NSNN) Tuy nhiên, những đóng góp này được đánh giá chưa tương xứng với mức độ khai thác, chi phí đầu tư và tổn thất gây ra đối với môi trường, xã hội.Chính sách quản lý hiện nay cũng chưa khuyến khích doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và hiệu quả Đặc biệt, hệ thống quản lý tài chính vẫn còn nhiều lỗ hổng, tạo kẽ hở cho việc thất thoát nguồn thu NSNN Để giải được bài toán này chúng ta cần hướng tới giải pháp là minh bạch ngành khai khoáng

2.Tổn thất tài nguyên lớn do công nghệ lạc hậu và xuất khẩu khoáng sản thô

Do công nghệ khai thác chế biến chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn là những cơ sở khai thác chế biến quy mô nhỏ, khai thác và sản xuất manh mín như chì, kẽm, thiếc, antimoan, titan, crom… và một số nguyên liệu khoáng như đá vôi, đá trắng,

Trang 6

cao lanh… nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm gây thấtthoát tài nguyên lớn Một số điều tra nghiên cứu về tổn thất khai khoáng cũng cho thấy, mức độ tổn thất trong khai thác apatit là 26-43%; khai thác quặng kim loại là 15-30%; vật liệu xây dựng là 15-20% “Vấn đề bất cập trong khai thác và chế biến khoáng sản Việt Nam là có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm phụ và chất thải có thể tận thu trong chế biến khoáng sản, gây lãng phí tài nguyên đất nước Việc chậm phát triển công nghiệp chế tác thành phần có giá trị gia tăng cao, cùng với tâm lý khai thác theo kiểu “ăn xổi” để thu lợi nhanh của đại bộ phận doanh nghiệp, là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trong suốt một thời gian dài vừa qua, nước ta bị “chảy máu” xuất quặng thô, chủ yếu sang Trung Quốc

Thứ hai, tổn thất tài nguyên còn do phung phí tài nguyên do khai thác theo kiểu “ăn

xổi: Tổng kết 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản và thực tế cho thấy, tình trạng khai

thác khoáng sản tràn lan, vô tổ chức ở nhiều nơi, không chỉ làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên, mà còn ảnh hướng xấu đến cơ sở hạ tầng, phá hoại môi trường sống; tai nạn lao động khai khoáng thường xuyên xảy ra với tỷ lệ tử vong cao Điều này thể hiện trình độ phát triển thấp và công tác quản lý lỏng lẻo trong lĩnh vực này.Bên cạnh đó, mặc dù LuậtKhoáng sản quy định hạn chế khai thác xuất khẩu sản phẩm thô, song hầu hết các DN ở Việt Nam hiện nay vì muốn thu lợi nhuận nhanh nên chỉ chú trọng khai thác xuất khẩu ởmức quặng và tinh quặng Vì vậy, giá trị và hiệu quả sử dụng thấp, chưa tương xứng với giá trị tài nguyên khoáng sản, đồng thời gây lãng phí tài nguyên do không tận dụng đượcđáng kể sản phẩm khoáng sản khác đi kèm Nhiều quy mô khai thác nhỏ chỉ lấy được những phần trữ lượng giàu nhất, bỏ đi toàn bộ quặng nghèo và khoáng sản đi kèm, dẫn đến lãng phí tài nguyên Đáng lo ngại hơn, việc khai thác theo kiểu “ăn xổi” còn gây tổn thất lớn trong chế biến khoáng sản Chẳng hạn, trong khai thác vàng, độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt 30-40%, nghĩa là mất một nửa thải ra môitrường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Ngoài ra, một vấn đề đã và đang diễn ra phức tạp không những làm thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia mà còn gây mất trật tự trị an xã hội đó là tình trạng khai thác xuất khẩu trái phép khoáng sản Điển hình là tình trạng khai thác, vận chuyển xuất khẩu than trái phép diễn ra ở Quảng Ninh, quặng titan(năm 2007 xuất lậu quặng titan khoảng trên 100 nghìn tấn, năm 2008 trên 200 nghìn tấn) Các sản phẩm sau khai thác, chế biến còn nghèo nàn, phần lớn dạng thô, chất lượng thấp, có giá trị thương mại không cao và chủ yếu để xuất khẩu như dầu thô (xuất gần 100% mặc dù nước ta đã xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất) và xuất phần lớn các loại quặng Vấn đề là xuất khẩu sản phẩm thô nhưng giá trị xuất khẩu lại không đủ để nhập khẩu sản phẩm khoáng sản qua chế biến phục vụ cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế

3 Quản lý kém và để lại nhiều hậu quả về môi trường khó khắc phục

Trang 7

Các hoạt động khoáng sản thường gây ra sự biến đổi môi trường ở mức độ cao và

có tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.Với tính chất đặc thù này nên các dự án liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật BVMT Hầu hết các dự án khai thác chế biến khoáng sản đều đã thực hiện lập báo cáo tác động môi trường nhưng chậm hoặc không lập báo cáo tác động môi trường bổ sung khi mở rộng quy mô khai thác Nhiều quy hoạch khoáng sản kể cả cấp

TW (như quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến boxit, titan, crom, mangan…) và các quy hoạch cấp địa phương chưa lập báo cáo môi trường chiến lược Việc lập báo cáo tác động môi trường ở một số dự án khoáng sản chưa đảm bảo chất lượng để tổ chức thực hiện, báo cáo tác động môi trường được lập chỉ mang tính hình thức, hợp lý hóa hồ sơ là

chính Việc tổ chức triển khai ký quỹ phục hồi môi trường thực hiện không đáng kể: việc

ký quỹ phục hồi môi trường nhiều nơi chưa triển khai thực hiện được Nhiều vùng đã kết thúc khai thác nhưng chưa thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường Ở một

số điểm điều tra, cơ quan quản lý cho rằng địa phương gặp rất nhiều khó khăn để quản lýgiám sát việc sử dụng quỹ để phục hồi môi trường sau khai thác của các doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện phục hồi môi trường, địa

phương không trực tiếp quản lý nguồn vốn này nên rất khó thuê tư vấn thực hiện theo quy định

Chưa quản lý tốt chất thải độc hại: theo quy định của Luật môi trường, thông tư

36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại thì chỉ có các tổ chức, cá nhân được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số mới được phép thực hiện việc thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải nguy hại Tuy nhiên, do không quy định lộ trình

để chuẩn bị và chuyển đổi giấy phép nên việc xử lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp sản xuất đã bị ảnh hưởng, đình trệ, phải cất chứa chất thải nguy hại trong kho chờ

xử lý

Thu phí và sử dụng phí bảo vệ môi trường chưa hợp lý: phần lớn ở các vùng khai thác

khoáng sản phí bảo vệ môi trường không thu đủ theo khối lượng khai thác Thực tế các doanh nghiệp khai thác lớn hơn rất nhiều theo số lượng khai báo hoặc theo sản lượng trong kế hoạch khai thác của giấy phép Mặt khác, nếu thu đủ cũng chưa chắc dủ kinh phí để khắc phục hậu quả môi trường do khai thác khoáng sản gây ra Việc sử dụng phí bảo vệ môi trường chủ yếu là để khắc phục hậu quả môi trường, chưa chú trọng công tác phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường theo quy định Bên cạnh đó, việc sử dụng phí này cũng không công bằng, nhiều vùng mỏ bị ảnh hưởng lớn chưa được ưu tiên đầu tư khắc phục

Tình hình hoạt động của một số Quỹ BVMT địa phương

Hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi

Trang 8

Đến nay có 17/42 Quỹ triển khai hoạt động cho vay ưu đãi, tùy vào điều kiện và đặcđiểm của từng địa phương mà mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, mức vốn cho vaykhác nhau Quỹ BVMT Hà Nội cho vay lãi suất ưu đãi trung bình 4,8%/năm cho 40 dự

án với tổng số vốn giải ngân là 250 tỷ đồng, dư nợ vay là 185 tỷ đồng; riêng lãi suất ápdụng cho năm 2015 là 5,4%/năm Thời gian cho vay từ 3-5 năm, thời hạn tối đa là 10năm Đến nay chưa xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn Quỹ BVMT Thanh hóa chovay với lãi suất ưu đãi là 4,5%/ năm, mức vốn vay là 1 tỷ đồng/dự án, thời hạn vay tối đa

là 36 tháng Năm 2014, Quỹ đã giải ngân nguồn vốn vay cho 3 dự án với số tiền là 2,9 tỷđồng trên ba lĩnh vực là xử lý bụi, khí thải, xử lý nước thải công nghiệp, thu gom, xử lýchất thải sinh hoạt Quỹ BVMT Đồng Nai cho vay với lãi suất ưu đãi trung bình 4,5 %cho 16 dự án với tổng số vốn giải ngân là 24 tỷ đồng, thời gian vay 3-5 năm

Hoạt động tài trợ và đồng tài trợ

Hiện nay có 15/42 Quỹ triển khai được hoạt động này, điển hình như Quỹ Bảo vệmôi trường Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng tàu, Thừa Thiên Huế Còn các địaphương khác, việc đảm bảo nguồn vốn hoạt động tương đối khó khăn nên chưa thể triểnkhai được các hoạt động tài trợ và đồng tài trợ

Hoạt động nhận và quản lý tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Theo số liệu thống kê, có 15/42 Quỹ có tiền ký quỹ là dưới 10 tỷ đồng; có 14/42Quỹ có số tiền ký quỹ từ 10-20 tỷ đồng; có 7/42 Quỹ có số tiền ký quỹ từ 20-50 tỷ đồng;

có 6/42 Quỹ có số tiền ký quỹ trên 50 tỷ đồng (Bình Định, Đồng Nai, Lâm Đồng, Nghệ

An, Thái Nguyên, Quảng Ninh), trong đó Quảng Ninh có số tiền ký quỹ nhiều nhất là

732 tỷ đồng

(Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2015)

Hoạt động khoáng sản gây ra nhiều hậu quả môi trường khó khắc phục: hoạt động

khoáng sản kể cả khai thác ở quy mô nhỏ cũng có thể gây ra suy thoái môi trường nhữngkhu vực rộng lớn Các tác nhân gây hại và ô nhiễm đến môi trường trong hoạt động khoáng sản ở các mức độ khác nhau như làm xuất hiện khối lượng chất thải lớn trong đó

có một số chất thải nguy hiểm; gây ô nhiễm không khí và nguồn nước; phá vỡ chu kỳ thủy văn; làm mất đa dạng sinh học, tàn phá rừng; làm sa mạc hóa và nghèo hóa nhiều vùng đất, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa…

Khối lượng CTR(chất thải rắn) phát sinh do công nghiệp khai thác còn cao hơnnhiều lần so với CTR phát sinh từ các KCN Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10

m3 đất phủ Chỉ tính riêng các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sảnViệt Nam đã thải vào môi trường khoảng 180 triệu m3đất đá.1

1

Trang 9

Bùn thải từ hoạt động khai thác, chế biến bauxit

Muốn sản xuất 1 tấn alumina, phải khai thác ít nhất 2 tấn quặng bauxite và thải ra đến1,5 tấn bùn đỏ Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Bauxit Nhân Cơ,nước thải và bùn thải có khối lượng tớisinh do công 11 triệu m3/năm Bùn đỏ (RedMud) là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bauxite thành alumina, gồmcác thành phần không thể hoà tan, trơ, khá bền vững trong điện phong hoá nhưHematit, Natrisilicoaluminate, Canxititanat, Monohydrate nhôm, Trihydrate nhôm vàđặc biệt là chứa xút - một hoá chất độc hại dùng để chế biến alumina từ bauxit, v.v ỞTây Nguyên, nếu chế biến bauxit thành alumina, bắt buộc phải xây dựng các hồ chứabùn đỏ tại chỗ Chỉ riêng dự án Nhân Cơ, theo báo cáo ĐTM, dung tích hồ thải bùn đỏsau 15 năm lên tới 8,7 triệu m3 Tương tự, dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môitrường khoảng 0,8 triệu m3/năm, tổng lượng bùn đỏ phải tích trên cao nguyên cả đời

dự án Tân Rai 80-90 triệu m3

Nguồn: Báo cáo “Áp lực môi trường và phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

do hoạt động phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản ở việt nam”, PGS.TS, Lê Trình, Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, Tháng 9/2015

II Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam

Trang 10

1.Khái quát chung

1.1Mục tiêu

Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản tiết kiệm, hợp lý và bền vững nhằm phục vụ phát triển đất nước

- Điều chỉnh, giám sát, quản lý nhà nước về khoáng sản một cách hiệu quả

- Đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản của quốc gia

- Hướng dẫn các hoạt động của ngành và tối ưu hóa sản lượng của ngành

- Hoạt động khai thác khoáng sản phải bảo đảm giữ gìn được tài sản quốc gia cho tương lai, bảo vệ môi trường

1.2Công cụ quản lý

1.2.1 Công cụ pháp lý

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 khẳng định, tài nguyên khoáng sản là “tài sản công”thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý Trung bình mỗi năm ngànhcông nghiệp khai khoáng nước ta cung cấp cho nền kinh tế khoảng 90 triệu tấn đá vôi ximăng, khoảng 70 triệu m3 đá vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT), gần 100 triệum3 cát xây dựng, cát san lấp, trên 45 triệu tấn than, trên 3 triệu tấn quặng sắt v.v ; giátrị sản lượng ngành khai khoáng (không kể dầu khí) chiếm khoảng 4-5% tổng GDP hàngnăm; đóng góp trực tiếp cho ngân sách từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tàinguyên, phí bảo vệ môi trường (không kể dầu khí) từ năm 2014 đến nay trung bình mỗinăm từ 16-20.000 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên từ 10.000 - 11.000 tỷ đồng Có thểnói, tài nguyên khoáng sản thật sự đã trở thành một trong những nguồn lực để phát triểnkinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ

Luật khoáng sản được thi hành từ năm 2010, tính đến nay đã bước sang năm thứ 7theo đó, hệ thống các quan điểm, chính sách của Đảng, của Nhà nước đối với tài nguyênkhoáng sản đã được thể chế hóa trong Luật và được đi vào thực tiễn Ngoài ra, để tạohành lang pháp lý chặt chẽ đầy đủ và cần thiết cho hoạt động quản lý khai thác và sửdụng khoáng sản thì trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoànthiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Khoáng sản (nay là Nghị định 158/2016/NĐ-CP ban hành ngày29/11/2016); trong đó, đã sửa đổi các quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính,tạo điều kiện phát triển khai thác khoáng sản nhưng vẫn quản lý chặt chẽ hoạt độngkhoáng sản Đồng thời, Bộ đã rà soát Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước vàkhoáng sản; ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tácthăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp; Thông tư số 11/2016/TT-BTNMT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra và thành lập bản đồ hiệntrạng trượt lở đất, đá các vùng miền Núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000 Bên cạnh đó, trongthời gian qua đã khoanh định, công bố 197 khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ thuộc

30 tỉnh, thành phố với 23 loại khoáng sản; xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình thực

Trang 11

hiện các quyết định công bố khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tại các địa phương.Tính đến ngày 25/6/2016, đã nghiệm thu 42 báo cáo tính tiền sử dụng số liệu, thông tinkết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước với số tiền 613,736 tỷ đồng; phêduyệt 13 báo cáo tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền phải thu là464,9 tỷ đồng Có 31 tỉnh, thành phố phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vớitổng số tiền là 1.393,9 tỷ đồng Theo báo cáo từ Tổng cục Thuế, từ đầu năm đến nayngân sách Nhà nước đã thu 2.572 tỷ đồng Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành phápluật về khoáng sản tiếp tục được tăng cường tập trung vào hoạt động khai thác cát, sỏitheo giấy phép và thu hồi cát từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch

Ngoài ra, để có định hướng và giải pháp tích cực cho công tác khai thác, chế biếnkhoáng sản gắn với bảo vệ môi trường (BVMT), thực hiện mục tiêu phát triển bền vững,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 về một số vấn đề cấpbách trong BVMT và Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm bảo đảm khoáng sản được quản lý, bảo vệ và khaithác, chế biến, sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu để pháttriển bền vững kinh tế - xã hội Bảo đảm quốc phòng an ninh, BVMT, điều tiết hợp lý lợiích từ khai thác khoáng sản Chiến lược cũng đưa ra quan điểm chỉ đạo trong quản lýquy hoạch, khai thác, sử dụng khoáng sản, yêu cầu về công tác điều tra, đánh giá, thăm

dò, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, định hướng trong công tácđiều tra cơ bản địa chất, điều tra, khai thác đối với từng loại khoáng sản như năng lượng,kim loại, khoáng chất công nghiệp, nguyên liệu cho vật liệu xây dựng Đồng thời, đề rachính sách bảo vệ, sử dụng và dự trữ tài nguyên khoáng sản, chính sách, giải pháp đầu

tư, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, BVMT, môi sinh Phổ biến giáo dụcpháp luật về khoáng sản; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về khoáng sản;đổi mới cơ chế chính sách về đầu tư khoa học và công nghệ, thăm dò, khai thác, chếbiến, tài chính, dự trữ và xuất khẩu, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, bảo đảm QPAN,cảnh quan, di tích, văn hóa và môi trường

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước vềkhoáng sản và hoạt động khoáng sản trên cả nước, chúng ta cần tiến hành rà soát, xâydựng và ban hành bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lýđầy đủ cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản Tiếp tục thực hiện tốt các Nghịquyết, Chiến lược, Chương trình, Chỉ thị, đề án, nhiệm vụ về khoáng sản; Tiếp tục thựchiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khoanh định và công bố khu vực có khoángsản phân tán, nhỏ lẻ để giao các địa phương quản lý Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụtính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điềutra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

và xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản; kiểm soát có hiệu quả sản lượng khaithác; hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

1.2.2 Công cụ kinh tế

Các loại thuế, phí; các biện pháp tài chính nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giúpđiều chỉnh các hành vi theo hướng có lợi cho tài nguyên môi trường

1.2.3 Công cụ kỹ thuật quản lý

Do hoạt động khai thác khoáng sản thường gây nhiều hậu quả khó khắc phục nêntrong quản lý Nhà nước cần đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi

Ngày đăng: 20/04/2020, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w