III/ M ộ t s ố đố i sách c ủ a Trung Qu ố c khi b ị ki ệ n bán phá giá hàng
3/ M ộ t s ố đố i sách c ủ a Trung Qu ố c.
3.1.1/ y nhanh ti ế n trình c ả i cách kinh t ế , tích c ự c thông qua ngo ạ
giao làm thay đổi chính sách chống bán phá giá của các nước với Trung Quốc.
Tuy Trung Quốc đã tiến hành cải cách cơ chế kinh tế kế hoạch, mức độ tự
do kinh tế, mức độ thông thoáng của thị trường, mức độ tư hữu hoá đã vượt qua một số quốc gia được gọi là có nền kinh tế thị trường, nhưng trên thực tế
vẫn còn tồn tại sự can thiệp của chính phủ đối doanh nghiệp, chế độ doanh nghiệp hiện đại thực sự chưa được thiết lập, doanh nghiệp vẫn còn chịu sự
khống chế ở các mức độ khác nhau của nhà nước. Theo phân tích từ một số phương diện như mức độ tự do lưu thông của các yếu tố sản xuất như tiền vốn, sức lao động, mức độ can thiệp hành chính của chính phủ đối với kinh tế, mức độ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, mức độ bảo hộ của pháp luật với sự cạnh tranh công bằng, hiện nay mức độ thị trường hoá của Trung Quốc chỉ có khoảng 50%. Bởi vậy trong nhiều năm tới con đường Trung
Quốc tiếp tục cải cách thể chế kinh tế, thiết lập thể chế kinh tế thị trường thực sự, để dần dần có thể làm thay đổi cách nhìn của nước ngoài với Trung Quốc, xoá tên Trung Quốc trong danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường và không phân biệt đối xử với Trung Quốc.
Song nếu chỉ vùi đầu vào cải cách kinh tế và trông chờ các nước tự động xóa bỏ sự phân biệt đối xử với mình thì điều này thật là hão huyền. Hơn nữa, chống bán phá giá là do chính phủ nước nhập khẩu hoặc các nhà sản xuất
nước nhập khẩu phát động, do cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu xét xử mà đối tượng thưa kiện là một bộ phận hoặc toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào nước này của nước xuất khẩu. Xét về mặt tương quan lực
lượng, một bên là chính phủ, một bên là các doanh nghiệp; nên khả năng dựa vào lực lượng doanh nghiệp để thắng kiện là rất thấp. Do vậy chính phủ
Trung Quốc đã tăng cường và củng cố quan hệ song phương, đa phương, một mặt nhằm tạo ra môi trường thương mại có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc, mặt khác thúc đẩy các nước nhanh chóng điều chỉnh chính sách chống bán phá giá với Trung Quốc, giúp đỡ các doanh nghiệp giành thắng lợi trong khi theo kiện. Trong những năm gần đây, những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc đã có kết quả nhất định. Một số nước như EU, New Zealand, Australia đã xóa tên Trung Quốc trong danh sách các nước kinh tế phi thị trường. Đến nay, một số nước cũng đã công nhận những kết quả đạt được của Trung Quốc
trên con đường cải cách kinh tế như trong bản báo cáo Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ đã không thể không thừa nhận " cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của tư liệu sản xuất và năng suất lao động, một thị trường sức
lao động thực sự đang hình thành. Do bộ phận thị trường tự do trong kinh tế
ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt". Báo cáo này còn chỉ ra tỉ trọng của các doanh nghiệp tư nhân trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp Trung Quốc không ngừng tăng lên, thể chế kinh tế Trung Quốc đã có những cải cách thay đổi lớn. Những thay đổi của Trung Quốc là mang tính khách quan, song vấn đề là để các nước trên thế giới đều
nhận thức được điều này và từ góc độ chính sách và pháp luật có sự nhận định chính xác về thể chế kinh tế Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục nỗ lực tuyên truyền thông qua con đường ngoại giao. Bên cạnh đó, chính phủ
Trung Quốc cũng thể hiện thái độ kiên quyết phản đối những đối xử bất bình
đẳng với Trung Quốc. Điều này được thể hiện trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm 2000. Vào ngày 31/5/2000, cơ quan
có thẩm quyền của Hàn Quốc đột nhiên tuyên bố do tỏi của Trung Quốc bán phá giá nên từ ngày đó tăng thuế nhập khẩu tỏi Trung Quốc từ 30% lên 315%. Phía Trung Quốc sau khi nhận được tin lập tức tuyên bố từ ngày 7/6/2000 cấm nhập khẩu sản phẩm điện thoại di động và khí hidrocacbua của Hàn Quốc vào Trung Quốc. Sau đó, phía Hàn Quốc vội chủ động cầu hoà và ba lần cử cán bộ đến Trung Quốc đàm phán. Vào ngày 31/7/2000 Trung Quốc- Hàn Quốc ký cam kết, Hàn Quốc cho phép tỏi Trung Quốc nhập khẩu với mức thuế thấp, đổi lại Trung Quốc đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm trên. Tuy nhiên trong trận chiến này, phía Hàn Quốc chịu thiệt hại rất lớn với tỉ lệ Trung Quốc- Hàn Quốc là
1: 50. (Nguồn: Tạp chí kinh tế đối ngoại Trung Quốc tháng 4/2001) Bộ luật chống bán phá giá của Trung Quốc từ ngày 1/1/2002 bắt đầu được
thực hiện nhằm chống lại việc các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá ở thị trường Trung Quốc và cũng để có cho phía nước ngoài thấy rằng Trung Quốc sẽ chiến đấu trong cuộc chiến chống bán phá giá từ mọi phương diện.