Nhanh chóng gia nh ậ p WTO.

Một phần của tài liệu Luận văn một số đối sách của trung quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 82 - 83)

II/ Bài h ọ c kinh nghi ệ m v ớ i Vi ệ t Nam trong v ấn đề phòng và ch ố ng b ị kiện bán phá giá.

1.2/Nhanh chóng gia nh ậ p WTO.

1. V ề phía chính ph ủ :

1.2/Nhanh chóng gia nh ậ p WTO.

Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào năm 1995 và đặt ra mục tiêu sẽ trở thành thành viên của tổ chức này vào năm 2005. Tính đến nay Việt

Nam đã trải qua 6 vòng đàm phán và đến 10, 11 tháng 12 năm 2003 tới vòng

đàm phán thứ 7 sẽ diễn ra ở Geneva. Gia nhập WTO không chỉ đem lại thuận lợi cho Việt Nam trong lĩnh vực thương mại mà bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp về thương mại đặc biệt là bán phá giá. Ở phần phân tích trước ta đã thấy được những lợi ích to lớn của Trung Quốc với tư cách là một thành viên của WTO khi gặp những vụ kiện bán phá giá. Với Việt Nam cũng vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp khá công bằng của WTO, sử dụng các quyền lợi hợp pháp mà WTO đem

lại cho mỗi thành viên để thẩm tra biện pháp chống bán phá giá và quá trình

điều tra chống bán phá giá. Nếu có đủ cơ sở chứng minh hành vi kiện bán phá giá thực sự là do nước nhập khẩu muốn bảo hộ mậu dịch, thì sau khi nước ta

đã trở thành thành viên chính thức của WTO, có thể đề nghị chính phủ can thiệp đến tận WTO.

Ngoài những quyền lợi hợp pháp thông thường mà các thành viên được

hưởng, Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển còn được hưởng quyền lợi đặc biệt trong lĩnh vực chống bán phá giá theo quy định của WTO. Ví dụ: điều 15 hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định: bất cứ thành viên nào khi tiến hành điều tra chống bán phá giá với các quốc gia đang phát

triển cần dành cho nước này đãi ngộ đặc bịêt, trước khi có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá cần xem xét đánh giá để xác định liệu biện pháp đó

có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nước này hay không. Do vậy chính phủ Việt Nam cần chủ động đẩy mạnh quá trình đàm phán gia nhập WTO. Chỉ khi nào là thành viên của tổ chức này thì Việt Nam mới tránh được sự phân biệt đối xử trong các tranh chấp thương mại.

Một phần của tài liệu Luận văn một số đối sách của trung quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 82 - 83)