Nguyên nhân Trung Qu ố c b ị ki ệ n bán phá giá.

Một phần của tài liệu Luận văn một số đối sách của trung quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 44 - 49)

Nguyên nhân dẫn đến sản phẩm của Trung Quốc trong những năm gần đây

liên tiếp gặp phải chống bán phá giá là rất đa dạng, một mặt là do ảnh hưởng của nhân tố kinh tế, một mặt là do quy định của nhân tố pháp luật; vừa do

Møc thuÕ suÊt chèng b¸n ph¸ gi¸ cña Trung Quèc qua c¸c n¨m 0% 100% 200% 300% 1981 1985 1989 1993 1997 N ¨ m Møc thuÕ suÊt

thuÕ suÊt b×nh qu©n gia quyªn

những nguyên nhân mang tính quốc tế, vừa do những nguyên nhân mang tính nội tại. Nói tóm lại, có thể chia nguyên nhân nước ngoài tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc làm hai loại chính: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

1/ Nguyên nhân khách quan.

1.1/ Chng bán phá giá tr thành bin pháp bo h mu dch hiu qutrong điều kin cnh tranh trên thị trường quc tế ngày càng quyết lit. trong điều kin cnh tranh trên thị trường quc tế ngày càng quyết lit.

Ngày nay, cùng với việc tăng năng suất sản xuất của các quốc gia trên thế

giới, cung hàng hoá trên thị trường cũng không ngừng tăng cao. Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu vào năm 1950 chỉ là 57,9 tỉ USD, đến

năm 2000 đã tăng lên 7409 tỉ USD, gấp 127 lần năm 1950. Do vậy để mở

rộng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá các nước buộc phải đẩy mạnh việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường các nước khác. Sau hai cuộc đại chiến thế giới, tốc

độ tăng trưởng thương mại thế giới liên tục tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng phát triển sản xuất thế giới. Đặc biệt là giai đoạn 1982-2000, tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới bình quân năm là 5,8% trong khi đó tỉ lệ tăng trưởng GDP chỉ có 3,3%. Tổng hợp các nhân tố này làm cho cạnh tranh thương mại thế giới ngày càng quyết liệt hơn.

Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của GATT và sự ra đời của WTO, các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu truyền thống như hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép v.v dần dần bị vô hiệu hoá. Song chống bán phá giá lại là một trong ba biện pháp được WTO chấp nhận và cho phép sử dụng để bảo vệ

ngành sản xuất trong nước. Vì thế nếu lượng lớn một mặt hàng nhập khẩu ồạt

đổ vào thị trường nước nhập khẩu gây sức ép lên ngành sản xuất nào đó mà

chính quyền nước nhập khẩu lại không thể ngăn chặn bằng hàng rào truyền thống như nói trên thì chính quyền nước nhập khẩu sẽ thông qua điều tra chống bán phá giá với mặt hàng đó và khi có đủ cơ sở kết luận mặt hàng này bị bán phá giá, nước nhập khẩu có thể đánh thuế chống bán phá giá đối với

mặt hàng này. Khi đó, giá của hàng nhập khẩu bắt buộc tăng lên tương ứng với mức thuế chống bán phá giá, dẫn đến làm yếu đi hoặc triệt tiêu khả năng

cạnh tranh của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất nội địa.Điều này có tác dụng bảo hộ to lớn đối với nền sản xuất trong nước. Do vậy, đa số các nước

đã sử dụng biện pháp chống bán phá giá như cái ô cho việc thực thi chủ nghĩa

bảo hộ và cạnh tranh với nước ngoài trong điều kiện tự do hoá thương mại quốc tế.

Từ năm 1948 khi Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT có hiệu lực đến năm 2000, số vụ chống bán phá giá trên phạm vi toàn thế giới là 4350 vụ. Riêng giai đoạn 1990-1999, số lượng vụ kiện tăng rất mạnh, tổng số

vụ kiện chống bán phá giá của các nước trên thế giới là 2483 vụ chiếm 57,08% tổng số vụ kiện trong cả giai đoạn 1948 - 2000. Trong đó, Mỹ, EU, Argentina, Ấn Độ, Braxin, Nam Phi, New Zealand, Indonêsia, Columbia và Ai Cập là 10 nước đứng đầu trong số các nước kiện bán phá giá, trong khoảng

10 năm các nước tiến hành 1446 vụ, chiếm 58,24% tổng số vụ kiện trong cùng kì trên toàn thế giới. Ngoài ra, các nước cũng không ngừng hoàn thiện bộ luật chống bán phá giá của nước mình và tăng cường bộ máy cơ quan chuyên môn quản lí chống bán phá giá, trong đó điển hình là EU. Theo yêu cầu về lợi ích của các nước thành viên cùng với sự thay đổi tình hình quốc tế, EU nhiều lần bổ sung sửa đổi bộ luật chống bán phá giá của mình, năm 1979 đưa ra tiêu chuẩn bán phá giá đối với hàng hoá đến từ các nước có nền kinh tế

phi thị trường, năm 1987 tăng thêm điều kiện chống trốn tránh biện pháp chống bán phá giá, năm 1994 tách riêng chống bán phá giá và chống trợ cấp, lập riêng một bộ luật chống bán phá giá. Cơ quan quản lí chống bán phá giá của EU gồm có Hội đồng thường trực EU, Uỷ ban EU, Uỷ ban cố vấn chống bán phá giá EU, số lượng nhân viên quản lí chuyên trách từ 5-6 người trong những năm 80 hiện đã tăng lên hơn 240 người. Những điều này cho thấy bán

phá giá đã trở thành một biện pháp không thể thiếu được của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là trong điều kiện những năm gần đây khi các cuộc

khủng hoảng kinh tế trên thế giới xảy ra liên tục và kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu đi vào suy thoái.

1.2/ Các nước lo ngi hàng hoá ca Trung Quc chiếm lĩnh thị trường.

Từ khi cải cách mở cửa đến nay, quy mô xuất nhập khẩu của Trung Quốc cũng có những biến đổi lớn. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương của Trung Quốc bình quân 15%/ năm, không chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế quốc dân cùng kì của Trung Quốc, mà so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại thế giới còn cao hơn gần 8%. Địa vị của Trung Quốc

trong thương mại thế giới dần dần được nâng cao, từ vị trí thứ 32 năm 1978

Trung Quốc đã tiến dần lên vị trí thứ 10 vào năm 1997 (trong đó xuất khẩu

đứng 9, nhập khẩu đứng thứ 11); đến năm 1999 Trung Quốc xếp thứ 9 và năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2000 với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 474,3 tỉ USD tăng 31,5% so với năm trước - trong đó xuất khẩu đạt 249,2 tỉ USD tăng 27,8%; xuất siêu cả năm đạt 24,1 tỉ USD- Trung Quốc vươn lên thứ 7, trở thành một nước lớn trong mậu dịch thế giới. Trên cơ sở đó, năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc lần đầu đạt mức 500 tỉ USD - trong đó xuất khẩu đạt 266,2 tỉ USD tăng 6,8%, xuất siêu cả năm đạt 32,4 tỉ USD, tăng 34,4%. " Đề cương kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm thứ 15" ở hội nghị lần thứ tư đại hội

Đảng 9 đã đề ra đến năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đạt 680 tỉ USD tăng 43% so với năm 2000. Ngân hàng thế giới dự báo năm

2020 tỉ lệ kim ngạch ngoại thương Trung Quốc trong tổng kim ngạch thương

mại thế giới sẽ gấp hơn 3 lần tỉ lệ này năm 1992 (đạt khoảng 10%) và có hi vọng trở thành nước thương mại lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ 12%).

Đối lập với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, các nước phương

Tây (trừ Mỹ) mấy năm gần đây tình hình kinh tế không mấy khởi sắc. Do vậy sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực rất lớn

đối với thị trường các nước nhập khẩu, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu. Chính vì thế, để bảo vệ thị trường trong

nước, ứng phó với khủng hoảng thanh toán quốc tế, các nước bắt buộc phải

đưa Trung Quốc vào danh sách những đối tượng chủ yếu của chống bán phá giá.

2/ Nguyên nhân ch quan.

2.1/ Cơ cấu xut khu còn tn ti nhiu vấn đề bt hp lí.

Điều này thể hiện ở sự chưa phù hợp của kết cấu sản phẩm xuất khẩu và kết cấu của thị trường xuất khẩu. Về kết cấu sản phẩm, xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là những sản phẩm có hàm lượng sức lao động cao như những sản phẩm công nghiệp nhẹ, dệt và các sản phẩm có giá trị phụ tăng thêm thấp. Các ngành sản xuất này tận dụng được lợi thế về thị trường lao động lớn giá rẻ của Trung Quốc và hoạt động với quy mô lớn nên giá thành hạ. Khi bán ra thị trường thế giới các doanh nghiệp Trung Quốc có thể đưa ra một mức giá cạnh tranh gây cho nước nhập khẩu sự nghi ngờ về bán phá giá. Về kết cấu thị trường, thị trường xuất khẩu của Trung Quốc quá tập trung, 65% xuất khẩu trực tiếp và chuyển khẩu qua Hongkong đều coi thị trường Âu Mỹ là thị trường mục tiêu. Nếu lượng xuất khẩu của một nước nhiều và tăng liên tục

đối với một khu vực thị trường thì tất yếu sẽ gây những tác động tiêu cực đến thị trường này, vì vậy hàng xuất khẩu của nước đó dễ trở thành mục tiêu chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Ví dụ như sản phẩm thuộc kim Magiê xuất khẩu vào EU năm 1993 sản lượng chưa đến 100 tấn, năm 1996 thì sản

lượng đã lên tới 11000 tấn, với tốc độ sản lượng tăng nhanh như vậy dẫn đến kết quả tất yếu là EU đã kiện Trung Quốc bán phá giá.

Một phần của tài liệu Luận văn một số đối sách của trung quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 44 - 49)