Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
2,75 MB
Nội dung
BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ và tên: Lê Thị Nhàn Lớp: CQ50/21.02 Mã sinh viên: 125D3403010051 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trương Thị Thủy Email: Nhanle04091994@gmail.com Số điện thoại: Đơn vị thực tập: 0963774874 Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú Thị Tứ Đồng Gia- Xã Đồng Gia- Huyện Kim Địa chỉ: Thành- Tỉnh Hải Dương Đề tài dự kiến sản phẩm Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………… PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để tạo ra được sản phẩm Tổng hợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo nên chỉ tiêu chi phí sản xuất Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi phí mình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và bảo đảm có lãi hay không Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường Mặt khác, xét trên góc độ vĩ mô, do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty quản lý kinh tế Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định Để giải quyết được vấn đề đó phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung và Công ty TNHH Thương mại Tuấn Tú nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trương Thị Thủy và các anh chị trong phòng kế toán ở Công ty Trong thời gian thực tập, em đã mạnh dạn chọn đề tài: " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nội dung báo cáo bao gồm: Chương 1: Tổng quan chung về công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú Chương 2: Những vấn đề chung về hạch toán kế toán ở công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú Chương 3: Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức kế toán ở công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú CHƯƠNG 1: Tổng quan chung về công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú 1.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH Thương mại Tuấn Tú 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển • Tên công ty: - Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN TÚ - Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TUAN TU TRADING COMPANY LIMITER - Tên công ty viết tắt: TUAN TU CO., LTD • Địa chỉ, trụ sở chính Thị Tứ Đồng Gia, xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Điện thoại: 03203.724.114 Fax: 03203.536.026 • Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh chủ yếu các hàng vật tư phân bón Công ty TNHH Thương mại Tuấn Tú được thành lập ngày 24/04/2007 với Vốn điều lệ ban đầu: 4.800.000.000 VNĐ Thay đăng ký kinh doanh lần thứ 4 ngày 09/05/2011 Vốn điều lệ là: 18.000.000.000 VNĐ Công ty TNHH Thương mại Tuấn Tú được thành lập ngày 24/04/2007 Qua nhiều năm xây dựng và phát triển Với uy tín trên thị trường đã được chọn là nhà phân phối chính thức các sản phẩm phân bón uy tín như Supe Lâm Thao, Supe Lào Cai, Công ty Phân bón Miền Nam, Công ty Phân bón Việt Nhật, Kali Canada, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc… đồng thời nghiên cứu thành công các loại phân bón NPK trên dây chuyền thiết bị sản xuất tiên tiến Công ty TNHH Thương mại Tuấn Tú với sản phẩm Phân Bón Nông Gia đã đáp ứng được yêu cầu của bà con nông dân trong việc sử dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp với mục tiêu “Không ngừng nâng cao giá trị trên một diện tích đất nông nghiệp” góp phần làm giàu nhà nông Bằng sự sáng tạo và đổi mới liên tục công ty đã trở thành thương hiệu tin cậy cùng đồng hành gắn bó với bà con nông dân với hệ thống phân phối trên 1200 đại lý trên các địa phương trong và ngoài tỉnh và đã mở rộng thêm 2 chi nhánh nông gia ở Hải Dương và chi nhánh nông gia ở Hưng Yên Phân bón Nông Gia ngày càng khẳng định được chất lượng và thương hiệu của mình trên thị trường Sản phẩm Phân bón NPK mang thương hiệu Nông Gia vượt trội về chất lượng chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường như: NPK10-10-5, NPK 10-5-10, NPK 13-5-7… Đạm Hạt Vàng 46 N + Nitrigen…phù hợp cho cây lúc và các loại cây rau màu Công ty đã phối hợp với cơ sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương đăng kí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền sản phẩm Phân bón Nông Gia Công ty TNHH Thương mại Tuấn Tú không chỉ dừng lại ở việc mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm Hơn thế sản phẩm của Công ty đã gắn bó và thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của Nhà nông bằng chính thương hiệu với phương châm hoạt động sản xuất kinh doanh “Phân Bón Nông Gia - làm giàu nhà nông” 1.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Thương mại Tuấn Tú Biểu số 1.1: Tên sản phẩm công ty sản xuất Ký hiệu Tên sản phẩm DAMSIURE LAN10% Đạm Siure Lân 10% DAMVANG NG10.10.5 Đạm vàng Nông Gia NPK 10.10.5 Nông Gia SIURE30.1.8 TEDENLAN3% … Siure 30.1.8 Nông Gia TE đen, lân 3% … Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số loại mặt hàng phân bón của các công ty khác như: - Đạm Ninh Bình của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình Đạm Hà Bắc của Công ty TNHH MTV Hà Bắc Kaly canada của Công ty Cổ phần VINACAM Lân Lâm Thao của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao Do đặc thù là một doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phân bón, chủ yếu phục cho hoạt động sản xuất của nông nghiệp Do đó, các sản phẩm của doanh nghiệp đòi hỏi có chất lượng cao, đảm bảo độ tin cậy đối với người tiêu dùng Vì vậy, việc vô cùng quan trọng là đảm bảo nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Nguyên vật liệu dùng để sản xuất chủ yếu là lân, đạm, kali nên phải bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Công ty phải có kế hoạch cụ thể để tìm vùng nguyên vật liệu chất lượng cao với giả cả hợp lý để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường Sản phẩm công ty chủ yếu là dùng máy móc thiết bị Vì vậy, công ty có những kế hoạch cải tiến máy móc, thiết bị, trang bị tốt nhất cho quá trình sản xuất Ngoài ra, công ty còn phát triển bộ phận nghiên cứu thị trường để mở rộng sản phẩm của mình, xem xét chất lượng sản phẩm và phản ứng người tiêu dùng Từ đó, khắc phục những hạn chế ở công ty Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất phân NPK - Kế hoạch sản xuất Vận hành máy móc ổn định (chạy không tải) Chuẩn bị nguyên vật liệu (URE, DAP, KALI, ) Nạp liệu Lưu hồi Trộn Thùng chứa Cân, đóng bao Tóm tắt quy trình sản xuất Đầu mỗi ca sản xuất, Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất từ Ban giám đốc Nhà máy, đồng thời cho nhân viên cơ khí vận hành máy móc, thiết bị hoạt động ổn định, an toàn Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Ban giám đốc Nhà máy, Quản đốc Phân xưởng triển khai cho thủ kho xuất Nguyên liệu, bao bì đúng chủng loại và số lượng theo yêu cầu của từng sản phẩm, đóng dấu ngày sản xuất và hạn sử dụng Sau khi máy móc được vận hành chạy không tải đầu ca ổn định, người công nhân đứng ở sàn liệu tiến hành đổ các loại nguyên liệu như Urea, DAP, Kaly, Bán thành phẩm, v.v… ra sàn liệu theo số lượng do Quản đốc Phân xưởng chỉ định Các loại nguyên liệu sau đó được đưa lên băng tải để chuyển vào thùng trộn, trộn đều và tiếp tục được băng tải đưa lên thùng chứa Ngay tại đầu ra thùng chứa, Quản đốc Phân xưởng phải trực tiếp kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm trước khi cho đóng bao Trong trường hợp không đạt thì phải cho sản phẩm lưu hồi băng tải, đưa trở lại thùng trộn, tiếp tục trộn cho đến khi đạt yêu cầu Chú ý: - Dây chuyền máy móc phải được kiểm tra, làm vệ sinh định kỳ, để luôn đảm bảo sẵn sàng hoạt động và hoạt động với hiệu suất cao - Đầu mỗi ca sản xuất, Quản đốc Phân xưởng phải cho kiểm tra các trang thiết bị, đồng thời Tổ trưởng Tổ sản xuất trực tiếp kiểm tra công cụ, dụng cụ sản xuất như cân, máy may bao, con dấu ngày tháng, phiếu kiểm tra, nhằm bảo đảm tính chính xác của dụng cụ, cũng như sự an toàn cho người lao động Yêu cầu sản xuất Để sản phẩm đạt được các chỉ tiêu về chất lượng, Quản đốc Phân xưởng phải trực tiếp giám sát, theo dõi sản xuất, đôn đốc, nhắc nhở các Tổ sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sau: - Công đoạn nạp liệu Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của sản phẩm, do đó Quản đốc Phân xưởng phải giám sát quá trình tập kết nguyên liệu lên sàn liệu, bảo đảm nguyên liệu được nạp đúng tỉ lệ và số lượng của từng loại Ngoài ra, Quản đốc Phân xưởng phối hợp với Tổ trưởng Tổ sản xuất thường xuyên kiểm tra nguyên liệu đầu vào, mỗi mẻ liệu không vượt quá 2 tấn - Công đoạn trộn Công đoạn trộn là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đến mẫu mã, màu sắc, tính thẩm mỹ của sản phẩm, vì vậy Quản đốc Phân xưởng phải trực tiếp theo dõi và đưa ra quyết định tiếp tục hay kết thúc một chu kì trộn Không được sản xuất vượt quá công suất của dây chuyền máy móc - Công đoạn cân, đóng bao Bao bì phải được đóng số đúng ngày sản xuất và thời hạn sử dụng Sản phẩm phải được kiểm tra, đảm bảo các yêu cầu đã quy định mới được đóng vào bao theo quy cách 50,2kg, cột miệng bao bên trong theo đúng loại dây cột bao tiêu chuẩn, bỏ phiếu kiểm tra của Tổ sản xuất vào trước khi may miệng bao bên ngoài Công việc may bao cũng góp phần quan trọng để tạo ra một sản phẩm đẹp, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, do đó phải gấp miệng bao cẩn thận, đường gấp phải cân đối, đường chỉ may phải thẳng, đều, không bỏ chỗ Nếu đường may bị lỗi, phải kiên quyết gỡ ra may lại Thành phẩm phải được chuyển đến đúng vị trí từng chủng loại trong kho và sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đúng quy định về an toàn, bảo đảm dễ nhìn, dễ tìm, dễ đếm,… thuận tiện cho việc xuất kho theo nguyên tắc hàng nhập trước, xuất trước cũng như việc kiểm kê hàng hóa thường xuyên Chú ý: - Kết thúc mỗi ca sản xuất, Quản đốc Phân xưởng phải đối chiếu số lượng thành phẩm sản xuất được với Tổ trưởng Tổ sản xuất, đồng thời đối chiếu số lượng nguyên liệu tiêu thụ với Thủ kho - Kết thúc ngày làm việc, Quản đốc Phân xưởng bàn giao số lượng thành phẩm sản xuất trong ngày cho Thủ kho Căn cứ số liệu đó, Thủ kho lập Phiếu xuất kho nhập thành phẩm và Phiếu xuất kho nguyên liệu cho Quản đốc Phân xưởng ký xác Toàn bộ máy móc thiết bị phải được quét bằng chổi, không để bụi, nguyên liệu bám phủ Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất phân hữu cơ - Tài khoản sử dụng: Các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp: • TK 5211: Chiết khấu thương mại • TK 5212: Hàng bán bị trả lại • TK 5213: Giảm giá hàng bán • TK 111,112,131 TK521 (1a)P/á các khoản giảm TK 511 (3)K/c sang DT (4) K/c DT DT trong kỳ (1b)Thuế GTGT TK 911 TK 333 (nếu có) (2)CP lquan hàng TK 641 TK 632 (Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán trả lại) bán bị trả lại GV hàng bán bị trả lại TK 156 2.2.6.3.Kế toán giá vốn hàng bán • • • • • • • Chứng từ sử dụng Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nôi bộ Tài khoản sử dụng: TK 156 – Hàng hóa TK 157 – Hàng gửi đi bán TK 632 – Giá vốn hàng bán Các TK liên quan như TK 331, 111, 112… Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: TK 156 TK157 (1a) GV thực tế hàng TK 632 (2)K/c giá vốn (4)K/c GV xác xuất kho gửi bán TK 331,111,112 TK 911 hàng gửi đi bán (1b)GV hàng mua gửi bán thẳng (1c)GV thực tế hàng giao bán (3)Trị giá vốn hàng bán bị trả lại nhập kho định kết quả KD 2.2.6.4 Kế toán chi phí bán hàng Công ty sử dụng tài khoản “Chi phí bán hàng” để phản ánh các loại chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh: Lương nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương, chi vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ, chi phí bằng tiền khác, chi tiếp thị, quảng cáo, chiết khấu đơn hàng - Tài khoản sử dụng: • TK 641: chi phí bán hàng - Trình tự hạch toán: Căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán hạch toán chi phí bán hàng phát sinh vào phần mềm kế toán và phải xem xem nội dung khoản chi phí đó liên quan tới TK nào để nhập liệu cho hợp lý và kịp thời Chương trình phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu tiếp vào các sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 641, cuối tháng kết chuyển sang TK 911 2.2.6.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Bao gồm tất cả những chi phí phục vụ cho công tác quản lý chung và các chi phí khác có liên quan tới hoạt động chung toàn công ty như chi phí nhân viên quản lý, chi phí điện nước, điện thoại… - Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương, bảng kê trích trước tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu chi, hóa đơn mua hàng… , Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ - Tài khoản sử dụng: • TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp - Trình tự hạch toán: giống như chi phí bán hàng, khi có nghiệp vụ phát sinh, căn cứ vào chứng từ, kế toán nhập liệu vào máy tính theo từng nội dung của nghiệp vụ cho hợp lý, kịp thời rồi máy tính sẽ tự động chuyển vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản và các sổ chi tiết, cuối kỳ từ TK 642 sẽ được kết chuyển sang TK 911 để xác động kết quả 2.2.6.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ Đối với doanh nghiệp thương mại thì kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu là kết quả bán hàng – đây là kết quả cuối cùng sau một quá trình hoạt động của DN, được xác định như sau: • Chi phíChi quản phílýthuế kinhTNDN doanh (tính cho hoạt động bán hà Trị giá vốn hàng xuất bán Kết quả bán hàng Doanh thu thuần = - Kết quả bán hàng của DN có thể được biểu hiện qua hai chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp về bán hàngDoanh thu tuần về bán hàng = = - Trị giá vốn hàng xuất bán Lợi nhuận thuần về bán hàng Lợi nhuận gộp về bán Chihàng phí quản lý kinh Chi doanh phí thuế TNDN (hiện hành) = = - - Việc xác định kết quả bán hàng một cách hợp lý và đúng đắn là hết sức quan trọng trong công tác lập kế hoạch tiêu thụ cho các kỳ tiếp theo, từ đó nâng cao doanh số, gia tăng lợi nhuận, giúp DN phát triển ngày một bền vững và lớn mạnh trên thương trường - Chứng từ sử dụng: + Hóa đơn GTGT + Hóa đơn bán hàng + Phiếu thu, phiếu chi + Giấy báo nợ, báo có của Ngân Hàng + Biên lai thu thuế… - Tài khoản sử dụng: • TK 911: Xác định kết quả kinh doanh • TK 821: Chi phí thuế TNDN: TK 821 có 2 TK cấp 2: TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại • TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối: TK 421 có 2 TK cấp 2: TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay - Trình tự kế toán • TK 632 TK 911 K/c giá vốn hàng bán TK 511,515 K/c doanh thu TK 641,642 K/c chi phí quản lý kinh doanh TK 821 K/c thuế TNDN TK 421 TK 421 K/c lãi K/c lỗ • Cuối kỳ, sau khi thực hiện mọi bút toán kết chuyển, phần mềm kế toán sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ • Sau khi xác định kết quả bán hàng nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung thì kế toán sẽ tiến hành in các sổ, báo cáo phục vụ cho công tác quản lý và cho các đối tượng bên ngoài Chọn “Báo cáo tài chính” hay “Báo cáo quản trị” tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN TÚ 1 Về tình hình kinh doanh của công ty Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú năm 2014-2015 Đvt: VNĐ Năm Chỉ tiêu Tỉ lệ % so 2014 2015 Chênh lệch với năm 2014 Doanh thu Lợi nhuận chưa phân phối 383.426.385.682 154.705.709 331.042.885.026 -52383500656 -13,66 228.587.181 73.551.472 47,756 Từ bảng trên cho thấy doanh thu năm 2015 giảm 13.66% so với năm 2014 tương ứng với 52.383.500.656 VNĐ nhưng lợi nhuận chưa phân phối của năm 2015 lại tăng 47,756% so với năm 2014 ứng với 73.551.472 VNĐ cho thấy năm 2015 doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu…… so với năm 2014 nên mặc dù doanh thu có giảm so với năm trước nhưng chi phí giảm đi khá nhiều nên lợi nhuận vẫn đạt cao hơn sơ với năm trước đó 3.2 Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán ở công ty TNHH 1 TV Apatit VN Tình hình kinh doanh trong hai năm 2014, 2015 đều có lãi và có sự chuyển biến theo hướng tăng lên Điều đó cho thấy khả năng kinh doanh của doanh nghiệp là khá bền vững ( Vì cuối tháng 3/2016 công ty mới hoàn thành báo cáo tài chính năm 2015, xin phép được bổ sung sau) 2 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể Có được điều này phải kể đến nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng cùng với sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo Và một trong những nền tảng tạo nên sự thành công đó chính là công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu về công tác kế toán và rút ra một vài nhận xét sau : - Ưu điểm : Nhìn chung việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty được thực hiện một cách có hệ thống, phù hợp với chính sách, chế độ, thể chế tài chính kế toán hiện hành Về vận dụng chế độ kế toán: Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán Công ty phòng hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính phòng hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo Về sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng đã đầy đủ các loại sổ chi tiết, tổng hợp, theo mẫu đúng quy định và chuẩn mực Về chứng từ sử dụng: Công ty đã xây dựng và áp dụng quy trình lập và luân chuyển chứng từ một cách khoa học, đúng trình tự và có sự kiểm tra, kiểm soát chứng từ một cách chặt chẽ bởi những người có trách nhiệm và thẩm quyền Có thể nói bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, tiếp cận kịp thời với chế độ kế toán và vận dụng một cách linh hoạt Mỗi người phụ trách một phần hành riêng nhưng đều hỗ trợ, đối chiếu với nhau trong từng nghiệp vụ và với các chi nhánh nên đã tạo nên một sự đồng bộ và gắn kết chặt chẽ trong công việc chung Trong mấy năm gần đây Công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán kế toán vì vậy khối lượng công việc kế toán đã được giảm nhẹ hơn Nhân viên kế toán chỉ cần thu thập chứng từ kế toán, dựa vào các chứng từ đó để hạch toán các bút toán cần thiết vào máy vi tính, máy sẽ tự động luân chuyển và tổng hợp các thông tin vào các sổ tổng hợp, chi tiết, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, áp dụng phần mềm kế toán việc lập các sổ và báo cáo không những nhanh mà số liệu giữa các sổ, các báo cáo có sự thống nhất tuyệt đối Nhờ vậy mà kế toán không còn phải đối chiếu kiểm tra số liệu giữa các sổ chi tiết với sổ tổng hợp hay với các thông tin trên báo cáo như kế toán thủ công Tuy nhiên tất cả số liệu và chứng từ trên máy đều được in ra, ký duyệt và lưu thành bộ hồ sơ đầy đủ để tránh trường hợp hư hỏng máy móc có thể xảy ra trong quá trình làm việc Sổ sách và giấy tờ của Công ty đều được lưu trữ đầy đủ tại phòng lưu hồ sơ của Phòng Kế Toán Hàng tháng, Phòng kế toán của Công ty đều cung cấp thông tin một cách kịp thời đến các nhà quản lý thông qua các báo cáo Từ đó, lãnh đạo Công ty có những quyết định kịp thời và có những biện pháp thích hợp để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh - Nhược điểm Với địa điểm bán hàng ra nhiều khu vực, đồng thời khối lượng sản phẩm khá lớn nên chi phí cũng sẽ lớn điều đó làm cho Công ty gặp vấn đề rất lớn trong việc quay vòng vốn và thu hồi nợ Mục tiêu hoạt động của bất kỳ công ty nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí Để có lợi nhuận thì ban đầu phải tạo ra doanh thu Đối với công ty thì doanh thu được tạo ra chủ yếu từ hoạt động bán hàng Trong điều kiện cạnh tranh khó khăn, để đạt được mục tiêu đề ra thì phải tổ chức tốt khâu sản xuất và bán hàng, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm và thực hiện chính sách hậu mãi sau bán hàng có như vậy mới giữ chân được khách hàng cũ và lôi kéo thêm khách hàng mới hay nói cách khác tạo ra được nhiều doanh thu Vì vậy doanh thu bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công ty thương mại cũng như với toàn bộ nền kinh tế và cả xã hội Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tạo tiền đề để bù đắp chi phí KẾT LUẬN Sau một quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú, được nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, em đã có được cái nhìn tổng quát về thực trạng tổ chức một hệ thống kế toán của một công ty, những công việc của một phần hành kế toán từ đó hiểu rõ hơn về lý thuyết đã được học trong thời gian học tập để áp dụng vào thực tế như thế nào Thông qua đó cũng thấy được việc hoàn thiện công tác kế toán là đặc biệt quan trọng Bởi trong điều kiện kinh tế thị trường, kế toán là công cụ quản lý giúp cho công ty đạt được hiệu quả kinh tế.Và yêu cầu tất yếu cho một bộ máy kế toán hoạt động có chất lượng trong bất cứ điều kiện nào là trình độ chuyên môn của các kế toán viên, bên cạnh đó còn cần có khả năng vận dụng một cách linh hoạt các quy định kế toán vào đặc thù của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán Em đã khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như hiểu được cơ cấu tổ chức và cách hạch toán của Công ty Báo cáo thực tập em đã cố gắng nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ của Công ty Em xin chân thành cảm ơn : PGS.TS Trương Thị Thủy và các anh chị trong Phòng Kế Toán Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này Em xin chân thành Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2016 Sinh viên Lê Thị Nhàn ... Tú 1. 1 Đặc điểm tình hình chung cơng ty TNHH Thương mại Tuấn Tú 1. 1 .1 Q trình hình thành phát triển • Tên cơng ty: - Tên cơng ty viết tiếng việt: CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN TÚ - Tên công ty. .. TNHH Thương Mại Tuấn Tú Chương 3: Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công tác tổ chức kế tốn cơng ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú CHƯƠNG 1: Tổng quan chung công ty TNHH Thương Mại Tuấn Tú. .. cơng việc 1. 1.3 Tổ chức máy kế tốn Cơng ty TNHH Thương mại Tuấn Tú Công ty TNHH thương mại Tuấn Tú doanh nghiệp sản xuất độc lập, tổ chức hoạt động tập trung địa bàn nên máy kế tốn cơng ty tổ chức