1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn nhân vật bình phàm trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ​

57 91 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 693,02 KB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” nhằm mục đích đánh giá một cách đúng đắn vị trí của tác giả và tác phẩm trong nền văn học t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tính, giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức khoa học và tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các luận điểm và kết quả nghiên cứu được nêu trong khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6

1.1 Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục 6

1.1.1 Tác giả Nguyễn Dữ 6

1.1.2 Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” 6

1.2 Khái niệm nhân vật bình phàm 8

1.2.1 Khái niệm nhân vật 8

1.2.2 Khái niệm nhân vật bình phàm 10

Chương 2 NHẬN DIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC 12

2.1 Thống kê nhân vật bình phàm 12

2.2 Phân loại nhân vật bình phàm 14

2.3 Các đặc điểm của nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục 15

2.3.1 Địa vị xã hội của nhân vật bình phàm 15

2.3.2 Tư tưởng, lối sống của nhân vật bình phàm 16

2.3.3 Số phận của nhân vật bình phàm 25

Trang 6

Chương 3 PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT

BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC 31

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 31

3.2 Các motip phổ biến 34

3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm 40

KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nguyễn Dữ chỉ để lại một tác phẩm duy nhất là Truyền kì mạn lục Chỉ

với tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì lên một tầm cao mới Tác phẩm đã chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo,

có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Nguyễn Dữ chính là “cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam” [12, 213] Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu

“Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” nhằm mục đích

đánh giá một cách đúng đắn vị trí của tác giả và tác phẩm trong nền văn học trung đại Việt Nam

Một số tác phẩm trong Truyền kì mạn lục được đưa vào sách giáo khoa,

giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông cho thấy vị trí của

Nguyễn Dữ đối với văn học dân tộc Đó là Chuyện người con gái Nam Xương trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong

chương trình Ngữ văn lớp 10 Hơn nữa, nhân vật bình phàm là cầu nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại Sau khi học xong phần văn học trung đại, học sinh được tiếp xúc với các tác phẩm văn học hiện đại có các nhân vật

bình phàm Việc tìm hiểu “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của

Nguyễn Dữ” sẽ giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa nhân vật bình phàm trong văn học trung đại và văn học hiện đại, đồng thời tìm ra điểm khác biệt, nét riêng của từng bộ phận văn học trong dòng chảy chung của văn học nước nhà

Nhân vật bình phàm là một trong những phương tiện quan trọng tạo nên

sức hấp dẫn, thành công của tác phẩm Truyền kì mạn lục Tuy nhiên, giới

nghiên cứu lại chưa quan tâm tới vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc Vì vậy, với việc tiếp thu, kế thừa các công trình nghiên cứu và thành tựu đi trước,

Trang 8

tôi sẽ cố gắng trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình một cách hệ thống,

cụ thể hơn về nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

2 Lịch sử vấn đề

Truyền kì mạn lục là tác phẩm đỉnh cao trong văn học truyền kì trung

đại Việt Nam Từ khi ra đời cho đến nay, tác phẩm đã làm hao tổn biết bao tâm trí, giấy mực của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Đó là các tác giả: Lê Qúy Đôn, Phan Huy Chú, Vũ Khâm Lân, Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Phạm Hùng…

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam tập II, Bùi Văn Nguyên đã có những nhận xét tổng quát về nội dung, nghệ thuật của Truyền kì mạn lục

“Truyền kì mạn lục là một tập văn hay, cái hay ở đây không riêng về nội dung phong phú, chi tiết sinh động, nhưng cái hay ở đây còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lí, phô diễn ngôn ngữ” [13, 131]

Trong Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Đỗ Thị Mỹ Dung có bài viết “Cái chết oan và bi kịch của người phụ nữ trong

“Truyền kỳ mạn lục” Tác giả cho rằng: “Trong văn học trung đại Việt Nam,

có thể nói Nguyễn Dữ là người đầu tiên đề cập đến cái chết mang màu sắc oan khuất của người phụ nữ Và cũng có thể nói, ông là người đầu tiên quan tâm đến vấn đề thân phận người phụ nữ - những khao khát bị chà đạp, những nỗi đau khổ, bất hạnh, những bế tắc, mở đầu cho trào lưu văn học viết về người phụ nữ giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX” [3, 49]

Các nhà nghiên cứu Việt Nam còn có những bài viết nói về mối quan hệ

ảnh hưởng giữa Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) với Tiễn đăng tân thoại (Cù

Hựu) Trong “So sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung

Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Trần Đình Sử có viết: “Truyện Từ Thức chịu ảnh hưởng của Cù Hựu chỉ một phần nhỏ, phần lớn chịu ảnh hưởng của tiên thoại, truyền kì Trung Quốc và chịu tác động của thực tại Việt Nam Chỉ

Trang 9

khi nào so sánh văn học cổ Việt Nam trong bối cảnh văn hóa, văn học rộng lớn thì mới nhìn rõ mối quan hệ ảnh hưởng và sáng tạo của nó Nhà văn cổ điển Việt Nam, dù vay mượn của ai, cái gì, thì trên thực tế họ chịu ảnh hưởng của

cả nền văn học, văn hóa Trung Quốc” [19, 26]

Nhân vật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục cũng được các tác giả nghiên

cứu và tìm hiểu Tuy nhiên, giới nghiên cứu tập trung chủ yếu vào kiểu nhân

vật kì ảo, nhân vật đạo sĩ và dật sĩ Trong Tạp chí khoa học, Trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 8/2017, tác giả Lê Văn Tấn và

Kim Ki Hyun đã có bài viết “Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” Tác giả cho rằng: “Bằng việc khảo sát, phân tích và luận giải, có thể khẳng định sự thành công của Nguyễn Dữ trên phương diện xây dựng các loại hình nhân vật nói chung, loại hình nhân vật đạo sĩ và dật sĩ nói riêng trong tập truyện Từ tư thế của một nhà nho ẩn dật, với lợi thế thể loại, Nguyễn Dữ đã khá tự do, phóng túng trong việc tạo cho hai kiểu nhân vật này những màu sắc kì ảo song vẫn có những hạt nhân gắn bó chặt chẽ với hiện thực” [20, 36]

Giáo sư Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Với “Truyền kì mạn lục”, Nguyễn

Dữ đã vượt khỏi những công thức ước lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực…”

[11, 32]

Tác giả Trần Thị Thu Hiền trong Tạp chí Khoa học, số 5, 2010, Đại học

Sư phạm Hà Nội có nghiên cứu “Oan và giải oan trong Truyện nghiệp oan của

Đào thị”: “Có thể nói, với truyện Nghiệp oan của Đào thị, Nguyễn Dữ đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ Thần quyền không còn là nơi trông cậy, ngược lại là nơi gieo tai họa cho con người Cường quyền và dư luận có thể vùi dập, dồn đuổi con người đến đường cùng

Trang 10

Sống giữa xã hội ấy, số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng đều hết sức bấp bênh, bất hạnh Đào Thị tài hoa và nhan sắc nhưng lại khổ vì chính tài hoa và nhan sắc đó Cả cuộc đời Đào Thị là sự bị truy đuổi, tiêu diệt

và trừng trị” [6, 76]

Đặc biệt, tác giả Trần Nho Thìn đã có một bài viết quan trọng mang tính

định hướng cho việc tìm hiểu nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục Đó

là bài viết “Thi pháp truyện ngắn văn học trung đại Việt Nam” Tác giả đã phân

tích “thi pháp của loại truyện về các thánh nhân quân tử” và “thi pháp của loại truyện về các nhân vật bình phàm”: “Các danh nhân thực ra là thể hiện mẫu hình nhân vật lí tưởng, mẫu người thánh nhân còn các nhân vật trần thế

là thể hiện mẫu người tự nhiên, người bình phàm Ứng xử của các hình mẫu này đối với xã hội, tự nhiên và bản thân là khác nhau và các yếu tố thi pháp miêu tả chúng cũng khác nhau” [22]

Tóm lại, tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã có nhiều bài

viết, công trình nghiên cứu tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau: nội dung, quan điểm nghệ thuật về con người, nhân vật, khuynh hướng sáng tác… Tuy nhiên, một số bài viết còn bỏ ngỏ cho nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo

Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo được nêu ở trên, tôi xin đi sâu vào

tìm hiểu nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và

phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm trong tác phẩm Qua đó, tác giả khóa luận muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc khẳng định sự thành công của Nguyễn Dữ trong xây dựng hình tượng nhân vật

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của

Nguyễn Dữ” nhằm mục đích thống kê, phân tích kiểu nhân vật chính trong

Truyền kì mạn lục Từ đó, thấy được nội dung, tư tưởng của tác phẩm và sự

đóng góp to lớn của Nguyễn Dữ vào sự phát triển của văn học dân tộc

Trang 11

Đồng thời, bản thân tác giả muốn trau dồi kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu sau này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- 20 truyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được in trongcuốn

Cù Hựu, Tiễn đăng tân thoại; Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục, Nhà xuất bản

Văn học, năm 1999

- Khi triển khai đề tài, tác giả luận văn có so sánh, đối chiếu với một số

tác phẩm truyền kì trước và sau Truyền kì mạn lục

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào mục đích và yêu cầu của đề tài này, tôi xin sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích tổng hợp

6 Đóng góp của đề tài

Đây là công trình nghiên cứu một cách tập trung về nhân vật bình phàm

trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Qua đó, ta thấy được những

đóng góp to lớn của Nguyễn Dữ đối với sự phát triển của văn học Việt Nam

7 Bố cục của khóa luận

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Nhận diện nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục

Chương 3 Phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm trong Truyền

kì mạn lục

Trang 12

Từ nhỏ, Nguyễn Dữ đã chăm học, đọc rộng nhớ nhiều, từng ôm ấp lí tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà Có thể Nguyễn Dữ đã từng theo học

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) Bởi theo Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề),

Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm Sau khi đỗ hương tiến, Nguyễn

Dữ thi Hội nhiều lần và từng giữ chức tri huyện Thanh Tuyền Nguyễn Dữ ra làm quan được một năm thì cáo quan, lấy lí do phụng dưỡng mẹ già cho tròn

đạo hiếu, từ đó ông không bước đến thị thành

Dù về ẩn dật nhưng Nguyễn Dữ không từ bỏ hoài bão giúp đời Nguyễn

Dữ đã viết Truyền kì mạn lục để kí thác những tâm sự của mình, bày tỏ thái độ trước hiện thực xã hội đương thời Qua tác phẩm Truyền kì mạn lục, cho thấy

ông là một người ưu thời mẫn thế, có tinh thần dân tộc và tư tưởng thân dân sâu sắc

1.1.2 Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”

Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện chia thành 4 tập, mỗi tập 5 truyện Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng văn xuôi và xen lẫn một số văn biền

Trang 13

ngẫu, thơ ca Nguyễn Dữ và những người có cùng chí hướng với ông đã viết những lời bình luận ở cuối các truyện Ngoài truyện số 19 (Cuộc nói chuyện

thơ ở Kim Thoa), các truyện khác đều có lời bình Những lời bình trong Truyền

kì mạn lục không bàn về hình thức nghệ thuật mà chủ yếu là bàn về giá trị nội

dung, ý nghĩa của truyện

Khi đặt tên nhan đề tác phẩm Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ mong muốn

biểu lộ thái độ khiêm tốn và nghiêm túc của người cầm bút Song, cũng bởi

nhan đề Truyền kì mạn lục mà đã gây ra khá nhiều tranh cãi về tên tác phẩm

này

“Mạn lục” là một thể loại sáng tác văn học xuất hiện ở Trung Quốc khá sớm [14, 210] Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, hai chữ “mạn lục” đã bị hiểu lạc đi so với nghĩa gốc của nó Điều đó dẫn đến cách giải thích sai “sao chép tản mạn các truyện lạ” [21, 202], về sau mới được giải thích lại là “ghi chép tản mạn các truyện truyền kì” [15, 1124] Trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Nguyễn Đăng Na đã nêu ra: “Các cách giải thích chữ “mạn lục” là ghi chép “tản mạn” có hai điều bất ổn Thứ nhất, “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm văn học thuộc loại hình truyện ngắn trung đại Do đó, không thể coi tác phẩm là “ghi chép” Thứ hai, tác phẩm của Nguyễn Dữ không hề tản mạn, dù hai chữ “tản mạn” được dùng theo kiểu tu từ nói khiêm Thực ra, “mạn” là tùy

ý, không câu thúc Bởi vậy, trong Hán ngữ có hàng loạt từ chỉ thể loại tác phẩm

có thành tố “mạn” như: mạn họa, mạn thư, mạn bút, mạn tả…và tất cả chúng đều dùng để chỉ loại tác phẩm” [11, 212]

Xét về chữ “truyền kì”, bản thân nó là một thể tài của truyện ngắn trung

đại, tức là trong truyện ngắn đó có các yếu tố: nhân vật, tình tiết, kết cấu…là

những yếu tố lạ kì Trong cụm từ “Truyền kì mạn lục”, từ “truyền kì” giữ vai trò làm định ngữ, nó “chỉ tính chất của thể “mạn lục”, đó là một thể tự sự viết

tự do, tùy hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả, không bị câu thúc bởi bất cứ lí

do gì cả” [11, 212]

Trang 14

Nhan đề Truyền kì mạn lục đã nêu ra được mục đích sáng tác của Nguyễn

Dữ Ông muốn phân bua với độc giả rằng: trước tác của mình không phải là cuốn

sách có tính chất trang nghiêm như liệt truyện, và cho đây là thứ “ngoại thư” bao gồm những truyện lạ “truyền kì” vẫn được lưu truyền Công việc của Nguyễn Dữ

là ghi chép lại một cách rộng rãi “mạn lục” những sự việc ấy

Để phục vụ mục đích sáng tác của mình, Nguyễn Dữ sử dụng yếu tố “lạ

- kì ảo” Ông đã mượn chuyện ma quái để nói việc thực, dựa vào tích cũ để viết nên những truyện mới Tác phẩm tuy có vẻ “truyền kì” xảy ra từ nhiều năm về

trước, nhưng thực chất tác giả muốn phản ánh những hiện thực của xã hội đương thời Nguyễn Dữ đã lấy chuyện xưa để nói về chuyện ngày nay Qua tác

phẩm văn học của mình, nhà văn bộc lộ quan điểm về những vấn đề lớn của

con người, xã hội Tác phẩm đã tái hiện bức tranh cuộc sống con người với những số phận riêng ở thế giới trần gian, tiên cảnh và âm phủ Bên cạnh đó,

Truyền kì mạn lục còn thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của những kiếp

người bé nhỏ trong xã hội Nguyễn Dữ đã lên án mạnh mẽ tầng lớp vua quan nhũng nhiễu nhân dân, làm cho nhân dân cơ cực

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công giữa hai

yếu tố “thực” và “kì” Nhà văn sử dụng yếu tố “thực” như một chất liệu nghệ

thuật, giúp tác giả phản ánh hiện thực sâu sắc và toàn diện hơn Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ thành công trong việc xây dựng nhân vật với hình tượng nhân vật có tính cách, khí phách và tính luận thuyết, làm cho các câu chuyện giàu tính triết lí

và quan điểm của tác giả được thể hiện sáng rõ Tài năng của ông đã được bộc lộ khi ông khéo léo kết hợp sáng tạo ba lối văn: tản văn, biền văn, vận văn

1.2 Khái niệm nhân vật bình phàm

1.2.1 Khái niệm nhân vật

Trong các tác phẩm thuộc thể loại tự sự, nhân vật có vai trò quan trọng

và không thể vắng mặt Nhân vật chính là một mắt xích quan trọng để nhà văn

Trang 15

xâu chuỗi các biến cố, sự kiện, giúp nhà văn bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình Do đó, xây dựng hình tượng nhân vật trở thành một công việc quan trọng hàng đầu của người nghệ sĩ

Đã có nhiều khái niệm khác nhau về nhân vật văn học Trong cuốn 150

thuật ngữ văn học có nêu khái niệm về nhân vật: “Nhân vật văn học là hình

tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người” [1, 241]

Trong Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [5, 235]

Tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Lí luận văn học cho rằng “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là

sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…Và cần chú ý thêm một điều: thực ra, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người

có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [4, 126]

Dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật, nhưng các định nghĩa đều có một thống nhất chung: nhân vật là đối tượng mà văn học đề cập và miêu

tả Nhân vật có thể có tên riêng: Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao); Chiến, Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi)…Nhân vật cũng có thể không

có tên riêng: “viên quản ngục” (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), “thị” (Vợ

Trang 16

nhặt - Kim Lân)…Nhân vật có thể là các sự vật, loài vật ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người: Dế Mèn (Dế Mèn phiêu lưu kì - Tô Hoài) Khái

niệm nhân vật văn học nhiều khi được sử dụng như một ẩn dụ Nhân vật đôi khi không phải là con người, sự vật cụ thể, mà là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được tác giả thể hiện nổi bật trong tác phẩm

Đó là “nhân dân” trong Chiến tranh và hòa bình, “đồng tiền” trong ƠgiêriGrăngđe của Banzac…

Hình tượng nhân vật được nhà văn sáng tạo đã thể hiện những nhận thức của tác giả về một cá nhân, một loại người hay một vấn đề nào đó của xã hội

Chính vì vậy,“nhân vật là yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng của chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật do đó

là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật tác phẩm văn học” [2, 186]

Nhân vật văn học được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Dưới mỗi góc độ, nó được chia thành nhiều loại nhân vật

Xem xét dưới góc độ nội dung tư tưởng có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Ở góc độ kết cấu và cốt truyện: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm

Như vậy, khi nghiên cứu và tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm nào đó, ta không thể bỏ qua yếu tố nhân vật Nhân vật là một công cụ đắc lực giúp tác giả tái hiện hiện thực đời sống, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề được nêu ra Đồng thời, nhân vật văn học làm rút ngắn khoảng cách giữa độc giả với tác giả

1.2.2 Khái niệm nhân vật bình phàm

Theo Từ điển Hán Việt:

“Bình: ngay thẳng, bằng phẳng không chênh lệch, bằng đều nhau” [10, 56]

“Phàm: tầm thường, cõi phàm, cõi tục” [10, 544]

Trang 17

Bình phàm có nghĩa là bình thường, tầm thường, tầm phào Nhân vật bình phàm là những con người tự nhiên, không bị tác giả lí tưởng hóa như nhân vật kiểu thánh nhân quân tử Ở họ có những nét tính cách và phẩm chất giống với con người bình thường trần tục Nhân vật bình phàm thường là những kẻ sĩ trong thiên hạ, những tay thương gia buôn bán, những người nông dân…Bên cạnh đó, còn có khá nhiều các nhân vật lịch sử có thực ngoài đời, họ có công lớn với đất nước và được lập đền thờ để thờ cúng Tuy nhiên, những nhân vật này được đặt trong mối tương quan với đời sống hàng ngày, được nhà văn miêu

tả bằng những yếu tố thi pháp riêng khác xa so với các nhân vật thánh nhân quân tử

Trang 18

Chương 2 NHẬN DIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM

Nhân vật đấng bậc bị bình phàm hóa

Nhân vật vua, quan, kẻ sĩ

Nhân vật thần, tiên, Phật

Trang 19

- Nhân vật bình phàm chiếm số lượng lớn, chủ yếu trong tác phẩm

Truyền kì mạn lục chỉ có một số rất ít là nhân vật thánh nhân, quân tử, kẻ sĩ

thuần túy đức cao vọng trọng, không có những khía cạnh trần tục, đời thường

Trang 20

- Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì gần hơn với cuộc sống và những

con người bình thường dung dị Con người trong Truyền kì mạn lục được nhà

văn khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, với những khát khao rất đỗi bình thường mang tính con người Họ hiện lên với cái nhìn tổng thể, có trách nhiệm với đời, có những khát vọng được yêu thương và mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu bản năng của

2.2 Phân loại nhân vật bình phàm

Có nhiều cách để phân loại nhân vật bình phàm, trong khuôn khổ của khóa luận, tác giả khóa luận đưa ra cách phân loại nhân vật bình phàm trong

Truyền kì mạn lục dựa vào tính chất của nhân vật bình phàm Ta có thể chia

nhân vật bình phàm thành hai loại:

Nhân vật là dân thường trong xã hội, tức là những nhân vật này là con người của cuộc sống đời thường, mang những tư tưởng, lối sống, khát vọng trần tục Đó

là những người nông dân, lái buôn, ả ca kĩ, phụ nữ Ví dụ: trong Chuyện cây gạo nhân vật Trình Trung Ngộ là một “lái buôn, biết ít chữ nghĩa”

Nhân vật đấng bậc bị bình phàm hóa, được tác giả lí tưởng hóa nhưng ít nhiều mang những nét phàm tục Loại nhân vật này được chia thành hai loại nhỏ:

Thứ nhất là nhân vật là vua, quan, kẻ sĩ bị bình phàm hóa Ví dụ: Chuyện

kì ngộ ở trại Tây có nhân vật Hà Nhân là kẻ sĩ nhưng “bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng”

Thứ hai là nhân vật là thần, tiên, Phật bị bình phàm hóa Chỉ có ba truyện

trong Truyền kì mạn lục xuất hiện kiểu nhân vật này Đó là truyện Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên và Chuyện đối tụng ở Long cung

Qua việc phân loại trên, ta đưa ra được nhân xét chung: nhân vật bình

phàm trong Truyền kì mạn lục đa dạng, phong phú Họ có địa vị xã hội, môi

trường sống khác nhau Nguyễn Dữ đã miêu tả nhân vật bình phàm ở cả ba giới: trần gian, tiên giới và long cung

Trang 21

2.3 Các đặc điểm của nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục

2.3.1 Địa vị xã hội của nhân vật bình phàm

Địa vị xã hội là vị trí và thứ bậc của một người nào đó trong xã hội Địa

vị xã hội có thể do sự cố gắng của bản thân mà đạt được, cũng có thể nó được gán cho dựa vào giới tính, tuổi tác, chủng tộc…

Mỗi truyện trong Truyền kì mạn lục lại đề cập tới các nhân vật bình phàm

có địa vị xã hội khác nhau

Nhân vật bình phàm là quan lại, họ có quyền thế trong xã hội Đó là các truyện:

- Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang

- Chuyện Lý tướng quân

Có 3/12 truyện nhân vật bình phàm là tầng lớp quan lại trong xã hội Điều

đó cho thấy, giai cấp quan lại được Nguyễn Dữ quan tâm và miêu tả với những nét đời thường Tác giả không để nhân vật trong tác phẩm lí tưởng theo hình mẫu của Nho giáo, mà họ hiện lên với những nét trần tục nhất: ăn uống, khát vọng nhục dục…

Tầng lớp trí thức, nho sĩ xuất hiện khá khiêm tốn trong tác phẩm:

- Chuyện kì ngộ ở trại Tây

- Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào

- Chuyện nàng Thúy Tiêu

Trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào, Phạm Tử Hư là một học

trò của xử sĩ Dương Trạm Chàng là một người học trò biết lễ nghĩa, khi thầy

Dương Trạm mất “đã làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về”

Chàng miệt mài với đèn sách, tới năm 40 tuổi vẫn đi thi, cuối cùng cũng đỗ

được tiến sĩ Trong Chuyện nàng Thúy Tiêu, nhà văn Nguyễn Dữ cũng miêu tả

nhân vật nho sinh Dư Nhuận Chi Nhờ vào những bài thơ và những bài hát hay

Trang 22

mà tiếng tăm của chàng nức danh cả kinh kì Trải qua bao sóng gió, Dư Nhuận Chi cũng đã về Kinh và thi đỗ tiến sĩ

Bên cạnh tầng lớp quan lại, nho sinh, Nguyễn Dữ còn đề cập tới tầng lớp

dưới của xã hội Đó là người lái buôn Trình Trung Ngộ trong Chuyện cây gạo,

ả ca kĩ Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị

Nhận xét: Truyền kì mạn lục là tác phẩm chủ yếu đề cập tới các nhân vật

có địa vị xã hội thấp, ông đã dành sự quan tâm không nhỏ tới những con người thấp bé trong xã hội đương thời

2.3.2 Tư tưởng, lối sống của nhân vật bình phàm

Tư tưởng là tất cả những gì chúng ta suy nghĩ, định hướng, phân tích, đánh giá, kết luận…thành ý trong đầu chúng ta

Lối sống là những nét điển hình mà con người thường xuyên lặp lại

Sự lặp lại này định hình thành những phong cách và thói quen của cá nhân, xã hội hay dân tộc nào đó Lối sống được cấu thành bởi các yếu tố: phong tục tập quán, ứng xử xã hội, cách thức sinh hoạt…

Thời trung đại, quan điểm của lễ giáo phong kiến chi phối tới tư tưởng

và lối sống của con người Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật bình

phàm trong Truyền kì mạn lục có tư tưởng, lối sống theo hai hướng: tuân thủ lễ

giáo phong kiến và vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến

2.3.2.1 Tư tưởng, lối sống theo quan điểm của lễ giáo phong kiến

Lễ giáo phong kiến có những yêu cầu hà khắc đối với phụ nữ Người phụ

nữ phải “tam tòng”, “tứ đức” “Tam tòng” bao gồm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” “Tứ đức” là bốn đức tính tốt của người phụ nữ: Công

- Dung - Ngôn - Hạnh Nguyễn Dữ đã thể hiện trong Truyền kì mạn lục những

người phụ nữ bình phàm có tư tưởng, lối sống tuân thủ lễ giáo phong kiến

Nhị Khanh là nhân vật phụ nữ “quốc sắc thiên hương” trong truyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu Nàng hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của

Trang 23

người phụ nữ, đặc biệt là tấm lòng thủy chung chờ chồng Nhị Khanh đã chờ chồng sáu năm trời, mà trong sáu năm ấy, nàng đã phải trải qua biết bao khó khăn, vất vả Khi Lưu thị - bà cô của Nhị Khanh ép nàng lấy tướng quân họ

Bạch, nàng đã bộc bạch rằng “Ta sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ phu lang hãy còn; nếu chàng không còn thì ta đã liều mình chứ quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp cho người khác” Điều đó cho thấy Nhị Khanh là

người phụ nữ có lòng thủy chung son sắt với chồng

Ta bắt gặp nhân vật Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam, một

người có tình cảm chân thành, tha thiết với chồng con Khi chồng đi lính, nàng

đã ở nhà thay chồng chăm sóc mẹ già và con nhỏ Khi mẹ chồng qua đời, Vũ Thị Thiết đã lo tang ma đầy đủ, làm trọn bổn phận của người dâu con Hình ảnh

“chiếc bóng” xuất hiện trong Chuyện người con gái Nam Xương nói lên những

tình cảm chân thành mà nàng dành cho Trương Sinh Vì nhớ chồng và thương con

mà nàng chỉ chiếc bóng in trên tường và nói rằng đó là “cha Đản”

Nhà văn Nguyễn Dữ đã rất tài tình khi viết về các nhân vật phụ nữ Ông luôn đặt họ vào những hoàn cảnh, tình huống éo le để từ đó họ bộc lộ những

phẩm chất đáng quý Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương là một nhân vật như

thế Vì những xung đột nội chiến và nạn ngoại xâm mà nàng phải chịu cảnh vợ chồng chia li Lệ Nương bị triều đình bắt giam, sau đó lại bị rơi vào tay giặc ngoại bang, nhưng nàng vẫn giữ trọn phẩm tiết của mình Lệ Nương từng nói rằng:

“Thủy bất năng toàn tiết dĩ tòng phu, Chung hựu nhẫn cam tâm nhi hàng lỗ”

Dịch:

“Trước đã không vẹn tiết để theo chồng, Sau lại nỡ cam tâm mà hàng giặc”

Trang 24

Để bảo toàn danh tiết với chồng, Lệ Nương đã chọn giải pháp “thà chết rấp ở ngòi lạch, gần gũi quê hương còn hơn là sang làm những cái cô hồn bên

xứ Bắc” [8, 412]

Có thể thấy, những nhận vật trên biểu hiện những lối sống cao đẹp qua cái khuôn trung, hiếu, tiết, nghĩa Qua đó, Nguyễn Dữ muốn thể hiện những đòi hỏi của nhân dân về đạo lí làm người, truyền thống tốt đẹp của dân tộc bao đời nay và mối quan hệ cần thiết phải xây dựng trong gia đình, xã hội

2.3.2.2 Tư tưởng, lối sống phi lễ giáo phong kiến

Tác phẩm Truyền kì mạn lục còn nêu ra những tư tưởng, lối sống phi lễ

giáo phong kiến của một số nhân vật bình phàm Đó là những tư tưởng, lối sống

đi ngược lại với đạo lí, luân lí xã hội

Nếu lễ giáo phong kiến đề cao “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” của bậc quân

tử thì nhân vật Lý Hữu Chi trong Chuyện Lí tướng quân lại được Nguyễn Dữ

xây dựng với sự đối lập với quan điểm ấy Nhà văn đã nói về sự cơ hội của nhân vật Lí Hữu Chi:

“Người huyện Đông Thành là Lý Hữu Chi cũng do chân một người làm ruộng nổi lên, tính vốn dữ tợn nhưng có sức khỏe, giỏi đánh trận Quốc công Đặng Tất tiến cử cho Lý được làm chức tướng quân, sai cầm một cánh hương binh đi đánh trận” [8, 392]

Có thể thấy, thực chất Lý Hữu Chi không có tài cán gì, chỉ nhờ vào sức khỏe, giỏi đánh trận mà được trọng dụng làm chức tướng quân Với quyền lực trong tay, Lý Hữu Chi giết hại người khác, bóc lột tiền của của nhân dân

“Quyền đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa lũ trộm cướp như lòng ruột, coi người nho sĩ như cừu thú, thích sắc đẹp ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu ruộng vương, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho ruộng đất, đi kiếm những hoa đá lạ từ bên huyện khác đem về Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về

Trang 25

thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách rất là khổ sở nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút động tâm” [8, 392] Lối sống của hắn không xứng đáng làm một vị

quan cầm cân nảy mực của xã hội Khi xuống âm phủ, tội ác của Lí Hữu Chi

đã được vạch rõ: “ghẹo vợ người, dâm con người”, “chiếm ruộng đất của người, phá sản của người”, “phá mồ mả của người đời xưa, hủy đạo thường với người ruột thịt”

Bên cạnh nhân vật quan lại, Nguyễn Dữ còn cho thấy những lối sống đáng phê phán của nhân vật lái buôn Đó là nhân vật Trọng Qùy trong truyện

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu Trọng Qùy là người ham mê cờ bạc,

thâu đêm suốt sáng trong những canh bạc cùng Đỗ Tam - một lái buôn nhiều tiền Đỗ Tam vì thấy Nhị Khanh xinh đẹp nên muốn chiếm đoạt Bản chất xấu

xa của Đỗ Tam bộc lộ khi hắn chơi bạc cùng Trọng Qùy với âm mưu cướp vợ

bạn Hắn đã lợi dụng điểm yếu của Trọng Qùy: “một hôm sinh cùng bạn bè họp nhau đánh bạc tứ sắc, Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng để đánh và đòi sinh đánh bằng Nhị Khanh Trọng Qùy phen mùi vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền đánh bằng Nhị Khanh” Đạo đức làm người của Đỗ Tam là không thể chấp

nhận được, khiến người đọc không khỏi phẫn nộ

Nhà văn Nguyễn Dữ đã đưa ngòi bút của mình tới bọn tu hành giả dối, núp dưới bóng chùa mà làm những điều xằng bậy Đó là tên sư Vô Kỷ trong

Chuyện nghiệp oan của Đào thị, hắn là kẻ thiếu trung thực, làm chuyện dâm ô nơi nhà chùa Người đọc hẳn chưa quên hình ảnh hai tên Hộ pháp trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều với những hành động bì ổi “vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng để ghẹo vợ con người ta”

Thông thường, khi nói đến thánh, thần là nói đến các bậc tối cao, thiêng liêng và quyền năng Thánh, thần không bao giờ làm những điều trái với phép

tắc, nhất mực giữ mình thanh cao Nhưng khi đọc truyện Chuyện đối tụng ở Long cung, ta lại thấy tác giả miêu tả nhân vật thần Thuồng Luồng với những

Trang 26

nét phàm tục giống con người tự nhiên Thần Thuồng Luồng đã bắt Dương thị,

vợ của quan Thái thú họ Trịnh về làm vợ Trong bức thư Dương thị gửi cho

quan Thái thú có kể rằng: “Nào ngờ biến dậy một đêm, đến nỗi hình rơi đáy vực Bởi không thể chìm châu đắm ngọc, nên đành cam giãi nguyệt dầu hoa”

Thần Thuồng Luồng đã bắt vợ của người khác nhưng khi bị tố cáo thì chối cãi, cho rằng quan Thái thú đã vu khống Lời chối cãi của thần Thuồng Luồng cho

thấy bản chất gian ngoa, không chịu nhận lỗi về mình: “Kẻ kia ở trên trần, tiểu thần ở dưới nước, mỗi người một ngả, không có can thiệp gì với nhau Vậy mà hắn buông lời phao vu, để hãm hại người vô tội” Nhưng bằng lời định tội của Dương thị thì tội ác của thần Thuồng Luồng mới được lộ rõ: “người áo đỏ là

kẻ thù”, “độ trước không may bị cái yêu ấy bắt cướp, trải đã ba năm trời”

Nếu vừa rồi, thần Thuồng Luồng còn chối cãi hành vi của mình thì đến đây mọi

phải trái đã được xác minh Đức vua không khỏi giận dữ mà nói rằng: “Không ngờ thằng giặc kia lại gian hoạt đến như thế Bên trong thì làm sự dâm dật, mặt ngoài thì già họng chối cãi Việc ấy nỡ làm thì dù đem xử tử cũng không đáng tiếc” Có thể thấy, Nguyễn Dữ đã không ngần ngại vạch trần bản chất xấu

xa của thần Thuồng Luồng Đồng thời, tác giả cũng đặt ra vấn đề là dù là thần, tiên, Phật…thì cũng có những tật xấu, những nét bình phàm

Trong tác phẩm, các nhân vật đã phát biểu những tư tưởng sống với

những nhu cầu cá nhân của mình Nhân vật nhà vua đã nói rằng: “Đời người như khách qua đường, kẻ trước đi qua mà kẻ sau tiếp đến” trong Chuyện đối tụng ở Long cung Thư sinh Hà Nhân trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây cũng khẳng định “Người sinh ở đời như cái hoa trên cây, tươi héo có kì, không thể gượng lại dù chỉ trong chốc lát” Chính những tư tưởng này khiến các nhân vật

muốn sống cháy bỏng, chớp lấy từng giây phút của tuổi trẻ Họ lao vào lối sống phóng khoáng, tìm kiếm sự thỏa mãn những nhu cầu cá nhân trần thế

Trang 27

Người đọc sau khi đọc xong tác phẩm đều có cảm nhận chung là Nguyễn

Dữ đã nói khá nhiều đến chuyện trai gái, chuyện ân ái lứa đôi Trong tổng số

12 truyện viết về nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục thì có 7 truyện

viết về những cuộc ái ân mặn nồng của các nhận vật bình phàm Đó là các truyện:

- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu

- Chuyện cây gạo

- Chuyện kì ngộ ở trại Tây

- Chuyện nghiệp oan Đào thị

- Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang

- Chuyện nàng Túy Tiêu

Ở một số truyện, Nguyễn Dữ không đi sâu vào miêu tả cuộc ái ân của

các nhân vật mà chỉ là kể ngắn gọn Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, tác giả đã kể việc chăn gối của nhân vật Trọng Qùy và Nhị Khanh “Hai người vì xa cách nhau lâu, nên nay tình ái bội phần nồng đượm, sự sung sướng không còn phải nói” [8, 221] Chuyện Yêu quái ở Xương Giang cũng vậy, Nguyễn Dữ chỉ kể “Đã thành vợ chồng, tình ái rất là thắm thiết” Đó là tính ái

giữa viên quan họ Hoàng với Thị Nghi Có thể thấy, chỉ với những câu kể ngắn gọn, Nguyễn Dữ đã nói lên được những cuộc ân ái nồng đượm của nhân vật Tác giả đã thể hiện được sự trần tục của con người qua nhu cầu về nhục dục

Nếu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu và Chuyện yêu quái ở Xương Giang tác giả chỉ kể lại ngắn gọn cuộc ân ái của nhân vật bình phàm thì đến

đây, Nguyễn Dữ miêu tả mạnh mẽ và trực tiếp hơn Tác giả đã rất táo bạo, phóng túng khi thể hiện mối quan hệ yêu đương không lành mạnh của nhân vật

Hà Nhân với hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây Hà Nhân, một

Trang 28

môn đệ của cửa Khổng sân trình nhưng “bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng”

“Sinh rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm Chàng lả lơi cợt ghẹo, hai ả thẹn thò nói rằng:

- Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉn e mưa gió nặng

nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa yếu mềm

Sinh khuyên lơn dịu ngọt rồi cùng tắt đèn đi nằm Lửa đượm hương nồng, ân

ái mười phần thỏa nguyện”

Nguyễn Dữ còn để nhân vật của mình làm thơ ngâm chơi về sự gần gũi

nam nữ “chân gác, má kề” Sau khi được nghe hai nàng Liễu, Đào ngâm thơ:

“Hà Nhân vỗ tay cả cười mà rằng:

- Tình trạng trong chốn buồng xuân, tả đến như thế thì thật là diệu tuyệt, lời hoa ý gấm tôi khó lòng theo kịp hai nàng

Hà Nhân bèn lại tiếp tục ngâm:

Quyện uyển thư trai khách mộng dung, Ngộ tùy vân vũ đáo Vu Phong

Giao phi điệp lộng sâm si bạch, Liên đế hoa khai thứ đệ hồng

Tĩnh túc nhiệm giao oanh thướng há, Phân lưu nhẫn cấm thủy tây đông

Tuyệt liên quan thị phong lưu chủng, Hứng đáo phong lưu tự bất đồng

Ngày đăng: 12/04/2020, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
2. Lại Nguyên Ân (2004), Từ điển văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. Đỗ Thị Mỹ Dung“Cái chết oan và bi kịch của người phụ nữ trong “Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Cái chết oan và bi kịch của người phụ nữ trong “"Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí khoa học
4. Hà Minh Đức chủ biên (2007), Lí Luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí Luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
6. Trần Thị Thu Hiền, “Oan và giải oan trong Truyện nghiệp oan của Đào thị”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oan và giải oan trong Truyện nghiệp oan của Đào thị”, "Tạp chí Khoa học
7. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Tang thương ngẫu lục, http://www.tusachtiengviet.com/images/file/bt1BsJ8c0wgQANhE/tang-thuong-ngau-luc.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tang thương ngẫu lục
8. Cù Hựu, Tiễn đăng tân thoại; Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục (1999), Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cù Hựu, Tiễn đăng tân thoại; Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục
Tác giả: Cù Hựu, Tiễn đăng tân thoại; Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
9. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1979), Văn học Việt Nam thế kỉ thứ X - nửa đầu thế kỉ thứ XVIII (tập II), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ thứ X - nửa đầu thế kỉ thứ XVIII (tập II)
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1979
9. Trần Thị Thanh Liêm (2016), Từ điển Hán Việt, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Trần Thị Thanh Liêm
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2016
10. Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
11. Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
12. Bùi Văn Nguyên (1971), Lịch sử văn học Việt Nam tập II, Tủ sách Đại học Sư phạm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam tập II
Tác giả: Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
13. Nhiều tác giả (2004), Logic học về các thể loại văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic học về các thể loại văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
14. Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, Tezvan Todorow (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận về văn chương kì ảo
Tác giả: Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, Tezvan Todorow
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
15. Trần Đình Sử, “So sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Tạp chí Văn học, số 5, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, "Tạp chí Văn học
16. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
18. Trần Đình Sử, “So sánh văn học và văn hóa: Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Tạp chí Văn học, số 5, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh văn học và văn hóa: Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, "Tạp chí Văn học
19. Lê Văn Tấn và Kim Ki Hyun, “Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 8/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ”, "Tạp chí khoa học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w