1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC

85 687 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 750,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 15 năm thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập và phát triển,nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Có được kết quả nàychúng ta phải kể đến những đóng góp đáng kể của hoạt động xuất khẩu Trongnhững năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng hoá đã đem về cho nước ta hàng tỷUSD, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ, trang trải một phần nhu cầu nhập khẩumáy móc, trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nước, đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, hội nhập với nềnkinh tế khu vực và thế giới.

Với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế nóichung cũng như hoạt động xuất khẩu nói riêng thì yêu cầu thanh toán nhanh,chính xác càng khẳng định là một khâu quan trọng không thể thiếu trong việcthực hiện giao dịch buôn bán Đối với đơn vị xuất khẩu, việc thanh toán chínhlà yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.Chính vì vậy, việc xem xét, phân tích, đánh giá hoạt động thanh toán quốc tếlà hết sức cần thiết

Mục tiêu “hướng nền kinh tế vào xuất khẩu “ mà Đảng và Nhà nước chủtrương lựa chọn đã được các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu hưởng ứng và tích cực tham gia trong đó có sự đóng góp không nhỏ củaCông ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại Qua thời gian thực tậptại Công ty, em thấy hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩucủa Công ty là một vấn đề cần quan tâm và tìm hiểu Được sự giúp đỡ của

PGS.TS Hoàng Đức Thân và các cô chú trong phòng nghiệp vụ 6, em đã lựa

chọn đề tài : “Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động

xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại” cho

luận văn tốt nghiệp của mình.

Luận văn bao gồm các nội dung sau:

Trang 2

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế đối với

hàng hoá xuất khẩu

Chương 2: Thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt

động xuất khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế

đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - BộThương Mại

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lýluận cũng như kinh nghiệm thực tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy và các cô chútrong Công ty để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Đức Thân và các cán bộ

Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Trang 3

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

1.1 LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế.Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá củamột quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêudùng của nước này với nước khác Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nàophụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này.

Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hộicủa mỗi quốc gia Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được,cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu trong ngân sách, kích thích đổi mới côngnghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sốngcủa người dân.

Đối với nước ta, nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạchậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩunhằm thu ngoại tệ, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quantrọng Tuy vậy, đứng trước những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều lợi thế và cũng không ítnhững hạn chế Muốn có hiệu quả cao cho đất nước thì phải phát triển nhữngmặt lợi thế và giảm bớt những mặt hạn chế.

1.1.1 Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Thứ nhất, Việt Nam có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi, thiên nhiên

ưu đãi và lịch sử để lại đã hình thành nên các vùng chuyên canh, các làng nghềdo vậy chúng ta có thế mạnh về hàng hoá nông, lâm sản nhiệt đới, thủy sản,hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiểu công nghiệp và mỹ nghệ, hàng gia công vàmột số sản phẩm công nghệ cơ khí Đây có thể nói là hướng chính cho mặthàng xuất khẩu của Việt Nam, có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới donhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai nông nghiệp lớn, rừng biểnkhoáng sản phong phú.

Các vùng chuyên canh sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu đượcchia thành:

Trang 4

- Đồng bằng Nam Bộ: Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thịt, thuỷ sản, cây ănquả.

- Đông Nam Bộ: Cây công nghiệp như cao su, cà phê, hạt tiêu, thịt - Duyên hải miền Trung: Thịt, lâm sản, thủy sản

- Tây Nguyên: Cà phê, cao su, dâu tằm, lâm sản.

- Khu bốn cũ: Thịt, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc), cây công nghiệp dàingày (cà phê), khoáng sản (quặng sắt, thiếc)

- Đồng bằng sông Hồng: Thịt, cây công nghiệp ngắn ngày, rau , quả

Thứ hai, tham gia đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong điều

kiện nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi, kiểm soát lẫnnhau rất chặt chẽ giữa các đơn vị, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trongviệc tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng, giá cả Chính nhờ vậy, chất lượnghàng hoá xuất khẩu luôn được các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm vànâng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới một cách thường xuyên và có ý thức,qua đó tạo uy tín cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Bên cạnh đó là xu thếliên doanh, liên kết giữa các đơn vị, các doanh nghiệp xuất khẩu cùng hỗ trợnhau, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Có thể nói, xuất khẩu đã và đang đượcnhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thức và xem đây như là một hoạt động cầnđược đầu tư Chính từ những nhận thức này, hoạt động xuất khẩu Việt Namđang có những lợi thế mới.

Thứ ba, thời đại ngày nay là thời đại hoà bình, mở rộng giao lưu kinh tế

trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Việt Nam cũng như nhiều nước kháctrên thế giới đang hướng sự phát triển nền kinh tế của mình từ “đóng cửa”sang “mở cửa”, từ “thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước cóhiệu quả” sang “hướng mạnh vào xuất khẩu” Thông qua các kỳ đại hội Đảng,Đảng và Nhà nước luôn luôn thừa nhận xuất khẩu là mục tiêu mũi nhọn đểphát triển kinh tế Chính sách của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu đượcmở rộng thông thoáng, nhiều văn bản đã được ban hành tạo điều kiện khuyếnkhích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng hoá, thành lập quỹtài trợ xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, thông tin, đơn giản hoá cácthủ tục xuất khẩu Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mạnh dạn

Trang 5

và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá, tăng cường đầu tư và đa dạng hoácác hình thức xuất khẩu.

1.1.2 Hạn chế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

Thứ nhất, là một đất nước nông nghiệp, tuy đang từng bước khắc phục

những khó khăn do hai cuộc chiến tranh lớn để lại song Việt Nam vẫn là mộttrong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu,dân số đông nhưng trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông,các sản phẩm có chất lượng chưa cao, mới chỉ dừng lại ở hoạt động gia côngxuất khẩu, xuất khẩu nguyên liêu, sơ chế, bán thành phẩm Chính vì vậy ,nhiều tiềm năng, tài nguyên chưa được tận dụng nhiều khi dẫn tới sự lãng phí,hiệu quả hoạt động xuất khẩu mang lại cho đất nước không cao.

Thứ hai, hoạt động kiểm soát giám sát quá trình xuất khẩu còn lỏng lẻo,

có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho một số đơn vị khai thác, xuất khẩu các mặthàng quý hiếm của quốc gia, các hàng hoá nằm trong danh mục cấm xuấtkhẩu.

Thứ ba, Thông tin về thị trường, về giá cả cũng như mặt hàng xuất khẩu

đến với các đơn vị, các doanh nghiệp xuất khẩu còn rất chậm thậm chí bị sailệch ảnh hưởng tới mục tiêu cũng như chiến lược phát triển khiến nhiều doanhnghiệp lúng túng, không dám đầu tư, phát triển xuất khẩu Đây là một thiệtthòi lớn cho các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì không cập nhậpđược thông tin, không đánh giá, tìm hiểu kỹ được thị trường thì khả năng dẫnđến thất bại là rất lớn.

Thứ tư, các vấn đề liên quan tới thanh toán, các nghiệp vụ cần thiết cho

hoạt động xuất khẩu còn hạn chế, lúng túng dẫn tới kéo dài thời gian; hệ thốngluật pháp điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động xuất khẩu chưa được đề cậpmột cách cụ thể do đó những tranh chấp xảy ra thường khó giải quyết vàthường các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam là bên phải chịu thiệt thòi.

1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINHTẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA.

Với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, chính sách kinh tế đốingoại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng phải được coi là một chínhsách quan trọng nhằm phục vụ quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Trang 6

Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệthướng mạnh vào sản xuất xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương đúng đắn, phùhợp với quy luật kinh tế khách quan Sở dĩ như vậy là vì xuất khẩu có vai tròthực sự quan trọng, thể hiện:

1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sảnxuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.

Công nghiệp hoá theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu đểkhắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta Để thực hiệnđường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước mắt chúng ta cần phảinhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài, nhằmtrang bị cho nền sản xuất Nguồn vốn để nhập khẩu thường từ các nguồn chủyếu là : đi vay, viện trợ, đầu tư từ nước ngoài và xuất khẩu Nguồn vốn đi vayrồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữathường bị phụ thuộc vào nước ngoài Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất đểnhập khẩu chính là xuất khẩu Thực tế là, nước nào gia tăng được xuất khẩuthì nhập khẩu cũng tăng theo Ngược lại, nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu,làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến nềnkinh tế quốc dân.

Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầutư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ có được khi các chủ đầu tưvà các nhà cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trảnợ thành hiện thực.

1.2.2 Xuất khẩu đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển.

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùngmạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xuhướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.

Ngày nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở đểtổ chức sản xuất Điều đó có tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinhtế, thúc đẩy sản xuất phát triển Sự tác động này thể hiện:

Trang 7

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việcphát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu như: bông đay, thuốc phiện Sự pháttriển chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, dầu thực vật, cà phê ) có thể kéotheo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó.

- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuấtổn định và phát triển.

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuấtnâng cao năng lực sản xuất trong nước.

1.2.3 Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệsản xuất.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thịtrường mà ngày càng cạnh tranh quyết liệt Sự tồn tại và phát triển của hànghoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả, do đó phụ thuộc rất lớnvào kỹ thuật, công nghệ sản xuất chúng, điều này thúc đẩy các doanh nghiệpsản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn tìm tòi sáng tạo để cảitiến , nâng cao chất lượng Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranhcòn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề cho người lao động.

1.2.4 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làmvà cải thiện đời sống của nhân dân.

Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết,thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhauđã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp, tănggiá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân Xuất khẩu còn tạo nguồnđể nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngàymột phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho người lao động.

1.2.5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đốingoại của nước ta.

Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với cácnước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thị trường quốc tế Xuấtkhẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư,

Trang 8

mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại màchúng ta kể trên lại tạo tiền đề để mở rộng xuất khẩu.

Có thể nói xuất khẩu không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ phát triển kinhtế, mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếptham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn,kỹ thuật, lao động, nguồn tiêu thụ thị trường Đối với nước ta, hướng mạnh vềxuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đốingoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thựchiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển củaViệt Nam so với thế giới Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ một nước nào và trongmột thời kỳ nào đẩy mạnh xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian đócó tốc độ phát triển cao.

1.3 ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ.

1.3.1 Khái niệm thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tếtrong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

* Khái niệm:

Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụmua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ giữa các tổ chức hay cá nhân nướcnày với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chứcquốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan Cácquan hệ quốc tế được phân chia thành 2 loại: bao gồm thanh toán mậu dịch vàthanh toán phi mậu dịch.

- Thanh toá phi mậu dịch:

Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá cũng nhưcung ứng lao vụ, nó không mang tính thương mại Đó là những chi phí của cáccơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chi phí về vận chuyển vàđi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức của từng cá nhân

- Thanh toán mậu dịch:

Khác hoàn toàn với thanh toán phi mậu dịch, thanh toán mậu dịch phát sinhtrên cơ sở trao đổi hàng hoá và các dịch vụ thương mại, theo giá cả quốc tế.

Trang 9

Thông thường trong nghiệp vụ thanh toán mậu dịch phải có chứng từ hàng hóakèm theo Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mạihoặc bằng một hình thức cam kết khác như thư, điện giao dịch Mỗi hợp đồngchỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải quy định rõ cáchthức thanh toán dịch vụ thương mại phát sinh.

Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoạithương Thanh toán là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thônghàng hoá, vì vậy nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trịcủa hàng hoá xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thươngphát triển Thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giáhiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càngđược mở rộng Hàng năm một khối lượng lớn hàng hoá được giao lưu trên thịtrường thế giới, chính vì vậy thanh toán quốc tế yêu cầu phải có những phươngthức thanh toán cho phù hợp.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của thành tựu khoahọc kỹ thuật, cùng với xu hướng mới của thời đại, quan hệ quốc tế đã và đangchuyển sang một thời kỳ mới Sự giao lưu hàng hoá không còn bị giới hạn bởichế độ chính trị của mỗi quốc gia, thị trường quốc tế mở rộng, vì vậy nội dungthanh toán quốc tế của mỗi nước cũng đổi mới, sử dụng các điều kiện thanhtoán, phương thức thanh toán hiện đại

Thanh toán quốc tế thực sự là phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay,tỷ giá tiền tệ luôn biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế, yêu cầu đặt ra chocông tác thanh toán là : đảm bảo an toàn cho các hợp đồng nhập khẩu, cáckhoản doanh thu hàng xuất khẩu thu về một cách kịp thời, an toàn, chính xác.Quan hệ mua bán và thanh toán giữa các nước rất phức tạp vì thường xuyênxảy ra bất trắc, rủi ro Người xuất khẩu lẫn người nhập khẩu rất cần nhữngphương tiện thanh toán và những phương thức thanh toán có khả năng giảmthiểu những rủi ro và bất trắc đó.

* Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và thanh toán khôngbao giờ tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽtrong đó thanh toán luôn là khâu quan trọng, nhất là đối với hoạt động xuất

Trang 10

khẩu Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá đượcthể hiện qua các măt:

Thứ nhất, nó thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia

thanh toán Trong hoạt động xuất khẩu, các bên tham gia bao gồm người xuấtkhẩu, người nhập khẩu, các ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu và ngườinhập khẩu trong đó người nhập khẩu có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thanhtoán một cách đầy đủ và đúng hạn cho người xuất khẩu như trong hợp đồngquy định Việc thanh toán có được tiến hành hay không phụ thuộc rất lớn vàothiện chí và khả năng của ngươì nhập khẩu Bên cạnh đó, sự tham gia của ngânhàng trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng hết sức quan trọng, ngân hàngđại diện cho bên nhập khẩu, có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, tiến hành cácnghiệp vụ thanh toán một cách nhanh chóng tạo điều kiện cho người xuất khẩuthu được tiền.

Thứ hai, thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động

buôn bán Thực vậy, quá trình thanh toán nếu được tiến hành nhanh chóng,người xuất khẩu sớm nhận được tiền thì sẽ tạo cho người xuất khẩu sớm thuhồi vốn, tăng thời gian quay vòng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, ngượclại nếu quá trình thanh toán chậm chễ sẽ gây khó khăn trong việc đầu tư, sảnxuất.

Thứ ba, đối với hoạt động xuất khẩu, thanh toán quốc tế có ảnh hưởng

trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia Các chủ thể của hoạt động xuất khẩuluôn hướng tới lợi ích của mình đó là: người xuất khẩu mong muốn thu tiềnnhanh, đầy đủ, đúng hạn còn yêu cầu cần đáp ứng của người nhập khẩu lànhận hàng kịp thời, đúng số lượng và chất lượng Hoạt động thanh toán chínhlà để làm sao nhằm điều hoà lợi ích các bên một cách tốt nhất.

Thứ tư, thanh toán quốc tế là nghĩa vụ quan trọng và phức tạp của quá

trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Do đó rủi ro thường xuyên xảy ratrong khâu thanh toán Lo ngại lớn nhất của người xuất khẩu là giao hàng rồi

Trang 11

nhưng không thu được tiền đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm quy định Rủi rotrong thanh toán chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự yếu kém về nghiệp vụvà ý thức thực hiện hợp đồng của phía đối tác.Các phương thức thanh toán nếuđược vận dụng một cách hợp lý đối với đặc điểm của từng loại hình xuất khẩucũng như từng loại khách hàng chắc chắn sẽ tránh được và giảm thiểu nhữngrủi ro không đáng có, hoạt động thanh toán sẽ được thông suốt.

Nói chung, đối với hoạt động xuất khẩu, quá trình thanh toán đảm bảocho việc trao đổi hàng hóa dịch vụ được tiến hành thông suốt từ đó thu hồi vốnnhanh để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng của nền sản xuất xã hội.

1.3.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế:

Phương tiện thanh toán là công cụ mà người ta thực hiện trả tiền chonhau trong quan hệ buôn bán với nhau Tiền mặt là phương tiện thanh toánnhưng trong thanh toán quốc tế nó giữ vai trò thứ yếu Phương tiện thanh toánchủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế là hối phiếu (Bill of exchange, Drafts),séc (cheque), thẻ tín dụng Mỗi công cụ thanh toán đều có công dụng riêngcủa nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch thanh toán của cácchủ thể kinh tế.

* Hối phiếu:

Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho mộtngười khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thểnhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một sốtiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho mộtngười khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

- Người ký phát hối phiếu là người xuất khẩu, người cung ứng các dịch vụ cóliên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu, người sử dụng các cung ứngdịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá Khi dùng hối phiếu làmphương thức đòi tiền của phương thức tín dụng chứng từ, người trả tiền hốiphiếu lại là ngân hàng mở thư tín dụng hay ngân hàng xác nhận Ngân hàngchỉ có trách nhiệm trả tiền hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình, cùng với bộthanh toán phù hợp với L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C

Trang 12

- Nội dung của hối phiếu bao gồm : tiêu đề hối phiếu, địa điểm ký phát hốiphiếu, thời gian ký phát, lệnh trả tiền vô điều kiện, số tiền thanh toán, thời hạntrả tiền hối phiếu, địa điểm trả tiền hối phiếu, người hưởng lợi, người trả tiềnhối phiếu, người ký phát hối phiếu

- Hối phiếu có nhiều loại, căn cứ vào các tiêu thức mà có thể chia ra: hốiphiếu trả tiền ngay, hối phiếu trả tiền sau, hối phiếu có kì hạn, hối phiếu trơn,hối phiếu kèm chứng từ, hối phiếu đích danh, hối phiếu theo lệnh, hối phiếuthương mại, hối phiếu ngân hàng

- Nội dung của séc bao gồm: tiêu đề, mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, số tiền,ngày tháng và địa điểm lập séc, tên và địa chỉ của người trả tiền, người hưởnglợi, tài khoản trích tiền, chữ ký của người phát séc.

- Séc cũng được chia ra làm nhiều loại: séc vô danh, séc đích danh, séc theolệnh, séc gạch chéo, séc chuyển khoản, séc xác nhận, séc du lịch

Ngoài hối phiếu và séc là những phương tiện thanh toán thông dụng, còncó các phương tiện khác như: kỳ phiếu, thẻ tín dụng

1.3.3 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, nảy sinh các vấn đề có liên quanđến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong vấn đề thanh toán, buộc các bênphải đề ra để giải quyết và thực hiện Những vấn đề này được qui kết lại thànhnhững điều kiện gọi là điều kiện thanh toán quốc tế.

Các điều kiện đó là:

* Điều kiện về tiền tệ: Trong hợp đồng thương mại quốc tế, bao giờ cũng phảisử dụng đồng tiền của một nước nào đó để làm đồng tiền tính toán và/hoặcđồng tiền thanh toán Do đó phải quy định về điều kiện tiền tệ Tiền tệ được sửdụng có thể là tiền tệ quốc tế, tiền tệ thế giới hay tiền tệ quốc gia, hoặc cũng có

Trang 13

thể là tiền mặt hay tiền tín dụng tuỳ vào từng trường hợp và thoả thuận củacác bên mua bán.

* Điều kiện địa điểm thanh toán:

Trong hoạt động thương mại quốc tế, địa điểm thanh toán có thể ở nướcnhập khẩu, hoặc ở nước xuất khẩu, hoặc ở nước thứ ba Nhưng trong thực tế,việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng ở hai bên quyếtđịnh, đồng thời cũng còn thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nào thìđịa điểm thanh toán thường là nước ấy.

* Điều kiện thời gian thanh toán:

Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ tới việc luân chuyểnvốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ, do đó nólà vấn đề quan trọng, thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phánký kết hợp đồng Trong thương mại quốc tế có ba cách quy định về thời gianthanh toán, đó là: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau.

* Điều kiện về phương thức thanh toán:

Phương thức thanh toán là cách thức người bán thực hiện để thu tiền về vàngười mua thực hiện để trả tiền Trong thương mại quốc tế, người ta thường sửdụng các phương thức: phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phươngthức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức uỷ thác mua,phương thức thư đảm bảo trả tiền.

Đây là nội dung chính của luận văn và sẽ được tìm hiểu sâu trong phần tiếptheo.

1.3.4.Các phương thức thanh toán quốc tế:

Như ta đã biết, phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cáchthức nhận trả tiền hàng trong giao dịch, mua bán ngoại thương giữa ngườinhập khẩu và người xuất khẩu Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưuđiểm và nhược điểm, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người nhậpkhẩu và người xuất khẩu Vì vậy, việc chọn phương thức thanh toán thích hợpphải được hai bên bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng mua bán ngoạithương Mỗi phương thức là một phương pháp bảo đảm thanh toán; việcchuyển giao “tiền thật sự” hay “chi trả” giữa người mua và người bán đượcthực hiện bởi các phương thức đó.

Trang 14

* Phương thức chuyển tiền (remittance)

Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng(người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ ) uỷ nhiệm chongân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất địnhchuyển cho một người khác (người bán, người xuất khẩu, chủ nợ ) ở một địađiểm nhất định và trong một thời gian nhất định.

Cũng giống như hình thức thanh toán séc, thanh toán chuyển khoản làthanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền Ngân hàng khithực hiện việc chuyển tiền và trả tiền, chỉ đóng vai trò trung gian thanh toántheo uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng, và không bị ràng buộc gì cả đối vớingười mua lẫn người bán.

Việc chuyển tiền xem như hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho ngườithụ hưởng; trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sởhữu của người chuyển tiền và người này có quyền huỷ bỏ lệnh chuyển tiền màngười thụ hưởng không khiếu nại gì với ngân hàng Như vậy, việc trả tiền phụthuộc vào thiện chí của người mua, quyền lợi của người xuất khẩu không đảmbảo.

Trong quan hệ mua bán, thanh toán quốc tế, phương thức chuyển tiền chỉđược chọn làm phương tiện thanh toán đối với các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu, cung ứng dịch vụ có quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, vì khâu thanhtoán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán, nếu bên mua cốtình dây dưa, kéo dài việc ra lệnh thanh toán, trong khi phương thức chuyểntiền, đặc biệt là chuyển tiền điện, là phương thức thanh toán nhanh nhất hiệnnay.

Có hai hình thức chuyển tiền: chuyển tiền băng thư (mail transfer, M/T) vàchuyển tiền bằng điện báo (telegraphic transfer, T/T) Hình thức chuyển tiềncó lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh, không có lợi cho người nhậpkhẩu vì chi phí cao.

* Phương thức ghi sổ (open account):

Phương thức thanh toán này được thực hiện bằng cách người xuất khẩumở một tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiềnmua hàng hoá hay những khoản chi phí khác có liên quan đến việc mua hàng.

Trang 15

Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, quí hay nửa năm một lần) thanh toánkhoản nợ của mình trên tài khoản cho người xuất khẩu.

Đặc điểm:

- Đây là một phương thức thanh toán chỉ có hai bên tham gia thanh toán làngười mua và người bán, ngân hàng không tham gia với chức năng là ngườimở tài khoản và thực thi thanh toán.

- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu người muamở tài khoản để ghi chép, thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không cógiá trị thanh quyết toán giữa hai bên.

Phương thức này chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán thực sự tincậy lẫn nhau hay trong các giao dịch nhỏ thường xuyên, phổ biến sử dụngtrong phương thức mua bán hàng đổi hàng thường xuyên trong một thời kỳnhất định, hoặc dùng cho thanh toán tiền hàng, hàng gửi bán ở các nước, hayđể trả tiền lệ phí dịch vụ sân bay, bến bãi, kho cảng

Phương thức này thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp.

Phương thức ghi sổ thường được áp dụng trong buôn bán nội địa, rất ítdùng trong buôn bán quốc tế bởi không đảm bảo đầy đủ cho người xuất khẩukịp thời thu tiền hàng.

* Phương thức nhờ thu (collection of payment)

Phương thức thanh toán nhờ thu hay còn gọi là uỷ thác thu được thực hiệntheo “quy tắc thống nhất về thu chứng từ thương mại” do phòng thương mạiquốc tế ban hành năm 1967 và có điều chỉnh lại năm 1978 Đây là phươngthức thanh toán mà qua đó tổ chức xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụgửi hàng, giao chứng từ hàng hoá uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộsố tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra ở người nhập khẩu thông qua ngânhàng phục vụ người nhập khẩu Người nhập khẩu khi nhận được giấy báo nhờthu của ngân hàng, phải tiến hành ngay việc chi trả tiền để nhận lại chứng từhàng hoá và đi lãnh hàng.

Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu lẫnnhà xuất khẩu, chỉ tham gia với tư cách là người trung gian đi thu tiền hộ, cónhận giữ các chứng từ có liên quan đến hàng hoá đã gửi đi, nhưng không bịràng buộc trách nhiệm, phải kiểm tra các chứng từ gửi nhờ thu, cũng như việc

Trang 16

giấy nhờ thu có được nhà nhập khẩu chấp nhận và thanh toán hay không Phương thức thanh toán này hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm lẫn nhau giữa nhàxuất khẩu và nhà nhập khẩu, nó có bảo đảm hơn hai hình thức séc và chuyểntiền ở chỗ, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng bên mua không giao chứng từ đilãnh hàng cho nhà nhập khẩu, khi người này chưa thanh toán tiền Tuy nhiên,tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu lớn Trường hợp nhànhập khẩu không chịu thanh toán, từ chối nhận hàng vì lý do giá mua sảnphẩm đó đang xuống thấp mà người bán không chấp nhận giảm giá, và nhất làvì lô hàng nhập về không còn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, người bán chỉcòn cách nhờ ngân hàng bên mua lấy hàng cất vào kho, mua bảo hiểm và tìmnguồn tiêu thụ hết số hàng này Trường hợp ngân hàng không nhận làm côngviệc này, nhà xuất khẩu sẽ phải xử lý ra sao khi hàng hoá đã cách xa mìnhhàng vạn kilomét?

Thư tín dụng (letter of credit - L/C) là một phương tiện rất quan trọngtrong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Không mở được thư tín dụngthì phương thức này không được xác lập và người bán không thể giao hàngcho người mua Thư tín dụng còn là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàngđứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong một thời hạn nhất đinh được quyđịnh trong thư tín dụng.

Các nội dung của một thư tín dụng bao gồm:- Số hiệu của thư tín dụng

- Địa điểm và ngày mở thư tín dụng

Trang 17

- Loại thư tín dụng: đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tínhchất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia Có nhiều loại thư tín dụng:thư tín dụng có thể huỷ bỏ (revocable L/C), thư tín dụng không thể huỷ bỏ(irrevocable L/C), thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (confirmedirrevocable L/C), thư tín dụng không thể huỷ bỏ không được truy đòi(irrvocable without recourse L/C), thư tín dụng chuyển nhượng (irrvocabletransferable L/C), thư tín dụng tuần hoàn (irrvocable revolving L/C), thư tíndụng giáp lưng (back to back L/C), thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C), thưtín dụng dự phòng (stand-by L/C), thư tín dụng thanh toán dần dần (deferredL/C).

- Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụngchứng từ: các thương nhân, các ngân hàng

- Số tiền của thư tín dụng

- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng

- Các nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quicách phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu

- Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa như điều kiện cơ sở giao hàng,nơi gửi, nơi giao nhận hàng, cách vận chuyễn và cách giao hàng

- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình như : hoá đơn thươngmại (commercial invoice), chứng từ vận tải (bill of transport), các chứng từbảo hiểm, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứhàng hoá

- Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng.- Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng

- Các điều kiện khác.

* Phương thức thư uỷ thác mua (Authority to purchase - A/P)

Thư uỷ thác mua là ngân hàng nước người mua theo yêu cầu của ngườimua viết thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngân hàng này thaymặt để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua, ngân hàng đại lýcăn cứ điều khoản của thư uỷ thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bênmua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.

* Phương thức thư bảo đảm trả tiền ngay (letter of guarantee - L/G)

Trang 18

Dùng phương thức này tức là ngân hàng bên người mua theo yêu cầu củangười mua viết cho người bán một cái thư gọi là “thư bảo đảm trả tiền” bảođảm sau khi hàng của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên mua qui định sẽ trảtiền hàng.

Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứngtừ và phương thức uỷ thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hoá đểtrả tiền còn hai phương thức kia căn cứ vào chứng từ để trả tiền.

Thanh toán theo phương thức L/G có ba loại: Hàng đến trả tiền, kiểmnghiệm xong trả tiền và hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại trả nốt saukhi có kết quả giám định.

1.4 QUI TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ HÀNG XUẤT KHẨU:

Trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩunói riêng, việc thanh toán là một khâu quyết định, đứng về phía là một doanhnghiệp xuất khẩu việc thanh toán càng nhanh thì càng tạo điều kiện cho doanhnghiệp thu hồi và quay vòng vốn, tiếp tục đầu tư sản xuất Hiện nay, có baphương thức thanh toán chủ yếu thường được sử dụng trong hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá, đó là: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ trong đó thanhtoán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất vềkim ngạch so với các phương thức khác.

Qui trình nghiệp vụ thanh toán của các phương thức chủ yếu được lầnlượt xem xét như sau:

1.4.1 Phương thức chuyển tiền:

Trong phương thức thanh toán này , có các bên liên quan:- Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua, nhập khẩu )

- Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền (ngân hàng nơi đơn vị chuyểntiền mở tài khoản gửi ngoại tệ)

- Ngân hàng trả chuyển tiền (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền)- Người nhận chuyển tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu )

Sơ đồ quy trình thanh toán gồm 5 bước sau:

Sơ đồ 1: quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền

(4)Ngân h ng àng

chuyển tiền

Ngân h ng àng đại lý

Trang 19

(3) (2) (5) (1)

Bước 1: Sau khi thoả thuận đi đến kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương,tổ chức xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức nhậpkhẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ (vận đơn, hoá đơn, chứng từ vềhàng hoá ) cho tổ chức nhập khẩu.

Bước 2: Tổ chức nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ, hoá đơn, viếtlệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình, trong đó phải ghi rõ ràng,đầy đủ những nội dung theo quy định.

Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàngsẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ, giấy báo đãthanh toán cho đơn vị nhập khẩu.

Bước 4: ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngânhàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người nhận tiền Bước 5: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người được hưởng (trực tiếphoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo Có cho đơn vị.

1.4.2 Phương thức thanh toán nhờ thu:

Trong phương thức thanh toán nhờ thu, có các bên liên quan như sau:- Tổ chức xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ, người ký phát hối phiếu tức làngười ra lệnh.

- Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng nhận sự uỷ thác thu tiền, ngân hàng bênxuất khẩu.

- Ngân hàng nhận nhiệm vụ thu tiền: thông thường là ngân hàng đại lý củangân hàng bên xuất khẩu tại nước nhập khẩu.

Trang 20

- Tổ chức nhập khẩu là người quyết định thanh toán, là người mà hối phiếu,chứng từ sẽ gửi đến cho họ.

Căn cứ vào nội dung chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng nhờ thu,người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại:

+ Nhờ thu phiếu trơn (clean collection)

Đây là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu sau khigửi hàng cho tổ chức nhập khẩu, uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của ngườimua căn cứ vào hối phiếu (bill of exchange) do mình lập ra còn chứng từ hànghoá thì gửi thẳng cho người mua không thông qua ngân hàng.

Sơ đồ 2: phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn(6) (3)

Bước 4: Ngân hàng đại lý đòi tiền của người nhập khẩu.

Bước 5: Người nhập khẩu kiểm tra xem hối phiếu có hợp lệ không, nếu cóvà hối phiếu là hối phiếu trả ngay thì người nhập khẩu trả tiền ngay, nếu hối

Ngân h ng uàng ỷ thác

Ngân h ng àng đại lý

Người nhập khẩuNgười xuất

khẩu

Trang 21

phiếu có kỳ hạn thì ký chấp nhận hối phiếu hoặc nếu không hợp lệ thì trả lạihối phiếu

Bước 6: Ngân hàng đại lý có thể nhận tiền (nếu hối phiếu trả ngay), nhậnhối phiếu có kí chấp nhận (nếu hối phiếu là có kỳ hạn), nhận hối phiếu (nếuhối phiếu không hợp lệ)

Bước 7: Ngân hàng uỷ thác sẽ thanh toán tiền hoặc trả lại hối phiếu khônghợp lệ cho người xuất khẩu.

+ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)

Đây là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu sau khihoàn thành phương thức giao hàng thì lập một bộ chứng từ thanh toán nhờ thuvà nhờ ngân hàng thu hộ tiền của tờ hối phiếu với điều kiện người mua trả tiềnhoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao cho bộ chứng từ để đi nhậnhàng.

Bước 1: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu

Bước 2: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá và ký phát hối phiếugửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.

Bước 3: Ngân hàng uỷ thác gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu và toànbộ bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý nhờ thu hộ tiền của người nhập khẩu Bước 4: Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ và gửi hốiphiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán kèm theo bản sao hoá đơn.

Ngân h ng uàng ỷ

Người nhập khẩuNgười xuất

khẩu

Trang 22

Bước 5: Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền tuỳthuộc vào hai trường hợp:

- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary against payment - D/P):người nhập khẩu phải trả tiền thì mới được ngân hàng trao cho bộ chứng từ đểđi nhận hàng và ngược lại nếu không có thì không nhận được hàng.

- Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documentary against acceptance - D/A):Người nhập khẩu phải ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu mới được ngânhàng trao cho bộ chứng từ để đi nhận hàng và ngược lại.

Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã ký chấp nhậnhoặc hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng uỷ thác.

Bước 7: Ngân hàng uỷ thác chuyển trả tiền hoặc sau khi ghi có vào tàikhoản của người xuất khẩu, báo cho người xuất khẩu biết hoặc chuyển trả hốiphiếu đã được ký chấp nhận hoặc hối phiếu bị từ chối + chứng từ cho ngườixuất khẩu.

1.4.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

Quá trình thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ kéotheo các bên sau đây vào cuộc khi nó được thực hiện:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng (applicant for the credit): còn được gọi làngười mua, người nhập khẩu, người mở thư tín dụng (opener), người phải tríchtài khoản để thanh toán (accountee), người uỷ thác (principal).

- Ngân hàng phát hành (issuing bank) còn được gọi là ngân hàng mở thưtín dụng (opening bank) phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhậpkhẩu.

- Ngân hàng thông báo (Advising bank): có thể là một ngân hàng đại lý(correspondent bank) hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tạinước người xuất khẩu Theo thủ tục thông thường, ngân hàng phát hành yêucầu ngân hàng thông báo, báo tin cho người xuất khẩu về việc đã mở thư tíndụng Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thưtín dụng, có thể yêu cầu ngân hàng thông báo xác nhận vào thư tín dụng đã mởvà thanh toán hộ tiền hàng cho ngân hàng phát hành khi xuất trình giấy tờ,ngân hàng thông báo trở thành ngân hàng xác nhận (confirming bank) vừa làngân hàng thanh toán (paying bank).

Trang 23

- Người thụ hưởng (beneficiary bank): phần lớn trên các thư tín dụngchứng từ có chỉ định rõ tên một ngân hàng thanh toán để chi trả tiền cho ngườibán hoặc một ngân hàng chấp nhận trả tiền các hối phiếu (accepting bank)hoặc cho phép chiết khấu hối phiếu trả chậm để lấy tiền ở bất cứ một ngânhàng nào.

Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

(6) (5) (2)

(8) (7) (1) (3) (5) (6)

(4)

Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụmình yêu cầu mở một bức thư tín dụng để cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng, ngânhàng mở L/C sẽ lập ra một bức thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mìnhsẽ thông báo và chuyển L/C đến cho nhà xuất khẩu.

Bước 3: Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo sẽ thông báo chongười xuất khẩu biết toàn bộ nội dung của thông báo về việc mở L/C và khinhận được L/C thì chuyển đến cho người xuất khẩu.

Bước 4: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng nếu chấp nhận thư tín dụng,ngược lại nếu không chấp nhận thì không giao hàng và yêu cầu bổ sung, sửađổi L/C.

Ngân hàng mở L/C

Ngân h ng thôngàng báo L/C

Người nhập khẩu

Người xuất khẩu

Trang 24

Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập một chứng từ thanh toántheo yêu cầu của L/C và qua ngân hàng thông báo xuất trình cho ngân hàngmở L/C yêu cầu thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trảtiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và gửi lại bộchứng từ.

Bước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứngtừ cho người nhập khẩu.

Bước 8: Người nhập khẩu tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phùhợp thì trả tiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và trả lạibộ chứng từ.

Như vậy ta thấy, đối với người xuất khẩu, các bước thực hiện chính đó làbước 4 và bước 5.

1.4 NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU KHI THỰCHIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

NGUỒN GỐC RỦI RONỘI DUNG RỦI ROBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO1 Phương thức chuyển tiền

Rủi ro do việc giao hàng vàthanh toán tách rời nhau

Quyền lợi của ngườixuất khẩu không đượcbảo đảm, việc thanhtoán phụ thuộc vào khảnăng, thiện chí củangười nhập khẩu.

Chỉ dùng đối với những nhàkinh doanh XNK, cung ứngdịch vụ có quan hệ thân tín,tin cậy lẫn nhau.

2 Phương thức nhờ thu

Trang 25

* Nhờ thu phiếu trơn:

- Việc giao hàng và thanhtoán tách rời nhau.

- Ngân hàng chỉ giữ vai tròtrung gian, không có tráchnhiệm khi số tiền ghi trênhối phiếu có được thanhtoán hay không.

Không đảm bảo việcnhận tiền của ngườibán

- Xác định rõ điều kiện uỷ thácthu.

- Quy định rõ trong hợp đồngtrách nhiệm của các bên, cácphương án giải quyết:

+ Trường hợp hàng hoá đếntrước chứng từ thì giải quyết nhưthế nào?

+ Trường hợp nhà nhập khẩu từchối không trả tiền hoặc khôngnhận hàng thì giải quyết như thếnào:

Tiến hành giảm giá để khuyếnkhích người nhập khẩu nhậnhàng (thường do giá cả thịtrường xuống hay do lỗi củangười xuất khẩu)

Tiến hành bán đấu giá trên thịtrường (đối với những hàng hoácồng kềnh, giá trị không lớn)Tiến hành nhờ ngân hàng bán hộhoặc chuyển về nước xuất khẩu* Nhờ thu kèm chứng từ

- Ngân hàng vẫn chỉ là trunggian, không bị ràng buộctrách nhiệm phải kiểm tracác chứng từ gửi nhờ thucũng như việc giấy nhờ thucó được nhà nhập khẩu chấpnhận thanh toán hay không.- Tốc độ thanh toán chậm

- Không định đoạtđược việc phải trả tiềncủa người mua

- Người mua có thể từchối nhận hàng.

- Việc thu hồi và luânchuyển vốn chậm.

3 Phương thức tín dụng chứng từ

- Ngân hàng phát hành L/Ckhông có uy tín thanh toán,không giữ đúng cam kếtthanh toán

- Rủi ro khi không thực hiệnđúng những điều kiện mà L/C quy định:

+ Thời gian giao hàng chậm

Người xuất khẩu khôngnhận được tiền thanhtoán

- Lựa chọn ngân hàng có uytín ngay từ khâu kí kết hợpđồng hoặc ngân hàng có bảolãnh.

- Phải nghiên cứu thời gian cóphù hợp với thực tế không:thời gian thu mua và chuẩn bịhàng hóa, thời gian đưa hànglên tàu , nếu không thoả mãn

Trang 26

+ Chuyên chở hàng khôngđúng quy định

+ Cơ cấu mặt hàng khôngphù hợp.

+ Bộ chứng từ không đúngquy định.

thì phải tu chỉnh ngay.

- Điều tra, tìm hiểu về tuyếnđường vận tải; lựa chọn việcthuê tàu.

- Trường hợp giao hàng từngphần, cần đọc kỹ L/C: giaohàng mấy lần, thời gian củatừng lần giao hàng, khối lượngcủa từng lần giao hàng - Bố trí nhân sự giỏi về nghiệpvụ ở khâu lập bộ chứng từ.- Lựa chọn đối tác nhập khẩuthiện chí.

- Đọc, nghiên cứu kỹ qui địnhcủa L/C đối với bộ chứng từ,những rủi ro, sai sót và cáchkhắc phục.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XNK TỔNG HỢP I - BỘ

THƯƠNG MẠI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XNK TỔNG HỢP I

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Đầu những năm 80, khi Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sáchnhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu trong đó có quyền xuất nhập khẩucho các ngành địa phương; quyền được sử dụng số ngoại tệ thu được do xuấtkhẩu các mặt hàng vượt quá chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu phải giao nộp thì côngtác xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng Kết quả thu được bên cạnh

Trang 27

những mặt tích cực thể hiện trong những nhịp độ tăng kim ngạch thì lại nảysinh những hiện tượng tranh mua tranh bán ở thị trường trong nước và ngoàinước, cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới phá giá thị trường Vấn đề đặt ra làlàm thế nào vừa khuyến khích xuất nhập khẩu địa phương vừa phải tôn trọngcác quy luật kinh tế, vừa phải giữ đúng đường lối xây dựng CNXH, mang lạihiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc dân Công ty xuất nhập khẩu I ra đờitrong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ trước Bộ Thương Mại, góp phần đưa côngtác xuất nhập khẩu đi đúng hướng.

Theo quyết định số 1365/TCCB của bộ Ngoại Thương (nay là Bộ ThươngMại), Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I được chính thức thành lập ngày15/12/1981 Nhưng đến tháng 3 năm 1982, Công ty mới trực tiếp đi vào hoạtđộng Công ty xuất nhập khẩu I là một tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu cótên giao dịch quốc tế là Vietnam National General Export-Import Corporation(GENERALEXIM).

Trụ sở: 46 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.Điện thoại giao dịch: (84-4)8264009 - Fax: (84-4)8259894Email: Generalexim@bdvn.vnmail.vdn.net

* Chức năng và phạm vi kinh doanh:

Chức năng của công ty là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp,nhận xuất nhập khẩu uỷ thác hoặc xuất nhập khẩu tự doanh nhằm đẩy mạnhsản xuất hàng xuất khẩu, làm tốt công tác xuất nhập khẩu , góp phần đáp ứngnhu cầu cao về số lượng và chất lượng các mặt hàng do công ty đầu tư sản

Trang 28

xuất và kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là trên thịtrường quốc tế, từ đó tăng doanh thu ngoại tệ cho Nhà nước, góp phần pháttriển kinh tế đất nước.

Phạm vi kinh doanh của công ty bao gồm:

+ Trực tiếp xuất khẩu (nhận uỷ thác xuất khẩu) nông lâm hải sản, thủ côngmỹ nghệ, các hàng gia công, chế biến tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng phục vụcho nhu cầu sản xuất, đời sống cũng như theo yêu cầu của các địa phương, cácngành, các thành phần kinh tế theo quy định hoặc quy chế hiện hành của Nhànước.

+ Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu và làm các dịch vụkhác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

+ Cung ứng vật tư hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp

* Quá trình hoạt động và phát triển của công ty:

Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập 15/12/1981 cho tới năm 1984

Đây là giai đoạn công ty có biên chế là 50 cán bộ công nhân viên chưacó nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn còn yếu , chưa năng động ; cơ sởvật chất vốn liếng ban đầu chỉ có 139.000 đồng, Nhà nước không cấp vốn vìkinh doanh uỷ thác thì không cần nhiều vốn; hơn nữa giai đoạn này, cơ chếquan liêu bao cấp đang thống trị, đường lối đổi mới đang là tư duy chưa thểhiện bằng văn bản cụ thể, nhất là đổi mới quản lý kinh tế.

Giai đoạn này công ty đang mò mẫm trong bước đi làm sao để cho đúnghướng Công ty nhận thức vấn đề cốt lõi là ổn định tổ chức, tự bồi dưỡng, tựđào tạo, bên cạnh đó, gửi cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước khi có đủ tiêuchuẩn, chỉnh lại những tư tưởng ỷ lại theo lối mòn kinh doanh bao cấp, đặt ranhững yêu cầu cao hơn, chuyên môn cao hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàngxuất nhập khẩu Mặt khác, công ty cũng kiến nghị chủ động bố trí để lãnh đạohai cơ quan liên Bộ (Ngân hàng và Ngoại thương) họp để ra được một văn bảnnêu được những nguyên tắc riêng của công ty trong các phương thức kinhdoanh, mở các tài khoản, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập các quỹ hàng hoá làm cơ sở thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của công ty sau này Đồngthời xây dựng cho mình một số vốn khả dĩ bảo đảm hoạt động phát triển hơn

Trang 29

từ việc vay vốn nước ngoài và xây dựng một quỹ hàng hoá phong phú và đadạng vì hàng là tiền, là vốn, có vậy mới đủ sức lực cho công ty phát triển.

Giai đoạn 2: 1984 - 1989

Giai đoạn này công ty có một đội ngũ cán bộ được trang bị ít nhiều kiến thức thực tế và một tổ chức tương đối hợp lý Công ty tập trung xây dựng một số vấn đề được xem là trọng điểm, công ty quan hệ với 17 tỉnh thành và hơn 40 quận huyện, công ty cũng đã xây dựng được mạng lưới thương nhân nước ngoài tin cậy, đầu tư phát triển sản xuất lâu dài được công ty quan tâm.

Thời kỳ này công ty gặp khó khăn vì vốn Nhà nước nợ đọng vốn củacông ty từ năm 1986-1990, đó là tiền công ty ứng trước để nhập nguyên liệucho sản xuất 2,5 triệu USD, tiền hàng mà công ty giao lạc, cà phê cho Liên Xôvà Đông Âu giá 4,5 triệu rúp chênh lệch do điều chỉnh giá gần 1 triệu đồngkhông được giải quyết.

Trong năm năm giai đoạn này công ty đã được Bộ kinh tế đối ngoạicũng như Bộ nội vụ tặng 5 bằng khen và 2 lá cờ đơn vị thi đua xuất sắc.

Giai đoạn 3: Từ 1989 đến nay

Công ty từ ngày thành lập trong tay vốn lưu động chỉ có 139.000 đồngđến nay đã có trên 50 tỷ đồng do tự làm không phải do Nhà nước cấp Hàngnăm công ty nộp cho Nhà nước cả thuế xuất nhập khẩu lên tới hàng chục tỷđồng, công ty luôn bảo đảm đời sống cho công nhân viên, tiền lương luônđược tăng lên.

Công ty có quan hệ giao dịch với khoảng 30 thị trường, các thị trườnglớn như: Nam Triều Tiên, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông, Xingapo, Indonexia,Thái Lan, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hungary

Về thương nhân: Hiện có quan hệ giao dịch với 100 thương nhân và tổchức nước ngoài, 60 đối tác nội địa, với tổng số khoảng 200 hợp đồng.

Về phương thức kinh doanh: Ngoài các hình thức kinh doanh xuất nhậpkhẩu trực tiếp thông qua L/C hoặc TTR, công ty còn mở ra 2 hình thức mới làhàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất.

Về đối nội: Công ty ký các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu uỷ thác,đặt sản xuất gia công với phương thức thanh toán giao hàng hết sức linh hoạt

Trang 30

nhưng đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro trong đó tỷ trọng hàng tự doanh chiếmkhá cao với xuất khẩu là 50% tự doanh, 50% uỷ thác; với nhập khẩu là 70% tựdoanh, 30% uỷ thác Công ty còn thử nghiệm loại hình kinh doanh mới là thuêmua.

2.1.2 Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

* Nhiệm vụ và quyền hạn chung của công ty:- Nhiệm vụ:

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinhdoanh và dịch vụ, kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như uỷ thác và các kếhoạch có liên quan.

Tự tạo nguồn vốn, quản lý khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, nộpngân sách Nhà nước.

Tuân thủ các chính sách, các chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhậpkhẩu và giao dịch quốc tế do Nhà nước ban hành.

Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất, gia tăng khối lượng hàng xuấtkhẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.Làm tốt các công tác xã hội

Tự hạch toán kinh doanh độc lập.

Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài.

Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ công nhân viên.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

Trang 31

Xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn như vậy, trải qua các giai đoạn

khác nhau, với các loại hình kết cấu bộ máy quản lý tương ứng, hiện nay tổchức bộ máy quản lý của công ty được phân định như sau:

Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trực thuộc công ty

- Ban Giám đốc: lãnh đạo tình hình chung của công ty, ra quyết định duyệt các hợp đồng lớn, quản lý mọi mặt

- Phòng tổ chức:

+ Giúp ban giám đốc của công ty quản lý toàn bộ nhân lực của công ty + Tham mưu cho giám đốc về sắp xếp nhân lực.

+ Quy hoạch cán bộ dài hạn và ngắn hạn.

+ Đưa các chính sách chế độ về lao động, tiền lương.- Phòng tổng hợp:

+Xây dựng kế hoạch kinh doanh từng tháng, quý, năm trình giám đốc.+ Nắm toàn bộ tình hình của công ty về kinh doanh xuất nhập khẩu.

PHÓ GIÁM ĐỐCTÀI CHÍNHGIÁM ĐỐC

Trang 32

+ Làm công tác thị trường: nghiên cứu thị trường, marketing, giao dịch đàmphán, lựa chọn khách hàng

+ Thông tin quảng cáo và tuyên truyền.- Phòng hành chính:

+ Phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của công ty, tiếp khách của công ty.+ Quản lý toàn bộ tài sản của công ty.

+ Sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, thường xuyên.- Phòng kế toán:

+ Hạch toán kế toán đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty theo kế hoạch (tháng, quý, năm).

+ Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc.+ Giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban.

+ Quyết toán năm so với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan về tổ chứchoạt động, thu chi tài chính các khoản lớn nhỏ trong công ty.

- Phòng kho vận:

+ Quản lý toàn bộ hàng hoá kinh doanh của công ty.+ Được phép kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá.+ Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của công ty.

- Các phòng nghiệp vụ:

+ Phòng nghiệp vụ 1,5,6,7 : kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.+ Phòng nghiệp vụ 2 : chuyên nhập khẩu xe máy nguyên chiếc.+ Phòng nghiệp vụ 3 : chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu.+ Phòng nghiệp vụ 4 : chuyên lắp ráp xe máy.

+ Phòng nghiệp vụ 8 : Kho vận.

- Các chi nhánh: Nghiên cứu thị trường khu vực, tìm nguồn hàng, bánhàng uỷ thác của công ty.

+ Hải Phòng: 30 người + Đà Nẵng: 26 người

+ TP Hồ Chí Minh: 40 người- Liên doanh:

+ 53 Quang Trung: giao dịch kinh doanh+ 7 Triệu Việt Vương: kinh doanh khách sạn

Trang 33

- Các đơn vị sản xuất:

+ Xí nghiệp may Đoan Xá, Hải phòng

+ Xưởng sản xuất chế biến sản phẩm gỗ tại Cầu Diễn, Hà Nội+ Xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai

+ Xí nghiệp quế, chế biến quế tại Gia Lâm - Hà Nội

2.1.3 Đặc điểm về nguồn lực của Công ty XNK Tổng hợp I

* Đặc điểm về nguồn vốn:

Tại thời điểm thành lập, Công ty có tổng số vốn là 139.000 đồng Trongsuốt quá trình hoạt động, Công ty đã luôn phải nỗ lực đấu tranh để nâng caonguồn vốn kinh doanh Công ty đã sử dụng các biện pháp như tiết kiệm, huyđộng vốn nhàn rỗi ở cán bộ công nhân viên, vay thêm vốn ở ngân hàng và cáctổ chức tín dụng, liên doanh với nước ngoài để có thêm nguồn vốn mở rộngsản xuất kinh doanh Công ty đã tự mình vươn lên sau 20 năm hoạt động vớisố vốn pháp định hiện nay là hơn 50 tỉ đồng, một con số lớn, đảm bảo duy trìvà phát huy tốt khả năng sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu đượcgiao, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần nâng caođời sống công nhân viên trong toàn Công ty.

Bảng 1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Đơn v : tri u ị: triệu đồng ệu đồng đồngng

Vốn lưuđộng

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

* Đặc điểm về nhân công, lao động:

Nhìn vào cơ cấu lao động của Công ty ta thấy số lao động nữ lớn hơn laođộng nam Công ty đã chú trọng công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhânviên Tỉ lệ lao động trong độ tuổi từ 18- 35 tuổi tăng và tỉ lệ lao động trên 50giảm qua các năm Tuy vậy độ tuổi người lao động từ 36- 50 vẫn chiếm tỉ lệcao nhất trong Công ty Họ là những người mặc dù đã cố gắng nhiều song vẫnchịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, đây chính là một hạn chế lớncủa doanh nghiệp trong kinh doanh.

Trang 34

Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Phân theo giới tính

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

Thời gian qua Công ty không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộcông nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Cụ thể là người có trìnhđộ PTTH và cao đẳng chiếm tỉ lệ nhỏ trong khi người tốt nghiệp đại học tăngmạnh, đặc biệt số người có trình độ sau đại học tuy không nhiều nhưng cũngtăng qua các năm, đây thực sự là nỗ lực lớn của Công ty

* Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty

Trụ sở tại 46 Ngô Quyền- Hà Nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và cơsở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty một cách thuậnlợi.

Công ty có một văn phòng cho thuê ở số 7 Triệu Việt Vương và toà nhàliên doanh 53 Quang Trung Mạng lưới cơ sở vật chất của các chi nhánh ởnhiều thành phố từ Bắc vào Nam, các cửa hàng bán lẻ Hệ thống thông tin gồm

Trang 35

các máy điện thoại, telex, fax, computer, đến tất cả các phòng ban và chinhánh, cửa hàng có thể liên tục liên lạc được với nước ngoài đã góp phần đưalại các thông tin một cách hợp lý, kịp thời.

Ngoài ra Công ty còn có một số cơ sở sản xuất, gia công, chế biến vànhững kho hàng sân bãi, phương tiện vận tải Cần cẩu, xe nâng hàng đáp ứngđầy đủ chi công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.

* Cách thức và công nghệ tổ chức quản lý.

Đối với các phòng nghiệp vụ, Công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụcho từng phòng theo kế hoạch để thực hiện và giao nộp đúng tháng, quý, kỳ.Mức lương các phòng được hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kếhoạch Điều này khiến các đơn vị luôn phải lỗ lực làm việc hết mình.

Đối với lao động quản lý Công ty tiến hành thực hiện nghiêm túc chế độmột thủ trưởng, khuyến khích phát huy tính năng động của các bộ bằng cáchình thức lương kết hợp với thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đối với các xí nghiệp và chi nhánh sản xuất áp dụng chế độ hạch toán nộibộ căn cứ vào quy chế hoạt động và quản lý với các chi nhánh thì Công tytrích trả lương từ doanh thu của các chi nhánh đó.

Công ty cũng thường xuyên áp dụng các chế độ khen thưởng về vật chấtvà tinh thần, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của từng cán bộ công nhânviên trong Công ty để tạo động lực làm việc đối với mọi thành viên của mình.

2.1.4 Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty

* Đặc điểm về thị trường của Công ty

Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I kinh doanh trong phạm vi cả nước vànước ngoài Ở nước ngoài, thị trường Châu Á là lĩnh vực hoạt động chủ yếucủa Công ty Đây là nơi tiêu thụ 70% hàng xuất khẩu của Công ty và là nguồncung cấp chính hàng nhập khẩu của Công ty trong những năm qua Các bạnhàng Châu Á chủ yếu là Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore Công tycũng đã mở rộng quan hệ với Trung Quốc một thị trường đầy tiềm năng vớichi phí vận chuyển thấp Các bạn hàng Châu Âu và Châu Mỹ như: Anh, Pháp,Đức, Mỹ, Canađa cũng trao đổi với Công ty một khối lượng hàng khôngnhỏ.

Trang 36

Đối với các bạn hàng trong nước Công ty chủ trương bám vào địa phươngvì người sản xuất mà phục vụ Địa phương là môi trường sống, môi trường tồntại của Công ty Trong 17 tỉnh, thành phố phía Bắc có quan hệ ở cấp liên hiệpcòn có 40 đơn vị quận huyện, cơ sở các ngành khác cũng như khách hàng củaCông ty Nhiều đơn vị như: Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây Đãđược Công ty giúp đỡ rất nhiều về mặt vốn Khối lượng hàng xuất khẩu củacác địa phương qua Công ty trên dưới 20 triệu USD Riêng đối với mặt hàngnông sản Công ty có quan hệ với 40 đơn vị trong nước.

* Đặc điểm về phương thức kinh doanh của Công ty

Trong những năm gần đây Công ty thường áp dụng những phương thứckinh doanh linh hoạt để gia tăng hiệu quả xuất nhập khẩu Công ty thực hiện 3phương thức kinh doanh chính đó là:

- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: là phương thức kinh doanh chính củaCông ty Trong phương thức này Công ty là người đứng ra tiến hành các thủtục xuất nhập khẩu, làm trung gian nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho bên uỷ thácvà hưởng lợi nhuận theo số phần trăm do bên uỷ thác trả.

- Gia công hàng xuất khẩu: Công ty nhận vật liệu gia công của kháchhàng (chủ yếu là khách hàng nước ngoài) sau đó thuê nhân công để sản xuấtthành phẩm rồi xuất lại cho khách hàng đó.

- Xuất khẩu tự doanh: đây là hình thức kinh doanh có tỷ trọng ngàycàng tăng trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty Tuy nhiên Công tythực hiện phương thức này khá thụ động, nghĩa là doanh nghiệp chỉ tìm hàngcung ứng khi có đơn đặt hàng từ phía nước ngoài chứ không chủ động tìmkiếm bạn hàng loại này Khối lượng hàng hoá giao dịch theo phương thức nàythường không ổn định.

Bên cạnh những hình thức kinh doanh trên Công ty cũng thực hiện hàngđổi hàng và tạm nhập tái xuất trong những năm gần đây.

* Các đặc điểm khác.

Trong 20 năm hoạt động Công ty luôn coi trọng chữ “tín” và luôn lấy đólàm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động Nhờ phương châm này mà Công ty đượcnhiều các bạn hàng trong và ngoài nước tin cậy Trong lĩnh vực hàng thu mua

Trang 37

hàng trong nước để xuất khẩu, Công ty thường ứng vốn trước cho các đơn vịđể hỗ chợ cho sản xuất, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản.

Hoạt động Marketing của Công ty ngày càng được chú trọng và đẩymạnh Trong những năm trước đây hoạt động này chưa được chú trọng do tậpquán làm ăn kiểu cũ Hiện nay Công ty đang có kế hoạch thành lập phòngMarketing với nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thị trường và đề xuất các phươngán và chiến lược kinh doanh.

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm 2000,2001 diễn ra tương đối thuận lợi và đạt được những kết quả đáng mừng Nềnkinh tế mở đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng buôn bán Tuy nhiên tìnhhình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty xuất nhập khẩu làm công tác xuấtnhập khẩu đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình mộtchiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu ra và đầu vào hợp lý, lạiphải phù hợp với thế lực của Công ty.

Bảng 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua

So sánh2001/2000

So sánh2002/2001

Trang 38

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%Tổng

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

Như vậy qua một vài con số ta có thể thấy, 3 năm vừa qua thì năm 2001là một năm hết sức thành công của công ty, doanh số, lợi nhuận luôn đạt ởmức cao nhưng đến năm 2002 thì một số chỉ tiêu của công ty đã giảm so vớinhững năm trước đó Sở dĩ như vậy là vì năm 2002, công ty chịu ảnh hưởngcủa nhiều tác động khách quan:

+ Nền kinh tế trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng của sự suy thoái nềnkinh tế thế giới sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tại nước Mỹ cùng vớinguy cơ chiến tranh

+ Giá cả nhiều loại hàng nông, lâm, thổ sản ở mức thấp như: Cao su, càphê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả khô và lạc nhân.v.v Tương tự giá một số hàngmay mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ cũng ở mức thấp.

+ Giá hàng thủy sản, chè, than đá tăng đôi chút nhưng thị trường tiêuthụ chính là Trung Quốc và Trung Đông gặp trở ngại do thay đổi chính sáchquản lý hoặc đứng trước nguy cơ chiến tranh.

+ Giá xuất khẩu thị trường trong nước: Tuy mặt bằng giá tiêu dùng cótăng so với năm 2001, song một số mặt hàng xuất khẩu như: Gạo, lạc, thịt cácloại.v.v lại tăng nhanh và có xu thế cao hơn giá xuất khẩu tác động xấu tớiviệc thực hiện các hợp đồng xút khẩu của cả nước nói chung và công ty nóiriêng.

Trang 39

+ Về nhập khẩu: Chính sách Nhà nước về lắp ráp linh kiện xe máy khôngnhất quán làm ảnh hưởng đến mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu và lợi nhuậncủa công ty Các mặt hàng nhập khẩu khác bị giảm do các doanh nghiệp trongnước nhập khẩu trực tiếp không qua khâu trung gian.

+ Chính sách về quản lý doanh nghiệp có xu hướng trở lại tập trung vàquản lý chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh trong khiđó lại chưa có biện pháp hữu hiệu hạn chế các đối tượng làm ăn gian lân Nạnbuôn lậu, trốn thuế diễn ra phổ biến Mặt khác các doanh nghiệp có vốn nướcngoài có nhiều lợi thế về tài chính, kỹ thuật tiếp thị, được hưởng chính sách ưuđãi thâm nhập vào thị trường nội địa tạo sự cạnh tranh gay gắt không cân sức + Chính sách quản lý tiền tệ trong thanh toán đối ngoại chặt chẽ, tỷ giáđồng VN và ngoại tệ khác biến động nhiều

+ Một số bộ phận trong công ty vẫn còn lúng túng trước những biến độngvà sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nên mặc dù đã có được định hướngnhưng việc triển khai vẫn còn chậm, chưa chủ động tìm được việc làm, tínhsáng tạo còn hạn chế khi gặp khó khăn, kết quả công việc chưa cao.

- Về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước: Công ty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước một cách đầy đủ và đúng hạn Năm 2000 so với năm 2001 tăng 228 triệu đồng hay tăng 0,3% Năm 2002 mức thuế công ty nộp cho Nhà nước giảm 36.968 triệu đồng hay giảm 54,57% so với năm 2001, đay có thể nói là một mức giảm khá lớn nhưng trong tình hình khó khăn của công ty, mức nộp ngân sách như vậy là một cố gắng lớn.

2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XNK TỔNG HỢP I

2.2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty

Là công ty trực thuộc Bộ Thương Mại, Công ty XNK Tổng hợp I đảmnhiệm các chức năng của một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xuấtkhẩu, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ Nhận thức rõ được tầm quan trọngcũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, Công ty luôn chú trọng tới hoạtđộng xuất khẩu, phát huy lợi thế của mình về xuất khẩu hàng may mặc, hàngnông sản, hàng thủ công mỹ nghệ Trong những năm vừa qua, kim nghạch

Trang 40

xuất khẩu của công ty đã tăng trưởng đáng kể, đóng góp không nhỏ vào ngânsách Nhà nước.

Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty

Đơn vị : USD

1. Kim nghạch xuất khẩu

25.032.590 37.000.000 32.230.320

2. Kim nghạch nhập khẩu

28.128.000 21.500.000 22.570.000

3.Tổng Kim nghạch53.160.59058.500.00054.800.320

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

May mặc và nông sản là hai thế mạnh xuất khẩu của Công ty Thị trườngcủa hai mặt hàng này luôn ổn định và chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt hàngxuất khẩu Hàng gia công may mặc và nông sản luôn ổn định chiếm trung bìnhxấp xỉ 30% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Công ty, ngoài ra các mặthàng khác như các sản phẩm công nghiệp nhẹ (văn phòng phẩm, bóng điện,quạt ), tơ tằm cũng là các mặt hàng xuất khẩu ổn định của Công ty, góp phầnđa dạng hoá hoạt động của Công ty.

Bảng 5: Kim nghạch Xuất khẩu theo mặt hàng năm 2000-2002 Đơn vị: USDn v : USDị: triệu đồng

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền - Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC
Sơ đồ 1 quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền (Trang 18)
Sơ đồ 2: phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn - Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC
Sơ đồ 2 phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn (Trang 20)
Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty - Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC
Sơ đồ 5 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty (Trang 31)
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty - Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC
Bảng 2 Cơ cấu lao động của Công ty (Trang 34)
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường - Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC
Bảng 6 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường (Trang 41)
Bảng 7: Tổng hợp các phương thức thanh toán của Công ty XNK Tổng hợp I - Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC
Bảng 7 Tổng hợp các phương thức thanh toán của Công ty XNK Tổng hợp I (Trang 42)
Bảng 10: Tình hình thanh toán theo phương thức nhờ thu - Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC
Bảng 10 Tình hình thanh toán theo phương thức nhờ thu (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w