1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC

90 271 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 659,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP

Trang 1

1.1.Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu 8

1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu 8

1.1.2.Đặc điểm 8

1.2.Phương thức và các hình thức xuất khẩu 9

1.2.1.Các phương thức xuất khẩu 9

1.2.1.1.Xuất khẩu trực tiếp 9

1.2.1.2.Xuất khẩu gián tiếp 10

1.2.2.Các hình thức xuất khẩu 12

1.2.2.1 Xuất khẩu uỷ thác 12

1.2.2.2 Xuất khẩu tự doanh 12

1.2.2.3 Xuất khẩu liên doanh 12

1.2.2.4 Xuất khẩu đổi hàng 13

1.2.2.6 Tạm nhập, tái xuất 13

1.3.Những nội dung chủ yếu về hoạt động xuất khẩu 13

1.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn mặt hàng.131.3.1.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 13

1.3.1.2.Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 15

1.3.1.3.Nắm vững thị trường ngoài nước 16

1.3.1.4.Lựa chọn khách hàng 16

1.3.2 Lập phương án kinh doanh và tạo nguồn hàng xuất khẩu 16

1.3.2.2.Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 17

1.3.3 Giao dịch đàm phán kinh doanh và ký kết hợp đồng xuất khẩu 18

1.3.3.1 Giao dịch đàm phán kinh doanh 18

1.3.3.2 Ký kết hợp đồng: 18

1.3.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 20

1.3.4.1.Nhóm bước chuẩn bị giấy phép, LC và hàng hoá để xuất khẩu 20

1.3.4.2.Nhóm bước kiểm tra, mua bảo hiểm hàng hoá và thuê phương tiên vận tải 22

1.3.4.3.Nhóm bước làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải 25

1.3.4.4.Nhóm bước làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại tranh chấp (nếu có) 28

1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu 30

Trang 2

1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 30

1.4.1.Yếu tố kinh tế 30

1.4.2.Môi trường văn hóa xã hội 31

1.4.3.Môi trường chính trị, pháp luật 32

1.4.4.Môi trường cạnh tranh 33

1.4.5 Nội lực doanh nghiệp 34

1.5.Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động xuất khẩu 35

1.5.1.Môi trường vĩ mô 35

1.5.1.1.Xuất khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế 36

1.5.1.2 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán 37

1.5.1.3.Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động 37

1.5.1.4 Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta 38

1.5.2.Môi trường doanh nghiệp 39

Chương 2 :PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 40

2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 40

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 40

2.1.2.Cơ câu tổ chức của công ty 43

2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 46

2.2.4.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm 52

2.2.4.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 53

2.2.4.3.Các hình thức xuất khẩu của Công ty 54

2.2.4.4.Tình hình thực hiện kim ngạch của từng phòng 56

2.3.Một số biện pháp công ty đã thực hiện để hoàn thiện xuất khẩu 57

2.4.Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 60

Trang 3

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU

TẠP PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI 66

3.1.Mục tiêu chiến lược và định hướng chung 66

3.1.1.Mục tiêu chiến lược 66

3.2.1.Xây dựng chiến lược phát triển 71

3.2.2 Giải pháp nghiên cứu và mở rộng thị trường 71

3.2.3.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 73

3.2.4.Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu 75

3.2.5 Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty 76

3.2.6 Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu 79

3.2.7 Đa dạng hoá các mặt hàng, ngành hàng, đầu tư cho các sản phẩm tinh chế 80

3.2.8 Nâng cao hiệu qủa công tác thu mua, tạo nguồn hàng 81

3.2.9 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 82

3.2.10 Chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 84

3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan hữu quan 84

3.3.1.Xây dựng chính sách ngoại thương toàn diện và nhất quán hơn 84

3.3.2.Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 85

3.3.3 Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu 86

3.3.4.Quỹ bảo hiểm xuất khẩu 87

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 4

BẢNG BIỂU

1 Các bước thự hiện hợp đồng xuất khẩu 20

4 Tình hình xuất khẩu của TOCONTAP 2006 -2007 (theo thị trường)

51-525 Kim ngạch xuất nhập qua các năm của Cty cổ phần XNK tạp

7 Hình thức xuất khẩu của Công ty TOCONTAP năm 2007

2006-558 Tình hình thực hiện kim ngạch từng phòng 56-579 Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của TOCOTAP (năm

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

TOCONTAP: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩmXNK: xuất nhập khẩu

CP: cổ phầnXK: xuất khẩuL/C: thư tín dụng

IMF: quỹ tiền tệ thế giới

WTO: tổ chức thương mại quốc tếWB: ngân hàng quốc tế

KH: kế hoạchCN: chi nhánh

ĐHĐCĐ: đại hội đồng cổ đôngHĐQT: Hội đồng quản trị

CBCNV: cán bộ công nhân viênCTHĐQT: chủ tịch Hội đồng quản trị

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 6

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới là xu hướng tất yếuvà là điều kiện bắt buộc cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Trong quátrình hội nhập kinh tế diễn ra sôi động thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu làhoạt động kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng tạo ra tiền đề cơ sở vật chất, làđộng lực thúc đẩy nhanh chóng và quyết định thành công của quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước là đề ra chiến lược đẩy mạnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nước ta đến năm 2020, nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp, đặc biệt là chủ trương đường lối chuyển dịch cơ cấuhướng về xuất khẩu, trong những năm qua, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầutư, phát triển kinh doanh sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đã đạt được một sốthành công đáng kể, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của công ty CP xuấtnhập khẩu tạp phẩm.

Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xuất nhập khẩutrong nước và quốc tế đang diễn ra quyết liệt và ngày càng gay gắt Vì vậy, đểkinh doanh xuất khẩu thành công, công ty phải có chiến lược kinh doanh thíchhợp để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.

Qua nhận thức về mặt lý luận, cùng với thời gian thực tập tại công ty CPxuất nhập khẩu tạp phẩm và với những kiến thức đã tích lũy trong quá trình họctập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư,

tiến si Đào Đức Bình cùng các cô chú trong công ty nên em đã chọn đề tài "Hoànthiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm(TOCONTAP)" cho luận văn tốt nghiệp của em.

Nội dung chính của luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về xuất khẩu, sự cần thiết hoàn thiện vềxuất khẩu

Chương 2: Phân tích hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP xuất nhập khẩutạp phẩm

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt độngxuất khẩu của công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm trong thời gian tới

Trang 7

Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu lý luận về hoạt động xuất khẩu,

đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàngthế mạnh nói riêng và hàng hoá mà công ty đang kinh doanh nói chung.

Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty

trong thời gian gần đây và các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này.

Phạm vi nghiên cứu: Là các mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời gian

Đây là một đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng, với trình độ vàkiến thức hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn đểhoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này.

Qua đây em cũng xin cảm ơn các cô chú trong công ty và thầy giáo Đào ĐứcBình đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như thực hiện đề tài này.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẦN VỀ XUẤT KHẨU,SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN VỀ XUẤT KHẨU

Trang 8

1.1.Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu

1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá của quốc gia này cho một quốcgia khác trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ Hàng hoá được vận chuyển qua biêngiới quốc gia, tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia.Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiệntừ lâu đời và ngày càng phát triển.

Hoạt động XK khác với hoạt động buôn bán trong nước Trong buôn bánnội địa, hàng hóa chỉ được vận chuyển trong phạm vi một quốc gia, đồng tiềnthanh toán thường là đồng nội tệ của quốc gia đó và các bên chủ thể chủ yếu là cóchung quốc tịch thì trong hoạt động XK, hàng hoá được vận chuyển qua biên giớiquốc gia, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên và các đốitác kinh doanh có quốc tịch khác nhau Cũng có trường hợp hàng hoá được bán rakhỏi phạm vi một quốc gia cho đối tác là người cùng quốc tịch nhưng hết sức hạnhữu.

Hoạt động xuất khẩu, diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế,từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng, tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị và kỹ thuậtcông nghệ cao cho đến dịch vụ Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mang lại lợiích kinh tế cho các chủ thể và quốc gia tham gia

1.1.2.Đặc điểm

- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động diễn ra trên phạm vilớn cả về không gian và thời gian, hoạt động này được thực hiện không chỉ giữacác quốc gia láng giềng mà còn diễn ra giữa các nước tạo ra một thị trường rộnglớn và nhiều tiềm năng khai thác Kinh doanh xuất nhập khẩu có thể diễn ranhanh chóng trong vài giờ hoặc có thể kéo dài lâu hơn thậm chí kéo dài hàngnăm.

- Kinh doanh xuất khẩu là hoạt động chủ yếu là hoạt động ngoại thương dođó mà nó chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như chếđộ chính sách, luật pháp, kinh tế, văn hoá, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của tỷ giáhối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu Ngoài ra các yếu tố thuộc môi trường

Trang 9

vi mô như sự cạnh tranh của các đối thủ, tiềm năng tài chính, chiến lược kinhdoanh của công ty cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Do chịu sựchi phối của các nhân tố trên mà hoạt động hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặcdù lợi nhuận cao nhưng lại có tính rủi ro tương đối lớn.

- Hoạt động xuất khẩu xét về mặt bản chất chính là hợp đồng mua bán quốctế được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên, do đó mà nó chịu sự điều chỉnhbởi nhiều hệ thống luật như luật quốc gia, luật quốc tế Khi hoạt động này diễn rađồng nghĩa với việc ký kết hoạt đồng mua bán quốc tế, khi đó người bán sẽchuyển giao chứng từ có liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữuhàng hoá ấy cho người mua, người mua phải có trách nhiệm thanh toán và nhậnhàng Quá trình này diễn ra kèm theo với nó là các thủ tục hải quan và thủ tụchành chính khác Nhưng đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với một tronghai đối tác, thông thường đó là các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, EURO

- Hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá vượt ra khỏi biêngiới quốc gia nên phải sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng như: Vận tảiđường biển, đường sắt, máy bay hoặc đường bộ Vận chuyển hàng hoá từ nơingười bán đến tận tay người mua thường là phải qua quãng đường dài đó là hànghoá phải được đóng gói trong bao bì đảm bảo phù hợp với phương tiện vận tải,điều kiện khí hậu, tránh hao mòn, mất mát và hư hỏng.

- Bản chất của xuất khẩu là hợp đồng mua bán quốc tế nên phải thống nhấtngôn ngữ soạn thảo, phải là hình thức văn bản có chũ ký pháp lý, các điều kiện vàđiều khoản phải rõ ràng, súc tích và phải thống nhất và chỉ rõ luật điều chỉnh.

1.2.Phương thức và các hình thức xuất khẩu

1.2.1.Các phương thức xuất khẩu

1.2.1.1.Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty chókhách hàng của mình ở thị trường nước ngoài Các công ty có kinh nghiệm quốctế thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài Kháchhàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng Những ai có nhu cầu

Trang 10

mua và tiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công ty Xuất khẩutrực tiếp có hai hình thức chủ yếu sau:

-Đại diện bán hàng: là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa củamình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoahồng trên cơ sở giá trị hàng háo bán được Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạtđộng như nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài Công ty sẽ kíhợp động trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó

-Đại lý phân phối: là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kieenhtiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định Công ty khống chế phạm vị phân phối,kênh phân phối ở thị trường nước ngoài Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủiro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận quachênh lệch giữa giá mua và giá bán.

1.2.1.2.Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ranước ngoài thông qua trung gian Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinhdoanh xuất khẩu là: đại lý, công ty quản lý nhập khẩu và công ty kinh doanh xuấtnhập khẩu Các trung gian mua bán này không chiếm hưu hàng hóa của công tynhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài.

Đại lý (Agent): là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thựchiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài Đại lsy chỉ thựchiện một hay một số hoạt động nào đó cho công ty ủy thác va fnhaanj thù lao Đạilý không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa Đại lý là người thiết lập quan hệ hợpđồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài.

Công ty quản lý xuất khẩu (Export management company): là các công tynhận ủy thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hóa Công ty quản lý xuất khẩuhàng hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu giántiếp Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phídịch vụ xuất khẩu Bản chất công ty quản lý xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lývà thu được khoản tiền thù lao nhất định từ các hoạt động đó.

Trang 11

Công ty kinh doanh xuất khẩu (Export trading company): là công ty hoạtđộng như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoàivới các công ty xuất khẩu trong nước để đưa các hàng hóa ra nước ngoài tiêu thụ.Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu, các công tycòn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu, thiết lập và mởrộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư, thậm chítrực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho sản phẩm, ví dụnhư bao gói, in ấn … Bản chất của công ty kinh doanh xuất khẩu là thực hiện cácdịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu.Tuy nhiên, các công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu này có nhiều vốn, mối quanhệ và cơ sở vật chất tốt nên có thể làm các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động xuất khẩucủa công ty xuất khẩu Công ty kinh doanh dịch vụ bổ trợ cho hoạt động xuấtkhẩu của công ty xuất khẩu Công ty kinh doanh xuất khẩu có kinh nghiệm,chuyên sâu về thị trường nước ngoài và có các chuyên gia chuyên làm dịch vụxuất khẩu Các công ty kinh doanh xuất khẩu có nguồn thu cố định từ các dịch vụxuất khẩu và tự bỏ chi phí cho hoạt động của mình Các công ty này có thể cungcấp các chuyên gia xuất khẩu cho các công ty xuất khẩu.

Đại lý vận tải là các công ty thực hiện các dịch vụ thuê vân chuyển vànhững hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hảiquan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm Các đại lývân tải này cũng thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và phát triển nhieuf loại hìnhdịch vụ giao nhận hàng hóa đến tận tay người nhận Khi các công ty xuất khẩuthông qua các đại lý vẫn taiir hay các công ty xuất nhập khẩu liên quan tới hànghóa đó Bản chất của các đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinh doanh dịchvụ giao nhận vận chuyển và dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí cả dịch vụ bao góihàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa chohoạt động của họ.

1.2.2.Các hình thức xuất khẩu

1.2.2.1 Xuất khẩu uỷ thác

Trang 12

Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanhnghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hoá nhưng không đủđiều kiện để xuất khẩu( gọi là doanh nghiệp uỷ thác xuất khẩu) đã uỷ thác chomột doanh nghiệp khác( gọi là doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác) có chức nănggiao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tụcxuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thùlao gọi là phí uỷ thác, hay còn gọi là hoa hồng uỷ thác.

Trong hoạt động XK uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏvốn, do không phải lo nguồn hàng mà chỉ phải đứng ra thay mặt bên uỷ thác tìmvà giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục XK hàng hoácũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khicó tổn thất.

Cần phân biệt rõ hình thức xuất khẩu uỷ thác và nghiệp vụ uỷ thác xuấtkhẩu qua quyền sở hữu đối với hàng hoá Chủ sở hữu thực hiện nghiệp vụ uỷ thácxuất khẩu cho đối tác kinh doanh có hình thức xuất khẩu uỷ thác.

1.2.2.2 Xuất khẩu tự doanh.

Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất khẩu độc lập và trực tiếp của mộtdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trườngtrong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh xuất khẩu cólãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế.

Trong xuất khẩu tự doanh, doanh nghiệp phải đứng mũi chịu sào trước tấtcả mọi việc Doanh nghiệp phải xem xét một cách kỹ càng từ bước nghiên cứu thịtrường, lo tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu đến việc ký kết hợp đồng và thực hiệnhợp đồng vì doanh nghiệp phải tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí và rủi rocó thể xảy ra.

1.2.2.3 Xuất khẩu liên doanh.

Đây là hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế tự nguyệngiữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp khả năng để cùng nhau giao dịch và đề racác chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động XK, thúc đẩy hoạt động này

Trang 13

phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lãi hoặc cùng chịulỗ.

So với hình thức xuất khẩu tự doanh thì trong hình thức này, từng doanhnghiệp được chia sẻ rủi ro, vì mỗi doanh nghiệp liên doanh XK chỉ góp một phầnvốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân theo số vốn góp.

1.2.2.4 Xuất khẩu đổi hàng

Xuất khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếucủa buôn bán đối lưu, nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, thanhtoán theo hình thức này không phải dùng tiền mà bằng hàng hoá.

Để có thể thực hiện được hình thức xuất khẩu này thì hàng hoá nhập vàhàng hoá xuất phải tương đương nhau về giá trị, bạn hàng bán và mua là một

1.2.2.5 Gia công quốc tế

Là hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó một bên (bên nhận giacông) nhận nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác ( bên đặt giacông) để chế biến thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và được nhận phí giacông Ngành dệt may Việt Nam sử dụng hình thức này là chủ yếu.

1.3.Những nội dung chủ yếu về hoạt động xuất khẩu

1.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn mặt hàng.

1.3.1.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

- Đây là công việc quan trong đầu tiên cần được tiến hành cẩn thận khi mộtdoanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu Vai trò của công tác nghiên cứu thị

Trang 14

trường là giúp các doanh nghiệp nhận thức được quy luật, vận động của thịtrường xuất khẩu vì thị trường là không đồng nhất ở mọi nơi, qua đó tìm hiểutriển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm mặt hàng nhất định,thông qua nghiên cứu thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp các thông tin vềquy mô, dung lượng thị trường, các ngành hàng mới khả năng cạnh tranh hànghoá của doanh nghiệp, chu kỳ sống của sản phẩm, các biện pháp và hình thức đểthâm nhập vào đoạn thị trường mục tiêu đó

Nghiên cứu thị trường là quá trình tiến hành điều tra thu thập thông tin và sốliệu về thị trờng mục tiêu từ đó so sanh sức tiêu thụ tiềm năng, phân tích số liệuđể thấy được hiệu quả kinh tế và rút ra kết luận Kết thúc quá trình này các nhàquản trị phải có kế hoạch lập ra các biện pháp Marketing giúp doanh nghiệpnhanh chóng chiếm thị phần ở đoạn thị trường có hiệu quả ấy

Khi thu thập thông tin, cần phân biệt đâu là thông tin sơ cấp (Frimaryinformation) và đâu là thông tin thứ cấp (Secondary Information) Dựa vào hailoại thị trường trên, người ta thường sử dụng hai phương pháp nghiên cứu thịtrường sau:

+ Nghiên cứu tại hiện trường: là cách thu thập thông tin về thị trường trựctiếp từ khách hàng thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra nhưng chi phí cao vàmất thời gian.

+ Nghiên cứu tại bàn: là cách thu thập thông tin thị trường thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm (Báo, tạp chí, chuyên đề định kỳ,thống kê của các ngành và tổng cục), các tài liệu ở nước ngoài, thông tin từ các cơquan liên quan, uỷ ban kinh tế trung ương, các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ thếgiới (IMF), tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngân hàng quốc tế (WB), các tàiliệu thống kê của liên hợp quốc

Khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tiến hành cáccông việc sau:

- Nghiên cứu tình hình cung cầu của hàng hoá trên thị trường: Doanh nghiệpphải xác định được tổng cung, tổng cầu dự báo của thế giới, của khu vực hayquốc gia, xác định được quy mô, dung lượng của thị trường thị hiếu tiêu dùng sản

Trang 15

phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, vấn đề nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm Ngoài ra cần phải xác định xem nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng quyết định đếntriển vọng bán hàng tại thời điểm nghiên cứu và trong tương lai.

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng: Xem xét các yếu tố thuộc môi trườngvĩ mô (kinh tế, chính trị, văn hoá ) các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (cạnhtranh, giá cả cung cầu, khả năng tài chính ) Lợi ích thu được từ nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng là giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro và thua lỗ khi thâmnhập thị trường Vấn đề giá cả có thể được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn vì nó quyếtđịnh đến lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của sản phẩm,đây là vấn đề chiến lược vì nó là điều kiện để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong kinhdoanh xuất khẩu.

- Xác định đối tác kinh doanh: Mục tiêu của công việc này để tìm cho doanhnghiệp người cộng tác tin cậy, an toàn và kinh doanh có lãi Khi đó cần xem xétxem đối tác kinh doanh trong lĩnh vực gì, quan điểm kinh doanh, khả năng tàichính, mức độ uy tín của họ trên thị trường và phạm vi trách nhiệm của họ đểcông tác Nên chọn những đối tác trực tiếp, tránh đối tác trung gian.

- Nghiên cứu chính sách ngoại thương của các quốc gia, xem xét chính sáchthị trường, chính sách ưu đãi, chính sách mặt hàng Các chính sách này quyếtđịnh đến việc doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng và phương thức thâm nhập thịtrường đó.

1.3.1.2.Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu

- Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thị trường,chính sách ưu đãi và chính sách mặt hàng của quốc gia nhập khẩu Nó qui địnhmặt hàng được phép kinh doanh, được phép nhập khẩu, mặt hàng nào còn hạnngạch

- Lựa chọn mặt hàng dựa vào thị hiếu tiêu dùng sản phẩm, quan trọng nhấtlà yếu tố văn hoá Ngoài ra còn phải tính đến thương hiệu của sản phẩm, quy cáchphẩm chất bao bì tính thời vụ của sản phẩm, khả năng cung cấp nguyên vật liệuđầu vào, nhân công, kỹ thuật

Trang 16

- Xem xét sản phẩm định xuất khẩu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sốngtrên thị trường Nếu sản phẩm đang ở giai đoạn thâm nhập và phát triển thì việcxuất khẩu là thuận lợi Nhưng có những sản phẩm ở giai đoạn thoái trào của chukỳ sống nhờ vào các biện pháp khuếch trương cải tiến sản phẩm làm cho sảnphẩm có thể kéo dài được chu kỳ sống và từ đó có thể đẩy mạnh xuất khẩu.

- Một căn cứ nữa cũng được xét tới là tỷ suất ngoại tệ của hàng hoá Tỷsuất ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩu là tổng số nội tệ chi phí ra để thu được mộtđơn vị ngoại tệ Nếu tỷ suất này lớn hơn tỷ giá hối đoái hối đoái hiện tại thìkhông nên xuất khẩu.

1.3.1.3.Nắm vững thị trường ngoài nước

Đối với những đơn vị kinh doanh đối ngoại, việc nghiên cứu thị trường cómột ý nghĩa cực kì quan trọng Trong việc nghiên cứu đó, nhưng nội dung cầnnắm vững về thị trường nước ngoài là những điều kiện chính trị - thương mạichung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ tín dụng, điều kiệnvận tải và tình hình giá cước… Ngoài ra còn phải nắm vững những điều liên quanđến mặt hàng kinh doanh như dung lượng thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu dùng,các kênh tiêu thụ, sự biến động giá cả…

1.3.1.4.Lựa chọn khách hàng

Để lựa chọn khách hàng không nên căn cứ vào những lời quản cáo, tự giớithiệu mà cần tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị của thương nhân, khả năngtài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trong kinh doanh.

1.3.2 Lập phương án kinh doanh và tạo nguồn hàng xuất khẩu

1.3.2.1.Lập phương án kinh doanh: Trên cơ sở những kết quả thu lượm được

trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường đơn vị kinh doanh lập phương ánxuất khẩu Việc xây dựng phương án xuất khẩu bao gồm các bước sau:

-Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân nhằm rút ra những nét tổngquát về tình hình, phân tích khó khăn và thuận lợi trong xuất khẩu.

Trang 17

-Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức xuất khẩu Sự lựachọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liênquan.

-Đề ra mục tiêu cụ thể Những mục tiêu đề ra trông phương án xuất khẩubao giờ cũng là nhưng mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng, với giábao nhiêu, sẽ thâm nhập vào thị trường nào…

-Đề ra biện pháp thực hiện Những biên pháp này là công cụ để đạt tới mụctiêu đề ra

-Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tể của việc xuất khẩu Hiệu quả kinh tế củaviệc xuất khẩu được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó chủyếu là:

+Chỉ tiêu tỉ suất ngoại tệ+Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.+Chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi+Chỉ tiêu điểm hòa vốn.

1.3.2.2.Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhucầu khách hàng có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch Muốn khai thác nguồnhàng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu nguồn hàng Công việc này có ý nghĩachiến lược đối với uy tín, ổn định tính linh động và chi phí sản xuất của doanhnghiệp.

Có 2 phương pháp nghiên cứu nguồn hàng là:

- Phương pháp lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu: Nghiên cứu tình hìnhkhả năng và tiêu thụ của từng mặt hàng.

- Phương pháp lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị nghiên cứu: Theo dõi nguồnlực sản xuất và cung ứng sản phẩm của từng cơ sở sản xuất.

Sau đó doanh nghiệp tổ chức đàm phán và thực hiện hợp đồng, đánh giá kếtquả của công ty tạo nguồn hàng.

Trang 18

1.3.3 Giao dịch đàm phán kinh doanh và ký kết hợp đồng xuất khẩu

1.3.3.1 Giao dịch đàm phán kinh doanh

Đàm phán là hoạt động bên mua và bên bán tiến hành trao đổi, thoả thuậncác điều kiện mua bán, quy định quyền và nghĩa vụ đối với nhau để đi đến thốngnhất ký kết hợp đồng.

Đàm phán được chia thành 2 phương thức chính như sau:

- Đàm phán trực tiếp: là hoạt động giao dịch mà người mua và người bántrực tiếp gặp gỡ để qui định các điều kiện trong mua bán, giao dịch hàng hoá, giácả, điều kiện thanh toán mỗi khi thoả thuận xong một điều kiện nào đó, 2 bên sẽghi lại bằng văn bản để làm bằng chứng Hiện nay phương thức này được sử dụngkhá phổ biến đòi hỏi người thực hiện công tác này phải thường xuyên có sự nângcao kinh nghiệm, trình độ đàm phán, trao đổi kiến thức chuyên môn để tránh bịđộng trước đối tác giao dịch.

Đàm phán gián tiếp: Là phương thức giao dịch mà người bán và người muakhông trực tiếp gặp nhau mà tiến hành trao đổi các yêu cầu, quy định và cácquyền và nghĩa vụ của nhau thông qua thư từ, điện tín Phương thức này bao gồmcác hoạt động: Hỏi giá, báo giá, chào hàng, hoàn giá, chấp nhận và xác nhận.

1.3.3.2 Ký kết hợp đồng:

Sau khi kết thúc đàm phán, các bên mua - bán tiến hành ký kết hợp đồng.Do có yếu tố nước ngoài nên hợp đồng xuất nhập khẩu có nguồn luật điều chỉnhphức tạp hơn so với hợp đồng mua bán trong nước Mặc dù vậy một hợp đồng cóhiệu lực thì trước hết nó phải tuân theo luật pháp quốc gia mà chủ thể mang quốctịch Các bên có thể lựa chọn công ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, các tậpquán thương mại quốc tế để điều chỉnh hợp đồng ngoại thương Việc lựa chọnnguồn luật điều chỉnh do 2 bên tự thoả thuận, các hợp đồng được sử dụng thườngcăn cứ vào mẫu để xây dựng, đối với những trường hợp phức tạp, nhiều mặt hàng,thì kèm theo hợp đồng phải có các bên phụ kiện, có thể bổ sung, lược bỏ đi nhữngđiều kiện không cần thiết cho phù hợp với thực tiễn.

Trang 19

Trong kinh doanh quốc tế, tuỳ thuộc vào hình thức kinh doanh mà có cácloại hợp đồng cụ thể: hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng gia công, hợpđồng uỷ thác xuất khẩu, hợp đồng chuyển giao công nghệ Các hợp đồng nàybên cạnh các điều khoản thông thường còn có các điều khoản riêng biệt cho từngloại.Một hợp đồng mua bán quốc tế thương gồm các điều khoản chủ yếu sau:

-Tên hàng: Đây là điều khoản quan trọng nhất, nó nói lên chính xác đốitượng mua bán, trao đổi Tên hàng phải được diễn đạt chính xác vì nó liên quanđến quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên cùng như liên quan đến các quy định củaNhà Nước.

-Phẩm chất: Điều khoản này nói lên tính năng, quy cách, kích thước, tácdụng, công suất, hiệu suất … của hàng hóa mua bán.

-Số lượng: Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng(hoặc trọng lược) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và xác địnhtrọng lượng.

-Bao bì: Trong điều khoản này các bên phải thỏa thuận với nhau những vấnđề về yêu cầu chất lượng của bao bì và giá cả của bao bì.

-Giá cả: Trong điều khoản này cần quy định rõ về đồng tiền tính giá, mứcgiá, phương pháp tính quy định giá, phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giácả và việc giảm giá.

-Giao hàng: Nội dung cơ bản của điều khoản này là xác định địa điểm vàthời hạn giao hàng, xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng.

-Thanh toán: Trong điều khoản này các bên xác đinh những vấn đề về đồngtiền thanh toán, thời hạn trả tiền và phương thức trả tiền.

-Khiếu nại: Điều khoản này quy định các vấn đề về thể thức, thờihạn, cách thức giải quyết khiếu nại cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của các bênkhi xảy ra những trường hợp như: giao hàng không đúng số lwongj, chất lượngbao bì như đã thỏa thuẩn, giao hàng chậm so với quy định của hợp đồng…

1.3.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Trang 20

Đây là công việc tiếp theo sau khi các chủ thể đã ký kết hợp đồng Đây làcông việc rất phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ pháp luật quốc tế và quốc gia,phải làm rõ nội dung trách nhiệm và trình tự công việc phải làm, không để tìnhtrạng sai sót gây thiệt hại kinh tế Quá trình thực hiện hoạt động được thể hiện quasơ đồ sau:

Bảng 1: Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Ta có thể nhóm các bước quy trình trên thành các nhóm bước sau:

1.3.4.1.Nhóm bước chuẩn bị giấy phép, LC và hàng hoá để xuất khẩu

 Xin giấp phép xuất khẩu

Đơn vị nhập khẩu phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước để xem mặt hàng nào được tự do xuất khẩu, mặt hàng nào phải có giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ chuyên ngành Khi đối tượng hợp đòng thuộc phạm vi phải xin giấy phép xuất khẩu đơn vị kinh doanh phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: hợp đồng, phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng ủy thácxuất khẩu (nếu đó là trường hợp xuất khẩu ủy thác)…

 Mở L/C và kiểm tra L/C

Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn vịkinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng(L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả năng thuận

Khiếunại, giải

quyếtkhiếu nại

Làm thủtục thanh

Giaohàng chop/tiện vận

Làm thủtục thông

bị hànghóa

Kiểm trahàng hóa

Mua bảohiểmhàng hóaXin giấy

Mở vàkiểm tra

L/C

Trang 21

tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó Nếu L/C đó không đáp ứngđược những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi mới giao hàng.

 Chuẩn bị hàng hoá

Chuẩn bị hàng xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng,phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gianquy định trong hợp đồng đã ký kết Quá trình tập trung hàng hóa xuất khẩu gồmcác nội dung sau:

- Tập trung hàng xuất khẩu.- Bao gói hàng xuất khẩu.

- Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.Tập trung hàng hoá xuất khẩu.

Tập trung hàng thành lô hàng đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng vàđúng địa điểm, tối ưu hoá chi phí Các doanh nghiệp xuất khẩu thường tập trunghàng xuất khẩu từ các nguồn hàng xuất khẩu từ các nguồn hàng là nơi đã và có đủkhả năng cung cấp hàng hoá đủ điều kiện cho xuất khẩu Việc tập trung hàng hoáxuất khẩu gồm có các bước chính sau:

* Phân loại nguồn hàng xuất khẩu: doanh nghiệp tiến hành phân loại nguồnhàng để tạo ra các nhóm nguồn hàng có đặc trưng tương đối đồng nhất Từ đó,doanh nghiệp có các chính sách, biện pháp lựa chọn và ưu tiên thích hợp với từngloại nguồn hàng để khai thác tối đa khả năng từ mỗi loại nguồn hàng.

* Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu Muốn khai thác và phát triển nguồnhàng ổn định và phát triển kinh doanh phải nghiên cứu và tiếp cận nguồn hàng đểcó phương thức và hệ thống thu mua hàng xuất khẩu được tối ưu Doanh nghiệpcần nghiên cứu đâu là các nguồn hàng hiện hữu và đâu là các nguồn hàng tiềmnăng

* Các hình thức thu gom hàng xuất khẩu.Mua hàng xuất khẩu

Tự sản xuất để xuất khẩu.

Trang 22

Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu.Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Xuất khẩu uỷ thác.

* Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu bao gồm hệ thống các chinhánh, đại lý, kho bãi, vận tải, thông tin quản lý, kỹ thuật, công nghệ và nguồnlực thích hợp Doanh nghiệp phải dựa trên đặc điểm mặt hàng, đặc điểm nguồnhàng và hình thức giao dịch để tổ chức hệ thống tập trung hàng có hiệu quả.

Bao gói hàng xuất khẩu

Dựa trên căn cứ vào số lượng hàng hoá, tính chất hàng hoá và chất lượngbao bì mà hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu bao bì đểcó kế hoạch cung ứng bao bì cho đầy đủ và đúng thời điểm

Khi đóng gói có thể đóng gói hở và đóng gói kín Khi đóng gói hàng hoáphải đảm bảo đúng kỹ thuật Kể cả vật liệu dùng để chèn lót và việc chèn lót cũngphải đảm bảo đúng kỹ thuật, để đảm bảo thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp hànghoá.

Kẻ kỹ mã hiệu hàng xuất khẩu

Ký mã hiệu là những kỹ hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ đượcghi trên bao bì bên ngoài nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình giaonhận, bốc xếp, vận chuyển và bảo quản hàng hoá Nội dung của ký mã hiệu baogồm thông tin cần thiết về người nhận hàng, thông tin cần thiết cho việc vậnchuyển hang hoá, cũng như thông tin về hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ, bảoquản hàng hoá.

1.3.4.2.Nhóm bước kiểm tra, mua bảo hiểm hàng hoá và thuê phương tiên vậntải

 Kiểm tra hàng hoá

Trước khi giao hàng xuất khẩu cho người mua thi nhà xuất khẩu phải cónghĩa vụ kiểm tra hàng hoá về số lượng, chất lượng, trọng lượng bao bì Nếu đó làđộng vật, thực vật thì phải kiểm dịch, nếu là hàng thực phẩm thì phải kiểm tra vệ

Trang 23

sinh an toàn thực phẩm Việc kiểm tra thường bao gồm các nội dung: kiểm tra vềchất lượng, kiểm tra số lượng , trọng lượng.

Việc kiểm tra tiến hành được thực hiện ở hai cấp:

Kiểm tra ở cơ sở do chính cơ sở sản xuất tiến hành hay do tổ chức kiểm trachất lượng sản phẩm tiến hành Tuy nhiên, thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịutrách nhiệm chính Việc kiểm dịch động vật, thực vật ở cơ sở do phòng bảo vệthực vật tiến hành.

Kiểm tra ở các cửa khẩu: có tác dụng thẩm định lại kết quả kiểm tra ở cơsở.

Người xuất khẩu phải căn cứ vào yêu cầu của hợp đồng và L/C để xác địnhnội dung và yêu cầu giám định, cơ quan giám định, đơn xin giám định hàng hoá,hợp đồng L/C Cơ quan giám định căn cứ vào đơn xin giám định và L/C để giámđịnh hàng hoá Kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, chấtlượng hàng hoá và cấp các chứng thư, đây là chứng từ quan trọng trong thanhtoán và giải quyết các tranh chấp sau này.

*Nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm tuỳ thuộc vào điềukhoản trong hợp đồng, nếu nghĩa vụ thuộc về người xuất khẩu thì họ phải thựchiện nó

 Nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải.

Việc thuê phương tiện vận tải chở hàng được dựa vào những căn cứ: lànhững điều khoản trong hợp đồng, đặc điểm hàng hoá xuất khẩu, điều kiện vậntải.

Nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải khá phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp khixuất khẩu hàng hoá đều phải nắm rất chắc về đặc điểm của từng loại hình phươngtiện vận tải có đầy đủ thông tin về đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê phương tiệnvận tải, cước phí vận tải trên thị trường cũng như các Công ước và Luật lệ quốc tếvà quốc gia về vận tải.

Tuỳ theo các trường hợp cụ thể của từng trường hợp xuất khẩu hàng hoácủa doanh nghiệp mà có thể áp dụng các hình thức thuê phương tiện vận tải sau:

Trang 24

Vận tải bằng đường biển: đây là hình thức vận tải chủ yếu trong xuất khẩuhàng hoá Có các phương thức sau:

Phương thức thuê tàu chợPhương thức thuê tàu chuyến

Ngoài ra còn có các hình thức vận tải khác như: vận tải bằng đường sắt,bằng đường hàng không, bằng ô tô, bằng container hay vận tải đa phương thức:kết hợp ít nhất hai trong số các hình thức vận tải trên.

Lựa chọn phương thức vận tải nào thì đều liên quan đến các chứng từ liênquan đến hợp đồng thuê phương tiện vận tải, đến vận đơn hay các thủ tục hảiquan… khi tiến hành thuê các phương tiện vận tải, cũng cần chú ý đến trình tựcác công việc phải làm, đến quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp và đơn vịcho thuê phương tiện vận tải.

 Mua bảo hiểm hàng hoá

Trong kinh doanh thương mại quốc tế hàng hoá thường phải vận chuyển đixa, trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng dễ bị hư hỏng, mất mát,tổn thất trong quá trình vận chuyển Chính vì vậy, những người kinh doanhthương mại quốc tế thường mua bảo hiểm cho hàng hoá để giảm bớt các rủi ro cóthể xảy ra.

* Căn cứ mua bảo hiểm cho hàng hoá:

Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng đã ký kết Nếu rủi rovề hàng hoá thuộc về trách nhiệm của người xuất khẩu thì doanh nghiệp xuấtkhẩu cần tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Căn cứ vào hàng hoá vận chuyển: đó là khối lượng, giá trị và đặc điểm củahàng hoá vận chuyển.

Căn cứ vào điều kiện vận chuyển như loại phương tiện vận chuyển, chấtlượng của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ và hành trình vận chuyển.

* Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hang hoá xuất khẩu.Khi tiến hành mua bảohiểm cho hàng hoá xuất khẩu cần theo các bước sau:

Trang 25

+Xác định nhu cầu bảo hiểm+Xác định loại hình bảo hiểm+Lựa chọn công ty bảo hiểm.

+Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.

1.3.4.3.Nhóm bước làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải

 Thủ tục thông quan

*Khai và nộp tờ khai hải quan

Người khai hải quan phải tiến hành khai và nộp tờ khai hải quan đối vớihàng hàng hoá xuất khẩu Có hai hình thức khai hải quan là người khai hải quantrực tiếp đến các cơ quan hải quan thực hiện khai hải quan hay sử dụng hình thứckhai điện tử.Hồ sơ hải quan bao gồm:

+Tờ khai hải quan+Hoá đơn thương mại

+Hợp đồng mua bán hàng hoá.

+Các chứng từ khác đối với từng loại mặt hàng theo quy định

* Xuất trình hàng hoá: là đưa hàng hóa đến địa điểm quy định để kiểm trathực tế hàng hoá Có 3 hình thức.

Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu của chủ hàng có quá trìnhchấp hành tốt pháp luật hải quan, với các trường hợp mặt hàng xuất khẩu thườngxuyên, hàng nông sản, thuỷ hải sản…

Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng xuất khẩu là nguyên liệusản xuất, hàng xuất khẩu và hàng gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàngđóng gói đồng nhất.

Kiểm tra toàn bộ hàng xuất khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm phápluật hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.

*Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính Sau khi kiểm tra hồ sơ hảiquan và thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:

Trang 26

Thông quan Cho hàng qua biên giới

-Cho hàng hoá qua biên giới có điệu kiện như phải sửa chữa khắc phục lại,phải nộp thuế xuất khẩu.

Không được phép xuất khẩu  Giao hàng cho người vận tải

Trong kinh doanh thương mại quốc tế, có nhiều phương thức vận tải Mỗiphương thức vận tải có quy trình nhận hàng hoá khác nhau

* Giao hàng với tầu biển

Hàng xuất khẩu chủ yếu được giao bằng đường biển và được tiến hành theocác bước sau:

- Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng kê hàng hoá chuyên chởcho người vận tải để đổi lấy cơ sở xếp hàng.

-Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng-Bốc dỡ lên tầu

-Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó để xác nhận hàng đãgiao nhận xong, trong đó xác nhận: số lượng hàng hoá, tình trạng hàng hoá, cảngđến…

-Trên cơ sở biên lai thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển, điều quantrọng là phải lấy được vận đơn hoàn hảo hay vận đơn sạch.

* Vận tải bằng đường sắt

Giao hàng cho vận tải đường sắt có hai hình thức:

+Giao hàng chiếm đủ một toa xe, người xuất khẩu tiến hành các bước sau:Đăng ký với cơ quan đường sắt để cung cấp toa xe phù hợp với khối lượng,tính chất hàng hoá.

Khi được cấp toa xe, tổ chức vận chuyển hàng đến địa điểm quy định

Trang 27

Làm thủ tục hải quan, mời cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá, đồng thờilên toa tầu niêm phong kẹp chì.

Giao toa tầu đã được niêm phong kẹp chì cho cơ quan đường sắt để lấy vậnđơn đường sắt.

+Giao hàng khi không chiếm đủ một toa xe, người xuất khẩu phải vậnchuyển hàng đến nơi tiếp nhận hàng của hãng đường sắt hoặc xếp hàng lên mộttoa xe do đường sắt chỉ định và nhận vận đơn.

* Giao hàng cho vận tải hàng không

Người xuất khẩu liên hệ với bộ phận giao nhận, vận chuyển hàng hoá đếntrạm giao nhận chỉ định, làm thủ tục hải quan giao cho người vận tải hàng khôngvà nhận vận đơn.

* Giao hàng cho vận tải đường bộ.

Phương thức này thường áp dụng cho điều kiện giao hàng tại xưởng(EXW) hoặc giao hàng theo phương thức đa phương tiện, người bán chịu tráchnhiệm bốc xếp hàng lên xe do người mua chỉ định đến

* Giao hàng khi chuyên chở bằng container: có hai hình thức

+Giao hàng đủ container, người xuất khẩu phải tiến hành theo các bướcsau:

Căn cứ vào số lượng hàng hoá, đăng ký mượn hoặc thuê container tươngthích, sau đó vận chuyển container rỗng về địa điểm đóng hàng.

Làm thủ tục hải quan, mời hải quan kiểm hoá đến xếp hàng vào container,niêm phong kẹp chì.

Giao hàng cho bãi hoặc trạm container để nhận biên lai xếp hàng.Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn.

+Giao hàng không đủ container

Khi hàng giao không đủ container, người xuất khẩu vận chuyển hàng đếnbãi container do người chuyên chở chỉ định để giao cho người chuyên chở Việc

Trang 28

giao hàng được coi là hoàn thành khi hàng được giao cho người chuyên chở hoặcngười đại diện cho người chuyên chở.

1.3.4.4.Nhóm bước làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại tranh chấp(nếu có)

 Thủ tục thanh toán

Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán như tín dụng chứng từ, nhờthu, giao chứng từ chuyển tiền và chuyển tiền(điện T/T hay thư M/T) Tuy nhiêncó hai loại chủ yếu được dùng trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩuđó là phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ và phương thức thanh toánchuyển tiền (điện chuyển tiền).

* Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Trước khi đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp xuất khẩu nhắc nhở,đôn đốc người mua mở tín dụng (L/C) đúng thời hạn.

Khi được thông báo chính thức về việc mở L/C cần kiểm tra kỹ lưỡng L/Ctrên các nội dung sau: kiểm tra tính chân thực L/C và kiểm tra nội dung của L/C.Cơ sở để kiểm tra là hợp đồng thương mại quốc tế đã ký kết Trong đó việc kiểmtra nội dung là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụngchứng từ Nội dung của L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng.

Khi phát hiện thấy nội dung L/C không phù hợp nội dung của hợp đồnghoặc trái với luật lệ, tập quán của các bên hoặc không có khả năng thực hiện,người xuất khẩu phải đề nghị với người nhập khẩu và ngân hàng mở L/C sửa đổiL/C

Sau khi đã kiểm tra L/C và L/C hoàn toàn phù hợp thì người xuất khẩu tiếnhành giao hàng và thành lập bộ chứng từ để thực hiện thủ tục thanh toán Việclập bộ chứng từ phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác và phù hợp với yêu cầu củaL/C cả về nội dung và hình thức Khi đến thời hạn thanh toán thì ngân hàng củangười nhập khẩu sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu thông qua ngân hàng của ngườixuất khẩu.

* Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

Trang 29

Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức chuyển tiền thì ngườixuất khẩu khi giao hàng xong phải nhanh chóng hoàn thành việc lập hồ sơ chứngtừ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng, đồng thời chuyển đến cho người nhậpkhẩu Khi người nhập khẩu chuyển tiền thanh toán đến, ngân hàng sẽ gửi giấy báocho đơn vị xuất khẩu.

 Giải quyết khiếu nại tranh chấp nếu có* Khiếu nại

Trong trường hợp người nhập khẩu vi phạm các điều khoản quy định tronghợp đồng như: thanh toán chậm, không thanh toán, thanh toán không đúng lịchtrình hoặc không chỉ định phương tiện đến nhận hàng hoặc đến chậm, đơnphương huỷ bỏ hợp đồng… khi đó người xuất khẩu sẽ tiến hành khiếu nại nhànhập khẩu Để khiếu nại, người khiếu nại cần phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm:đơn khiếu nại, bằng chứng về sự vi phạm và các chứng từ liên quan gửi đến chotrọng tài và các bên liên quan

Ngoài ra, nhà xuất khẩu có thể khiếu nại nhà chuyên chở hoặc nhà bảohiểm về vi phạm hợp đồng đã ký kết hoặc có sự tổn thất hàng hoá trong quá trìnhchuyên chở, hay tổn thất hàng hoá đã mua bảo hiểm.

* Giải quyết khiếu nại

Người mua thường hay khiếu nại người bán về các nội dung:

-Giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách, hàng giaokhông đúng phẩm chất, nguồn gốc như hợp đồng quy định.

-Bao bì, ký mã hiệu sai quy cách không phù hợp với điều kiện vận chuyển,bảo quản làm hàng hoá bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

-Giao hàng chậm, cách thức giao hàng sai so với thoả thuận giữa hai bênnhư chuyển tải hàng hoá, giao hàng từng phần.

-Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng gây ra

-Không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật không thông báo hoặc thôngbáo chậm việc giao hàng đã giao lên tầu, không thực hiện hoặc thực hiện không

Trang 30

đầy đủ các nghĩa vụ khác như thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hànghoá… hoặc giao hàng hoá đang bị tranh chấp bởi bên thứ ba.

Tuỳ theo từng trường hợp khiếu nại mà nhà xuất khẩu tiến hành giải quyếtkhiếu nại cho bên người nhập khẩu một cách thoả đáng Ví dụ nếu thiếu về sốlượng thì gửi thêm bổ sung số lượng thiếu hụt, hay nếu thiếu điều kiện chất lượngthì có thể thoả thuận giảm giá…

1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu

Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đạt được hiệu quả cao là mục tiêuphấn đấu của các doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là chỉ tiêu tươngđối để so sánh kết quả kinh doanh với các khoản chi phí bỏ ra Để tính kết quảkinh doanh, ta phải tính một số chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả của quá trìnhxuất khẩu.

- Tổng giá thành XK: Là tổng chi phí sản xuất hàng hoá XK và các chi phímua và bán hàng.

- Thu nhập ngoại tệ XK: Là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá XK tínhtheo giá FOB.

- Thu nhập nội tệ hàng hoá XK: Là số ngoại tệ thu được do xuất khẩu tínhđổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành.

1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

1.4.1.Yếu tố kinh tế

Sức mua, người mua là hai nhân tố quan trọng trong thị trường sự thay đổicác thông số như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và tiết kiệm của một quốcgia có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến thương trường, các nhà quản trị cần hiểurõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra trong những vấn đề này Một yếu tố cơbản để phản ánh kích thước thị trường tiềm ngăng đó là vấn đề dân số, cùng vớidân số việc nghiên cứu so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ dân số để dựđoán khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó Cùng với vấn đề dân số, cácnhà nghiên cứu thị trường cần phải chú ý tới mức phân bố theo lứa tuổi, mật độvà sự phân bố của quốc gia đó cũng như nghiên cứu đặc tính thu nhập.

Trang 31

Để định hình các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ, công ty kinh doanh quốctế phải tiến hành nghiên cứu cơ cấu công nghiệp của một nền kinh tế với nhữngđặc điểm khác nhau Những quốc gia mà nền kinh tế chỉ đủ sinh tồn thì ít tạo rathời cơ cho hoạt động xuất khẩu của công ty, còn những quốc gia thường xuyênxuất khẩu nguyên liệu thô, có nền kinh tế đang công nghiệp hóa hay nền kinh tếcông nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội và thời cơ cho hoạt động kinh doanh của cáccông ty kinh doanh quốc tế.

Việt Nam ta là một đất nước đang phát triển, kinh tế mới chỉ đủ để sinh tồnvà một phần nhro đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu, chưa đủ vốn để xâydựng những cơ sở sản xuất hiện đại để xuất khẩu những mặt hàng có tầm cỡ thếgiới Hiện nay, chúng ta mới chỉ liên doanh với một số công ty nước ngoài sảnxuất những mặt hàng như giầy dép, may mặc Chính vì vậy, chúng ta phải lựachọn những hướng đầu tư để liên doanh hoặc xây dựng những nhà máy sản xuất,chế biến thật cần thiết cho nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay để đẩy mạnh kinhtế phát triển.

1.4.2.Môi trường văn hóa xã hội

Mỗi người lớn lên trong một xã hội đặc thù nào đó, môi trường đó hìnhthành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn của họ, đó cũng là nơixác định các mối quan hệ của họ với người khác Vì vậy, những đặc tính văn hóacó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiếp thị.

Dân chúng trong bất cứ xã hội nào cũng đều lưu dữ những giá trị văn hóatruyền thống cốt lõi, chúng mang tính bất dịch khá cao Chẳng hạn như người Mỹ,họ luôn tin tưởng vào sự làm việc, hôn nhân, công tác từ thiện và sự trung thực,những niềm tin khuôn định ấy tạo ra cho cách xử thế cũng như những thái độhàng ngày một cách đặc thù hơn, chúng diễn ra trong đời sống hàng ngày, đượctruyền từ đời này qua đời khác và được kiện toàn thêm qua các định chế quantrọng của xã hội, nhà thờ, chính quyền, trường học.

Cùng với những giá trị cốt lõi, xã hội nào cũng chứa đựng những tiểu vănhóa và sự chuyển biến trong các giá trị văn hóa thứ cấp Mỗi xã hội đều chứađựng những tiểu văn hóa, chúng được này sinh từ khung cảnh và kinh nghiệm

Trang 32

sống chùng của từng nhớm người Chẳng hạn như những người theo tôn giáo,những người theo phật giáo, những ngôn ngữ khác nhau trông cùng một quốc giasẽ dẫn tới những bản sắc văn hóa của từng dân tộc và những phong tục tập quánkhác nhau, tất cả đều tiêu biểu cho những nét văn hóa riêng biệt Mặc dù các giátrị văn hóa cốt lõi là khá bền vững nhưng những biến đổi văn hóa vẫn xảy ra vàkhác nhau ở mỗi nước Trong thực tế các nhà quản trị rất khó có khả năng nhậnthức chính xác mà chỉ có thể tiên đoán những chuyển biến để lựa chọn những tiểuvăn hóa làm thị trường trọng điểm của mình.

Việt Nam có một nền văn hóa hết sức phong phú, với 54 dân tộc khácnhau Điều này sẽ tạo ra cho chúng ta những thị trường hàng hóa phong phú đặctrưng cho từng vùng nhất định Tuy nhiên, chính sự khác nhau về phong tục tậpquán nên hàng hóa sản xuất ra muốn tiêu thụ được lại jphuj tuộc rất nhiều vàođiều này.

1.4.3.Môi trường chính trị, pháp luật

Các quyết định kinh doanh chịu sự tác động mạnh mẽ của những tiến triểntrong môi trường chính trị và pháp luật Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ,cơ quan chính quyền và các nhóm áp lực đã gây ảnh hưởng và ràng buộc tới mọitổ chức và cá nhân trong xã hội Các nhà quản lý tiếp thị cần phải xem xét nhữngxu hướng chính yếu và những vân đề ản chưa đó để đưa ra những quyết định cóhiệu quả Khi môi trường xấu đi thì những điều luật mới của Chính phủ có thểthúc đẩy, ngăn cản hoạt động xã hội hoặc tạo ra môi trường cạnh tranh trong hoạtđộng xuất nhập khẩu Những biện pháp của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt độngxuất nhập khẩu như: sự đòi hởi bắt buộc về giấy phép kinh doanh nhập khẩu, hìnhthức cực đoan hơn có thể là cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một số sản phẩm, câmbuôn bán với một số quốc gia, các hàng rao thuế quan, quota nhằm định rõ sốlượng hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia mình, thực chất là bảo hộ nền sản xuấttrong nước Hơn nữa, sự điều tiết về tỉ giá hối đoái có thể hạn chế số lượng ngoạitệ mà nhà nhập khẩu phải trả cho hàng hóa nhập khẩu và đối với hàng háo bán ranước ngoài của nhà xuất khẩu.

Các nhà kinh doanh phải hiểu biết thấu đáo các đạo luật quan trọng để bảovệ sự cạnh tranh, người tiêu thụ và những lợi ích rộng lớn của xã hội Vì những

Trang 33

điều luật mới, với sự cưỡng chế có thể tạo thành áp lực hạn chế sự tự do của nhàkinh doanh Vì vậy, họ cần phải thông báo rõ ràng hàng hóa của mình với các bộphận pháp lí và đưa ra bàn bạc thống nhất trong công ty để tập hợp thành cácquyết định quản lý chung.

Việt Nam đang ở trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, chúng ta đang dồn sức xây dựng đất nước vì vậy đường lối, chínhsách của chugns ta cũng không khỏi có chỗ chưa hoàn chỉnh Cơ chế thị trườngcủa nước ta cũng mới được hình thành và chịu sự kiểm soát của nhà nước, do đócũng có nhiều đạo luật khác hơn so với cơ chế thị trường thuần túy của các nướctư bản chủ nghĩa Chính vì vậy mà việc xuất nhập khẩu hàng hóa bên ngoàikhông hoàn toàn là tự do trao đổi, mua bán Đó chính là đặc trưng của nước ta, dovậy khi hàng hóa của chúng ta xuất ra nước ngoài cũng như khi ta nhập hàng háocủa nước ngoài vào thì cần phải có những hiểu biết thấu đáo về luật pháp để tranhnhững trở ngại đang tiếc.

1.4.4.Môi trường cạnh tranh

Thị trường đầu tư nước ngoài hiếm khi là một không gian thuần khiết chohoạt động thương mại Các nhà sản xuất và nhập khẩu nội địa thường góp phầnhình thành một hệ thống tổ chức mà doanh nghiệp khó thích nghi hơn Tuy nhiên,dù sớm hay muộn thị trường cũng bị chia sẻ bởi các công ty kinh doanh quốc tế.Điều chủ yếu của một công ty xâm nhập thị trường nước ngoài thực là tìm kiếmhoạt động kinh doanh và duy trì một vị thế thích hợp trên thị trường Từ nguồngốc và động lực đó các nhà hoạch định khi thu thập thông tin phải xác định được:ai có thể là đối thủ cạnh tranh, cơ cấu cạnh tranh Trên cơ sở năm bắt và tìm hiểucác đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị phải phân loại đối thủ cạnh tranh, phảinghiên cứu các nhân tố tác động tới cạnh tranh Doanh nghiệp có thể có một vịthế vững chắc hay không trên thị trường nước ngoài tùy thuộc vào những ứngbiến và khả năng tiên đoán, xử lí thông tin cảu doanh nghiệp.

Do kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta còn ít, trên thịtrường quốc tế hầu như chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh củacác hàng hóa sản xuất ra là thấp, khó có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài.Mặt khác, vấn đề thông tin cho các doanh nghiệp trong kinh doanh cũng chưa

Trang 34

được cung cấp đầy đủ và không kịp thời đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩucác mặt hàng chủ yếu Khi chugns ta năm bắt được những thông tin về thị trườngthì có lẽ thông tin đó đã không còn giá trị nữa Như vậy, yếu tố cạnh tranh là vôcùng quan trọng đối với người làm công tác xuất nhập khẩu hàng hóa Điều đókhong chỉ phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, vào sự hiểu biêt của doanh nghiệp màcòn cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ Nhà nước thông qua nghiên cứu thị trườngnước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của các viện, các cơ quan quản lý đểđịnh hướng các sản phẩm và thị trường xuất nhập khẩu chủ lực phù hợp vớinguồn lực trong giai đoạn phát triển và bối cảnh quốc tế, đồng thời xây dựng hệthống chính sách, biện pháp phục vụ việc phát triển sản phẩm chủ lực và mở rộngthị trường nước ngoài Đến lượt mình các nhà kinh doanh hiện đại hóa sự lựachọn sản phẩm và thị trường Sự ganh đua, cạnh tranh, tìm tòi, sáng tạo để pháttriển sản phẩm và thâm nhập thị trường, đưa lại lợi nhuận cho công ty và nângcao năng lực xuất khẩu cho đất nước.

Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là ưu thế giữa các quốc gia về laođộng, vốn và sự thiên phú về tài nguyên, đất đai Phải sử dụng lợi thế này để tạora những sản phẩm có chi phí thấp Một nước đông dân, ít vốn, lao động rẻ thìtrước hết phải định hướng sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động Vì vậy,khai thác tài nguyên và phát triển những mặt hàng sử dụng nhiều lao động để xuấtkhẩu là sự lựa chọn của hầu hết các nước Đông Á trong giai đoạn đầu của quátrình công nghiệp hóa Tuy nhiên, lợi tế cạnh tranh của bất kỳ nước nào cũng cótính chất tương đối, luôn luôn trong quá trình biến động và phát triển vì vậy cơcấu xuất khẩu theo mặt hàng cũng phải thay đổi Tính quy luật của sự thay đổi cơcấu sản phẩm xuất khẩu là chuyển dần từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động rẻ,không cần tay nghề cao như sản phẩm dệt may, da giầy… sang các sản phẩm xuấtkhẩu sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao như hóa chất, điện từ, sắt thép, ôtô… Cuối cùng là chuyển sáng các sản phẩm cần nhiều vốn và công nghệ cao nhưcwo khí chính xác, tự động hóa, thiết bị viễn thông, tin học, hàng điện từ nghenhìn cao cấp…

1.4.5 Nội lực doanh nghiệp.

Trang 35

Trình độ tổng hợp và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinhnghiệm kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu tác động có tính chất quyết địnhđến kết quả và hiệu quả xuất khẩu Từ yếu tố nội lực này, doanh nghiệp có điềukiện để nhận thức, vận dụng các quy luật và yếu tố khách quan, chủ động tổ chứckinh doanh và xuất khẩu có hiệu quả.

Một trong những yếu tố quan trong của doanh nghiệp xuất khẩu đó là nguồnhàng (đầu vào của doanh nghiệp xuất khẩu) - mối quan tâm kế tiếp sau khi đã tìmkiếm được thị trường tiêu thụ( đầu ra), bởi vì có thị trường mà không có hay thiếunguyên liệu để sản xuất và từ đó để có hàng hoá thì cũng không thể kinh doanhđược Thậm chí nguồn đầu vào mà không ổn định về giá cả, số lượng, chấtlượng thì cũng ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo kinh doanh và lợi nhuận chodoanh nghiệp xuất khẩu.

Nguồn vốn có ý nghĩa lớn đối với mọi doanh nghiệp xuất khẩu Trong nhữngnăm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm xây dựng một môi trường đầu tưhấp dẫn, ổn định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp ngày càngcó điều kiện thuận lợi để liên doanh liên kết, mở rộng sản xuất Hệ thống ngânhàng đã có nhiều thay đổi tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốnkinh doanh.

1.5.Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động xuất khẩu

1.5.1.Môi trường vĩ mô

Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu là rất cần thiết vì nó mở rộng khả năng tiêudùng của nước nhập khẩu và khai thác được lợi thế so sánh của nước XK Thươngmại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng với chất lượng và sốlượng cao hơn so với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước Vì vậy, sự phụthuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng Tuy nhiên, xét một cách cụ thểthì nguyên nhân cơ bản và sâu xa của việc trao đổi mua bán đó là xuất phát từ sự

Trang 36

đa dạng về điều kiện tự nhiên nên một nước có thể chuyên môn sản xuất một sốmặt hàng có lợi thế hơn và XK để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác với mụcđích lợi nhuận Nhưng sự khác nhau về điều kiện sản xuất chỉ là một trong nhữnglý do để thúc đẩy các nước mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với nhau Quantrọng hơn cả là hai bên cùng có lợi do có sự khác nhau về sở thích và mối tươngquan cung- cầu đối với hàng hoá, dịch vụ Vì vậy, nước ta mặc dù với xuất phátđiểm thấp và chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cườngquốc kinh tế, nhưng vẫn có thể duy trì quan hệ thương mại với các nước đó.Trong những năm qua, vấn đề phát triển ngoại thương nói chung và hoạt độngxuất khẩu nói riêng luôn là mục tiêu chiến lược để phát triển kinh tế được Đảngvà Nhà nước ta luôn coi trọng và đặt lên hàng đầu.

1.5.1.1.Xuất khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta.Với một nền kinh tế phát triển chậm, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, không đồngbộ như nước ta thì việc đẩy mạnh xuất khẩu tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoạitệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài Để thực hiện được chiếnlược lâu dài đó chúng ta phải nhận thức rõ được ý nghĩa của việc xuất khẩu hànghoá:

- Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thểphát huy được lợi thế so sánh, sử dụng hợp lý các nguồn lực, trao đổi các thànhtựu khoa học công nghệ tiên tiến.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu, tính cạnh tranh được nâng cao nên chấtlượng hàng hoá không ngừng được tăng lên, tạo điều kiện nâng cao năng lực sảnxuất xã hội và nội lực kinh tế của đất nước.

Mặt khác hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩysản xuất trong nước phát triển Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cácngành sản xuất phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạtđộng xuất khẩu như ngành bảo hiểm, ngân hàng, hàng hải, viễn thông quốc tế …

Trang 37

Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuậnlợi mở rộng khả năng cung cấp đầu tư trở lại cho sản xuất, tạo tiền đề kinh tế kỹthuật đồng thời nâng cao năng lực sản xuất trong nước Điều đó chứng tỏ xuấtkhẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoàivào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước.

1.5.1.2 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần quan trọngvào việc cải thiện cán cân thanh toán.

Bất cứ quốc gia nào trên thế giới, để phục vụ cho phát triển kinh tế văn hoá,xã hội của mình đều có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ Để thực hiện đượcyêu cầu nhập khẩu, cần có ngoại tệ thanh toán và nguồn ngoại tệ đó chỉ có thể cóđược thông qua hoạt động xuất khẩu Đặc biệt ở các nước đang phát triển, dự trữngoại tệ rất eo hẹp, hoạt động xuất khẩu càng trở nên quan trọng; trong nhữnggiai đoạn nhất định còn phải chấp nhận nhập siêu.

Xuất khẩu tạo ngoại tệ để nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phụcvụ đời sống hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinhthần.

Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu là rất lớn, cho nênrất cần đẩy mạnh xuất khẩu để có nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu và để cải thiệncán cân thanh toán, khắc phục từng bước nhập siêu( mặc dù hiện nay, việc nhậpsiêu là tất yếu) Đẩy mạnh XK sẽ tạo thế vững chắc cho sự phát triển kinh tế củađất nước.

1.5.1.3.Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm vàcải thiện đời sống cho người lao động.

Việt Nam là một nước có dân số đông, số người trong độ tuổi lao độngchiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hơn 80 triệu người Hàng năm, số người trong độtuổi lao động được bổ sung khoảng 1,5-2 triệu người Hơn nữa, số dân làm việctrong ngành nông nghiệp của nước ta là trên 70% nên còn phải tính đến số người

Trang 38

thất nghiệp theo mùa vụ Thực tế cho thấy vấn đề thất nghiệp là một vấn đề nangiải mà Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần phải giải quyết

Thông qua xuất khẩu, quy mô của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽđược mở rộng, có thêm nhiều ngành nghề mới từ đó thu hút nhiều lao động.

Xuất khẩu phát triển là tiền đề cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác như dulịch, xuất khẩu sức lao động, tạo điều kiện đưa lực lượng lao động tham gia vàoquá trình phân công lao động quốc tế Đây là nhân tố quan trọng giải quyết tìnhtrạng thất nghiệp.

1.5.1.4 Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển cácmối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

Với đường lối kinh tế “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựngnền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”, Đảng tađã chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, trong đó chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đẩy mạnh các quan hệ kinh tế đốingoại Xuất khẩu là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế đối ngoại,có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực như thu hút đầu tư, tín dụng quốc tế, hợp tácvà triển khai công nghệ mới Thực tiễn trong thời gian qua đã chứng tỏ sự pháttriển của xuất khẩu đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các quan hệ tín dụng- vaynợ quốc tế, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế và những ngành có liên quan …Mặtkhác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề cho mở rộng xuấtkhẩu

Đối với nền kinh tế thế giới do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc giađều có thế mạnh về một lĩnh vực nào đó Để có thể khai thác được lợi thế, giảmthiểu bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốcgia phải tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau, bán những sản phẩm mà mình sảnxuất thuận lợi và mua những sản phẩm mà mình sản xuất bất lợi Tuy nhiên hoạtđộng xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế tuyệt đối về

Trang 39

một lĩnh vực nào đó, mà theo lý thuyết về lợi thế tương đối thì nó vẫn có thể diễnra khi một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hếtcác loại sản phẩm.

Có nghĩa là một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểmcó lợi để khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vàokhai thác và xuất khẩu mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu mặt hàngkhông có lợi thế tương đối Xu hướng sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khaithác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được các nguồn lựcnhư lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất

1.5.2.Môi trường doanh nghiệp

Ở góc độ doanh nghiệp thì xuất khẩu đặt ra yêu cầu bắt buộc các doanhnghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinhdoanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Hoạt động xuất khẩu giúp cho doanhnghiệp sẽ có nhiều cơ hội để cọ xát và tiếp xúc với nhiều đối thủ cạnh tranh vànhững đối tác nước ngoài, tạo được những mối quan hệ với họ trong lĩnh vực kinhdoanh quốc tế Đặc biệt là đối với một công ty xuất nhập khẩu thì điều này càngcần thiết hơn vì đây không chỉ là hoàn thiện hoạt động xuất khẩu mà đồng thờinâng cao năng lực và sức cạnh tranh của công ty với các công ty, doanh nghiệptrong nước và nước ngoài

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh xuất khẩu giữacác nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng là vô cùng gay gắt Điều nàyđòi hỏi doanh nghiệp cải tổ bộ máy quản lí, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện cácthủ tục nhanh gọn, đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, nâng cao chất lượng sảnphẩm nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động xuất khẩu.

Trang 40

Chương 2 :PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ỞCÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM

2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần XNK tạp phẩm được thành lập vào ngày 1/6/2006 theoquyết định của Bộ Thương mại về việc cổ phầnn hoá doanh nghiệp Nhà nước màtiền thân của Công ty cổ phần XNK tap phẩm là Công ty XNK tạp phẩm - BộThương mại Chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu quá trình hìnhthành và phát triển của Công ty XNK tap phẩm cho đến khi Công ty chuyển sanghình thức Công ty cổ phần Công ty XNK tạp phẩm được thành lập vào ngày5/3/1956 với tên gọi “Tổng công ty nhập khẩu tạp phẩm” dưới sự lãnh đạo vàquản lý của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại) tại quyết định số62/BTng-NĐ-KD do Thứ trường Đặng Việt Châu kí và tiếp đó vào ngày 6/7/1957Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Phan Anh kí quyết định số 312/BTng-TCCB đổitên “Tổng công ty nhập khẩu tạp phẩm” thành “Tổng công ty XNK tạp phẩm”.Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp lớn của nhà nước được thành lậpsớm nhất trực thuộc Bộ Ngoại thương nay là Bộ Thương mại.

Trải qua 50 năm phát triển, công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm thăngtrầm cùng sự biến động của nền kinh tế Trước kia, trong nền kinh tế tập trung vớiqui mô tổng công ty, là một doanh nghiệp ngoại thương Nhà nước, nhưng từngbước tổ chức của công ty có nhiều thay đổi tách dần một số bộ phận để thành lậpcác công ty khác Cụ thể:

-Năm 1964: tách thành lập Artexport-Năm 1971: tách thành lập Barotex

-Năm 1972: tách các cơ sở sản xuất của công ty ra giao cho Bộ Côngnghiệp nhẹ quản lý;

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG BIỂU - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
BẢNG BIỂU (Trang 1)
Bảng 1: Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
Bảng 1 Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu (Trang 17)
Bảng 3: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
Bảng 3 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (Trang 47)
2.2.4.Tình hình xuất khẩu - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
2.2.4. Tình hình xuất khẩu (Trang 50)
Bảng 6: Cơ cấu hàng xuất khẩu chính - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
Bảng 6 Cơ cấu hàng xuất khẩu chính (Trang 51)
2.2.4.3.Các hình thức xuất khẩu của Công ty - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
2.2.4.3. Các hình thức xuất khẩu của Công ty (Trang 52)
2.2.4.4.Tình hình thực hiện kim ngạch của từng phòng - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
2.2.4.4. Tình hình thực hiện kim ngạch của từng phòng (Trang 53)
Chúng ta nhận thấy rõ điều này ở bảng trên. Năm 2006, xuất khẩu tự doanh chiếm   75,09%,   xuất   khẩu   gia   công   chiếm   13,85%   xuất   khẩu   uỷ   thác   chiếm  11,06% trong tổng kim ngạch xuất khẩu - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
h úng ta nhận thấy rõ điều này ở bảng trên. Năm 2006, xuất khẩu tự doanh chiếm 75,09%, xuất khẩu gia công chiếm 13,85% xuất khẩu uỷ thác chiếm 11,06% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (Trang 53)
Bảng 9: Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của TOCONTAP (năm 2006-2010) - Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC
Bảng 9 Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của TOCONTAP (năm 2006-2010) (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w