Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
216 KB
Nội dung
Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 CHƯƠNG TRÌNH TUẦN7 Cách ngôn:……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………. Thứ/Ngày Môn Tên bài dạy Hai 21/9 ĐĐ T TĐ MT HĐTT Tiết kiệm tiền của (Tiết 1) Luyện tập Trung thu độc lập Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương Lồng ghép HĐNGLL: Giáo dục môi trường Chào cờ đầu tuần Ba 22/9 CT T LTVC LS KH Nhớ -viết: Gà Trống và Cáo Biểu thức có chứa hai chữ Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo Phòng bệnh béo phì Tư 23/9 KC T ĐL KT TD Lời ước dưới trăng Tính chất giao hoán của phép cộng Một số dân tộc ở Tây Nguyên Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường thường (Tiết 2) Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. TC Kết bạn Năm 24/9 KH TLV T TĐ ÂN Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện Biểu thức có chứa ba chữ Ở Vương quốc tương lai Ôn tập 2 bài hát : Em yêu hòa bình và bạn ơi lắng nghe. Ôn TĐN số 1 Sáu 25/9 LTVC T TLV TD HĐTT Luyện tập viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam Tính chất kết hợp của phép cộng Luyện tập phát triển câu chuyện Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại. TC: Ném trúng đích Sinh hoạt lớp Lồng ghép ATGT: Bài 6:Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 Tập đọc: TRUNG THU ĐỘC LẬP I.Mục đích yêu cầu: -Bướ đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. -Hiểu nội dung của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ. -Tranh minh họa bài đọc SGK. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chị em tôi GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: *Giới thiệu bài:Ghi đề bài. * Hoạt động 1: Luyện đọc Gọi học sinh đọc từng đoạn của bài. GV kết hợp hướng dẫn luyện đọc từ khó và giảng nghĩa một số từ. GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Hướng dẫn cho học sinh luyện đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi trong SGK. -GV hướng dẫn học sinh rút ra nội dung, ý nghĩa của bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. GV đọc mẫu đoạn văn diễn cảm GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn: Anh nhìn trăng .vui tươi GV nhận xét, uốn nắn. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. 2 HS đọc thuộc lòng bài Chị em tôi và nêu ý nghĩa của bài. 3 HS đọc 3 đoạn của bài. HS luyện đọc từ khó HS luyện đọc theo cặp. 2 HS đọc cả bài HS luyện đọc và thảo luận theo cặp, theo nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK. HS đọc nội dung của bài. 3HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất Toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ. - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra một số VBT của học sinh. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: GV giới thiệu bài, ghi đề bài. *Hoạt động 2: Thực hành Bài 1:GV cho học sinh làm bài cá nhân. GV nêu phép cộng: 2416 + 5164=? GV hướng dẫn học sinh cách thử lại phép cộng Bài 2: Thử lại phép trừ GV nêu phép trừ: 6839 -482 =? GV hướng dẫn học sinh thử lại phép trừ Bài 3: Tìm x: GV gọi học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ chưa biết GV nhận xét và sửa chữa Bài 4: (HS khá giỏi)GV cho làm bài cá nhân GV nhận xét và kết luận: Ta có: 3143>2428 Vậy Núi Phan-xi păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh. Núi Phan-xi păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 – 2428 =715 (m) 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. 5 HS đem VBT chấm điểm HS đọc đề bài HS thử lại phép cộng HS làm bài cá nhân trên bảng lớp và VBT HS lên bảng tính và thử lại phép trừ -1 HS nhắc lại cách thử lại phép cộng và cách thử lại phép trừ. HS làm bài cá nhân trên bảng lớp và VBT Học sinh suy nghĩ làm bài sau đó trả lời miệng Đạo đức: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1) I.Mục tiêu: -Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. -Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của -Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,… trong cuộc sống hằng ngày. *HS khá giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. II.Tài liệu và phương tiện: - SGK đạo đức, mỗi học sinh có 3 tấm bìa đỏ, xanh, trắng. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài mới: *GV giới thiệu bài, ghi đề bài *Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm Gọi học sinh đọc các thông tin SGK và cho các em xem tranh -Qua xem tranh và đọc các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm những gì? -Nội dung cần phải tiết kiệm của công? HS hát HS đọc các thông tin SGK và xem tranh, thảo luận trả lời câu hỏi Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 GV nhận xét và kết luận *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (BT1 SGK) GV nêu lần lượt từng ý kiến trong bài tập 1 SGK GV nhận xét và kết luận: -Các ý kiến C, D là đúng. -Các ý kiến A,B là sai *Hoạt động nối tiếp: Dặn học sinh thực hiện các nội dung ở mục thực hành trong SGK. GV dặn học sinh chuẩn bị tiết học sau -Đại diện các nhóm trình bày kết quả -HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các phiếu màu theo quy ước. -HS giải thích lí do lựa chọn của mình Mĩ thuật: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG Lồng ghép HĐNGLL: Giáo dục môi trường I.Mục tiêu: -Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh -Biết cách vẽ tranh phong cảnh -Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng *HS khá giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. *Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ môi trường. -Giúp học sinh nắm được một số cách bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: GV: -Một số tranh ảnh phong cảnh -Bài vẽ của học sinh các lớp trước HS: Vở thực hành, hộp màu, bút vẽ, bút chì,…. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: ghi đề bài. *Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài -GV dùng tranh ảnh giới thiệu để học sinh biết: Nội dung của tranh phong cảnh -GV hỏi: Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không? -Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu? Phong cảnh ở đó như thế nào? -Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích? *Hoạt động 2:Cách vẽ tranh phong cảnh -GV hướng dẫn học sinh 2 cách vẽ tranh -GV cho học sinh quan sát hình gợi ý các bước vẽ tranh và vẽ lên bảng theo các bước vẽ để học sinh quan sát GV nhận xét và kết luận cách vẽ tranh *Hoạt động3:Thực hành GV nhắc học sinh sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy HS bỏ đồ dùng lên bàn. HS quan sát tranh và phát biểu ý kiến Vài học sinh trả lời câu hỏi HS quan sát hình gợi ý cách vẽ tranh HS quan sát một số bài vẽ của học sinh các lớp trước và nêu nhận xét. HS suy nghĩ chọn cảnh trước khi vẽ HS thực hành vẽ và vẽ màu theo ý thích Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 Khi học sinh thực hành giáo viên quan sát hướng dẫn thêm. *Hoạt động4:Nhận xét đánh giá GV cho học sinh trưng bày sản phẩm GV nêu tiêu chuẩn đánh giá bài vẽ tranh GV nhận xét đánh giá một số bài của của học sinh *Hoạt động 5:Lồng ghép HĐNGLL: Giáo dục môi trường GV nhận xét và nhắc cho học sinh một số cách bảo vệ môi trường. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau HS trưng bày sản phẩm HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá, tự đánh giá bài của mình và của bạn Một vài học sinh nêu cách bảo vệ môi trường HS làm vệ sinh trường lớp Hoạt động tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 Chính tả: Nhớ –viết GÀ TRỐNG VÀ CÁO I.Mục đích yêu cầu: -Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. -Làm đúng BT 2B, 3B II. Đồ dùng dạy học: - Một số tờ phiếu khổ to, bảng phụ. - Một số băng giấy nhỏ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 học sinh đọc cho cả lớp viết 2 từ láy có tiếng chữa âm s, 2 từ láy có tiếng chứa âm x -GV nhận xét 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: GV ghi đề bài *Hoạt động 1:HD học sinh nhớ -viết -GV yêu cầu học sinh nhận xét về cách viết và cách trình bày bài viết,một số từ ngữ dễ viết sai. -GV hướng dẫn học sinh luyện viết một số từ khó, dễ viết sai chính tả. -GV nhắc học sinh về quy tắt viết hoa. -GV yêu cầu học sinh nhớ lại và viết bài vào vở -Sau khi học sinh viết xong ,GV đọc lại bài viết cho học sinh dò lại. -GV thu vở của học sinh chấm điểm. 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. HS đọc đề bài. 1 HS đọc bài viết chính tả -HS đọc thầm lại bài chính tả HS nêu cách viết và cách trình bày bài viết. -Lấy bảng con luyện viết từ khó. -HS nhớ lại và viết bài vào vở. -HS nghe và soát lỗi. -HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2:Gọi học sinh đọc nội dung BT GV dán lên bảng 3 tờ phiếu có ghi sẵn bài tập GV nhận xét và kết luận. BT3: GV gọi học sinh đọc BT GV nhận xét và kết luận 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. Học sinh đọc bài tập, suy nghĩ và làm bài vào VBT 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, mỗi học sinh lên bảng chuyển bút cho nhau điền nhanh tiếng tìm được. -Học sinh chơi trò chơi Tìm từ nhanh: Mỗi học sinh được phát 2 băng giấy ghi vào mỗi băng giấy một từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho, sau đó từng em dán nhanh kết quả lên bảng. Anh văn: Giáo viên dạy chuyên dạy Toán: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I.Mục tiêu: - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ để ghi BT III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: GV Kiểm tra một số VBT của HS. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: Ghi đề bài. *Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ -GV treo bảng phụ có ghi ví dụ như SGK GV ghi vào các cột thích hợp trên bảng *Hoạt động 2: Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ GV nêu biểu thức: a+b GV hướng dẫn học sinh nêu nhận xét: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+b *Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: GV cho học sinh làm bài cá nhân GV nhận xét. Bài 2: GV cho học sinh làm bài cá nhân GV nhận xét 5 HS đem VBT kiểm tra HS đọc ví dụ và phát biểu. HS nêu: a+b là biểu thức có chứa hai chữ HS nêu: Nếu a=3, b=2 thì a+b=3+2=5; 5 là giá trị của biểu thức a+b . HS làm bài vào VBT và bảng lớp Tính giá trị của biểu thức c + d HS làm bài vào VBT và bảng lớp Tính giá trị của biểu thức a - b Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 Bài 3: GV cho học sinh làm bài theo cặp GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn học sinh chuẩn bị bài học sau HS trình bày bài giải Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT HOA TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I.Mục đích yêu câu: -Nắm được quy tắt viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. -Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1,2 mục III) tìm và viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT3) II. Đồ dùng dạy học: -Phiếu khổ to viết sẵn bảng sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người. - Một số tờ phiếu để học sinh làm bài tập 3 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra một số VBT của học sinh GV nhận xét. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: ghi đề bài. *Hoạt động 1: Nhận xét -GV: Hãy nhận xét cách viết tên người, tên địa lí đã cho? -Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết như thế nào? -GV treo tờ phiếu có kẻ sẵn các cột: họ, tên riêng, tên đệm của người lên bảng. *Hoạt động 2:HD học sinh làm bài tập Bài 1: Gọi học sinh đọc bài tập GV phát phiếu cho vài học sinh. GV nhận xét và kết luận Bài 2: GV gọi học sinh đọc BT GV cho học sinh làm bài cá nhân GV nhận xét Bài 3: GV cho học sinh làm bài theo nhóm GV mời các nhóm trình bày kết quả GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau 5 HS đem VBT chấm điểm. HS đọc đề bài. HS nêu nhận xét -HS đọc và nêu: Các tên riêng đó có 2,3,4 tiếng, chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết hoa. -HS lên bảng ghi ho, tên riêng, tên đệm vào các cột thích hợp. HS làm bài cá nhân HS viết tên mình và địa chỉ gia đình vào giấy nháp. 2 HS lên bảng viết HS viết tên một số xã ở huyện của em 1 HS lên bảng viết, cả lớp làm VBT -Các nhóm thảo luận, viết tên các huyện, thành phố của em. -Viết tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh em Khoa học: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 I.Mục tiêu: -Nêu cách phòng bệnh béo phì: +Ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. +Năng vận động cơ thể, đi bộ và tập luyện Thể dục thể thao II.Đồ dùng dạy học: -Hình trang 28,29SGK, -Phiếu học tập cho học sinh III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Ghi đề bài *Hoạt động 1:Tìm hiểu về bệnh béo phì GV chia nhóm và phát phiếu học tập -GV nhận xét và kết luận: Câu 2: 2.1 d; 2.2 d; 2.3 e; GV giới thiệu một số đặc điểm của bệnh béo phì -Hãy nêu tác hại của bệnh béo phì? GV nhận xét và kết luận về tác hại của bệnh béo phì. * Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. -Nguyên nhân gây nên béo phì là gì? -Làm thế nào để phòng tránh béo phì? -GV nhận xét và kết luận *Hoạt động 3: Đóng vai GV chia nhóm và nêu yêu cầu của việc đóng vai GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau 2 HS trả lời HS đọc đề bài HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm Đại diện các nhóm trình bày kết quả HS lắng nghe Vài học sinh nêu tác hại của bệnh béo phì HS thảo luận và trả lời câu hỏi: -do ăn quá mức cần thiết và ít thay đổi món ăn -Tỉ lệ mỡ và thức ăn béo cao -Hoạt động thể lực ít -Không ăn nhiều chất béo -Ăn đủ chất đạm, đủ chất dinh dưỡng Các nhóm thảo luận đưa ra một tình huống nói về Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh béo phì Các nhóm trình diễn Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010 Toán: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I.Mục tiêu: -Biết tính chất giao hoán của phép cộng. -Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. II.Chuẩn bị: Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 -Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét ghi điểm GV kiểm tra một số VBT của học sinh 2.Bài mới: *Giới thiệu bài: ghi đề bài *Hoạt động 1: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng GV kẻ bảng như SGK, các cột 2,3,4 chưa viết số, mỗi lần cho a và b nhận giá trị số thì yêu cầu học sinh tính giá trị của a+b và của b+a rồi so sánh hai tổng này. -GV kết luận: Giá trị của a+b và b+a luôn luôn bằng nhau *Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả và nhận xét Bài 2: HS làm bài cá nhân GV nhận xét bài làm của học sinh Bài 3: (Dành cho học sinh khá giỏi) GV cho học sinh làm bài cá nhân GV nhận xét bài làm của học sinh 3.Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn học sinh chuẩn bị tiết học sau 2 HS lên bảng tính giá trị của m-n Với m=2, n=1 Với m=6, n=3 5HS đem VBT lên kiểm tra. HS nêu và tính: Nếu a = 20, b = 30 thì a+b = 20+30 = 50 và b+a = 30+20 = 50 -Ta thấy a+b=50, b+a= 50nên a+b = b+a -HS làm tương tự với các giá trị khác của a và b HS nêu nhận xét: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi -HS suy nghĩ sau đó nêu kết quả a.847, b.9385, c.4344 HS làm bài cá nhân vào VBT và bảng lớp HS viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm HS làm bài cá nhân vào VBT và bảng lớp Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm Kể chuyện LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I.Mục đích yêu cầu: -Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa truyện trong SGK III. Các hoạt động dạy học: Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 học sinh GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: *Giới thiệu bài: Ghi đề bài *Hoạt động 1: GV kể chuyện GV kể chuyện lời ước dưới trăng giọng chậm rãi, nhẹ nhàng -GV kể lần 1 -GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. a.Kể chuyện theo nhóm b.Thi kể chuyện trước lớp GV và học sinh lắng nghe, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 3.Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà tập kể và chuẩn bị bài sau. 2 học sinh kể lại câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về long tự trọng và nêu ý nghĩa câu chuyện 1 HS đọc đề bài -HS lắng nghe và quan sát tranh, đọc phần lời dưới mỗi tranh HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. HS kể từng đoạn của truyện, mỗi em kể theo 2 tranh theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -HS kể toàn truyện -3 tốp HS, mỗi tốp 4 em thi kể chuyện trước lớp -HS kể xong trao đổi cùng bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Lịch sử: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938) I.Mục tiêu: -Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: +Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. +Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. +Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhữ giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. +Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kỳ độc lập cho dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: -Hình trong SGK phóng to -Tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng -Phiếu học tập của học sinh III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: Trường TH Số 1 Hòa Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn [...]... LỚP I Mục tiêu: -Giúp học sinh nêu những việc làm được và chưa làm được trong tuần -Tổng kết kế hoạch tuần7 -Phổ biến kế hoạch tuần 8 -Đề ra một số biện pháp khắc phục những tồn tại -Tập một bài hát mà các em yêu thích II.Các hoạt động của tiết sinh hoạt: *Hoạt động 1:Tổng kết kế hoạch tuần7 -Cán sự lớp báo cáo kết quả thi đua trong tuần về các mặt học tập, lao động, vệ sinh -GV nhận xét sơ lược... -Ta thấy a+b=50, b+a= 50nên a+b = b+a -HS làm tương tự với các giá trị khác của a và b HS nêu nhận xét: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi -HS suy nghĩ sau đó nêu kết quả a.8 47, b.9385, c.4344 HS làm bài cá nhân vào VBT và bảng lớp HS viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm HS làm bài cá nhân vào VBT và bảng lớp Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm GV nhận xét bài làm của học sinh . Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 7 Cách ngôn:……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………… Phong Giáo viên: Huỳnh Văn Bổn Giáo án lớp 4 Năm học: 2010-2011 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 Tập đọc: TRUNG THU ĐỘC LẬP I.Mục đích yêu cầu: -Bướ đầu biết