1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC

82 875 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 509,5 KB

Nội dung

1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý nhà nước vụ Hải quan là một mặt của công tác quản lý nhà nướcvề kinh tế nó có vị trí quan trọng trong thực thi chính sách kinh tế của Nhànước, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngay từ khi mới giành được độc lập, Nhà nước ta rất chú trọng công tácquản lý Nhà nước về Hải quan Ngày 10/09/1945, sắc lệnh thành lập sở thuếquan và thuế gián thu được ban hành đã xác định vai trò của Nhà nước vềthuế quan, xác định vị trí của ngành Hải quan, một trong những công cụ củaNhà nước cách mạng nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền an ninh đất nước.

Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Hải quan Việt Nam ngàycàng lớn mạnh Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về "Mở cửa" nềnkinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhậpkhẩu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua Đó là một kết quả đángmừng, nhưng đồng thời nó càng đòi hỏi công tác Hải quan phải không ngừngđược nâng cao nhằm đáp ứng được tình hình mới.

Hải quan giữ trọng trách là "Người gác cửa nền kinh tế", thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của mình về công tác thủ tục Hải quan, thu thuế xuấtnhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó kiểm tra, giámsát Hải quan có ý nghĩa quan trọng Có kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đốitượng chịu sự quản lý Hải quan với hàng hoá, hành lý xuất nhập khẩu,phương tiện xuất nhập cảnh; kiểm tra, giám sát Hải quan là cơ sở cho công

tác thuế tiến hành "Thu đúng thu đủ" góp phần ngăn chặn các hành vi buôn

lậu và gian lận thương mại.

Công tác kiểm tra, giám sát Hải quan luôn được cải tiến và tăng cường thểhiện vai trò qua các văn bản quy định và việc tổ chức thực hiện, tuy vậy hoạtđộng này vần còn nhiều bất cập, nhiều kẽ hở nên tình trạng vi phạm pháp luậtHải quan vẫn còn nhiều.

Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi cóhoạt động xuất nhập khẩu khá sôi động với tốc độ tăng trưởng nhanh, do vậycũng đặt ra những nhiệm vụ nặng nề đối với công tác kiểm tra, giám sát Hảiquan cho Cục Hải quan TP Hà Nội.

Trang 2

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, qua thời gian thực tập tại Cục

Hải quan TP Hà Nội, tôi thấy vấn đề tăng cường công tác quản lý hoạt động

xuất nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan hiện nay đây là một yêu cầu

cấp bách Điều đó đã gợi ý cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.

Đây là một đề tài rộng, mang tính tổng quát, hy vọng của tôi là được gópmột số ý kiến, làm rõ một số vấn đề chủ yếu nhất liên quan tới hoạt độngkiểm tra giám sát Hải quan - một vấn đề luôn được chú trọng, đặc biệt lànhững cải cách thủ tục Hải quan tạo ra sự thông thoáng cho hoạt động xuấtnhập khẩu thì càng cần nâng cao công tác này Đã có một số bài viết lý luậnvà phản ánh thực tế hoạt động kiểm tra giám sát Hải quan nhưng ở các khíacạnh riêng lẻ Trong quá trình nghiên cứu, tôi cố gắng tiếp thu, kế thừa nhữngnhận định, đánh giá của một số bài viết Để góp thêm tiếng nói, tôi chọnnghiên cứu đề tài:4

"Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhậpkhẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP Hà Nội"

Mục đích nghiên cứu:

Căn cứ vào tình hình kết quả công tác, kiểm tra, giám sát Hải quan ở CụcHải quan Hà Nội từ 1995 đến nay để nhận định đánh giá thực trạng tình hình,tìm ra những mặt còn yếu để đi tới đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường côngtác một cách có hiệu quả.

Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:

- Làm rõ vai trò, vị trí Hải quan trong quản lý Nhà nước về kinh tế, vị trícủa kiểm tra, giám sát Hải quan trong quản lý nhà nước về Hải quan.

- Làm rõ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quanHà Nội, kết quả công tác trên từ năm 1995 đến nay, rút ra được kết luận, đánhgiá hợp lý.

- Đề xuất được những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giámsát Hải quan của Cục Hải quan Hà Nội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụthể trong giai đoạn hiện nay

Phạm vi đề tài:

- Giới hạn việc nghiên cứu nghiệp vụ kiểm tra, giám sát Hải quan trong quảnlý Nhà nước về Hải quan, chủ yếu đi sâu vào kiểm tra, giám sát Hải quan đối vớimột số hoạt động và đối tượng điển hình trên địa bàn Hải quan Hà Nội quản lý.

Trang 3

- Phạm vi số liệu được tham khảo, nghiên cứu là sự tổng kết do Cục Hảiquan Hà Nội cung cấp với một số tài liệu tham khảo khác

Phương pháp nghiên cứu:

- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý kinh tế vàchính sách thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

- Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sử dụngphương pháp lịch sử, hệ thống phân tích thực tiễn, làm cơ sở cho đề xuấtnhững ý kiến đóng góp mang tính khách quan hợp lý và khả thi.

- Sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp thống kê,phương pháp logíc

Bằng kiến thức trong quá trình học tập tại trường Đại học cũng như nhữngý kiến thực tiễn được qua thời gian thực tập tại Cục Hải quan Hà Nội, thôngqua bản luận văn này, tôi cố gắng vận dụng kiến thức để đánh giá thực tiễncông tác kiểm tra, giám sát ở Cục Hải quan Hà Nội và đưa ra một số giải phápphù hợp.

Cơ cấu của luận văn gồm:

Chương 1: Hải quan với công tác quản lý xuất nhập khẩu

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra giám sát hoạt động xuất nhập

khẩu ở Cục Hải quan Hà Nội trong các năm từ 1995 - 1999

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Hải quan ở Cục Hải quan TP Hà Nội.

Trang 4

CHƯƠNG 1:

HẢI QUAN VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU.

1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ XUẤT-NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ.

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ chương chiến lược, lâu dài đúngđắn của đảng và bước đầu đã thu được thành quả hết sức khích lệ Thực tếlịch sử cho thấy, vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước vô cùng quan trọng, nóquyết định sự phát triển tới sự phát triển của đất nước.

a Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về kinh tế.

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự cần thiết khách quan với mọi nền kinh tếtrên thế giới Vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế bắt nguồn từ sự cần thiếtphải phối hợp hoạt động lao đông chung Và do tính chất xã hội hoá của sảnxuất qui định Lực lượng sản xuất càng phát triển trình độ xã hội hoá của sảnxuất càng cao thì phạm vi thực hiện vai trò này càng cần thiết và mức độ củanó càng chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Như đã biết, nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường là bước phát triểntất yếu của kinh tế tự cấp tự túc, một trình độ cao của sự xã hội hoá sản xuất.Trong nền kinh tế thị trường ấy, khi các quan hệ kinh tế quốc tế được hìnhthành và phát triển thì các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước xâm nhậptác động lẫn nhau; các nguồn lực bên trong và bên ngoài có thể di chuyển phùhợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước; qui mô vàcơ cấu nền kinh tế có thể chuyển dịch theo hướng tiến bộ hợp lý tối ưu haylạc hậu, bất hợp lý, mất cân đối và nền kinh tế dân tộc của mỗi quốc gia ở vàovị trí phụ thuộc hay là một khâu cần thiết của hệ thống phân công lao độngquốc tế Có thể nói vận mệnh của mỗi nền kinh tế quốc gia không chỉ phụthuộc vào các quan hệ bên trong mà còn phụ thuộc vào các quan hệ bênngoài, vào thị trường khu vực và thị trường quốc tế Tình hình đó đã đặt lênvai nhà nước không chỉ là nhiệm vụ của “người lính” bảo vệ trật tự xã hội vàan ninh quốc gia mà còn là người hiểu biết qui luật vận động và phát triển củanền sản xuất xã hội, nắm vững và dự báo được các diễn biến kinh tế trong vàngoài nước, có khả năng sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thể chế hoá các chủtrương, chính sách kinh tế thành một hệ thống các luật lệ các qui chế đồng bộđể trực tiếp tác động khống chế điều tiết cáchoạt động kinh tế đối ngoại; định

Trang 5

nhằm đảm bảo yêu cầu cân đối trong sự phát triển do chính các qui luật vàtính qui luật khách quan của đời sống kinh tế - xã hội quy định.

Tóm lại, việc khắc phục những nhược điểm, hạn chế những khuyết tật củacơ chế thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế này hoạt động có hiệuquả không thể không có nhà nước với tư cách là chủ thể của toàn bộ nền kinhtế quốc dân Như vậy, nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế là nhucầu khách quan, nội tại của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thịtrường, còn việc điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động kinh tế củacác cơ sở thuộc các thành phần kinh tế theo phương hướng và mục tiêu nàolại lệ thuộc vào bản chất của các hình thức nhà nước và con đường phát triểnmà nước đó lựa chọn.

b Quản lý nhà nước về xuất-nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu.

Thương mại quốc té trong nền kinh tế quốc dân có vai trò vô cùng quantrọng nhất là trong giai đoạn mà “đóng cửa là tự bóp chết nền kinh tế” Tuynhiên, để hoạt động này có hiệu quả thì phải có sự quản lý của nhà nước Làmột đối tượng trong quản lý nhà nước về kinh tế, để phát huy vai trò cũngnhư tiềm năng ngoại thương thì tăng cường đổi mới công tác quản lý nhànước đối với hoạt động xuất-nhập khẩu là rất cần thiết.

Kinh doanh thương mại quốc tế cũng như bất kỳ một hoạt động nào kháccủa con người đều cần có sự tổ chức và quản lý nhằm đảm bảo cho hệ thốngđó hoạt động chính xác, đúng yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ đề ra Chuyển sangnền kinh tế thị trường một mặt phát huy những ưu điúm, đồng thời khắc phụccác nhược điúm của nền kinh tế thị trường Phải biết rằng kinh tế thị trườngkhông phải là chiếc gậy thần, cũng không phải là chìa khoá vạn năng Trongkinh doanh thương mại quốc tế hiện nay tình trạng lộn xộn, tranh xuất, tranhnhập diễn ra rất phổ biến gây rối loạn thị trường trong nước, dẫn đến ép giá.Bên cạnh đó, thủ tục nhiều cửa với những qui định rườm rà cũng gây không ítkhó khăn cho nhà hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu Nguyên nhân chínhlà chưa có những qui định chặt chẽ, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ cũng nhưphạm vi can thiệp của các cơ quan quản lý dẫn đế sự chồng chéo trên một sốlĩnh vực khác Việc xử lý các vi phạm trong quản lý kinh doanh xuất-nhậpkhẩu chưa kịp thời nghiêm khắc Kinh doanh xuất-nhập khẩu tiểu ngạch quamột số tỉnh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam chưa được tổ chức vàquản lý thích hợp Hậu quả của nó là những mặt hàng nhập lậu vào trongnước Thực trạng của kinh doanh xuất-nhập khẩu hiện nay đòi hỏi sự can

Trang 6

thiệp của nhà nước một cách có hệ thống đúng đắn hơn, khoa học và kịp thờihơn.

c Quản lý nhà nước của Việt Nam trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu.

Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sảnxuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quảsản xuất, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nước ngoài góp phần thựchiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời để quản lý hoạt độngxuất-nhập khẩu Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng: Quyếtđịnh 117- HĐBT ngày 16/6/1987 về chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuấtkhẩu và quản lý xuất-nhập khẩu; Nghị định 64 - HĐBT ngày 10/6/1989 vềchấn chỉnh và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu Đặc biệtnghị định 114 - HĐBT ngày 7/4/1992 về quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất-nhập khẩu, so với các văn bản đã được ban hành trước đó, nghị định nàyđã đánh dấu bước chuyển từ mô hình nhà nước độc quyền ngoại thương sangtự do hoá ngoại thương, từ biện pháp quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ được làmcái mà chính phủ cho phép sang biện pháp quản lý bằng đòn bẩy kinh tế,được phép làm những gì mà chính phủ không cấm Đến năm 1994, trướcnhững chuyển biến kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, chính phủ đã banhành nghị định 33/cp ngày 19/4/1994 về quản lý nhà nước với hoạt động xúâtnhập khẩu nhằm bổ xung, sửa đổi những khiếm quyết của nghị định 144-HĐBT cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và các văn bản hướng đẫn quantrọng khác.

Theo tinh thần cơ bản của nghị định trên, nhà nước nhà nước ta đã quản lýthống nhất mọi hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu bẳng luật pháp và cácchế độ chính sách có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xuất-nhập khẩu hoạt động đúng hướng và hiệu quả cao.

Ở nước ta, hoạt động thức xuất-nhập khẩu chịu sự quản lý của nhà nước cócác hình thức sau:

- Xuất-nhập khẩu hàng hoá (kể cả thiết bị toàn bộ ) với nước ngoài và vớikhu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác quốc tế và khoa học kỹ thuật,hợp tác đầu tư, viện trợn, vay và trả nợ.

- Tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hànghoá.

- Chuyển giao sở hữu công nghiệp.

Trang 7

- Gia công chế biến hàng hoá và chế biến thành phẩm cho nước ngoài hoặcthuê nước ngoài gia công chế biến.

- Đại lý mua, bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất-nhập khẩu chocác doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, các hàng hoá và dịch vụ xuất-nhập khẩu phi mậu dịch được quảnlý theo chế độ riêng:

- Vàng bạc, đà quý- Quả biếu

- Tài sản di chuyển

- Bưu phẩm bưu điện mang tính thương mại

- Hàng của người Việt mang theo để dùng khi xuất-nhập khẩu.

- Hàng xuất, nhập khẩu giữa các khu chế xuất với nhau và gữa các khu chếxuất với nước ngoài.

- Các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, đườngsắt, đường bộ, đường thuỷ.

Việc quản lý nhà nước với các hoạt động xuất-nhập khẩu đựoc thực hiệntheo các nguyên tắc sau :

- Tân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của nhà nước về sản xuấtlưu thông và quản lý thị trường.

- Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.- Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và bảo đảm sựquản lý của nhà nước.

Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệpphát triển và mở rộng thị trường mới; xuất khẩu những mặt hàng nhà nướckhuyến khích.

Về tổ chức quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu, nhà nước qui định : Bộthương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thống nhất đốivới hoạt động xuất-nhập khẩu; các bộ, các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có trách nhiệm tham gia với bộ thương mại quản lýtrên các mặt.

Trang 8

- Hướng dẫn và chỉ đạo và thực hiện đúng các chính sách quy định của nhànước về quản lý xuất-nhập khẩu,trong phạm vi ngành và địa phương.

- Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất khẩu

d Các công cụ quản lý nhà nước về hoạt động xuất-nhập khẩu ở nướcta và các công cụ quản lý xuất-nhập khẩu đang được áp dụng là:

- Thủ tục Hải quan - Thuế xuất-nhập khẩu.- Hạn ngạch xuất-nhập khẩu.- Giấy phép xuất-nhập khẩu.- Quản lý ngoại tệ.

Vai trò và tác dụng của mỗi công cụ trên là như nhau song cùng với mụcđích là quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu Trong bài viết này, tôi chỉ tậpchung đi vào nghiên cứu việc sử dụng công cụ Hải quan để kiểm tra, giám sátvà quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu.

2 HẢI QUAN RA ĐỜI TRÊN CƯƠNG VỊ LÀ MỘT TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝCỦA CHÍNH PHỦ.

Ngay từ khi mới khai sinh, nhà nước rất chú trọng quản lý bằng công cụHải quan Việc thành lập sở thuế quan và thuế gián thu theo sắc lệnh 27/Slngày 10/9/1945 đã xác định vai trò của nhà nước về thuế quan, xác định vị trícủa ngành Hải quan, một trong những công cụ của nhà nước cách mạng nhằmbảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh đất nước.

Tại điều 3 pháp lệnh Hải quan Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ củangành Hải quan như sau: “Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn do pháp lệnhnày quy định, Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềHải quan với hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnhmượn đường Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyền trái phéphàng hoá, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới Trong hoạt động của mình,Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liênquan đến hoạt động Hải quan mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc côngnhận.”

Nhà nước sử dụng công cụ quản lý bằng Hải quan nhằm định ra các chínhsách, luật pháp nhằm điều chỉnh hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất nhập cảnh

Trang 9

ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyềnan ninh quốc gia.

Quản lý nhà nước về Hải quan còn là tổ chức thực hiện về kiểm tra Hảiquan tại biên giới, cửa khẩu và bất cứ nơi nào có hàng hoá xuất-nhập khẩu,phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, bao gồm nhiều mặt hoạt động, trong đóhai mặt hoạt động chủ yếu là thu thuế xuất-nhập khẩu và chống buôn lậu quabiên giới.

Do đó, việc quản lý nhà nước bằng công cụ Hải quan là vô cùng tất yếu,chức năng quản lý đó thể hiện ở hai mặt : quản lý bằng chính sách luật phápvà bằng hoạt động kiểm tra, giám sát Nhà nước ta tạo điều kiện thuận lợi đốivới hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên cơ sở tuân thủ luật phápViệt Nam.

Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, hoạt độngkinh tế đối ngoại và sự giao lưu quốc tế nói chung càng phát triển cả về chiềusâu và chiều rộng, điều đó đặt ra yêu cầu khách quan phải tăng cường hơnnữa quản lý nhà nước về Hải quan Đối tượng quản lý càng mở rộng, phứctạp, phong phú, có trình độ phát triển cao thì công tác quản lý cũng phải tăngcường tương xứng mới đáp ứng yêu cầu quản lý.Vai trò và trách nhiệm củangành Hải quan do đó rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự.

3 VAI TRÒ CỦA HẢI QUAN TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠTĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU.

Như trên đã khẳng định, hoạt động xuất-nhập khẩu cũng nằm trong nhữngđối tượng chịu sự quản lý của nhà nước về kinh tế Hoạt động xúât nhập khẩu,bên cạnh những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thìvẫn còn có nhiều tồn tại ( những khuyết tật, những mặt trái vốn có của nó) màcác cơ quan chức năng của nhà nước ( trong đó có Hải quan và thuế vụ, ngànhtài chính, cơ quan quản lý thị trường ) Những mặt còn tồn tại này đòi hỏicác cơ quan quản lý, nhất là lực lượng Hải quan phải hiểu rõ để chủ độngngăn ngừa, hạn chế Ví như, do có cạnh trạnh nên dễ dẫn đến tranh mua, tranhbán lộn xộn; các tệ nạn như buôn lậu, trốn thuế, hối lộ nhân viên nhà nước dẫn đến thất thoát lớn là rất có chiều hướng xảy ra Vì vậy, Hải quan nói riêngvà các cơ quan quản lý nói chung cần phát huy chức năng kiểm soát thườngxuyên, chặt chẽ kịp thời đảm bảo việc xuất-nhập khẩu theo đúng pháp luật; vàtừ diễn biến thực tế, nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện luật pháp vềxuất-nhập khẩu Trong cạnh tranh sẽ có những doanh nghiệp xấu để cản trở,

Trang 10

phá hoại các doanh nghiệp khác nhằm thôn tính kẻ yếu Các cơ quan quản lýphải xem xét mặt hiệu quả kinh tế xã hội để xây dựng luật pháp, cơ chế quảnlý, kiếm soát điều hành, điều tiết cho nhanh, phù hợp và có hiệu quả.

Công tác xuất-nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài để pháttriển sản xuất thương mại, từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân; nhưngdo có yếu tố nước ngoài nên có nhiều nét khác với nội thương Nó rất đadạng, phức tạp do có giao dịch với các doanh nhân và người có quốc tịchkhác nhau, trong một thị trường rộng lớn, khó kiểm soát; việc mua bán quatrung gian chiếm tỉ trọng lớn; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh Hànghoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu của nhiều quốc gia khác nhau vàphải tuân thủ tập quán, những thông lệ quốc tế của các địa phương, các vùnglãnh thổ khác nhau

Chính tại những nơi đó, ngoài những chủ thể hàng hoá tuân thủ pháp luậtcòn có những chủ thể có những hành vi buôn lậu, trốn thuế với những thủđoạn tinh vi Vì vậy ở nước ta cũng như bất kì quốc gia nào, Hải quan có vị trívô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý xuất-nhập khẩu, hàng hoá xuấtnhập cảnh và đặc biệt chống buôn lậu và ngăn chặn việc vận chuyển, buônbán trái phép hàng hoá, tiền tệ, tài sản, hàng cấm qua biên giới.

Từ ngày đất nước thống nhất đến nay, Hải quan Việt Nam và các ngànhchức năng liên quan đã không ngừng lớn mạnh, phát triển góp phần to lớn vàocông cuộc xây dựng kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia.

Hải quan là lực lượng “gác cửa“ nền kinh tế đất nước Đây là vinh dự vàtrách nhiệm rất nặng nề Trong nền kinh tế thị trường khi lợi nhuận cao thìbuôn lậu và gian lận thương mại càng tinh vi, cuộc đấu tranh chống buôn lậuvà gian lận thương mại càng gian nan và muốn đạt được kết quả cao thi phảitiến hành đồng thời cuộc chiến tranh chống tham nhũng, tiêu cực Đó lànhững công việc không thể tiến hành trong thời gian ngắn mà phải là một quátrình lâu dài và liên tục.

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất-nhậpkhẩu, ngành Hải quan góp phần thu hút các “làn gió lành” và ngăn chặn các“làn gió độc” thổi vào nước ta, tạo thuận lợi nhất cho các hoạt động kinh tếđối ngoại đảm bảo thực hiện chính sách về nhập khẩu hàng hoá cũng nhưchống buôn lậu và gian lận thương mại của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Trang 11

“Người lính biên phòng của nền kinh tế”_ Hải Quan chịu trách nhiệmchính ở các cửa khẩu, quốc gia, quốc tế nhằm kiểm tra, kiểm soát công khaihàng hoá, tiền tệ, giữ vững kỉ cương, phép nước đối với hoạt động xuất-nhậpkhẩu, xuất nhập cảnh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bảo hộ và thúc đẩysản xuất trong nước phát triển, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ lợi íchchủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội góp phần chống lại cácnguy cơ đối với đất nước mà đại hội đảng đã đề ra.

4 NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT HẢI QUAN

4.1 Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của công tác kiểm tra, giám sát Hảiquan

- Bảo đảm thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển quan hệ kinh tế,văn hoá với nước ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế,bẩo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia.

b Yêu cầu.

- không để lọt các đối tượng kiểm tra Hải quan khi qua biên giới Việt Nam,theo quy định phải làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát Hải quanmà lại không làm thủ tục Hải quan.

- Cần xác định rõ từng đối tượng kiểm tra Hải quan để áp dụng và thựchiện đúng đắn các chế độ đối với từng loại đối tượng kiểm tra, không để lẫnlộn giữa hàng hoá này với các hàng hoá loại khác, đối tượng kiểm tra loại nàyvới đối tượng kiểm tra loại khác.

- Phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp lệnh hải Hải quan và cácluật lệ khác liên quan đến xuất-nhập khẩu.

- Thủ tục Hải quan phải công khai, nhanh chóng thuận tiện.

c Nguyên tắc.

Trang 12

- Hàng hoá, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh khi làm thủ tục Hải quan phảichịu sự kiểm tra Hải quan.

xuất Hàng hoá, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm đãnhập nhưng chưa hoàn thành thủ tục Hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục Hảiquan nhưng chưa thực xuất đều chịu sự giám sát Hải quan.

- Việc kiểm tra giám sát Hải quan được tiến hành với sự có mặt của chủ đốitượng kiểm tra, giám sát hoặc đại diện hơp pháp tại địa điểm kiểm tra Hảiquan cửa khẩu trừ trường hợp có yêu cầu tại địa điểm khác được Hải quanchấp nhận Trong trường hợp cần thiết (lý do an ninh, vệ sinh môi trường )Hải quan có quyền kiểm tra Hàng vắng chủ với sự có mặt của cơ quan vận tải( điều 17 - Pháp lệnh Hải quan ).

- Hàng hoá xuất-nhập khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát nếu lưu kho phảithực hiện chế độ niêm phong Hải quan( điều 19-pháp lệnh Hải quan ).

- Các căn cứ để Hải quan kiểm tra hàng hoá xuất-nhập khẩu là :+ Qui định của nhà nước về xuất-nhập khẩu.

+ Các giấy tờ cần thiết khác theo qui định pháp luật

+ Đối chiếu với các tờ khai Hải quan, vân đơn và thực tế hàng hoá.

4.2 Thủ tục Hải quan.

4.1.1 khái niệm :

* Thủ tục Hải quan là các công việc mà người làm thủ tục Hải quan vànhân viên Hải quan phải thực hiện theo qui định của pháp luật với các đốitượng làm thủ tục Hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnhhoặc quá cảnh.

* Đối tượng làm thủ tục Hải quan :

- Hàng hoá, ngoại hối, kim khí, đá quý, tiền Việt Nam, văn hoá phẩm, tàiliệu, bưu phẩm, bưu kiện, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu;phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh qua lãnh thổ ViệtNam đều phải làm thủ tục Hải quan.

- Người làm thủ tục Hải quan là người thực hiện thủ tục với cơ quan Hảiquan bao gồm :

Trang 13

+ Người được ủy quyền hợp pháp của người sở hữu đối tượng làm thủ tụcHải quan.

+ Người làm dịch vụ thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật.+ Người điều khiển phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh.

- Việc làm thủ tục Hải quan được tiến hành tại các cửa khẩu, càng biển,cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ,ga liên vận đường sắt quốc tế, bưu cục ngoại dịch, bưu cụ kiểm quan, các địađiểm làm thủ tục Hải quan khác ngoài cửa khẩu do thủ tướng chính phủ quyếtđịnh theo đề nghị của TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN.

4.2.2 Qui trình thủ tục Hải quan với hàng hoá xuất-nhập khẩu.

Thực hiện nghị định của chính phủ qui định về thủ tục Hải quan số 16/1999ND-CP Cục Hải quan thành phố đã tiến hành thủ tục Hải quan đối với hànghoá nhập khẩu bao gồm các bước sau:

a Khai báo và tiếp nhận hồ sơ Hải quan.

Tất cả các hàng hoá không thuộc diện miễn thủ tục Hải quan thì phải khaibáo cho Hải quan cửa khẩu.

* Người khai báo có trách nhiệm :

-Tự kê khai hàng hoá xuất-nhập khẩu theo mẫu tờ khai do cụ Hải quanphát hành

- Phải khai đầy đủ các mục in sẵn trong tờ khai hàng, phần đành cho chủhàng Đặc biệt phải chính xác đầy đủ tên hàng, mã, số lượng đơn giá, trị giácủa hàng hoá đó Nếu khai thiếu không chính xác, Hải quan không cho đăngký tờ khai.

- Nộp và xuất trình bộ hồ sơ Hải quan, gồm các giấy tờ sau:+ Tờ khai Hải quan.

+ Hợp đồng thương mại.

+ Bảng kê chi tiết (PACKING-LIST) đối với hàng không đồng nhất.+ Hoá đơn thương mại, vân đơn : với hàng nhập khẩu

+ Các giâý tờ khác.(với các loại hàng khác).

* Nhân viên Hải quan tiếp nhận hồ sơ Hải quan có trách nhiệm :

Trang 14

- Kiểm tra tính hợp lệ và đồng bộ của hồ sơ Hải quan.

- Kiểm tra nội dung tự kê khai và tự tính thuế của người khai báo Hải quan.- Đề xuất phương pháp kiểm tra thích hợp qua kết quả kiểm tra sơ bộ hồ sơHải quan và các tiêu chí phân luồng kiểm tra

Tờ khai Hải quan và những giấy tờ kèm theo của chủ đối tượng kiểm traHải quan khai báo và nộp Hải quan là cơ sở pháp lý thông qua đó có thể xácđịnh hành vi vi phạm pháp lệnh Hải quan nếu có, đồng thời là cơ sở để Hảiquan thực hiện các khâu nghiệp vụ tiếp theo.

b Xuất trình và kiểm tra hàng hoá.

Căn cứ vào bộ hồ sơ đã được đăng ký để kiểm hoá Nguyên tắc qui trình vềkiểm hoá thi hành theo qui chế ban hành kèm theo quyết định 189/TCHQ-GSQL ngày 7/10/1994 Kiểm tra hàng hoá phải xác định đầy đủ chính xác nộidung hàng hoá, đặc biệt chính xác về mã hàng hoá khai báo với thực tế sốlượng, trọng lượng Sau khi ghi đầy đủ, chính xác kết quả kiểm hoá, chuyểntoàn bộ hồ sơ cho bộ phận tính và thông báo thuế.

* Với người làm thủ tục Hải quan

- Xuất trình đầy đủ hàng hoá để cơ quan kiểm tra theo thời gian và địa điểmquy định.

- Bố trí phương tiện và công nhân phục vụ việc kiểm tra hàng hoá của cơquan Hải quan.

- Có mặt trong thời gian kiểm hoá hàng hóa.

* Đối với cơ quan Hải quan :

- Trong thời gian và tại địa điểm qui định phải tiến hành kiểm tra thực tếhàng hoá đối với bộ kê khai và tự tính thuế của chủ hàng.

- Căn cứ và quy định của nhà nước về xuất-nhập khẩu, quá trình chấp hànhpháp luật của người làm thủ tục Hải quan, tính chất chủng loại hàng hoá,nguồn gốc hàng hoá Hải quan nơi tiến hành kiểm tra quyết định phương phápkiểm tra, kiểm tra toàn bộ; kiểm tra nguyên đai nguyên kiện hoặc kiểm tramột phần theo qui định của tổng cục trưởng tổng cục Hải quan.

- Xác nhận kết quả kiểm tra hàng hoá và tờ khai Hải quan trong đó ghi rõphương pháp kiểm tra hàng hoá, kết quả kiểm tra cụ thể và số sai lệch (nếucó) giữa tự kê khai của chủ hàng và kiểm tra thực tế của cán bộ Hải quan.

Trang 15

- Trường hợp người làm thủ tục Hải quan không nhất trí kết quả kiểm trahàng hoá của cơ quan Hải quan thỉ được quyền trưng cầu giám định tại các tổchức giám định được nhà nước cho phép Nếu cơ quan Hải quan không nhấttrí kết quả giám định trên thì cơ quan Hải quan đề nghị bộ khoa học côngnghệ môi trường hoặc bộ quản lý chuyên ngành giải quyết Kết luận của bộkhoa học, công nghệ môi trường hoặc bộ quản lý chuyên ngành là kết luậncuối cùng.

c Thông báo thuế, thu, nộp thuế.

* Yêu cầu :

- Phải đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế.

- Thủ tục tính thuế, ra thông báo thuế và thu thuế phải nhanh, thuận tiện, rõràng chính xác.

* Với cán bộ nhân viên Hải quan làm ở bộ phận này phải :

- Nắm vững qui trình nghiệp vụ Hải quan, qui trình nghiệp vụ tính thuế.- Nắm chắc luật thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB, chính sách phụthu và tỉ giá chuyển đổi hàng ngày và các văn bản chuyển đổi.

- Có kiến thức về kế toán thuế, phân loại hàng hoá theo hồ sơ, về trị giá Hảiquan ( trị giá GATT/WTO), xuất xứ hàng hàng hoá (C/O).

- Nắm vững phương pháp chuyển đổi.

- Sau khi kết toán số thuế, cần thông báo cho chủ hàng biết bằng văn bản vàyêu cầu chủ hàng ký nhận.

Trang 16

- Trong thời gian qui định của pháp luật, người sở hữu đối tượng làm thủtục Hải quan có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuếkhác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có ) theo qui định.

- Ngoài ra chủ hàng phải làm nghĩa vụ khác hay nộp lệ phí Hải quan trongmột số trường hợp pháp luật quy định.

d Giải phóng hàng :

- Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu không có thế, hàng được miễn thuế,hàng có thuế suất bằng 0, hàng gia công, hàng đặc biệt khác sẽ được giảiphóng ngay sau khi có kết luận về kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan.

- Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện có thuế được giảiphóng hàng sau khi đã nộp thuế, hàng có thời hạn, án hạn thuế được giảiphóng hàng sau khi đã nhận thông báo thuế.

e Kiểm tra sau khi giải phóng hàng.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ Hải quan của những lô hàngđã giải phóng trong thời hạn năm năm kể từ ngày giải phóng hàng và có tráchnhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách chứng từ có liên quan khi cơ quan Hảiquan yêu cầu.

- Cơ quan Hải quan thông qua việc kiểm tra hồ sơ Hải quan lưu tại Hảiquan hoặc qua các nguồn thông tin khác mà phát hiện có sai lệch về số thuếphải nộp của doanh nghiệp thì được phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp,cùng các sổ sách, chứng từ có liên quan đến lô hàng được giải phóng.

4.3 Kiểm tra Hải quan:

a Khái niệm :

Kiểm tra Hải quan là việc cơ quan Hải quan xem xét, xác định tính hợppháp, tính chính xác của bộ hồ sơ Hải quan về thực tế hàng hoá, vật phẩm.Việc kiểm tra Hải quan được tiến hành tại các điịa điểm làm thủ tục Hải quanvà các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất-nhập khẩu do TỔNG CỤC TRƯỞNGTỔNG CỤC HẢI QUAN qui định.

b.Nguyên tắc kiểm tra Hải quan ( gọi tắt là kiểm hoá )

- Việc kiểm tra chỉ được tiến hành sau khi lô hàng đã được đăng ký tờ khai.Kiểm tra bộ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ; tuyệt đối không được kiểm tra trước khinhận tờ khai.

Trang 17

- Chỉ được kiểm hoá ở khu vực cửa khẩu hoặc ở những địa điểm kiểm trangoài cửa khẩu được Hải quan tỉnh, thành phố chấp nhận bằng văn bản.

- Hải quan một tỉnh, thành phố không được kiểm tra tại địa bàn một tỉnh,thành phố khác mà ở đó không có tổ chức Hải quan Trường hợp đó chủ hàngphải làm thủ tục Hải quan cho lô hàng ở tỉnh, thành phố sở tại.

* Với nhân viên kiểm hoá :

- Cán bộ nhân viên trực tiếp kiểm hoá thực hiện đúng thời gian đã thốngnhất với chủ hàng Nhân viên kiểm hoá không được thay đổi thời gian kiểmhoá.

- Việc kiểm hoá phải có ít nhất 2 nhân viên Hải quan thực hiện - Chỉ được kiểm hoá khi có mặt đại diện chủ hàng.

- Chỉ được ghi kết quả kiểm hoá khi đã thực hiện kiểm hoá xong Tuyệt đốikhông được ghi kết quả trước khi kiểm hoá mà chỉ ghi theo hồ sơ.

- Kết quả kiểm hoá phải được ghi đầy đủ, cụ thể,chính xác Những sai lệchgiữa bản kê khai hàng với kiểm tra thực tế lô hàng phải được kèm theo biênbản ghi nhận hoặc biên bản vi phạm để làm cơ sở cho xử lý sau này.

- Chỉ được thu các bản lệ phí theo quy định của nhà nước và hướng dẫn củatổng cục Hải quan.

- Nhân viên kiểm hóa phải có thái độ trung thực khách quan, khẩn trương,đúng đắn lịch sự trong khi kiểm hoá và trong quan hệ với chủ hàng.

c Yêu cầu.

- Kiểm hoá Hải quan là một khâu nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong quyđịnh nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và quản lý về Hải quan Công tác kiểm hoáyêu cầu cần phải bảo đảm được đúng tên hàng, số lượng, trọng lượng, chấtlượng,xuất xứ hàng hoá xuất-nhập khẩu.

- Kiểm hoá tên hàng, ký hiệu mã hiệu hàng hoá để bảo đảm khớp đúng giữatờ khai với thực tế hàng hóa xuất-nhập khẩu, nhằm ngăn chặn gian lận, nétránh trong khai báo để được hưởng thuế suất thấp hơn, gây thất thu thuế chonhà nước.

- Kiểm hoá số lượng trọng lượng hàng hoá là khâu quan trọng số một trongcông tác kiểm hoá Hải quan Số thuế thất thu do bỏ sót một số lượng, trọnglượng là lớn nhất hiện nay.Vì vậy yêu cầu cần phải kiểm tra, đối chiếu với số

Trang 18

lượng, trọng lượng hàng hóa thực tế nhập về để ngăn chặn gian lận thươngmại của chủ hàng và chống thất thu thuế tối đa ở khâu này.

- Kiểm hóa chất lượng chủng loại hàng hoá cũng là khâu quan trọng để ápgiá tính thuế đúng đắn phù hợp với thực tế hàng hoá xuất-nhập khẩu và chốngthất thu thuế triệt để qua gian lận trong giá cả do khai sai chất lượng, saichủng loại hàng hoá.

- Kiểm tra xuất xứ hàng hoá (C/O) : là kiểm tra nước sản xuất, chế tạo hànghoá, phù hợp với hợp đồng mua bán thương mại, bảo đảm quyền lợi ngườitiêu dùng và áp dụng chế độ tối huệ quốc với các nước có chế độ ưu đãi chonhau.

- Kết quả kiểm hoá đúng là tài liệu duy nhất phản ánh đúng đắn tên hàng,ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hoáđược quy định trong pháp lệnh Hải quan.

d Phương pháp kiểm hoá :

Hải quan thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra hàng hoá xuất-nhập khẩutheo qui chế kiểm hoá của tổng cục Hải quan ngày 7/10/1994 kèm theo quyếtđịnh số 189/TCHQ_GSQL.Tuỳ theo đặc điểm tính chất lô hàng và yêu cầukiểm tra, cán bộ kiểm hoá thành phố Hà Nội đã lựa chọn phương pháp đúngđắn thích hợp.

+ Kiểm tra tên hàng, ký mã hiệu hàng hoá: có thể chọn phương pháp kiểmtra đối chiếu giữa tờ khai và ký mã hiệu hàng hoá : có ghi trong biểu thuế vàthực tế hàng hoá xuất-nhập khẩu để xác định tính xác thực của tờ khai chủhàng.

+ Kiểm tra số lượng, trọng lượng hàng hoá: có thể lựa trọn kiểm tra theo tỉlệ, kiểm tra toàn bộ, kiểm tra theo phương pháp cân đong, đo đếm Phươngpháp này tập chung chú trọng vào các chủ hàng hay vi phạm khai gian sốlượng, trọng lượng hàng hoá.

+ Kiểm tra chất luợng chủng loại : có thể lựa chọn phương pháp kiểm trađối chiếu hợp đồng mua bán với hàng hoá thực tế xuất-nhập khẩu, phươngpháp giám định của cơ quan hoặc chủ hàng thuê cơ quan giám định chuyênmôn của nhà nước để kiểm tra chất lượng chủng loại.

Dù chọn phương pháp nào thì kiểm hoá viên cũng phải chịu trách nhiệm vềtính chính xác về số lượng, về trọng lượng hàng hoá trước lãnh đạo Hải quan.

Trang 19

e Kiểm hoá Hải quan đối với một số mặt hàng cụ thể thuộc diện quản lýcủa cục Hải quan Hà Nội.

* Đối với hàng hoá xuất-nhập khẩu.

Các hàng hoá sau khi xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra giám sátcủa Hải quan:

- Hàng hoá của tổ chức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chứckhác và cá nhân.

- Hàng hoá của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư và chuyển giao côngnghệ.

- Hàng hoá mua bán hoặc trao đổi giữa các tổ chức kinh tế với chủ phươngtiện vận tải nước ngoài tại Việt Nam.

- Hàng mẫu, quảng cáo triển lãm hoặc tham gia hội chợ.

- Hàng hoá mua bán, trao đổi phục vụ nhu cầu sinh hoạt giữa người cư chútrong khu vực biên giới Việt Nam với người cư chú trong khu vực nước lánggiềng.

- Tài sản di chuyển, thừa kế.- Tem bưu chính.

- Các loại hàng hoá theo quy định của nhà nước về xuất khẩu,nhập khẩuHải quan Việt Nam kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào quyđịnh của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;các giấy tờ khác cần thiết theo quy định của pháp luật và đối chiếu với tờ khaiHải quan thực tế hàng hoá.

* Đối với hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu.

Hành lý xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan là vậtdụng cầc thiết cho hoạt động sinh hoạt cá nhân hoặc mục đích chuyến đi củahành khách xuất cảnh, nhập cảnh của người làm việc trên phương tiện vân tải,xuất cảnh, nhập cảnh bao gồm : hành lý xách tay và hành lý ký gửi cùngchuyến theo hoặc không cùng chuyến Hải quan kiểm tra hành lý xuất khẩu,nhập khẩu căn cứ và quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, tiêuchuẩn hành lý, giấy phép đối chiếu với đồ vật chịu sự quản lý của cơ quanquản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật và đối chiếu với tờ khaiHải quan thực tế hành lý.

Trang 20

Việc làm thủ tục và kiểm tra Hải quan đối với đồ vật vượt quá tiêu chuẩnhành lý được áp dụng như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Hải quan Việt Nam kiểm tra ngoại hối tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩucăn cứ vào qui định của nhà nước về quản lý ngoại hối và đối chiếu với tờkhai Hải quan thực tế ngoại hối, tiền Việt Nam.

* Đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu.

Phương tiện vận tải chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan bao gồm: phươngtiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biểnvà các loại phương tiện vận tải khác khi xuất cảnh nhập cảnh.

- Hải quan Việt Nam kiểm tra phương tiện vận tải căn cứ vào giấy phépxuất cảnh, nhập cảnh tờ khai lược hàng hoá, hành lý, tờ khai nhiên liệu, vậtliệụ, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị sử dụng trên phương tiện vận tải;bản danh sách hành khách, người làm việc trên phương tiện vận tải; hồ sơ kỹthuật, nhật ký hành trình, các giấy tờ cần thiết khác của phương tiện vận tải vàđối chiếu với thực tế đối chiếu đó.

- Nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho phương tiện vận tải, lương thực thựcphẩm dùng cho nhân viên và hành khách trên phương tiện vận tải xuất nhậpcảnh phải chịu sự giám sát Hải quan.

- Việc xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt hàng hoá, hành lý xuấtkhẩu, nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục Hải quan hoặc chưa thực xuất phảichịu sự đồng ý và giám sát của Hải quan.

* Bưu kiện, bưu phẩm xuất-nhập khẩu.

Bưu kiện bưu phẩm chịu sự kiểm tra, giám sát bao gồm : bưu kiện xuấtkhẩu, nhập khẩu; bưu phẩm đựng đồ vật, hàng hoá xuất-nhập khẩu.

- Hải quan Việt Nam kiểm tra bưu kiện, bưu phẩm xuất khẩu, nhập khẩucăn cứ vào qui định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép đốichiếu với đồ vật chịu sự quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quyđịnh của pháp luật và đối chiếu với tờ khai Hải quan thực tế bưu kiện, bưuphẩm,

- Bưu điện chỉ được phát và chuyển bưu kiện, bưu phẩm đã hoàn thành thủtục Hải quan.

* Đối với các trường hợp khác quản lý theo chế độ riêng.

Trang 21

Ngoài các đối tượng nói trên phải chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan, mộtsố đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ kiểm tra Hải quan như hành lý củađối tượng ngoại giao, phương tiện vận tải quân sự Nhưng vẫn phải chịu sựgiám sát Hải quan theo quy định của pháp luật.

4.4 Giám sát Hải quan.

a khái niệm :

- Giám sát Hải quan là việc Hải quan kiểm soát hàng hoá, hành lý, phươngtiện đang trong thời gian, địa điểm thuộc phạm vi kiểm soát của Hải quan.

b đối tượng :

Giám sát Hải quan được áp dụng với các đối tượng sau:

- Hàng hoá đã làm thủ tục Hải quan nhưng chưa được xuất hoặc đã nhậpnhưng chưa hoàn thành thủ tục Hải quan, hàng hoá đang trong qúa trình vậnchuyển quá cảnh Việt Nam.

- Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh, dừng neo đậu tại vùng nướccảng, tại sân đỗ máy bay, ga liên vận đường sắt quốc tế, khu vực cửa khẩuđường bộ, khu vực cửa khẩu đường sôngvà các địa điểm làm thủ tục Hải quankhác.

- Kho bãi lưu giữ hàng hoá xuất- nhập khẩu đang trong thời gian kiểm soátcủa Hải quan.

c Nguyên tắc giám sát Hải quan :

- Trong thời gian đối tượng kiểm tra Hải quan chịu sự giám sát Hải quan,Hải quan cửa khẩu tiến hành giám sát việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản tạikho hoặc trên phương tiện vận tải chuyên dụng.

- Hàng hoá xuất-nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục Hải quan phải đượcbảo quản theo qui chế kho với hàng xuất-nhập khẩu.

- Nhiệm vụ của nhân viên Hải quan :

+ Giám sát việc di chuyển hàng hoá trong kho, lấy mẫu hàng thay đổi hoặcgia cố bao bì các kiện hàng hóa.

+ Giám sát khi có hàng hoá xuất nhập kho; mở niêm phong kẹp chì Hảiquan với sự chứng kiến của thủ kho.

d Thời gian giám sát với từng đối tượng như sau:

Trang 22

- Đối với hàng xuất khẩu : từ thời điểm bắt đầu kiểm tra hàng hoá đến khithực xuất.

- Đối với hàng nhập khẩu : từ khi hàng đến cửa khẩu đầu tiên cho đến khihoàn thành thủ tục Hải quan.

- Đối với hàng hoá quá cảnh : Từ thời điểm hàng đến cửa khẩu nhập khẩuđầu tiên cho đến khi hàng ra khỏi cửa khẩu cuối cùng

- Đối với hàng lưu kho lưu bãi : Từ khi bắt đầu thủ tục nhập kho cho đếnkhi làm xong thủ tục xuất kho

- Đối với phương tiện vận tải là thời gian di chuyển trong vùng nước cảng,từ biên giới vào vùng cảng sông; thời gian phương tiện dừng, neo đậu tạivùng nước cảng, tại sân đỗ máy bay, ga liên vận đường sắt quốc tế, khu vựccửa khẩu đường bộ, khu vực cửa khẩu đường sông.

- Đối với phương tiện quá cảnh : Từ thời điểm đến cửa khẩu nhập đầu tiêncho đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng.

e Hình thức giám sát :

Có hai hình thức giám sát.

- Giám sát trực tiếp là việc giám sát thực hiện bởi nhân viên Hải quan.- Giám sát gián tiếp là việc giám sát được thực hiện thông qua niêm phong,kẹp chì và thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác.

Niêm phong kẹp chì Hải quan đối với các đối tượng quản lý Hải quan làhình thức giám sát Hải quan thay thế cho người cán bộ chiến sĩ thi hành côngvụ giám sát đối tượng quản lý Hải quan khi các đối tượng này chưa hoànthành thủ tục Hải quan; hoặc vi phạm pháp luật Hải quan mà còn đang chịusự quản lý giám sát, bảo quản theo chế độ quy định của pháp luật Hải quan.Tùy theo từng loại hình quản lý đối tượng Hải quan khác nhau mà niêmphong Hải quan được sử dụng dưới dạng khác nhau như dán niêm phong đốitượng quản lý Hải quan bằng một loại mẫu đại diện sự hiện hữu của viênchức Hải quan thi hành công vụ hoặc được kẹp chì Hải quan.

Một số loại hình quản lý nhà nước về Hải quan như hàng hóa quá cảnh,chuyển khẩu; hàng hoá của hàng miễn thuế hàng hoá được phép kiểm tra hoặclàm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu đều phải thực hiện chế độ niêm phongHải quan.

Trang 23

Việc tháo giỡ niêm phong, kẹp chì Hải quan phải do tổ chức cá nhân thẩmquyền tiến hành với mục đích kiểm tra hàng hoá được quy định rõ Mọi hànhvi tháo dỡ khi không đựơc phép hoặc không có lệnh của cấp trên có thẩmquyền đều là vi phạm pháp lệnh Hải quan và bị xử lý hành chính hoặc truycứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay các hoạt động trao đổi lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia cáckhu vực trên toàn thế giới phát triển mạnh mẽ sự giảm bớt các hành vi quản lýtrực tiếp của cán bộ Hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất-nhập khẩu nhấtlà giám sát hàng hóa trong vận chuyển hàng quá cảnh, chuyển khẩu Thì việcgiám sát bằng niêm phong Hải quan là một biện pháp có hiệu quả cao, tiếtkiệm nhân lực và thời gian.

Trang 24

Đất nước bước vào thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III 1985) trong thời kì này bên cạnh những thuận lợi cơ bản có không ít nhữngkhó khăn, kẻ địch và bọn phản động tiến hành kiểu chiến tranh nhiều mặt đốivới nước ta tập trung phá ta về kinh tế Ngày 25/04/1984, HĐBT ra quyếtđịnh số 68/HĐBT - QĐ về “ đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống buôn lậu, vậnchuyển hàng hoá trái phép qua biên giới” Nghị quyết chỉ rõ “ trong mấy nămqua, tình hình vận chuyển trái phép qua biên giới rất phức tạp ngày càng phổbiến và nghiêm trọng” Tính chất của các loại hoạt động buôn lậu không chỉlại những hoạt động thông thường của bọn gian thương mà ngày càng lộ rõâm mưu nguy hiểm của kẻ địch phá hoại ta về kinh tế Cuộc chiến tranh củata chống địch phá hoại rất phức tạp gay go và quyết liệt, đòi hỏi phải có tháiđộ rất cương quyết, biện pháp đồng bộ và có hiệu lực nhằm tạo ra sự chuyểnbiến mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế Ngày 30/08/1984, HĐBT ra quyết địnhsố 547/HĐBT với nội dung qui định thành lập Tổng cục hải quan, trực thuộcHĐBT để giúp Chính phủ quản lý công tác hải quan Nghị định số 139/HĐBTngày 20/10/1984 quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Hải quanViệt Nam Hải quan Việt Nam được tổ chức thành hê thống ngành dọc gồmba cấp:

(1981 Tổng cục Hải quan

- Cục hải quan tỉnh, thành phố và liên tỉnh

- Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát chống buôn lậu

Đứng trước tình hình đó, Hải quan thành phố Hà Nội được thành lập ngày03/08/1985 Khẳng định vị chí then chốt của Hải quan thủ đô trước nhiệm vụnặng nề mà Đảng và nhà nước giao cho ngành Hải quan nói chung và hảiquan Hà Nội nói riêng.

1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Hà Nội

Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan thành phố Hà Nội được thể hiện qua sơđồ sau:

Sơ đồ bộ máy tổ chức của cục Hải quan TP Hà Nội

L NH ÃNH ĐẠO CỤC

Trang 25

Thanh tra

Kếhoạchtài vụ

Tổchứccán bộvà đàotạo

Xử lý Thốngkê tinhọc

HảiquanĐầu tưgiacông

HảiquanThị xãHàĐông

Phân cấp cụ thể phạm vi địa bàn và thủ tục Hải quan đối với hàng hóaxuất nhập khẩu:

Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài: Làm thủ tục Hải quan đối với hànghóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bàivà hàng hóa nhập khẩu tại cửa hàng miễn thuế tại Nội Bài.

Hải quan Đường Sắt liên vận quốc tế Hà Nội: Làm thủ tục Hải quan đốivới hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường sắt Liên vận quốc tế.

Hải quan Việt Trì: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Phú Thọ

Hải quan Thị xã Hà Đông: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuấtnhập khẩu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây và Hoà Bình.

Hải quan Bắc Ninh: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhậpkhẩu của các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Hải quan Vĩnh Phúc: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhậpkhẩu của các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 26

Hải quan ICD Gia Thụy: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuấtnhập khẩu qua cảng khô ICD và hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanhnghiệp có trụ sở trên địa bàn khu công nghiệp Sài Đồng

Hải quan bưu điện Hà Nội: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuâtnhập khẩu đối với các bưu phẩm, bưu kiện, ấn phẩm sách báo gửi qua đườngbưu điện theo thông lệ quốc tế và các hàng hóa ấn phẩm chuyển phát nhanhqua các đại lý chuyển phát nhanh đã được tổng cục hải quan công nhận

Hà Nội không những là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước mà cònlà trung tâm kinh tế, thương mại lớn Trên địa bàn có cửa khẩu sân bay quốctế Nội Bài, một cửa khẩu có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế chính trị vàngoại giao, nơi có lượng khách xuất nhập cảnh lớn, cùng nhiều luồng hànghoá có tính chất khác nhau xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này.

Với việc quản lý hơn 300 doanh nghiệp tại đại bàn Hà Nội và các tỉnh phụcận cũng như cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài tiếp nhận và làm thủ tục 80%lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà nội được chuyển tiếp từ cảngHải phòng, 20% còn lại qua sân bay quốc tế Nội Bài và ICD Gia Thụy và cácđường khác thì hải quan Hà Nội có một nhiệm vụ công tác rất nặng nề xứngđáng là “ người lính biên phòng trên mặt trận kinh tế “.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và đặc điểm hoạt động của Hảiquan Hà Nội

Hà Nội không những là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước mà cònlà trung tâm kinh tế, thương mại lớn Trên địa bàn có cửa khẩu sân bay quốctế Nội Bài, một cửa khẩu có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế chính trị vàngoại giao, nơi có lượng khách xuất nhập cảnh lớn, cùng nhiều luồng hànghoá có tính chất khác nhau xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này.Hà Nội cũng lànơi có nhiều doanh nghiệp và các tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩuvới các loại hình khác nhau: như xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại,với nước ngoài, nhập hàng gia công sản xuất hàng xuất khẩu, hàng dự hộichợ, triển lãm, quảng cáo của các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể,công ty trách nhiệm hữu hạn cả trong và ngoài nước.Những hàng hóa làm thủtục tại hải quan thành phố Hà Nội chủ yếu là hàng chuyển tiếp từ Hải Phòngvà các tỉnh khác về, có đủ loại hình đa dạng về thành phẩm phong phú về mụcđích : như hàng kinh doanh xuất nhập khẩu , hàng liên doanh đầu tư, hàngtriển lãm, hàng quà biếu, quà tặng của các cá nhân tổ chức, hàng dịch vụ

Trang 27

chuyển phát nhanh ngày càng mở rộng, hay hàng xuất nhập khẩu về mỹthuật, lâm sản dược liệu ngày một gia tăng Trước tình hình đó hải quan thànhphố Hà Nội đã xác định cho mình một quyết tâm và nỗlực lớn trên cơ sở quántriệt chủ trương đường lối của Đảng nhà nước và các chỉ thị cấp trên.

Bên cạnh đó, chủ trương mở cửa, cơ chế thị trường bên cạnh những mặttích cực cũng nảy sinh nhiều tiêu cực Tình trạng buôn lậu và gian lận thươngmại diễn ra phức tạp, đa dạng với những thủ đoạn tinh vi đòi hỏi phải có sựđấu tranh bền bỉ lâu dài Hoạt động xuất nhập khẩu qua hải quan Hà Nội làhoạt động đa dạng trên nhiều hình thức với nhiều đối tượng tham gia, liênquan đến nhiều cấp chính quyền, nhiều ngành trong việc cấp giấy phép kinhdoanh, giấy xuất nhập cảnh gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát làmthủ tục hải quan và tính thuế thu thuế.

Với đặc điểm hoạt động như trên, Ngành hải quan nói chung và hải quanHà Nội nói riêng có nhiệm vụ rất nặng nề và chức năng quan trọng trong quảnlý Nhà nước về kinh tế:

- Tại điều 3 pháp lệnh Hải quan Việt Nam qui định chức năng, nhiệm vụcủa ngành Hải quan như sau: “ Trong phạm vi quyền hạn do pháp lệnh nàyqui định, Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hảiquan với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhmượn đường Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phéphàng hóa, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới Trong hoạt động của mình,Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liênquan đến hoạt động Hải quan mà cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam ký kếthoặc công nhận

- Từ chức năng đó, đã cụ thể hoá thành các nhiệm vụ sau:

+ Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra giám sất, kiểm soát hảiquan theo qui định của pháp lệnh

+ Đảm bảo thực hiện qui định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu vềthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và các nghĩa vụ trong phạm vi thẩm quyền dopháp luật qui định.

+ Tiến hành những biện pháp thực hiện, ngăn ngừa điều tra và xử lý nhữnghành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền ViệtNam qua biên giới, hành vi vi phạm pháp luật.

Trang 28

+ Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan

+ Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt độngnhập khẩu quá cảnh mượn đưòng Việt Nam, hướng dẫn tổ chức cá nhân thựchiện qui định nhà nước về hải quan

+ Đào tạo đội ngũ nhân viên Hải quan + Hợp tác quốc tế hải quan các nước

- Cục Hải quan thành phố Hà Nội đựơc nhà nước giao cho các nhiệm vụchính là:

+ Giám sát quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối, bưu điện, bưu phẩm vàcông cụ vận tải xuất nhập cảnh

+ Thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu + Điều tra chống buôn lậu qua biên giới + Thống kê Nhà nước về Hải quan

+ Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên Hải quan

+ Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý, hướng dẫn tổ chức cá nhânthực hiện qui định nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhậpcảnh, quá cảnh mượn đường và đặc biệt là thu thuế xuất nhập khẩu.

Với chức năng nhiệm vụ được giao phó rất nặng nề, Hải quan Hà Nội luônluôn tăng cường công tác quản lý, xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh,xứng đáng với vị trí là đơn vị Hải quan thủ đô của đất nước

2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬPKHẨU Ở CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI.

2.1 Quy trình làm thủ tục Hải quan từ 1995 - 1999

Trong giai đoạn từ 1995-1999 nền kinh tế Việt Nam và khu vực có nhiềubiến động Lớn nhất phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, vì thế màkim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục Hải quan tại cục Hải quanThành phố Hà Nội có phần giảm sút, thể hiện qua bảng sau:

Trị giá(Tr

Trịgiá (TrUSD)

Trịgiá (TrUSD)

Trịgiá (TrUSD)

Tỷtrọng(%)

Trang 29

 kimngạchhàng hoáXNK làmthủ tục HQ

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Cục Hải quan TP HN 1995-1999)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủtục Hải Quan tại cục Hải quan TPHN có sự đột biến giữa hai năm 1995 và1996; Năm 1996 Hải quan TPHN đã tiến hành làm thủ tục Hải quan một khốilượng hàng hoá xuất nhập khẩu có trị giá gấp 2,2 lần so với năm 1995 Nếuxem xét thêm thì năm 1995, Hà Nội cũng đạt gấp 2 lần năm 1994.

Đáp ứng với sự tăng nhanh khối lượng công việc như vậy là sự nỗ lực rấtlớn của Hải quan TPHN.

Năm 1997, Hải quan TPHN đã tiến hành làm thủ tục Hải quan cho lượnghàng hoá trị giá 1654 triệu USD, tăng 25,5% so với năm 1996 Như vậy, trịgiá hàng hoá làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn không có sự tăng độtbiến như 2 năm trước và đã có mức phát triển vừa phải Nhìn vào tổng giá trịhàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục Hải quan TPHN năm 1997 ta cũng thấyHà Nội là địa bàn có hoạt động xuất nhập khẩu khá mạnh, chiếm 8% tổng kimngạch xuất nhập khẩu của cả nước (năm 1997 Việt Nam đạt 20540 triệuUSD) Điều đó đòi hỏi Hải quan TPHN làm sao phải quản lý tốt một số lượnghàng hoá lớn vừa chặt chẽ, vừa thông thoáng.

Năm 1998, trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục Hải Quan đạt1516 triệu USD giảm 9% so với năm 1997, điều đó do ảnh hưởng cuộc khủnghoảng tài chính trong khu vực từ giữa năm 1997 làm hoạt động xuất nhậpkhẩu của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng đều có sự sút giảm Năm1999 - năm cuối cùng của thế kỷ, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1407triệu USD giảm 7% so với năm 1998 Mặc dù có sự sút giảm nhưng lượnghàng hoá phải quản lý vẫn đứng ở mức cao, lãnh đạo Hải quan TPHN luônđạt mục tiêu phải tiếp tục tăng cường giảm sút quản lý chặt chẽ hoạt độngxuất nhập khẩu.

Quy trình thủ tục Hải quan:

* Trong thời kỳ 1995 - 1999 :

Trang 30

Hải quan Hà Nội đã tiến hành làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất nhậpkhẩu theo quy định được ban hành kèm theo quyết định số 258/TCHQ -GSQL ra ngày 16/12/1994 Đây là một quy trình "Xuôi", theo đó việc làmthủ tục đối với một lô hàng xuất nhập khẩu mậu dịch được tiến hành qua 04bước, và công tác kiểm tra, giám sát Hải quan cũng được tổ chức theo cácbước trong khi làm thủ tục Hải quan Việc kiểm tra, giám sát phải đảm bảochặt chẽ, đúng chính sách pháp luật, nhanh chóng, thuận tiện, không phiền hà,tiêu cực Cụ thể việc kiểm tra Hải Quan (trong việc làm thủ tục Hải quan)được tiến hành như sau:

Bước một: Đăng ký tờ khai:

Việc kiểm tra ở bước này có ý nghĩa quan trọng cho công tác ở các khâusau, Hải Quan kiểm tra chặt chẽ bộ chứng từ do chủ hàng xuất trình:

- Kiểm tra việc khai báo của chủ hàng Nếu chưa đúng, chưa đủ thì chưacho đăng ký tờ khai, yêu cầu chủ hàng bổ xung, sửa chữa.

- Kiểm tra sự đồng bộ của hồ sơ: số lượng chứng từ đạt yêu cầu và sựthống nhất về nội dung giữa các chứng từ.

- Nếu có dấu hiện giả mạo chứng từ, sửa chữa bất hợp pháp những nộidung quan trọng của chứng từ thì lập biên bản vi phạm hành chính để làm cơsở xử lý sau này.

Bước hai: Kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu:

Căn cứ vào bộ hồ sơ đã được đăng ký để kiểm hoá, nguyên tắc, quy trìnhvề kiểm hoá, thi hành theo Quy chế ban hành kèm theo quyết định số189/TCHQ-GSQL ngày 07/10/1994 Phải đảm bảo nguyên tắc hai cán bộ Hảiquan kiểm hoá một lô hàng, không được một người kiểm hoá nhưng haingười ký xác nhận Kiểm hoá phải xác định được đầy đủ, chính xác nội dunghàng hoá, đặc biệt phải xác định chính xác mã hàng khai báo với hàng hoáthực tế, số lượng, trọng lượng từng mặt hàng.

Bước 3: Tính và thông báo thuế:

Căn cứ báo kết quả kiểm hoá để xác định áp giá và áp thuế suất chính xácđể tính và thông báo thuế.

Số liệu thu thuế xuất nhập khẩu các hàng hoá làm thủ tục Hải Quan tại Cục Hải quan TPHN (năm 1999theo quy định mới theo quy trình thi hành thu thuế mới).

Trang 31

 Số

thuế 391.004.702 731.760.000 610.350.000 726.787.274.147 1.092.450.492.570Thuế

137.254.472 56.165.158 23.793.760 8.386.190.580 425.608.202.425

Thuếnhậpkhẩu

253.750.230 675.594.842 586.206.240 718.401.038.567 666.842.490.045

(Nguồn tổng hợp báo cáo của Cục Hải quan TPHN các năm 1995-1999).

Bước 4: Kết thúc thủ tục Hải Quan:

Kiểm tra lại lần cuối việc thực hiện các bước trên Nếu phát hiện sai sótthì yêu cầu các bước nghiệp vụ liên quan khắc phục ngay sai sót đó, nêukhông có sai sót thì tiến hành giải phóng hàng.

Trong giai đoạn 1995-1998, Hải quan TPHN đã thực hiện tốt theo quytrình trên, đã tiến hành làm thủ tục Hải Quan cho một lượng lớn hàng hoákinh doanh xuất nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan đã ban hành quy trình hành thu đối với hàng hoá xuấtnhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số 383/1998/TCHQ-QĐ ra ngày17/11/1998.

Trang 32

Tóm tắt quy trình hành thu mới

- Xử lý vi phạm vềthuế

- Kế toán thu nộpthuế

- xác định hồ sơphải kiểm tra sauthông quan

- Phúc tập, lưu trữBộ phận thuế

- Tự kê khai - Kiểm tra hồ sơ

- Nộp thuế- Tự tính thuế

theo luật thuếhiện hành

- Phân loại hồ sơhàng hoá theoluồng (Xanh,vàng, đỏ)

Người khai báo Hải quan - Kiểm hoá theo phânluồng hàng

- Ghi kết quả kiểm hoá- Giám sát giải phóng hàng

Người khai

báo Hải quan Bộ phận GSQL Bộ phận kiểm hoá giám sát

Bộ phận kiểm trathu thuế

Quy trình hành thu này đã được đưa vào thực hiện 1/1/1999 HQTP.HN đãcó sự chuẩn bị kĩ cho việc thực hiện theo quy trình làm thủ tục mới Cục đã cónhững hướng dẫn kịp thời giải quyết các vướng mắc từ các địa điểm làm thủtục Hải quan trong quá trình thực hiện Theo quy trình trên thì việc kiểm tra

hàng hoá được tiến hành sau khi đã thông báo thuế, nó "ngược" với quy trình

trước đây, do vậy cũng gây một số khó khăn trong quản lý, cùng với đó việcđể các doanh nghiệp tự khai báo và tình thuế cũng dễ tạo cơ hội cho doanhnghiệp thực hiện gian lận qua việc khai báo sai Trong quá trình thực hiện,Hải quan Hà Nội nhận thấy việc áp thuế, tính thuế của chủ hàng xảy ra nhiềusai sót, đó không phải là do cố ý để gian lận mà do họ còn chưa có nghiệp vụ,không cố ý, Hải quan chỉ yêu cầu, hướng dẫn họ khai báo lại cho đúng, chưatiến hành xử lý vụ vi phạm nào, điều đó yêu cầu tăng cường kiểm hoá để đốichiếu tờ khai.

Trang 33

2.2 Kiểm tra, giám sát Hải quan qua phân luồng hàng hoá làm thủ tụcHải quan

Từ năm 1998 đến nay, trước yêu cầu đổi mới và CNH - HĐH, đất nước.Ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng đã tập trungvào việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách sâu rộng, tăng cườngcác biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm chống buôn lậu và gian lận thương mạimột cách hiệu quả Cơ chế, chính sách điều hành xuất nhập khẩu của chínhphủ có nhiều đổi mới nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, thu hút vốnđầu tư nước ngoài, hạn chế đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tài chính khu vực và khống chế tỷ lệ nhập siêu.

Quán triệt chủ trương nhiệm vụ của ngành, của thành phố Từ năm 1998đến nay, cục Hải quan thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng khắc phục khókhăn, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Cục Hải quan thành phố Hà Nội hiện đang tiến hành phân luồng hồ sơ tạicác điểm làm thủ tục Hải quan theo hai tiêu chí được hướng dẫn trong vănbản số 2329/TCHQ - GSQL ngày 09/07/1998 của Tổng cục Hải quan Trong

đó tiêu chí "Thương nhân" là quan trọng nhất là căn cứ để xem xét Ngoài ra,

các tiêu chí như: Nước xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận chuyển hànghoá, tuyến đường vận chuyển, tình hình chấp hành luật pháp của đối tượngtham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng được xem xét và có tác dụng hỗ trợcho hai tiêu chí trên khi lô hàng có nghi vấn Theo đó:

+ Luồng xanh: Được áp dụng cho những lô hàng có thuế hoặc được miễn

thuế xuất nhập khẩu (như: hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá liên doanh đầu tư,hàng nguyên vật liệu, máy móc phục vụ các công trình trọng điểm, nguyênliệu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công, các loại linh kiện để lắp ráp, hàngthuộc nguồn vốn ODA, hàng kinh doanh nhập khẩu cần có sự bảo quản đặcbiệt, cần giải phóng hàng nhanh ) Các điều kiện cần phải đáp ứng: Trongvòng một năm tính đến tháng đăng ký tờ khai, doanh nghiệp chưa bị xử lý vềhành vi buôn lậu hoặc hành vi gian lận trốn thuế theo luật thuế xuất nhậpkhẩu; Hoặc doanh nghiệp có vi phạm hành chính nhưng chưa tới mục xử lýhành chính 05 lần liên tục trong một năm Như vậy, hàng hoá xuất nhập khẩuđưa vào luồng này thuộc các doanh nghiệp ít có động cơ và khả năng buônlậu, gian lận thương mại, trốn thuế Các doanh nghiệp này sẽ được hưởng haiưu tiên lớn là thủ tục kiểm tra đơn giản, tỷ lệ kiểm tra thấp hơn và hàng hoáđược giải phóng ngay sau khi kiểm tra xong, không phải chờ tính thuế.

Trang 34

+Luồng vàng: Được áp dụng cho lô hàng có thuế xuất nhập khẩu và các

doanh nghiệp thường hay vi phạm pháp lệnh Hải quan, đồng thời sẽ kiểm travới tỷ lệ cao hơn hoặc kiểm tra toàn bộ, tính và thông báo thuế xong mớiđược giải phóng hàng, đảm bảo giải phóng hàng không quá 08 giờ đồng hồ.Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chưa bị xử lý về hành vi luôn lậu trongthời gian 01 năm tính đến tháng đăng ký tờ khai, hoặc chưa bị xử lý hàng vivề hành vi gian lận trốn thuế nhưng chưa tới mức bị xử lý theo luật thuế nhậpkhẩu; hoặc xử lý hành chính chưa quá 05 lần trong vòng một năm Mặt hàngđược xét đi qua "luồng vàng" gồm các mặt hàng xuất khẩu theo danh mụcquản lý chuyên ngành, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản xuất khẩu,hàng nhập khẩu có thuế.

+ Luồng đỏ: Được áp dụng cho những lô hàng xuất nhập khẩu có giấy tờ

phức tạp, các doanh nghiệp đã nhiều lần vi phạm pháp luật nghiêm trọng phảichịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phải hoàn tất mọi thủ tục mới được giảiphóng hàng Doanh nghiệp đã từng bị xử lý về hành vi buôn lậu hoặc bị xử lý

về hành vi trốn thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu Mặt hàng đi qua "luồng đỏ"

gồm hàng hoá xuất nhập khẩu chưa rõ chính sách mặt hàng, hàng khó xácđịnh mã hàng, chất lượng, xuất xứ.

Việc phân luồng hồ sơ đã giúp cho công tác giám sát, quản lý, phân loạiđối tượng làm thủ tục, nhanh chóng giải quyết những lô hãng, hàng gia công,hàng đầu tư liên doanh, hàng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu Tránh được ùn tắc, đồng thời có điều kiện tập trung lực lượng giám sátvà làm thủ tục Hải quan đối với những lô hàng trọng điểm.

2.3 Địa điểm kiểm tra hàng hoá và công tác kiểm tra, giám sát vớihàng chuyển tiếp

+ Theo điều 3 của quy định về thuế tục Hải quan và lệ phí Hải quan banhành kèm theo Nghị định số 171/HĐBT ngày 27/05/1991 của HĐBT có nêu

"Đối tượng kiểm tra Hải quan khi nhập khẩu làm thủ tục Hải quan tại cửakhẩu nhập đầu tiên; Khi xuất khẩu làm thủ tục Hải quan tại cửa khẩuxuất cuối cùng Riêng đối với hàng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể làmthủ tục Hải quan tại nơi nào chủ hàng thấy thuận tiện nhất".

Trong các năm từ 1995 - 1998 (riêng năm 1999 thực hiện theo nghị địnhsố 16/1999/NĐ - CP ngày 27/03/1999 của thủ tướng chính phủ quy định vềthủ tục Hải quan, giám sát Hải quan và lệ phí Hải quan thay thế cho Nghị

Trang 35

định số 171/HĐBT - Kèm theo đó là thông tư số 01/1999/TT - TCHQ ngày10/05/1999 của tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện nghị địnhsố16), về việc tổ chức địa điểm làm thủ tục Hải quan được thực hiện theo quyđịnh trên Theo đó hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu được làm thủtục Hải quan và tiến hành kiểm hoá ngay tại các cửa khẩu hoặc tại các địađiểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu, đó chính là khu vực kho, bãingoài khu vực cửa khẩu của các doanh nghiệp được Cục Hải quan thành phốra quyết định công nhận là địa điểm kiểm tra hàng hoá được phép nhập khẩutừ nước ngoài vào chưa làm xong thủ tục Hải quan và hàng hoá được phépxuất khẩu trong quá trình kiểm tra, giám sát, quản lý Hải quan Hàng hoáđựơc kiểm tra ngoài cửa khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát quản lý liên tục củaHải quan.

2.3.1 Hàng chuyển tiếp

+ Chuyển tiếp hàng về địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu là mộtthông lệ quốc tế mà Hải quan nhiều nước đang thực hiện Đưa hàng về khoriêng không những thuận lợi cho doanh nghiệp mà còn cho cả Hải quan:

- Doanh nghiệp đưa hàng vào ngay kho của mình tránh chi phí bốc dỡnhiều lần gây đổ vỡ, hỏng hóc hàng hoá, phục vụ kịp thời cho sản xuất kinhdoanh.

- Hải quan tránh ứ đọng hàng tại cảng, kiểm tra được tỷ mỷ, chi tiết hànghoá.

Việc vận chuyển hàng hoá được phép chuyển tiếp về Hải quan tỉnh, thànhphố ngoài địa phương có cửa khẩu nhập phải thực hiện theo phương thứcContainer, thùng kiện hàng có niêm phong Hải quan hoặc có nhân viên Hảiquan áp tải.

Trên địa bàn Hà Nội, loại hình gia công, đầu tư liên doanh Nhập khẩunguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hànghoá làm thủ tục Hải quan - Một vài con số sau sẽ chứng minh điều đó.

Đơn vị: Triệu USD

Tổng kim ngạch hàng hoá XNK 593 1.317,71.654 1.516 1.407Trị giá hàng gia công, đầu tư liên doanh,

nguyên vật liệu SX hàng XK

386 653 735 614 709

Chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch (%) 65,1 49,5 44,4 40,5 50,4

Trang 36

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của cục Hải quan TP Hà Nội các năm 1995 1999)

-Hàng gia công, đầu tư liên doanh được phép đưa về kho riêng được thànhlập trước đây để kiểm hoá, mà loại hình này chiếm tỷ trọng lớn, có ý nghĩaquan trọng, do vậy ta sẽ xem xét kỹ công tác kiểm tra, giám sát việc chuyểntiếp hàng hoá thuộc loại hình này.

+ Hàng gia công, hàng đầu tư liên doanh nếu doanh nghiệp mở tờ khai tạiHải quan Hà Nội, Hải quan Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính hợp lệ của bộ hồ sơ hàng chuyển tiếp là gia công, hàng đầu tư kiêndoanh Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềnhững hành vi vi phạm các quy định của TCHQ về niêm phong Hải quan vàlàm thay đổi, biến dạng tình trạng bao bì hàng hoá, nội dung hàng hoá trênđường vận chuyển từ cửa khẩu về nơi quy định là thủ tục Hải quan tại cục Hảiquan các tỉnh, thành phố có hàng chuyển tiếp.

+ Hải quan cửa khẩu sau khi kiểm tra tình trạng bên các kiện, containerhàng (Seal chì, ký hiệu, số hiệu ) nếu vẫn còn nguyên dạng như trước và saukhi hàng nhập vào kho của cơ quan vận chuyển, đồng thời không có cơ sở đểxác định hàng lậu, hàng cấm thì Hải quan cửa khẩu sử dụng Seal Container đểniêm phong Hải quan, lập phiếu chuyển tiếp và làm các thủ tục theo quy định,giao cho chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển (không yêucầu Hải quan áp tải) ký nhận với Hải quan cửa khẩu và đưa hàng về nhà máy,xí nghiệp, công trình để cho Hải quan nơi này tiến hành làm thủ tục Hải quantheo đúng các quy định hiện hành (kiểm tra tình trạng bên ngoài của kiện,container hàng hoá,số Seal Hải quan và số Seal của cơ quan vận chuyển; sốlượng kiện, container và trọng lượng hàng hoá theo phiếu chuyển tiếp bộ hồsơ, tổ chức giám sát cho hàng hoá vào nơi quy định, kiểm tra, kiểm hoá, tính,thu thuế theo đúng quy trình thủ tục hiện hành).

+ Trước khi hàng chuyển tiếp ra khỏi khu vực cửa khẩu, nếu nghi ngờ cóhàng lậu, hàng cấm thì áp tải về cục Hải quan tỉnh, thành phố có hàng chuyểntiếp kiểm tra làm rõ.

Việc chuyển tiếp hàng hoá xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp tiết kiệm thời gian và các chi phí, tránh tình trạng ùn tắc ở cửakhẩu cũng như ở cảng Tuy vậy số vụ vi phạm, gian lận thương mại qua hàngchuyển tiếp là lớn và khó phát hiện Việc thành lập, giám sát các địa điểm

Trang 37

kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu và chuyển tiếp hàng từ các cửa khẩu về cáckho riêng của từng doanh nghiệp để làm thủ tục Hải quan còn nhiều trở ngại.Đơn cử như việc làm thủ tục Hải quan tại kho riêng thường chỉ có 02 cán bộHải quan kiểm tra với chủ hàng, số cán bộ này không có người quản lý theodõi trực tiếp, hơn nữa kiểm tra hàng hoá tại kho riêng lại không theo một quyluật nào, mà chủ yếu là phụ thuộc vào khi có hàng xuất nhập khẩu nên cán bộrất dễ bị chủ hàng mua chuộc để thông đồng tiếp tay cho gian lận thương mại.Theo quy định, hàng xuất khẩu được phép chuyển tiếp phải đi đúng tuyếnđường, đúng thời gian, về đúng địa điểm đã được cập giấy phép công nhậnđịa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu Thực tế, trong các lôhàng chuyển tiếp về kho riêng của doanh nghiệp, khả năng có lô hàng khôngđược đưa về đúng địa điểm, thời gian như đã thông báo Hải quan mà chủhàng có thể cùng với cán bộ Hải quan áp tải hàng giải phóng hàng ngay trênđường để tẩu tán hàng lậu khi có cơ hội.

2.3.2 Địa điểm kiểm tra hàng hoá

Thực hiện theo quy chế địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửakhẩu ban hành kèm theo quyết định số 109/TCHQ - QĐ ngày 09/03/1995 củaTổng cục trưởng TCHQ nay được thay thế bằng quyết định số 197/TCHQ -QĐ ngày 03/06/1999 và công văn hướng dẫn số 3742/TCHQ tháng 07 năm1999, HQHN đã tiến hành công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng nhập khẩuchuyển tiếp về các địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu nhậpđược Cục cấp giấy phép và hàng hoá xuất khẩu từ các địa điểm đó trên cáccửa xuất khẩu.

Từ năm 1995 đến 1998, HQHN đã tiến hành tốt việc cấp giấy phép côngnhận kho riêng cho các chủ hàng có yêu cầu và có đủ điều kiện kho bãi đểđược kiểm tra hàng hoá tại kho riêng (năm 1999 đã bãi bỏ việc cấp giấy phépnày) Các kho được giấy phép đảm bảo các yêu cầu theo quy định, có bờ ràotường bao bọc Có các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho ngườivà hàng hoá phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, quản lý Hải quan.

Năm 1995, đã cấp 284 giấy phép công nhận kho riêng.Năm 1996, đã cấp 344 giấy phép công nhận kho riêng.Năm 1997, đã cấp 236 giấy phép công nhận kho riêng.Năm 1998, đã cấp 291 giấy phép công nhận kho riêng.

Trang 38

Nhìn vào số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng số kho riêng của cácdoanh nghiệp chịu sự quản lý của Cục Hải quan HN khá nhiều, địa bàn trảirộng, lượng hàng xin phép được kiểm tra, hoàn thành thủ tục tại các kho riênglớn khiến công tác quản lý rất khó khăn Để tăng cường quản lý chặt chẽ đốivới hàng hoá hoá kiểm tra tại kho riêng, Hải quan Hà Nội đã rất chú trọngthực hiện tốt các mặt trong quy chế như:

- Đảm bảo đối tượng: chỉ những hàng hoá đã được phép xuất khẩu nhưngchưa làm xong thủ tục Hải quan và hàng hoá được phép xuất khẩu đang trongquá trình giám sát, quản lý của Hải quan và có yêu cầu của chủ hàng mớiđược tiến hành kiểm tra Các hàng hoá được phép nhập khẩu, xuất khẩu, hàngquá cảnh hoặc nhận uỷ thác cho nước ngoài; hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu,không được phép đưa vào để kiểm tra và làm thủ tục.

- Tại các địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu, hàng hoá xuất nhậpkhẩu chưa hoàn thành thủ tục Hải quan phải được niêm phong kẹp trì hoặcphải 6được cách biệt hoàn toàn với hàng hoá khác.

- Việc kiểm tra hàng hoá được đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầunghiệp vụ của công tác kiểm hoá.

- Ưu tiên trên bố trí đủ cán bộ kiểm tra những lô hàng, hàng đúng kiện đểkết thúc thủ tục, giải phóng hàng một cách sớm nhất.

- Trong quá trình kiểm tra hàng hoá, nếu có lý do đặc biệt phải tạm dừngthì toàn bộ lô hàng được niêm phong kẹp trì hoặc phải có cán bộ Hải quangiám sát liên tục.

Việc vận chuyển hàng hoá đã được phép nhập khẩu về địa điểm kiểm trahàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu hoặc hàng hoá được phép xuất khẩu đã làmxong thủ tục hải quan từ địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu đến cửakhẩu để xuất đảm bảo thực hiện theo phương thức container, xe, thùng, kiệnhàng có niêm phong Hải quan hoặc có nhân viên Hải quan áp tải.

Hà Nội có lượng hàng xuất nhập khẩu lớn nhưng không qua cảng biển.Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội 80% qua cảng HảiPhòng, 20 % qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và cảng ICD Gia Thuỵ.Hải quan sau khi tiếp nhận, áp tải vận chuyển lô hàng về đại điểm đã đượcphép kiểm tra hàng hoá, thì tổ chức việc giám sát, kiểm hoá, thu thuế kết thúcthủ tục, giải phóng theo đúng quy định và quy trình nghiệp vụ Hải quan nhưnhững lô hàng nhập khẩu khác.

Trang 39

Trước đây, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội thường làmthủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá tại cảng Hải Phòng Theo quy định số514/TCHQ - GSQL ra ngày 29/02/1996 TCHQ cho phép công ty phát triểnHàng Hải thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đưa địa điểm thông quannội địa với 9920 m2 kho bãi tại Gia Thuỵ -Gia Lâm - Hà Nội vào hoạt động.Theo quyết định này, công ty phát triển Hàng Hải được phép trực tiếp đưahàng hoá nhập khẩu chứa trong Container từ tàu tại cảng Hải Phòng về địađiểm ICD để làm thủ tục Hải Quan và trả cho chủ hàng, đồng thời được phépnhận hàng xuất khẩu để làm thủ tục Hải Quan tại ICD xếp vào Container vàvận chuyển tới cảng Hải Phòng để xuất khẩu Như vậy, các doanh nghiệp xuấtkhẩu ở Hà Nội đã có thể làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá ngay tại Hà Nộithông qua cảng thông quan nội địa ICD Gia Thuỵ Việc ra đời ICD Gia Thuỵkhông chỉ giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí cho mỗi lôhàng mà còn giúp doanh nghiệp đưa những lô hàng cồng kềnh, hay có độchính xác cao đến thẳng chân công trình, tránh sự thiệt hại do bốc xếp nhiềulần.

Hải Quan Hà Nội tiến hành quản lý địa điểm thông quan nội địa ICD GiaThuỵ theo đúng quy chế Hải Quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua địađiểm thông quan nội địa ban hành theo quyết định 27/TCHQ - GSQL ngày08/04/1996 cùng với các cơ quan khác, HQHN đã làm các thủ tục cần thiếtđể đưa hàng vào nội địa sử dụng, tạm lưu kho xuất thẳng Tất cả phương tiệnvận tải vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hoá được phép xuất nhậpkhẩu đều chịu sự giám sát của Hải quan khi ra, vào hoặc lưu tại ICD GiaThuỵ.

Theo thống kê của cục HQTP HN năm 1997, trị giá hàng xuất nhập khẩuqua ICD Gia Thuỵ đạt 41,5 triệu USD; năm 1998 đạt 57,3 triệu USD tăng38% so với năm 1997 và đặc biệt năm 1999 đạt 170,7 triệu USD Tăng197,9% so với năm 1998, song vẫn ở mức thấp, do các doanh nghiệp đượcphép yêu cầu Hải quan kiểm tra hàng hoá tại kho riêng của mình hoặc xuấttrực tiếp qua cảng Hải Phòng.

Để tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý Hải quan đối với hàng hoá xuấtnhập khẩu, TCHQ đã có công văn số 2096/TCHQ - GSQL ngày 21/08/1998quy định bắt đầu từ ngày 01/01/1999, hàng hoá có thuế xuất nhập khẩu phảilàm thủ tục tại cửa khẩu và một số địa điểm thông quan đã được chính phủcho phép và TCHQ đã có quyết định thành lập Địa điểm thông quan bên

Trang 40

ngoài cửa khẩu theo công văn này là địa điểm để làm thủ tục Hải quan đối vớihàng hoá xuất nhập khẩu kinh doanh (có thuế XNK) theo hợp đồng thươngmại, được thành lập nhằm tránh ùn tắc tại cửa khẩu Hàng hoá xuất nhập khẩukinh doanh có thuế chủ yếu làm thủ tục Hải quan ở cửa khẩu xuất cuối cùngvà cửa khẩu nhập đầu tiên.

Công văn này cũng quy định đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc loạikhông có thuế, hàng hoá thiết bị đồng bộ nhập khẩu để phục vụ công trìnhtrọng điểm; nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và sảnxuất hàng tiêu thụ trong nước; bán gia công, hàng đầu tư liên doanh thuộcnguồn vốn ODA; hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt (như hàng tươi sống,hàng cần bảo vệ ở nhiệt độ thích hợp, thuốc chữa bệnh cho người, thuốc thúy, thuốc bảo vệ thực vật, vacxin, huyết thanh) nếu chủ hàng có yêu cầu thìđược làm thủ tục Hải quan và kiểm tra tại nhà máy, xí nghiệp, công trình, khochuyên dụng theo từng lô/chuyến hàng và sẽ được hoàn thành thủ tục ngaykhi hàng được chuyển đến, không để gián đoạn thời gian.

Trên địa bàn Hà Nội có các điểm thông quan sau:- Số 100 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội.

- Địa điểm thông quan hàng hoá phi mậu dịch và hàng triển lãm, quảngcáo tại Giảng Võ.

- Số 55 đường Láng

- Cảng ICD Gia Thuỵ - Gia Lâm.

Tại các địa điểm thông quan bên ngoài cửa khẩu có tổ chức Hải quanhoạt động như một đơn vị Hải quan cửa khẩu Thủ tục Hải quan đối với hànghoá xuất nhập khẩu tại các địa điểm thông quan thực hiện theo đúng quy trìnhthủ tục Hải quan hiện hành; hàng hoá xuất nhập khẩu di chuyển giữa địa điểmthông qua từ cửa khẩu xuất (nhập) thực hiện theo quy chế về hàng hoá xuấtnhập khẩu đựợc phép chuyển tiếp.

Việc chuyển tiếp hàng hoá xuất nhập khẩu về các địa điểm thông quan chỉđược thực hiện khi có yêu cầu của chủ hàng Hàng hoá qua các điểm thông ởHà Nội chủ yếu được chuyển tiếp từ cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế NộiBài về hai địa điểm 100 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm và 55 đường Láng đượcnhận hàng nhập khẩu chuyển từ sân bay Nội Bài, như vậy còn được coi nhưhai điểm kéo dài của trạm trả hàng Hàng hoá chuyển tải này không được coi

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đứng trước tình hình đó, Hải quan thành phố Hà Nội được thành lập ngày 03/08/1985. Khẳng định vị chí then chốt của Hải quan thủ đô trước  nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và nhà nước giao cho ngành Hải quan nói chung  và hải quan Hà Nội nói riêng. - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC
ng trước tình hình đó, Hải quan thành phố Hà Nội được thành lập ngày 03/08/1985. Khẳng định vị chí then chốt của Hải quan thủ đô trước nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và nhà nước giao cho ngành Hải quan nói chung và hải quan Hà Nội nói riêng (Trang 25)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng trị giá hàng hoá xuấtnhập khẩu làm thủ tục Hải Quan tại cục Hải quan TPHN có sự đột biến giữa hai năm 1995 và  1996; Năm 1996 Hải quan TPHN đã tiến hành làm thủ tục Hải quan một khối  lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có trị g - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC
h ìn vào bảng trên ta thấy, tổng trị giá hàng hoá xuấtnhập khẩu làm thủ tục Hải Quan tại cục Hải quan TPHN có sự đột biến giữa hai năm 1995 và 1996; Năm 1996 Hải quan TPHN đã tiến hành làm thủ tục Hải quan một khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có trị g (Trang 29)
Gia công xuấtnhập khẩu là hình thức tạm nhập khẩu nguyên phụ liệu để tạo ra sản phẩm và tái xuất khẩu sản phẩm đã gia công (nhập bán thành  phẩm, nguyên liệu-xuất thành phẩm) - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP HN.DOC
ia công xuấtnhập khẩu là hình thức tạm nhập khẩu nguyên phụ liệu để tạo ra sản phẩm và tái xuất khẩu sản phẩm đã gia công (nhập bán thành phẩm, nguyên liệu-xuất thành phẩm) (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w