1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC

51 588 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 310 KB

Nội dung

1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước Việt Nam ta đã và đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế đầy sôiđộng Công cuộc đổi mới này được bắt nguồn từ đại hội Đảng lần thứ VI( năm1986) Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàndiện cho nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và liên tục đạt đượcnhiều thành tựu rực rỡ Đóng góp vào thành công này có nhiều yếu tố nhưngmột bộ phận vô cùng quan trọng không thể không kể đến đó là việc mở rộng vànâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Điều này được thể hiện rõ nhất trong nhữngnăm gần đây, khi mà có nhiều công ty, nhiều tập đoàn đầu tư vào Việt Nam, đẩymạnh sự phát triển của kinh tế đối ngoại và của các khu công nghiệp Hơn nữa làviệc Việt Nam đã, đang và chuẩn bị gia nhập các liên kết kinh tế như ASEAN,WTO, AFTA,…

Xuất nhập khẩu là lĩnh vực cần thiết không thể thiếu được đối với bất kỳquốc gia nào Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng các quốc gia buộc phải đẩymạnh hoạt động xuất nhập khẩu bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trongnước còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, có hiệuquả góp phần mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, từng bước ổn định vànâng cao đời sống của nhân dân.

Việt Nam tuy là một nước giàu tài nguyên với “Rừng vàng biển bạc”nhưng vẫn chưa đảm bảo đầy đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước.Nắm được tình trạng đó ngay từ ngày đầu thành lập, công ty TNHH 4P đã rấtchú trọng vào lĩnh vực nhập khẩu các linh kiện điện tử, máy tính, thông tin diđộng…Công ty đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này và biến nó thànhngành kinhdoanh chủ yếu của công ty nhằm cung cấp cho các hãng sản xuất ti vi, đặc biệtlà hàng LG SEL.

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công tyTNHH 4P không những có ý nghĩa hết sức to lớn và có quyết định trực tiếp đếnsự tồn tại và phát triển của công ty mà còn rất quan trong đến công cuộc pháttriển và đổi mới của nền kinh tế nước nhà Chính vì thế, sau một thời gian thựctập và tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH 4P

Trang 2

em đã quyết định lựa chọn đề tài:

“ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

của công ty TNHH 4P”

Với đề tài này em xin được trình bày trong ba chương:

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨUVÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀHIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P:

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P

Đây là một vấn đề rất lớn, trong khi thời gian tìm hiểu chưa được lâu nênbản thân em khó có thể tìm hiểu kỹ càng và không thể nêu rõ hết được nhữngthuận lợi và khó khăn mà 4P gặp phải Chính vì vậy em rất mong nhận được sựgiúp đỡ của các thầy các cô trong khoa, của các anh các chị trong công ty 4P vàcủa các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn Em xin trân thành cảm ơnsự giúp đỡ và đóng góp của các thầy các cô trong khoa, của các anh các chịtrong công ty 4P và của các bạn.

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬPKHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU

I KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANHNGHIỆP.

1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu:

Nhập khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá, dịch vụ vào một nước do chínhphủ, các tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau Các chủ thể thamgia các hoạt động kinh doanh nhập khẩu gồm các tổ chức xã hội, các tập thể, cácdoanh nghiệp, các cá nhân…Tuy nhiên, phạm vi, mức độ không giống nhau vàkhông phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được tham gia mà phải đáp ứng đượcyêu cầu theo luật định.

2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu:

_ Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất, chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước Bởi vì nhậpkhẩu đòi hỏi sự đồng bộ về ký thuật nên tạo ra dây chuyền hiện đại kéo theo sựđổi mới trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, tạo ra kỷ luật lao động chặtchẽ trong đội ngũ công nhân.

_ Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất, nângcao năng lực sản xuất trong nước Đồng thời thông qua nhập khẩu hàng hoaccsquốc gia sẽ tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, điều này bắt buộc các tổchức, cá nhân phải năng động, sáng tạo để theo kịp với sự phát triển chung củatoàn thế giới.

_ Làm đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu mã…từ đó dẫnđến việc góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Nhập khẩumáy móc thiết bị, đầu tư xây dựng là nơi thu hút hàng triệu lao động, vừa giảiquyết công ăn việc làm cho nhân dân, vừa hạn chế tệ nạn xã hội, đẩy mạnh sảnxuất kinh doanh.

_ Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát

Trang 4

triển nền kinh tế cân đối và ổn định Thực tế cho thấy không có một quốc gianào trên thế giới có được nền kinh tế đầy đủ tất cả các loại hàng hoá mà khôngcần nhập khẩu Càng những nước giàu, nước hiện đại thì nhu cầu nhập khẩu cácloại hàng hoá càng cao Thông thường các quốc gia thường có các chiến lượcphát triển kinh tế và tập trung trọng điểm vào một số ngành có điều kiện tốt, còncác ngành khác thì chỉ là bổ trợ Do đó, vấn đề nhập khẩu để bổ xung cho cácmặt thiếu sót của nền kinh tế là điều tất yếu.

_ Phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổchức, mỗi cán bộ tham gia hoạt động nhập khẩu Thông qua hoạt động nhậpkhẩu mà các luồng thông tin được khai thông, các mối quan hệ được sử dụngtích cực Qua các hoạt động nhập khẩu, giữa các quốc gia có sự giao lưu, traođổi về kinh tế, về văn hóa, về xã hội…để từ đó nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của mỗi người.

_ Nhập khẩu tạo sự cạnh tranh của hàng hoá nội và hàng hoá ngoại, dẫntới nỗ lực vươn lên của các nhà sản xuất trong nước và tạo sự phát triển thựcchất của sản xuất xã hội, thanh lọc các đơn vị sản xuất yếu kém.

_ Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Nhập khẩu giảiquyết tình trạng thiếu nhiên liệu trong nước, tạo đầu vào cho sản xuất Nhậpkhẩu hiện đại hoá công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dảm bảotiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, đồng thời giảm các hao phí, tiết kiêm nguyênliệu đầu vào, từ đó giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trênthị trường quốc tế.

Để phát huy vai trò của nhập khẩu cần:

+ Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động kinhdoanh quốc tế Muốn vậy thì nhà nước cần phải có các biện pháp quản lý chặtchẽ, đề ra các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trongnước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài.

+ Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong các hoạt động nhập khẩu Đây làmột trong những vấn đề được nhà nước quan tâm hàng đầu trong các hoạt độngnhập khẩu nói riêng và trong các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung.

Trang 5

Thông thường các doanh nghiệp khi tham gia trao đổi buôn bán, tham gia kinhdoanh trên thương trường thì mục tiêu hàng đầu của họ là lợi nhuận Chính vìthế, có rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua vấn đề lợi ích của xã hội, do vậy nhànước cần có các biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế để quản lý.

+ Đảm bảo nguyên tắc ngoại thương và quan hệ kinh tế với nước ngoàitrên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.

_ Đối với doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu góp phần giảiquyết các sản phẩm đầu vào và các sản phẩm đầu ra, tạo điều kiện cho quá trìnhsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tiến hành một cách bìnhthường Kinh doanh xuất nhập khẩu phát huy được các lợi thế và những khảnăng vượt trội của doanh nghiệp, khắc phục được những hạn chế đem lại lợinhuận cao cho doanh nghiệp Đây là phương thức cho các doanh nghiệp thamgia các hoạt động kinh doanh quốc tế.

3 Một số hình thức nhập khẩu chủ yếu:

Trong sự phát triển đa dạng chung của toàn thế giới thì hoạt động kinhdoanh quốc tế nói chung, hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng cũng pháttriển phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức Có thể kể ra một vài hình thứcnhập khẩu thông dụng đang được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp như sau:

3.1 Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của doanh nghiệp.Doanh nghiệp tự tính toán đầu tư, nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí, kýkết và thực hiện hợp đồng sao cho đúng với luật pháp quốc gia và luật phápquốc tế ở loại hình này, doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí, mọi rủi ro cũngnhư phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động nhập khẩu của mình.

3.2 Nhập khẩu uỷ thác

Là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp có nhu cầunhập khẩu một loại hàng hoá nào đó nhưng không có quyền tham gia quan hệxuất nhập khẩu trực tiếp và phải uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trựctiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng theo yêu cầu của mình.

Trang 6

Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tụcnhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một phần thùlao gọi là lệ phí uỷ thác Bên uỷ thác vẫn phải tự mình nghiên cứu thị trường,lựa chọn mặt hàng, đối tượng giao dịch và chịu mọi chi phí liên quan.

3.3 Nhập khẩu liên doanh

Là hoạt động nhập khẩu trên cơ sở liên kết kinh tế tự nguyện giữa cácdoanh nghiệp( Trong đó có ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp) nhằmphối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạtđộng nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi cho cả haibên.

3.4 Nhập khẩu đổi hàng

Nhập khẩu đổi hàng và trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu củabuôn bán đối lưu Đây là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanhtoán không bằng ngoại tệ mà bằng hàng hoá Ở đây mục đích nhập khẩu hànghoá không chỉ để thu lãi từ các hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà còn thu lãitừ các hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

3.5 Nhập khẩu tái xuất

Nhập khẩu tái xuất là hình thức nhập khẩu nhưng không phải để tiêu thụmà để xuất sang nước thứ ba nhằm thoả mãn nhu cầu và thu lợi nhuận Nhữnghàng nhập này không được qua chế biến ở nước tái xuất, doanh nghiệp nước táixuất phải tính toán chi phí, ghép mối bạn hàng xuất và nhập để làm sao thu đượclợi nhuận Như vậy nhập khẩu tái xuất luôn thu hút được ba bên: Bên nhập khẩu,bên xuất khẩu và bên tạm nhập tái xuất Hàng hoá không nhất thiết phải chuyểnqua nước tái xuất mà có thể chuyển qua nước thứ ba( nước nhập khẩu ) Tiền trảcho nước xuất khẩu do nước tái xuất thanh toán khi nhận được khoản thanh toántừ nước thứ ba.

4 Nội dung hoạt động nhập khẩu

_ Nhập khẩu hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình( dịch vụ)

_ Nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu gián tiếp Trong từng phương thức người

Trang 7

ta thực hiện những phương thức cụ thể khác nhau rất đa dạng Để thực hiện hìnhthức kinh doanh này người ta ký với nhau những hợp đồng kinh doanh nhậpkhẩu cụ thể, hợp đồng uỷ thác cụ thể.

_ Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó mộtbên( gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm củamột bên khác( gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại chobên đặt gia công và nhận thù lao Trong gia công quốc tế, hoạt động xuất nhậpkhẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.

_ Tái xuất khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất Đâylà hoạt động lại xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩu nhưng chưa qua chếbiến ở nước nhập khẩu.

_ Quá cảnh hàng hoá_ Xuất khẩu tại chỗ

_ Hiệp định thương mại đặc biệt

II LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:

1 Hiệu quả kinh doanh

1.1 Khái niệm

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều phải xác định cho mìnhcác mục tiêu hoạt động kinh doanh cụ thể Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể thíchhợp Mục tiêu bao trùm lâu dài của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận đểđạt được mục tiêu này, trước hết mọi doanh nghiệp phải xác định tính toán saocho sử dụng các yếu tố đầu vào và đầu ra một cách hợp lý nhằm đạt được mụcđích tối đa hoá lợi nhuận Như vậy, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinhdoanh luôn gắn liền với các yếu tố chi phí đầu vào và kết quả đạt được Mọikhái niệm hiệu quả kinh doanh được đưa ra đều chỉ ra mối liên hệ giữa kết quảđạt được và chi phí đầu vào ở những khía cạnh khác nhau.

Như vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế

Trang 8

nhằm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như: lao động, vốn, máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu,… trong các hoạt động kinh doanh để đạt được các mụctiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã xác định Có thể biểu diễn khái niệm bằngcông thức sau:

H=K/C (1)H: Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh

K: Là kết quả thu được từ các hoạt động đóC: Tổng chi phí để đạt được kết quả đó

Hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuấtkinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp.

1.1 Bản chất

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế rất rộng phản ánh những lợiích đạt được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu rõ bản chất củaphạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệuquả và kết quả.

Có thể hiểu kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quatrình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó, kết quả cần đạtđược bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể cân, đo, đong, đếm được thông quacác chỉ tiêu về số lượng sản phẩm, doanh thu, thị phần…và cũng có thể là cácđại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uytín, chất lượng sản phẩm… Những kết quả này lại không cho thấy được trình độquản lý, trình độ sử dụng đầu vào của doanh nghiệp.

Trong khi đó hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực sản xuất Ở công thức (1) ta thấy khái niệm phạm trù hiệu quả kinhdoanh bao gồm kết quả( đầu ra) và chi phí( đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinhdoanh Cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều được tính bằng hai đơn vị hiện vật

Trang 9

và giá trị Tuy nhiên nếu tính bằng đơn vị hiện vật thì rất khó xác định do tínhkhông đồng nhất của đơn vị đo lường, vì vậy người ta thường tính hiệu quả theođơn vị giá trị mà biểu hiện là tiền tệ.

Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao độngxã hội, nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độsử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu lợinhuận Đồng thời cũng là thước đo trình độ tiết kiệm các yếu tố đầu vào, nguồnlực xã hội Tiêu chuẩn đặt ra là tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựatrên nguồn lực sẵn có.

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

_ Trước hết đó là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Đây là vấn đềquyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế.Hiệu quả kinh doanhđược coi như là một trong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chứcnăng của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉcho biết việc sử dụng các nguồn lực đạt được ở trình độ nào mà nó còn cho phépcác nhà quản trị phân tích và tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có thể đượchiểu là nhằm tạo ra kết quả cao hơn trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốcđộ tăng của kết quả cao hơn so với tốc độ tăng của các nguồn lực đầu vào.

_ Nguồn lực xã hội là một phạm trù khan hiếm, càng ngày người ta càngsử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người Trong khi các nguồn lựcsản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng vàtăng lên, do đó đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải biết tận dụng và sửdụng tiết kiệm tối đa các nguồn lực đầu vào để đạt hiệu quả kinh doanh caonhất Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lờichính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?.Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận cho phép tồn tại những doanh nghiệp có quyếtđịnh sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng hợp lý Nếu doanhnghiệp xác định tốt ba câu hỏi trên thì sản phẩm tạo ra của doanh nghiệp sẽ tiêuthụ tốt trên thị trường, không lãng phí các nguồn lực sản xuất Trong điều kiện

Trang 10

khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là khôngthể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp, nó thực sự là vấn đề ssống còn đối vớimỗi doanh nghiệp.

_ Trong điều kiện kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày cànggay gắt do đó muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trìcác lợi thế cạnh tranh, đó là chất lượng và sự khác biệt hoá Để duy trì lợi thế vềgiá cả, doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn cácdoanh nghiệp khác cùng ngành Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồnlực thì càng có các thuận lợi để nâng cao lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh là mộtphạm trù phản ánh tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuấtxã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp.Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệpthực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.

1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

_ Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế nóichung và hiệu hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng là một phạmtrù kinh tế đặc biệt quan trọng, phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thờigian, phản ánh trình độ sử dụng lực lượng sản xuất dưới chế độ xã hội chủ nghĩatrong cơ chế thị trường Trình độ phát triển của lực lượng sản xuât càng cao thìquan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện, ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng.Càng nâng cao hiệu quả sử dụng thì càng hoàn thiện quan hệ sản xuất, yêu cầucủa quy luật kinh tế ngày càng được thoả mãn.

_ Đối với bản thân doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là mụctiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triểnvốn Nói cách khác, nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng,cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh, cảithiện dời sống cho nhân dân, tích luỹ cho ngân sách, tăng uy tín và thế lực củacông ty trên thương trường.

_ Đối với cá nhân thì nó là động cơ thúc đẩy kích thích người lao độnghăng say lao động, giúp cho năng suất lao động ngày càng cao Việc nâng caohiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho đời sống của mọi người được cải thiện khi

Trang 11

được sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành rẻ Hơn nữa việc nângcao năng suất sẽ giúp cho mọi người có thu nhập cao, cải thiện đời sống.

2 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh tuỳ thuộc vào mục tiêu phânloại và các chỉ tiêu khác nhau:

_ Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối và hiệu quả kinh doanh tương đối_ Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận

_ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh ngành_ Hiệu quả kinh doanh tài chính và hiệu quả kinh doanh xã hội

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu

3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

3.1.1 Nguồn lao động của doanh nghiệp

Đây là một nhân tố rất quan trọng, có quyết định trực tiếp đến hiệu quảcủa việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc của công ty Nếu công ty có đội ngũcán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc thì sẽđạt hiệu quả kinh doanh cao Để có được đội ngũ cán bộ có trình độ, tinh thần, ýthức trách nhiệm cao, thì buộc doanh nghiệp phải chăm lo đến việc đào tạo,bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Bố trí sắpxếp lao động cả về cật chất lẫn tinh thần Đặc biệt là trong các hoạt động kinhdoanh nhập khẩu, khi mà các công việc có liên quan trực tiếp đến các vấn đềmang tính quốc tế với sự khác biệt về ngôn ngữ, về văn hoá,… thì việc đào tạovà nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên lại càng phải được quantâm Đó là những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp để có thể tạo dựngmột đội ngũ lao động có hiệu suất cao, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.1.2 Vốn kinh doanh nhập khẩu

Nếu công ty có nguồn vốn lớn( đặc biệt là vốn lưu động) và ổn định thì sẽnắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, có khả năng ký kết các hợp đồng lớn, khả

Trang 12

năng thanh toán tốt, tạo được uy tín với các đối tác Thực tế cho thấy nhiều côngty khi tham gia vào các hoạt động mang tầm cỡ quốc tế thì thường gặp phải tìnhtrạng thiếu vốn trầm trọng do các hợp đồng thường có giá trị lớn và thời hạnthanh toán nhanh Trong các hợp đồng kinh doanh nhập khẩu nói chung haytrong các hợp đồng kinh tế nói riêng thì việc thiếu vốn sẽ gặp rất nhiều khókhăn, thường bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh do không chủ động Mặt khác việcthiếu vốn sẽ dẫn tới việc phải vay vốn từ nhiều phía và phải trả lãi xuất cho cáckhoản vay đó Chính vì vậy dẫn tới nhiều chi phí không cần thiết.

3.1.3.Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong các hoạt động nhập khẩu

Thông tin có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, nhất là trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu Nếu thôngtin kịp thời, chính xác sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phươnghướng kinh doanh, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt và nghiêncứu đầy đủ hơn về môi trường kinh doanh Qua đó giúp cho doanh nghiệp có thểnắm bắt và vận dụng được những cơ hội kinh doanh tốt, phòng tránh được cácrủi ro Việc có được những thông tin đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho doanhnghiệp đưa ra những quyết định chính xác trong quản lý và nâng cao hiệu quảkinh doanh Do vậy, việc tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ sẽ tạo điềukiện đáp ứng kịp thời cho doanh nghiệp những thông tin trong kinh doanh, vàtiết kiệm các chi phí.

3.1.4 Nhân tố quản trị các hoạt động kinh doânh nhập khẩu của doanhnghiệp

Nhân tố quản trị có tác động tới hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp Công tác quản trị được tiến hành tốt sẽ giúp cho doanhnghiệp có hướng đi đúng, định hướng các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dàihạn hợp lý Từ đó làm cơ sở để đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.Một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp hợp lý không những giảmthiểu các chi phí không cần thiết trong quản lý mà còn là một nhân tố nâng caohiệu quả các hoạt động kinh doanh nhập khẩu Nếu doanh nghiệp có được mộtcơ cấu quản lý tối ưu sẽ xây dựng được và lựa chọn một cách hợp lý các phương

Trang 13

án huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào phục vụcho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

3.2.1 Nhân tố cạnh tranh

Nền kinh tế thị trường với nền kinh tế mở, khuyến khích sản xuất pháttriển kinh doanh ngày càng làm tăng mức độ ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranhđối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có khả năngcạnh tranh tốt, chiếm ưu thế trên thị trường, đảm bảo tốt về chất lượng lẫn giáthành sẽ chiếm vị trí cao trong thương trường và thu được nhiều lợi nhuận Vàngược lại doanh nghiệp nào không có khả năng cạnh tranh tốt trong thươngtrường thì sẽ có lợi nhuận thấp, kinh doanh không hiệu quả và dẫn tới tình trạngphá sản Đặc biệt, đối với các công ty tham gia các hoạt động kinh doanh quốctế thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt, bởi vì đó là một thị trường rất rộng lớn,nhiều chủng loại, mẫu mã đạp, giá thành rẻ,…Đứng trước một hợp đồng nhậpkhẩu một loại hàng hoá nào đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ xem nhậploại hàng hoá nào, mẫu mã, chất lượng và giá cả ra sao,… để từ đó có nhữngchiến lược cụ thể nhằm cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác trên thịtrường.

Cạnh tranh được xét theo hai góc độ: Cạnh tranh trong nội bộ ngànhtrong nước và cạnh tranh với đối thủ nước ngoài Trong cùng một thời điểm nhấtđịnh, nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một loại mặt hàng và tiêuthụ ở thị trường nội địa thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và khả năng tiêuthụ, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cácnhà sản xuất nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường nội địa cũng trở thànhmột đối thủ cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp trong nước Họ cạnh tranh bằnggiá cả, chất lượng, mẫu mã, uy tín… nhằm thu hút khách hàng, từ đó tạo ra việcgiảm doanh số tiêu thụ của các doanh nghiệp nội địa.

Để đảm bảo cạnh tranh tốt nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩucho các doanh nghiệp nhập khẩu thì chính bản thân các doanh nghiệp phảikhông ngừng nỗ lực vươn lên, tăng cường khả năng cạnh tranh của mình với cácđối thủ trong và ngoài nước Muốn như vậy thì ngay từ đầu, ngay từ khâu lựa

Trang 14

chọn lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp nên có hướng lựa chọn đúng đắn và tìmhiểu kỹ càng để có thể đưa ra các biện pháp cạnh tranh vừa lành mạnh vừa cóhiệu quả.

3.2.2 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị chi phí sản xuất củadoanh nghiệp với giá cả thị trường thế giới và dẫn tới tác động tương quan giữagiá xuất khẩu và giá nhập khẩu với khả năng cạnh tranh của công ty.

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, tức là đồng bản tệ có giá trịthấp đi so với đồng ngoại tệ Nếu không có các yếu tố khác ảnh hưởng sẽ làmcho giá cả của hàng nhập khẩu đắt hơn so với thực tế bởi vì trị giá đồng nội tệmà người nhập khẩu phải bỏ ra sẽ lớn hơn so với mức bình thường Việc tỷ giáhối đoái bị giảm xuống sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanhnhập khẩu Việc tăng thêm các khoản chi phí bằng đồng ngoại tệ để nhập khẩucác loại hàng hoá tiêu dùng hay nguyên vật liệu sản xuất, các nhà kinh doanhnhập khẩu buộc phải tăng chi phí kinh doanh Hơn nữa, nếu tăng chi phí sẽ làmgiảm cầu trên thị trường và khách hàng sẽ chuyển sang dùng các loại hàng hoácó thể thay thế khác, dẫn tới việc tồn đọng, khó tiêu thụ của các loại hàng hoánhập khẩu Xét về hiệu quả kinh tế xã hội, việc giảm tỷ giá hối đoái sẽ là mộtthuận lợi cho các nhà kinh doanh xuất khẩu do có thể thu về một lượng ngoại tệcó giá trị so với đồng nội tệ lớn hơn mức bình thường.

Ngược lại khi tỷ giá hối đoái tăng lên, nghĩa là đồng nội tệ sẽ có giá trịtăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu không có các yếu tố khác ảnh hưởng thì sẽ làmột thuận lợi cho các nhà kinh doanh nhập khẩu nhưng lại là một bất lợi cho cácnhà kinh doanh xuất khẩu.

3.2.3 Thuế nhập khẩu

Có nhiều cách đánh thuế khác nhau như: tính và thu một số tiền nào đóđối với mỗi một đơn vị hàng hoá hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm(%) đối với tổnggiá trị hàng hoá hoặc cũng có thể kết hợp cả hai biện pháp trên.

Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu là nhằm phát triển và bảo vệ sảnxuất trong nước, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia Ngoài ra nó có vai trò

Trang 15

rất quan trọng trong việc bảo hộ các ngành còn non trẻ, chưa có khả năng cạnhtranh trên thương trường quốc tế Thuế nhập khẩu sẽ làm cho giá trị của hànghoá nhập khẩu trên thị trường trong nước sẽ lớn hơn rất nhiều so với giá thực tế,chính điều này đã làm cho hàng hoá tự lựa chọn người tiêu dùng trong nước.Điều này dẫn đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng hoánhập khẩu.

3.2.4.Hạn ngạch

Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trịmột mặt hàng nào đó được nhập khẩu trong một thời gian nhất định( thường làmột năm) Hạn ngạch nhập khẩu thường đưa đến tình trạng hạn chế số lượngnhập khẩu và ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá Do việc hạn chế số lượngnhập khẩu của hạn ngạch, các nhà sản xuất trong nước sẽ thực hiện một quy môsản xuất với hiệu quả thấp hơn so với điều kiện thương mại tự do Đối với cảchính phủ và các doanh nghiệp thì hạn ngạch sẽ giúp cho việc xác định trước sốlượng nhập khẩu.

Hạn ngạch nhập khẩu có tác động tương đối giống với thuế quan nhậpkhẩu tức là do hạn ngạch nên giá cả của hàng nhập khẩu sẽ tăng lên Hạn ngạchcó tác động khác thuế quan ở hai điểm:

_ Thứ nhất, chính phủ sẽ bị thất thu ngân sách từ các khoản thuế nhậpkhẩu do việc nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó có giới hạn Giá cả của hànghoá nhập khẩu tăng lên là do mức độ khan hiếm của hàng hoá trên thị trường,người được hưởng lợi lại là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

_ Thứ hai, hạn ngạch có thể làm cho các doanh nghiệp kinh doanh nhậpkhẩu biến thành những nhà độc quyền Và do đó họ có thể áp dụng chế độ giáđộc quyền và hưởng lợi nhuận không chính đáng.

Hạn ngạch làm hạn chế số lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp Vớimức cung thấp, giá cân bằng sẽ cao hơn trong điều kiện thương mại tự do Vìvậy, nếu tính về kết quả thu được từ việc bán một đơn vị hàng hoá nhập khẩu ởthị trường nội địa thì các doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh khá cao Tuynhiên, đó là xét theo góc độ lợi ích trước mắt, về lâu dài thì không có lợi cho

Trang 16

doanh nghiệp vì quy mô của doanh nghiệp không thể phát triển một cách tối đađược Hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu, từ đó các doanhnghiệp có thể tự chủ đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm nâng cao đếnmức tối đa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

3.2.5 Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng

Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đang ngày càng khẳng định đượcvai trò và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong cáchoạt động ngoại thương Sự phát triển nhanh chóng, hiện đại của hệ thống ngânhàng có tác dụng rất lớn đến việc quản lý, cung cấp vốn, thanh toán của doanhnghiệp Các quan hệ uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng đã tạo điều kiệncho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bảo đảm về mặt lợiích Đồng thời, do có lòng tin với ngân hàng mà các doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh, cho vay với khối lượngvốn lớn đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của mình, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.

3.2.6 Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải và liên lạc

Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải có ảnhhưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Nó đãđơn giản hoá thủ tục, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn của công tác xuất nhậpkhẩu.

Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải là điều kiện thuận lợiđể vân chuyển hàng hoá, hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bỗ xếp,…góp phần đẩy nhanh hoàn thành các khâu của quá trình nhập khẩu Điều này còncó thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn kinh doanh, giảmcác chi phí hao hụt không cần thiết.

3.2.7 Ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ

Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu vàchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra việc ổn định và hoàn thiệncác chính sách cũng là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp với các công ty của nước ngoài.

Trang 17

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinhdoanh nhập khẩu thì chính sách tỷ giá cuả chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả kinh doanh Việc ổn định tỷ giá luôn được coi là phương hướng thíchhợp cho mọi chính sách kinh tế đối ngoại cũng như trong nước

Chính sách tài chính tín dụng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanhnghiệp nhập khẩu Hệ thống tín dụng ở Việt Nam hiện nay được phát triển theohướng đa dạng hoá, đa thành phần Hệ thống tín dụng này có thể đáp ứng mọinhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế Do đó, nếu tỷ lệ lãi xuất ổn định,hợp lý thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư đểphát triển sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu tỷ lệ lãi xuất của ngân hàngkhông ổn định sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải đắn đo trong việc vay vốnkinh doanh, dẫn đến lỡ mất cơ hội kinh doanh, không phát triển.

Ngoài ra còn có rất nhiều các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và giántiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiêp trong nước nói chung và cácdoanh nghiệp nhập khẩu nói riêng như: thuế quan, hạn ngạch, kế hoạch pháttriển của quốc gia,…

 Kết luận:

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng của rất nhiềuyếu tố Các yếu tố này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệptheo hai chiều tích cực và tiêu cực Điều quan trong đối với doanh nghiệp là phảihạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực và phát huy triệt để các mặt tác động tíchcực.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu cao nhất mà các doanhnghiệp hướng tới Vì vậy nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu,phát huy hết khả năng để đạt được mục tiêu đó.

4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

4.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp

4.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng

4.1.1.1 Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Trang 18

 HNK= QNK/ CNK HNK= QNK- CNK

HNK: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

QNK: Kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩuCNK: Chi phí của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu

4.4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu

TSLNNK= TLNNK/ TDTNK

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu được tính bằngcách lấy Lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng doanh thu của cáchoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu của doanhnghiệp sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

4.1.1.3 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu

TSLNNK= TLNNK/ TCFNK

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu được tính bằng cáchlấy lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng chi phí của các hoạtđộng nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí của doanh nghiệp sẽthu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

4.1.1.4 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu

TSLNNK= TLNNK/ VKDNK

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu được tínhbằng cách lấy lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng vốn kinhdoanh của các hoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

4.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh số lượng

_ Tổng doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu

Trang 19

_ Tổng chi phí bỏ ra để thu được doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu_ Tổng lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu

 Giá trị của các chỉ tiêu trên càng lớn thì hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

4.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động(HVLĐ) của các hoạt động kinh doanhnhập khẩu

HVLĐ= DT/ VLĐBQ

Chỉ tiêu này nhằm xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trongcác hoạt động kinh doanh nhập khẩu

4.2.3 Năng suất lao động của các hoạt động nhập khẩu

_ NSLĐ theo doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này đượctính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho số lao động trong cùng một thờiđiểm Nó cho biết vào thời điểm đó, một lao động của công ty sẽ tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu

_ NSLĐ theo lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này đượctính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho số lao động trong cùng một thờiđiểm Nó cho biết vào thời điểm đó, một lao động của công ty sẽ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận

Trang 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀHIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P

I KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨUCỦA CÔNG TY 4P:

Sau hơn bốn năm thành lập và phát triển, công ty TNHH 4P đã đạt đượcrất nhiều thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu của mình Điều này không những được thể hiện thông qua các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty mà còn được thể hiệnthông qua việc tăng cả về chất lẫn về lượng của quy mô kinh doanh nhập khẩucủa công ty Đặc biệt là trong năm 2003, khi mà Việt Nam đã và đang từng bướcgia nhập AFTA Trong thời kỳ này, bên cạnh việc không ngững tăng mạnh sốlượng nhập khẩu các mặt hàng truyền thống như: Linh kiện điện tử, linh kiệnmáy tính công ty còn tham gia kinh doanh thêm một số mặt hàng đang đượcphát triển trên thị trường trong nước, đó là các loại điện thoại di động, các loạichuông báo động.

Có thể nói, kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH4P thật đáng khích lệ Tổng doanh thu, tổng kim ngạch nhập khẩu, lợi nhuận,nguồn thu cho ngân sách nhà nước,… không ngừng tăng qua các năm Chúng tacó thể xem xét thông qua bảng sau:

Bảng 1 : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của 4P:

Trang 22

Sau gần 5 năm thành lập và phát triển, đến nay công ty TNHH 4P đã cóđược một số những thành tựu đáng khích lệ như sau:

_ Công ty đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh XNK trên thị trườngcủa nước ta Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng qua cácnăm, lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển theo chiềuhướng tích cực, đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty không ngừngđược cải thiện.

_ Công ty đã và đang tạo dựng cho mình một mối quan hệ vững chắc vớicác bạn hàng trong và ngoài nước Đây là một vấn đề rất quan trọng và nó ảnhhưởng trực tiếp tới các hoạt động của công ty và nó là yếu tố quyết định tới sựthành công trong thời gian qua và trong tương lai.

_ Công ty đã tổ chức được một đội ngũ cán bộ và công nhân đầy nhiệttình và có trình độ Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, công ty đã có 29 cán bộ cótrình độ đại học, 30 cán bộ có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp và 66 công nhânđã qua các lớp sơ cấp Đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể công ty.

_ Lượng vốn lưu động của công ty không ngừng tăng lên, làm tăng vòngquay của vốn lưu động, tránh tình trạng ứ đọng vốn, giảm thiểu các thiệt hạikhông cần thiết

_Công ty đã và đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, từng bước thâmnhập vào các thị trường tiềm năng đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trườngcủa nước ta

_ Sự đóng góp của công ty vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nướccũng là một trong những thành công đáng khích lệ của công ty thông qua cáckhoản đóng góp cho ngân sách, thu hút lao động, cung cấp các loại sản phẩmphuc vụ đời sống nhân dân.

_ Công ty đã tận dụng và xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn hàng vàvới các nhà cung cấp Tất cả các nhà cung cấp của công ty đều là những công tythuộc khu vực ASEAN nên công ty đã tranh thủ nhận được sự ủng hộ của họ.

Trang 23

Tuy nhiên bên cạnh đó công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do nhiềunguyên nhân đem đến Những khó khăn này đã gây rất nhiều trở ngại cho côngty trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Những khó khăn đóbao gồm:

_ Một trong những khó khăn nổi bật của công ty là hiện tượng thiếu vốn,do nguồn vốn của công ty còn nhiều hạn chế nên công ty còn phải dựa nhiều vàocác khoản vốn vay và từ đó dẫn đến tình trạng phải bỏ ra những khoản chi phíkhông cần thiết Ngoài ra việc huy động các nguồn vốn vay còn có nhiều khókhăn và hạn chế do phải thực hiện các thủ tục rườm rà, điều này thường xuyêndẫn đến các tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của công ty.

_Chính sách và những quy định về pháp luật của nước ta còn nhiều bấtcập chưa được giải quyết kịp thời, sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ củaChính phủ chưa được thoả đáng.

_ Đội ngũ cán bộ tuy có sức trẻ và lòng nhiệt tình, song về kinh nghiệmthì còn nhiều hạn chế Nhất là trong hoạt động nhập khẩu và đối ngoại mà đâylại là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty Chính vì thế mà công tychưa thể phát huy hết những khă năng vốn có.

_ Năm 2003 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất, song nhưvậy vẫn chưa đủ đáp ứng với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty Mục tiêu trong thời gian tới của công ty là sẽ đầu tư thêm một số dây chuyềnsản xuất để thay thế dây chuyền cũ đã lạc hậu và kém hiệu quả.

_ Công ty chưa đáp ứng được các điều kiện cạnh tranh, đặc biệt là trongquá trình đất nước đang chuẩn bị gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA Hiệnnay lộ trình cắt giảm thuế gia nhập AFTA của nước ta đang tiến hành từng ngàytừng giờ, điều này tạo điều kiện cho công ty trong những hợp đồng ngoạithương, tuy nhiên nó lại đòi hỏi công ty phải có một khả năng cạnh tranh rất cao,trong khi cơ sở vật chất, khả năng về vốn của công ty còn nhiều khiêm tốn.

Với những khó khăn hạn chế trên, các hoạt động kinh doanh quốc tế củacông ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn và nhiều khi không thể phát huy hếtnhững khả năng vốn có của mình.

Trang 24

II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨUCỦA CÔNG TY 4P

1.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

1.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng

1.1.1.1 Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Đây là chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củadoanh nghiệp, nó được xác định thông qua tổng kết quả đạt được của các hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu và tổng chi phí để đạt được kết quả đó Do vậy, đểxác định được chỉ tiêu này chúng ta cần tính toán các chỉ tiêu về kết quả đạtđược và chi phí để đạt được kết quả đó.

Bảng2: Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

n v : t ngĐơn vị: tỷ đồng) ị: tỷ đồng) ỷ đồng) đồng)

NămChỉ tiêu

Tổng doanh thu 41,4045,4871.907Tổng chi phí40,47744,05268,602

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P)

Năm 2003 là một mốc quan trọng đánh dấu một bước ngoặt thay đổi vềchất lẫn về lượng tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty Từ thời điểm nàycông ty đã có quy mô kinh doanh lớn hơn, hình thức hoạt động đa dạng và đặcbiệt là có tính độc lập tự chủ trong kinh doanh.

 HNK= QNK/ CNK ( Tương đối)

Đây là phương pháp tính hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thông qua việctính toán thương số giữa tổng kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanhnhập khẩu với tổng các chi phí để đạt được kết quả đó Yêu cầu của chỉ tiêu nàylà phải >1 và càng lớn càng tốt.

HNK2001= 41,4/ 40,477= 1,023HNK2002= 45,48/ 44,052= 1,032

Trang 25

 HNK= QNK- CNK ( Tuyệt đối)

Đây là phương pháp tính hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bằng cách tínhlợi nhuận ròng của các hoạt động nhập khẩu Theo các số liệu từ bảng trên ta có:

HNK2001= 41,4- 40,477= 0,932 (tỷ đồng)HNK2002= 45,48- 44,052= 1,428 (tỷ đồng)HNK2003= 71,907- 68,602= 3,305 (tỷ đồng)

Như vậy ta thấy lợi nhuận ròng của công ty trong các năm qua phát triểnkhá nhanh và ổn định, đặc biệt là vào năm 2003 Có được kết quả này la do năm2003 công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh Ngoài ra thì năm 2003 là năm màViệt Nam áp dụng thuế suất ưu đãi AFTA cho các mặt hàng linh kiện điện tửnên công ty có rất nhiều thuận lợi từ các khoản thuế.

1.1.1.2 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu

Bảng3: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thunhập khẩu

n v : t ngđơn vị: tỷ đồng) ị: tỷ đồng) ỷ đồng) đồng)

NămChỉ tiêu

Tổng lợi nhuận nhập khẩu 0.9231.4283.305

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của 4P: - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của 4P: (Trang 21)
Bảng3: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 3 Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu (Trang 25)
Bảng4: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 4 Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu (Trang 26)
Bảng5: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 5 Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh (Trang 27)
Bảng6: Doanh thu của công ty qua các năm - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 6 Doanh thu của công ty qua các năm (Trang 29)
Bảng7: Lợi nhuận của công ty qua các năm - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 7 Lợi nhuận của công ty qua các năm (Trang 29)
Bảng8: Các chỉ tiêu tính mức sinh lợi của vốn lưu động - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 8 Các chỉ tiêu tính mức sinh lợi của vốn lưu động (Trang 30)
Bảng 10: Tổng kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH 4P: - 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Bảng 10 Tổng kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH 4P: (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w