Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt.doc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước là đưa ta trở thành một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, xã hội công bằng và văn minh Muốn làm được điều đó thì yếu tố trước hết và cần thiết đó là phải có một nền kinh tế phát triển Với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong những năm qua chúng ta đã tạo được những bước phát triển lớn trong quá trình xây dựng kinh tế đất nước Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả Một trong những thành phần kinh tế đó là loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), loại hình công ty này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh Hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng tiền rất lớn Song để tồn tại trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi trước hết phải làm tốt công tác sản xuất kinh doanh của mình nhằm trước hết đạt được mục đích kinh doanh là sản xuất kinh doanh phải có lãi và sau đó thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như: Công tác quản lý lãnh đạo; giá cả hàng hoá mua vào, bán ra; môi trường sản xuất kinh doanh; nhu cầu của thị trường ; công tác hạch toán kế toán v.v
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt
là trong điều kiện kinh tế thị trường Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản phẩm dịch
vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi sản xuất caí gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? còn phải biết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới mong thu được lợi nhuận Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bao
Trang 2giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể.
Sở dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) mà nói rộng ra là hiệu quả kinh doanh vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc luôn có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay hiệu quả kinhdoanh đối với các doanh nghiệp được quan tâm hàng đầu Đốivới các doanh nghiệp đây là vấn đề khó khăn chưa được giảiquyết triệt để Để giải quyết nó không những phải có kiến thứcnăng lực mà cần có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệm sựnhạy bén với thị trường
Trước yêu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủnhiệm khoa QTKDCN & XDCB trường Đại học Kinh tế quốcdân và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Việt Trung Tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn"
Nội dung đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
-Phần một : Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
-Phần hai : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của
Công ty TNHH Việt Trung-Phần ba : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty TNHH Việt Trung
Trang 3Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy các
cô và bạn đọc để bài viết này của tôi được hoàn thiện hơn.
Sv: Ngô Văn Thìn
Trang 41- Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh
doanh trong doanh nghiệp.
1.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất vớimột chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước
đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh
là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quảkinh doanh Tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa
ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh Dưới đây
là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệuquả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêuthụ hàng hoá" (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bảnThống kê 1998) Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồngnhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
Trang 5Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh cóthể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụngcác nguồn lực sản xuất Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinhdoanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm nàycũng có hiệu quả Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuấtkinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phíđầu vào của sản xuất.
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh làquan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăngthêm của chi phí", (Kinh tế thương mại dịch vụ - Nhà xuất bảnThống kê 1998) Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ
sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ
ra để có được kết quả đó Nhưng xét trên quan niệm của triếthọc Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc
có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ.Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sựliên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn Chúng trực tiếp hoặcgián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi.Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ
sở so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm củachi phí, và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết quảban đầu Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quảcủa phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được
Trang 6toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được
đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kếtquả đó", (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống kê1998) Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan
hệ bản chất của hiệu quả kinh tế Nó gắn được kết quả với toàn
bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu
tố sản xuất kin doanh Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánhđược tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí Đểphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố địnhmột trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra,nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạnh thái tĩnh màluôn biến đổi và vận động
Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức
độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, chorằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sốngcủa mọi người trong doanh nghiệp", (Kinh tế thương mại dịchvụ-Nhà xuất bản Thống kê 1998) Quan điểm này có ưu điểm
là bám sát mục tiêu tinh thần của nhân dân Nhưng khó khăn ởđây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng là rất đadạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ
Trang 7tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sốngnhân dân.
Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉtiêu kinh tế-xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặccác quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnhvực kinh doanh và tại mọi thời điểm Bất kỳ các quyết định cầnđạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải phápthực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sựtất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể",(GS Đỗ Hoàng Toàn-Những vấn đề cơ bản của quản trị doanhnghiệp-Nhà Xuất Bản Thống kê,1994)
Theo quan điểm này hiệu quả ở đây hiểu trên một số nộidung sau:
+ Hiệu quả là kết quả hoạt động thực tiễn của con người+ Biểu hiện của kết quả hoạt động này là các phương ánquyết định
+ Kết quả tốt nhất trong điều kiện cụ thể
Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quảkinh doanh hoàn chỉnh chúng ta phải xuất phát tư luận điểm củatriết học Mác - Lênin và những luận điểm của lý thuyết hệthống
Trang 8Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu được thẩm định bởi thịtrường, là tiêu chuẩn xác định phương hướng hoạt động củadoanh nghiệp.
Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực) vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh để có được kết quả cao nhất với chiphí thấp nhất
T khái ni m n ycó th ừ khái niệm nàycó thể đưa ra công thức chung ệm nàycó thể đưa ra công thức chung àycó thể đưa ra công thức chung ể đưa ra công thức chung đưa ra công thức chunga ra công th c chungức chung ánh giá hi u qu kinh doanh l :
để đưa ra công thức chung đ ệm nàycó thể đưa ra công thức chung ả kinh doanh là: àycó thể đưa ra công thức chung
* E : Hiệu quả kinh doanh
* C : Chi phí yếu tố đầu vào
* K : Kết quả nhận đượcKết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổngsản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp Cònyếu tố đầu vào bao gồm: lao động đối tượng lao động, vốn chủ
sở hữu và vốn vay
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (mức sinh lời) củacác yếu tố đầu vào được tính cho tổng số và riêng cho giá trị giatăng Công thức này cho biết cứ một đơn vị đầu vào được sửdụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra
Trang 9Công thức (2) được tính nghịch đảo của công thức (1)phản ánh suất hao phí các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có mộtđơn vị kết quả đầu ra thì cần có bao nhiêu đơn vị yếu tố đầuvào.
1.2 Bản chất đặc điểm và và cách phân loại hiệu quả kinh doanh.
1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bảnchất của hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh phản ánhđược tình hình sử dụng các nguần lực của doanh nghiệp để đạtmục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củamọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận
1.2.2 Đặc điểm của phạm trù hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánhgiá Sở dĩ như vậy vì ở khái niệm này cho ta thấy hiệu quả sảnsuất kinh doanh được xác định bởi mối tương quan giữa hai đạilượng là kết quả đầu ra và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó
mà hai đại lượng này đều khó xác định
Về kết quả, chúng ta ít xác định được chính xác kết quả
mà doanh nghiệp thu được Ví dụ như kết quả thu được của
Trang 10hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của thước đo giá trị đồngtiền- với những thay đổi trên thị trường của nó.
Về chi phí cũng vậy việc xác định đại lượng này không dễdàng Vì chi phí cũng chịu ảnh hưởng của đồng tiền hơn thếnữa có thể một chi phí bỏ ra nhưng nó liên quan đến nhiều quátrình trong hoạt động kinh doanh thì việc bổ xung chi phí chotừng đối tượng chỉ là tương đối, và có khi không phải chỉ là chiphí trực tiếp mang lại kết quả cho doanh nghiệp mà còn rấtnhiều chi phí gián tiếp như: giáo dục, cải tạo môi trường, sứckhoẻ có tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, các chi phí đó rất khó tính toán trong quá trìnhxem xét hiệu quả kinh tế
2 Phân loại của hiệu quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanhđược biểu hiện dước các dạng khác nhau Mỗi dạng có nhữngđặc trưng và ý nghĩa cụ thể hiệu quả theo hướng nào đó Việcphân chia hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau cótác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh Nó là cơ
sở để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để
từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp
a) Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân.
Trang 11Hiệu quả tài chính còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanhhay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả xem xét trong phạm vidoanh nghiệp Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ lợi íchkinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanhnghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó Hiệu quả tàichính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhàđầu tư Biểu hiện chung của hiệu quả doanh nghiệp là lợi nhuận
mà mỗi doanh nghiệp đạt được Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quảnày là lợi nhuận cao nhất và ổn định
Hiệu quả kinh tế quốc dân hay còn gọi là hiệu kinh tế xãhội tổng hợp xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Hiệu quảkinh tế quốc dân mà doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tếquốc dân là sự đóng góp của doanh nghiệp vào phát triển xãhội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm,tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động
Hiệu quả tài chính là mối quan tâm của các doanh nghiệphoặc các nhà đầu tư Hiệu quả kinh tế quốc dân mối quan tâmcủa toàn xã hội mà đại diện là nhà nước Hiệu quả tài chínhđược xem xét theo quan điểm doanh nghiệp, hiệu quả kinh tếquốc dân xem xét theo quan điểm toàn xã hội Quan hệ giữahiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân là mối quan hệgiữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhânvới lợi ích tập thể và toàn xã hội Đó là quan hệ thống nhất cómâu thuẫn Trong quản lý kinh doanh không những cần tính
Trang 12hiệu quả tài chính doanh nghiệp mà còn phải tính đến hiệu quảkinh tế xã hội của doanh nghiệp đem lại cho nền kinh tế quốcdân Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ đạt được trên cơ sở hoạtđộng có hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Cácdoanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội đóchính là tiền đề cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Đểdoanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội nhà nướcphải có chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích xã hội vớilợi ích doanh nghiệp và lợi ích cá nhân.
b) Hiệu quả chi phí xã hội
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môitrường và thị trường kinh doanh của nó Doanh nghiệp nàocũng căn cứ vào thị trường để giải quyết các vấn đề then chốt:Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh củamình trong điều kiện cụ thể về tài nguyên trình độ trang thiết bị
kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý lao động quản lý kinh doanh
Họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định vàngười nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với giá caonhất Tuy vậy khi đưa hàng hoá của mình ra thị trường, họ chỉ
có thể bán sản phẩm của mình theo giá thị trường nếu chấtlượng sản phẩm của họ là tương đương Bởi vì thị trường chỉchấp nhận mức hao phí xã hội cần thiết trung bình để sản xuất
ra một đơn vị hàng hoá Quy luật giá trị đặt tất cả các doanh
Trang 13nghiệp với một mức chi phí khác nhau trên cùng một mặt bằngtrao đổi, thông qua mức giá cả thị trường.
Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí xã hội, nhưng tại mỗidoanh nghiệp chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh doanh, thìhao phí lao động xã hội thể hiện dưới dạng cụ thể:
- Giá thành sản xuất
- Chi phí sản xuất
Bản thân mỗi loại chi phí lại được phân chia chi tiết hơn.Đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá tổnghợp các chi phí trên đây, và cần thiết đánh giá hiệu quả của từngloại chi phí
c) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là hai hình thứcbiểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí Trong đó hiệuquả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.Hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí
Trong công tác quản lý kinh doanh việc xác định hiệu quảnhằm mục tiêu cơ bản:
+ Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lựctrong hoạt động kinh doanh
+ Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khácnhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể đó để lựa chọnphương án tối ưu nhất
Trang 14Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra
để thực hiện một phương án quyết định nào đó Để biết rõ chiphí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể
là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra thực hiện phương án hay quyếtđịnh kinh doanh phương án đó không Vì vậy, trong công tácquản lý kinh doanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí, dù mộtphương án lớn hay một phương án nhỏ đều cần phải tính hiệuquả tuyệt đối
d) Hiệu quả trước mắt và lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời giandài hay ngắn mà người ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quảtrước mắt và hiệu quả lâu dài Lợi ích trong hiệu quả trước mắt
là hiệu quả xem xét trong thời gian ngắn Hiệu quả lâu dài làhiệu quả dược xem xét đánh giá trong một khoảng thời gian dài.doanh nghiệp cần phải xem xét thực hiện các hoạt động kinhdoanh sao cho nó mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dàicho doanh nghiệp Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợiích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hạiđến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
Trang 153 Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
3.1 Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của kinh doanh.
Mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp là tạo
ra lợi nhuận , tối ưu hoá lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có
Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp sử dụng nhiều phươngpháp khác nhau Trong đó hiệu quả kinh doanh là một trongnhững mục đích mà nhà quản lý kinh tế kinh doanh muốn vươntới và đạt tới Việc xem xét, đánh giá tính toán hiệu quả kinhdoanh không chỉ cho biết sử dụng các nguồn lực vào các hoạtđộng kinh doanh ở mức độ nào mà còn cho phép nhà quản trịphân tích tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp quản trịkinh doanh thích hợp trên cả hai phương diện: tăng kết quả vàgiảm chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh Bản chất của hiệu quả kinh doanh chỉ rõ trình độ sửdụng nguồn lực vào kinh doanh: trình độ sử dụng nguồn lựckinh doanh càng cao, các doanh nghiệp càng có khả năng tạo rakết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăngcủa kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng của việc sử dụng nguồnlực đầu vào Do đó, trên phương diện lý luận và thực tiễn phạmtrù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc
so sánh đánh giá phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối
ưu nhất đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục
Trang 16những là mục tiêu mục đích của các nà kinh tế, kinh doanh màcòn là một phạm trù để phân tích đánh giá trình độ dụng cácyếu tố đầu vào nói trên.
3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu kinh doanh.
Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Kinh doanhcho ai? chi phí bao nhiêu? Câu hỏi này sẽ không thành vấn đềnếu nguồn lực đầu vào của sản xuất kinh doanh là không hạnchế; người ta sẽ không cần nghĩ tới vấn đề sử dụng tiết kiệm vàhiệu quả các nguồn đầu vào nếu nguồn lực là vô tận Nhưngnguồn lực kinh doanh là hữu hạn Trong khi đó phạm trù nhucầu con người là phạm trù vô hạn: không có giới hạn của sựphát triển các nhu cầu - hàng hoá dịch vụ cung cấp cho conngười càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng càngcao càng tốt Do vậy, của cải càng khan hiếm lại càng khanhiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt đối và nghĩa tương đối của nó.Khan hiếm nguồn lực đòi hỏi bắt buộc con người phải nghĩ đếnviệc lựa chọn kinh tế, khan hiếm càng tăng nên dẫn tới vấn đềlựa chọn tối ưu ngày càng đặt ra nghiêm túc và ngay gắt Thực
ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần để lựa chọn kinh tế, nóbắt buộc lựa chọn con người phải lựa chọn kinh tế Chúng tabiết rằng lúc đầu dân cư còn ít mà của cải trên trái đất cònphong phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thác và sử dụng: lúc đó conngười chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng Điều kiện đủ cho
Trang 17việc lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển nhân loại thì càngngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp sản xuất kinhdoanh Vì vậy, cho phép cùng một nguồn lực đầu vào nhất địnhngười ta làm nhiều công việc khác nhau Điều này cho phép cácdoanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn kinh tế tối
ưu Sự lựa chọn này sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quảkinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất Giai đoạnphát triển theo chiều rộng nhường chỗ cho phát triển theo chiềusâu: sự phát triển theo chiều sâu nhờ vào nâng cao của hiệu quảkinh doanh
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khảnăng sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạtđược sự lựa chọn tối ưu Trong điều kiện khan hiếm nguồn lựcthì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn đặt
ra đối với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt độngkinh doanh
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong
cơ chế kinh tế khác nhau là không giống nhau: Trong cơ chếkinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc lựa chọn kinh tế thườngkhông đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi quyết định kinh tế sảnxuất cái gì?sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đều được giảiquyết ở trung tâm duy nhất Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiếnhành các hoạt động của mình theo sự chỉ đạo từ một trung tâm
Trang 18vì vậy mục tiêu cao nhất của các đơn vị này là hoàn thành kếhoạch nhà nước giao Do hạn chế nhất định của cơ chế kếhoạch hoá tập trung cho nên không những các đơn vị kinh tế cơ
sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà trong nhiềutrường hợp các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọigiá
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trườngcạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiệntồn tại của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuấtcái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ
sở quan hệ - cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh doanh củamình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít,không có lãi sẽ đi đến phá sản doanh nghiệp Do đó mục tiêu lợinhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất,mang tính sống còn của doanh nghiệp
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệpphải cạnh tranh để tồn tại và phát triển Môi trường cạnh tranhcàng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có những doanh nghiệpvẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít doanhnghiệp bị thua lỗ, giải thể, phá sản Để đứng vững trên thịtrường các doanh nghiệp luôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi
Trang 19phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệptrên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận Các doanh nghiệpthu được lợi nhuận càng cao càng tốt Như vậy, để đạt đượchiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn làvấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thànhvấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 Nhóm nhân tố chủ quan.
4.1.1 Lực lượng lao động.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượnglao động tác động trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh theo cáchướng sau:
- Trình độ lao động: Nếu lực lượng lao động của doanhnghiệp có trình độ tương ứng sẽ góp phần quan trọng vận hành
có hiệu quả yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp
- Cơ cấu lao động: nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao độnghợp lý phù hợp trước hết nó góp phần vào sử dụng có hiệu quảbản thân các yếu tố lao động trong quá trình sản xuất kinhdoanh, mặt khác nó góp phần tạo lập và thường xuyên điềuchỉnh mối quan hệ tỷ lệ hợp lý, thích hợp giữa các yếu tố trongquá trình kinh doanh
Trang 20- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm, kỷ luật của người laođộng Đây là yếu tố cơ bản quan trọng để phát huy nguồn laođộng trong kinh doanh Vì vậy chúng ta chỉ có thể đạt đượchiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chừng nào chúng tatạo được đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suấtcao.
4.1.2 Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nhân tố này tác động vào hiệu quả kinh doanh theo cáchướng sau:
- Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra cơ hội đểnắm bắt thông tin trong quá trình hoạch định kinh doanh cũngnhư trong quá trình điều chỉnh, định hướng lại hoặc chuyểnhướng kinh doanh
- Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động đến việc tiết kiệm chiphí vật chất trong quá trình kinh doanh làm cho chúng ta sửdụng một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trìnhkinh doanh
- Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹthuật: Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹthuật sẽ tạo ra đa ngành nghề kinh doanh
Trang 214.1.3 Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin của doanh nghiệp
Thông tin ngày nay được coi là đối tượng lao động củacác nhà kinh doanh, và nền kinh tế thị trường là kinh tế thôngtin hàng hoá Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnhtranh trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, các doanhnghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường, người mua ,người bán, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung-cầu hàng hoá, giácả Không những thế, doanh nghiệp rất cần hiểu biết thànhcông và thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế,các chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liênquan đến thị trường của doanh nghiệp
Thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc cho doanhnghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiếnluợc kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chương trìnhkinh doanh ngắn hạn Nếu doanh nghiệp không quan tâm đếnthông tin, không thường xuyên lắm bắt thông tin kịp thời thìdoanh nghiệp dễ đi đến thất bại
Trong kinh doanh nếu biết mình biết người, lắm đượcthông tin về đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp mới cónhững biện pháp thích hợp để dành thắng lợi trong kinh doanh
và thu lợi nhuận cao bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và pháttriển
Trang 22Một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị doanhnghiệp hiện nay là làm sao tổ chức được hệ thống thông tin củadoanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu thôngtin.
4.1.4 Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Trong kinh doanh nhân tố quản trị kinh doanh có vai trò
vô cùng quan trọng: Quản trị doanh nghiệp có vai trò địnhhướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạt độngkinh doanh, xác định chiến lược kinh doanh, phát triển doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ
sở để đạt hiệu quả hoặc thất bại phi hiệu quả của doanh nghiệptrong kinh tế thị trường
Mọi nhân tố phân tích ở trên đều có tác động tích cực hoặctiêu cực đến hiệu quả kinh doanh thông qua hoạt động của bộmáy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ các cán bộ quản trị
Nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt các lãnh đạo doanhnghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quantrọng bậc nhất và có ý nghĩa duy trì thành đạt cho một tổ chứckinh doanh Trong các nhiệm vụ phải hoàn thành người cán bộdoanh nghiệp phải chú ý hai nhiệm vụ chủ yếu là:
- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năngđộng với chất lượng cao
Trang 23- Dìu dắt tập thể dưới quyền hoàn thành mục đích và mụctiêu một cách vững chắc ổn định.
Ở bất kì doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụthuộc lớn vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, nhận thức hiểubiết, trình độ đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định mụctiêu và phương hướng kinh doanh của những nhà lãnh đạodoanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tương quan giữahai đại lượng kết quả thu được và chi phí bỏ ra Cả hai đạilượng này phức tạp, khó tính toán và đánh giá một cách chínhxác Cùng với sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanhcàng ngày người ta càng tìm ra các phương pháp đánh giá vàxác định hai đại lượng này gần với giá trị thực của nó hơn.Trong cả hai đại lượng này xem xét trên phương diện giá trị vàgiá trị sử dụng tiêu thức lợi nhuận làm kết quả thì kết quả và chiphí đều có mối quan hệ biện chứng với nhau Có thể biểu diễnmối quan hệ đó như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Sự khó khăn trước hết biểu hiện ở hai quan niệm về haiyếu tố này, và cần chú ý rằng cái gì là lợi nhuận sẽ không là chiphí và ngược lại, cái gì coi là chi phí sẽ không là lợi nhuận
Có rất nhiều dẫn chứng chứng tỏ sự không thống nhấttrong quan điểm này Ví dụ như trước đây chúng ta quan niệmrằng thuế nằm trong phạm trù lợi nhuận là một phần lợi nhuận
Trang 24Ngày nay quan niệm này đã dần thay đổi: nhiều loại thuế coi làyếu tố cấu thành chi phí chứ không là lợi nhuận Vậy ảnhhưởng tính toán kinh tế đến hiệu quả hiệu quả kinh doanh chính
là nằm ở sự phức tạp trong quan niệm về hai yếu tố này
Mặt khác việc áp dụng toán kinh tế trong doanh nghiệpđối với việc xây dựng mô hình hoá các quá trình kinh doanh làcần thiết, nó là phần quan trọng giúp cho doanh nghiệp giảmđược chi phí và không lãng phí nguồn lực làm tăng hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp
4.2 Nhóm nhân tố khách quan.
Bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nào to hay nhỏ,suy cho cùng nó chỉ là một trong các phần tử cấu thành nềnkinh tế quốc dân hay trên phương diện rộng hơn trong hoàncảnh quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì doanh nghiệp có thểcoi là bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới Do đó, hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ môitrường bên ngoài Đó là tổng hợp các nhân tố khách quan tácđộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và cụ thể làtác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ở đâychúng ta đi xem xét một số nhân tố chủ yếu sau:
4.2.1 Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả củahoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường pháp lýlành mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh
Trang 25doanh thuận lợi và ngược lại nếu môi trường pháp lý không ổnđịnh sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, trở ngại vànhững rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình Môi trườngpháp lý gồm hệ thống các văn bản pháp luật do nhà nước đặt ra
- thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế vàcác thông lệ và luật lệ quốc tế - đối với các doanh nghiệp xuấtkhẩu Môi trường pháp lý tạo ra hành lang pháp lý cho doanhnghiệp hoạt động, mọi doanh nghiệp đều nằm trong hành lang
đó nếu lệch ra ngoài là phạm luật và bị sử lý Vì vậy, trong hoạtđộng kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chấp hành mọiquy định của Nhà nước và nếu doanh nghiệp hoạt động liênquan đến thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp không thểkhông nắm chắc và tuân thủ pháp luật nước đó và thông lệ quốctế
4.2.2 Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh tế bao gồmcác yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng thu nhậpquốc dân, lạm phát Các yếu tố này luôn là các nhân tố tácđộng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăngtrưởng kinh tế về cơ cấu ngành cơ cấu vùng Tình hình đó cóthể tạo nên sự hấp dẫn của thị trường Nếu tốc độ tăng trưởngkinh tế của đất nước cao và ổn định thì nó sẽ tạo ra một môi
Trang 26trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và sửdụng hiệu quả các nguồn lực của mình Còn ngược lại tăngtrưởng kinh tế của đất nước không ổn định và trì trệ kéo dài sẽảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhư thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng
bị lãng phí do không hiệu quả
Mức tăng thu nhập quốc dân cũng ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Mức tăng trưởng kinh tếcủa đất nước cao và ổn định tức là khả năng tiêu dùng thực tếcủa khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho thịtrường của doanh nghiệp được mở rộng và vấn đề mở rộng sảnxuất của doanh nghiệp được đặt ra Ngược lại thu nhập quốcdân thấp sẽ làm cho khả năng tiêu dùng giảm thị trường củadoanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất trì trệ, hàng sản xuất ra khôngtiêu thụ được
Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắcđến đời sống kinh tế của đất nước nói chung và hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nói riêng Tốc độ lạm phát của đấtnước được kìm chế thấp và ổn định sẽ làm cho giá trị đồng tiềntrong nước ổn định các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản suất kinhdoanh và đầu tư mở rộng sản xuất Mặt khác giá trị của đồngtiền trong nước ổn định cũng là cơ sở quan trọng để đánh giáchính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lạinếu tốc độ lạm phát cao sẽ làm cho người ta mất lòng tin vào
Trang 27đồng nội tệ và người ta không dám đầu tư vào sản xuất và tìmcác thoát li khỏi đồng nội tệ bằng cách mua ngoại tệ mạnh vàmua những tài sản có giá trị khác.
Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước cũng tác độnglớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trước hết cácchính sách kinh tế của nhà nước thể hiện vai trò của Nhà Nướctrong quản lý nền kinh tế quốc dân Nếu chính sách kinh tế củanhà nước đưa ra là phù hợp với các điều kiện thực tế thì sẽ gópphần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1 Các quan điểm cơ bản.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, và nó phản ánh trình
độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Do đó, khixem xét hiệu quả kinh doanh cần quán triệt một số quan điểmsau:
- Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinhdoanh trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanhphải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa Đảng và Nhà nước, trước hết thể hiện ở việc thực hiện cácchỉ tiêu pháp lệnh hay đơn đặt hàng của nhà nước giao chodoanh nghiệp hay là các hợp đồng kinh tế nhà nước đã ký kết
Trang 28với doanh nghiệp, vì đó là nhu cầu và là điều kiện đảm bảo cho
sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, của nền kinh tế hànghoá
Những nhiệm vụ kinh tế chính trị mà nhà nước giao chodoanh nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá,đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định việc sản xuất và bánnhững hàng hoá thị trường cần, nền kinh tế cần, chứ không phảihàng hoá bản thân doanh nghiệp có
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng caohiệu quả kinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh phảixuất phát và đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả nền kinh tế xãhội, của ngành, của địa phương và cơ sở Hơn nữa trong từngđơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coitrong tất cả các hoạt động, các lĩnh vực, các khâu của quá trìnhkinh doanh và phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ, các tácđộng qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thốngtheo mục tiêu đã xác định
- Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định mục tiêubiện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặcđiểm, điều kiện kinh tế xã hội của ngành, của địa phương củadoanh nghiệp trong từng thời kì Chỉ có như vậy, chỉ tiêu hiệu
Trang 29quả kinh doanh, phương án kinh doanh của doanh nghiệp mới
có đủ cơ sở khoa học thực hiện, đảm bảo lòng tin của người laođộng, hạn chế rủi ro, tổn thất
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giátrị để đánh giá hiệu quả kinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi khi tính toán đánh giá hiệu quảmột mặt phải căn cứ vào số lượng hàng hoá đã tiêu thụ và giá trịthu nhập của những hàng hoá đó theo giá cả thị trường, mặtkhác phải tính toán đủ chi phí đã chi ra để sản xuất và tiêu thụhàng hoá đó Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giátrị đó là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường Ngoài ra cònđòi hỏi các nhà kinh doanh phải tính toán đúng đắn hợp lýlượng hàng hoá mua vào cho quá trình kinh doanh tiếp theo.Điều đó còn cho phép đánh giá đúng đắn khả năng thoả mãnnhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ theo cả giá trị vàhiện vật tức là cả giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá mà thịtrường cần
2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách
so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế, chúng ta có thểlập được một bảng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Có thể phân các chỉ tiêu thành hainhóm chỉ tiêu đó là: nhóm các chỉ tiêu tổng hợp và nhóm cácchỉ tiêu bộ phận
Trang 30* Chỉ tiêu doanh lợi
Xét trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của các hoạtđộng kinh doanh, các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trịkinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp thì họ xem xét hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp thì họ đều quan tâm đến việc tínhtoán và đánh giá các chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của toàndoanh nghiệp
+ Ch tiêu doanh l i v n kinh doanh ỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh ợi vốn kinh doanh ốn kinh doanh
H ệ số doanh lợi Vốn kinh
doanh =
Lợi nhuận Vốn kinh doanh
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanhmang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
+ Ch tiêu doanh l i doanh thu:ỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh ợi vốn kinh doanh
H ệ số doanh lợi của
Lợi nhuận Doanh thu
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có
bao nhiêu đồng lợi nhuận:
+ Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí.
Hiệu quả sử dụng chi
Doanh thu Chi phí thường xuyên
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽmang về bao nhiêu đồng doanh thu
Trang 31* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận.
+ Hi u qu s d ng v n kinh doanh.ệm nàycó thể đưa ra công thức chung ả kinh doanh là: ử dụng vốn kinh doanh ụng vốn kinh doanh ốn kinh doanh
Số vòng quay của toàn
Doanh thu Vốn kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh
bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc
độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh
+ Hi u qu s d ng v n c ệm nàycó thể đưa ra công thức chung ả kinh doanh là: ử dụng vốn kinh doanh ụng vốn kinh doanh ốn kinh doanh ốn kinh doanh định.nh
Hiệu quả sử dụng tài sản
Lợi nhuận
(1) Vốn cố
Công thức (1) cho biết số tiền lãi trên một đồng vốn cốđịnh Công thức (2) cho biết để tạo ra một đồng lãi thì cần cóbao nhiêu đồng tài sản cố định
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Hi u qu s d ng v n l u ệm nàycó thể đưa ra công thức chung ả kinh doanh là: ử dụng vốn kinh doanh ụng vốn kinh doanh ốn kinh doanh ưa ra công thức chung động:ng:
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động =
Lợi nhuận Vốn lưu động
Trang 32Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinhdoanh trong một năm thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- S vòng luân chuy n c a v n l u ốn kinh doanh ể đưa ra công thức chung ủa vốn lưu động ốn kinh doanh ưa ra công thức chung động:ng
Số vòng luân chuyển của vốn lưu động
D oanh thu V
ốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động sẽ quay được baonhiêu vòng trong một năm
+ Hiệu quả sử dụng lao động.
- M c sinh l i c a m t lao ức chung ời của một lao động ủa vốn lưu động ộng: động:ng
Mức sinh lời của một lao
Lợi nhuận Tổng số lao động
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sử dụng trong doanhnghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong thời kì phântích
- Ch tiêu doanh thu bình quân m t lao ỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh ộng: động:ng
Doanh thu bình quân một
Doanh thu Tổng số lao động
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra baonhiêu đồng doanh thu trong một thời kì phân tích
Trang 333 Phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích.
Để phân tích xu hướng và mức ảnh hưởng của từng nhân
tố đến từng chỉ tiêu hiệu quả cần phân tích Trong cuốn luậnvăn này em sử dụng phương pháp so sánh và loại trừ
- Khi đánh giá mức độ biến động so với các chỉ tiêu đã dựkiến, trị số thực tế sẽ so sánh với mục tiêu
3.2 Phương pháp loại trừ.
Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cáchloại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác
Để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừảnh hưởng của nhân tố khác Muốn vậy có thể dựa trực tiếp vàomức biến động của từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần
Trang 34lượt từng nhân tố Cách thứ nhất là "số chênh lệch" cách thứ hai
là thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởngcủa các nhân tố qua thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố đểxác định chỉ số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi
Đặc điểm và điều kiện của phương pháp thay thế liênhoàn:
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởngcủa chúng đến chỉ tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố sốlượng đến nhân tố chất lượng
- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng.Có baonhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần Giá trị của nhân tố đãthay thế giữ nguyên giá trị thời kì phân tích cho đến lần thay thếcuối cùng
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so sánh với biếnđộng tuyệt đối của chỉ tiêu (kì nghiên cứu so với kì gốc)
Chúng ta có thể khái quát mô hình chung của phép thaythế liên hoàn như sau:
Nếu có: f(x,y,z ) = xyz thì f(x0,y0,z0 ) = x0 y0 z0 Và: f(x) = f(x1,y0,z0) - f(x0,y0,z0) = x1y0z0 - x0y0z0
f(y) = f(x1,y1,z0) - f(x1,y0,z0) = x1y1z0 - x1y0z0
f(z) = f(x1,y1,z1) - f(x1,y1,z0) = x1y0z0 - x1y1z0
Như vậy điều kiện để áp dụng phương pháp này là:
Trang 35- Các nhân tố quan hệ với nhau dưới dạng tích.
- Việc xắp xếp và xác định ảnh hưởng của các nhân tố cầntuân theo quy luật "lượng biến dẫn đến chất biến"
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY THIẾT
KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
I- NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
1 Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty
thiết kế công nghiệp hoá chất qua các thời kỳ.
Tiền thân của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chấtngày nay là viện Thiết Kế Công nghiệp hoá chất Viện Thiết kếCông nghiệp Hoá chất được thành lập năm 1967 trực thuộc BộCông nghiệp nặng
Từ năm 1969, khi Tổng cục Hoá chất Việt nam đượcthành lập Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chất trực thuộc Tổngcục hoá chất quản lý Ngày 2-6-1973 Tổng cục Hoá chất Việtnam quyết định đổi tên Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chất
Trang 36thành Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất hoạt động theophương thức hạch toán kinh tế độc lập.
Ngày 22-5-78 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất đổilại thành tên Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chất Viện Thiết
kế Công nghiệp Hoá chất có hai chức năng chính là: nghiên cứu
và thiết kế các công trình thuộc ngành hoá chất Viện Thiết kếCông nghiệp Hoá chất trực thuộc Tổng cục Hoá chất Việt nam
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kì đổimới, ngày 17/6/1993 Viện thiết kế Công nghiệp hoá chấtchuyển thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là Công tyThiết kế Công nghiệp Hoá chất được Hội Đồng Chính phủchuẩn y và Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng ký Quyết địnhthành lập Từ năm 1995 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoáchất thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt nam Công ty Thiết kếCông nghiệp Hoá chất là doanh nghiệp hoạt động tư vấn- thiết
kế đầu ngành của ngành hoá chất
Trang 372 Chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất.
2.1 Chức năng.
Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất là một đơn vị hạchtoán độc lập trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt nam, là tổchức kinh tế do nhà nước đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý,hoạt động kinh doanh, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xãhội do nhà nước giao thể hiện qua nhiệm vụ kế hoạch hàng năm
và năm do Tổng công ty hoá chất giao
2.2 Nhiệm vụ.
Hoạch định tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt độngkinh doanh trên các lĩnh vực tư vấn và phát triển công nghiệphoá chất, tư vấn xây dựng: khảo sát thiết kế các công trìnhnghành hoá chất và liên quan, các công trình công nghiệp vàdân dụng: nghiên cứu quá trình thiết bị công nghệ hoá chất vàbảo vệ môi trường; sản xuất thực nghiệm và dịch vụ khoa học
kĩ thuật , sản xuất một số sản phẩm hoá chất; tổng thầu các côngtrình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài nhằm mục đích tìmkiếm lợi nhuận để:
- Hoàn thành kế hoạch do Tổng công ty và nhànước giao
- Bù đắp được chi phí trong quá trình sản xuất kinhdoanh
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhànước
- Có lợi nhuận và tích luỹ để mở rộng sản xuấtkinh doanh
Trang 38- Sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt và phát triểnđồng vốn và hệ thống cơ sở vật chất do Tổng công tygiao cho.
- Chăm lo tốt và từng bước nâng cao đời sống vậtchất tinh thần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trongCông ty
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ côngnhân viên
3 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất.
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã được Bộ kếhoạch và đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môitrường cấp chứng chỉ hành nghề trên các lĩnh vực tư vấn đầu tư;
tư vấn xây dựng, môi trường, hoạt động trong phạm vi cả nước:
Trang 394 Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của công ty thiết kế công
nghiệp hoá chất.
Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của Công ty Thiết
kế Công nghiệp Hoá chất được thể hiện ở sơ đồ sau:
P CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT
TT TƯ VẤN ĐẦU TƯ
TT KỸ THUẬT
V MÔI À MÔI
TRƯỜNG
TT CHỐNG ĂN MÒN V KIÀ MÔI ỂM ĐỊNH CÔNGTRÌNH
PHÒNG TKXD
P TK THIẾT BỊ
P TK ĐIỆN ĐOLƯỜNG-TĐH
KHỐI QL NGHIỆP
VỤ
KHỖI NGHIÊN CỨU
SX V THI CÔNGÀ MÔI
Trang 404.1 Giám đốc.
Giám đốc Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất do Hộiđồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật theo đề nghị của của Tổng Công ty Hoá chất Việt nam
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản trị,Tổng Công Ty Hoá Chất Việt nam và trước pháp luật về mọihoạt động của Công ty
Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong Công ty và
có nhiệm vụ điều hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhtrong Công ty và đại diện cho công ty trong các quan hệ đốingoại