Phân tích dupont của tập đoàn Masan
Môn: Quản trị tài chính Bài tập nhóm Đề bài: Thu thập số liệu thực tế (từ báo cáo tài chính) của 1 công ty và phân tích: - Tình hình tài sản. - Tình hình nguồn vốn. - Tình hình cân đối tài sản – nguồn vốn. - Các chỉ số. - Phân tích Dupont Chọn 1 trong các nội dung trên để phân tích? Bài làm Chọn đề tài: “Phân tích Dupont của Tập đoàn Masan” MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MA SAN Ngày 30/10/2009, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã cấp Quyết định Niêm yết số 135/QĐ- SGDHCM cho phép Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp HCM. Theo dự kiến ngày 05/11/2009 cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San sẽ chính thức giao dịch trên SGDCK Tp HCM với mã chứng khoán là MSN. Để giúp quý độc giả có thêm thông tin, Sở Giao dịch Chứng khoán xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty Cổ Phần Tập đoàn Ma San trong thời gian qua. I. Giới thiệu chung về Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) là công ty quản lý vốn đầu tư và tài sản, chủ yếu là các cổ phần của những công ty khác, hiện nay bao gồm cổ phần của Công ty Cổ phần Thực phẩm Ma San (Masan Food) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Tiền thân Masan Group là Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) được thành lập tháng 11/2004 với vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. Tháng 8/2009, MSC đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) và thực hiện tái cấu trúc thông qua các đợt phát hành riêng lẻ. Đến tháng 10/2009, Masan Group hoàn tất tăng vốn lên 4.763.998.200.000 đồng. Masan Group hiện đang nắm giữ 54,8% Masan Food và 19,99% cổ phiếu Techcombank. Masan Group có 2 công ty con là Hoa Bằng Lăng và Hoa Phong Lan (đều lần lượt nắm giữ 11,0% và 7,0% cổ phiếu Masan Food) và đều hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Hoạt động chính của Masan Group là xây dựng phát triển các ngành kinh doanh mà công ty đã đầu tư, bao gồm việc tuyển dụng đội ngũ quản lý nội địa có kinh nghiệm, hiểu biết về những tập tục, thông lệ quốc tế để quản lý các công ty nằm trong danh mục đầu tư. Đội ngũ quản lý này sẽ phải xây dựng các quan hệ đầu tư, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, tăng nguồn vốn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, phát triển những chiến lược tăng trưởng và tư vấn cho hội đồng quản trị về phát triển thương hiệu và sản phẩm. Ngoài ra, công ty cũng chủ động tìm kiếm, đánh giá các cơ hội mở rộng kinh doanh nhằm củng cố danh mục đầu tư và tăng nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của mình. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sau: - Xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực được hưởng lợi ích từ ngành tiêu dùng và phân phối nội địa - Tăng vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hiện nay và những khoản đầu tư mới - Điều hành các công ty con và công ty liên kết, đồng thời tư vấn kế hoạch phát triển chiến lược - Các công ty con và công ty liên kết của Tập đoàn Ma San chú trọng phát triển các lĩnh vực sau: • Công ty Cổ phần Thực Phẩm Ma San: sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác. • Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam: cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng II. Khái quát tình hình công ty 9 tháng đầu năm 2012: Lợi nhuận ròng của công ty tăng 78% so với cùng kỳ. - Masan Consumer tiếp tục thống lĩnh phân khúc thị trường cao cấp và nhanh chóng tăng thị phần ở phân khúc bình dân với sản phẩm mì ăn liền Kokomi. - Với việc tăng cường thêm thương hiệu Yoshi ở phân khúc bình dân vào danh mục sản phẩm mì ăn liền của mình, Masan Consumer đang đi đúng lộ trình để đạt được 25-30% thị phần về sản lượng tiêu thụ, so với 16% thị phần đạt được vào tháng 12 năm 2011. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Masan Consumer (9 tháng đầu năm 2012 bao gồm kết quả của Vinacafe Biên Hòa trong khi 9 tháng đầu năm 2011 không có) + Mảng nước chấm: Chiến lược nâng cấp người tiêu dùng trong ngành hàng nước mắm đang có được những bước đà tiến mạnh mẽ với doanh số ấn tượng trong Q3-2012 của sản phẩm Chin Su-Nam Ngư và việc xúc tiến các chiến dịch quảng cáo mang tính chiến lược. + Mảng cà phê: Vinacafe Biên Hòa thâm nhập thị trường cà phê rang xay (“R&G”) hấp dẫn có quy mô khoảng 300 triệu đô la Mỹ bằng việc ra mắt sản phẩm “Wake-up Café Saigon” trong quý 3 năm 2012. Masan cho biết, sự tăng trưởng mạnh về doanh thu một phần đến từ việc mở rộng hệ thống phân phối lên 179 nghìn điểm bán hàng phủ khắp cả nước. Cho tới tháng 9 năm 2012, Masan Consumer có 179 nhà phân phối độc quyền, so với 162 ở thời điểm 31 tháng 12 năm 2011. Đầu tháng 10, Masan Consumer đã hoàn tất thương vụ mua lại 40% cổ phần của CTCP Việt Pháp Sản xuất thức ăn gia súc (Proconco). Chi phí bỏ ra là 2.011 tỷ đồng bằng tiền mặt, tương đương 96 triệu USD. Kết quả kinh doanh của Masan Consumer trong các năm gần đây III. Phân tích Dupont: Dựa vào báo cáo thường niên năm 2011, báo cáo tài chính bán niên hợp nhất 6 tháng đầu năm 2012 của Masan Consumer và các công ty con, báo cáo tài chính quý III/2012. của Tập Đoàn Masan( đi kèm). Ta có các thông số như sau: Thông số 6 tháng đầu năm 2011 Cuối năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Doanh thu 2.878.255 4.007.379 EBIT 652.870 829.183 EBT 928.010 1.277.208 Hạch toán theo vốn chủ sở hữu 43.233 86.163 NI 823.928 1.164.934 Tổng tài sản 26.871.448 33.572.619 36.175.864 Hạch toán theo vốn chủ sở hữu đầu tư 8.971.585 9.321.085 9.407.248 Vốn chủ sở hữu của cổ đông 14.624.701 15.875.652 14.650.242 Gánh nặng thuế Gánh nặng lãi vay (IB) Tỷ suất EBIT Số quay vòng tổng tài sản Đòn bẩy tài chính ROE 2011 89% 142% 23% 10% 1,98% 5% 2012 91% 154% 21% 11% 2,28% 8% - Qua bảng tính ta thấy được ROE 6 tháng đầu năm tăng mạnh (55%) so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chính là do đòn bẩy tài chính & gánh nặng lãi vay tăng. Nhìn lại bảng cân đối kế toán thì có thể thấy năm nay, khoản vay dài hạn của Masan tăng rất mạnh so với năm ngoái. Chi tiết về các khoản vay & đối tác cho Masan vay được thuyết minh rất rõ trong BCTC 2011. - Chú ý tỉ số gánh nặng lãi vay được tính bằng cách lấy EBT chia EBIT. Tỉ số này lớn hơn 1 nghĩa là EBT EBIT, rõ hơn là interest income của Masan lớn hơn interest expense. Thực vậy, nhìn vào báo cáo lãi lỗ thì thấy được doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đến 35% so với cùng kì năm trước, trong khi đó chi phí tài chính giảm nhẹ (3%). Các khoản mục trên BCTC luôn có liên hệ với nhau, doanh thu tài chính tăng chắc chắn khoản đầu tư ngắn hạn phải tăng. Và thật vậy, đọc thuyết minh số 9 về các khoản đầu tư ngắn hạn thì thấy khoản tiền gởi có kì hạn của Masan tăng 67% so với đầu kỳ. - Tổng khoản đầu tư vào công ty liên kết chỉ tăng nhẹ so với 31-12-2011 nhưng lợi nhuận từ khoản đầu tư này tăng gấp đôi cùng kì năm trước, chứng tỏ Masan đã có 1 khoản đầu tư rất tốt vào các công ty liên kết của mình (TCB & Vinacafé). - Mặc dù doanh thu tăng trưởng rất ấn tượng lên đến 45%, nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng 49% khiến cho EBIT margin bị giảm nhẹ. Tuy nhiên, nó đã được bù đắp rất tốt từ đòn bẩy tài chính, doanh thu từ hoạt động tài chính & lợi nhuận từ đầu tư vào công ty liên kết nên mới làm ROE tăng mạnh như vậy. Vậy điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất đối với 1 doanh nghiệp đó là doanh thu. Trong bối cảnh thị trường khó khăn mà doanh thu tăng chứng tỏ sản phẩm đó được thị trường chấp nhận & có thể tồn tại được lâu. Hơn nữa, sản phẩm chiến lược của Masan là nước tương, nước mắm, mì tôm, café là những nhu yếu phẩm được sử dụng rộng rãi & có lợi thế là không chịu nhiều tác động của chu kì kinh tế. . vốn. - Các chỉ số. - Phân tích Dupont Chọn 1 trong các nội dung trên để phân tích? Bài làm Chọn đề tài: Phân tích Dupont của Tập đoàn Masan MỘT SỐ NÉT CHÍNH. doanh đáng chú ý của Công ty Cổ Phần Tập đoàn Ma San trong thời gian qua. I. Giới thiệu chung về Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) là