BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GIẦY KANGURU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình (Trang 52)

Đơn vị tính: VNĐ KMCP Dở đầu kỳ CP Nhận chuyển giao CP phát sinh trong kỳ Dở cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CP NVL TT 2.596.815 162.459.560 - 4.082.004 160.974.371 5.991 CP NCTT - 352.581.500 276.955.250 - 629.536.750 19.329 CP SXC - 115.367.200 107.983.464 - 223.350.664 6.858 Tổng 2596815 664.542.596 384.938.714 4.082.004 1.047.996.121 32.178 Bút toán kết chuyển: Nợ TK 155 1.047.996.121đ Có TK 154 (HT) 1.047.996.121đ

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH

3.1 Đánh giá chung về Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình.

Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý. Mô hình kế toán tập trung không những phù hợp với quy mô sản xuất của công ty mà còn góp phần đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, nhiệt tình được bố trí phù hợp với công việc nên đã phát huy tính năng động sáng tạo trong công việc. Tổ chức kế toán đã đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán được tiến hành nhanh gọn, chính xác, đáp ứng về cơ bản yêu cầu thông tin của lãnh đạo doanh nghiệp. Công tác kế toán trong công ty luôn được coi trọng được đầu tư máy vi tính đầy đủ với một hệ thống là các chương trình phần mềm kế toán phù hợp đã đáp ứng được khối lượng công việc kế toán tương đối lớn của công ty.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp phải có lãi. Chính vì vậy, công ty luôn đặc biệt chú trọng hơn tới việc tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty đã đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay chỉ có thể thực hiện trên cơ sở sản phẩm phân tích đánh giá 1 cách đầy đủ, khách quan tình hình quản lý của công ty mà nội dung chủ yếu là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, công ty luôn cố gắng nghiên cứu tìm ra những biện pháp cụ thể về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Song nói như vậy không có nghĩa là không có những hạn chế trong công tác kế toán tại công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập lần đầu tiên được quen với thực tế, em xin nêu ra 1 số ý kiến nhận xét về công tác kế toán nói chung

cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nói riêng như sau:

3.1.1. Ưu điểm

- Về cơ bản, Công ty đã thực hiện tốt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm, thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống sổ, chứng từ hạch toán ban đầu theo qui định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và bảo đảm phù hợp với hoạt động của Công ty. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức “Nhật ký chung”. Đây là một phương thức kế toán tiên tiến, thuận tiện cho công tác kế toán trên máy vi tính, phù hợp với tình hình quản lý tập trung tại công ty.

- Việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho Lãnh đạo doanh nghiệp có căn cứ đưa ra quyết định kinh tế, tài chính đúng đắn, sát thực.

Với những ưu điểm như trên, công tác quản lý chi phí và giá thành ngày càng được phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần khắc phục và đi vào hoàn thiện.

3.1.2. Tồn tại

Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm đã đạt được, công ty cũng còn một số mặt tồn tại như:

- Nhược điểm lớn nhất của công ty là việc sắp xếp, tổ chức trật tự hàng

hóa và đơn hàng. Việc này ảnh hưởng gây phức tạp lớn cho quá trình nhập - xuất hàng hóa.

- Kế toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Với những nguyên

vật liệu do khách hàng đem đến, công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí NVL phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà công ty đã chi ra, công ty chỉ theo dõi về mặt lượng, không theo dõi mặt giá trị. Phương pháp hạch toán như trên dẫn đến toàn bộ

phần NVL chính và vật liệu phụ do khách hàng đem đến chưa được hạch toán trên tài khoản kế toán và chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” để phản ánh tình hình nhập, xuất kho vật liệu do bên thuê gia công đem đến.

- Thu hồi phế liệu: Công ty không tiến hành nhập kho phế liệu thu hồi

mà gom lại để bán nhưng lại không hạch toán số tiền thu được từ việc bán phế liệu này.

- Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX: Hiện nay,

công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên. Đây là một hạn chế cần khắc phục bởi công ty là một doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền với một đội ngũ lực lượng lao động lớn. Do đó, nếu người lao động nghỉ phép nhiều vào một thời kỳ nào đó trong năm sẽ gây biến động đột ngột về tổng chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm.

- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Phương pháp xác định giá

trị của sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đang áp dụng tại công ty chưa hợp lý. Đặc biệt, với những sản phẩm sản xuất gia công theo đơn đặt hàng thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy, giá trị của sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất chưa được phản ánh hợp lý, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

3.2. Một giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình

3.2.1. Hạch toán NVL nhận gia công

Để thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty nên sử dụng TK 002 để phản ánh toàn bộ quá trình nhận NVL do bên thuê gia công đem đến và quá trình xuất NVL đưa vào sản xuất.

Nội dung và kết cấu TK 002 - Vật liệu nhận gia công

Tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị của vật liệu gia công chế biến được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên Có: - Giá trị vật liệu đã tiêu hao tính vào sản phẩm gia công

- Giá trị vật liệu không dùng hết trả cho bên thuê gia công

Số dư bên Nợ: Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến chưa xong

Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản tài sản, vật liệu, hàng hoá...không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng cân đối kế toán.

Kế toán vật liệu, hàng hoá nhận gia công phải theo dõi chi tiết từng loại vật liệu, hàng hoá, từng nơi bảo quản. Vật tư nhận giữ hộ, gia công chế biến không được quyền sở hữu, khi bàn giao phải có sự chứng kiến của cả hai bên.

+ Khi nhận hàng hoá do khách hàng đem đến, kế toán ghi:

Nợ TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công chế biến.

+ Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng, dựa trên số đã sử dụng xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, kế toán ghi:

Có TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công chế biến.

3.2.2. Kế toán phế liệu thu hồi

Phế liệu thu hồi tại công ty chủ yếu là vải vụn với khối lượng tương đối lớn. Chính vì vậy, công ty nên tiến hành nhập kho phế liệu thu hồi rồi sau đó bán đi, số tiền thu được do bán phế liệu này được phản ánh vào TK 711 “Thu nhập khác”. Kế toán hạch toán:

Nợ TK 111,112,… Có TK 711

3.2.3. Kế toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp

Công ty có thể thực hiện tính trước lương nghỉ phép và phân bổ cho chi phí sản xuất trong các kỳ hạch toán theo dự toán. Công ty có thể tính toán theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền lương phải trả dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất và phân bổ đều cho các tháng trong năm. Tiền lương nghỉ phép trong tháng được tính theo công thức:

Tiền lương nghỉ phép trích Trước hàng tháng =

Tiền lương thực tế Phải trả hàng tháng x

Tỷ lệ trích trước lương Nghỉ phép

nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng TK 335 - Chi phí phải trả. Kết cấu của TK 335 trong trường hợp này như sau:

Bên Nợ: Tiền lương phải trả cho công nhân nghỉ phép.

Bên Có: Khoản trích trước lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất trong kỳ.

Số dư bên Có: Khoản tiền lương nghỉ phép trích trước nhưng chưa phát sinh. + Khi trích trước vào chi phí sản xuất về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335 : Chi phí phải trả.

+ Khi trích tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 335 : Chi phí phải trả.

Có TK 334 : Phải trả công nhân viên

+ Khi chi trả tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên

Có TK 111 : Tiền mặt

+ Cuối niên độ kế toán, kế toán xử lý số chênh lệch giữa chi phí trích trước về tiền lương nghỉ phép với thực tế phát sinh về tiền lương nghỉ phép trong năm như sau:

• Nếu số trích trước > số lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán hạch toán: Nợ TK 335:

Có TK 622: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nếu số trích trước < số lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán hạch toán: Nợ TK 622:

Có TK 335

3.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang

Như đã đề cập ở phần trên, công tác đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty còn chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng giá trị của sản phẩm làm dở trên dây

chuyền làm ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.

Để đánh giá chính xác hơn giá trị của sản phẩm chế tạo dở dang trên dây chuyền, có thể đánh giá theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm. Theo phương pháp này, chi phí NVL cho một đơn vị thành phẩm và một đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. Các chi phí chế biến khác được tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm do doanh nghiệp xác định.

Vì chi phí nhân công trực tiếp được tính cho sản phẩm theo thời gian chế tạo chuẩn của từng bước công việc (từng chi tiết sản phẩm). Do đó, căn cứ vào thời gian chuẩn để chế tạo mỗi chi tiết sản phẩm, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền đã xác định được qua kiểm kê và khối lượng các chi tiết sản phẩm đã hoàn thành do các tổ sản xuất cung cấp, các nhân viên kinh tế tại các PX có thể tổng hợp được thời gian chế tạo của các chi tiết đã hoàn thành và có thể quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương như sau:

Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

= Tổng số giây sản xuất của các chi tiết hoàn thành Số giây quy chuẩn của một sản phẩm

Từ đó, kế toán có thể xác định được từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo các công thức như sau:

* Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí NVL của

SPDD cuối kỳ = CP NVL của SPDD đầu kỳ +

CP NVL TT phát sinh trong kỳ x

Khối lượng SPDD Khối lượng thành phẩm nhập kho + Khối lượng SPDD

* Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NCTT của SPDD cuối kỳ = CP NCTT của SPDD đầu kỳ + CP NCTT phát sinh trong kỳ x Khối lượng SP hoàn thành tương đương Khối lượng thành phẩm nhập kho +

Khối lượng SP hoàn thành tương đương

Chi phí SXC của SPDD cuối kỳ = CP SXC của SPDD đầu kỳ + CP SXC phát sinh trong kỳ x Khối lượng SP hoàn thành Khối lượng thành phẩm nhập kho +

Khối lượng SP hoàn thành tương đương

Như vậy, ta có thể thấy, việc đánh giá SPDD theo CPNVLTT đã làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng vì chi phí nhân công và CPSX chung đã bỏ ra trong quá trình sản xuất là tương đối lớn nhưng lại không được tính.

KẾT LUẬN

Hoạt động sản xuất kinh doanh đó đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều phần giá trị thặng dư, cũng như đem lại cho nền kinh tế những nguồn thu lớn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nói chung đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nói riêng. Muốn làm tốt công tác kế toán thì vấn đề cốt lõi là các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ về hoạch toán chi phí và tính giá thành sao cho, Vừa tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất mà vẫn đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất. Việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thành khoa học là điều không thể thiếu và nó đóng vai trò trung tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng sinh lời. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp có lịch sử lâu đời, Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình đã gặp phải không ít những khó khăn, thử thách, nhưng với sự lỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã giúp cho công ty dần thoát ra khỏi khó khăn và ngày một vững bước trên đà phát triển. Đóng góp vào sự thành công đó không thể không kể đến một phần đóng góp của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như về mặt trình độ, cho nên Chuyên đề thực tập này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em cũng rất mong muốn và xin tiếp thu ý kiến đóng góp của các cô chú trong phòng kế toán Công ty Cổ phần giầy Cẩm Bình, thầy giáo Trường Đại học KTQD và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy TS. Trần Mạnh Dũng người đã giúp em hoàn thành Chuyên đề thực tập này!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, phương pháp nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình. ( 2011, 2013).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình (Trang 52)