1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích rào cản xâm nhập ngành viễn thông tại Việt Nam

10 4,9K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 108,86 KB

Nội dung

Phân tích rào cản xâm nhập ngành viễn thông tại Việt Nam

Trang 1

Phân tích rào cản xâm nhập ngành Viễn thông tại

Việt Nam

Dịch vụ Viễn thông là một ngành cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế hiện đại Năng lực, chất lượng và giá cả của các dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn rất nhiều rào cản xâm nhập ngành Viễn thông ở Việt Nam.

Mặc dù đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây, nhưng Việt Nam vẫn còn phải đi một quãng đường rất dài để nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ tầng viễn thông

• Ngày 26/3, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố báo cáo xếp hạng Chỉ số sẵn sàng kết nối toàn toàn cầu năm 2009-2010:

Hình 1: Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng kết nối 2009 – 2010

2009 – 2010 Rank Country / Economy

(Nguồn: The Global Information Technology Report 2009 – 2010 World Economic Forum)

Xếp hạng Việt Nam đứng thứ 54 trong số 133 quốc gia, tăng vọt 16 bậc so với báo cáo năm

2009 (70) và 19 bậc so với báo cáo công bố năm 2008 (73) Với việc tăng tới 16 bậc, Việt Nam lần đầu tiên nằm trong trong top giữa của bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng kết nối toàn cầu, xếp trên khá nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển cao hơn Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau 3 quốc gia về chỉ số này là Singapore, Malaysia (27) và Thái Lan (47) và xếp trên khá xa so với Indonesia (67), Philippines (85) và Campuchia (117)

Chỉ số này là năm thứ 9 liên tiếp được WEF công bố, đánh giá mức độ sẵn sàng và mức độ khai thác công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Cụ thể, chỉ số tập trung đánh giá 9 trụ cột chính: môi trường thị trường, môi trường chính trị, môi trường cơ sở hạ tầng, sự sẵn sàng của người dân, sự sẵn sàng của doanh nghiệp, sự sẵn sàng của chính phủ, mức độ sử dụng của người dân, mức

độ sử dụng của doanh nghiệp và mức độ sử dụng của chính phủ Các yếu tố này được WEF đánh giá dựa trên 68 tiêu chí

Trang 2

Theo báo cáo của WEF, so với năm ngoái, Việt Nam đã cải thiện được tất cả 9 trụ cột và có

45 trong tổng số 68 tiêu chí tăng điểm So với mức độ phát triển cảu mình, sự sẵn sàng của người dân, doanh nghiệp và chính phủ của Việt Nam với Viễn thông khá cao, xếp thứ 37 trong số 133 quốc gia Việt Nam cũng xếp thứ 24 trong tiêu chí sự sẵn sàng đối với Viễn thông của chính phủ, một dấu hiệu chứng tỏ chính phủ đã rất quan tâm tới lĩnh vực này

Báo cáo của WEF cũng nhấn mạnh trong suốt thập kỷ vừa qua, chính phủ Việt Nam đã ưu tiên và đưa ra nhiều sáng kiến, chính sách thúc đất phát triển Viễn thông, đặc biệt là sản xuất phần mềm, hạ tầng Internet, viễn thông, tăng cường đào tạo CNTT và phát triển nguồn nhân lực Tuy nhiên, dù có mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển Viễn thông của chính phủ khá cao, nhưng theo báo cáo của WEF, hiệu quả sử dụng CNTT-TT của chính các cơ quan chính phủ vẫn còn khá hạn chế, chỉ đứng 68 trong số 133 quốc gia

• Một phân tích về hoạt động của ngành Công nghệ thông tin của Ngân hàng Thế Giới đã đưa

ra bảng sau:

Hình 2: So sánh hoạt động của ngành Công nghệ thông tin của các nước ASEAN năm 2009

Tiếp cận các dịch vụ công nghệ thông tin

Khả năng chấp nhận

sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin

Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin của chính phủ và doanh nghiệp

(Nguồn: World Bank, “ITC Performance Measures” Phuj lucj trong Information and Communication for Development 209: Extending Reach and Increasing Impact, Washington, DC, World Bank)

Việt Nam xếp sau các nước ASEAN khác về khả năng chấp nhận các dịch vụ Công nghệ thông tin nhưng xếp trên Indonesia và Philippines về khả năng tiếp cận dịch vụ công nghệ thông tin

• Dịch vụ 3G

Thị trường di động chủ yếu tập trung vào khu đô thị lớn, trong khi đó, các khu vực về nông thôn vẫn chưa phát triển, nhất là mạng 3G mới chỉ chiếm 10%, vì thế nội dung số vẫn rất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

3G tại Việt Nam có tốc độ 3G là 14Mbps, tương lai 21Mbps, 42Mbps và 84Mbps, dung lượng này đủ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và hỗ trợ cho tương lai Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, để phát triển dịch vụ mạng 3G là làm sao người sử dụng phải thuận tiện khi truy cập vào 3G, các dịch vụ 3G phải thông suốt, đồng nhất và không phụ thuộc vào vị trí của người dùng

Trang 3

Những cam kết cụ thể trong GATS đã tạo điều kiện cho việc tự do hoá ngành công nghiệp Viễn thông Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được giới hạn ở các hợp đồng hợp tác kinh doanh Và các hạn chế cạnh tranh qua biên giới chủ yếu tập trung vào việc cấp giấy phép cho các dịch vụ Viễn thông vệ tinh

Những hạn chế chính trong các cam kết WTO GATS là sau 6 năm sau khi gia nhập, các doanh nghiệp nước ngoài có thể sở hữu 65% vốn trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không dựa trên nền tảng thiết bị Viễn thông và 49% trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên nền tảng thiết bị Cũng theo cam kết gia nhập, các hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được gia hạn hoặc chuyển sang hình thức khác, nhưng điều khoản này thực ra không có ý nghĩa và cho đến nay ít nhất đã có một vài hợp đồng hợp tác kinh doanh đã bị kết thúc

Tuy vậy, thực tế ngành công nghiệp Viễn thông của Việt Nam được chi phối bởi 2 doanh nghiệp nhà nước là VNPT và Viettel Thực tế, tới 49% sở hữu các dịch vụ có sử dụng thiết bị và 65% sở hữu các dịch vụ không sử dụng thiết bị như cho phép trong cam kết gia nhập WTO là không

rõ ràng vì những giấy phéo hiện tại chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ Mới chỉ duy nhất một liên doanh trong lĩnh vực kinh doanh là Hanoi Telecom và Hutchison cung cấp dịch vụ 3G, dưới hình thức hợp tác kinh doanh Do vậy, mặc dù theo cam kết gia nhập WTO, việc tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong các loại dịch vụ có sử dụng trang thiết bị bị hạn chế bởi các hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua hình thức sở hữu giấy phép

Hiện Việt Nam vẫn còn đang thiếu các đối tác chiến lược

III. Các yếu tố thương mại ( Bao gồm: Hệ thống phân phối,

thương hiệu , hệ thống khách hàng )

Ngành Viễn thông ở Việt Nam đang phát triển với một tốc độ nhanh để đáp ứng nhu cầu của luồng chảy đầu tư nước ngoài và sự tăng trưởng thương mại ngày càng lớn Chính phủ Việt Nam xác định Viễn thông là lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế, cơ hội dành cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, phát triển vẫn là rất lớn, trong đó, bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hiện Việt Nam có bảy mạng viễn thông di động đang cạnh tranh trên thị trường hơn 86 triệu dân Không còn là mảnh đất màu mỡ và dễ khai thác như những năm trước, các nhà cung cấp dịch vụ cho thị trường viễn thông đang phải tìm cách tăng trưởng trong môi trường kinh doanh ngày một khó khăn Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù cánh cửa đang hẹp dần đối với một số mạng có

số lượng khách hàng nhỏ nhưng về dài hạn, đây vẫn là mảnh đất màu mỡ để các nhà cung cấp khác nhắm đến việc khai phá, hứa hẹn sự sôi động của một thị trường viễn thông phát triển cao hơn Kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngoài những yếu tố cạnh tranh sống còn, còn là câu chuyện

về tần số và tài nguyên, thuộc tầm quy hoạch vĩ mô Nhiều năm nay vai trò dẫn đầu thị trường đang thuộc về Viettel và VNPT Và thành quả của sự cạnh tranh trong những năm qua là các mạng di động này đã nhanh chóng phủ sóng toàn quốc, mang lại nhiều sự khác biệt cho khách hàng Năm 2010, các mạng di động MobiFone, VinaPhone và Viettel đã giảm cước bình quân 15%, các đợt khuyến mãi nhân đôi thẻ nạp cho thuê bao trả trước diễn ra dồn dập Tuy nhiên, ngành viễn thông VN đạt doanh thu hơn 226.000 tỉ đồng trong năm 2010, trong đó chỉ riêng VNPT và Viettel đã

Trang 4

chiếm đến 85%, tương đương mức khoảng 193.000 tỉ đồng Thị trường viễn thông sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011, khi VNPT và Viettel vẫn tiếp tục đưa ra mục tiêu cao hơn

Hình 3: Thị phần của các mạng di động tính đến hết tháng 8/2009

Việc cạnh tranh lẫn nhau là tất yếu bên cạnh những nhiệm vụ mở rộng thị trường để rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng, kích thích nhu cầu để phục vụ cho sự tăng trưởng Điều này cho thấy qua việc gia tăng phủ sóng của các mạng viễn thông thời gian qua khá là nhanh chóng Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đang nhảy vào thị trường đua nhau nâng cấp chất lượng dịch vụ

Các mạng nhỏ giai đoạn qua đương đầu trên thị trường như đi qua khe cửa hẹp Thị trường phân hoá khá rõ nét với sự lấn át của ba mạng MobiFone, Viettel và VinaPhone trong khi sự phát triển èo uột của các mạng còn lại không làm nên tiếng vang Sự trầm lắng của các mạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không đề cập đến năng lực đầu tư, khả năng tài chính để duy trì lượng khách hàng ổn định và đủ sức trong cuộc cạnh tranh dài hơi Khi cộng đồng sử dụng đang quyết định sự tồn tại của họ, nếu không trường vốn

Trong khi S-Fone hiện vẫn chưa giải quyết được khúc quanh của mô hình đầu tư BCC để chuyển sang liên doanh, thì EVN Telecom vốn hội đủ các yếu tố để bứt phá, được xem là nhà đầu tư

có đủ năng lực cạnh tranh với Viettel và VNPT, thì dường như chuyển động chậm chạp và mảng di động đối với họ rõ ràng không phải là lợi thế Hai mạng Beeline và Vietnamobile cũng đang hụt hơi Thực tế cho thấy các mạng nhỏ này luôn có những bước đi sáng tạo để có thể trụ được trên thị trường với những gói dịch vụ khá hấp dẫn Tuy nhiên với ưu thế đến hàng trăm triệu số SIM, chỉ cần một đợt khuyến mãi của mạng lớn thì hầu như các mạng nhỏ “đổ trước sóng lớn”

Hình 4: ARPU của dịch vụ điện thoại di động tại các thị trường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Đơn vị: USD)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Trang 5

Australia 543 544 535 523 510 China 123 120 113 105 100 Hong Kong 230 211 199 191 187

Indonesia 60 51 48 46 44

Japan 746 694 677 666 654 Korea 418 404 391 380 372 Malaysia 211 196 190 184 181 New Zealand 339 323 313 304 297

Philippines 53 47 45 44 43

Singapore 371 347 335 325 318 Taiwan 278 265 251 241 234

(Nguồn: OVUM 2010; số liệu năm 2008, 2009 là số liệu thực tế, 2010 trở đi là số liệu dự báo)

Hình 5: Báo cáo phân tích của Công ty Ernst & Young

Trang 6

Thị trường vẫn chủ yếu là thuê bao trả trước, trong khi các nhà mạng lại cạnh tranh về giá để thu hút thuê bao nên tỷ lệ ARPU có xu hướng giảm xuống rõ rệt Khi kinh tế phát triển, nhu cầu thị trường về các dịch vụ bưu chính, viễn thông và CNTT tăng trưởng mạnh, thị trường tiềm năng để phát triển các dịch vụ mới rất lớn đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT phát triển các hoạt động kinh doanh của mình Cũng chính vì sức hút lớn này đã khiến các nhà cung cấp mạng di động của Việt Nam phải chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài khi hội nhập Điều này đã được minh chứng khi đã có rất nhiều hãng nước ngoài bày tỏ ý định mua lại cổ phần của các mạng di động như MobiFone, VinaPhone hay Viettel khi những mạng này được cổ phần hoá trong thời gian tới Các doanh nghiệp viễn thông trong nước nói chung và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT nói riêng sẽ chịu những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn Hội nhập, viễn thông Việt Nam thu hút được nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài thông qua việc hợp tác với các nhà khai thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hoá mạng lưới và cung cấp dịch vụ, đồng thời cơ hội từng bước thâm nhập ra thị trường khu vực và trên

Trang 7

thế giới Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng

kể khi các tập đoàn viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn Đây cũng là chính là nguy cơ, thách thức mà các doanh

Thị trường trong tương lai sẽ biến chuyển khó lường hơn, tuy nhiên, cho dù thị trường di động được

dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, song điều đó cũng chưa phải đến mức đáng lo trong năm 2011 Vì trên thực tế, nhiều ngành hàng có tiềm năng gia tăng nguồn thu sẽ được triển khai mạnh trong những

Xác định rõ những cơ hội và thách thức của mình, để có thể khẳng định được vị thế, bảo vệ thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp ngành điện tử, viễn thông sẽ phải có những chính sách, hướng phát triển thực sự bền vững

IV. Các nguồn lực đặc thù (Bao gồm: Việc cấp phép, Sự bảo hộ

của Chính phủ… )

1 Sự bảo hộ của Chính phủ

Để viễn thông là nền tảng phát triển kinh tế, các nhà đầu tư trong lĩnh vực Viễn thông có chung một nhận định rằng Chính phủ đang có những quyết tâm lớn cho việc phát triển ngành viễn thông và coi đó là “nền tảng năng động” cho phát triển kinh tế - xã hội Việc hỗ trợ các công ty và khu vực, đặc biệt là viễn thông, là quan trọng để Việt Nam xây dựng được một nền tảng hạ tầng hiện đại và có sức cạnh tranh

Bên cạnh đó, Nhà nước còn đưa ra các quy định xử phạt để thúc đẩy thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh:

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20/9 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông Giới phân tích cho rằng, Nghị định này sẽ tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ để đảm bảo cho các doanh nghiệp viễn thông cùng phát triển và tránh được tình trạng các doanh nghiệp lớn lợi dụng sức mạnh của mình cản trở các doanh nghiệp khác tham gia thị trường Bên cạnh đó, nghị định này cũng quy định chặt chẽ hình thức xử phạt để buộc nhà mạng tuân thủ các chính sách của nhà nước và quyền lợi khách hàng

Phạm vi bao phủ của nghị định này tác động rất mạnh đến các doanh nghiệp viễn thông, nhưng đặc biệt tác động đến hai doanh nghiệp viễn thông lớn, nhất là VNPT và Viettel Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2011

Trang 8

Phạt hành vi cản trở việc xâm nhập thị trường và bù chéo

Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, Nghị định này quy định, doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện bù chéo các dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt từ 70 - 100 triệu đồng Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng thông tin của doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh cũng sẽ bị phạt từ 70 -

100 triệu đồng

Nghị định này cũng quy định, doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nắm giữ phương tiện thiết yếu không thực hiện thống kê hoặc kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế, không cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp viễn thông khác thông tin

kỹ thuật về phương tiện thiết yếu hoặc thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ

sẽ bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử phạt từ 30 đến 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác Doanh nghiệp viễn thông không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường dịch vụ liên quan sẽ bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng

Hiện trên thị trường viễn thông có Viettel và VNPT đang nằm trong nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh Vì vậy, các điều khoản quy định về cạnh tranh trong Nghị định quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông sẽ tác động chính tới Viettel và VNPT

Sở hữu chéo cao hơn quy định sẽ bị phạt

Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, nếu doanh nghiệp sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT&TT quy định sẽ bị phạt từ 70 – 100 triệu đồng Mức phạt trên cũng sẽ được áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp viễn thông nắm cổ phần chi phối không đúng quy định đối với doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối

Nghị định này cũng quy định sẽ phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với hành vi không cơ cấu lại vốn sở hữu đối với doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Giới phân tích cho rằng, Nghị định này trước mắt sẽ tác động mạnh đến VNPT bởi trước đó Nghị định 25 hướng dẫn Luật Viễn thông đưa ra quy định: Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch

vụ, thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT&TT quy định

Trang 9

2 Vấn đề cấp phép

Bộ Truyền thông đóng vai trò vừa là người xây dựng chính sách vừa là người quản lí thực thi chính sách Bộ này được xem là ưu ái các doanh nghiệp nhà nước lớn đặc biệt là VNPT trong việc ra chính sách và quản lí ngành

Việc cấp giấy phép cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G gần đây cũng thống nhất với chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp được cấp phép có vốn nước ngoài Cách duy nhất để tiếp cận được với công nghệ nước ngoài là thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh Vấn đề chính yếu cản trở việc gia nhập và cạnh tranh trong ngành là các điều khoản và điều kiện cấp phép cho các kết nối đa mạng Trong cả hai mặt này, các cải cách là cần thiết trong khuôn khổ luật lệ cho ngành Viễn thông để đảm bảo rằng các luật lệ được áp dụng là minh bạch trong khuôn khổ luật lệ cho ngành Viễn thông để đảm bảo các lợi ích công cộng trong đó có việc cung cấp các dịch vụ cơ bản thiết yếu và kích thích cạnh tranh Việt Nam đã cam kết thực hiện các cải cách về luật lệ trong ngành viễn thông nhưng những cam kết này không đủ để đảm bảo có một khuôn khổ pháp lí phù hợp liên quan đến việc cấp phép và kết nối

Việt Nam cũng khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước có tỉ phần lớn lớn trên thị trường Viễn thông, nhưng các cam kết trong GATS ;là vô nghĩa vì chính sách phân phối giấy phép

Về các biện pháp hạn chế dịch vụ viễn thông trong các tài liệu nghiên cứuvề ngành này, Việt Nam được xem là khá mở do mức độ cạnh tranh nhưng lại có những vướng mắc liên quan đến đầu tư nước ngoài và không có một chính sách độc lập Những điều này hàm ý rằng có một mức độ hạn chế khá lớn Trong một nghiên cứu về mức độ hạn chế trong dịch vụ Viễn thông, Việt Nam có chỉ số hạn chế ước tính là 0,7333 (0 là mở nhất và 1,0 là đóng cửa hoàn toàn dịch vụ) Cần chú ý rằng, việc gia nhập WTO không tạo rat hay đổi nhiều về mức độ mở cửa của ngành này vì trên thực

tế chỉ có hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức hiện diện thương mại duy nhất cho các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài tham gia thị trường

Kết luận:

Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông

là Vina Phone, Mobifone và Viettel Nhu cầu sử dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu, lợi nhuận của các nhà cung cấp cũng tăng với con số tương đương Mặc dù cho các rào cản gia nhập ngành là khá cao, áp lực từ khách hàng không đáng kể nhưng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường Một điều đáng mừng hơn nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theo dịch vụ viễn thông như : Các tổng đài giải trí, cá cược, các dịch vụ khác mà điển hình gần đây là xem giá chứng khoán qua mạng di động Với xu hướng này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càng được tôn trọng hơn

Ngày đăng: 20/09/2013, 22:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng kết nối 2009 – 2010 - Phân tích rào cản xâm nhập ngành viễn thông tại Việt Nam
Hình 1 Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng kết nối 2009 – 2010 (Trang 1)
Hình 2: So sánh hoạt động của ngành Công nghệ thông tin của các nước ASEAN năm 2009 - Phân tích rào cản xâm nhập ngành viễn thông tại Việt Nam
Hình 2 So sánh hoạt động của ngành Công nghệ thông tin của các nước ASEAN năm 2009 (Trang 2)
Hình 3: Thị phần của các mạng di động tính đến hết tháng 8/2009 - Phân tích rào cản xâm nhập ngành viễn thông tại Việt Nam
Hình 3 Thị phần của các mạng di động tính đến hết tháng 8/2009 (Trang 4)
Hình 5: Báo cáo phân tích của Công ty Ernst & Young - Phân tích rào cản xâm nhập ngành viễn thông tại Việt Nam
Hình 5 Báo cáo phân tích của Công ty Ernst & Young (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w