Biểu 2.29: Sổ cái TK154

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hitech Vina (Trang 58 - 77)

tháng

Chứng từ Diễn giải SH Số tiền

Số hiệu Ngày, tháng Nợ Số dư đầu kỳ Số phát sinh … … … … 06/9 PX2 06/9 Xuất cót ép làm lán trạn 152 2.400.000

30/9 PC 30/9 Chi tiền điện 111 5.000.000

30/9 BPB 30/9

Tính tiền lương phải trả cho bộ phận gián tiếp 334 21.656.155 30/9 BPB 30/9 Các khoản trích theo lương bộ phận gián tiếp 338 18.415.316 30/9 BKH 30/9 Trích khấu hao TSCĐ 214 7.378.094 30/9 KC4 30/9 K/C CPSXC CT Hồng Phúc, Hà Nội 154 118.979.784 30/9 KC14 30/9 K/C CPSXC CT

Nhân Nghĩa, Hà Nội 154 178.469.676

… … … …

Cộng phát sinh 2.165.432.0692.165.432.069 Số dư cuối kỳ

Ngày 30 tháng 9 năm 2012

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

2.1.5.1. Kiểm kê tính giá thành sản phẩm dở dang

Việc đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty TNHH Hitech Vina tiến hành định kỳ theo quý. Giá trị sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa chủ đầu tư và công ty (thường hàng quý được nghiệm thu 85% giá trị khối lượng bởi có một số phần chưa được nghiệm thu vào cuối quý ). Sản phẩm dở dang của Công ty là khối lượng sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo hồ sơ thiết kê, là chi phí bỏ ra nhưng chưa được nghiệm thu để thanh toán. Dựa vào khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang cũng có thể là sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư chấp nhận hoặc bàn giao chưa được chấp nhận thanh toán.

Để xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, Công ty áp dụng công thức tính sau:

Dck = Dđk + Cn x QD

Qsp + QD

Trong đó :

+ Dck, Dđk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ + Cn : Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ

+ Qsp : Sản lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán

+ QD : Sản lượng dở dang cuối kỳ chưa được chấp nhận thanh toán Đối với công trình Hồng Phúc, Hà Nội tính đến tháng 9 năm 2012 về cơ bản thì tiến độ xây dựng vẫn nằm trong kế hoạch đặt ra. Trong tháng 9 năm 2012, về cơ bản công trình đã hoàn thành một số công việc đạt điểm dừng kỹ thuật. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của công trình thì:

Qsp: sản lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán tại công trình Hồng Phúc, Hà Nội là: 9.200 m3 ( đổ bê tông và xây lắp)

QD: sản lượng dở dang cuối kỳ chưa được chấp nhận thanh toán tại công trình Hồng Phúc, Hà Nội là: 992,34 m3 ( xây lắp )

Giá trị dở dang cuối kỳ của công trình Hồng Phúc, Hà Nội là:

Dck = 1.164.216.666 + 742.033.597

9.200 + 992,34 = 185.595.103đ

2.1.5.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết:

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH Hitech Vina thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ. Trên cơ sở các sổ chi tiết chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SDMTC và chi phí SXC. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và tuyệt đối phải theo các khoản mục chi phí đã quy định. Và tại Công ty, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí SXKDDD, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

Với công trình “Thi công xây dựng trụ sở làm việc cho Công ty CP

Đầu tư Kinh doanh Hồng Phúc ở phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội” thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất trong tháng 9 năm 2012 theo định khoản như sau:

Nợ TK 154 (CT Hồng Phúc, Hà Nội) 742.033.597

Có TK 621 (CT Hồng Phúc, Hà Nội) 521.856.000

Có TK 622 (CT Hồng Phúc, Hà Nội) 63.980.000

Có TK 623 (CT Hồng Phúc, Hà Nội) 37.217.813

SỔ CHI TIẾT TK 154 - Chi phí SXKD dở dang CT Hồng Phúc, Hà Nội Tháng 9 năm 2012 ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi

Chứng từ Diễn giải Số hiệu

TK Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư ĐK 1.164.216.666 Số PS 30/9/12 KC1 30/9/12 K/C chi phí NVL trực tiếp 621 521.856.000 30/9/12 KC2 30/9/12 K/C chi phí NC trực tiếp 622 63.980.000 30/9/12 KC3 30/9/12 K/C chi phí sử dụng máy thi

công 623 37.217.813 30/9/12 KC4 30/9/12 K/C chi phí SXC 627 118.979.784 30/9/12 KC5 30/9/12 K/C giá vốn 632 1.720.655.160 Cộng PS 742.033.597 1.720.655.160 Số dư CK 185.595.103 Ngày 30 tháng 9 năm 2012 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký)

Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp:

Tại Công ty TNHH Hitech Vina sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, được thực hiện trên Excel. Vì vậy, để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán sử dụng sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung, sổ cái TK154.

Do sử dụng Excel nên khi nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang do Ban chỉ huy công trình gửi về từ các công trường, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào sổ Nhật ký chung trên Excel.

Cuối tháng, kế toán tiến hành lọc số liệu trên sổ Nhật ký chung để vào sổ cái TK154.

SỔ CÁI

Tháng 9 năm 2012

Tên tài khoản: Chi phí SXKD dở dang Số hiệu: 154 (Trích) Ngày, tháng Chứng từ Diễn giải SH TK Số tiền Số hiệu Ngày, Nợ

tháng Số dư đầu kỳ 3.492.649.998 Số phát sinh 30/9 KC1 30/9 K/C CPNVLTT CT Hồng Phúc, Hà Nội 621 521.856.000 30/9 KC11 30/9 K/C CPNVLTT CT

Nhân Nghĩa, Hà Nội 621 147.904.000

30/9 KC2 30/9

K/C CPNCTT CT

Hồng Phúc, Hà Nội 622 63.980.000

30/9 KC12 30/9

K/C CPNCTT CT

Nhân Nghĩa, Hà Nội 622 127.965.000

30/9 KC3 30/9

K/C CPSDMTC CT

Hồng Phúc, Hà Nội 623 37.217.813

30/9 KC13 30/9

K/C CPSDMTC CT

Nhân Nghĩa, Hà Nội 623 74.435.626

30/9 KC4 30/9

K/C CPSXC CT

Hồng Phúc, Hà Nội 627 118.979.784

30/9 KC14 30/9

K/C CPSXC CT

Nhân Nghĩa, Hà Nội 627 178.469.676

30/9 KC5 30/9 K/C giá vốn CT Hồng Phúc, Hà Nội 632 1.720.655.160 … … … … Cộng phát sinh 3.226.100.7911.720.655.160 Số dư cuối kỳ 4.812.500.526 Ngày 30 tháng 9 năm 2012

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty TNHH Hitech Vina

2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty

2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành ở Công ty là các công trình, hạng mục công trình xây dựng hoặc khối lượng công việc hoàn thành.

2.2.1.2. Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành mà Công ty đang áp dụng là phương pháp trực tiếp. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng vì sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, cố định. Do vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, khi áp dụng theo phương pháp này cho phép kế toán cung cấp số liệu kịp thời số liệu về giá thành sản phẩm trong mỗi kỳ báo cáo rất đơn giản và dễ làm.

Giá thành sản phẩm xây dựng theo phương pháp trực tiếp thì được xác định như sau: Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao = CPSX của KLXLDD đầu kỳ + CP thực tế phát sinh trong kỳ + CPSX của KLXLDD cuối kỳ Với CT Hồng Phúc, Hà Nội ta có các khoản chi phí như sau:

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: 1.164.216.666đ - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 742.033.597đ

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ: 185.595.103đ

Như vậy, kế toán tính được giá thành CT Hồng Phúc, Hà Nội tháng 9 năm 2012 như sau:

= 1.164.216.666đ + 742.033.597đ – 185.595.103đ = 1.720.655.160đ

Công việc tính giá thành CT Hồng Phúc, Hà Nội được thể hiện rõ trên thẻ tính giá thành tháng 9 năm 2012.

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH

CT Hồng Phúc, Hà Nội Từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2012

Khoản mục Số tiền

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ 1.164.216.666

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 742.033.597

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ 185.595.103

Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao 1.720.655.160

2.2.2. Quy trình tính giá thành của Công ty TNHH Hitech Vina

Để phản ánh giá thành của công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc hoàn thành bàn giao kế toán Công ty sử dụng TK 632, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc hoàn thành bàn giao thực tế phát sinh.

Quy trình kết chuyển giá thành công trình, hạng mục công trình như sau:

Nợ TK 632

Có TK 154

Cụ thể, với CT Hồng Phúc, Hà Nội kế toán kết chuyển như sau:

Nợ TK 632(CT Hồng Phúc, Hà Nội) 1.720.655.160

Có TK 154(CT Hồng Phúc, Hà Nội) 1.720.655.160

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

TNHH HITECH VINA

3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hitech Vina và phương hướng hoàn thiện

Mặc dù, Công ty TNHH Hitech Vina được thành chưa lâu, đặc biệt đối với một ngành nghề đòi hỏi phải có một bề dày kinh nghiệm như kinh doanh xây dựng. Thế nhưng, do có đội ngũ ban lãnh đạo tài tình, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao cùng sự tâm huyết nghề nghiệp, Công ty đã liên tục phát triển và mở rộng trong sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, chọn được bước đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như hướng phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.

Trong quá trình thực tập tại Công ty với đề tài “Hoàn thiện công tác

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hitech Vina” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã tập trung tìm hiểu

công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty. Với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường, cùng sự tiếp xúc với thực tế tại công ty, em thấy rằng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty có những ưu, nhược điểm như sau:

3.1.1. Ưu điểm

Đặc trưng của sản phẩm xây dựng là giá bán của sản phẩm xây dựng được xác định trước khi sản phẩm bắt đầu được sản xuất, thể hiện trên hợp đồng với chủ đầu tư hoặc khách hàng. Vì vậy, để tăng lợi nhuận của công ty nói chung, lợi nhuận xét cho từng công trình, hạng mục công trình nói riêng, thì vấn đề quan trọng nhất là phải quản lý tốt các khoản mục chi phí sản xuất. Trong những năm gần đây, một số lượng lớn các công trình, hạnh mục công trình hoàn thành của công ty đều thu được lãi. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty được coi trọng và chi phí được quản lý khá hiệu quả.

Tại Công ty, các công trình xây dựng đều được xây dựng dự toán trước, thực hiện phối hợp giữa Phòng Kế toán và phòng Kỹ thuật. Dự toán là căn cứ quan trọng trong công tác quản trị chi phí sản xuất. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các chứng từ liên quan và thanh toán với công ty phần chi phí sản xuất tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành. Chi phí được thanh toán này luôn được dựa trên giá trị dự toán tương ứng với phần công việc hoàn thành. Vì vậy mà chi phí sản xuất cho các công trình là kiểm soát được.

Công tác chi phí sản xuất và ghi sổ kế toán tại Công ty được tiến hành đều đặn hàng tháng. Do mỗi công trình đều được thực hiện cho các nhà đầu tư khác nhau, dự toán cũng được xây dựng riêng cho một công trình cho nên công tác chi phí sản xuất và ghi sổ cần được theo dõi và hạch toán riêng. Vì vậy, công ty chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình là hợp lý. Chi phí sản xuất phát sinh ở công trình nào thì được tập hợp cho công trình đó, cho nên việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất xây dựng của công ty. Mỗi công trình đều mở sổ chi tiết để tiện cho việc theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc tính giá thành sản phẩm được xác định vào cuối tháng theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, giá thành sản phẩm được xác định dựa trên khối lượng thực tế sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao và chi phí dự toán cho các công trình, hạng mục công trình.

Việc lập dự toán chi phí công trình, hạng mục công trình đã giúp cho việc xác định được kế hoạch giá thành sản phẩm linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán chi phí sản xuất. Mặt khác, khi tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của các công trình, hạng mục công trình kế toán có thể so sánh giữa thực tế và dự toán, từ đó xác định được sự chênh lệch giữa

dự toán và thực tế, theo đó sẽ có biện pháp kiểm soát chi phí sản xuất tốt hơn, lập dự toán sát thực hơn cho các công trình, hạng mục công trình tiếp sau.

3.1.2. Nhược điểm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Tại Công ty TNHH Hitech Vina, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm xây dựng, vì vậy chi phí này cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hiện nay, đa số các công trình do công ty thi công sản xuất thường gặp khó khăn trong việc bố trí kho nguyên vật liệu. Ví dụ, như kho để dự trữ cát sỏi hầu như là không có, điều này làm thất thoát khá nhiều nguyên vật liệu do yếu tố tự nhiện. Một yếu tố nữa là nhiều nguyên vật liệu khi xuất dùng nhưng không dùng hết, có thể là dư ít nhưng công nhân tại công trường không thực hiện thủ tục nhập lại kho, mặc dù khối lượng của những nguyên vật liệu cho mỗi lần dư là không nhiều, việc nhập lại kho có vẻ hơi cứng nhắc, nhưng nếu nhiều lần như vậy thì giá trị của khoản này sẽ trở nên tương đối.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc tham gia để cấu thành nên thực thể sản phẩm xây dựng. Trong một số trường hợp, tại một số công trình, hạng mục công trình nguyên vật liệu dùng cho máy thi công hay dùng cho mục đích chung, không tham gia cấu thành nên thực thể công trình nhưng vẫn được hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc này làm ảnh hưởng đến tỷ lệ cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất trong tổng giá thành, gây ảnh hưởng không tốt đến việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp:

Do Công ty thường thực hiện các công trình ở xa, cho nên sự quản lý của công ty đối với các đội xây dựng sẽ không được thực sự chặt chẽ. Việc

chấm công lao động sẽ là do Ban chỉ huy công trường chấm công, rồi gửi về phòng Kế toán, điều này dễ gây nhầm lẫn cho phòng Kế toán do không trực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hitech Vina (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w