Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
641,29 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đề tài cá nhân PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN MASAN (2010 – 2012) Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Đức Dũng Sinh viên thực hiện: Phạm Ý Nhi MSSV: K104071093 Lớp: K10407A Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11 năm 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2 1.1 Các khái niệm 2 1.1.1 Doanh thu 2 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 3 1.2 Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp so sánh 4 1.2.1 Khái niệm 5 1.2.2 Nguyên tắc so sánh 5 1.2.3 Phương pháp so sánh số tuyệt đối 5 1.2.4 Phương pháp so sánh số tương đối 5 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH DOANH THU TẬP ĐOÀN MASAN 7 2.1 Tổng quan về Tập Đoàn Masan 7 2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính Tập đoàn Masan 7 2.2.1 Phân tích tình hình kết cấu và biến động tài sản 8 2.2.2 Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn 10 2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính 11 2.3 Phân tích doanh thu Tập đoàn Masan 12 2.3.1 Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu 12 2.3.2 Phân tích doanh thu theo từng bộ phận kinh doanh 16 Chƣơng 3: VẬN DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀO THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN MASAN 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 1 MỞ ĐẦU Công ty cổ phần tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Trong vòng 4 năm qua (2009 – 2012), Masan Group là một trong số những công ty có mức độ tăng trưởng nhanh và mức lợi nhuận cao. Masan Group đã gia tăng doanh thu của mình khoảng 160% từ mức 4.078 tỷ đồng năm 2009 lên 10.575 tỷ đồng năm 2012. Trong khi đó, mức lợi nhuận sau thuế đã tăng hơn 180% từ hơn 650 tỷ đồng năm 2009 lên 1.963 tỷ đồng trong năm 2012. Vậy con số tăng trưởng này là xuất phát từ đâu? Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lựa chọn doanh thu của Masan để tiến hành phân tích là vì Masan là 1 tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực. Tiến hành phân tích doanh thu của Masan để hiểu rõ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng bởi nguồn thu từ nhiều hoạt động khác nhau như: hoạt động tài chính, sản xuất hàng tiêu dùng, hay khai thác tài nguyên v.v… Sau đó, xác định được nhân tố nào đóng vai trò quyết định đến mức doanh thu hằng năm của công ty, tìm cách điều chỉnh và dự báo doanh thu cho kỳ hoạt động sau được hiệu quả hơn. Vì những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân tích doanh thu Tập đoàn Masan” trong phạm vi nghiên cứu của môn học Phân tích hoạt động kinh doanh. Hi vọng, đề tài này sẽ vận dụng được những phương pháp phân tích vào thực tế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có những nhận định và dự báo thích hợp. 2 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh thu của một doanh nghiệp có 3 khoản mục chính: 1.1.1.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh - Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). - Là hoạt động chính yếu nhất, bao gồm các khoản thu từ nhiều nguồn như: + Từ các lĩnh vực hoạt động như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động kinh doanh nội địa + Từ các phương thức khác nhau như bán buôn, bán lẻ với các hình thức chuyển giao như chuyển giao thẳng, chuyển giao qua kho, qua cửa hàng, qua đại lý, siêu thị. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu có các phương thức như xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, đại lý phân phối … + Từ các bộ phận kinh doanh khác nhau như từ các cửa hàng, siêu thị, đại lý, các chi nhánh, các xí nghiệp trực thuộc hoặc từ các phòng kinh doanh. 1.1.1.2 Doanh thu tài chính - Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết. 3 1.1.1.3 Các khoản thu nhập khác - Là khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định như: thu từ vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, hòa nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản thu bất thường v.v… Theo cách khác, doanh thu là tổng giá trị lơi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu; có ảnh hưởng to lớn đến các khoản mục khác trong báo cáo tài chính. Mà thông qua nó, các nhà nghiên cứu có thể đưa những phân tích, nhận xét và đánh giá về tình hình hay kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác, như đã đề cập ở trên. Trong đó, doanh thu bán hàng là hoạt động chính yếu nhất của doanh nghiệp. Có 2 nhân tố tác động trực tiếp tới loại doanh thu này là giá cả và khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ. Tuy nhiên, hai nhân tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác như: 1.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan Là nguyên nhân thuộc về công ty như các yếu tố đầu vào, chất lượng, chủng loại, cơ cấu hàng hóa, dịch vụ, phương thức mua hàng, phương thức bán hàng, chiến lược tiếp thị, quảng cáo … - Tình hình cung ứng tùy thuộc vào các yếu tố đầu vào của công ty như vật tư nguyên liệu, hàng hóa mua vào, trình độ tay nghề của người lao động, năng lực vận chuyển, bảo quản kho bãi … - Tình hình dự trữ hàng hóa phải đảm bảo ở mức hợp lý, nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm cho chi phí gia tăng như chi phí sử dụng vốn, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt … Nhưng dự trữ quá thấp không đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty được ổn định, làm cho chi phí sử dụng thiết bị, chi phí nhân công và chi phí đầu tư sẽ gia tăng. 4 - Giá cả là yếu tố quan trọng quyết định đến sản lượng và doanh thu tiêu thụ trong nền kinh tế cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty phải có tầm nhìn để xây dựng một lộ trình kinh doanh để giảm thiểu giá cả ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. - Chất lượng hàng hóa: Khi xã hội càng phát triển, bắt đầu con người sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống của mình, do vậy, những hàng hóa mà họ tiêu thụ không chỉ đáp ứng được tính hữu dụng cơ bản mà còn phải đạt được những chuẩn mực cao cấp hơn như về tính tiện lợi, tính thẩm mĩ v.v… - Ngoài ra, còn phải xem xét đến các nhân tố khác như: phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, chính sách tín dụng hay cách thức tổ chức thương mại, tình hình tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân sự, mạng lưới kênh phân phối, bố trí cửa hàng, cách thức quảng cáo, tiếp thị … 1.1.2.2 Nguyên nhân khách quan - Do chính sách kinh tế thay đổi Các chính sách kinh tế của Chính phủ, chính sách đối ngoại trong giao thương quốc tế; tỷ giá hối đoái, thị trường tài chính, tiền tệ; tác động khủng hoảng kinh tế và sức cạnh tranh về sản phẩm hay các chính sách bảo hộ, chính sách mở cửa, chiến lược thương mại … đều có ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. - Do thay đổi tập quán tiêu dùng Thông thường khi nền kinh tế phát triển, thu nhập gia tăng thì tập quán tiêu dùng sẽ thay đổi. Khi thu nhập tăng, nhu cầu thấp có xu hướng giảm và nhu cầu cấp cao có xu hướng gia tăng nhanh chóng, không giới hạn. 1.2 Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp so sánh Để phân tích tình hình tài chính tại một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau. Tuy nhiên, trong đề tài này, phương pháp so sánh được sử dụng là chủ yếu. 5 1.2.1 Khái niệm Phương pháp so sánh là phương pháp so sánh một chỉ tiêu phân tích bằng cách so sánh dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế, xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. 1.2.2 Nguyên tắc so sánh Tiêu chuẩn so sánh thường là: - Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành - Các thông số thị trường - Các chỉ tiêu có thể so sánh khác Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. 1.2.3 Phương pháp so sánh số tuyệt đối So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Hay là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước … 1.2.4 Phương pháp so sánh số tương đối So sánh tương đối là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 6 - Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: - Số tương đối hoàn thành kế hoạch: + Theo tỉ lệ phần trăm + Theo hệ số tính chuyển - Số tương đối kết cấu - Số tương đối động thái Kỳ gốc có 2 loại là kỳ gốc cố định và kỳ gốc liên hoàn. 7 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH DOANH THU TẬP ĐOÀN MASAN 2.1 Tổng quan về Tập Đoàn Masan Công ty cổ phần tập đoàn Masan là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của tập đoàn là xây dựng, mua lại và quản lý các nền tảng hoạt động kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác các tiềm năng dài hạn trong nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau. Tính đến nay, các doanh nghiệp của Masan trong từng lĩnh vực kinh tế, đang giữ vị trí đứng đầu; trong đó, có thể kể đến là: Masan Consumer trong ngành hàng tiêu dùng, Masan Resources trong ngành khai thác và sản xuất tài nguyên, Techcombank trong lĩnh vực ngân hàng thương mại … và nhiều công ty khác trực thuộc. Không ngừng nghiên cứu và phát triển, tầm nhìn của Masan là trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông; trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam. Để đạt được tầm nhìn này, Masan hoạt động trong các lĩnh vực mà một công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương có thể dẫn đầu thị trường, và phát triển quy mô thông qua đầu tư có chọn lọc và chiến lược hợp nhất. Đội ngũ quản lý của Masan bao gồm các chuyên gia có chuyên môn quốc tế về quản lý rủi ro và phân bổ nguồn vốn, các nhà quản lý người Việt với kinh nghiệm thực thi tại địa phương, và ở cấp độ công ty thành viên là những giám đốc chuyên ngành cao cấp có kinh nghiệm thực tiễn từ các tập đoàn đa quốc gia. Tổng hợp những yếu tố trên, đã hình thành nên một tập đoàn Masan “M&A” 1 lớn mạnh trên thị trường Việt Nam. 2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính Tập đoàn Masan Trước khi đi vào phân tích doanh thu của tập đoàn Masan, dựa vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, ta tiến hành phân tích khái quát tình hình tài chính của tập đoàn. 1 M&A: Mua bán và sáp nhập, viết tắt của “Mergers and Acquisitions” 8 2.2.1 Phân tích tình hình kết cấu và biến động tài sản Từ bảng cân đối kế toán của Tập đoàn Masan trong các năm 2010 – 2012, trích số liệu từ phần tài sản, ta được bảng tổng kết chỉ tiêu như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tƣơng đối (%) 2010 2011 2012 (1) (2) (1) (2) Tài sản ngắn hạn 4.626.838 12.541.434 9.221.223 7.914.596 (3.320.211) 171,06 (26,47) Tiền, các khoản tương đương 3.394.575 9.573.593 5.718.717 6.179.018 (3.854.876) 182,03 (40,27) Đầu tư ngắn hạn 490.000 1.222.500 1.840.500 732.500 618.000 149,49 50,55 Phải thu ngắn hạn 314.209 903.317 942.881 589.108 39.564 187,49 4,38 Hàng tồn kho 290.200 612.845 563.855 322.645 (48.990) 111,18 (7,99) Tài sản ngắn hạn khác 137.854 229.179 155.270 91.325 (73.909) 66,25 (32,25) Tài sản dài hạn 16.502.700 21.031.185 29.478.033 4.528.485 8.446.848 27,44 40,16 Khoản phải thu dài hạn - - 23.158 - 23.158 - - Tài sản cố định 8.621.999 11.287.505 17.728.751 3.025.506 6.441.246 36,62 57,07 Đầu tư dài hạn 8.099.909 9.321.085 11.313.619 1.221.176 1.992.534 15,08 21,38 Tài sản dài hạn khác 140.792 422.595 412.505 281.803 (10.090) 200,16 (2,39) Tổng Tài sản 21.129.538 33.572.619 38.699.256 12.443.081 5.126.637 58,89 15,27 * Chú thích: (1): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2011 so với năm 2010 (2): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2012 so với năm 2011 [...]... Phân tích doanh thu Tập đoàn Masan 2.3.1 Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Masan, ta tiến hành trích một số chỉ tiêu quan trọng sau để tiến hành phân tích doanh thu Trong đó - Tổng doanh thu của công ty bao gồm 3 khoản mục chính là doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng, doanh thu tài chính và thu nhập khác - Chi phí kinh doanh. .. THAM KHẢO 1 TS Phan Đức Dũng, 2011, Phân tích và dự báo kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội 2 TS Phan Đức Dũng, 2012, Phân tích báo cáo tài chính, NXB Lao Động Xã Hội 3 Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan các năm 2010 – 2012 4 Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan các năm 2010 – 2012 5 Trang Web Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan www.masangroup.com ... động bán hàng của Tập đoàn chỉ được đóng góp từ bộ phận kinh doanh Thực phẩm và đồ uống Các Bộ phận khác đóng góp vào lợi nhuận thu n của Tập đoàn thông qua tài khoản Lợi nhuận từ các công ty liên kết (41) 18 Chƣơng 3: VẬN DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀO THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN MASAN Tập đoàn Masan là công ty mẹ với tài sản chính là những khoản đầu tư vào các công ty con, chủ yếu là Masan Consumer, Masan Resources... mức đóng góp của khoản mục này vào tổng doanh thu của công ty không cao, chỉ chiếm khoảng 1,88% tổng doanh thu năm 2012 Tổng doanh thu của Masan năm 2012 đạt mức 11.413.755 triệu đồng, tăng 3.149.531 triệu đồng tức tăng 38,11% so với năm 2011 Trong đó, mức tăng đóng góp của doanh thu thuần là cao nhất, tăng 47,22% từ năm 2011 đến năm 2012 Phân tích doanh thu có liên hệ đến chi phí kinh doanh 2.3.1.2... vậy, những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty này cũng tác động đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả và triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Từ những phân tích doanh thu của Tập đoàn Masan ở trên, ta có thể chỉ ra các điểm trọng tâm liên quan đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Masan tới thời điểm năm 2012 là: - Masan Consumer cạnh tranh chủ yếu dựa vào các... hình thực hiện doanh thu nói chung cần liên hệ với chi phí Chi phí mà chúng ta cần liên hệ là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho hàng bán ra và chi phí này sẽ thể hiện trên báo cáo kết quả họa động kinh doanh của Masan; hay chính là khoản chi phí kinh doanh được trích ra trong bảng số liệu trên Ta tiến hành xét ảnh hưởng của chi phí kinh doanh lên Tổng doanh thu của Masan: 2010 – 2011... khác nhau Tập đoàn nắm giữ các bộ phận kinh doanh Thực phẩm và đồ uống và Khai thác khoáng sản thông qua nhóm công ty con riêng Tập đoàn cũng đầu tư và có ảnh hưởng đáng kể đối với một ngân hàng cổ phần Trong năm 2012, Tập đoàn còn đầu tư và có ảnh 17 hưởng đáng kể đến một tập đoàn vận hành các nhà máy thức ăn gia súc và cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng cho động vật Tuy nhiên, doanh thu thuần từ hoạt... mua lại công ty Vinacafe cũng thúc đẩy doanh thu thuần khi Vinacafe bắt đầu đóng góp vào doanh số bán hàng trong quý IV năm 2011 Trong năm 2011, Masan còn nỗ lực xâm nhập sâu hơn vào thị trường nông thôn Mạng lưới bán hàng của Masan Consumer đã tăng lên 163.594 điểm bán hàng, giúp Masan mở rộng năng lực tiếp cận người tiêu dùng và gia tăng doanh thu thuần Doanh thu tài chính giảm 26,88% từ 1.620.919... máy sản xuất nước mắm tự động, tòa văn phòng mới của Masan Consumer và nhà máy mới của Vinacafe Tổng tài sản tăng thêm 15,17% từ 33.572.619 triệu đồng năm 2011 lên 38.699.256 triệu đồng năm 2012, là kết quả của các phân tích đầu tư thực tế ở trên 2.2.2 Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn Từ bảng cân đối kế toán của Tập đoàn Masan trong các năm 2010 – 2012, trích số liệu từ phần Nguồn vốn, ta được... thực tế trên thị trường từ những khoản mục trên 2011 – 2012 Giá trị doanh thu thuần năm 2012 đạt mức 10.389.414 triệu đồng, tăng 3.332.565 triệu đồng, tức tăng 47,22% so với năm 2011 Khoản mục doanh thu này chỉ phản ánh doanh thu của Masan Consumer do dự án Núi Pháo chưa đi vào hoạt động Sự tăng trưởng này là do các các ngành hàng đều tăng vì: - Masan liên tục không ngừng đổi mới sản phẩm, xây dựng . hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lựa chọn doanh thu của Masan để tiến hành phân tích là vì Masan là 1 tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực. Tiến hành phân tích doanh thu của Masan để hiểu rõ. trước đó. 2.3 Phân tích doanh thu Tập đoàn Masan 2.3.1 Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Masan, ta tiến hành. TRỊ KINH DOANH MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đề tài cá nhân PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN MASAN (2010 – 2012) Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Đức Dũng Sinh viên thực hiện: